Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o

Nguyễn Văn Trung


[NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG]

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Phƣơng Đình



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC



Hà nội, 2007



(ii)
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Phƣơng pháp luận 4
5. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 8
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN NGHIÊN CỨU 10
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
1.2.1 Một số lý thuyết xã hội học 12
1.2.2 Quan điểm của Chính phủ về tái định cƣ 16
1.3 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 18
1.3.1 Nhu cầu: 18
1.3.2 Tái định cƣ và Phục hồi cuộc sống 23
1.4 KHU VỰC NGHIÊN CỨU 25
1.4.1 Khái quát chung về thành phố Hải Phòng 25
1.4.2 Quá trình Thu hồi đất và tái định cƣ 31
CHƢƠNG 2: NHU CẦU CỦA NGƢỜI DÂN VỀ VIỆC HỖ TRỢ 35
2.1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 35
2.1.1 Dân số 35
2.1.2 Tình trạng cƣ trú 37
2.1.3 Thu nhập và chi tiêu 38
2.1.4 Tiện nghi trong gia đình 41



(iii)
2.1.5 Tình trạng sử dụng đất 41
2.1.6 Tình trạng sở hữu nhà 43
2.2 SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 43
2.2.1 Sản xuất nông nghiệp 43
2.2.2 Chăn nuôi 45

2.2.3 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ 45
2.3 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẨT 46
2.3.1 Tác động thu hồi đất bởi dự án 46
2.3.2 Một số tác động tiêu cực khác tại khu vực nghiên cứu 48
2.3.3 Tác động của việc thực thi chính sách 49
2.4 PHÂN TÍCH CÁC NHU CẦU CỦA NGƢỜI DÂN 50
2.4.1 Quan điểm của các hộ dân về việc thu hồi đất 51
2.4.2 Nguyện vọng về việc Thu hồi đất và Tái định cƣ thoả đáng 59
2.4.3 Nguyện vọng về phƣơng án tái định cƣ 64
2.4.4 Các phƣơng án hỗ trợ khác 70
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHẦN PHỤ LUC 81



(iv)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Bảng tổng hợp hộ gia đình đƣợc điều tra theo bảng hỏi 7
Bảng 2 Dân số tại thành phố Hải Phòng và các khu đô thị chính 27
Bảng 3 : Nhân khẩu trong hộ gia đình theo phƣờng 35
Bảng 4: Cơ cấu nhóm nhân khẩu trong khu vực dự án 36
Bảng 5: Bảng tổng hợp hộ dân di dời theo phƣờng 46
Bảng 6: Bảng tổng hợp hộ dân bị ảnh hƣởng đất nông nghiệp theo phƣờng 47
Bảng 7: Mức dộ ủng hộ dự án của các hộ dân 51
Bảng 8: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp và sự ủng hộ dự án của các gia đình 54
Bảng 9: Tƣơng quan giữa thời gian cƣ trú và sự ủng hộ dự án của hộ dân 56
Bảng 10: Tƣơng quan giữa tình trạng cƣ trú và sự ủng hộ dự án của hộ dân 57

Bảng 11: Tƣơng quan giữa hộ SXKD và sự ủng hộ dự án của hộ dân 57
Bảng 12: Tƣơng quan giữa yêu tố VSMT và sự ủng hộ dự án của hộ dân 58
Bảng 13: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp và sự ủng hộ dự án của các gia đình 60
Bảng 14: Tƣơng quan giữa đặc điểm sinh sống và phƣơng án phân lô 66
Bảng 15: Tƣơng quan giữa mục đích sử dụng nhà và phƣơng án phân lô 67
Bảng 16: Tƣơng quan giữa đặc điểm sinh sống và phƣơng án căn hộ chung cƣ 68
Bảng 17: Tƣơng quan giữa mục đích sử dụng nhà và căn hộ chung cƣ 69
Bảng 18: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp và nhu cầu hỗ trợ 72





(v)


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Khung lý thuyết của nghiên cứu 9
Sơ đồ 3 : Mặt bằng tổng thể dự án 32
Sơ đồ 4: Tình trạng cƣ trú hộ gia đình 37
Sơ đồ 5: Sơ đồ phân loại hộ theo tình trạng cƣ trú. 37
Sơ đồ 6: Mức thu nhập của các hộ gia đình 39
Sơ đồ 7: Thu nhập của các hộ dân theo địa bàn dự án 40
Sơ đồ 8: Cơ cấu ngành nghề chính hộ gia đình 44
Sơ đồ 9: Sự không mong muốn thay đổi trong nhóm dân cƣ 52
Sơ đồ 10: Sự sẵn sàng ủng hộ của các hộ dân ảnh hƣởng đất nông nghiệp 54
Sơ đồ 11: Ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân khi có thu hồi đất 61
Sơ đồ 12: Nguyện vọng về việc đảm bảo tiến độ dự án 63
Sơ đồ 13: Nhu cầu của ngƣời dân về phƣơng án tái định cƣ tại chỗ 65

Sơ đồ 14: Nhu cầu của ngƣời dân về phƣơng án phân lô 66
Sơ đồ 15: Nhu cầu của ngƣời dân về xây dựng chung cƣ 68
Sơ đồ 16: Nhu cầu về các phƣơng án hỗ trợ khác 71



(vi)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á
CSHT
Cơ sở hạ tầng
FDI
Đầu tƣ phát triển chính thƣc
GPMB
Giải phóng mặt bằng
IFC
Tổ chức tài chính quốc tế
JBIC
Ngân hàng Hợp tác Phát triển Nhật Bản
JICA
Cơ quan Hợp tác phát triển Nhật Bản
KTXH
Kinh tế xã hội
MTTQ
Mặt trận tổ quốc

ODA
Hỗ trợ Phát triển chính thức
PVS
Phỏng vấn sâu
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TVCĐ
Tham vấn cộng đồng
UBND
Uỷ ban nhân dân
UNDP
Chƣơng trình Phát triển Liên hợp quốc
VN
Việt Nam
VSMT
Vệ sinh môi trƣờng
WB
Ngân hàng thế giới
Trang

