Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phân tích lòng trung thành của khách hàng tại siêu thị gia lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 108 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngành bán lẻ đang tỏ ra là một ngành có mức độ hấp dẫn cao. Bằng chứng là sự
tăng trưởng về cả doanh thu và lợi nhuận một cách tích cực trong bối cảnh ảm đạm của
nền kinh tế toàn cầu do cuộc suy thoái kinh tế. Cụ thể, tại Việt Nam, tổng mức bán lẻ tính
trên đầu người năm 2012 là 26.2 triệu đồng/người, năm 2013 là 29.3 triệu đồng/người
tăng trưởng 11.83%.
Nhìn lại bối cảnh thị trường bán lẻ của Việt Nam, ông Steven Gol_Chủ tịch hiệp

uế

hội bán lẻ Châu Á_Thái Bình Dương nhận xét: Thị trường bán lẻ Việt Nam như là một

tế
H

miếng đất màu mỡ khiến rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm vì những mô hình bán
lẻ hiện đại ở Việt Nam chỉ chiếm 20% trong khi con số này ở các nước khách trong khu
vực là 46% ở Thái Lan, 43% ở Indonesia,…Bà Đinh Thị Mỹ Loan_Chủ tịch hiệp hội bán

h

lẻ Việt Nam cảnh báo các nhà bán lẻ trong nước cần phải nâng cao sức mạnh cạnh tranh

in

vì sau năm 2015, khi mà thị trường Việt Nam hoàn toàn mở cửa thì áp lực cạnh tranh



K

trong ngành ngày càng tăng lên mạnh mẽ hơn với sự tham gia của các nhà bán lẻ có sức

ọc

mạnh cạnh tranh lớn từ phương tây.

Nhìn lại trị trường bán lẻ ở Huế giai đoạn 2010-2020, theo quyết định số 740/QĐ-

ại
h

UBND ngày 08 tháng 04 năm 2009, mục tiêu phát triển các trung tâm thương mại và siêu
thị tại Thừa Thiên Huế như sau:

Đ

- Đến năm 2020, xây dựng thêm 6 trung tâm thương mại hạng III: TTTM thị trấn
Phong Điền, TTTM thị trấn Sịa, TTTM thị trấn Tứ Hạ, TTTM thị trấn Thuận An, TTTM
thị trấn Phú Lộc, TTTM tại Khu Kinh Tế Chân Mây – Lăng Cô; Cụm thương mại dịch vụ
tập trung tại phường Phú Hội – phường Phú Nhuận và 01 Trung tâm hội chợ triển lãm.
- Đến năm 2020, xây dựng thêm 02 siêu thị hạng II: Khu Kinh Tế Chân Mây –
Lăng Cô, thị trấn Phú Bài; 08 siêu thị hạng III tại các khu vực sau: Nam Thủy An, xã
Phong Điền, xã Điền Lộc, xã Quảng Phú, xã Bình Điền, xã Thủy Phương, xã Vinh Thanh,
xã Vinh Hiền.
Với quy hoach mạng lưới như đã được phê duyệt có thể thấy, mức độ cạnh tranh
trong kinh doanh siêu thị ở Thừa Thiên Huế trong những năm tới diễn ra rất mạnh mẽ.
Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM


1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

Vậy làm thế nào để củng cố và nâng cao sức mạnh cạnh tranh? Theo Omar(1999),
đối với ngành bán lẻ, yếu tố quan trọng nhất, quyết định tới sự thành công và tồn tại của
một nhà bán lẻ là lòng trung thành của khách hàng. Levy và Weitz (2004) cũng khẳng
định lòng trung thành của khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển sức mạnh
cạnh tranh bền vững của nhà bán lẻ.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề xoay quanh khái niệm lòng trung thành của khách
hàng như: lòng trung thành của khách hàng với nhà bán lẻ tồn tại như thế nào? Làm thế
nào để đánh giá, lượng hóa? Nhân tố nào ảnh hưởng, chi phối lòng trung thành của khách

uế

hàng? Bằng cách nào có thể tạo ra củng cố và phát triển lòng trung thành của khách hàng?
Xuất phát từ những vấn đề này tôi chọn đề tài: “Phân tích lòng trung thành của

tế
H

khách hàng tại siêu thị Gia Lạc” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:

in


h

2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

K

2.1.1 Mục tiêu chung:

ọc

• Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về lòng trung thành của khách hàng, và lý luận

ại
h

về chất lượng dịch vụ của siêu thị.

• Đánh giá các yếu tố tác động vào lòng trung thành của các khách hàng tại siêu thị
Gia Lạc. Từ đó đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc xây

Đ

dựng lực lượng khách hàng trung thành cho siêu thị. Đồng thời giúp siêu thị nâng cao
năng lực cạnh tranh trong tình hình áp lực cạnh tranh ngày càng tăng.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể:
• Xác định các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ siêu thị và lòng trung thành của
khách hàng tại siêu thị Gia Lạc.
• Phân tích sự khác biệt về lòng trung thành giữa các nhóm đối tượng khách hàng
khác nhau theo tiêu chí nhân khẩu học.
• Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chất lượng dịch vụ siêu thị

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

lên lòng trung thành của khách hàng tại siêu thị Gia Lạc.
• Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc xây dựng lòng trung
thành cho khách hàng.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu:
 Các yếu tố nào tác động đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của
siêu thị Gia Lạc?
 Yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất/thấp nhất đến sự hài lòng của khách hàng về chất

uế

lượng dịch vụ của siêu thị Gia Lạc?

tế
H

 Tính chất, mức độ lòng trung thành của khách hàng đối với siêu thị Gia Lạc?
 Các yếu tố về chất lượng dịch vụ, lòng trung thành của khách hàng khác nhau như
thế nào giữa các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau theo tiêu chí nhân khẩu học?

K


lòng trung thành cho khách hàng?

in

h

 Những giải pháp nào cần được thực hiện để nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng

3. Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu:

ọc

3.1. Ðối tượng nghiên cứu:

ại
h

- Khách thể nghiên cứu: Khách hàng mua sản phẩm tại siêu thị Gia Lạc.
- Ðối tượng nghiên cứu: lòng trung thành của khách hàng và chất lượng dịch vụ tại

Đ

siêu thị Gia Lạc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Ðịa điểm điều tra dữ liệu sơ cấp là siêu thị Gia Lạc.
- Phạm vi thời gian: Để đảm bảo tính cập nhật của đề tài, các dữ liệu thứ cấp được
thu thập trong phạm vi thời gian từ năm 2010 đến năm 2013.

