Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Mô hình công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.8 KB, 13 trang )


MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG
SẢN Ở VIỆT NAM

LỜI NÓI ĐẦU
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản là một chủ trương chiến lược của
Đảng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta.
Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản nước ta đã có những bước
phát triển đáng kể. Đến nay, đã có hàng chục ngàn cơ sở công nghiệp chế biến nông sản thuộc
các thành phần kinh tế với các loại qui mô khác nhau. Tuy nhiên, chế biến nông sản ở nước ta
vẫn là ngành công nghiệp nhỏ bé, công nghiệp lạc hậu; phát triển các cơ sở công nghiệp chế
biến nông sản chưa gắn với phát triển vùng nguyên liệu. Hàng hóa nông sản tiêu thụ trên thị
trường, kể cả thị trường trong nước và xuất khẩu cơ bản là nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ
chế nên giá trị không cao, khả năng cạnh tranh thấp. Do đó, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp
còn thấp, thất thoát sau thu hoạch lớn, ngành nghề và dịch vụ chưa phát triển và chưa tạo được
nhiều việc làm cho người lao động nhất là nông thôn. Vì vậy đẩy mạnh phát triển công nghiệp
chế biến nông sản là một yêu cầu cấp thiết đối với nước ta hiện nay.
Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản cần tập trung chú trọng phát
triển mô hình phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Vì vậy tôi chọn đề tài tiểu luận: “ Mô
hình phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam”.
Bài tiểu luận của tôi gồm có 3 phần:
Chương I: Một số khái niệm cơ bản
Chương II: Mô hình công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam
Chương II: Một số giải pháp cho mô hình chế biến nông sản ở Việt Nam


TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.........................................................................................4
1.1.Khái niệm:............................................................................................................................................4


1.2.Vai trò của phát triển công nghiệp chế biến nông sản:........................................................................4
1.3.Đặc điểm của sản xuất công nghiệp chế biến nông sản:......................................................................4
1.4.Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển của CNCBNS......................................................5
1.4.1.Ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới CNCBNS :..................................................................5
1.4.2.Ảnh hưởng của công nghệ tới CNCBNS:....................................................................................5
1.4.3.Ảnh hưởng của thị trường đối vơi sự phát triển của CNCBNS...................................................5
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM..............................6
2.2.Tình hình chung phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay: .................................................................8
2.3.Các mô hình phát triển công nghiệp chế biến nông sản:.....................................................................9
2.3.1.Mô hình phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở nước ta...............................................9
2.3.2.Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm.......................................................................................10
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ....................................................................................................11

BÙI THỊ NGỌC UYÊN –K31.KTP.ĐN

Page 3


TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.

Khái niệm:
Công nghiệp chế biến nông sản là một nhóm ngành của công nghiệp chế biến, nó thực
hiện các hoạt động bảo quản, cải tiến, nâng cao giá trị sử dụng và giá trị nguồn nguyên liệu
nông sản bằng phương pháp công nghiệp là chủ yếu, để sản xuất hàng tiêu dùng nhằm đáp ứng
nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
1.2.

Vai trò của phát triển công nghiệp chế biến nông sản:

Công nghiệp chế biến nông sản thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa phát triển
+ Công nghiệp chế biến nông sản sử dụng nông sản làm nguyên liệu sản xuất chế biến
nên nó là thị trường trực tiếp của sản xuất nông sản.
+ Công nghiệp chế biến nông sản làm tăng giá trị, đa dạng hóa giá trị sử dụng, mở rộng
khả năng tiêu thụ, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.
Công nghiệp chế biến nông sản phát triển sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Phát triển công nghiệp chế biến nông sản góp phần giải quyết vấn đề lao độngviệc làm. Sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản không những tạo thêm việc làm mà còn
cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ lao động. Phát triển CNCBNS gắn với phát triển
các vùng tập trung chuyên canh sản xuất nông sản nguyên liệu sẽ thúc đẩy việc cải tạo, xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện
đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân lao động ở nông thôn.
Công nghiệp chế biến nông sản phát triển góp phần quan trọng làm tăng kim
ngạch xuất khẩu, tạo nguồn tích lũy. Phát triển sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn
tích lũy từ nội bộ là phát huy nội lực trong công cuộc CNH, HĐH. Đó là một trong những quan
điểm lớn của Đảng ta trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.3.

