Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ

tế
H

uế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

in

h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ
KHỐI LƯỢNG CỔ PHIẾU GIAO DỊCH TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Phan Khoa Cương

Tr



ườ

ng

Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Vũ Thùy Dương
Lớp: K45B Tài chính - Ngân hàng
Niên khóa: 2011 - 2015

Huế, tháng 05 năm 2015


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên tôi

chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy cô giáo đã và đang công tác

uế

tại trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy

tế
H

và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kĩ năng quý báu trong
suốt bốn năm học vừa qua.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS.


h

Phan Khoa Cương, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp

in

đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa luận này.

cK

Tôi cũng xin được gửi đến gia đình và bạn bè những lời cảm

ơn chân thành và sâu sắc vì những quan tâm, động viên và ủng
đề tài.

họ

hộ đã dành cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện

Đ
ại

Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện đề tài

khóa luận, tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng

ng

như kinh nghiệm thực tế nên đề tài không tránh khỏi những


thiếu sót, vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp

Tr

ườ

quý báu từ quý Thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!

Huế, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Vũ Thùy Dương


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................................i
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ .........................................................................ii

uế

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG ............................................................................. iii

tế
H

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................iv
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................................1
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................1

1.1 Lý do lựa chọn đề tài .........................................................................................1

h

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3

in

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.........................................................................3

cK

1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................4
1.5 Kết cấu đề tài .....................................................................................................5
Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................6

họ

Chương I: TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG
KHOÁN VÀ KHỐI LƯỢNG CỔ PHIẾU GIAO DỊCH .......................................6

Đ
ại

1.1 Lý luận chung về mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng cổ
phiếu giao dịch ........................................................................................................6
1.1.1 Chứng khoán...............................................................................................6
1.1.2 Cổ phiếu......................................................................................................7

ng


1.1.3 Chỉ số giá chứng khoán VN-Index .............................................................9
1.1.4 Khối lượng cổ phiếu giao dịch .................................................................11

ườ

1.1.5 Mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng cổ phiếu giao dịch ...13

Tr

1.2 Các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa chỉ số giá
chứng khoán và khối lượng cổ phiếu giao dịch.....................................................15
1.2.1 Nghiên cứu tại các thị trường chứng khoán phát triển .............................15
1.2.2 Nghiên cứu tại các thị trường chứng khoán mới nổi ................................18
1.2.3 Nhận xét chung về kết quả các nghiên cứu đi trước.................................22
1.3 Tổng quan về phương pháp và mô hình nghiên cứu .......................................25


1.3.1 Tính dừng..................................................................................................26
1.3.2 Mô hình VAR ...........................................................................................28
1.3.3 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger (Granger Causality) .....................29
1.3.4 Hàm phản ứng đẩy IRF và phân rã phương sai ........................................30

uế

Chương II: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG
KHOÁN VÀ KHỐI LƯỢNG CỔ PHIẾU GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG

tế
H


CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..............................................................................32
2.1 Tổng quan về tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam ............................32
2.1.1 Quá trình hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam..........................32
2.1.2 Tình hình Thị trường Chứng Khoán Việt Nam giai đoạn nghiên cứu:

in

h

01/01/2009 – 31/12/2014 ...................................................................................33
2.2 Kết quả thực nghiệm .......................................................................................43

cK

2.2.1 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................43
2.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng cổ
phiếu giao dịch trên Thị trường chứng khoán Việt Nam...................................47

họ

2.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu ...........................................................................54
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

Đ
ại

ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................59
3.1 Tăng tính minh bạch và hoàn thiện quá trình công bố thông tin.....................59
3.2 Nâng cao năng lực của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.....................61


ng

3.3 Một số giải pháp khác......................................................................................61
Phần 3: KẾT LUẬN ................................................................................................64

ườ

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66

Tr

PHỤ LỤC .................................................................................................................68


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

:

Thị trường chứng khoán.

HOSE

:

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ

uế

TTCK


tế
H

Chí Minh.
:

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

CTCP

:

Công ty cổ phần.

CP

:

Cổ phiếu.

NHTMCP

:

Ngân hàng thương mại cổ phần.

TP.HCM

:


Thành phố Hồ Chí Minh.

cK

in

h

HNX

Mô hình VAR

:

Mô hình vector tự hồi quy

Hàm IRF

họ

(Vector Autoregression Model).

:

Hàm phản ứng đẩy (Impulse Response

Kiểm định ADF

:


Kiểm định Augmented Dickey-Fuller.

Kiểm định PP

:

Kiểm định Phillip-Perron.

Mô hình MDH

:

Mô hình hỗn hợp của phân phối (The Mixture

Mô hình SAI

of Distribution models).
:

Mô hình thông tin truyền tải một cách tuần tự
(The Sequential Arrival Information models).

Tr

ườ

ng

Đ

ại

Function).

i


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Diễn biến chỉ số VN-Index và khối lượng giao dịch Năm 2009 ..............33

uế

Hình 2.2: Diễn biến chỉ số VN-Index và khối lượng giao dịch Năm 2010 ..............34

tế
H

Hình 2.3: Diễn biến chỉ số VN-Index và khối lượng giao dịch Năm 2011 ..............36
Hình 2.4: Diễn biến chỉ số VN-Index và khối lượng giao dịch Năm 2012 ..............38
Hình 2.5: Diễn biến chỉ số VN-Index và khối lượng giao dịch Năm 2013 ..............40

h

Hình 2.6: Diễn biến chỉ số VN-Index và khối lượng giao dịch Năm 2014 ..............41

in

Hình 2.7: Đồ thị thống kê mô tả dữ liệu ...................................................................45


cK

Hình 2.8: Hàm phản ứng đẩy IRF của biến R...........................................................50

