Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.34 KB, 66 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Phần I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do nghiên cứu
Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phải đối mặt với hàng loạt khó
khăn, thách thức từ ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công, lạm
phát trong nước tăng cao, vẫn còn yếu kém và thiếu đồng bộ trong việc quản lý... Mặc
dù vậy, các lĩnh vực trong nền kinh tế nước nhà nhận được những cơ hội từ sự phục

uế

hồi của nền kinh tế thế giới cũng như các nỗ lực không ngừng để đảm bảo tăng trưởng
bền vững của Chính phủ. Trong đó, Ngân hàng là một lĩnh vực phải kể đến. Ngân

H

hàng với hai chức năng cơ bản là huy động và cho vay đã đáp ứng được nhu cầu về
vốn cho các DN, tổ chức, CN, qua đó góp phần cho sự phát triển của kinh tế nước

tế

nhà.

Có thể nhận thấy một cách khá rõ nét, mức sống của người dân Việt Nam ngày

h

càng tăng, nhu cầu về tiện nghi cho cuộc sống hiện đại ngày càng lớn. Đối với một bộ

in


phận người dân có thu nhập ổn định, nhu cầu có thể là căn hộ đầy đủ tiện nghi hoặc

cK

một chiếc xe hơi đời mới. Tuy nhiên, nhu cầu này đòi hỏi một nguồn tài chính tương
đối lớn trong một thời gian ngắn, vì vậy không phải ai cũng có thể đáp ứng được. Nắm
bắt được nhu cầu này của khách hàng, các sản phẩm cho vay tiêu dùng (hay tín dụng

họ

tiêu dùng) đã và đang được các ngân hàng chú trọng phát triển và giới thiệu.
Với định hướng trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, khách hàng cá

Đ
ại

nhân là một trong những đối tượng chính mà Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
hướng đến. Do đó, các gói sản phẩm cho vay tiêu dùng luôn được Á Châu chú trọng
phát triển và nâng cao.
Cho vay tiêu dùng rất phổ biến và đặc biệt ở các nước phát triển, tuy nhiên ở
Việt Nam, hình thức này còn gặp nhiều hạn chế do biến động thị trường, sự điều tiết
của chính phủ và các rủi ro riêng của nó. Từ những kiến thức đã học và quá trình thực
tập tại ngân hàng đã khiến tôi lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Huế”.

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

1



Khóa luận tốt nghiệp
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu nghiên cứu lý luận: hệ thống hóa lại các khái niệm liên quan đến ngân

hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại, cho vay tiêu dùng và một số chỉ
tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng.
-

Mục tiêu nghiên cứu thực tiễn: tập trung nghiên cứu tình hình cho vay tiêu

dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Huế giai đoạn 20072011 để thấy được sự biến động, tìm ra được điểm mạnh và điểm còn hạn chế của loại
hình này. Dựa trên kết quả phân tích, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu

uế

quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế.
3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thứ cấp được cung cấp từ phía ngân hàng

H

-

-

tế


đồng thời đọc, tổng hợp các tài liệu có liên quan từ Internet, sách báo, giáo trình...
Phương pháp xử lý số liệu: tính toán số liệu thô được cung cấp từ phía ngân

h

hàng, sau đó phân tích, đánh giá về tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng.

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Á Châu –

chi nhánh Huế.
-

cK

-

in

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu

họ

 Về mặt không gian: tại Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Huế.
 Về mặt thời gian: nghiên cứu số liệu vay tiêu dùng trong 5 năm giai
đoạn 2007-2011.

Đ
ại


 Về mặt nội dung: phân tích, đánh giá tình hình vay tiêu dùng tại ngân

hàng Á Châu – chi nhánh Huế giai đoạn 2007-2011.

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

2


Khóa luận tốt nghiệp

Phần II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. Tóm tắt các nghiên cứu đã qua
Đào Thị Như Nguyện (K41TCNH) – “Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng
tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế”
Đề tài trên đưa ra hệ thống các chỉ tiêu và tính toán nhằm đánh giá hiệu quả

uế

cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế trong giai đoạn 3 năm 2008-

H

2010 từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng.

tế


1.2 Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng tại các NHTM

h

1.2.1 Ngân hàng thương mại

in

1.2.1.1 Khái niệm NHTM

cK

Theo luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam: “TCTD là DN thực hiện
một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng”. Trong đó, hoạt động ngân hàng là
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận

họ

tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Cũng theo luật này, “NHTM là loại hình NH được thực hiện tất cả các hoạt

Đ
ại

động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục
tiêu lợi nhuận”.

