Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu mức độ hợp tác của các nông hộ đối với xí nghiệp chế biến dịch vụ chè hạnh lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

tế

H

uế

--------------------

in

h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

cK

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HỢP TÁC CỦA CÁC
NÔNG HỘ ĐỐI VỚI XÍ NGHIỆP

Đ
ại

họ

CHẾ BIẾN DỊCH VỤ CHÈ HẠNH LÂM

Sinh viên thực hiện:



TRẦN THỊ THẮM

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN ĐĂNG HÀO

Lớp: K45A QTKDTM
Niên khóa: 2011- 2015

Huế, tháng 05 năm 2015


Lời Cảm Ơn
Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận, tôi đã nhận
được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình từ nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước hết cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám
hiệu nhà trường, quý thầy cô trường Đại Học Kinh tế Huế đã quan tâm chỉ
bảo nhiệt tình, hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho sinh viên học tập và

uế

rèn luyện.

H

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Đăng
Hào, người đã trực tiếp chỉ dạy, theo sát quá trình nghiên cứu, luôn động

tế


viên nhắc nhở, sửa chữa và góp ý tận tình những thiếu sót giúp tôi hoàn thành
bài khóa luận.

h

Trong thời gian vừa học hỏi và nghiên cứu, vừa thực tập và điều tra tại

in

Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Hạnh Lâm, tôi đã nhận được sự quan tâm và

cK

tạo điều kiện từ gia đình, bạn bè, nhân viên và các nhà cung ứng của Xí
nghiệp cả về thời gian lẫn công sức. Một lần nữa cho phép tôi gửi lời cảm ơn
chân thành nhất!

họ

Kỳ thực tập và làm bài khóa luận kết thúc, tôi đã học hỏi được nhiều
điều mới mẻ từ kiến thức, công việc và cuộc sống, tôi sẽ cố gắng hơn nữa để
không phụ sự kỳ vọng của gia đình, thầy cô và bạn bè.

Đ
ại

Tôi đã cố gắng và nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt bài báo cáo.

Tuy nhiên với những kiến thức học tập trên ghế nhà trường, trong thời gian
và kinh nghiệm cho phép thì sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nên rất

mong nhận được sự thông cảm và những góp ý từ thầy cô để bài nghiên cứu
được hoàn thiện hơn!
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thắm


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................... .ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... .v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vi

uế

DANH MỤC HÌNH VẼ ..............................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ....................................................................................................vii

H

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .........................................................................................viii

tế


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1

h

1.Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1

in

2.Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2

cK

4.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ..........................................................................3

họ

4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................................3
4.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp .......................................................................................... 3
4.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp............................................................................................ 3

Đ
ại

4.2.3. Cách chọn mẫu và quy mô mẫu.............................................................................. 3
4.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích ............................................................................. 4
5. Kết cấu của đề tài........................................................................................................ 7
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................... 8

1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................8
1.1.1. Lý thuyết về chuỗi cung ứng .................................................................................8
1.1.2. Một số khía niệm về quản trị chuỗi cung ứng và sự hợp tác trong chuỗi cung ứng
.............................................................................................................................11
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................13
SVTH: Trần Thị Thắm

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

1.2.1. Đánh giá các nghiên cứu liên quan......................................................................13
1.2.2. Mô hình đo lường mức độ hợp tác của nhà cung ứng .........................................15
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hợp tác của các nông hộ đối với Xí nghiệp
chè Hạnh Lâm và mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................18
1.2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hợp tác của các nông hộ đối với Xí nghiệp
.............................................................................................................................18
1.2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ..............................................................................21

uế

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỢP TÁC CỦA NHÀ CUNG ỨNG ĐỐI VỚI
XÍ NGHIỆP .................................................................................................................. 22

H

2.1. Tổng quan về Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Hạnh Lâm .....................................22

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp ...............................................22

tế

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp................................................................23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức .....................................................................................................23

h

2.1.4. Sản phẩm và quy trình sản xuất...........................................................................25

in

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp qua 2 năm (2013-2014) ....................26

cK

2.2.1. Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của Xí nghiệp qua 2 năm (2013-2014) ...
.............................................................................................................................26
2.2.2. Tình hình sử dụng lao động của Xí nghiệp qua 2 năm (2013-2014) ..................30

họ

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp qua 2 năm (2013-2014)...............32
2.2.4. Tình hình thực hiện hợp đồng của các đơn vị qua 2 năm (2013-2014) về mặt

Đ
ại

khối lượng......................................................................................................................35

2.3. Phân tích thống kê mô tả mẫu điều tra ...................................................................36
2.3.1. Mô tả mẫu điều tra theo diện tích trồng chè ........................................................36
2.3.2. Mô tả mẫu điều tra theo thời gian bán chè cho Xí nghiệp...................................37
2.3.3. Mô tả mẫu điều tra theo sản lượng chè bán cho doanh nghiệp/năm ...................38
2.3.4. Thống kê mô tả mẫu điều tra theo mức độ quan tâm các yếu tố .........................39
2.4. Đánh giá mức độ hợp tác của các nông hộ đối với Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè
Hạnh Lâm ...................................................................................................................40
2.4.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo.............................................................................40
2.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)......................................................................45
SVTH: Trần Thị Thắm

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

2.4.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo lần 2 sau khi kiểm định KMO............................50
2.4.4. Kiểm định phân phối chuẩn...............................................................................522
2.4.5. Kiểm định One Sample T-test .............................................................................52
2.4.6. Kiểm định sự khác biệt về các yếu tố của mức độ hợp tác (Kruskal – Wallis)...57
2.5. Kết luận chung........................................................................................................59
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỨC ĐỘ HỢP TÁC CỦA
CÁC NÔNG HỘ ĐỐI VỚI XÍ NGHIỆP ..................................................................... 61

uế

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ........................................................................................61
3.2 Giải pháp..................................................................................................................62