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

Hình 2.9: Hàm phản ứng đẩy IRF của biến V...........................................................51

ii


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê mô tả .........................................................................................44

uế

Bảng 2.2: Kiểm định nghiệm đơn vị - tính dừng ......................................................46

tế
H


Bảng 2.3: Độ trễ theo các tiêu chuẩn ........................................................................47
Bảng 2.4: Mô hình VAR với độ trễ tối ưu là 4 .........................................................48
Bảng 2.5: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger .........................................49

h

Bảng 2.6: Phân rã phương sai của biến R .................................................................52

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

Bảng 2.7: Phân rã phương sai của biến V .................................................................53

iii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

----------

uế

Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và
khối lượng cổ phiếu giao dịch trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Với số liệu

tế
H

sử dụng là dữ liệu hằng ngày về khối lượng giao dịch và chỉ số VN Index tại thời
điểm đóng cửa thị trường được thu thập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2009
đến ngày 31/12/2014 với tổng cộng 1496 quan sát, qua việc sử dụng mô hình VAR,
kiểm định Granger, hàm phản ứng đẩy IRF và phân rã phương sai theo phương

h

pháp Cholesky, nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng về sự tồn tại mối quan hệ giữa chỉ

in

số giá chứng khoán và khối lượng cổ phiếu giao dịch tại thị trường chứng khoán

cK

Việt Nam. Kết quả từ mô hình VAR kiểm định Granger đã chỉ ra rằng mối quan hệ
giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng cổ phiếu giao dịch là mối quan hệ nhân
quả 2 chiều. Tuy nhiên, kết quả của hàm phản ứng đẩy IRF và phân rã phương sai

họ


lại cho thấy rằng tại thị trường chứng khoán Việt Nam, mối quan hệ tác động qua
lại này còn chưa rõ ràng. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề suất một số giải pháp

Tr

ườ

ng

Đ
ại

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

iv


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

uế

1.1 Lý do lựa chọn đề tài

tế
H

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cùng với sự ra đời của các tổ chức

quốc tế, các khối thị trường chung, đòi hỏi các quốc gia phải thúc đẩy phát triển
kinh tế với tốc độ và hiệu quả ngày càng cao, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, trong
điều kiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế

h

giới, thì hơn bao giờ hết thị trường chứng khoán càng khẳng định rõ vai trò và vị thế

in

của mình đối với toàn bộ nền kinh tế. Trải qua hơn 14 năm phát triển gắn liền với sự

cK

thăng trầm của nền kinh tế thế giới, quy mô và phạm vi của thị trường đang từng
ngày lớn mạnh với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, hoạt động sôi động, đạt
được hiệu quả rất cao không chỉ đóng vai trò tạo ra các công cụ có tính thanh khoản

họ

cao, là kênh cung ứng vốn cho nền kinh tế mà còn góp phần thực hiện tái phân phối
công bằng hơn, tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không

Đ
ại

gây áp lực về lạm phát, đồng thời còn là kênh cung cấp thông tin tuyệt vời về các
chu kỳ kinh doanh trong tương lai.
Sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng hiệu quả của thị trường chứng khoán như


ng

hiện nay đã thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên để có thể tham gia một
cách hiệu quả trong thị trường này, thì các nhà đầu tư cần có những kiến thức và

ườ

thông tin nhất định. Thông tin tốt hay xấu, quá trình nắm bắt và xử lý thông tin
nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của các giao dịch được thực hiện,

Tr

hay nói cách khác chính điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Theo
PGS.TS. Trương Đông Lộc các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thường rất
quan tâm đến khối lượng cổ phiếu giao dịch do đây có thể chứa đựng những thông
tin rất có giá trị về sự thay đổi giá cổ phiếu trong tương lai hay nói cách khác đó
chính là lợi nhuận của các nhà đầu tư. Khối lượng cổ phiếu giao dịch cung cấp sự

1


xác nhận thứ cấp quan trọng cho diễn biến về giá trên đồ thị, đồng thời gia tăng
thêm những cảnh báo cho sự thay đổi sắp xảy đến trong xu hướng hiện tại. Tuy
nhiên đây mới chỉ là những kết luận mang tính chất định tính. Vậy, về mặt định
lượng, liệu có mối quan hệ nào giữa giá và khối lượng giao dịch trên thị trường

uế

chứng khoán hay không? Đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của các nhà
kinh tế tài chính trong nước nói riêng và trên thế giới nói chung trong nhiều năm


tế
H

gần đây. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá chứng khoán và khối lượng giao
dịch đã được thực hiện ở cả các thị trường chứng khoán phát triển và thị trường mới
nổi. Mở đầu cho vấn đề này không thể nào không nhắc đến nghiên cứu của Karpoff

vào năm 1987, ông đã tìm ra các bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa sự thay

in

h

đổi giá và khối lượng giao dịch. Các nghiên cứu của Hutson, Kearney và Lynch
(2008), Chuang, Kuan và Lin (2009) cũng đã đưa ra các kết luận tương tự ở thị

cK

trường chứng khoán Úc, Bỉ, Anh, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban
Nha, Thụy Điển và Hoa Kỳ. Ở các thị trường chứng khoán mới nổi, nghiên cứu của
Moosa và Al-Loughani (1996) chỉ ra rằng có mối quan hệ tác động qua lại giữa giá

họ

cổ phiếu và khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Singapore và Thái Lan.
Chuang, Liu và Susmel (2012) cũng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ này trong