Đặc điểm của sản xuất công nghiệp chế biến nông sản:
Do nguồn nguyên liệu có đặc tính sinh vật nên công nghiệp chế biến nông sản thường
được tiến hành qua hai giai đonạ sơ chế và bảo quản và chế biến công nghiệp.
Sản phẩm của công nghiệp chế biến nông sản gắn liền với nhu cầu của cuộc sống hàng
ngày của con người, ngày càng được nhiều người sử dụng.
Công nghiệp chế biến nông sản phát triển trong sự gắn bó mật thiết với nông nghiệp
Sản phẩm công nghiệp chế biến nông sản rất phong phú, đa dạng về chủng loại, chất
lượng và mức độ chế biến.
Công nghiệp chế biến nông sản là ngành có nhiều ưu thế hơn các ngành công nghiệp
khác như: vốn đầu tư thấp hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn; các công trình đầu tư có thể
nhanh chóng đưa vào sử dụng, sớm phát huy hiệu quả, do đó khả năng thu hút vốn đầu tư cao
hơn.


BÙI THỊ NGỌC UYÊN –K31.KTP.ĐN

Page 4


TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
1.4.

Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển của CNCBNS.

1.4.1. Ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới CNCBNS :
Các nguyên liệu của CNCBNS đều là các sản phẩm của nộng nghiệp ,do vậy trong quá
trình phát triển của CNCBNS phải có biện pháp đảm bảo cho nông nghiệp pháp triển để tạo ra
đầu vào ổn định cho CNCBNS phát triển .Sự mất ổn định trong nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng
trực tiếp tới sự phát triển của CNCBNS.Khi nông nghiệp mất mùa sẽ làm thiếu hụt nguyên liệu
cho quá trình chế biến ,vừa làm giá nông sản tăng cao làm tăng chi phí lên cao , làm giảm khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường .Ngựoc lại nếu được mùa sẽ làm giá nông sản
giảm ,không khuyến khích hoặc làm phá sản đối với nông dân và do đó tạo ra xu hướng giảm
sản lượng trong tương lai .
Chất lượng của nông sản cũng có ảnh hưởng chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản
phẩm của CNCBNS ,vì vậy tạo ra nông sản với chất lượng tốt và đồng đều là một việc làm cần
thiết để tăng chất lượng và khả năng cạnh tranh của CNCBNS.
1.4.2. Ảnh hưởng của công nghệ tới CNCBNS:
Công nghệ là một nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất của bất cứ nghành sản
xuất vật chất nào và đặc biệt quan trọng đối với CNCBNS .Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng
trực tiếp đối với các sản phẩm của CNCBNS cả về năng suât và chấ lượng .CNCBNS nước ta
muốn phát triển được ,sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường thì phải có công nghệ tiên
tiến để các sản phẩm có thể có được chất lượng tôt đáp ứng được các tiêu chuẩn nghặt nghèo
của thị trường trong nước và thế giới .

Trong điều kiện của nước ta hiện nay trình độ khao học kĩ thật thấp việc tự nghiên cưu
công nghệ mới còn nhiều hạn chế , để tảoa những bước đi tắt đón dầu để đuổi kịp các nước trên
thế giới thì việc đổi mới công nghệ qua chuyển giao công nghệ là cần thiết .Tuy nhiên trong
những năm qua ,việc đổi mới công nghệ còn nhiều hạn chế , viêc nâng cao hiệu quả của đổi
mới công nghệ là một nhiệm vụ quan trọng ,chuyển giao phải làm chủ được công nghệ, phải
đánh giá dúng được giá trị của công nghệ ,phải biết vận dụng công nghệ đó có hiệu quả nhất.
1.4.3. Ảnh hưởng của thị trường đối vơi sự phát triển của CNCBNS.
Trong sản xuất ra các sản phẩm thì yêu cầu số một là phải tìm được thị trường tiêu thị
.Thị trường có ảnh hưởng mạnh mẽ,có quyết định to lớn đến sản xuất nói chung và CNCBNS
nói riêng .Tìm được thị trường tiêu thụ sẽ giúp giảm lượng tồn kho đặc biệt là với CNCBNS
nói chung là thời gian bảo quản hàng hoá cần rút ngắn .Hơn nữa nó sẽ giúp thu hồi vốn nhanh
rút ngắn chu kì kinh doanh ,làm tăng hiệu quả sử dụng vốn .
Trong điều kiện nước ta hiện nay,chiến lược hướng đến xuất khẩu là rất quan trọng .
Đặc biệt với CNCBNS , các sản phẩm của nghành có thể đóng góp lớn vào xuất khẩu và thị
trường trong nước còn hạn chế .Vì vậy tìm kiếm thị trưòng nước ngoài là việc làm bức thiết ,
CNCBNS phải hướng tới xuất khẩu .Tuy nhiên cũng phải có sự quan tâm thích đáng đến thị
trường trong nước.