1
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Việt nam đã có những bƣớc phát triển khá tích
cực trong các lĩnh vực phát triển xã hội, đặc biệt trong các vấn đề về xoá đói giảm
nghèo, cấp nƣớc và vệ sinh nông thôn, cơ sở hạ tầng, vấn đề giới…Sự phát triển
kinh tế thƣờng đƣợc dựa trên việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nhằm đáp
ứng các nhu cầu về phát triển dân số và phát triển xã hội. Việc xây dựng các công
trình cơ sở hạ tầng này, đến lƣợt nó lại ảnh hƣởng đến cộng đồng dân cƣ thông qua

việc thu hồi đất và/hoặc ảnh hƣởng đến các công trình hạ tầng khác và chính những
ảnh hƣởng này lại có những tác động ngƣợc lại đối với nền kinh tế xã hội và cộng
đồng nơi triển khai việc xây dựng. Những tác động nói trên bao gồm việc thu hồi
đất, tái định cƣ… ảnh hƣởng đến sinh kế ngƣời dân và có khả năng phá vỡ sự đoàn
kết của cộng đồng.
Việc thu hồi đất và tái định cƣ nói trên có thể có những ảnh hƣởng nghiêm
trọng mà không thể ƣớc tính đƣợc về mặt kinh tế. Việc phá vỡ các mối quan hệ
trong cộng đồng, đoàn kết xã hội đối với những cộng đồng bị ảnh hƣởng cũng nhƣ
khả năng tái đoàn kết tại những khu vực sau tái định cƣ có thể trở lên trầm trọng
nếu không có những chính sách hỗ trợ hợp lý. Chính vì vậy, một chính sách hỗ trợ
hợp lý trong kế hoạch tái định cƣ có thể sẽ trở thành một cơ hội phát triển, và điều
này cần thiết để xem xét các chính sách hỗ trợ tái định cƣ nhƣ một hợp phần trong
tổng thể của các dự án phát triển chứ không nên coi đó là một hoạt động riêng biệt.
Điều này có nghĩa là cần có một nguồn lực cũng nhƣ một thiết chế phù hợp trong
việc chuẩn bị cũng nhƣ thực hiện các hoạt động tái định cƣ. Thực hiện các chính
sách tái định cƣ nhƣ một chƣơng trình phát triển không chỉ giúp cộng đồng nơi thực
hiện dự án ổn định cuộc sống, đảm bảo mức sống ít nhất là bằng hoặc hơn so với
trƣớc khi thực hiện dự án mà còn thúc đẩy việc đảm bảo tính bền vững của các dự
án phát triển.
Trang

2
Cho đến nay, Chính phủ Việt nam đã ban hành nhiều hƣớng dẫn trong việc
thực hiện chính sách bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đối với các dự án có thu hồi
đất nhƣ Luật đất đai sửa đổi năm 2003, Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thƣờng
hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất…và các Quyết định của từng tỉnh thành nhằm
hƣớng dẫn và cụ thể hoá việc triển khai thực hiện các chính sách nêu trên. Tuy
nhiên, do tính chất của mỗi dự án lại khác nhau, hoặc là thu hồi đất trong khu vực
đô thị (tái định cƣ đô thị) hoặc là thu hồi đất theo tuyến (tái định cƣ tuyến)… và sự
khác khau này còn phụ thuôc trực tiếp vào điều kiên kinh tế xã hội riêng biệt của

từng khu vực, từng địa phƣơng nơi triển khai dự án. Chính vì vậy, mỗi một chính
sách này chƣa thể đƣợc coi là một hƣớng dẫn toàn diện đối với các hoạt động về thu
hồi đất và tái định cƣ mà cần có những nghiên cứu, hƣớng dẫn chuyên sâu hơn về
đặc điểm kinh tế xã hội, tác động của thu hồi đất đối với cộng đồng và nhu cầu của
ngƣời dân trong việc hỗ trợ phục hồi sau tái định cƣ.
Bên cạnh đó, thực tế công tác tái định cƣ hiện nay trong các dự án phát triển
nói chung đang gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc mà một trong những nguyên nhân
chính là các dự án này chƣa nhận đƣợc sự đồng thuận từ phía ngƣời dân. Về nguyên
tắc, nếu chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng sắp sửa di dời là ai, thì sẽ có cơ sở đề ra các
giải pháp và biện pháp hỗ trợ một cách thiết thực và hiệu quả nhất. Ngoài ra, trong
cấu thành các chi phí bồi thƣờng, nhiều dự án hiện nay dƣờng nhƣ cũng chƣa chú
trọng đến công tác hỗ trợ những thiệt hại "vô hình" mà các hộ phải gánh chịu.
Những thiệt hại này cũng có thể "lƣợng hoá" một phần từ kết qủa điều tra xã hội
học để bổ sung trong chính sách bồi thƣờng
1
. Nhƣ vậy, thiếu các cuộc điều tra xã
hội học về khảo sát điều kiện kinh tế xã hội tại các địa phƣơng, về nhu cầu phƣơng
án bồi thƣờng và tái định cƣ, nhu cầu hỗ trợ sau tái định cƣ…đã tạo một khoảng
cách giữa các yếu tố thực thi của dự án với mong muốn của ngƣời dân, hay nói một
cách khác thiếu các cuộc điều tra xã hội học trong quá trình chuẩn bị và triển khai
việc thu hồi đất và tái định cƣ đã khiến cho các dự án không đáp ứng đƣợc nhu cầu
thực tế của ngƣời dân và nhiều khả năng không đạt đƣợc sự thành công cao.