Đ
ại


cả 10 thị trường chứng khoán ở khu vực Châu Á.
Mặc dù mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch đã được nghiên
cứu khá nhiều trong hơn hai thập kỷ qua, tuy nhiên, có rất ít những công trình

ng

nghiên cứu về đề tài này liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam được công
bố. Xuất phát từ sự quan tâm trên đồng thời để giúp cho các nhà đầu tư trên thị

ườ

trường chứng khoán Việt Nam có thể đưa ra quyết định hợp lý nhằm mục đích sinh
lợi cao nhất, tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài “Mối quan hệ giữa chỉ số giá

Tr

chứng khoán và khối lượng cổ phiếu giao dịch trên Thị trường Chứng khoán
Việt Nam” qua đó hi vọng sẽ đóng góp vào kho tàng các đề tài nghiên cứu trong
lĩnh vực kinh tế tài chính cũng như sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt
Nam nói riêng và các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới nói chung.

2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng cổ phiếu giao

uế


dịch trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

tế
H

- Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu về mối quan hệ giữa
chỉ số giá chứng khoán và khối lượng cổ phiếu giao dịch.

- Tổng quan về tình hình biến động chỉ số giá chứng khoán và khối lượng cổ

h

phiếu giao dịch giai đoạn nghiên cứu.

in

- Xem xét liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa biến động chỉ số giá chứng

cK

khoán (VN-Index) và biến động khối lượng giao dịch trên Thị trường Chứng khoán
Việt Nam hay không? Nếu có thì mối quan hệ này mạnh hay yếu và điều này có ý

họ

nghĩa như thế nào?

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Thị trường


Đ
ại

chứng khoán Việt Nam.

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

ng

Mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng cổ phiếu giao dịch trên

Thị trường Chứng khoán Việt Nam.

ườ

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Tr

Không gian: Thị trường Chứng khoán Việt Nam.
Đề tài lựa chọn sử dụng dữ liệu về chỉ số giá chứng khoán (VN-Index) và khối

lượng giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
do khả năng đại diện tốt cho Thị trường Chứng khoán Việt Nam.

3



Thời gian: từ 01/01//2009 – 31/12/2014.
Lý do lựa chọn: Trong khoảng thời gian từ 2000 – 2005 thị trường chứng khoán
chỉ mới ở giai đoạn khởi động, tích lũy kinh nghiệm, tạo đà cho sự phát triển về sau,
thanh khoản thị trường lúc này khá kém do quy mô nhỏ và khối lượng giao dịch ít.

uế

Từ năm 2006 thị trường chứng khoán được xem có bước phát triển mang tính chất
đột phá với hoạt động giao dịch sôi động và mức tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên,

tế
H

đến năm 2008 với tác động của cuộc khủng hoảng thế giới, thị trường chứng khoán
Việt Nam cũng theo đó sụt giảm mạnh khiến cho bất cứ nghiên cứu nào trong giai

đoạn này cũng mất ý nghĩa. Từ năm 2009 trở đi thị trường bắt đầu tăng trưởng trở

h

lại với các chỉ số chứng khoán bắt đầu hoàn thiện và trở về với quy luật vốn có. Vì

in

vậy, để đảm bảo tính hiệu quả, ý nghĩa thiết thực của đề tài, thời gian được chọn để

1.4 Phương pháp nghiên cứu

cK


thu thập dữ liệu của các biến là 01/01/2009 – 31/12/2014.

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

họ

Đề tài tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước về mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng cổ

Đ
ại

phiếu giao dịch. Qua đó, tiến hành phân tích, so sánh các phương pháp và kết quả
nhằm tìm ra điểm chung cũng như sự riêng biệt của từng nghiên cứu, từ đó tìm ra
hướng đi phù hợp.

ng

1.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu:

ườ

Cơ sở lý luận, các khái niệm, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và

ngoài nước về về mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng cổ phiếu
giao dịch, thông tin tổng quan về tình hình thị trường chứng khoán và Sở Giao dịch

Tr

chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được thu thập từ sách báo, các website, tạp

chí chuyên ngành kinh tế, tài chính, chứng khoán.
Dữ liệu hằng ngày về chỉ số VN-Index tại thời điểm đóng cửa thị trường và
khối lượng giao dịch tổng cộng cả phiên (không tính đến khối lượng giao dịch thỏa

4


thuận do nó không ảnh hưởng tới chỉ số VN-Index) trên Sở Giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh được lấy từ bộ dữ liệu lịch sử của trang cophieu68.com
trong khoảng thời gian từ 01/01//2009 – 31/12/2014.
1.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

uế

- Thống kê mô tả: phân tích sơ bộ các đặc trưng kỹ thuật của dãy số liệu thu

tế
H

thập được để có cái nhìn tổng quát về đặc tính của các dãy số liệu bằng phần mềm
Eviews 8.

- Kiểm định nghiệm đơn vị - tính dừng: đây là điều kiện tiên quyết khi đưa ra
kết luận có ý nghĩa trong phân tích đối với chuỗi thời gian và tăng độ chính xác

h

cũng như độ đáng tin cậy của mô hình. Để kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu

in


theo thời gian, đề tài sử dụng phương pháp ADF (Augmented Dickey-Fuller) và PP

cK

(Phillip-Perron).

- Mô hình tự hồi quy vector VAR 2 biến và kiểm định quan hệ nhân quả
Granger: dùng để phát hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa biến động chỉ số giá

họ

chứng khoán và biến động khối lượng giao dịch, sự thay đổi chỉ số giá chứng khoán

ngược lại.