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM


3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

4. Dàn ý nội dung nghiên cứu
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phân tích lòng trung thành của khách hàng tại siêu thị Gia Lạc
Chương 3: Định hướng, giải pháp.

Đ

ại
h

ọc

K

in

h

tế
H


uế

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về siêu thị
Siêu thị là loại cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh, có cơ
cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, các loại hàng hóa này có thể không liên
quan đến nhau (siêu thị tổng hợp) hoăc là các loại hàng hóa này cùng là một mặt hàng hóa

uế

nhất định (siêu thị chuyên doanh). Các chủng loại hàng hóa này được đảm bảo chất
lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể. Siêu thị phải đảm bảo về diện tích kinh doanh, trang

tế
H


bị kỷ thuật và tổ chức quản lí, tổ chức kinh doanh, có các phương thức phục vụ văn minh,
thuận tiện nhằm thõa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng.

h

Siêu thị có thể kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh nhưng không bao gồm các

in

cơ sở hoạt động dịch vụ như hội trường, phòng họp, văn phòng…

K

Siêu thị được phân loại dưa theo quy chế về siêu thị, trung tâm thương mại ban

ọc

hành theo quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ thương mại.

ại
h

Ngoài các tiêu chuẩn chung về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỷ thuật bảo quản, khu

Đ

vệ sinh, khu giải trí, thì các siêu thị được phân loại như sau:

Loại siêu thị


Bảng 1.1 Phân loại siêu thị ở Việt Nam
Siêu thị tổng hợp

Siêu thị chuyên doanh

Diện tích

Danh mục

Diện tích

Danh mục

(m2)

hàng hóa

(m2)

hàng hóa

1. Siêu thị hạng I

> 5.000

2. Siêu thị hạng II
3. Siêu thị hạng III

>20.000


>1.000

>2.000

2.000-5.000 10.000-20.000

500-1.000

1.000-2.000

500-2.000

400-500

500-1.000

4.000-10.000

(Nguồn: Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 của Bộ Thương mại)

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

1.1.2 Vai trò và chức năng của siêu thị

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, ngày càng có
nhiều mô hình phân phối hàng hóa hiện đại của các nước phát triển trên thế giới thâm
nhập vào Việt Nam, đáp ứng được phần nào nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người
tiêu dùng trong nước tại các đô thị lớn, đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống lưu thông,
phân phối hàng hóa theo xu hướng hội nhập quốc tế của nền thương mại Việt Nam.
Siêu thị đã tìm thấy chỗ đứng trên thị trường Việt Nam, góp phần tạo dựng nền
văn minh thương mại tại các địa phương và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong đời sống

uế

hiện đại.
Trong số rất nhiều hình thức phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu

tế
H

dùng thì siêu thị đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu như
các kênh phân phối truyền thống người tiêu dùng phải di chuyển rất nhiều nơi, đi rất

h

nhiều địa điểm bán hàng mới có thể mua đủ các loại hàng hóa mà mình mong muốn thì

in

đối với siêu thị người tiêu dùng có thể mua tại cùng một địa điểm nhiều loại hàng hóa cần

K

thiết. Vai trò của siêu thị được thể hiện ở những khía cạnh sau:


ọc

+ Siêu thị là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng. Siêu thị là nơi thực
hiện giá trị hàng hóa, là nơi tiêu thụ sản phẩm của người sản xuất. Đồng thời, siêu thị

ại
h

cũng là nơi thực hiện nhu cầu của người mua, người tiêu dùng trực tiếp và là nơi quảng bá
sản phẩm, nhất là những sản phẩm riêng có của mỗi vùng, địa phương đến vùng khác, địa

Đ

phương khác. Nói cách khác, siêu thị đóng vai trò hạt nhân trong quá trình phát triển của
các hoạt động thương mại nói riêng và phát triển các quan hệ kinh tế nói chung.
+ Siêu thị giúp giải quyết được nhiều mâu thuẫn trong kênh phân phối hàng hóa.
Trong khi người tiêu dùng có nhu cầu về nhiều loại hàng với khối lượng nhỏ nhưng người
sản xuất để đảm bảo lợi nhuận phải sản xuất một hoặc một số hàng hóa với khối lượng
lớn, để đạt hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất khối lượng lớn không thể cung cấp trực
tiếp cho nhiều người tiêu dùng, do đó hệ thống siêu thị giải quyết tốt sự khác biệt giữa sản
xuất quy mô lớn và tiêu dùng đa dạng khối lượng nhỏ. Bằng cách mua từ nhiều nhà sản
xuất khác nhau cung cấp cho nhiều người tiêu dùng tại một địa điểm.

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

6


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

Trong nền kinh tế có sự khác biệt về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Do
nhiều người sản xuất tại nhiều địa điểm khác nhau và nhiều người tiêu dùng ở nhiều nơi
khác nhau nên siêu thị giúp giải quyết về vấn đề này trong quá trình phân phối hàng hóa.
Siêu thị mua hàng hóa của người sản xuất về một địa điểm để bán lại cho người tiêu dùng.
Siêu thị còn giúp giải quyết sự khác biệt về không gian giữa sản xuất và thời gian
tiêu dùng không trùng khớp, có thể sản xuất có tính thời vụ còn tiêu dùng quanh năm
hoặc ngược lại. Vì sản xuất thường không xảy ra cùng thời gian với nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm nên phải dự trữ hàng hóa. Sự không ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng

uế

được các siêu thị giải quyết một phần sự khác biệt này.

tế
H

+ Siêu thị là nơi thu, phát tập trung nhất các thông tin kinh tế - xã hội có tính thời
sự nhất, qua đó góp phần điều chỉnh các hoạt động kinh tế, thương mại của các chủ thể
kinh tế và người tiêu dùng, đảm bảo sự phát triển tương xứng giữa cung và cầu hàng hóa.

h

+ Siêu thị là nơi hoạt động của một bộ phận thương nhân trong xã hội. Góp phần

in

tạo công ăn, việc làm cho người lao động.


K

+ Siêu thị là nơi kích thích sản xuất hàng hóa, nảy nở và phát triển các quan hệ thị

ọc

trường.

ại
h

+ Trên phương tiện quản lý xã hội, việc tổ chức và quản lý siêu thị có hiệu quả sẽ
tạo ra khoản thu đáng kể cho ngân sách thông qua các khoản thuế và lệ phí.