BÙI THỊ NGỌC UYÊN –K31.KTP.ĐN

Page 5


TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN Ở
VIỆT NAM
2.1.

Vài nét về các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam:
• Sản xuất


Sản xuất lúa: Trong năm 2014, tổng diện tích gieo lúa khoảng 7,9 triệu ha, năng suất
bình quân đạt 57,7 tạ/ha, sản lượng đạt 45 triệu tấn.

Sản xuất ngô: Diện tích gieo trồng ngô năm 2014 đạt 1,21 triệu ha, sản lượng ngô bình
quân 5,2 triệu tấn, tăng 4,8% so với năm 2013. Có 2 vùng trồng ngô chính là Tây Bắc( Sơn La)
và Nam Bộ. Nhìn chung, sản lượng ngô chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhất
là trong chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến một số sản phẩm có giá trị gia tăng khác. Hằng
năm, Việt Nam vẫn còn phải nhập khẩu một lượng ngô khá lớn.

Sản xuất sắn: Diện tích trồng sắn khoảng 560 nghìn ha, với tổng sản lượng đạt 9,4-10,4
triệu tấn.

Sản xuất đậu tương: Hiện có 25/63 tỉnh trong cả nước trồng đậu tương, chủ yếu ở phía
Bắc ( 65% diện tích). Sản lượng khoảng 300 ngàn thấn/ năm. Cũng như ngô, nhìn chung sản
lượng đậu tương chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước nhất là làm thức ăn chăn nuôi.

Sản xuất khoai lang: Hiện tại khoai lang được trồng chủ yếu ở một số địa phương như
Tây Nguyên ( Lâm Đồng), Nam Bộ ( Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An… ) để xuất khẩu. Sản
lượng năm 2014 khoảng trên 2,2 triệu tấn.

Sản xuất cà phê: Diện tích gần 600 ngàn ha, sản lượng 1,36 triệu tấn. Cơ cấu: cà phê vối
03%, chè 6% còn lại là cà phê mít, cà phê Moca,… Hiện tại phần lớn diện tích cà phê vối đã
già cỗi , cần phải tái canh nên sản lượng có những biến động trong thời gian tới.

Sản xuất chè: Diện tích hơn 135 nghìn ha, sản lượng 984 ngàn tấn búp tươi. Có nhiều
giống chè mới như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiêu, Bát Tiên, Vân Du… Chè được trồng nhiều ở
trung du, miền núi phía Bắc và Lâm Đồng.

Sản xuất điều: Diện tích gần 305 nghìn ha, sản lượng 279-280 ngàn tấn/ năm, chỉ đáp

ứng được 30-50% nhu cầu chế biến và xuất khẩu. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng gần
300 ngàn tấn sản phẩm điều

Sản xuất hồ tiêu: Diện tích gần 60 ngàn ha, sản lượng gần 120 ngàn tấn/ năm

Sản xuất mía: Diện tích khoảng trên 300 ngàn ha. Sản lượng 19 triệu tấn mía cây/ năm.