1
Nguồn tin: T/C Sài Gòn Đầu tư & Xây dựng, số 7/2006, Th.S Dƣ Phƣớc Tân
Trang

3
Về vấn đề này, đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và lý giải
điều kiện kinh tế xã hội của một số khu dân cƣ điển hình tại thành phố Hải Phòng,

tác động của việc thu hồi đất đối với cộng đồng dân cƣ và từ đó xác định nhu cầu
của ngƣời dân trong việc phục hồi cuộc sống, đảm bảo cuộc sống của họ ít nhất là
bằng và/hoặc hơn so với mức trƣớc khi thực hiện dự án. Mong muốn kết quả của đề
tài nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc xây dựng chính sách, chƣơng trình phát triển
chung của nhà nƣớc có liên quan đến lĩnh vực bồi thƣờng và hỗ trợ khi nhà nƣớc
thu hồi đất trong các dự án phát triển, từ đó góp phần vào việc đảm bảo ổn định đời
sống và công bằng cho ngƣời dân trong khu vực dự án.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
 Phân tích và đánh giá nhu cầu phục hồi cuộc sống sau tái định cƣ của
ngƣời dân bị thu hồi đất trong các chƣơng trình dự án phát triển;
 Trên cơ sở nhận diện nhu cầu, đƣa ra các khuyến nghị cần thiết nhằm
nâng cao hiệu quả của các hỗ trợ phục hồi cuộc sống sau tái định cƣ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, nội dung chính của nghiên cứu sẽ bao gồm
các nhiệm vụ nhƣ sau:
 Hệ thống hoá lý thuyết xã hội học liên quan, xây dựng các khái niệm
công cụ phục vụ đề tài nghiên cứu;
 Khảo sát và phân loại các nhu cầu phục hồi cuộc sống sau tái định cƣ
 Thu thập, phân tích kết quả thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ/phục hồi
cuộc sống trong kế hoạch tái định cƣ của một số dự án phát triển có liên
quan
 Luận chứng cho các khuyến nghị cần thiết
Trang

4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài chính là nhu cầu của người dân về việc hỗ
trợ sau tái định cư trong các dự án có thu hồi đất, nghiên cứu trƣờng hợp tại thành
phố Hải Phòng. Việc khảo sát và đánh giá nhu cầu này sẽ đƣợc tiến hành thông qua
việc nghiên cứu các tài liệu thứ cấp (các văn bản có liên quan), đánh giá việc thực
hiện của một số dự án điển hình (thông tin sơ cấp) và thông qua cuộc khảo sát các
hộ dân bị ảnh hƣởng trong dự án có thu hồi đất. Từ đó đƣa ra các đánh giá kết luận
mang tính chủ quan và đề xuất các chƣơng trình phù hợp.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các nội dung sau:
 Nghiên cứu về nhu cầu ổn định cuộc sống của ngƣời dân nhƣ quan điểm
của ngƣời dân về thu hồi đất, nhu cầu về đảm bảo tiến độ, nhu cầu về về
việc thực thi chính sách phù hợp….
 Nghiên cứu về các nhu cầu của ngƣời dân về các phƣơng án tái định cƣ
bao gồm phƣơng án chia lô đất tái định cƣ (có sẵn CSHT), phƣơng án căn
hộ chung cƣ, phƣơng án tái định cƣ tại chỗ (bồi thƣờng bằng tiền và hộ
dân tự lo chỗ ở).
 Nhu cầu về các chƣơng trình hỗ trợ khác nhƣ hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ giải
quyết việc làm khi có thu hồi đất.

4. Phƣơng pháp luận
4.1 Lý thuyết xã hội học
Phƣơng pháp luận chung cho các nghiên cứu xã hội là; xã hội là một cấu trúc
có hệ thống, các bộ phận của thành hệ thống này có mối quan hệ với nhau; xã hội
Trang

5
luôn vận động, phát triển và chúng ta có thể định lƣợng đƣợc các hiện tƣợng và quá
trình xã hội. Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, có nhiều vấn đề đƣợc đặt ra và
cần phải tìm ra nguyên nhân, cách giải quyết. Bên cạnh các vấn đề đƣợc xác định
thông qua hiện trạng thì cần thiết phải nghiên cứu và tìm ra tính quy luật của hiện

tƣợng nghiên cứu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng các lý thuyết xã hội
học là điều không thể thiếu trong nghiên cứu này.
Phƣơng pháp luận Mác-xít đƣợc sử dụng trong toàn bộ nội dung của đề tài
để làm cơ sở cho việc xem xét, giải thích các sự kiện xã hội trong mối quan hệ biện
chứng và trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội. Nhƣ vậy phƣơng pháp này
giúp cho việc xem xét sự vận động, biến đổi đời sống ngƣời dân và nhu cầu của họ
sau khi di dời, tái định cƣ khi bị ảnh hƣởng bởi một dự án cụ thể.
Đồng thời, phƣơng pháp tiếp cận hệ thống cũng giúp xem xét quá trình biến
đổi về mức sống của các hộ gia đình bị ảnh hƣởng bởi việc thu hồi đất, di dời và tái
định cƣ bởi dự án tại Hải Phòng, từ đó xác định các nhu cầu về việc hỗ trợ sau tái
định cƣ và định hƣớng phát triển lâu dài đối với sinh kế của các hộ dân này trong
khu vực dự án nói chung.
4.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
4.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Trƣớc khi tiến hành xây dựng đề tài, việc nghiên cứu và tham khảo các tài
liệu liên quan sẽ đƣợc tiến hành thận trọng nhằm xây dựng những ý tƣởng và đề
cƣơng chính cho đề tài. Những tài liệu đƣợc tham khảo sẽ ban gồm các văn bản
luật, nghị định của chính phủ, các quyết định của các tỉnh/thành phố, các hƣớng dẫn
về tái định cƣ của các nhà tài trợ và các tài liệu, các nghiên cứu trƣớc có liên quan.
Việc đa dạng của các tài liệu nghiên cứu sẽ hỗ trợ trong việc có một cách
nhìn tổng quan về vấn đề và có một định hƣớng nghiên cứu phù hợp.
4.2.2 Phương pháp thảo luận nhóm
Trang

