Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi và đáp án học sinh giỏi cấp trường lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.15 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT
LẠNG GIANG SỐ 2
Đề chính thức
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn thi: Ngữ văn 11
Thời gian làm bài: 150 phút
Năm 2007-2008
Câu 1 (6 điểm):
Trong lời tựa tập truyện ngắn “Gió đầu mùa”, nhà văn Thạch Lam đã viết: “Đối với tôi,
văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại, văn
chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái
thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Anh (chị ) hiểu như thế nào về ý kiến trên?
Hãy phân tích một hoặc một số tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11 để làm
sáng tỏ nhận xét trên.
Câu 2 (4 điểm):
Bài thơ “Vội vàng” thể hiện quan niệm sống gì của Xuân Diệu? Anh (chị) suy nghĩ gì về
quan niệm sống ấy?

ĐÁP ÁN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn thi: Ngữ văn 11
Câu 1 ( 6 điểm): Bài làm cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
1. Về mặt kỹ năng:
- Kiểu bài nghị luận văn học, có sự kết hợp những thao tác lập luận: bình luận, phân tích, chứng
minh, so sánh.
- Lập luận chặt chẽ, luận điểm sắp xếp mạch lạc, logic.
- Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
2. Về kiến thức:
a/ Hiểu đúng quan niệm văn chương của Thạch Lam.
- Phủ nhận văn chương xa rời cuộc sống, quay lưng lại với hiện tại: “Văn chương không phải là
một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên”. Điều này có nghĩa là: Thạch Lam yêu


cầu văn chương phải gắn bó với cuộc sống, với hiện thực xã hội.
- Liên hệ với quan niệm sáng tác của một số nhà văn hiện thực: Vũ Trọng Phụng: “Muốn tiểu
thuyết là sự thực ở đời”, Nam Cao: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là
ánh trăng lừa dối…”
- Thạch Lam còn yêu cầu văn chương phải là: “một thứ khí giới thanh tao mà đắc lực…”, tức ông
khẳng định văn chương phải hướng đến mục đích lớn lao, cao cả. Đây chính là nội dung quan
trọng nhất trong quan niệm văn chương của Thạch Lam. Cụ thể, văn chương có nhiệm vụ:
+ Tố cáo các mặt xấu xa, nhơ bẩn của xã hội.
+ Tìm cách cải tạo xã hội, hướng tới một xã hội công bằng, tốt đẹp. Điều đó chứng tỏ nhà
văn tin vào sức mạnh to lớn của văn chương trong việc tạo ra một xã hội lành mạnh, tốt đẹp, mặc
dù có thể nhà văn chưa hình dung ra xã hội đó.
+ Làm cho tâm hồn, tình cảm con người thêm giàu có và trong sạch hơn. Đây chính là chức
năng giáo dục đạo đức, tình cảm của văn học chân chính. Trong tiểu luận “Theo giòng”, Thạch
Lam có nêu rõ hơn ý này: Văn chương giúp ta “làm người một cáh toàn diện hơn”, vì thưởng thức
văn chương, tâm hồn ta được “rèn luyện thành một sợi dây sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp
của vũ trụ, trước mọi cái cao quý của cuộc đời”.
b/ Đánh giá về quan niệm văn chương của Thạch Lam.
- Quan niệm văn chương này là một quan niệm toàn diện, sâu sắc và tiến bộ. Đây cũng là quan
niệm của nhiều nhà văn chân chính ở nhiều thời đại khác nhau. Vì vậy, quan niệm này có ý nghĩa
lớn lao, lâu dài.
* Chú ý: Cần xem xét quan niệm văn chương của Thạch Lam tronng bối cảnh văn học Việt Nam
những năm 30 - 40 của thế kỷ XX, khi nền văn học có sự phân hoá phức tạp thành nhiều khuynh
hướng khác nhau.
Điều rất đáng trân trọng ở Thạch Lam là quan niệm văn chương thống nhất với sự nghiệp sáng tác
của ông. Tuy là nhà văn nghiêng về khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa nhưng ông không thoát ly
khỏi cuộc sống mà gắn bó sâu nặng với cuộc sống và con người. Cần phân tích các truyện: Hai
đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Dưới bonngs hoàng lan… để làm rõ nhận xét của mình về vấn đề đặt
ra ở đề bài. Những tác phẩm ấy: “làm cho lòng người được trong sạch và phong phú hơn”.
c/ Trong quá trình làm bài, học sinh cần phân tích một số tác phẩm khác: “Chữ người tử tù”
(Nguyễ Tuân), “Chí Phèo” (Nam Cao), một số bài Thơ mới, văn học trung đại để làm sáng tỏ vấn