Sản xuất ca cao: Ca cao được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Diện tích :
22100 ha, tập trung ở Bến Tre ( 7.342 ha), Bà Rịa Vũng Tàu (2.787 ha)…

Sản xuất cao su: Diện tích 955,7 ngàn ha. Năng suất khoảng 1740kg/ha. Sản lượng trên
1,1 triệu tấn mủ khô. Cao su được trồng chủ yếu ở miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Hàng
năm xuất khẩu khoảng gần 1,0 triệu tấn cao su, với kim ngạch khoảng 2,0-2,5 tỷ USD. Năm
2014 khối lượng cao su xuất khẩu đạt 1,66 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu đạt 1,78 tỷ USD
• Chăn nuôi

Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,47 triệu tấn tăng 2,7 % . Trứng và sữa tươi tăng
lần lượt 3,8% và 15,6%. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt 14,7 triệu tấn,
tăng 10% so với năm 2013 .
BÙI THỊ NGỌC UYÊN –K31.KTP.ĐN

Page 6


TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ

Tổng đàn bò vào khoảng trên 5,2 triệu con và không có biến động nhiều so với năm
2013. Riêng bò sữa phát triển mạnh, đạt mức 227.625 con. Sản lượng thịt bò tăng khoảng
4,2% so với năm 2013.


Tổng đàn lợn tăng khoảng 1,5-2,0% so với năm 2013, đạt mức 26,5 triệu con. Sản lượng
thịt lợn hơi tăng 2,2% so với năm 2013.

Đàn gia cầm đạt mức trên 315 triệu con, tăng 4,9% so với năm 2013.
• Chế biến gỗ:
− Ngành lâm nghiệp đang có những chuyển biến tích cực trong việc bảo vệ rừng tốt, đẩu
mạnh khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng. Nhờ vậy, năm 2014 độ che phủ rừng đạt
41,5% giá trị sản xuất đạt 23,9 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành đạt mức
cao kỉ lục(7,09%). Tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp trong tổng giá trị sản xuất nông,
lâm, thủy sản đạt mức rất cao(3,9% vượt 1% so với năm 2013). Năng lực chế biến gỗ
hiện đạt mức 25 triệu m3 gỗ/ năm với nhiều loại mặt hàng có chất lượng cao, phù hợp
với thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt ở thị
trường của trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
của Việt Nam đã tăng từ 3,4 tỷ USD năm 2010 lên 6,2 tỷ USD năm 2014. Xuất khẩu gỗ
và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang đứng thứ 6 trên Thế giới , thứ 2 Châu Á và đứng
đầu khu vự Đông Nam Á.
 Sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay vẫn ở quy mô nhỏ, kỹ thuật lạc hậu với năng
suất và chất lượng chưa cao, giá trị gia tăng thấp do hầu hết đang xuất khẩu thô. Theo
đánh giá của Bộ NN và PTNT, tỷ trọng xuất khẩu thô hiện là 90%, tức chỉ có 10% nông
sản xuất khẩu là những sản phẩm tinh chế. Vì vậy, sản phẩm chế biến nông sản chưa có
sức cạnh tranh trên thị trường. Các mặt hàng được coi là chuỗi liên kết được với chuỗi
giá trị trường thế giới (cà phê, chè, tiêu, cao su, gạo) chủ yếu bán ở giá thấp hơn giá bình
quân của thế giới. Ví dụ, giá chè 10 năm qua chỉ bằng 52,7% giá chè thế giới, cà phê
bằng 50,9% giá cà phê thế giới.

BÙI THỊ NGỌC UYÊN –K31.KTP.ĐN

Page 7



TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
2.2.

Tình hình chung phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay:

Trong đó theo cơ cấu thành phần kinh tế ta thấy khu vực kinh tế trong nước có tốc độ phát
triển chậm hơn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,khu vực kinh tế quốc doanh có
tốc độ phát triển chậm hơn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh,các thành phần kinh tế chiếm
tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản phẩm thì lại có tốc độ phát triênr lớn và ngược lại thành
phần kinh tế chiếm tỷ trọng lớn thì tốc độ phát triển lại chậm .
Sản lượng các sản phẩm chế biến của CNCBNS ở nước ta năm 2010-2015
2010
2011
2012
2013
2014
Quả và hạt đóng hộp (Nghìn tấn)

60,1

53,6

50,0

48,9

48,0

Dầu thực vật tinh luyện (Nghìn
tấn)


565,9

568,7

631,6

669,5

723,3

Chè chế biến (Nghìn tấn)

211,0

207,4

193,3

187,6

178,2

Rượu mạnh và rượu trắng (Triệu
lít)

349,4

337,1


330,9

318,1

312,4

Bia các loại (Triệu lít)