6
Thông thƣờng, việc thu thập thông tin thông qua Phiếu điều tra sẽ đƣợc áp
dụng cho các phƣơng pháp thu thập thông tin định lƣợng, chính vì vậy phƣơng pháp
thảo luận nhóm trọng tâm sẽ đƣợc áp dụng nhằm thu thập thêm các thông tin định
tính, nội dung chủ yếu trong các cuộc thảo luận nhóm/hoặc phỏng vấn sâu bao
gồm:

o Nhận thức của cộng đồng về thu hồi đất và tái định cƣ;
o Mức độ hài lòng của ngƣời dân đối với công tác bồi thƣờng giải phóng
mặt bằng và tái định cƣ;
o Nhu cầu của ngƣời dân về các hỗ trợ sau tái định cƣ;
o Khảo sát và đánh giá mức độ tham gia của ngƣời dân trong việc thực hiện
các vấn đề tái định cƣ (tuyên tuyền, khiếu nại )
Đối tƣợng tham gia trong các cuộc thảo luận nhóm bao gồm hai phƣờng khác
nhau là phƣờng Vĩnh Niệm, quận Lê Chân và phƣờng Đồng Quốc Bình thuộc quận
Ngô Quyền. Mỗi nhóm thảo luận sẽ bao gồm từ 8-12 ngƣời, đây là các đối tƣợng
nằm trong khu vực của dự án và đặc biệt quan tâm tới các hộ tái định cƣ, các trƣờng
hợp ảnh hƣởng nặng, các nhóm dễ bị tổn thƣơng (nhóm phụ nữ, ngƣời già, gia đình
có công với cách mạng ).
4.2.3 Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi
Thông tin đƣợc tập hợp và thu thập theo mẫu Phiếu điều tra đƣợc thiết kế
sẵn. (Mẫu này sẽ đƣợc kèm theo trong Phụ lục của Đề tài). Mẫu cũng sẽ đƣợc thiết
kế phù hợp với việc thu thập thông tin tại từng quận, phƣờng. Phiếu điều tra đƣợc
áp dụng để thu thập một số thông tin cần thiết, cụ thể bao gồm:
o Điều kiện kinh tế xã hội các hộ dân trong khu vực dự án bao gồm các vấn
đề về nhân khẩu, tình trạng cƣ trú, nghề nghiệp, điều kiện sống…;
o Thu nhập và chi tiêu;
o Các nhu cầu hỗ trợ sau tái định cƣ
Trang

7
Cụ thể, 1.080 hộ dân trong phạm vi thành phố Hải Phòng đã đƣợc tiến hành điều
tra, cụ thể đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1: Bảng tổng hợp hộ gia đình đƣợc điều tra theo bảng hỏi
STT
Địa bàn thành phố
Hộ điều tra

1
Phƣờng Thƣợng Lý
82
2
Phƣợng Trại Chuối
47
3
Phƣờng Đổng Quốc Bình
77
4
Phƣờng Dƣ Hàng Kênh
86
5
Phƣờng Vĩnh Niệm
273
6
Phƣờng Đằng Giang
225
7
Phƣờng Lạch Tray
54
8
Phƣờng Đằng Lâm
9
9
Phƣờng Đằng Hải
118
10
Phƣờng Đông Hải
109


Tổng cộng
1.080

4.2.4 Phân tích dữ liệu và xây dựng đề tài
Phân tích số liệu: Số liệu và thông tin thu thập đƣợc đƣợc phân tích địa bàn
khu vực, và dạng tác động
2
. Công cụ cho việc phân tích và xử lý dữ liệu sẽ là phần
mềm SPSS for Window, phiên bản 11.5.
4.2.5. Chọn mẫu
Phƣơng pháp chọn mẫu: phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào
các đối tƣợng hộ gia đình có thu hồi đất trong các dự án. Theo đó 1.080 hộ dân
trong bốn (04) quận nội thành bao gồm các quận: quận Hồng Bàng, quận Lê Chân,
quận Hải An và quận Ngô Quyền sẽ đƣợc tiến hành điều tra.
Dung lƣợng mẫu: 1.080 hộ dân trên địa bàn 04 quận nội thành nói trên đƣợc
tiến hành điều tra theo Phiếu điều tra, ngoài ra các hộ dân sẽ đƣợc tham vấn và

2
Loại hình tác động ở đây đƣợc hiểu là thu hồi đất đối với đất ở và đất nông nghiệp.
Trang

8
phỏng vấn sâu nhằm thu thập các thông tin định tính về nhu cầu hỗ trợ sau tái định
cƣ.

5. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
5.1 Giả thuyết nghiên cứu
o Các yếu tố thực thi chính sách có ảnh hƣởng đến việc chấp nhận đền bù
giải toả của ngƣời dân

o Hoạt động thu hồi đất và tái định cƣ trong các dự án phát triển có một số
ảnh hƣởng theo hƣớng tiêu cực đến mức sống của ngƣời dân có thu hồi
đất, tuy nhiên nhóm dân cƣ nông thôn có xu hƣớng đồng thuận với dự án;
o Các yếu tố nghề nghiệp, đặc điểm cƣ trú, điều kiện sống có ảnh hƣởng
đến nhu cầu hỗ trợ sau tái định cƣ;
o Ngƣời dân bị ảnh hƣởng trong khu vực dự án có nhu cầu cấp thiết về việc
hỗ trợ sau tái định cƣ, trong đó tập trung vào phƣơng án cấp lô đất tái
định cƣ.
5.2 Khung lý thuyết
Nhu cầu hỗ trợ sau tái định cƣ của ngƣời dân trên địa bàn nghiên cứu đã
đƣợc thể hiện thông qua cuộc điều tra kinh tế xã hội và điều tra nhu cầu, nguyện
vọng của ngƣời dân bị tác động của việc thu hồi đất, mà các tác động ở đây đƣợc
thể hiện qua tác động trực tiếp của dự án cũng nhƣ tác động và/hoặc kinh nghiệm từ
những dự án trƣớc tại khu vực nghiên cứu.
+ Biến độc lập
- Đặc điểm nhân khẩu xã hội nhƣ nghề nghiệp, tình trạng cƣ trú ảnh hƣởng
đến nhu cầu.
- Điều kiện sinh sống nhƣ ô nhiễm, ngập lụt, có nhiều vấn đề về vệ sinh môi
trƣờng có ảnh hƣởng đến nhu cầu.
Trang

9
- Kinh nghiệm từ dự án khác: nhiều dự án khác đã/đang diễn ra trên địa bàn
thành phố Hải Phòng đang gặp nhiều khó khăn trong khâu thu hồi đất và giải
phóng mặt bằng
+ Biến số phụ thuộc
Các nhu cầu hỗ trợ sau tái định cƣ của hộ gia đình. Trong nghiên cứu này, các
nhu cầu đó đƣợc phân làm ba loại chính:
- Nhu cầu về ổn định cuộc sống
- Nhu cầu về phƣơng án tái định cƣ