đề.
3. Biểu điểm:
- Điểm: 5.5- 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bài làm có ý sáng tạo, không mắc lỗi chính tả, hành
văn.
- Điểm: 4.5 - 5: Đáp ứng khá đầy đủ cá yêu cầu trên, hành văn trôi chảy, bố cục mạch lạc, giàu
cảm xúc, mắc không đáng kể lỗi hành văn, diễn đạt.
- Điểm: 3.5 - 4: Hiểu và đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề bài, có phân tích các tác phẩm bám
sát theo các yêu cầu đó, mắc một số lỗi diễn đạt, hành văn.
- Điểm: 2.5 - 3: Tỏ ra hiểu vấn đề nhưng chưa đủ ý, các luận điểm không mạch lạc, phân tích dẫn
chứng sơ sài, còn mắc tương đối lỗi diễn đạt, hành văn.
- Điểm: 1 - 2: Hiểu chưa đúng vấn đề, phân tích sơ sài, sai quá nhiều lỗi diễn đạt, hành văn.
Câu 2 (4 điểm): Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
1. Về kỹ năng:
- Đây là kiểu bài nghị luận xã hội trên cơ sở kết quả đọc - hiểu văn bản “Vội vàng” của Xuân Diệu
ở trên lớp.
- Cần phối hợp các thao tác lập luận: Bình luận, giải thích, chứng minh, phân tích.
- Bộc lộ được ý kiến, quan điểm riêng của mình về quan niệm sống “vội vàng” của Xuân Diệu.
- Lập luận chặt chẽ, hành văn mạch lạc, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
2. Về kiến thức:
a/ Hiểu được quan niệm sống của Xuân Diệu trong bài thơ: sống “vội vàng”
- Sống “vội vàng” là sống nhanh, cuống quýt như chạy đua cùng thời gian để níu giữ, tận hưởng
những vẻ đẹp, men say của cuộc sống. Cụ thể:
+ Ước muốn kỳ lạ: tắt nắng, buộc gió.
+ Cảm nhận cuộc sống đẹp đẽ, tràn đầy hương sắc, sức sống như thiên đường ngay trên
mặt đất qua con mắt “xanh non”, “biếc rờn”.
+ Cách cảm nhận thời gian mới mẻ: thời gian tuyến tính, mang tính mất mát + Khao
khát cháy bỏng đến bồng bột được tận hưởng cuộc sống trần thế với bao vẻ đẹp say đắm. Cần chú
ý các động từ mạnh: ôm, riết, thâu, say, cắn…, các tính từ chỉ mức độ: chuếnh choáng, đã đầy, no
nê.
- Chỉ ra nguyên nhân khiến Xuân Diệu có quan niệm sống “vội vàng”:

+ Thời gian trôi chảy một đi không trở lại.
+ Cuộc đời của con người hữu hạn.
+ Thế giới và cuộc sống lại tràn ngập niềm vui, vẻ đẹp, tràn đầy sức sống.
=> Căn nguyên sâu xa: ý thức về cái Tôi cá nhân trong cuộc đời.
c/ Bộc lộ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về quan niệm sống trên:
- Đây là quan niệm sống mang nhiều nhân tố tích cực:
+ Biết quý trọng thời gian để làm những việc có ích cho đời, có ý nghĩa trong cuộc sống.
+ Biết yêu, trân trọng cuộc sống, quý trọng vẻ đẹp, biết hưởng thụ niềm vui ngay trong
cuộc đời trần thế này: Sống toàn tâm, toàn ý, sống toàn hồn.
+ Có ý thức khẳng định cái Tôi cá nhân, khẳng định vai trò, tài năng của bản thân trong
cuộc sống, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm thực hiện lý tưởng, mục đích sống.
+ Tránh xa lối sống thu mình, sống nhạt nhẽo, bàng quan.
- Nếu tuyệt đối hoá, cực đoan hoá quan niệm sống này, con người sẽ trở nên ích kỷ, kiêu ngạo, sa đà
hưởng thụ, ăn chơi truỵ lạc.
=> Cần biết trân trọng, hưởng thụ cuộc sống nhưng cũng phải biết tạo ra giá trị cho cuộc sống, cho
đời.
3. Biểu điểm:
- Điểm 3.5 - 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chật chẽ, thuyết phục, giàu cảm xúc, không
mắc lỗi chính tả, hành văn.
- Điểm 2.5- 3: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục mạch lạc, hành văn trôi chảy,
mắc ít lỗi diễn đạt, hành văn. Hoặc bài viết hiểu đúng vấn đề, không đầy đủ các ý nhưng có sự
sáng tạo, thể hiện rõ quan điểm riêng của mình.
- Điểm 1.5 - 2: Hiểu đúng vấn đề nhưng nội dung sơ sài, sai nhiều lỗi hành văn, diễn đạt, không
bộc lộ được quan điểm của mình về vấn đề đặt ra.
- Điểm 0.5 - 1: Hiểu sai vấn đề, viết lủng củng, sai quá nhiều lỗi hành văn, diễn đạt.

×