2.420,2 2.625,7 2.978,7 3.004,1 3.247,4

Thuốc lá (Triệu bao)

5.073,9 5.316,4 5.463,0 5.701,1 5.101,3

Sợi (Nghìn tấn)

BÙI THỊ NGỌC UYÊN –K31.KTP.ĐN

810,2

967,1 1.152,8 1.321,9 1.543,4

Page 8


TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
Về cơ cấu mặt hàngcủa CNCBNS nước ta phụ thuộc vào cơ cấu nông nghiệp .Với những
điều kiện tự nhiên đặc thù ,nước ta phát triển nông nghiệp có thế mạnh về các mặt hàng
nông sản như các loại cây lấy dầu lạc,đỗ tương,vừng ,dừa vv....,mía đường ,cây lương thực
như lúa gạo,ngô ,khoai,sắn vv ....,các cây công nghiệp như cà phê ,chè,cao su,tiêu

,điều,đay,cói,sợi,bông vv.....
Trong những năm qua,nhờ chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắnmà ta đã giữ được
mức tăng trưởng ổn định các loại nông sản trên,tạo điều kiện cho sản lượng các loại sản
phẩm chế biến của các loại nông sản trên phát triển ổn định.
Về khả năng chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm CNCBNS của ta còn nhiều yếu kém
do chất lượng sản phẩm kém không đáp ứng được tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các thị
trường nước ngoài khó tính. Do uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, do thiếu
các thông tin về giá cả, chất lượng, thói quen tiêu dùng, văn hoá, truyền thống của thị
trường các nước mà khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm của
CNCBNS Việt Nam thấp trong cạnh tranh các sản phẩm cảu ta luôn ở thế yếu bị chèn ép và
mất khả năng chiễm lĩnh thị trường.

2.3.

Các mô hình phát triển công nghiệp chế biến nông sản:

2.3.1. Mô hình phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở nước ta.
Mô hình phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở nước ta hiện nay có thể khái quát ở
mô hình dưới đây. Trong đó nông nghiệp và bước chế biến thô sơ có nhiệm vụ:

Sản xuất và tập trung nguồn nguyên liệu.

Chế biến thô sơ, sơ chế để tạo ra nguyên liệu thô kéo dài, thời gian để đưa nguyên liệu
vào bước chế biến tiếp theo.

Tạo ra các sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm tiêu dùng phẩm cấp thấp, đáp ứng những
nhu cầu thấp, tận dụng đáp ứng nhu cầu của các thị trường nhỏ, lẻ, khả năng thanh toán
thấp.

Giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động có trình độ thấp hoặc không có trình

độ chuyên môn ở nông thôn. Khâu chế biến cao cấp có nhiệm vụ dùng khả năng cao về
vốn, công nghệ hiện đại để tiếp tục chế biến các nguyên liệu thô, các sản phẩm trung
gian tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu
của thị trường người tiêu dùng có thu nhập cao và tăng cường xuất khẩu.

Giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ, vệ tinh, các điều kiện và nguồn lực để thực hiện bước
chế biến thô sơ.
Điểm khác biệt của mô hình là từ nông nghiệp đến chế biến tạo ra sản phẩm có chất lượng cao
có một bước đệm là bước chế biến thô sơ, dùng để tập hợp nguyên liệu, kiểm tra, cung ứng
nguyên liệu tốt và làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, công nghệ hiện đại, tạo ra mối quan
hệ khăng khít giữa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản.

Chế biến cao
cấp
BÙI THỊ NGỌC UYÊN –K31.KTP.ĐN

Thị
trường

Page 9


TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ

Chế biến thô


Mô hình phát triển khu công nghiệp cụm công nghiệp ở
nước ta


Nông nghiệp





Về phân bố bước chế biến công nghệ hiện đại được thực hiện bởi các doanh
nghiệp có tiềm lực lớn về vốn, tài chính, công nghệ, nhân lực… và có thể phân
bố trong các khu công nghiệp, có thể phân bố gần thị trường.

Thành phố thuận lợi trong đưa sản phẩm ra thị trường, bước chế biến thô sơ có
thể phân bố không tán, gần vùng nguyên liệu và tận dụng những nguồn lực nhỏ
từ đó vừa thuận lợi trong thu mua nguyên liệu, vừa tận dụng lực lượng lao động
có trình độ chuyên môn ở nông thôn.