H

3.2.1. Đối với cơ sở vật chất..........................................................................................62
3.2.2. Đối với nguồn lực ................................................................................................63

tế

3.2.3. Đối với hợp đồng .................................................................................................63
3.2.4. Đối với mức độ tín nhiệm ....................................................................................63

h

3.2.5. Đối với mức độ đáp ứng ......................................................................................64

in

3.2.6. Đối với các chính sách ........................................................................................64

cK

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 66
1. Kết luận ...................................................................................................................66
2. Kiến nghị ...................................................................................................................67

họ

2.1. Đối với Công ty TNHH 1 TV Đầu tư Phát triển chè Nghệ An ...............................67
2.2. Đối với Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Hạnh Lâm................................................68


Đ
ại

3. Giới hạn của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu .....................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 70
PHỤ LỤC

SVTH: Trần Thị Thắm

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

CB DV

Chế biến dịch vụ

SRM

Quản trị mối quan hệ nhà cung ứng

UBND

Ủy ban nhân dân


CB

Chế biến

HĐND – UBND

Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

NCC

Nhà cung cấp

DT

Doanh thu

BH & CCDV

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TH/KH


Thực hiện/Kế hoạch

CBCNV

tế

H

uế

TNHH 1 TV

h

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Đ
ại

họ

cK

in

Cán bộ công nhân viên

SVTH: Trần Thị Thắm

iv



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt các nhân tố trong các nghiên cứu liên quan ............................16
Bảng 2.1: Tình hình tài sản của Xí nghiệp qua 2 năm (2013–2014).............................27
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của Xí nghiệp qua 2 năm (2013-2014).......................29
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng lao động tại Xí nghiệp qua hai năm (2013- 2014)..........30
Bảng 2.4: Lao động tham gia công tác thu mua chè của Xí nghiệp năm 2013 - 2014..............31
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp qua 2 năm (2013-2014).......33

uế

Bảng 2.6: Sản lượng thực hiện theo hợp đồng qua 2 năm (2013-2014) .......................35
Bảng 2.7: Cơ cấu diện tích trồng chè của các nông hộ .................................................36

H

Bảng 2.8: Cơ cấu thời gian trồng chè của các nông hộ .................................................37
Bảng 2.9: Cơ cấu sản lượng chè hàng năm mà các nông hộ bán cho Xí nghiệp ..........38

tế

Bảng 2.10: Cơ cấu mẫu điều tra theo mức độ quan tâm các yếu tố ..............................39

h


Bảng 2.11: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 1 ................................................40

in

Bảng 2.12: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 2 ................................................41
Bảng 2.13: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 3 ................................................41

cK

Bảng 2.14: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 4 ................................................42
Bảng 2.15: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 4 ................................................42

họ

Bảng 2.16: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 5 ................................................43
Bảng 2.17: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 6 ................................................43
Bảng 2.18: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 7 ................................................44

Đ
ại

Bảng 2.19: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 8 ................................................44
Bảng 2.20: KMO and Bartlett's Test .............................................................................46
Bảng 2.21: Ma trận xoay của nhân tố sự hài lòng .........................................................50
Bảng 2.22: Kiểm định KMO và Bartlett’s test ..............................................................50
Bảng 2.23: Kiểm định độ tin cậy thang đo lần 2 sau khi kiểm định KMO ...................51
Bảng 2.24: Kiểm định phân phối chuẩn ........................................................................52
Bảng 2.25: Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “cơ sở vật chất” ....533
Bảng 2.26: Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “nguồn nhân lực”....54
Bảng 2.27: Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “sự phụ thuộc”........55

Bảng 2.28: Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “chính sách” .........566
SVTH: Trần Thị Thắm

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

Bảng 2.29: Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “mức độ hợp tác”....56
Bảng 2.30: Kiểm định sự khác biệt về yếu tố “hợp đồng”............................................57
Bảng 2.31: Kiểm định sự khác biệt về yếu tố “mức độ tín nhiệm”...............................58

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế


Bảng 2.32: Kiểm định sự khác biệt về yếu tố “mức độ đáp ứng” .................................59

SVTH: Trần Thị Thắm

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cấu trúc của chuỗi cung ứng (Souvison, 2002) ............................................. 9
Hình 1.2: Các mức độ quan hệ trong chuỗi cung ứng.................................................. 10
Hình 1.3: Quan hệ giữa các thuật ngữ .......................................................................... 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ

uế

Hình 1.4: So sánh mô hình nghiên cứu ........................................................................ 21

H

Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của đề tài......................................................................... 6

tế

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp ............................................. 24


h

Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất chè đen CTC ............................................... 26

cK

in

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thể hiện diện tích trồng chè của các nông hộ ......................................... 36
Biểu đồ 2.2: Thể hiện thời gian trồng chè của các nông hộ ......................................... 37

Đ
ại

họ

Biểu đồ 2.3: Thể hiện sản lượng hàng năm mà các nông hộ bán cho Xí nghiệp ......... 38

SVTH: Trần Thị Thắm

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Hạnh Lâm, tôi đã tiến
hành nghiên cứu, lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu mức độ hợp tác của các
nông hộ đối với Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Hạnh Lâm” làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá mức độ hợp tác của các nông hộ đối với Xí
nghiệp; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ này.

uế

Bằng các số liệu thứ cấp thu thập được từ quá trình điều tra trực tiếp tạị Xí nghiệp
và đặc biệt, số liệu sơ cấp thu thập được từ các nông hộ thông qua bảng hỏi định lượng,