Đ
ại

có là nguyên nhân gây ra sự biến động của khối lượng giao dịch hay không và

- Hàm phản ứng đẩy IRF và phân rã phương sai: dùng để đánh giá mức độ tác
động qua lại giữa sự thay đổi chỉ số giá chứng khoán và sự biến động của khối

ng

lượng giao dịch là mạnh hay yếu.

ườ


1.5 Kết cấu đề tài
Chương I: Tổng quan về mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối

Tr

lượng cổ phiếu giao dịch.
Chương II: Phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng

cổ phiếu giao dịch trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Thị
trường chứng khoán Việt Nam.

5


Phần 2
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I

uế

TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ GIÁ

tế
H

CHỨNG KHOÁN VÀ KHỐI LƯỢNG CỔ PHIẾU GIAO DỊCH

1.1 Lý luận chung về mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng
cổ phiếu giao dịch


h

1.1.1 Chứng khoán

in

1.1.1.1 Khái niệm

cK

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chứng khoán, tuy nhiên, theo cách hiểu
chung nhất, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành và có thể mua

họ

bán trên thị trường. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán
ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

Đ
ại

- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.
- Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp

ng

đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
1.1.1.2 Đặc điểm


ườ

Tính thanh khoản: Tính thanh khoản của một tài sản là thời gian và chi phí

chuyển đổi tài sản đó thành tiền mặt. Tính thanh khoản cao hay thấp phụ thuộc vào

Tr

khoảng thời gian và chi phí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm
sút giá trị của tài sản đó do chuyển đổi. Chứng khoán có tính thanh khoản cao hơn
so với các tài sản khác, thể hiện qua khả năng chuyển nhượng cao trên thị trường.
Tính thanh khoản tạo ra sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư, thỏa mãn nhu cầu của họ,
đồng thời cũng hạn chế rủi ro giảm sút giá trị tiền tệ của chứng khoán.

6


Tính rủi ro: Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác
động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống. Rủi ro
hệ thống hay còn gọi là rủi ro thị trường, chịu tác động của các điều kiện kinh tế
chung như: lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất v.v. Rủi ro phi hệ thống là

uế

loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản riêng lẻ hoặc một nhóm nhỏ các tài sản và

thường liên quan tới điều kiện của nhà phát hành. Các nhà đầu tư thường quan tâm

trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán.


tế
H

tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định

Tính sinh lời: Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu

h

tư mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được

in

bảo đảm bằng khoản lợi tức được phân chia hằng năm mà người phát hành phải trả

cK

cho người sở hữu chứng khoán và việc tăng giá chứng khoán trên thị trường. Khả
năng sinh lời bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản, thể hiện trong

1.1.1.3 Vai trò

họ

nguyên lý mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn.

Chứng khoán là công cụ rất hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường trong việc tạo

Đ

ại

nên một lượng vốn tiền tệ khổng lồ tài trợ dài hạn cho các mục đích mở rộng sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hay các dự án đầu tư của Nhà nước và tư
nhân. Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá trị kinh tế hay nói cách khác đó là

ng

công cụ tài chính có giá trị tương ứng như tiền mặt và được mua bán hoặc chuyển
nhượng. Chứng khoán là một loại hàng hoá rất tiêu biểu trong cơ chế kinh tế thị

ườ

trường tự do.

Tr

1.1.2 Cổ phiếu
1.1.2.1 Khái niệm
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

7


1.1.2.2 Đặc điểm
Tính thanh khoản: Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt một cách
dễ dàng. Tuy nhiên, tính thanh khoản của cổ phiếu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Đầu tiên là kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành: thông thường, nếu tổ chức


uế

phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ

thu hút nhà đầu tư và dễ dàng mua bán trên thị trường. Thứ hai là mối quan hệ cung

tế
H

cầu: giá cổ phiếu phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư trên thị trường.
Ngoài ra, các nhân tố khác như đầu cơ, móc ngoặc, lũng đoạn chứng khoán của cá
nhân, tổ chức nhằm tạo ra cung cầu chứng khoán giả tạo cũng làm tính thanh khoản
của cổ phiếu bị méo mó.

in

h

Tính lưu thông: Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản
thực sự, giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được những hoạt động như thừa kế,

cK

tặng, cho… để thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình.

Tính tư bản giả: Cổ phiếu có tính tư bản giả, tức là cổ phiếu có giá trị như tiền.

họ

Tuy nhiên, cổ phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng

tiền. Mệnh giá của cổ phiếu cũng không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu. Với cổ
phiếu phổ thông thì mệnh giá chủ yếu mang tính chất danh nghĩa do giá trị của cổ

Đ
ại

phiếu được quyết định bởi thị trường, nhưng với cổ phiếu ưu đãi thì mệnh giá gần
với giá trị thực tế hơn, vì cổ tức được tính toán theo một số phần trăm nhất định của
mệnh giá.

ng

Tính rủi ro cao: Về lý thuyết, khi đã phát hành, cổ phiếu không đem lại rủi ro

cho tổ chức phát hành, mà rủi ro lúc này thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu. Nguyên

ườ

nhân là giá trị của cổ phiếu do các nguyên nhân khách quan quyết định, như kết quả
kinh doanh của tổ chức phát hành, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia

Tr

và toàn thế giới… Hơn nữa, giá trị cổ phiếu còn bị ảnh hưởng bởi tâm lý của số
đông nhà đầu tư khi nắm bắt các thông tin không chính xác hay chính sự thiếu hiểu
biết của nhà đầu tư cũng khiến cổ phiếu rủi ro hơn. Tất nhiên, rủi ro cao thường đi
kèm với kỳ vọng lợi nhuận lớn và điều này tạo nên sự hấp dẫn của cổ phiếu đối với
các nhà đầu tư.