Đ

Ở các nước phát triển siêu thị là một phần không thể thiếu trong mạng lưới bán lẻ
hàng hóa. Siêu thị đã trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người dân.
Hiện nay tại các thành phố, khu đô thị và khu công nghiệp, sức tiêu dùng cá nhân
tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhiều tầng lớp khách
hàng đang trở nên cần thiết. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các siêu thị đang ngày
trở nên quen thuộc với cả các tầng lớp bình dân nên siêu thị ngày càng có vị trí quan trọng
trong hệ thống bán lẻ hàng hóa đặc biệt là hệ thống bán lẻ quy mô hiện đại.
Bên cạnh đó, quá trình phân phối hàng hóa của các siêu thị giúp các nhà sản xuất
nắm bắt được nhu cầu thực tế của thị trường cả về sản phẩm, thời gian và không gian nên
Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

7



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

có thể chuyển tải những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường cho những người sản
xuất và cung ứng hàng hóa, vì thế tạo lập cầu nối để dẫn dắt người sản xuất định hướng
vào nhu cầu thị trường, giảm thiểu các tầng, nấc trung gian trong hệ thống phân phối, do
đó sẽ có mức giá bán lẻ thấp nhất trong mạng lưới bán lẻ hàng hóa thông thường.
Cách thức tổ chức các quá trình phân phối sản phẩm của siêu thị sẽ giải quyết các
mâu thuẩn cố hữu của nền kinh tế. Các chức năng chính của siêu thị là mua và bán, vận
chuyển, lưu kho, phân loại hàng hóa, cung cấp thị trường hàng hóa, cung cấp thông tin thị
trường. Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng nước, hệ thống siêu thị có thể khác nhau

uế

nhưng mấu chốt là các siêu thị phải giải quyết tốt tất cả các khâu sau:

tế
H

+ Hoạt động trao đổi gồm chức năng mua và bán. Chức năng mua có nghĩa là tìm
kiếm và đánh giá giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Chức năng bán liên quan đến tiêu chí
sản phẩm. Nó bao gồm việc sử dụng lực lượng bán hàng, quảng cáo và các công cụ

h

marketing khác.

in


+ Tiêu chuẩn hóa và phân loại liên quan đến sắp xếp hàng hóa theo chủng loại và

K

số lượng mà khách hàng mong muốn. Chức năng này tạo điều kiện cho mua bán được dễ

ọc

dàng và giảm được nhu cầu kiểm tra và lựa chọn.

ại
h

+ Để có thể phục vụ được khách hàng một cách hiệu quả, siêu thị cũng cần thực
hiện chức năng lưu kho nhằm đảm bảo sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng và thỏa mãn

Đ

nhu cầu khách hàng đúng thời gian. Thước đo khả năng đảm bảo sự ăn khớp về thời gian
giữa sản xuất và tiêu dùng là tốc độ quay vòng của hàng tồn kho.
+ Siêu thị còn có chức năng tài chính cung cấp tiền mặt và tín dụng cần thiết cho
hoạt động sản xuất hàng hóa: Ví dụ: Siêu thị Metro đã cung cấp tài chính cho các hộ nông
dân sản xuất rau sau đó mua lại rau để bán trong siêu thị.
+ Siêu thị còn có chức năng như là người chia sẻ rủi ro với các nhà sản xuất. Nếu
như trước kia các nhà sản xuất tự phân phối hàng hóa và tự gánh chịu rủi ro đối với hàng
hóa của mình thì hiện nay một số siêu thị đã bắt đầu tự kinh doanh rủi ro. Họ thường mua

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM


8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

đứt hàng hóa của các doanh nghiệp (với giá thấp) sau đó tự chịu trách nhiệm về bảo hành,
vận chuyển hàng hóa đối với khách hàng nhằm thu được lợi nhuận cao hơn.
+ Siêu thị còn có chức năng cung cấp thông tin thị trường, do bán hàng trực tiếp
cho khách hàng nên các siêu thị là người hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, nhưng thay đổi
về thị hiếu của khách hàng để từ đó cung cấp thông tin phản hồi đối với các nhà sản xuất,
tác động tới nhà sản xuất có thể tạo ra các sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng.
+ Ngoài ra siêu thị còn giữ một số chức năng khác như: hoàn thiện thêm sản

uế

phẩm, có thể là bao gói, gắn nhãn mác hoặc đóng hộp. Một số siêu thị còn thực hiện một

tế
H

số công đoạn chế biến một phần, đặc biệt là đối hàng thực phẩm. Ngoài ra siêu thị còn giữ
vai trò tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những người mua tiềm năng.
1.1.3 Chất lượng dịch vụ siêu thị

in

h


1.1.3.1 Khái niệm dịch vụ siêu thị

K

Dịch vụ là một khái niệm phổ biến nên có rất nhiều cách định nghĩa về dịch vụ.
Theo Zeithaml & Britner(2000), dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện

ọc

một công việc nào đó nhằm tạo ra giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu

ại
h

và mong đợi của khách hàng.

Theo Kotler & Armstrong (2004), dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà

Đ

doanh nghiệp dịch vụ có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở
rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng.
Về dịch vụ siêu thị, đây là sản phẩm của siêu thị tạo ra và cung cấp cho khách
hàng ngoài những hàng hóa vật chất. Chẳng hạn như bao gói chia nhỏ sản phẩm theo yêu
cầu, tạo ra không gian mua sắm tiện lợi, an toàn cho khách hàng,…
Sản phẩm dịch vụ có đặc điểm vô hình, không thể cân, đo, đong, đếm và rất khó
kiểm soát chất lượng; không đồng nhất thay đổi theo khách hàng, theo thời gian; không
thể tách ly, nhất là những dịch vụ có hàm lượng lao động cao và không thể tồn kho.


Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

1.1.3.2 Chất lượng dịch vụ và các yếu tố của chất lượng dịch vụ
Chất lượng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ lâu đã là mối quan tâm của
nhiều người. Tuy nhiên chất lượng đối với dịch vụ là khó xác định và chưa có chiến lược
quản lý có hiệu quả bởi các đặc điểm như tính vô hình, không thể cân đo đong đếm và rất
khó kiểm soát chất lượng; không đồng nhất và thay đổi theo khách hàng, theo thời gian;
không thể tách ly của sản phẩm dịch vụ.
Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các nhà lý thuyết cũng như các nhà
nghiên cứu trong việc định nghĩa, đánh giá chất lượng dịch vụ.

uế

Theo TCVN và ISO 9000, chất lượng dịch vụ là mức phù hợp của sản phẩm dịch

tế
H

vụ so với các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua. Vì vậy, đo lường chất lượng
dịch vụ thường dựa trên mối quan hệ giữa những mong đợi và cảm nhận thực tế của
khách hàng và dịch vụ.

in


h

Tuy nhiên, định nghĩa và phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ được các nhà
nghiên cứu hay đề cập trong các nghiên cứu là khoảng cách giữa mong đợi về dịch vụ và

K

nhận thức của khách hàng khi sử dụng dịch vụ cùng với mô hình năm khoảng cách và

ại
h

những năm 1980.

ọc

năm thành phần chất lượng dịch vụ, gọi tắt là SERVQUAL do Parasurman đề xuất vào

Dabholka (1996) đã đi sâu nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực bán

Đ

lẻ_siêu thị dựa vào nghiên cứu định tính, lý thuyết dịch vụ vŕ thang đo SERVQUAL, đýa
ra năm thŕnh phần cő bản của chất lượng dịch vụ bán lẻ: (1) Mức độ tin cậy, (2) Khả năng
đáp ứng, (3) Phýőng tiện hữu hình, (4) Năng lực phục vụ và (5) Sự cảm thông.
1.1.4 Khách hàng và lòng trung thành của khách hàng
1.1.4.1 Khái niệm về khách hàng và lòng trung thành của khách hàng
Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000 thì “khách hàng là tổ chức hay cá nhân
mua sản phẩm hay dịch vụ”


Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

Lòng trung thành của khách hàng đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của
doanh nghiệp hay một thương hiệu bán lẻ. Lòng trung thành của người tiêu dùng đối với
một thương hiệu nói chung hay một thương hiệu dịch vụ như siêu thị nói riêng, nói lên xu
hướng của khách hàng tiêu dùng thương hiệu đó và lặp lại hành vi này. Theo Yoo và cộng
sự (2000) lòng trung thành thể hiện thái độ của khách hàng, nếu khách hàng tin tưởng và
có ấn tượng tốt về một thương hiệu thì sẽ ưu tiên tìm mua sản phẩm của thương hiệu đó.
Khi khách hàng đánh giá tốt về chất lượng dịch vụ của siêu thị, thì mối quan hệ
giữa khách hàng và siêu thị trở nên gắn bó hơn. Nhiều nghiên cứu cho rằng nếu khách

uế

hàng đánh giá chất lượng dịch vụ của một siêu thị tốt thì họ sẽ có xu hướng đề cao siêu thị
đó và quan trọng hơn là họ biểu lộ sự ưa thích của mình đối với dịch vụ siêu thị đó hơn

tế
H

siêu thị khác. Vì vậy, họ sẽ lại mua, mua nhiều hơn và có thể chấp nhận giá cao mà không
chuyển sang siêu thị khác. Nói cách khác, chất lượng dịch vụ siêu thị được xem là một
trong những yếu tố để dị biệt hóa dịch vụ và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho siêu thị để thu


in

h

hút khách hàng và gia tăng thị phần. Để cho khách hàng trung thành với một siêu thị nào

K

đó, họ phải cảm nhận được chất lượng dịch vụ mà siêu thị cung cấp. Nếu khách hàng
không cảm nhận được chất lượng dịch vụ tốt của siêu thị thì rất khó để họ tiếp tục mua

ọc

sắm và tiêu dùng tại siêu thị đó.

ại
h

1.1.4.2 Vai trò của lòng trung thành của khách hàng đối với siêu thị
Trước hết, khách hàng trung thành là tài sản quý giá của các doanh nghiệp. Nhiều

Đ

nghiên cứu trong ngành tiếp thị đã cho thấy, một số doanh nghiệp thường có ảo tưởng là
luôn tìm cách đi tìm thị trường mới nhưng lại quên nuôi dưỡng thị trường hiện có. Trong
khi đó lợi nhuận đem lại doanh nghiệp tại thị trường hiện có thường cao hơn rất nhiều so
với thị trường mới bởi vì chi phí tiếp thị tại các thị trường mới rất tốn kém. Do vậy, doanh
nghiệp nào tạo được lòng trung thành của người tiêu dùng càng cao thì lợi nhuận đem lại
cho công ty càng cao.

Thứ hai, khách hàng trung thành giúp công ty có được nguồn lợi nhuận ổn định
lâu dài thông qua việc mua hàng lặp lại. Không những thế, khi đã trung thành, khách hàng
tăng lượng mua và rất dễ dàng trong việc mua thêm những mặt hàng, dịch vụ khác của
Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

công ty. Đồng thời, khách hàng trung thành là những người mà các đối thủ cạnh tranh khó
lôi kéo nhất. Họ luôn gắn bó với công ty ngay cả những lúc khó khăn nhất - một nguồn
lợi bền vững.
Bên cạnh đó, khách hàng trung thành còn giúp công ty gia tăng lợi nhuận thông
qua giảm chi phí như: chí phí về quảng cáo, giới thiệu, xây dựng cơ sở dữ liệu mới, tìm
hiểu hành vi mua, phục vụ. Đồng thời công ty còn tiết kiệm được thời gian giao dịch.
Nhiều trường hợp, do đã quen biết và trung thành, khách hàng không chỉ tự phục vụ mình
mà còn giúp công ty phục vụ những khách hàng khác.

uế

Ngoài ra, hơn bất cứ kênh nào khác, khách hàng trung thành là người quảng bá

tế
H

công ty tốt nhất và hiệu quả nhất. Họ hài lòng với hàng hóa, dịch vụ của công ty và sẽ
chia sẻ điều đó với mọi người. Họ sẽ nói về những kinh nghiệm tốt đẹp và khuyên mọi

người nên sử dụng hàng hóa của công ty. Những lời giới thiệu đó là vô giá đối với công

h

ty. Đặc biệt, đây là kênh quảng bá tuyệt vời nhưng lại miễn phí.

in

1.2 Cơ sở thực tiễn

K

1.2.1 Một số nghiên cứu về lòng trung thành của khách hàng đối với siêu thị

ọc

Siêu thị đã có quá trình phát triển lâu dài ở các nước phát triển, vì vậy việc nghiên

ại
h

cứu chất lượng dịch vụ siêu thị và lòng trung thành của khách hàng siêu thị đã được nhiều
học giả quan tâm nghiên cứu.