H

tôi tiến hành phân tích và xử lý số liệu bằng các chỉ tiêu so sánh, thống kê và chỉ tiêu
đánh giá mức độ hợp tác để tiến hành nghiên cứu đề tài.

tế

Qua quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng: Các nông hộ đánh giá về các yếu tố
thuộc Xí nghiệp còn thấp, mức độ hài lòng chưa cao. Điều này được chứng minh, họ

in

h

đánh giá cao về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của Xí nghiệp, tuy nhiên đây không
phải là hai yếu tố mà họ quan tâm nhất trong quá trình hợp tác. Các nông hộ quan tâm

cK


nhất là các chính sách mà Xí nghiệp dành cho họ, nhưng sự đánh giá của họ về yếu tố
này chỉ ở mức trung bình. Vì vậy, mức độ hợp tác của họ với Xí nghiệp còn lỏng lẻo.
Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề này trên địa bàn, những giải pháp để tăng cường mối

xuất.

họ

quan hệ này và một số kiến nghị để giúp Xí nghiệp hoạt động hiệu quả hơn đã được đề

Đ
ại

Như vậy, bài nghiên cứu đã phần nào đó đánh giá được mức độ hợp tác của Xí

nghiệp đối với các nông hộ và đưa ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn nhằm
tăng cường mức độ hợp tác của các nông hộ đối với Xí nghiệp.

SVTH: Trần Thị Thắm

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một trong năm quốc gia sản xuất chè (trà) hàng đầu thế giới. Có lẽ
chính vì thế mà từ lâu, trà đã trở thành thức uống truyền thống, không những bổ dưỡng
cho sức khoẻ, mà còn mang đậm nét văn hóa giao tiếp của người Việt. Theo số liệu
thống kê năm 2011 cho thấy, mặc dù diện tích chè cả nước giảm 2,8% so với năm

uế

2010 song sản lượng thu hoạch vẫn đạt 888.600 tấn, tăng 6,5%; kim ngạch xuất khẩu
đạt 198 triệu USD. Chỉ trong quý I - 2012, xuất khẩu chè của Việt Nam đã tăng khá

và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2011.

H

mạnh đạt 29,9 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 41,5 triệu USD, tăng 20% về lượng

tế

Ở Nghệ An những năm gần đây, cây công nghiệp nói chung cũng như cây chè

h

nói riêng đã và đang đóng góp một tỷ trọng khá lớn trong ngành nông nghiệp của tỉnh.

in

Chè là cây công nghiệp được sản xuất chủ yếu ở các nông hộ và đang ngày càng phát
triển. Nhờ đó, thu nhập của người trồng chè được nâng cao và đời sống của họ ngày

cK


càng được cải thiện. Tuy nhiên, người dân trồng chè nơi đây còn gặp nhiều khó khăn
trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do sự tác động của thời tiết và sự kém ổn định

họ

của thị trường.

Ngày nay, việc mua được nguyên vật liệu với giá cả chấp nhận được từ nhà cung
ứng ngày càng trở nên khó khăn. Việc doanh nghiệp có thể giảm chi phí liên quan đến

Đ
ại

việc mua hàng và tăng lợi nhuận mà không phải tăng sản lượng bán hoặc giảm chất
lượng của sản phẩm, thì quản trị mối quan hệ nhà cung ứng (SRM) là một cách tiếp
cận toàn diện để quản lý sự tương tác của doanh nghiệp với các tổ chức cung cấp hàng
hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sử dụng. SRM được hiểu là “tập hợp các phương
pháp và ứng dụng cần thiết đối với việc tương tác với nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ
nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp”. Theo đó, SRM cũng được mở rộng thêm
là cách thức xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với nhà cung ứng nhằm tìm ra những
đặc điểm có thể tăng cường mối quan hệ trong khi vẫn đảm bảo nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và cùng nhau tăng cường khả
năng tạo ra nguồn lợi nhuận mới.
SVTH: Trần Thị Thắm

1


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

Nhận biết được những khó khăn, sự cần thiết và thay đổi của cơ chế thị trường,
Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Hạnh Lâm (thuộc Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư
Phát triển chè Nghệ An) đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích người
dân trồng chè và thiết lập mối quan hệ với họ. Như vậy sẽ đảm bảo được phần nào đó
về số lượng và chất lượng nguồn hàng phục vụ sản xuất của Xí nghiệp; tạo điều kiện
tốt cho các hộ trồng chè nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Tuy nhiên, mối quan hệ nói chung cũng như mức độ hợp tác của nhà cung ứng với Xí

uế

nghiệp còn lỏng lẻo. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình này, đó là
ban quản lý của Xí nghiệp chưa nắm bắt được nhu cầu, mong muốn thực sự của các

H

nông hộ. Xuất phát từ những lí do đó, tôi chọn đề tài: ”Nghiên cứu mức độ hợp tác
của các nông hộ đối với Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Hạnh Lâm” để làm bài luận

tế

văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

in

của các nông hộ đối với Xí nghiệp.


h

- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về các vấn đề liên quan đến mức độ hợp tác

cK

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hợp tác của các nông hộ đối với
Xí nghiệp.

- Đánh giá mức độ hợp tác của các nông hộ đối với Xí nghiệp.

họ

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mức độ hợp tác của các nông hộ đối
với Xí nghiệp.

Đ
ại

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mức độ hợp tác của các nông hộ đối với Xí nghiệp chế

biến dịch vụ chè Hạnh Lâm.
- Đối tượng điều tra: Các nông hộ bán chè cho Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè
Hạnh Lâm trên địa bàn xã Thanh Đức.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về mức độ hợp tác của các nông hộ đối với Xí nghiệp.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015.