- Nhu cầu về các chƣơng trình hỗ trợ
Sơ đồ 1: Khung lý thuyết của nghiên cứu


CÁC DỰ ÁN
CÓ THU HỒI
ĐẤT
Các yếu tố thực thi
chính sách
Nhu cầu hỗ trợ
sau tái định cƣ
Nhu cầu về
phƣơng án
tái định cƣ (
phƣơng án
phân lô đất,
phƣơng án
nhà chung
cƣ, phƣơng
án bồi
thƣờng bằng
tiền mặt
Nhu cầu các
chƣơng trình
hỗ trợ (hỗ trợ
tín dụng, hỗ
trợ tìm việc
làm, hỗ trợ
học nghề)
Nhu cầu về

ổn định cuộc
sống (nhận
thức, sự ủng
hộ với dự án,
các nguyện
vọng )
Đặc điểm kinh tế xã hội
Điều kiện sinh sống
(ô nhiễm, vệ sinh)
Đặc điểm nhân khẩu
xã hội của nhóm dân
cƣ (nghề nghiệp,
thời gian cƣ trú tình
trạng cƣ trú )
Địa bàn sinh sống
(nông thôn, đô thị)
Hộ gia đình



Trang

10
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH

CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN NGHIÊN CỨU

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong những năm qua do yêu cầu của cả lý luận và thực tiễn, đã có nhiều

công trình nghiên cứu và tài liệu hƣớng dẫn về vấn đề thu hồi đất và tái định cƣ. Có
thể điểm qua một số công trình tiêu biểu nhƣ sau:
- Thứ nhất, chuyên đề nghiên cứu “Đánh giá thực trạng, hoàn thiện và cụ
thể hóa chính sách về bồi thƣờng thiệt hại, hỗ trợ và tái định cƣ thực hiện
dự án đầu tƣ xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm” (Viện Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh, 2005)
Dự án xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm sau nhiều năm chuẩn bị vẫn không
thể đi vào xây dựng do vƣớng mắc ở khâu thu hồi đất và giải phóng mặt bằng.
Chính vì vậy, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã đƣợc giao để tiến hành một
cuộc đánh giá nguyên nhân và đề xuất khuyến nghị phù hợp nhằm mục tiêu cuối
cùng là thúc đẩy tiến độ thực hiện bồi thƣờng cơ bản hoàn thành trong quý III/2006,
đồng thời đảm bảo ổn định đời sống các hộ dân di dời. Báo cáo chuyên đề đã tiến
hành đánh giá hiện trạng, xác định nguyên nhân những vƣớng mắc trong quá trình
xây dựng và áp dụng thực hiện các qui định về bồi thƣờng, hỗ trợ thiệt hại và tái
định cƣ của dự án xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm. Từ đó đề xuất và luận
chứng những nội dung chính cần điều chỉnh về chính sách và giải pháp bồi thƣờng,
hỗ trợ và tái định cƣ, đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính và có phƣơng thức tổ
chức thực hiện thích hợp.
Trang

11
- Thứ hai, “Tái định cƣ trong các dự án phát triển: chính sách và thực tiễn”
(TS. Phạm Mộng Hoa – TS. Lâm Mai Lan, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội,
2000)
Với công trình này, các tác giả đã tập trung trình bày nội dung của các Nghị
định, Thông tƣ quy định về mặt pháp lý đối với việc thu hồi đất và tái định cƣ, trách
nhiệm của nhà nƣớc đối với ngƣời bị giải toả; đồng thời chỉ ra những khiếm khuyết
và hạn chế của chính sách hiện hành trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa chính sách
thu hồi đất của Việt Nam với chính sách tái định cƣ của các tổ chức quốc tế. Ngoài
ra, tác giả cũng đề xuất kiến nghị, bổ sung và điều chỉnh những chính sách hiện

hành, làm cho những chính sách này phù hợp với yêu cầu thực tiễn
- Thứ ba, “Chính sách di dân Châu Á” (Dự án VIE/95/2004. Nxb Nông
nghiệp – Hà nội, 1998).
Trong công trình nghiên cứu này dã có nhiều bài viết đề cập những góc độ
khác nhau của việc thu hồi đất. Cụ thể trong bài viết “Chính sách tái định cƣ do sự
phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam” (từ trang 180-195) tác giả Trƣơng Thị Ngọc
Lan đã bàn đến thực trạng của công tác bồi thƣờng tái định cƣ hiện nay ở nƣớc ta
và tập trung trình bày những nội dung chính của các văn bản pháp lý liên quan đến
thu hồi đất và tái định cƣ. Tiếp theo, bài viết “di dân nhập cƣ với vấn đề phát triển
một đô thị mới nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Văn Thành bƣớc đầu đề
cập đến những khó khăn, hạn chế về việc làm mà ngƣời dân phải đƣơng đầu.
- Thứ tƣ, “Cẩm nang về tái định cƣ, Hƣớng dẫn thực hành” (Ngân hàng
Phát triển Châu Á, 1995).
Trong tài liệu này, các vấn đề về tái định cƣ bắt buộc, chính sách bồi thƣờng,
hỗ trợ và chƣơng trình phục hồi cuộc sống đã đƣợc đề cập và hƣớng dẫn thực hiện.
Mục tiêu của việc thực hiện công tác tái định cƣ là đảm bảo mức sống của ngƣời
dân bị ảnh hƣởng ít nhất là bằng hoặc hơn so với thời điểm trƣớc khi thực hiện dự
án.
Trang

12
Có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam khái niệm thu hồi đất và tái định cƣ mới
chỉ xuất hiện trong một số năm gần đây, các nghiên cứu về vấn đề này chƣa nhiều,
đặc biệt là vẫn thiếu nhiều các nghiên cứu chuyên sâu. Các nghiên cứu về vấn đề tái
định cƣ chủ yếu tiếp cận trên phƣơng diện cơ sở pháp lý hoặc hƣớng dẫn thực hiện,
tức là quan tâm xem xét các cơ chế chính sách hiện hành về thu hồi đất và tái định
cƣ, còn việc nghiên cứu về thực trạng tác động của tái định cƣ đối với đời sống
ngƣời dân và hơn nữa, nhu cầu về hỗ trợ của ngƣời dân sau tái định cƣ hầu nhƣ
chƣa đƣợc quan tâm đúng mức hoặc mới chỉ là bƣớc đầu. Đến nay vẫn chƣa có
nhiều những công trình nghiên cứu đề cập một cách toàn diện sâu sắc về nhu cầu hỗ

trợ của ngƣời dân có thu hồi đất ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hải Phòng
nói riêng. Do vậy, nghiên cứu làm rõ “Nhu cầu của ngƣời dân về việc hỗ trợ sau tái
định cƣ, nghiên cứu trƣờng hợp tại thành phố Hải Phòng” đang là một điều rất cần
thiết.