Đ

Nghiên cứu của Nor Asiah Omar & Muhamad Azrin (2009) đã cho thấy, các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bán lẻ bao gồm: giá trị khách hàng cảm nhận được;
chất lượng quá trình tương tác giữa khách hàng và nhân viên và chất lượng của môi
trường vật chất xung quanh (trưng bày, mặt bằng. . . ). Các yếu tố này có ảnh hưởng tích

cực đến các chương trình khách hàng trung thành của thị trường bán lẻ.
Nghiên cứu của Toyin &ctg (2008) về các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành
của khách hàng tại thị trường bán lẻ ở Mỹ đã chỉ ra răng có 3 yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tích cực đến lòng trung thành của khách hàng: chất lượng sản phẩm; chất lượng
dịch vụ và thương hiệu của các nhà bán lẻ. Để nâng cao lòng trung thành của khách hàng,

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

nhóm nghiên cứu đã khuyến cáo các nhà quản lý cần tăng cường đào tạo nhân viên; thực
hiện các chương trình khuyến mãi; thiết kế các cửa hàng phù hợp.
Ở Việt Nam, với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của các loại siêu thị, nhiều
nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch
vụ và lòng trung thành của khách hàng nhằm đưa ra các khuyến cáo để các nhà quản lý có
thể nâng cao khả năng cạnh tranh của siêu thị trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc
liệt của thị trường bán lẻ.
Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ siêu thị và ảnh hưởng của nó đến lòng trung

uế

thành của khách hàng do Nguyễn Thị Mai Trang và Nguyễn Đình Thọ thực hiện năm

tế
H


2003 với 318 khách hàng tại các siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển các
thang đo về chất lượng dịch vụ siêu thị theo mô hình SERQUAL và kiểm định mô hình
về mối liên hệ giữa các yếu tố chất lượng dịch vụ siêu thị và lòng trung thành của khách

h

hàng thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, các yếu tố

in

về chất lượng dịch vụ siêu thị có ảnh hưởng trực tiếp đến lòng trung thành của khách

K

hàng. Bên cạnh đó, giá cả cảm nhận cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lòng trung
thành của khách hàng. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng (1) nếu các nhà quản lý nắm bắt

ọc

được các tiêu chí tạo nên chất lượng dịch vụ siêu thị thì sẽ dễ dàng hơn trong việc cải

ại
h

thiện chất lượng dịch vụ và việc đáp ứng những yêu cầu về chất lượng sẽ tạo được lợi thế
cạnh tranh thông qua việc tạo dựng một lòng trung thành đối với khách hàng. (2) Khi

Đ


khách hàng ở Việt Nam vẫn còn thói quen mua sắm tại các chợ và các tiệm tạp hóa gần
nhà thì giá cả cũng góp phần vào thói quen mua hàng tại các siêu thị.
Kết quả nghiên cứu của Phan Thị Thanh Thủy năm 2007 với 244 khách hàng siêu
thị tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã cho thấy rằng, sự thỏa mãn đối với chất lượng dịch
vụ, giá cả cảm nhận và chất lượng hàng hóa cảm nhận là những yếu tố quan trọng quyết
định đến lòng trung thành của khách hàng.
Tóm lại, nghiên cứu về lòng trung thành của khách và các yếu tố ảnh hưởng đến
lòng trung thành của khách hàng các loại hình dịch vụ nói chung và dịch vụ siêu thị nói
riêng là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Tuy
Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

13


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

nhiên, do đặc trưng của các loại hình dịch vụ cũng như các điều kiện của các vùng/miền
khác nhau nên hệ thống thang đo, mức độ ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách
hàng cũng có sự khác nhau.
1.2.2 Phýõng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng.
1.2.2.1 Nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng

uế

để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đầu tiên, nghiên cứu sẽ áp dụng kỹ thuật phỏng

vấn các chuyên gia để xác định các yếu tố liên quan đến lòng trung thành của khách hàng.

tế
H

Từ đó phác thảo các chỉ tiêu cần có khi xây dựng bảng hỏi.

Các chuyên gia mà nhóm dự định phỏng vấn bao gồm: những khách hàng thường

h

xuyên mua sắm tại siêu thị, các nhân viên bán hàng tại siêu thị.

in

Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu

K

chính thức.

ọc

1.2.2.2 Nghiên cứu định lượng

ại
h

Nghiên cứu định lượng được tiến hành trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất
nhằm phân tích lòng trung thành của khách hàng tại siêu thị Gia Lạc.


Đ

Về dữ liệu sử dụng, nghiên cứu sử dụng hai nguồn dữ liệu chính:
1.2.2.2.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp
Nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tùy theo từng giai đoạn, nghiên cứu thu
thập các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn như:
- Tài liệu khóa luận của sinh viên khóa trước.
- Các đề tài khoa học có liên quan.
- Giáo trình tham khảo: giáo trình phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, giáo trình
hành vi khách hàng
Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

- Các trang web chuyên ngành, các bài báo, tạp chí khoa học,….
-

Tham khảo thông tin từ website của công ty TNHH TM DV Thái Đông Anh

1.2.2.2.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu bằng cách điều tra chọn mẫu rồi suy rộng tính chất đặc điểm của
mẫu cho tổng thể bằng những kiểm định thích hợp. Dữ liệu sơ cấp được lấy dựa trên bảng
câu được thiết kế sẵn.
1.2.2.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi


uế

Thang đo chất lượng dịch vụ

tế
H

Dabholka & ctg (1996) nghiên cứu sâu hơn vào dịch vụ bán lẻ dựa vào nghiên cứu
định tính, lý thuyết dịch vụ và thang đo SERVQUAL và đề xuất thang đo chất lượng của
dịch vụ bán lẻ với các tiêu chí: phương tiện hữu hình, độ tin cậy, nhân viên phục vụ, giải

h

quyết khiếu nại và chính sách của cửa hàng. Thang đo chất lượng dịch vụ bán lẻ của

in

Dabholka & ctg (1996) được xem là thang đo có thể sử dụng thích hợp trong thị trường

K

bán lẻ siêu thị vì hình thức kinh doanh siêu thị là dạng kinh doanh hỗn hợp vừa sản phẩm

ọc

vừa dịch vụ.