SVTH: Trần Thị Thắm

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo 2 phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp nghiên cứu định lượng
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Để khám phá, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát được dùng đo lường các

uế

khái niệm nghiên cứu, tôi tiến hành nghiên cứu định tính. Đầu tiên, tôi sẽ phỏng vấn 3
chuyên gia mà cụ thể ở đây là các nhà quản lý của Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè

H

Hạnh Lâm về các chính sách của Xí nghiệp trong hoạt động quản trị mối quan hệ với
nhà cung ứng và phỏng vấn sâu 7 hộ trồng chè về niềm tin, sự cảm nhận của họ đối

tế

với Xí nghiệp nhằm khám phá và bổ sung các biến quan sát, điều chỉnh mô hình phù
hợp với thực tế.


4.2.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp:

in

h

4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

cK

Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ sách, báo, tạp
chí, Internet, các đề tài nghiên cứu có liên quan trước đây và thông tin từ các bộ phận

họ

trong Xí nghiệp.

4.2.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp:

Đ
ại

Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi (bảng hỏi cấu trúc)
với số lượng người tham gia nhiều (mẫu được chọn) và thời gian trả lời bảng hỏi nhanh.
Trên cơ sở bảng hỏi mang tính khách quan, phương pháp điều tra ngẫu nhiên nhằm suy
rộng cho tổng thể các nhà cung cấp chè của Xí nghiệp.
4.2.3 Cách chọn mẫu và quy mô mẫu:
4.2.3.1 Quy mô mẫu:
Với 27 biến quan sát được xây dựng để đánh giá thì để đảm bảo mức ý nghĩa có

thể chấp nhận của biến ta nhân 5 (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008), ta được quy mô mẫu là 135.
SVTH: Trần Thị Thắm

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

4.2.3.2Cách chọn mẫu:
Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu chùm (cụm). Cụ thể là trong danh sách
các đội (xóm) bán chè cho Xí nghiệp, tôi tiến hành chọn một mẫu ngẫu nhiên trong số
các đội bằng cách bốc xăm và tiến hành phỏng vấn. Đối với hộ được phỏng vấn sẽ tiến
hành phỏng vấn người vợ trong gia đình đó. Cứ tiếp tục làm như vậy cho tới khi đủ
135 mẫu.

uế

4.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích:
- Phương pháp thống kê mô tả (frequencises): Thông qua dữ liệu sơ cấp thu thập

H

được, sử dụng phần mềm trên SPSS 16 để mô tả mẫu theo từng yếu tố.

- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): Để tiến hành phân tích nhân tố

kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s.


tế

khám phá thì điều kiện cần đó là dữ liệu thu được phải đáp ứng được các điều kiện qua

in

h

 Nhằm xác định số lượng nhân tố trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn:
 Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA.

cK

Theo đó, giả thuyết H0 (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác
bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig. < 0,05. Trường

họ

hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.
 Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Eigenvalue (đại diện cho lượng biến

Đ
ại

thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích cho
biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát). Theo
Gerbing và Anderson (1988), các nhân tố có Eigenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm
tắt thông tin tốt hơn biến gốc (biến tiềm ẩn trong các thang đo trước khi EFA). Vì thế,
các nhân tố chỉ được rút trích tại Eigenvalue > 1 và được chấp nhận khi tổng phương

sai trích ≥ 50%.
 Các kiểm định: Kiểm định thang đo:
Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Anpha,
nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi:
SVTH: Trần Thị Thắm

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

 Cronbach’s Anpha > 0,8: Thang đo tốt
 0,8 > Cronbach’s Anpha > 0,7: Thang đo sử dụng được
 0,7 > Cronbach’s Anpha > 0,6: Thang đo chấp nhận được nếu đo lường khái
niệm mới.
Tuy nhiên, Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào
nên giữ lại. Chính vì vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, người ta còn sử dụng hệ

uế

số tương quan biến tổng (Item – total correlation) và những biến nào có tương quan
biến tổng < 0,3 sẽ bị loại bỏ.

H

 Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là
thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.


h

thống kê kiểm định tham số trung bình mẫu:

tế

- Kiểm định giá trị trung bình của tổng thể (One Sample T-test): Với cặp giả thiết

in

Ho: Giá trị trung bình bằng giá trị kiểm định tương ứng (Test Value).
H1: Giá trị trung bình khác với giá trị kiểm định tương ứng (Test Value).

cK

 Nếu Sig. < 0,05 thì bác bỏ giả thiết Ho.
 Nếu Sig. > 0,05 thì chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết Ho.

họ

- Kiểm định sự khác biệt về các yếu tố của mức độ hợp tác (Kruskal Willis):
Giả thuyết:

Đ
ại

H0: Không có sự khác biệt giữa các nhóm
H1: Có sự khác biệt giữa các nhóm
 Nếu Sig. > 0,05 thì chấp nhận H0
 Nếu Sig. < 0,05 thì bác bỏ H0


(Nguồn: Sách “Phân tích dữ liệu đa biến” của Hair và cộng sự, xuất bản lần thứ
7, năm 2010)

SVTH: Trần Thị Thắm

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào
Vấn đề nghiên cứu

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ hợp tác của các nông hộ đối với Xí
nghiệp chè Hạnh Lâm, từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hợp
tác

Mục tiêu nghiên cứu

H

uế

Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến mức độ hợp tác của các nông hộ
đối với Xí nghiệp và đánh giá


h

tế

Phương pháp nghiên cứu

in

Phương pháp định lượng:

Phương pháp định tính:

Đ
ại

họ

cK

Phỏng vấn sâu các nhà
quản lý Xí nghiệp và các
nông hộ để khám phá, bổ
sung các biến quan sát,
điều chỉnh mô hình phù
hợp

- So sánh, phân tích, thống kê mô tả
- Kiểm định độ tin cậy thang đo
- Kiểm định độ phù hợp thang đo
thông qua mô hình EFA

- Kiểm định giá trị trung bình tổng thể
One Sample T-test
- Kiểm định về sự khác biệt (Kruskal
Willis)

Kết quả nghiên cứu và giới hạn của
nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường mức độ hợp tác của
các nông hộ đối với Xí nghiệp
Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của đề tài
SVTH: Trần Thị Thắm

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các
hình và bảng, phụ lục và các tài liệu tham khảo; nghiên cứu được bố cục theo ba
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Trình bày các lý thuyết về chuỗi cung ứng và sự hợp tác trong chuỗi cung ứng.

uế

- Bình luận các nghiên cứu liên quan, mô hình về sự hợp tác của các tác giả khác

và từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 2: Đánh giá mức độ hợp tác của nhà cung ứng đối với Xí nghiệp.

H

- Tổng quan về Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Hạnh Lâm.

- Phân tích thống kê mô tả mẫu điều tra, kiểm định độ tin cậy của thang đo; từ đó

tế

loại các biến không đủ độ tin cậy để tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố khám phá
(EFA) và các kiểm định sau.

in

h

- Đánh giá mức độ hợp tác của các nông hộ đối với Xí nghiệp chế biến dịch vụ
chè Hạnh Lâm thông qua kiểm định giá trị trị trung bình của tổng thể (One Sample Ttest) và kiểm định sự khác biệt về các yếu tố của mức độ hợp tác (Kruskal Willis).

cK

- Kết luận chung về kết quả nghiên cứu.

họ

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mức độ hợp tác của các
nông hộ đối với Xí nghiệp.


Đ
ại

Nêu các căn cứ đề xuất giải pháp, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể.

SVTH: Trần Thị Thắm

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý thuyết về chuỗi cung ứng
1.1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
 Chuỗi cung ứng: Có nhiều khái niệm khác nhau về chuỗi cung ứng:

uế

 Chuỗi cung ứng là quá trình kinh doanh và thông tin để cung cấp một sản
phẩm hay dịch vụ thông qua sản xuất và phân phối đến khách hàng cuối cùng (APICS

H

Dictionary, 9th edition, 1996).


tế

 Chuỗi cung ứng là một hệ thống các dòng chảy và phân bố thể hiện các chức
năng từ thu mua nguyên liệu, chuyển đổi thành các sản phẩm trung gian đến sản phẩm cuối

h

cùng, sau đó là phân phối đến khách hàng (Ganeshan, Ram, and Terry P.Harrison, 1999).

in

 Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các quá trình liên quan trực tiếp hay gián tiếp

cK

để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nó không chỉ bao gồm nhà máy và các nhà cung cấp
mà còn cả các nhà vận chuyển, kho vận, các nhà bán hàng và cả khách hàng (Chopra,
Sunil, and Peter Meindl, 2001).

họ

 Chuỗi giá trị: Chuỗi giá trị là một khái niệm được mô tả bởi Michael Porter
vào năm 1985 trong cuốn sách có tựa đề: Competitive Advantage: Creating and

Đ
ại

Sustaining Superior Performance (Tạm dịch: Lợi thế cạnh tranh: Tạo và duy trì hiệu
suất ở mức cao).


Michael Porter biện luận rằng chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm các

hoạt động chính và hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được cấu hình một
cách thích hợp. Và chúng có thể hướng đến việc hỗ trợ một hoạt động chính cũng như
hỗ trợ các tiến trình chính. (Nguồn: Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng 2013)
 Porter phân biệt và nhóm gộp thành năm hoạt động chính: Hậu cần đến
(Inbound logistics), sản xuất, hậu cần ra (Outbound logistics), marketing và bán hàng,
và dịch vụ khách hàng.
 Các hoạt động bổ trợ được Porter nhóm thành bốn loại:
SVTH: Trần Thị Thắm

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

 Thu mua: Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên liệu đầu vào được
sử dụng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung
cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản, chẳng hạn máy móc, tiết bị, các dụng cụ văn
phòng và nhà xưởng.
 Phát triển công nghệ
 Quản trị nguồn nhân lực
 Cơ sở hạ tầng của công ty

uế

1.1.1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng

Mỗi công ty một mắt xích của một hay nhiều chuỗi cung ứng khác nhau, chúng

H

đan xen tạo thành một mạng lưới phức tạp (network). Trong mỗi công ty có những bộ
phận chức năng phối hợp hoạt động với nhau để thực hiện mục tiêu của tổ chức, đó là

họ

cK

in

h

tế

chuỗi cung ứng nhỏ bên trong.

Đ
ại

Hình 1.1: Cấu trúc của chuỗi cung ứng (Souvison, 2002)

Chuỗi cung ứng liên kết nhiều công ty độc lập với nhau, mỗi công ty có cấu trúc,

tổ chức riêng bên trong tương ứng với đặc điểm hoạt động và mục tiêu riêng của nó.
Đồng thời, cấu trúc công ty phải “mở” để liên kết hoạt động với các thành viên khác
trong chuỗi thông qua mối quan hệ với khách hàng phía trước, nhà cung cấp ở phía sau
(Buyer-Customer Relationship) và các công ty hỗ trợ xung quanh.