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1 Một số lý thuyết xã hội học
1.2.1.1 Lý thuyết Biến đổi xã hội
Mọi xã hội đều có những biến đổi mỗi ngày theo những cách thức, mức độ,
thời điểm và nhịp độ khác nhau. Những biến đổi đều ít nhiều có sự kế thừa từ quá
khứ của nó và theo đuổi một mẫu hình hay một dự định mới đƣợc cụ thể rõ ràng.
Vậy những trƣờng hợp nào đƣợc coi là biến đổi xã hội?
Thứ nhất, biến đổi xã hội tất yếu là một hiện tƣợng tập thể, tức là nó phải bao
hàm một tập thể hay một khu vực đƣợc đánh giá nhƣ một tập thể; nó phải tác động
tới những điều kiện hay những lối sống hay thậm chí đến thế giới tinh thần không
chỉ của một vài cá nhân.
Thứ hai, một biến đổi xã hội phải là một biến đổi cấu trúc, tức là ngƣời ta
phải có thể quan sát đƣợc sự thay đổi trong tổng thể hay trong một vài bộ phận của
Trang

13
tổ chức xã hội. Thực tế, để nói về sự biến đổi xã hội, chủ yếu là ngƣời ta có thể chỉ
ra đƣợc sự thay đổi về những thành phần cấu trúc hay văn hoá của tổ chức xã hội và
có thể mô tả một cách đầy đủ và chính xác nhất về những thay đổi đó.
Thứ ba, giả định rằng trƣớc kia ngƣời ta có thể xác định đƣợc sự biến đổi cấu
trúc. Nói cách khác, ngƣời ta có thể mô tả đƣợc tổng thể những chuyển đổi hay sự
tiếp nối của những chuyển đổi đó giữa hai hay nhiều thời điểm từ trƣớc đó (giữa các
điểm T
1,
T

2
T
n
). Thực tế ngƣời ta chỉ có thể đánh giá và đo lƣờng sự biến đổi xã
hội đối với một thời điểm tham khảo trong quá khứ. Từ thời điểm tham khảo này
ngƣời ta có thể nói rằng đã có sự biến đổi, có cái đã biến đổi và trong phạm vi nào
đó đã có sự biến đổi.
Thứ tƣ, để thực sự là một biến đổi cấu trúc thì mọi biến đổi xã hội phải có
tính liên tục, tức là những chuyển đổi quan sát đƣợc không phải chỉ là những
chuyển đổi bề ngoài và trong chốc lát. Ít nhất những chuyển đổi đó phải kéo dài hơn
nhiều so với một phƣơng thức nhất thời nào đó.
Có thể định nghĩa về sự biến đổi xã hội nhƣ sau: Biến đổi xã hội là tất cả
những chuyển đổi đã quan sát đƣợc trƣớc đây có tác động, không chỉ tạm thời hay
chốc lát, đến cấu trúc hay chức năng của tổ chức xã hội của một tập thể nào đó và
thay đổi tiến trình lịch sử của tập thể đó.
Các nhà xã hội học theo trƣờng phái chức năng quan niệm rằng: “Biến đổi xã
hội là biến đổi các chức năng tƣơng ứng với các thiết chế xã hội”.
Marx và Engel đã giải thích nguồn gốc và sự tiến triển của xã hội đô thị,
phân tích sự kết tinh ở thời kỳ hiện đại và chỉ ra rằng cần thiết phải đấu tranh làm
sao để có thể kích động là làm chai cứng hai giai cấp đối lập: giai cấp của những
ngƣời nắm giữ và kiểm soát các phƣơng tiện sản xuất và giai cấp vô sản hoàn toàn
bị mất hết quyền lợi.
Trên cơ sở lý thuyết: “lý thuyết cấu trúc-chức năng” và “Lý thuyết biến đổi
xã hội”, phần nào chúng ta có thể hiểu đƣợc rằng quá trình đô thị hoá và chỉnh trang
đô thị là một xu thế khách quan và tất yếu trong tiến trình phát triển của đất nƣớc
Trang

14
theo định hƣớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Bản chất của đô thị hoá là sự phát
triển các khu dân cƣ và quá trình quy hoạch, chỉnh trang đô thị để đảm bảo sự phát

triển bền vững, đồng thời quá trình này cũng tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ
cấu lao động, tổ chức dân cƣ và các tổ chức xã hội khác.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, biến đổi xã hội đƣợc xác định nhƣ là
sự thay đổi về vị trí, địa điểm và điều kiện sinh sống của ngƣời dân trong khu vực
nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ xác định và nêu ra các khuynh hƣớng cho những sự biến
đổi đó và hơn nữa trong việc đề tài này, nghiên cứu không chỉ xem xét những trạng
thái di động ngang (di động từ địa điểm sinh sống này sang địa điểm sinh sống
khác mà chủ yếu tập trung vào các di động dọc, nghĩa là tìm hiểu, phân tích về sự
biến đổi các mức sống cũng nhƣ điều kiện sống của nhóm dân cƣ khi có dự án thực
hiện.
1.2.1.2 Tiếp cận theo Lý thuyết di dân
Cho đến nay đã có nhiều quan niệm khác nhau về di dân, tuy nhiên có thể
hiểu di dân theo hai cấp độ: theo nghĩa rộng, di dân là sự di chuyển của ngƣời dân
trong không gian và thời gian nhất định. Theo quan niệm này thì di dân chỉ mọi sự
vận động, dịch chuyển của dân cƣ; theo nghĩa hẹp thì di dân là sự di chuyển của dân
cƣ từ một đơn vị lãnh thổ này sang đơn vị lãnh thổ khác, nhằm xác lập nơi cƣ trú
mới trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhƣ vậy theo quan niệm này thì di dân đƣợc hiểu là sự di chuyển dân cƣ gắn
với việc thiết lập nơi cƣ trú mới. Đây cũng là quan niệm mà tác giả sử dụng để
nghiên cứu quá trình di dân tái định cƣ của ngƣời dân trong quá trình thực hiện chủ
trƣơng thu hồi đất và tái định cƣ nhằm chỉnh trang đô thị ở Hải Phòng.
Có nhiều cách phân loại các hình thức di dân khác nhau, theo độ dài thời
gian cƣ trú, có các hình thức di dân lâu dài, tạm thời và chuyển tiếp. Theo khoảng
cách ngƣời ta phân biệt di dân xa hay gần, giữa nơi đi và nơi đến. Trên bình diện
chung có thể chia thành di dân quốc tế và di dân nội địa. Ở hình thức di dân nội địa,
Trang

