LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING
CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG GIẦY DÉP VIỆT NAM
I - LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG THEO QUAN ĐIỂM MARKETING
1. Khái niệm thị trường :
Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu
hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu
cầu và mong muốn đó.
2. Định vị thị trường: Là thiết kế một sản phẩm có những đặc tính khác biệt
so với hàng hoá của đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó một hình ảnh riêng đối với
khách hàng
3. Phân đoạn thị trường: là tập hợp những khách hàng có những đặc điểm
hay đặc tính được lựa chọn làm cơ sở cho việc phân chia .
Phân đoạn thị trường là chia thị trường (khách hàng) thành những nhóm
khác biệt nhau theo những tiêu thức nhất định. Tuy nhiên, theo mỗi nhóm lại có sự
đồng nhất.
* Các lý do để phân đoạn:
- Do thị trường là sự tập hợp phong phú đa dạng những khách hàng rất khác
nhau về đặc điểm tâm lý, hành vi và thói quen do đó họ cũng đòi hỏi những sản
phẩm và cách thức phục vụ khác biệt nhau.
- Do những điều kiện và khả năng của công ty là có hạn nó không thể phục
vụ và đáp ứng tất cả các nhu cầu vì vậy để lựa chọn đúng khách hàng mục tiêu cần
phải lựa chọn tiến hành phân chia khách hàng thành những nhóm nhất định.
* Các yêu cầu để phân đoạn thị trường:
Để xác định được một đoạn thị trường có hiệu quả việc phân đoạn thị trường
phải đạt được những yêu cầu sau:
- Tính đo lường được, nó là quy mô và hiệu quả của công đoạn thị trường đó
phải đo lường được.
- Tính tiếp cận, tức là doanh nghiệp phải nhận biết và phục vụ được đoạn thị
trường đã phân chia theo tiêu thức nhất định .
- Tính quan trọng, nghĩa là các đoạn thị trường phải bao gồm các khách hàng
có nhu cầu đồng nhất với qui mô đủ lớn để có khả năng sinh lời được.
- Tính khả thi, tức là có đủ nguồn lực để hình thành và triển khai chương
trình marketing riêng biệt cho từng đoạn thị trường đã phân chia.
3.1. Thị trường mục tiêu: là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu
cầu hoặc mong muốn mà công ty có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu
thế hơn so với đối thủ cạnh tranh để đạt được mục tiêu marketing đã định.
3.2. Thị trường tiềm năng: là những thị trường được đánh giá và dự báo về
triển vọng phát triển của nó. Nó có thể trở thành thị trường mục tiêu của công ty
trong tương lai và nó được xem xét như là đối tượng của các chiến lược marketing
của công ty.
II - KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH
NGHIỆP
1. Khái niệm về marketing
Marketing là một thuật ngữ tiếng Anh xuất hiện từ những năm đầu của thế
kỷ 20 ở Mỹ. Khi mới ra đời nó chỉ là một khái niệm đơn giản, giới hạn trong lĩnh
vực thương mại và bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tiêu thụ những
hàng hoá và dịch vụ đã có sẵn với mục đích thu được lợi nhuận tối đa. Song hiện
nay nó không còn giới hạn trong lĩnh vực thương mại mà còn nhiều lĩnh vực khác
cũng phải vận dụng marketing trong hoạt động của mình: chính trị, văn hoá, xã
hội.. Nó được coi là một khoa học về sự trao đổi, nghiên cứu và giải quyết tất cả
các quan hệ trao đổi giữa một tổ chức với môi trường bên ngoài của nó.
Theo hiệp hội marketing của Mỹ đã định nghĩa: Marketing là quá trình kế
hoạch hoá và thực hiện các quyết định về sản phẩm, định giá, xúc tiến và phân
phối cho hàng hoá, dịch vụ và tư tưởng hành động để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa
mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức.
Còn theo PHILIP KOTLER: Marketing là hoạt động của con người hướng
tới sự thoả mãn nhu cầu và ước muốn thông qua các tiến trình trao đổi.
Có thể thấy rằng hầu hết các định nghĩa marketing đều nhấn mạnh tầm quan
trọng của sự trao đổi lợi ích thông qua đó thỏa mãn các mục tiêu của cả người mua
và người bán dù họ là cá nhân hay tổ chức, cho dù mỗi định nghĩa có quan điểm
góc độ nhìn nhận về marketing có khác nhau, hoạt động của nó nhằm vào thị
trường mục tiêu cụ thể (hướng vào con người) qua đó tối đa hoá lợi nhuận cho
doanh nghiệp nhờ thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh
tranh.
2. Tầm quan trọng của marketing
Mong muốn là nhu cầu tự nhiên của con người có dạng đặc thù, đòi hỏi
được đáp lại bằng một hình đặc thù phù hợp với trình độ văn hoá và tình cách cá
nhân của con người.Những sự khác biệt đó trong nhu cầu, đòi hỏi được đáp lại
bằng cùng một loại sản phẩm, nhưng có những đặc tính khác nhau phản ánh ước
muốn của con người.
Như vậy, tầm quan trọng của marketing chính là ý tưởng của marketing là
làm thế nào để luôn luôn thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục
tiêu (con người).