Cấu trúc dọc của chuỗi (chiều dài của chuỗi) tính bằng số lượng các lớp dọc theo
chiều dài chuỗi. Cấu trúc theo chiều ngang được tính bằng số lượng các công ty tại
mỗi lớp.

SVTH: Trần Thị Thắm

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

Khoảng cách theo chiều dọc được tính là khoảng cách từ công ty trung tâm đến
khách hàng cuối cùng. Hoạt động của công ty trung tâm và những mối liên hệ của nó
thường là đối tượng được tập trung nghiên cứu khi tìm hiểu về chuỗi cung ứng.
1.1.1.3 Các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng
Có 5 mức độ quan hệ trong chuỗi (Taylor & Francis 2003) dựa vào mức độ tích
hợp. Theo cách thang đo tương đối này, mmootj cực là mức độ tích hợp rất thấp (dạng
thị trường rời rạc thuần túy – spot market), một cực là hệ thống tổ chức cấp bậc thuần

h

tế

H

uế

túy (nơi các tổ chức tích hợp dọc hoàn toàn theo chức năng).


in

Hình 1.2: Các mức độ quan hệ trong chuỗi cung ứng

cK

 Mối quan hệ ngắn hạn: Xây dựng trên cơ sở từng giao dịch riêng lẻ, các mối
quan hệ được thiết lập và kết thúc dựa trên kết quả đàm phán về giá cả, hàng hóa được
mua bán chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn.

họ

 Mối quan hệ trung và dài hạn: Sản phẩm được mua bán với số lượng, thời
gian và giá cả định trước. Các công ty kết hợp chức năng (chiều dọc) nhằm giảm bớt

Đ
ại

rủi ro. Nhiều giao dịch không có hợp đồng rang buộc một cách hợp pháp.
 Dạng liên kết chia sẻ lợi nhuận: Mức độ hợp thức hóa rõ rang, minh bạch và

hợp pháp. Các thủ tục trong quan hệ đều thông qua giấy phép, bản quyền. Những sản
phẩm, dịch vụ hoặc thông tin được chuyển giao đều có bảo đảm về sở hữu.
 Liên minh dài hạn: Các tổ chức này ảnh hưởng lẫn nhau mà vẫn giữ được
tính độc lập. Sự tự do và phụ thuộc giữa mỗi công ty là có giới hạn.
 Tham gia mạo hiểm: Là dạng đặc biệt của liên minh dài hạn, khi mà sự tích
hợp lên tới mức độ cao tạo thành một dạng tổ chức mới để cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi
ro. Mỗi thành viên trong tổ chức phụ thuộc rất lớn vào nhau.


SVTH: Trần Thị Thắm

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

1.1.2. Một số khía niệm về quản trị chuỗi cung ứng và sự hợp tác trong chuỗi
cung ứng
1.1.2.1 Quản trị chuỗi cung ứng
 Là sự giám sát nguyên liệu, thông tin, và tài chính khi chúng di chuyển trong
một quá trình từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, người bán sỉ, người bán lẻ cho đến
khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc tích hợp các dòng chảy này cả bên
trong cũng như bên ngoài giữa các công ty (Dimitris N-Chorafas, 2001).

uế

 Mục tiêu chính của quản trị chuỗi cung ứng là tối thiểu hóa những hoạt động
không đưa ra được giá trị vào trong chuỗi. Nó tăng cường khả năng cạnh tanh dựa vào

H

việc nâng cao hiệu suất và giảm chi phí (Stewart 1995).
1.1.2.2 Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng

tế

Mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng:


Khi nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, các công trình nghiên cứu trên

in

h

thế giới sử dụng rất nhiều thuật ngữ nhằm lột tả bản chất hợp tác giữa các thực thể trong
chuỗi cung ứng như hợp tác, tương tác hay quan hệ. Thảo luận về các mối quan hệ trong

cK

chuỗi cung ứng, thuật ngữ chuỗi cung ứng hợp tác (collaborative supply chain) thường
được sử dụng hơn. Tuy nhiên khi dùng cụm từ “hợp tác” (collaboration) thường mang
nghĩa tích cực và như vậy tất cả các mối quan hệ trong chuỗi luôn luôn có lợi, tuy nhiên

họ

trên thực tế đôi lúc sự hợp tác không mang lại ý nghĩa tích cực như vậy.
Theo Backstrand cụm từ “quan hệ” (relation) hay “mối quan hệ” (relationship)

Đ
ại

được sử dụng với nghĩa rộng hơn để chỉ ra bất kỳ liên kết nào giữa các doanh nghiệp
có liên quan hay không liên quan đến các đối thủ đều là sự tương tác cạnh tranh hay
hợp tác, chính vì vậy mối quan hệ luôn tồn tại. Thuật ngữ “tương tác” (interaction)
được sử dụng khi muốn nói đến mối quan hệ song phương và các doanh nghiệp đó có
vài hình thức liên lạc, chính vì vậy thuật ngữ “tương tác” được dùng để mô tả nội dung
của quan hệ vừa tích cực (quan hệ hợp tác), vừa tiêu cực (quan hệ đối thủ). Trong khi

đó thuật ngữ “hợp tác” (collaboration) ở đây được sử dụng đơn thuần chỉ một trong
các mức độ tương tác. Các thuật ngữ “tương tác”, “hợp tác” và “quan hệ” sẽ được đặt
trong mối quan hệ với nhau theo sơ đồ sau:

SVTH: Trần Thị Thắm

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

uế

Hình 1.3: Các mức độ trong quan hệ hợp tác
Hình thức hợp tác (Collaboration)