Tuy nhiên thang đo của Dabholka & ctg (1996) được phát triển và kiểm định tại


Đ

của Việt Nam.

ại
h

Mỹ, môi trường văn hóa và điều kiện phát triển của hệ thống siêu thị khác với tình hình

Với lý do này, giảng viên Nguyễn Thị Mai Trang, Khoa kinh tế, Trường ĐHQG –
HCM (2003), đã thực hiện kiểm định thang đo lường chất lượng dịch vụ này tại thực tế
việc kinh doanh siêu thị và đặc tính của thị trường bán lẻ của Việt Nam trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh và đưa ra kết luận với sự hiệu chỉnh và bổ sung lại thang đo cho phù
hợp với thị trường bán lẻ của Việt Nam.
Cụ thể là thang đo chất lượng dịch vụ được hiệu chỉnh lại gồm 5 thành phần: tính
đa dạng của hàng hóa, khả năng phục vụ của nhân viên, cách trưng bày trong siêu thị, mặt
bằng siêu thị và tính an toàn trong siêu thị với 20 biến quan sát tương ứng như sau:

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

15


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

Bảng 1.2: Các thành phần thang đo chất lượng dịch vụ
Thành phần


Tiêu chí

Hàng tiêu dùng hàng ngày rất đầy đủ

Hàng hóa

Có nhiều mặt hàng để lựa chọn
Hàng hóa có nhãn mát, xuất xứ rõ ràng
Có nhiều mặt hàng mới
Nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ

Nhân viên

Nhân viên phục vụ nhanh nhẹn

uế

Nhân viên giả đáp tận tình các thắc mắc
Nhân viên trang phục gọn gàng, lịch thiệp

tế
H

Nhân viên thân thiện, vui vẻ
Trưng bày

Âm nhạc và ánh sáng trong siêu thị rất tốt.
Hàng hóa trưng bày dễ tìm

in


h

Bảng chỉ dẫn hàng hóa rõ ràng

K

Quầy, kệ tủ thiết kế thuận tiện
Thiết bị thanh toán hiện đại

ại
h

Đ

An toàn

Không gian siêu thị rộng rãi

ọc

Mặt bằng

Khu vực mua sắm sạch sẽ, thoáng mát
Bãi giữ xe rộng
Hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt
Lối thoát hiểm rõ ràng
Không lo bị mất cắp tài sản, tiền bạc

Sau khi thực hiện định tính nghiên cứu đưa thêm một quan sát mới cho biến an

toàn, đó là có thể đổi hàng hóa lại nếu cần và đáp ứng đủ điều kiện của siêu thị thay cho
quan sát có hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt.
Thang đo sự hài lòng của khách hàng
Thừa hưởng kết quả kiểm định thang đo sự hài lòng của khách hàng của giảng viên
Nguyễn Thị Mai Trang, Khoa kinh tế, Trường ĐHQG – HCM (2003) theo đó có 5 tiêu
Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

chí để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng: Hài lòng với các chương trình khuyến
mãi; Hài lòng với dịch vụ hỗ trợ của siêu thị; Hài lòng với giá cả của siêu thị; Hài lòng
với chất lượng hàng hóa và Hài lòng với thái độ phục vụ của nhân viên
Thang đo lòng trung thành của khách hàng.
Lòng trung thành là một yếu tố thuộc hàng vi sau mua của khách hàng, lòng trung
thành của khách hàng theo Zeithaml et al(1996); Swarbrooke & Horner(1999); Engle et
al(1969) được thể hiện qua sự sẵn lòng giới thiệu dịch vụ/sản phẩm cho người khác và sự
sẵn lòng tiếp tục sử dụng dịch vụ/sản phẩm. Sau khi thực hiện định tính nghiên cứu đưa

uế

thêm một quan sát mới cho biến lòng trung thành đó là lựa chọn siêu thị Gia Lạc đầu tiên

tế
H


mỗi khi cân nhắc lựa chọn.
1.2.2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

in

h

Hàng hóa

K

Mặt bằng siêu thị

ọc

Sự hài lòng của
khách hàng

Lòng trung thành
của khách hàng

ại
h

Trưng bày của siêu thị

Đ

Khả năng phục vụ của
nhân viên

An toàn trong siêu thị

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

17


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

1.2.2.4 Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập số liệu
 Về kích thước mẫu:
Kích thước mẫu được xác định bởi công thức thừa hưởng từ kết quả nghiên cứu và
đề xuất của Hair & ctg (1998) tức là kích thước của mẫu bằng 5 lần số các yếu tố sử dụng
trong phân tích nhân tố khám phá EFA.
n= m*5
Trong đó: n là kích thước mẫum là số biến độc lập trong mô hình

uế

Như đã trình bày ở phần 1.2.2.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi, để đánh gíá chất lượng
dịch vụ có 20 quan sát; để lượng hoá sự hài lòng của khách hàng có 5 quan sát; để lượng

tế
H

hoá lòng trung thành của khách hàng có 3 quan sát


in

n=m*5= 27*5= 140 khách hàng.

h

Tóm lại nhóm sử dụng tất cả 28 quan sát tương ứng với 28 biến.

K

Trong đó: n là cỡ mẫu.

ọc

m là số nhân tố trong mô hình.
Vì nghiên cứu có sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nên để có độ tin cậy

ại
h

cao cần thực hiện điều tra với mẫu không dưới 200 khách hàng. Vì giới hạn về thời gian
nên nghiên cứu chọn điều tra với kích thướt mẫu bằng 200.

Đ

 Về phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức
Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu

nhiên thuận tiện. Tuy nhiên để tạo ra tính xác suất nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu
nghiên cứu thực hiện phát triển phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện thêm ba
bước:

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

18


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

Bước 1: Ước lượng tổng thể
Thống kê số lượng khách hàng đến siêu thị mua hàng hóa bình quân mỗi ngày.
Bước 2: Xác định bước nhảy K; thời gian và địa điểm điều tra
- Xác định bước nhảy K:
Với thời gian điều tra dự kiến là t ngày, khi đó:
K= t x số khách hàng trung bình một ngày / Số mẫu điều tra
- Sẽ đứng tại quầy thanh toán của siêu thị Gia Lạc, khi khách hàng rời khỏi sẽ

uế

chọn khách hàng theo số K thứ tự. Tức là cứ cách K khách hàng đi ra ta chọn một khách

tế
H

hàng để phỏng vấn. Nếu trường hợp khách hàng được chọn không đồng ý phỏng vấn hoặc
một lý do khác khiến điều tra viên không thu thập được thông tin từ khách hàng đó, thì

điều tra viên chọn ngay khách hàng tiếp theo sau đó để tiến hành thu thập thông tin dữ

in

h

liệu.