1.2.1.2 Chức năng của NHTM
Nhìn chung, NHTM có ba chức năng cơ bản.

1.2.1.2.1 Chức năng trung gian tài chính
NHTM thực hiện chức năng là “cầu nối” giữa những người có vốn dư thừa và

những người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động và khai thác các khoản vốn
tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành các khoản cấp tín dụng

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

3


Khóa luận tốt nghiệp
cho nền kinh tế. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là chủ thể đi vay, vừa là
chủ thể cho vay.
Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã huy động triệt để các
khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân
chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.
1.2.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán
Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM đứng ra làm trung gian để

uế

thực hiện thanh toán các khoản giao dịch giữa các KH, giữa người mua người
bán,…để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau. NHTM làm chức

H

năng trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của KH như trích
một khoản tiền trên tài khoản tiền gửi để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ... NHTM


tế

thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian

h

tín dụng thông qua việc mở tài khoản tiền gửi cho KH để theo dõi các khoản thu, chi.

in

Với chức năng này, NHTM cung cấp cho KH nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi
như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,... nhờ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tốc độ

cK

luân chuyển vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, phát triển nền kinh tế. Ngoài ra
với việc thực hiện chức năng này, NH có thêm một phần lợi nhuận gia tăng thông qua

họ

việc thu phí thanh toán.

1.2.1.2.3 Chức năng tạo tiền

Đ
ại

Bằng việc thực hiện hai chức năng trên, NHTM có khả năng tạo ra tiền tín
dụng (tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của KH tại NHTM.
Thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản từ các khoản dự trữ ban đầu, NH có

khả năng tạo ra tạo nên số tiền gửi (tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm
ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi mà chịu tác
động của các yếu tố tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt
so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Chức năng này chỉ được thực hiện khi có
sự tham gia của cả hệ thống NHTM.
Bên cạnh 3 chức năng cơ bản kể trên, NHTM còn thực hiện thêm chức năng
cung cấp các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội;
SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

4


Khóa luận tốt nghiệp
dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế; dịch vụ ủy thác (bảo lãnh, thu hộ, chi
hộ..); dịch vụ tư vấn đầu tư, cung ứng thông tin...
1.2.1.3 Nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại
1.2.1.3.1 Nghiệp vụ Tài sản Nợ
Nghiệp vụ tài sản nợ (huy động vốn) là hoạt động tiền đề. Trong nghiệp vụ
này, ngân hàng thương mại được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết
mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn

uế

vốn phục vụ cho việc cấp tín dụng. Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thương mại

H

gồm:
Vốn của NH gồm vốn tự có và vốn coi như tự có.


-

Vốn tiền gửi gồm tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm.

-

Vốn đi vay gồm vay từ NH trung ương, vay ngắn hạn các khoản dự trữ từ các

tế

-

h

tổ chức tín dụng khác, vay từ các công ty, vay từ thị trường tài chính trong nước và

Vốn khác như vốn tài trợ, vốn hình thành từ hoạt động kinh doanh của NH,..

cK

-

in

vay nước ngoài.

1.2.1.3.2 Nghiệp vụ Tài sản Có

họ


Nghiệp vụ Tài sản có hay nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng
vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng

Đ
ại

thương mại. Thành phần tài sản Có của ngân hàng bao gồm:
-

Nghiệp vụ ngân quỹ.

-

Nghiệp vụ cho vay.

-

Nghiệp vụ đầu tư.

-

Nghiệp vụ tài sản có khác.
1.2.1.3.3 Nghiệp vụ trung gian
NHTM tiến hành các nghiệp vụ trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ ngân

hàng khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng qua đó làm tăng sự thoả mãn
của khách hàng đối với 2 loại nghiệp vụ cơ bản kể trên. Các dịch vụ trung gian như
SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

5



Khóa luận tốt nghiệp
dịch vụ chuyển khoản, dịch vụ cung cấp các công cụ thanh toán, dịch vụ thu hộ - chi
hộ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ kiều hối – thu đổi ngoại tệ, dịch vụ thuê mua và bảo
lãnh, dịch vụ tư vấn thông tin...
1.2.2. Khái quát về tín dụng
1.2.2.1 Khái niệm tín dụng
“Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay và
bên đi vay trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một

H

vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”.
1.2.2.2 Bản chất của tín dụng NHTM

Tín dụng NHTM là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và

tế

-

uế

thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện

người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ

Tín dụng được coi là một số vốn vận động theo nguyên tắc hoàn trả, đã đáp


in

-

h

thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội.

cK

ứng cho các nhu cầu của chủ thể tín dụng.
1.2.2.3 Vai trò của tín dụng

Tín dụng góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển.