H

Hình thức hợp tác nhìn chung được xem như là làm việc với nhau hoặc hợp tác
với một ai đó mà đối tác đó không kết nối ngay lập tức được. Theo một nghĩa khác,

tế

hợp tác được hiểu là hành động hoặc làm việc cùng nhau hay với đối tác khác vì mục
tiêu cả hai cùng có lợi. Một số ví dụ về các kiểu mối quan hệ hợp tác là hợp tác mang

h


tính đối thủ hoặc hợp tác không mang tính đối thủ (Cox, 2001), đối tác (Webster,

in

1992; Mentzer và cộng sự, 2000), và hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp

cK

(Cravens và cộng sự, 1996). Nghiên cứu của luận án này sẽ tập trung theo hướng hợp
tác giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp. Chính vì vậy, trong phạm vi của nghiên cứu
này sẽ tập trung tìm ra và xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hợp tác (giữa các

họ

đối tác) giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp và vì mục đích cuối cùng là cải thiện mối
quan hệ đó và mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác.

Đ
ại

Vai trò của hợp tác trong chuỗi cung ứng
Hợp tác chuỗi cung ứng tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong chuỗi cải

thiên thành quả. Lợi ích của hợp tác chuỗi cung ứng bao gồm tăng doanh thu, giảm chi
phí và linh hoạt trong các hoạt động nhằm đối phó với sự tăng cao không chắc chắn về
cầu (Fisher, 1997; Lee và cộng sự, 1997).
- Đối với bản thân doanh nghiệp, một khi triển khai chuỗi cung ứng trong đó
hợp tác càng cao nghĩa là các thành viên trong chuỗi luôn liên kết chặt chẽ với nhau
hướng về cùng chia sẻ lợi ích đạt được. Thông qua việc hợp tác giúp cho các doanh
nghiệp cùng chức năng trong chuỗi sẽ tăng sức cạnh tranh (liên kết ngang); từ đó có

thể nâng vị thế trong đàm phán mua nguyên liệu – thuê mướn các dịch vụ bên ngoài và
SVTH: Trần Thị Thắm

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

tìm kiếm các nhà phân phối lớn. Đồng thời nắm bắt kịp thời nhu cầu và biến động thị
trường do được chia sẻ thông tin, và chủ động trong các hoạt động đầu vào lẫn đầu ra.
- Đối với ngành: Hợp tác chuỗi cung ứng trong ngành tốt sẽ giúp ngành nâng
được vị thế cạnh tranh, đi vào phát triển một cách bền vững và hiệu quả. Các thành
viên hợp tác chặt chẽ về phân công lao động, từ đó mỗi thành viên sẽ tự tìm công đoạn
mà mình tham gia hiệu quả nhất mà chủ động hợp tác. Như vậy, nếu trong một ngành
khi triển khai chuỗi cung ứng thể hiện rõ sự hợp tác, chắc chắn sẽ diễn ra quá trình cơ

uế

cấu lại ngành đó trên nhiều phương diện như về quy mô, phương thức sản xuất, phân
phối, tiêu dùng nhằm hướng đến tính bền vững và khai thác triệt để lợi thế so sánh của

H

từng thành viên trong chuỗi, qua đó ngành sẽ đi vào hoạt động một cách quy củ, từng

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đánh giá các nghiên cứu liên quan


tế

bước tham gia sâu vào chuỗi toàn cầu.

h

1.2.1.1 Công trình nghiên cứu của Handfield và Bechtel

in

Handfield và Bechtel khi nghiên cứu về “Vai trò của sự tín nhiệm và mức độ

cK

quan hệ trong việc cải tiến trách nhiệm chuỗi cung ứng” đã đưa ra mô hình nhằm xây
dựng các mối quan hệ chủ yếu giữa nhà cung cấp và người mua dựa vào sự tín nhiệm,
các nhà cung cấp buộc phải đầu tư vào tài lực và nguồn nhân lực, những người mua

họ

phải vận dụng các hợp đồng một cách thận trọng để kiểm soát các mức độ phụ thuộc
liên quan đến mối quan hệ. Mô hình đưa ra biến phụ thuộc là trách nhiệm của các

Đ
ại

thành viên trong chuỗi cung ứng thông qua các biến độc lập là mức độ tín nhiệm và sự
phụ thuộc vào người mua, hợp đồng, mức độ đầu tư vào tài sản cố định, nguồn nhân
lực… Các tác giả cũng đưa ra giả định rằng tất cả các biến phụ thuộc có quan hệ thuận
với trách nhiệm chuỗi cung ứng ngoại trừ sự phụ thuộc của người mua thông qua 9 giả

thuyết. Trong đó, nhân tố lòng tin cao nhất (Mean = 4,128) và nhân tố sự phụ thuộc
của người mua thấp nhất (Mean = 2,247) trong mối quan hệ chuỗi cung. Kết quả cho
thấy rằng thậm chí trong những trường hợp khi lượng cầu vượt quá khả năng cung ứng
của nhà cung cấp (lượng cung), sự khan hiếm xảy ra và khi đó hợp tác để xây dựng
lòng tin – sự tín nhiệm (trust) trong mối quan hệ chuỗi có thể cải tiến được trách nhiệm
nhà cung cấp và nâng cao sự hợp tác trong chuỗi cung ứng.
SVTH: Trần Thị Thắm