8



1.1.2.3 Phân loại cổ phiếu:
- Căn cứ vào quyền lợi cổ đông: cổ phiếu bao gồm cổ phiếu phổ thông hay còn
gọi là cổ phiếu thường(common/ordinary stocks) và cổ phiếu ưu đãi (preferred
stocks).

uế

- Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng: cổ phiếu ghi danh (name stocks), cổ

tế
H

phiếu vô danh (bearer stocks).

- Căn cứ vào khả năng thu nhập và trạng thái doanh nghiệp phát hành: cổ phiếu
thượng hạng (blue-chip), cổ phiếu tăng trưởng (growth stocks), cổ phiếu phòng vệ
(defensive stocks), cổ phiếu thu nhập (income stocks), cổ phiếu chu kì (cyclical

in

h

stocks), cổ phiếu thời vụ (seasonal stocks).

cổ phiếu lưỡng phiếu.

cK


- Căn cứ vào quyền tham gia bỏ phiếu: cổ phiếu đơn phiếu, cổ phiếu đa phiếu,

- Căn cứ vào tình trạng phát hành: cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu đã

họ

phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành.
1.1.3 Chỉ số giá chứng khoán VN-Index

Đ
ại

1.1.3.1 Khái niệm

Theo PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều thì chỉ số giá chứng khoán là chỉ báo giá cổ
phiếu phản ánh xu hướng phát triển của thị trường cổ phiếu, thể hiện xu hướng thay

ng

đổi của giá cổ phiếu và tình hình giao dịch trên thị trường. Hay có thể hiểu đơn giản
chỉ số giá chứng khoán là thước đo bình quân giá các chứng khoán giao dịch trên thị

ườ

trường.

Mỗi một thị trường chứng khoán có thể công bố một hoặc một vài chỉ số giá

Tr


chứng khoán, đó có thể là chỉ số cho tất cả cổ phiếu trên thị trường của một quốc
gia, như chỉ số giá Hangseng của Hồng Kông, chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp của Hàn
Quốc (KOSPI); cũng có thể là chỉ số cho từng ngành, nhóm ngành, như chỉ số giá
cổ phiếu ngành công nghiệp của Hoa Kỳ (DJIA) hoặc cho trường quốc tế như chỉ số
Hangseng Châu á (HSAI), chỉ số Dow Joness quốc tế (DJWSI).

9


Ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu chỉ số giá chứng khoán VN-Index là chỉ số
duy nhất đại diện cho các cổ phiếu được niêm yết trên Trung tâm giao dịch
chứng khoán. Hiện nay, VN-Index là chỉ số được xây dựng dựa trên giá trị thị
trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán

uế

Thành phố Hồ Chí Minh.

tế
H

1.1.3.2 Ý nghĩa

Chỉ số giá chứng khoán (VN-Index) thể hiện xu hướng biến động giá tại Sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có khả năng đại diện tốt, được coi là
phong vũ biểu thể hiện tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

h

Chỉ số giá chứng khoán luôn được theo dõi chặt chẽ và nhận được sự quan tâm


in

từ các nhà kinh tế học vì nó có liên quan chặt chẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã

1.1.3.3 Phương pháp tính:

cK

hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới.

họ

Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam (VN-Index) được tính theo phương pháp
bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết tại thời
kỳ tính toán. Người ta thường dùng công thức Passcher để tính :

Trong đó:

×

Đ
ại



VN-Index=∑

×


x100

ng

P1i, Q1i : Lần lượt là giá và số lượng cổ phiếu i tại thời điểm báo cáo.

ườ

P0i, Q0i : Lần lượt là giá và số lượng cổ phiếu i tại thời điểm gốc được chọn là ngày
28/07/2000.

Tr

N : Số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số.
Trong quá trình tính toán chỉ số, bên cạnh sự biến động về giá cổ phiếu làm

thay đổi giá trị chỉ số, còn có một số nhân tố khác làm thay đổi như cơ cấu số cổ
phiếu niêm yết (thêm, bớt, tách, gộp cổ phiếu). Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng
đến tính không liên tục của chỉ số, nghĩa là chỉ số ngày báo cáo không đồng nhất

10


với chỉ số ngày trước đó. Do đó, cần phải thêm vào sự điều chỉnh này bằng hệ số
chia của công thức trên.
- Trường hợp có các cổ phiếu mới đưa vào niêm yết, hay tổ chức niêm yết tiến
hành nâng vốn, hệ số chia mới được tính như sau:

=


ệ ố

ũ ×

uế



tế
H

ệ ố

ổ á ị
á ị ị ườ
ị ườ á +
ủ á
ê ế ớ
ê ế ũ
ổ á ị ị ườ á ê ế ũ

- Trường hợp một số loại cổ phiếu niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành
giảm vốn, hệ số chia mới được tính như sau:

VN-Index=



á ị ị ườ


ệ ố

ũ ×

h

ệ ố

in

Lúc đó:

=

cK













đổ


x100

họ

ệ ố

ổ á ị
á ị ị ườ
ị ườ á −
ủ á
ủ ỏ
ê ế ũ
ổ á ị ị ườ á ê ế ũ

1.1.4 Khối lượng cổ phiếu giao dịch

Đ
ại

1.1.4.1 Khái niệm

Khối lượng giao dịch là số lượng đơn vị được giao dịch trong khoảng thời gian
nhất định, thông thường là trong một ngày. Đó là khối lượng của cổ phiếu phổ

ng

thông được giao dịch mỗi ngày trên thị trường chứng khoán.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường:

ườ


- Giá chứng khoán: đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khối lượng

cổ phiếu giao dịch, thông thường đây là ảnh hưởng tích cực, làm tăng khối lượng cổ

Tr

phiếu giao dịch.
- Khối lượng giao dịch của chính công ty phát hành: Hiện tượng mua lại cổ

phiếu của chính các công ty phát hành có ảnh hưởng tích cực, làm tăng khối lượng
cổ phiếu giao dịch.