15
để phục vụ cho mục đích nghiên cứu có thể chia thành di dân nội vùng và di dân
ngoại vùng.

Theo tính pháp lý, ngƣời ta phân biệt di dân hợp pháp hay không hợp pháp;
di dân tự do hay có tổ chức; di dân tình nguyện hay bắt buộc. Tuỳ vào mức độ can
thiệp của chính quyền mà ngƣời ta chia di dân theo loại này hay loại khác.
Di dân và tái định cƣ đang là một trong những chủ trƣơng lớn của thành phố
Hải Phòng nhằm thực hiện công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị. Đây cũng là xu
hƣớng tất yếu của quá trình đô thị hoá theo chiều sâu nhằm hƣớng tới một xã hội
văn minh hiện đại. Quá trình di dân tái định cƣ tại một nơi cƣ trú mới, chẳng hạn
nhƣ tại một khu tái định cƣ của một bộ phận dân cƣ ở Đà Nẵng từ những năm 1998
đến nay là hình thức di dân lâu dài, thuộc diện di dân nội vùng có tổ chức, có kế
hoạch. Ngƣời dân di chuyển nơi ở trong phạm vi thành phố, theo kế hoạch thu hồi
đất và giải phóng mặt bằng mà thành phố đã định sẵn.
Di dân tái định cƣ vốn mang bản chất kinh tế-xã hội sâu sắc, vì vậy để quá
trình di dân tái định cƣ đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn thì vấn đề đặt ra là phải
chú trọng tới các mục tiêu kinh tế xã hội, hay nói một cách khác cần quan tâm đến
tính bền vững về mặt xã hội của nó. Khi ngƣời dân di chuyển, tức là có sự thay đổi
về mặt địa lý nơi cƣ trú, thay đổi về các cấu trúc xã hội hay nói một cách chung hơn
là việc di dân tái định cƣ gây ra phá vỡ đoàn kết xã hội, làm thay đổi cuộc sống sẵn
có của ngƣời dân. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, khảo sát nhu cầu của ngƣời dân
sau di dân tái định cƣ đƣợc đặc biệt quan tâm trong phạm vi nghiên cứu này.
Về các nguyên nhân di dân chủ yếu, trên cơ sở quan sát hiện tƣợng di dân
trên thế giới, nhiều lý thuyết di dân đã đƣợc khái quát, trong đó phải kể đến lý
thuyết”lực hút-lực đẩy” do Ravenstein (1889) là ngƣời đầu tiên đƣa ra.
Theo GS.TS Tống Văn Đƣờng thì khi phân tích các dòng di dân ở nƣớc Anh,
Ravenstein cho rằng các yếu tố “lực hút” quan trọng hơn các yếu tố “lực đẩy”. Ông
nói rằng: “ Các luật lệ tồi hoặc ngột ngạt, thuế khoá năng nề, khí hậu không thuận
hoà, môi trƣờng xã hội xung quanh không cởi mở, thậm chí có sự cƣỡng bức (trong
Trang

16
buôn bán, vận chuyển nô lệ), tất cả những điều đó đã và đang tạo ra các hình thức di

dân, tuy nhiên không có loại hình thức nào có thể so sánh với khát vọng tiềm ẩn
trong mỗi con ngƣời vƣơn lên “làm tốt hơn” cuộc sống của chính họ về phƣơng
diện vật chất”. Nghĩa là Ravenstein cho rằng khát vọng vƣơn lên phía trƣớc, hƣớng
tới điều kiện sống tốt hơn, thuận lợi, đó mới chính là thực chất động cơ di dân của
phần lớn dân cƣ.
Ngoài ra còn có các lý thuyết di dân mới lý giải các nguyên nhân di dân.
Chẳng hạn một vài lý thuyết điển hình nhƣ mô hình phân tích “chi phí-lợi ích” trong
quyết định di dân, ngƣời di cƣ sẽ cân nhắc các yếu tố lực đẩy, lực hút và họ sẽ di cƣ
nếu nhƣ nhận thấy lợi ích có đƣợc nhiều hơn chi phí…
Nhƣ vậy các lý thuyết di dân đều chỉ ra yếu tố lợi ích, đặc biệt lợi ích kinh tế
là động cơ chính yếu tạo ra “lực hút” các dòng di cƣ đến các khu tái định cƣ mới.
Đây chính là căn cứ để đi vào phân tích sự biến đổi mức sống và nhu cầu của họ sau
khu tái định cƣ. Đời sống của ngƣời dân sau khi tái định cƣ sớm đƣợc ổn định và
đƣợc nâng cao là yếu tố quan trọng, quyết định sự ổn định chính trị xã hội và là tiền
đề để thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển đô thị hoá theo chiều sâu của Thành phố
Hải Phòng nói riêng và cả nƣớc nói chung trong những năm tới.
1.2.2 Quan điểm của Chính phủ về tái định cư
Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về di dân tái định cƣ đƣợc thể
hiện qua các văn bản pháp lý liên quan đến bồi thƣờng thiệt hại và tái định cƣ.
Trong thời gian gần đây, sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai năm
2003 đã đặt cơ sở nền tảng pháp lý cho chính sách bồi thƣờng, tái định cƣ và các
chính sách này ngày càng di dần đến sự hoàn chỉnh hơn để đáp ứng nhu cầu thực
tiễn.
Bản hiến pháp sửa đổi đƣợc thông qua năm 1992 đảm bảo quyền dân chủ của
công dân, quyền sở hữu của Nhà nƣớc đối với đất đai và tài nguyên, quyền sử dụng
đất của các tổ chức và cá nhân; đặc biệt Hiến pháp 1992 còn bao gồm việc công
nhận và bảo vệ quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tƣ nhân về tài sản và sản xuất
Trang