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

1.2.1.2 Công trình nghiên cứu của Togar và Sridharan
Togar và Sridharan trong công trình nghiên cứu về “Chỉ số hợp tác: một thước đo
về sự hợp tác chuỗi cung ứng” đã đưa ra các giả định hướng dẫn để đo lường sự mở
rộng về hợp tác của chuỗi cung ứng cụ thể là sự hợp tác của 2 thành phần chính trong
chuỗi là nhà cung cấp và nhà bán lẻ. Mô hình giả định về sự hợp tác kết hợp chặt chẽ
các thói quen hợp tác trong việc chia sẻ thông tin, thống nhất trong việc ra quyết định
và chính sách động viên. Và đó cũng chính là ba nhân tố mà tác giả sử dụng trong bài

uế

nghiên cứu này. Một danh mục hợp tác được đưa ra nhằm đo lường mức độ thói quen
hợp tác. Một khảo sát về nội dung danh mục hợp tác tại các doanh nghiệp ở New

H


Zealand đã thực hiện và được kiểm định, đánh giá thông qua việc phân tích dữ liệu thu
thập được. Kết quả khảo sát xác nhận độ tin cậy và giá trị các giả định về danh mục

tế

hợp tác tỷ lệ thuận với các kỹ thuật hoạt động. Với ba nhóm nhân tố quan sát được
kiểm định thì cả ba nhóm nhân tố đều có Cronbach’s Alpha > 0,7 và trong đó, nhóm

h

nhân tố khuyến khích sự liên kết có giá trị Mean cao nhất (Mean = 3,36), tiếp đó là

in

nhóm nhân tố chia sẻ thông tin với Mean = 3,23 và nhóm nhân tố quyết định đồng bộ

cK

có Mean = 2,13. Đóng góp của nghiên cứu này về mặt lý thuyết đã giới thiệu một danh
mục mới nhằm đo lường sự mở rộng hợp tác chuỗi định mức độ hợp tác và tìm kiếm
sự cải tiến.

họ

1.2.1.3 Nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sương
Huỳnh Thị Thu Sương đã nghiên cứu về đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh

Đ
ại


hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng
Đông Nam Bộ”. Bằng phương pháp thu thập dữ liệu về định tính và thông qua việc
tham khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan, tác giả đã đưa ra mô hình gồm 8
nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng: mức độ tín nhiệm, quyền lực,
tần suất giao dịch, mức độ thuần thục trong giao dịch, khoảng cách, văn hóa hợp tác,
chiến lược và các chính sách của Chính phủ. Bằng các kỹ thuật phân tích hỗn hợp giữa
định tính và định lượng, các nhân tố theo các khía cạnh tiếp cận khác nhau được tiếp
tục xây dựng và phát triển thông qua 39 biến quan sát. Tuy nhiên sau khi tiến hành
EFA nhiều lần, thang đo khoảng cách gồm có 5 biến quan sát đều không góp phần tạo

SVTH: Trần Thị Thắm

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào

nên ý nghĩa hợp tác chuỗi cung ứng do độ tin cậy quá thấp (Cronbach Alpha < 0,5).
Đồng thời có 2 biến quan sát trong thang đo tín nhiệm cũng không đáng tin cậy vì khi
loại bỏ hai biến này thì độ tin cậy của thang đo tín nhiệm được cải thiện đáng kể. Sau
đó tiếp tục thực hiện EFA cho 7 nhóm nhân tố còn lại: mức độ tín nhiệm, quyền lực,
tần suất giao dịch, mức độ thuần thục trong giao dịch, văn hóa hợp tác, chiến lược và
các chính sách của Chính phủ thì đưa đến kết luận sau cùng là đạt yêu cầu với phương
sai trích = 77,708%. Trong đó, thang đo mức độ tín nhiệm cao nhất với độ tin cậy

uế

Cronbach’s Alpha = 0,897 (sau khi đã loại bỏ bớt những biến không đáng tin cậy).

Như vậy, nghiên cứu đã khẳng định được có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong

H

chuỗi cung ứng.

tế

Bằng các phương pháp khác nhau nhưng các tác giả đã khẳng định được các nhân
tố ảnh hưởng đến mối quan hệ trong chuỗi cung ứng nhất định. Những đánh giá tuy

in

tác nhân trong chuỗi cung ứng.

h

khác nhau nhưng đều nói lên được tầm quan trọng của quản trị mối quan hệ giữa các

1.2.2. Mô hình đo lường mức độ hợp tác của nhà cung ứng

cK

1.2.2.1. Mô hình nghiên cứu của Handfield và Bechtel (2002)
Trong mô hình nghiên cứu của mình, Handfield và Bechtel đã đưa ra 6 nhân tố để

họ

nói lên vai trò của sự tín nhiệm và mức độ quan hệ trong việc cải tiến trách nhiệm
chuỗi cung ứng: cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, hợp đồng, sự phụ thuộc vào người


Đ
ại

mua, mức độ tín nhiệm và mức độ đáp ứng.
Trong mô hình của Handfield và Bechtel, mức độ tín nhiệm tác động mạnh mẽ

đến trách nhiệm của các thành viên trong chuỗi cung ứng. Trên thực tế, khi mức độ tín
nhiệm càng cao thì các thành viên trong chuỗi càng phải nâng cao mức độ trách nhiệm
của mình, bởi sự tin tưởng hiện diện trong mối quan hệ. Chẳng hạn, khi người bán họ
tin tưởng, bán hàng cho người mua trong lâu dài thì người mua cũng nên có những
chính sách nào đó cho người bán. Và người bán cũng vậy, họ sẽ đảm bảo chất lượng
nguồn hàng cho người mua, có những ưu đãi riêng cho người mua. Như vậy, mối quan
hệ giữa người mua và người bán sẽ trở nên vững chắc hơn. Ngoài ra, trách nhiệm của

SVTH: Trần Thị Thắm

15


×