-

Tín dụng góp phần ổn định giá cả.

-

Tín dụng góp phần ổn định đời sống, giảm thất nghiệp và ổn định xã hội.

Đ
ại

họ

-


-

Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, nếu để tín dụng phát triển tràn lan không kiểm soát, thì làm cho lạm

phát có thể gia tăng gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.
1.2.2.4 Chức năng của tín dụng
-

Tập trung phân phối lại tài nguyên theo nguyên tắc hoàn trả.

-

Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông.

-

Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế.

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

6


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2.5 Phân loại tín dụng
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
-


Tín dụng ngắn hạn (dưới 12 tháng).

-

Tín dụng trung hạn (từ 12 đến 60 tháng).

-

Tín dụng dài hạn (trên 60 tháng).

Căn cứ vào mục đích cấp tín dụng
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.

-

Cho vay bất động sản.

-

Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.

-

Cho vay nông nghiệp.

-

Cho vay tiêu dùng CN.

tế


H

uế

-

-

Tín dụng nhà nước.

-

Tín dụng ngân hàng.

in

Tín dụng thương mại.

cK

-

h

Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
Tín dụng có TSĐB.


-

Tín dụng không có TSĐB (tín chấp).

họ

-

Đ
ại

Và còn nhiều cách phân loại khác căn cứ theo hình thái giá trị, phương thức trả nợ
vay...

1.2.2.6 Tổng quan về quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tổng hợp các công việc của NH từ khi tiếp nhận hồ sơ vay

đến khi quyết định cho vay, cấp tín dụng, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín
dụng.
a. Lập hồ sơ và đề nghị cấp tín dụng: do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi
tiếp xúc KH. Hồ sơ vay vốn nói chung cần phải thu thập các thông tin như năng lực
pháp lý, hành vi dân sự của KH, khả năng sử dụng và hoàn trả vốn vay (gốc và lãi).

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

7


Khóa luận tốt nghiệp
b. Phân tích tín dụng: xác định khả năng hiện tại của KH trong việc sử dụng và

hoàn trả vốn vay (gốc và lãi). Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình
huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho NH, dự trù khả năng khắc phục rủi ro, dự kiến
các biện pháp giảm thiểu và hạn chế tổn thất cho NH. Ngoài ra, phân tích tín dụng còn
nhằm để phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía KH ở
bước (a) từ đó nhận xét thái độ thiện chí của KH, làm cơ sở cho việc ra quyết định cho
vay.
c. Ra quyết định tín dụng: NH sẽ đồng ý cho vay hoặc từ chối cho vay đối với

uế

một hồ sơ vay vốn của KH.

d. Giải ngân: NH tiến hành giao tiền cho KH theo hạn mức tín dụng đã kí kết

H

trong hợp đồng tín dụng.

tế

e. Giám sát tín dụng: nhân viên tín dụng kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn
vay thực tế của KH, hiện trạng TSĐB, tình hình tài chính của KH... nhằm đảm bảo

h

khả năng thu nợ.

in

f. Thanh lý hợp đồng tín dụng: thu hồi nợ gốc và lãi, tái xét hợp đồng tín dụng,

thanh lý hợp đồng tín dụng là các công việc cần được thực hiện ở bước cuối cùng

cK

trong một quy trình tín dụng.

1.2.3 Một số vấn đề về cho vay tiêu dùng

họ

1.2.3.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là khoản cấp tín dụng nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của

Đ
ại

người tiêu dùng là CN và hộ gia đình, như nhà ở, đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại,
giáo dục, y tế và du lịch...
Cho vay tiêu dùng có thể được cấp phát dưới hình thức bằng tiền (qua các ngân

hàng, tổ chức tín dụng,..) hoặc bằng hiện vật (do các công ty, cửa hàng... thực hiện).
1.2.3.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng
-

Đối tượng vay là CN hoặc hộ gia đình.

-

Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn cho vay phục vụ sản xuất kinh


doanh do cho vay tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi ro hơn.
-

Thời hạn vay khá đa dạng (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn).