Về nguồn vốn cho sự phát triển, thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp có những ưu đãi về thuế, về cơ chế chính sách đầu
tư để thu hút các nguồn vốn lớn từ dân cư thành thị, các nhà đầu tư lớn trong
nước, vốn đầu tư nước ngoài.

Đồng thời mở rộng các loại hình doanh nghiệp, đổi mới thủ tục hành chính, tạo
thuận lợi để thu hút nguồn lực từ người dân, các nhà đầu tư để phát triển các
doanh nghiệp ngay tại địa phương, những doanh nghiệp này chủ yếu thực hiện
bước chế biến thô sơ và làm vệ tinh cho các doanh nghiệp chế biến hiện đại về
vận hành cần tạo ra mối quan hệ truyền thống lâu dài, ổn địnhgiữa các bước chế
biến cũng như các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ vệ tinh, giữa các doanh
nghiệp vệ tinh với các hộ gia định sản xuất nông nghiệp trên cơ sở thống nhất lợi
ích.
Về cơ chế quản lý của Nhà nước. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế, về chính
sách xuất khẩu, chính sách đầu tư v.v… Đối với thủ tục hành chính giúp huy động và

tận dụng mọi nguồn lực cho phát triển, kết hợp quản lý tập trung ở các khu công nghiệp
với quản lý các doanh nghiệp vệ tinh phân tán, phân bổ ở các vùng nguyên liệu.

2.3.2. Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm.
Chế biến Nông
cao cấp nghiệp

Chế biến thô


BÙI THỊ NGỌC UYÊN –K31.KTP.ĐN

Tiêu dùng

Page 10


TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
Theo mô hình quản lý chất lượng sản phẩm ở trên, để có được một sản phẩm có chất
lượng tốt ở khâu chế biến cao cấp, đưa ra tiêu dùng thì không phải chỉ có khâu chế biến cao cấp
nỗ lực, cố gắng là đủ mà phải trong xuyên suốt toàn bộ quá trình và đặc biệt quan trọng ở khâu
đầu tiên, một nguồn nguyên liệu không đồng bộ ở khâu sản xuất nông nghiệp, chất lượng
kém, ,mùi vị không đạt tiêu chuẩn mỗi đơn vị sản phẩm có sự khác biệt to nhỏ khác nhau, ngọt,
nhạt khác nhau nếu đưa vào các khâu tiếp theo và đến khâu chế biến cao cấp, đưa ra thị trường
thì không thể có một sản phẩm nông sản chất lượng cao, sức cạnh tranh cao trên thị trường. Vì
vậy mô hình đã chỉ ra rằng, muốn có sản phẩm chất lượng tốt ta phải bắt đầu từ khâu đầu tiên,
khâu sản xuất nông sản của nông nghiệp và trong toàn bộ quá trình đều phải thực hiện nguyên
tắc "làm đúng ngay từ đầu" để cuối cùng cho ra một sản phẩm hoàn hảo.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.1. Cơ hội và thách thức của công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam:
Chế biến nông sản là một khâu quan trọng trong việc thúc đẩy các liên kết thị trường,
bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Doanh nghiệp chế biến đồng thời phải đảm nhận nhiều chức năng như trực tiếp xuất khẩu nông
sản, duy trì thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường với những sản phẩm chế biến mới, vừa
phối hợp, liên kết với ngành nông nghiệp, các Viện khoa học, các trường đại học, và các công
ty cung ứng và các tổ chức sản xuất (hộ nông dân, hợp tác xã…) hình thành vùng nguyên liệu
BÙI THỊ NGỌC UYÊN –K31.KTP.ĐN