11


- Công ty phát hành thêm cổ phiếu: Thường có ảnh hưởng tiêu cực, làm giảm
khối lượng cổ phiếu giao dịch, khiến cho cổ phiếu bị “pha loãng” và giá cổ phiếu
lúc này sẽ giảm (theo một tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào số lượng phát hành thêm).
- Hiện tượng mua bán trong nội bộ công ty: Nếu mua cổ phiếu hứa hẹn tiềm

uế

năng phát triển trong tương lai, ảnh hưởng tích cực đến khối lượng giao dịch.

tế
H

1.1.4.2 Ý nghĩa


Việc phân tích khối lượng giao dịch là một công việc cần thiết nhằm khẳng định
các tín hiệu về giá cả. Việc dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai không chỉ đơn

in

đó không thể thiếu được khối lượng giao dịch.

h

thuần dựa vào sự biến động giá mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong

Trong một xu hướng giá tăng (uptrend), thông thường khối lượng sẽ gia tăng

cK

một cách từ từ cùng với giá, điều này là sự hỗ trợ cho đà tăng trưởng, tiếp tục đẩy
mức giá lên cao. Tuy nhiên, nếu có sự gia tăng một cách đột biến (thường là trên
150% so với khối lượng trung bình 20 phiên) thì có khả năng đó là sự chốt lời đồng

họ

loạt của nhà đầu tư trên thị trường.

Khi giá đang trong một xu hướng xuống (downtrend) thông thường khối lượng

Đ
ại

sẽ giảm, các giao dịch có phần ảm đạm hơn khiến cho các cổ phiếu tiếp tục đà giảm
giá. Tuy nhiên, nếu khối lượng tăng trưởng trở lại sẽ là dấu hiệu cho thấy đà giảm

giá có thể sẽ được hãm lại nhờ vào lực cầu bắt đáy (bottom-fishing). Thông thường,

ng

trong trường hợp này sẽ có một độ trễ nhất định giữa sự phục hồi khối lượng và

ườ

phục hồi của giá.
Tóm lại, khối lượng cổ phiếu giao dịch cung cấp sự xác nhận thứ cấp quan

trọng cho diễn biến về giá trên đồ thị, đồng thời gia tăng thêm những cảnh báo cho

Tr

sự thay đổi sắp xảy đến trong xu hướng hiện tại. Khi được kết hợp với diễn biến giá,
khối lượng giao dịch thể hiện xu hướng tăng/giảm của giá là đang mạnh hay yếu,
bên cạnh đó còn giúp đo lường áp lực mua bán ẩn dấu đằng sau sự di chuyển của
giá, đồng thời còn cho phép nhà đầu tư có thể dự đoán được xu hướng thị trường
chứng khoán hiện tại.

12


Tuy nhiên đây mới chỉ là những kết luận mang tính chất định tính. Vậy, về mặt
định lượng, liệu có mối quan hệ nào giữa sự thay đổi giá và biến động khối lượng
giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam hay không? Đây là vấn đề đang
nhận được sự quan tâm của các nhà kinh tế tài chính trong nước nói riêng và trên

uế


thế giới nói chung trong nhiều năm gần đây. Phần tiếp theo sẽ tìm hiểu về các
nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng giao dịch đã

tế
H

được thực hiện ở cả các thị trường chứng khoán phát triển và thị trường mới nổi.

1.1.5 Mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng cổ phiếu giao dịch
Phần này đưa ra cái nhìn tổng quan về một số nghiên cứu đầu tiên đặt nền tảng

h

lý thuyết cơ bản cho mối quan hệ giữa sự thay đổi chỉ số giá chứng khoán và khối

in

lượng giao dịch.

cK

Karpoff (1987) đã đưa ra 4 lý do tại sao mối quan hệ giữa sự thay đổi giá và
khối lượng giao dịch lại nhận được rất nhiều mối quan tâm đặc biệt của các nhà
kinh tế tài chính trên toàn thế giới. Đầu tiên, mối quan hệ giữa sự thay đổi giá và

họ

khối lượng giao dịch cung cấp cái nhìn sâu sắc về cấu trúc thị trường tài chính như:
mức độ tác động của thông tin tới thị trường chứng khoán, các thông tin được phổ


Đ
ại

biến như thế nào, mức độ giá cả truyền tải thông tin và những hạn chế của bán
khống. Thứ hai, mối quan hệ này được dùng để kiểm tra tính hữu ích của những
phân tích kỹ thuật dùng dữ liệu quá khứ về giá và khối lượng để đưa ra suy luận về

ng

xu hướng thị trường. Hơn nữa, nó còn được sử dụng để kiểm tra vai trò của đầu cơ
đối với sự biến động giá, do đầu cơ có quan hệ chặt chẽ với khối lượng giao dịch.