Theo kết quả tìm hiểu thu được tổng số khách hàng trung bình một ngày của siêu

K

thị trong thời điểm nghiên cứu là 330 người. Với mẫu điều tra là 200 và thời gian thực

ọc

hiện là 15 ngày thì bước nảy K bằng

ại
h

K = (15 x 330)/200 = 22

Như vậy cứ cách 22 người thanh toán sẽ lựa chọn ra một người để phỏng vấn.

Đ

Bước 3: Tiến hành điều tra
Được tiến hành với hai giai đoạn: Giai đoạn điều tra thử và Giai đoạn điều tra
chính thức.

Phân tích dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu thu thập được xử lý phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0, phần mềm
Amos 16.0 và công cụ hỗ trợ tính toán Excel.

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

19


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

Đánh giá thang đo
• Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Nghiên cứu sử dụng thang đo likert 5 mức độ từ 1 là rất không đồng ý đến 5 là rất
đồng ý. Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.
Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng trước nhằm loại các biến rác có hệ số tương
quan với biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) < 0,3. Và thang đo sẽ được chọn
khi hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 (Nunnally & Bernsteun, 1994).

uế

1.2.3.2Phân tích nhân tố khám phá EFA

tế
H

Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến nghiên
cứu thành các khái niệm. Thông qua phân tích nhân tố nhằm xác định mối quan hệ của

nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát. Phân tích nhân

h

tố khám phá dựa vào tiêu chuẩn cụ thể và tin cậy.

K

in

Kiểm định

Thực hiện các kiểm định cần thiết nếu đủ điều kiện thực hiện để suy rộng tính chất

ọc

của mẫu cho tổng thể nghiên cứu.

ại
h

1.2.3.3 Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis – CFA)
Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis) là một trong các kỹ

Đ

thuật thống kê của mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). CFA cho chúng ta kiểm định các
biến quan sát (measured variables) đại diện cho các nhân tố (constructs) tốt đến mức nào.
CFA là bước tiếp theo của EFA vì CFA chỉ sử dụng thích hợp khi nhà nghiên cứu có sẵn
một số kiến thức về cấu trúc tiềm ẩn cơ sở, trong đó mối quan hệ hay giả thuyết (có được

từ lý thuyết hay thực nghiệm) giữa biến quan sát và nhân tố cơ sở thì được nhà nghiên
cứu mặc nhiên thừa nhận trước khi tiến hành kiểm định thống kê. Phương pháp CFA
được sử dụng để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ
thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ tại siêu thị Gia Lạc.

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

20


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

1.2.3.4 Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural equation modeling – SEM)
Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định mô
hình nghiên cứu đã đề xuất. Mô hình cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn
(một khái niệm được đo lường dựa trên nhiều biến quan sát) với nhau.
Phương pháp SEM được sử dụng để kiểm định các giả thuyết sau của nghiên cứu:
• H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa biến “Hàng hóa” và biến “ Hài lòng”
• H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa biến “Nhân viên” và biến “ Hài lòng”

uế

• H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa biến “Trưng bày” và biến “ Hài lòng”

tế
H

• H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa biến “Mặt bằng” và biến “ Hài lòng”

• H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa biến “An toàn” và biến “ Hài lòng”

h

• H6: Có mối quan hệ cùng chiều giữa biến “Hài lòng” và biến “Trung thành”

K

in

Kết luận chương 1

Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu của đề tài. Trong phần đầu của

ọc

chương, các vấn đề liên quan đến siêu thị như khái niệm, phân loại siêu thị, chức năng,

ại
h

vai trò của siêu thị đã được phân tích và thảo luận. Tiếp theo, các vấn đề liên quan đến
lòng trung thành của khách hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách

Đ

hàng khi mua sắm tại các siêu thị đã được mô tả và phân tích. Một số nghiên cứu trong và
ngoài nước về lòng trung thành của khách hàng siêu thị và các yếu tố ảnh hưởng đến lòng
trung thành của khách hàng đã được phân tích và đánh giá. Trên cơ sở tổng quan các vấn
đề nghiên cứu, các giả thiết nghiên cứu đã được xây dựng làm cơ sở cho nội dung nghiên

cứu của đề tài ở các chương tiếp theo.

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

21


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH
HÀNG TẠI SIÊU THỊ GIA LẠC
2.1 Giới thiệu chung về siêu thị Gia Lạc
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Siêu thị Gia Lạc_địa chỉ Phú Thượng, Phú Vang, Huế thành lập ngày 6/6/2009 là
một cơ sở kinh doanh của công ty TNHH TM DV Thái Đông Anh tiền thân là DNTN
Minh Đông thành lập ngày 22/6/2006, chủ tịch Hội đồng thành viên là ông Nguyễn Minh
Đông, trụ sở đặt tại 169 Nguyễn Chí Thanh, phường Phú Hậu TP Huế hoạt động trên các

uế

lĩnh vực siêu thị bán lẻ và dịch vụ vận tải và phân phối hàng tiêu dùng.

tế
H

Triết lý kinh doanh của siêu thị Gia Lạc là đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng
với giá rẻ nhất có thể. Điều này thể hiện bằng câu khẩu hiệu “Giá rẻ cho mọi nhà”.
2.1.2


Một số đặc điểm về siêu thị Gia Lạc

h

Siêu thị Gia Lạc được định hình là dạng siêu thị mini với cung cách phục vụ linh

in

hoạt, tiện lợi nhằm mục đích phục vụ cho phân khúc thị trường bao gồm những khách

K

hàng có mong muốn mua sắm những mặt hàng thiết yếu một cách nhanh chóng, tiện lợi.

ọc

Siêu thị Gia Lạc kinh doanh 5 nhóm hàng hóa trên diện tích mặt sàn khoảng hơn
200 m2:

ại
h

Nhóm hàng thực phẩm bao gồm các chủng loại hàng hóa khác nhau về bánh kẹo,
sữa bột, sữa tươi và các loại bia, rựu, nước giải khát.

Đ

Nhóm hàng hóa mỹ phẩm bao gồm các chủng loại hàng hóa khác nhau về dầu gội,
sữa tắm, sữa rữa mặt, bột giặt, nước tẩy rửa, hàng gia dụng.