3. Định hướng kinh doanh theo quan điểm marketing
Trong kinh doanh, hoạt động marketing không chỉ có lợi cho doanh nghiệp
mà còn có lợi cho cả người tiêu dùng. Với doanh nghiệp, marketing giúp cho việc
tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường do nó cung cấp khả năng thích ứng với
những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài. Thành công của doanh
nghiệp phụ thuộc họ có cung cấp được cho thị trường đúng cái thị trường cần, phù
hợp với mong muốn và khả năng mua của người tiêu dùng hay không. Bằng việc
tạo ra sự kết nối hoạt động của các chức năng khác với thị trường - quản trị
marketing được coi là không thể thiếu. Nó đã và đang cung cấp năng lực và
phương thức kinh doanh theo yêu cầu của thị trường một cách hiệu qủa nhất. Đã có
nhiều quan điểm kinh doanh trong đó có quan điểm doanh nghiệp nên tập trung
sức lực vào việc làm ra những sản phẩm thượng hạng và thường xuyên cải tiến
chúng để đáp ứng nhu cầu về chất lượng, tính năng công dụng mới của người tiêu
dùng. Thực chất đây là quan điểm cho thấy sự thiển cận trong việc làm ra sản
phẩm mà không tính đến những ý kiến khách hàng khi thiết kế sản phẩm của doanh
nghiệp, không tính đến nhu cầu của khách hàng, không tính đến nhu cầu và mong
muốn thị trường liệu có tiêu thụ hết số sản phẩm đã được doanh nghiệp tạo ra ? Giá
sản phẩm có phù hợp khả năng thanh toán với người tiêu dùng hay không...? Song
marketing đã giải đáp và tính đến việc đặt cơ sở kết nối, cách thức và phạm vi kết
nối hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường ngay từ trước khi doanh
nghiệp chính thức bắt tay vào sản xuất một sản phẩm cụ thể. Như vậy hướng kinh
doanh từ ngoài vào trong của doanh nghiệp dựa trên cơ sở nhu cầu và ước muốn
của khách hàng có thể được coi là hướng kinh doanh đúng đắn nhất tạo ra chỗ dựa
vững chắc nhất cho mọi quyết định của kinh doanh.
4. Các yếu tố tác động đến môi trường marketing của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường của công ty, ở bất kỳ lĩnh vực nào thì công ty
cũng phải hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định các yếu tố của
môi trường kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiến đến hoạt động kinh
doanh của công ty. Môi trường marketing bao gồm môi trường vĩ mô và môi
trường vi mô.
4.1. Môi trường vĩ mô
Bất kì doanh nghiệp nào cũng phải giải quyết ba vấn đề cơ bản của mình là
sản xuất cái gì ? sản xuất cho ai ? và sản xuất như thế nào ?
Môi trường vĩ mô của công ty bao gồm 6 yếu tố, môi trường văn hoá, chính
trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nhân khẩu và tự nhiên. Các yếu tố này là những
lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn có ảnh hưởng đến môi trường vi mô, nó
tạo ra hành lang cho các công ty trong kinh doanh. Công ty không có khả năng
thay đổi các yếu tố của môi trường vĩ mô mà nhiệm vụ của họ là tiếp cận, nhận
thức và khai thác những yếu tố có lợi của nó cho hoạt động kinh doanh của công
ty.
4.1.1. Môi trường nhân khẩu
Việt Nam với dân số sấp xỉ gần 90 triệu người với nhu cầu cao về hàng tiêu
dùng nói chung cũng như với hàng giầy dép nói riêng, đã và đang là cơ hội và cũng
là thách thức đối với công tyLADODA cũng như đối với toàn ngành giầy dép Việt
Nam. Một đặc điểm nổi bật của thị trường giầy dép là sức tiêu thụ mạnh, nhu cầu
của sản phẩm này đa dạng và luôn thay đổi. Vì vậy, đã đặt ra cho công ty một
nhiệm vụ quan trọng là phải thường xuyên giám sát, tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường
để từ đó đổi mới sản phẩm cũng như phát hiện ra kẽ hở của thị trường và biến nó
thành thị phần của mình, những đặc tính khác cũng cần phải quan tâm, xem xét đó
là: tốc độ đô thị hoá cao, mức tăng dân số tự nhiên là 2%/năm, hiện tượng gia tăng
dân số, sự giao lưu hội nhập với các nền kinh tế - văn hoá nước ngoài gia tăng khá
nhanh...Tất cả những cái đó đều có ảnh hưởng nhất định đến nhu cầu người tiêu
dùng.
4.1.2. Môi trường kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá
ổn định, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo ra những thuận lợi lớn trong hoạt
động thương mại. Khu vực đầu tư nước ngoài cũng góp phần đáng kể vào sự phát
triển kinh tế, nâng cao thu nhập xã hội, nâng cao đời sống nhân dân tăng thêm của
cải xã hội, tăng thêm dung lượng thị trường hàng hoá.
Ngoài ảnh hưỏng của "cơn bão" tài chính tiền tệ xảy ra trong khu vực và trên
thế giới, chúng ta còn gặp phải thiên tai lũ lụt nặng nề trong vài năm qua, đã tạo
nên sức mua xã hội giảm dẫn đến hàng hoá tiêu thu chậm, gây ứ đọng. Những ảnh
hưởng mang tính toàn cầu của nó đã tác động đến nền kinh tế nói chung và ngành
công nghiệp giầy dép nói riêng mà biểu hiện rõ rệt có lẽ là việc tăng tỷ giá
USD/VNĐ đã làm tăng giá nguyên liệu đầu vào.
Các yếu tố của môi trường kinh tế đó có tác động không nhỏ đến bất cứ đơn
vị kinh doanh nào, không loại trừ công ty giầy LADODA.