ườ

Cuối cùng, mối quan hệ giữa sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch có ảnh hưởng
đến hợp đồng tương lai, chứa đựng những hàm ý quan trọng ảnh hưởng đến các

Tr

nghiên cứu trong các thị trường giao sau.
Trong suốt hơn hai thập kỉ qua, nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự thay đổi giá

chứng khoán và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm từ các nhà kinh tế học. Trong đó, phải kể đến hai mô hình đầu
tiên đặt nền tảng lý thuyết giải thích cho mối quan hệ giữa sự thay đổi giá chứng

13



khoán và khối lượng cổ phiếu giao dịch: mô hình hỗn hợp của phân phối (The
mixture of distribution models) và mô hình thông tin truyền tải một cách tuần tự
(The sequential arrival information models)
Mô hình hỗn hợp của phân phối (The mixture of distribution models) được

uế

phát triển từ giả thuyết hỗn hợp của phân phối (Mixture of Distribution Hypothesis

_ MDH) trong các nghiên cứu của Clark (1973), Epps và Epps (1976), và Harris

tế
H

(1986) cho rằng biến động giá và khối lượng giao dịch có mối quan hệ nhân quả do
những dòng chảy thông tin tiềm ẩn và giá cố phiếu có những thay đổi lớn bởi những
thông tin được truyền tải ra thị trường. Nghiên cứu trên sử dụng biến khối lượng

h

giao dịch như là một đại lượng cho sự biến động được gây ra bởi thông tin mới đến.

in

Các tác giả cho rằng giá trị của sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch phân phối
độc lập với nhau và số lượng thông tin đến trong mỗi thời điểm là khác nhau. Mô

cK

hình chỉ ra rằng giá và khối lượng có quan hệ tương quan thuận chiều do phương sai

sự thay đổi giá trong mỗi giao dịch phụ thuộc vào khối lượng của giao dịch đó. Các

họ

tác giả cho rằng sự thay đổi giá và khối lượng là cùng phụ thuộc vào thông tin do
yếu tố phân phối chung của chúng, nghĩa là việc tồn tại mối quan hệ giữa sự thay
đổi giá và khối lượng là do sự phụ thuộc giữa giá và khối lượng vào tốc độ dòng

Đ
ại

chảy thông tin vào thị trường. Điều này hàm ý rằng giá và khối lượng phản ứng
cùng một lúc với sự xuất hiện của thông tin mới.
Theo mô hình thông tin truyền tải một cách tuần tự (The sequential arrival

ng

information models_SAI) được đưa ra bởi Copeland (1976) và phát triển sau này
bởi Jennings et al. (1981), tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều tích cực giữa

ườ

thay đổi tuyệt đối của giá và khối lượng. Copeland (1976) chỉ ra rằng khi có thông
tin mới được đưa ra thì nó sẽ không được phổ biến ngay với tất cả các nhà đầu tư

Tr

trên thị trường một cách đồng thời mà chỉ có một số ít các nhà đầu tư nắm được
thông tin này. Sau đó thông tin sẽ được truyền tải tuần tự dần dần đến tất cả các nhà
đầu tư, hay nói cách khác, thông tin là bất cân xứng. Sự cân bằng thông tin cuối

cùng chỉ được hình thành sau một chuỗi trung gian hoặc cân bằng chuyển tiếp đã
xảy ra. Điều này gây ra những thay đổi trong giá cổ phiếu, tạo nên những cân bằng

14


giá liên tiếp đi kèm với khối lượng giao dịch cao. Do đó, kết luận quan trong được
rút ra từ mô hình này là tỷ suất sinh lợi quá khứ có khả năng dự đoán khối lượng
giao dịch hiện tại và ngược lại.
Ngoài 2 mô hình trên, mô hình về nhà đầu tư “bất hợp lý” (The noise-trader

uế

models) của Delong et al. (1990) cũng cung cấp một sự giải thích cho mối quan hệ
nhân quả giữa sự thay đổi giá chứng khoán và khối lượng cổ phiếu giao dịch. Theo

tế
H

mô hình này, hoạt động của những nhà đầu tư “bất hợp lý” (noise-traders), là các
nhà đầu tư thường ra quyết định mua hoặc bán không dựa trên cơ sở, phân tích kinh
tế mà thường đầu tư theo cảm tính và xu hướng, đồng thời có những phản ứng thái

h

quá với những thông tin tốt hoặc xấu sẽ gây ra sự định giá không đúng cổ phiếu

in

trong ngắn hạn. Trong mô hình này, mối quan hệ nhân quả giữa sự thay đổi giá và

biến động khối lượng giao dịch được giải thích là do hành vi của các nhà đầu tư

cK

“bất hợp lý”, hay cụ thể là do chiến lược đầu tư theo xu hướng thị trường của các
nhà đầu tư này. Do thường ra quyết định dựa trên biến động giá và khối lượng giao

họ

dịch trong quá khứ nên khi giá tăng thì các nhà đầu tư này sẽ mua nhiều hơn, dẫn
đến khối lượng giao dịch tăng và ngược lại, khi khối lượng giao dịch tăng, hành vi

Đ
ại

tiếp tục mua vào theo xu thế thị trường của các nhà đầu tư này sẽ đẩy giá tăng.
Khung lý thuyết phát triển bởi các mô hình này được chuẩn hóa và phát triển
trong các nghiên cứu tiếp theo, tạo nên nền tảng lý thuyết cơ bản cho mối quan hệ

ng

giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng cổ phiếu giao dịch.
1.2 Các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa chỉ số giá

ườ

chứng khoán và khối lượng cổ phiếu giao dịch

Tr


1.2.1 Nghiên cứu tại các thị trường chứng khoán phát triển
Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng

giao dịch đã nhận được rất nhiều sự quan tâm trong hơn hai thập kỷ qua. Mở đầu
cho đề tài này không thể nào không nhắc đến nghiên cứu của Karpoff (1987) “The
relation between price changes and trading volume: a survey”. Bài nghiên cứu của
tác giả đóng vai trò quan trọng. Tác giả phân thành 2 nhóm nghiên cứu nhỏ: đầu