Page 11


TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
tập trung. Kinh nghiệm của Thái Lan đã cho thấy, việc thúc đẩy phát triển ngành chế biến nông
sản kết hợp với các chính sách xúc tiến thương mại sẽ thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay vẫn ở quy mô nhỏ, kỹ thuật lạc hậu với
năng suất và chất lượng chưa cao, giá trị gia tăng thấp do hầu hết đang xuất khẩu thô. Theo
đánh giá của Bộ NN và PTNT, tỷ trọng xuất khẩu thô hiện là 90%, tức chỉ có 10% nông sản
xuất khẩu là những sản phẩm tinh chế. Vì vậy, sản phẩm chế biến nông sản chưa có sức cạnh
tranh trên thị trường. Các mặt hàng được coi là chuỗi liên kết được với chuỗi giá trị trường thế
giới (cà phê, chè, tiêu, cao su, gạo) chủ yếu bán ở giá thấp hơn giá bình quân của thế giới. Ví
dụ, giá chè 10 năm qua chỉ bằng 52,7% giá chè thế giới, cà phê bằng 50,9% giá cà phê thế giới.
Một đặc điểm khác của công nghiệp chế biến của nước ta là mới dừng lại gia công nguyên liệu
cho quá trình chế biến tinh ở quốc gia khác. Điều này khiến chúng ta mới chỉ dừng ở vị trí là
vùng nguyên liệu cho sản xuất, chế biến nông sản. Để nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, các
chuyên gia cho rằng, cần phát triển công nghệ chế biến theo các vùng nguyên liệu, cũng như
gắn với xây dựng hệ thống cung ứng và tiêu thụ, tạo nên các chuỗi giá trị có khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.
3.2. Giải pháp phát triển mô hình công nghiệp chế biến:


Một là: Coi trọng công tác lập quy họach và nâng cao chất lượng quy hoạch; đồng thời,
tập trung vốn cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư. Tiến hành rà soát, điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH và quy hoạch ngành cho phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Tập trung quy hoạch phát triển các ngành hàng lợi thế, rà
soát loại bỏ những cụm công nghiệp không hiệu quả. Nâng cao chất lượng dự báo trong các dự
án quy hoạch, công khai quy hoạch theo quy định và tăng cường giám sát của nhân dân.
Tạo cơ chế phù hợp, môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Sử dụng
hiệu quả nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh đầu tư cho các chương trình, dự án trên địa bàn;
Kêu gọi các nguồn vốn liên doanh, liên kết trong nước, tăng vốn huy động trong nhân dân, vốn
các thành phần kinh tế và vốn doanh nghiệp, để đầu tư phát triển đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư
xây dựng bằng nhiều giải pháp và bước đi cụ thể.

Hai là: Đẩy mạnh phát triển CN - TTCN, trước hết cần tập trung đầu tư xây dựng hạ
tầng, kỹ thuật các cụm công nghiệp, hạ tầng giao thông được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Phát
triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, chế biến thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng, gia
công hàng mỹ nghệ xuất khẩu… đồng thời, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để nâng cao
năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công, chuyển giao khoa học công nghệ cho người
dân; quan tâm công tác dạy nghề cho người lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ
sở sản xuất đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng và
sức cạnh tranh của sản phẩm.

Ba là: Xây dựng chiến dịch phát triển thị trường - hội nhập kinh tế vùng lân cận, tranh
thủ mọi thuận lợi để mở rộng thị trường, tiếp tục đưa những sản phẩm chủ lực của huyện vào
các thị trường lớn để xuất khẩu, nâng cao giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như cao su,
tinh bột mì, chế biến hạt điều, hàng thủ công mỹ nghệ... Có chính sách khuyến khích doanh
BÙI THỊ NGỌC UYÊN –K31.KTP.ĐN

Page 12



TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và thị trường, ứng dụng công nghệ hiện đại, xây dựng thương
hiệu, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

Bốn là: Gắn với nhu cầu nguồn nguyên liệu của công nghiệp, cần thiết phải đẩy nhanh
thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; quy hoạch lại các vùng chuyên canh sản xuất nông sản
hàng hóa, chất lượng đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu đạt chất lượng cho công nghiệp,
tạo động lực thúc đẩy lẫn nhau để cùng phát triển.

Năm là: Nâng cao vai trò, khả năng tham mưu quản lý nhà nước trên các lĩnh vực về
kinh tế của các cơ quan chuyên môn trong huyện, coi trọng công tác cán bộ và đầu tư nguồn
nhân lực đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của xã hội. Trước hết, phải đẩy mạnh công tác cải
cách thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ dự án có liên quan đến đầu
tư, với yêu cầu “nhanh chóng, thuận lợi” cho nhà đầu tư và nhân dân.

BÙI THỊ NGỌC UYÊN –K31.KTP.ĐN

Page 13



×