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

8


Khóa luận tốt nghiệp
-

Mục đích vay nhằm phục vụ nhu cầu CN, không xuất phát từ mục đích kinh

doanh do đó phụ thuộc vào cá tính và chu kì kinh tế của từng khách hàng vay.
-

Quy mô thường nhỏ, nguồn trả nợ chủ yếu lấy từ thu nhập của người vay.
Nói chung KH có việc làm, thu nhập ổn định, trình độ học vấn là các tiêu chí

để ngân hàng xét cho vay tiêu dùng.
1.2.3.3 Phân loại cho vay tiêu dùng
Căn cứ vào mục đích vay
Cho vay tiêu dùng cư trú: phục vụ nhu cầu mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhà

uế

-


-

H

cửa...

Cho vay tiêu dùng phi cư trú: tài trợ việc trang trải chi phí mua sắm xe cộ, đồ

tế

dùng gia đình, ....
Căn cứ vào phương thức hoàn trả

Cho vay tiêu dùng trả góp: KH phải trả cho NH (bao gồm tiền gốc và lãi) làm

h

-

in

nhiều lần, theo từng kì hạn nhất địn trong thời hạn cho vay.
Cho vay tiêu dùng phi trả góp: KH chỉ thanh toán một lần cho NH khi đến hạn.

-

Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: KH sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành các loại

cK


-

séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Trong thời hạn tín dụng, căn cứ

họ

vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập từng kì, khách hàng được phép vay và trả nợ nhiều kì
một cách tuần hoàn.

Đ
ại

Căn cứ vào thời hạn vay
-

Cho vay ngắn hạn.

-

Cho vay trung hạn.

-

Cho vay dài hạn.

Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác căn cứ theo nguồn gốc khoản nợ...
1.2.3.4 Sự cần thiết của cho vay tiêu dùng
Đối với KH
-


Cho vay tiêu dùng là phương tiện hữu hiệu để giải quyết các nhu cầu cấp bách

về vốn cho các CN và hộ gia đình.
SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

9


Khóa luận tốt nghiệp
-

Cho vay tiêu dùng là phương thức cải thiện mức sống của người tiêu dùng khi

họ chưa có đủ khả năng tài chính ở hiện tại.
Đối với NH
-

Cho vay tiêu dùng giúp NH mở rộng các mối quan hệ từ đó làm cơ sở cho việc

huy động vốn trong dân cư.
-

Tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, phân tán rủi ro

và gia tăng lợi nhuận.

Cho vay tiêu dùng góp phần vào việc kích cầu, từ đó gia tăng sản xuất, thúc

H


-

uế

Đối với nền kinh tế

đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cho vay tiêu dùng hiệu quả còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

tế

-

in

1.2.4.1 Doanh số cho vay

h

1.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng

Doanh số cho vay bao gồm tất cả các khoản vay phát sinh trong năm tài chính.

cK

Các khoản vay mà KH vay lại sau khi thanh toán hợp đồng cũ hoặc vay lại lần đầu.
1.2.4.2 Doanh số thu nợ

họ


Doanh số thu nợ bao gồm tất cả các khoản thu vốn gốc mà khách hàng trả trong
năm tài chính kể cả vốn thanh toán dứt điểm hợp đồng hoặc vốn khách hàng trả một

Đ
ại

phần.

1.2.4.3 Dư nợ

Dư nợ là các khoản vay qua các năm của khách hàng nhưng chưa đến kì hạn trả

theo hợp đồng đã kí kết hoặc các khoản vay đã đến kì hạn nhưng do nhiều nguyên
nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó chưa trả được.
Dư nợ năm (i+1) = Dư nợ năm i + Doanh số cho vay năm (i+1) – Doanh số thu nợ
năm (i+1)

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

10


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.4.4 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ là một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá
hạn.
Nợ quá hạn là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước.
1.2.4.5 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của NH. Chỉ tiêu này càng

ồ ố =

1.2.4.6 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động

ư ợ í ụ


ồ ố

%

tế

ỷ ệ ư ợ ê

H

NH đang gặp khó khăn nhất là trong việc tìm kiếm KH.

uế

cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và hiệu quả. Nếu ngược lại tức

in

h

Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay bao nhiêu trên tổng nguồn vốn huy động, nó

còn nói lên khả năng huy động vốn của ngân hàng.

cK

Chỉ tiêu này cao thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy
động vốn của NH chưa tốt.

họ

ỷ ệ ư ợ ê ố

=



ư ợ í ụ


độ



%

Đ
ại

1.2.4.7 Tỷ lệ thu nợ

độ


Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của NH, cho biết số tiền mà NH thu