15


tiên, tác giả kiểm tra mối quan hệ giữa sự thay đổi giá tuyệt đối và khối lượng giao
dịch; thứ hai là tác giả kiểm tra mối quan hệ giữa sự thay đổi giá trên một cổ phần
và khối lượng giao dịch. Qua nghiên cứu này, Karpoff đã tìm ra các bằng chứng về
mối quan hệ tích cực giữa sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch, kể cả thay đổi

uế

tuyệt đối và thay đổi trên mỗi cổ phần.
Tiếp nối Karpoff, Gallant, Rossi và Tauchen (1992) trong nghiên cứu “Stock

tế
H

prices and volume” đã thu thập dữ liệu về giá và khối lượng hàng ngày trên sàn

chứng khoán Newyork, trong giai đoạn từ năm 1928 đến năm 1987. Sau khi điều
chỉnh dữ liệu để tránh hiện tượng “tháng giêng” và xu hướng dài hạn, các tác giả đã

h


sử dụng phương pháp ước lượng một nửa phi tham số của mật độ có điều kiện phụ

in

thuộc (SNP estimators). Các tác giả cũng đã tìm ra mối tương quan dương giữa biến

cho kết quả của Karpoff.

cK

động giá có điều kiện và khối lượng giao dịch. Kết quả này một lần nữa đã ủng hộ

Một năm sau, Campbell, Grossman và Wang (1993) đã tiếp tục xem xét mối

họ

quan hệ giữa khối lượng giao dịch và tương quan chuỗi trong lợi nhuận trên sàn
chứng khoán Newyork và sàn chứng khoán Mỹ trong nghiên cứu “Trading volume

Đ
ại

and serial correlation in stock returns”. Bằng cách thu thập chuỗi lợi nhuận hàng
ngày của chỉ số bình quân giá trị trong giai đoạn từ 3/7/1962 đến 30/12/1988. Tác
giả đã cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa lợi nhuận và khối lượng giao dịch.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Martikainen, Puttonen, Luoma và

ng


Rothovius (1994) “The linear and non-linear dependence of stock returns and

ườ

trading volume in the Finnish stock market” trên Sở giao dịch chứng khoán
Helsinki cũng đã chỉ ra rằng có sự tác động qua lại giữa giá cổ phiếu và khối lượng

Tr

giao dịch trong giai đoạn 1983-1988 ở Phần Lan.
Trọng tâm của các nghiên cứu sau đó đã bắt đầu tập trung vào mối tương quan năng
động giữa sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch. Đặc biệt, các mô hình VAR và
kiểm định nhân quả Granger được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu về mối
quan hệ năng động giữa giá và khối lượng. Năm 2002, trong nghiên cứu “The

16


dynamic relation between stock returns, trading volume: Domestic and crosscountry evidence”, Lee và Rui (2002) đã tiến hành kiểm tra mối quan hệ năng động
giữa thay đổi giá và biến động khối lượng giao dịch cho 3 thị trường chứng khoán
lớn nhất thế giới: Newyork, London, Tokyo. Bằng dữ liệu hằng ngày của chỉ số giá

uế

thị trường và khối lượng hàng ngày với thời kỳ lấy mẫu bắt đầu khác nhau nhưng
kết thúc vào ngày 01/12/1999, do tính sẵn có của dữ liệu, thông qua mô hình VAR

tế
H


và kiểm định nhân quả Granger, tác giả đã đưa ra kết luận tại mức ý nghĩa 5%, khối

lượng giao dịch và giá chứng khoán không có mối quan hệ nhân quả trong cả 3 thị
trường, điều này có nghĩa là mặc dù có sự tương quan tích cực giữa khối lượng và
giá nhưng sự biến động khối lượng không phải là nhân tố trực tiếp để dự đoán sự

in

h

thay đổi giá. Tuy nhiên, tác giả tìm thấy bằng chứng cho rằng có thông tin phản hồi
qua lại giữa khối lượng giao dịch và giá, nghĩa là khối lượng giao dịch có ảnh

cK

hưởng đến giá, nhưng bằng hình thức gián tiếp.

Trong nghiên cứu “Time and dynamic volume–volatility relation”, Eleanor,

họ

Chen và Wu (2006) đã sử dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) để kiểm tra mối
quan hệ năng động giữa biến động giá chứng khoán và khối lượng giao dịch. Sử
dụng các dữ liệu giao dịch của các chứng khoán Dow Jone 30 của sàn giao dịch

Đ
ại

chứng khoán New York trong giai đoạn từ ngày 1/4 đến ngày 30/6/1995, các tác giả
đã tìm thấy bằng chứng rằng biến động giá và khối lượng có mối quan hệ bền vững

và tương quan chặt chẽ với các với sự biến động và khối lượng trong quá khứ.

ng

Hai năm sau đó, đề tài nghiên cứu “Volume and Skewness in International Equity

Markets” của Hutson, Kearney và Lynch (2008) cũng tiến hành kiểm tra mối quan

ườ

hệ giữa khối lượng giao dịch và độ bất đối xứng của biến động giá trong 11 thị trường
chứng khoán quốc tế - Úc, Bỉ, Anh, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban

Tr

Nha, Thụy Điển và Hoa Kỳ, bằng cách sử dụng dữ liệu ngày và tháng trong giai đoạn
từ tháng 1/1980 đến tháng 8/2004. Các tác giả đã xây dựng phương trình đơn và mô
hình VAR cho mối quan hệ giữa 3 moment đầu tiên của chỉ số giá chứng khoán và
khối lượng giao dịch và tìm ra được các bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ giữa
biến động chỉ số giá và khối lượng giao dịch trong cả 11 thị trường.

17


×