17

Luật đất đai sửa đổi năm 2003 là văn kiện quan trọng làm cơ sở cho việc bồi
thƣờng tái định cƣ cho những ngƣời bị mất nơi ở và phải tái định cƣ không tự
nguyện. Luật đất đai đã xác định: đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nƣớc
thống nhất quản lý. Các tổ chức và cá nhân không thể sở hữu đất đai nhƣng lại đƣợc
giao quyền sử dụng đất và điều này tạo ra cơ sở pháp lý cho quyền đƣợc bồi thƣờng
tái định cƣ của ngƣời dân khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Nghị định 197/2004/NĐ-CP là văn bản quy định về việc bồi thƣờng, hỗ trợ và
tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất …trong đó đã có những quy định chặt chẽ về
việc bồi thƣờng, hỗ trợ cũng nhƣ việc lập khu tái định cƣ để tạo ra nơi ở mới và ổn
định đời sống và sản xuất của ngƣời dân sau tái định cƣ. Các chính sách hỗ trợ
trong Nghị định này đã nêu và hƣớng dẫn chi tiết về các khoản hỗ trợ nhƣ hỗ trợ di
chuyển, hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm, các biện pháp hỗ trợ sản xuất và các
biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cƣ… Đặc biệt gần đây nhất,
vào tháng 5/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2007/ND-CP trong đó đƣa
ra một số điều khoản sửa đổi, bổ sung các điều, khoản của Nghị định 197 nhƣ Điều
51 bổ sung công tác “Lập, thẩm định và xét duyệt phƣơng án tổng thể về bồi
thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ”, bao gồm các nội dung:
a) Các căn cứ để lập phƣơng án;
b) Số liệu tổng hợp về diện tích các loại đất, hạng đất đối với đất nông
nghiệp, số tờ bản đồ, số thửa; giá trị ƣớc tính của tài sản hiện có trên đất;
c) Số liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi
đất, trong đó nêu rõ số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải tái định
cƣ;
d) Dự kiến mức bồi thƣờng, hỗ trợ và dự kiến địa điểm, diện tích đất khu vực
tái định cƣ hoặc nhà ở tái định cƣ, phƣơng thức tái định cƣ;
đ) Dự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo
chuyển đổi ngành nghề;
Trang

18

e) Danh mục các công trình và quy mô các công trình của Nhà nƣớc, của tổ
chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cƣ phải di dời và dự kiến địa điểm để
di dời;
g) Số lƣợng mồ mả phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời;
h) Dự toán kinh phí thực hiện phƣơng án;
i) Nguồn kinh phí thực hiện phƣơng án;
k) Tiến độ thực hiện phƣơng án.
Và Điều 62. “Việc tách nội dung bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ thành tiểu dự
án riêng và trách nhiệm tổ chức thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đối với
dự án đầu tƣ thuộc các Bộ, ngành”, nghĩa là theo quy mô thu hồi đất nhất định, việc
triển khai công tác thu hồi đất và tái định cƣ đƣợc coi nhƣ một hợp phần riêng biệt.
Điều này sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, một thể
chế/tổ chức và kinh phí phù hợp, giúp cho việc thực hiện công tác thu hồi đất và tái
định cƣ ngày một hoàn thiện hơn.
Các quy định chính sách này đã đƣợc thành phố nghiên cứu điều chỉnh theo
hƣớng ngày càng đảm bảo lợi ích thiết thực cho đối tƣợng ngƣời dân bị ảnh hƣởng
bởi thu hồi đất và tái định cƣ. Đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để
đi sâu phân tích thực trạng việc biến đổi mức sống và nhu cầu của ngƣời dân về hỗ
trợ sau tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất tại thành phố Hải Phòng.

1.3 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.3.1 Nhu cầu:
Từ lâu nhu cầu đã là đối tƣợng nghiên cứu của hầu hết các nghành khoa học nghiên
cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội vấn đề về nhu cầu đƣợc tìm
thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi nhƣ Jeremy Bentham, Benfild,
Jevons, Mc Kulloch, Herman. Đó là hiện tƣợng phức tạp, đa diện, đặc trƣng cho
mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã hội
Trang

19

nào đƣợc xem nhƣ cơ thể sống phức tạp, là đặc điểm để phân biệt chủ thể đó với
môi trƣờng xung quanh.
Cho tới nay chƣa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Các sách
giáo khoa chuyên nghành hay các công trình nghiên cứu khoa học thƣờng có những
định nghĩa mang tính riêng biệt. Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa
nhu cầu “là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá
thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn
gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát
triển và tiến hóa”.
Nhu cầu đƣợc hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhƣng “cái gì đó” chỉ là hình
thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của
nhu cầu mà có thể tạm gọi là "nhu yếu". Nhu yếu đang nói đến lại có thể đƣợc xem
là hình thức biểu hiện của một nhu yếu khác căn bản hơn. Nhƣ vậy khái niệm nhu
cầu và nhu yếu mang tính tƣơng đối với nhau. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của
cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắc
xích của hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển
và đa dạng hóa. Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất
đƣợc cấu thành bởi một nhu yếu và một hình thức biểu hiện.
Hình thức biểu hiện nhất định đƣợc cụ thể hóa thành đối tƣợng của một nhu cầu
nhất định. Đối tƣợng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hƣớng đến và có thể làm
thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tƣợng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu
cầu có thể đƣợc thỏa mãn bởi một số đối tƣợng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác
nhau.
Tính đa dạng của đối tƣợng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu. Alfred Marshal viết
rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ƣớc muốn”. Về vấn đề cơ bản của khoa học
kinh tế - vấn đề nhu cầu con ngƣời - hầu hết các sách đều nhận định rằng nhu cầu
không có giới hạn.

×