Nhóm hàng văn phòng phẩm gồm các chủng loại hàng hóa khác nhau như hàng lưu
niệm, vở viết, dụng cụ học tập, kẹp, cài túi sách.
Tầng lửng của siêu thị bán các chủng loại hàng hóa khác nhau về áo quần trẻ em
nam nữ, giày dép, khăn, khẩu trang, găng tay.
Đội ngũ nguồn nhân lực của siêu thị

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

22


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy
Bảng 2.1: Đội ngũ nguồn nhân lực siêu thị

(Nguồn: Từ siêu thị Gia Lạc)

tế
H

-

Số lượng (người)
1
1
1
8
4
1

1
1
1
2
21

uế

Chức vụ
Quản lý siêu thị
Nhân viên kinh doanh
Quản lý bán hàng
Nhân viên bàn hàng
Nhân viên thanh toán
Kế toán nhập hàng
Kế toán danh thu
Thủ kho
Phụ kho
Bảo vệ
Tổng
Cơ cấu tổ chức

Siêu thị được điều hành và quản lý bởi một nhân viên quản lý, phụ giúp cho nhân

h

viên này là một quản lý bán hàng và một nhân viên kinh doanh. Nhân viên quản lý bán

in


hàng phụ trách công việc bán hàng với 8 nhân viên bán hàng và 4 thu ngân. Nhân viên

K

kinh doanh phụ trách hoạt động kinh doanh của siêu thị như bán hàng gì? của ai? bao

ọc

nhiêu? với hai kế toán nhập hàng và kế toán bán hàng. Ngoài ra còn một nhân viên thủ

ại
h

kho và giúp việc cho nhân viên này là một nhân viên phụ kho.

Đ

Có thể mô tả cơ cấu tổ chức này như sau.
Quản lý siêu thị

Quản lý bán hàng

Thu ngân

NV bán hàng

Nhân viên kinh doanh

Kế toán nhập


Kế toán doanh số

Thủ kho

Phụ kho

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

23


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

2.1.3. Tình hình tài chính
2.1.3.1 Năng lực tài chính
Bảng 2.2: Tình hình tài chính
(Đơn vị tính: triệu đồng)
So sánh
Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013


TỔNG TÀI SẢN

16.888

17.368

27.171

I - TÀI SẢN NGẮN HẠN

11.937

12.751

21.902

482

289

500

2. Các khoản phải thu

1.428

1.665

3. Hàng tồn kho


9.721

10.792

4. Tài sản lưu động khác

304

5

II - TÀI SẢN DÀI HẠN

4.950

TỔNG NGUỒN VỐN

16.888

I - NỢ PHẢI TRẢ

14.869

1. Nợ ngắn hạn

Trong đó

Đ

Lợi nhuận chưa phân phối


Biến
động

Tỷ lệ
(%)

814

6.82

9.151

71.77

-193

-40.04

211

73.01

1.587

237

16.60

-78


-4.68

19.385

1.071

11.02

8.593

79.62

429

-299

-98.36

4.617

5.269

-333

-6.73

652

14.12


17.368

27.171

480

2.84

9.803

56.44

15.161

20.546

292

1.96

5.385

35.52

13.623

14.206

19.937


583

4.28

5.731

40.34

1.246

954

609

-292

-23.43

-345

-36.16

2.019

2.207

6.625

188


9.31

4.418

200.18

397

586

803

189

47.61

217

37.03

h

tế
H

uế

56.44

ại

h

II - VỐN CHỦ SỞ HỮU

Tỷ lệ
(%)

9.803

ọc

2. Nợ dài hạn

Biến
động

2013/2012

2.84

K

1. Tiền mặt

2012/2011

480

in


CHỈ TIÊU

424 8480.00

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH TM DV Thái Đông Anh)

Có thể nhận thấy tình hình tài chính của công ty khá khả quan với các chỉ tiêu tài
chính tăng đều qua các thời kỳ. cụ thể, tiền mặt từ năm 2011 tới năm 2013 tăng từ 482
triệu đồng lên 500 triệu đồng; lợi nhuận trong thời kỳ này cũng tăng đáng kể mà biểu hiện
là lợi nhuận chưa phân phối tăng đều từ 397 triệu đồng năm 2011 lên 803 triệu đồng năm
2013; hàng tồn kho của công ty tăng mạnh từ gần 10 tỷ đồng năm 2011 lên hơn 19 tỷ
đồng năm 2013 gần gấp đôi sau ba năm điều này cho thấy quy mô hoạt động của công ty
ngày càng mở rộng khi giá trị kho hàng chủ yếu thuộc về hoạt động phân phối, vận
chuyển.

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

24


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS Nguyễn Hữu Thủy

2.1.3.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH TM DV Thái Đông Anh.
(Đơn vị tính: triệu đồng)

số


Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh
thu

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2010

146.639

114.990

95.737

66.258

10

146.639

114.990

95.737

66.258


11

141.189

110.259

92.076

63.534

20

5.450

21

2

1

3.661

2.723

2

1

3


22

1.154

1.263

198

589

25

4.700

3.766

3.033

2.416

30

h

tế
H

4.730

(401)


(296)

(568)

in

4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp d/vụ
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
9. Lợi nhuận thuần (lỗ) từ
HĐKD
10. Thu nhập khác

uế

2

3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp d/vụ

(278)

525


887

435

31

K

11. Chi phí khác

Năm 2013

692

68

32

692

525

818

435

50

290


229

250

157

51

73

41

44

39

60

217

188

206

118

40

ại
h


ọc

12. Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
14. Chi phí thuế TNDN hiện
hành
15. Lợi nhuận sau thuế
TNDN

Đ

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH TM DV Thái Đông Anh)

Từ bảng trên ta nhận thấy được hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH TM DV
Thái Đông Anh đạt được sự tăng trưởng về quy mô với bằng chứng là sự tăng trưởng về
cả tài sản lẫn doanh thu thuần về việc bán hàng và cung cấp dịch vụ. Cụ thể tài sản tăng từ
gần 17 tỷ đồng năm 2011 lên hơn 27 tỷ đồng năm 2013 tương ứng tăng gần 58%; doanh
thu thuần tăng từ hơn 66 tỷ đồng năm 2010 lên 147 tỷ năm 2013 tương ứng tăng gần
122%

Sinh viên: Trần Văn Tuấn - Lớp K44A QTKD TM

25


×