được trong một kỳ kinh doanh nhất định. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi
vốn của NH càng hiệu quả, rủi ro tín dụng càng thấp.
ỷ ệ

ợ=




1.2.4.8 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ





%

Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng tín dụng, nhằm phản ánh các khoản cho vay
có khả năng hoàn trả kém. Tỷ lệ này thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng tốt và ngược
lại.
SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

11


Khóa luận tốt nghiệp


ỷ ệ ợ

á ạ =

1.2.4.9 Vòng quay vốn tín dụng

ợ á ạ

ổ ư ợ

%

Chỉ tiêu này phản ánh tần suất sử dụng vốn. Vòng quay càng lớn với số dư nợ
càng tăng chứng tỏ đồng vốn của ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu
quả, tiết kiệm chi phí, tạo lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
ố í ụ

ò

=



ư ợ ì â

uế



(Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kì + Dư nợ cuối kì)/2)


H

ò

1.3. Tóm tắt chương 1

tế

NHTM là một thành phần không thể thiếu trong sự tồn tại và phát triển của nền
kinh tế. Trong đó cấp tín dụng là nghiệp vụ quan trọng của NH nhằm giúp lưu thông

in

h

nguồn vốn trong nền kinh tế cũng như mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NH.
Kinh tế nước nhà ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày càng gia

cK

tăng, trong đó có các nhu cầu CN như mua sắm, sửa chữa nhà... Nắm bắt được xu thế
tất yếu, cho vay tiêu dùng ra đời nhằm phục vụ cho đời sống của từng CN trong xã hội
và nó đã trở thành sản phẩm phổ biến được các ngân hàng cung cấp. Tuy nhiên, so với

họ

cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn và
cần được đi sâu phân tích để đánh giá và nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng ở các


Đ
ại

ngân hàng.

Chương 1 hệ thống hóa một cách tổng quan về các vấn đề liên quan đến ngân

hàng, tín dụng, cho vay tiêu dùng và các chỉ tiêu liên quan dùng để phân tích và đánh
giá tình hình cho vay tiêu dùng tại ACB Huế.

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

12


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2: Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh
Huế giai đoạn 2007 – 2011
2.1. Giới thiệu khái quát về NH TMCP Á Châu – chi nhánh Huế
2.1.1 Giới thiệu về NH TMCP Á Châu

uế

NH TMCP Á Châu – ACB được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do
NH Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 553/GP-UB do UBND

H


Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993 ACB chính thức đi
vào hoạt động. ACB xác định tầm nhìn là trở thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

tế

Trong bối cảnh những năm 90 của thế kỉ trước, đây được xem là một định hướng rất
mới đối với NH Việt Nam nói chung và NH vừa mới thành lập như ACB nói riêng.

h

Với tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu rõ ràng, ACB đã đạt được những kết quả ban

in

đầu để minh chứng cũng như là tiền đề cho NH để khẳng định vị trí dẫn đầu trong hệ

cK

thống NH thương mại cổ phần ở lĩnh vực bán lẻ.
Trong năm 2010, ACB đã đạt được những thành tích:
-

NH tốt nhất Việt Nam 2010 do tạp chí tài chính NH uy tín trên thế giới trao

họ

tặng: Global Finance, FinanceAsia.

NH nội địa tốt nhất Việt Nam 2010 do tạp chí Asiamoney trao tặng.


-

NH vững mạnh nhất việt 2010 do tạp chí The Asian Banker trao tặng.

-

NH có dịch vụ thanh toán vượt trội 2010 do tạp chí The Asset trao tặng.

Đ
ại

-

Tính đến tháng 11/2011, ACB đã đạt được những danh hiệu:

-

NH tốt nhất Việt Nam 2011 do tạp chí Euromoney và Global Finance trao tặng.

-

NH nội địa tốt nhất Việt Nam 2011 do tạp chí Asiamoney trao tặng.

2.1.2 Vài nét về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Huế
NH TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế được thành lập theo quyết định số
904/QĐ-BPC ngày 29/11/2002. Ngày 24/06/2005 NH được cấp giấy phép kinh doanh
và chính thức đi vào hoạt động ngày 22/07/2005.
SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

13



Khóa luận tốt nghiệp
-

Địa chỉ giao dịch: 01 Trần Hưng Đạo, Thành phố Huế

-

Điện thoại: 054.3571175 - Fax: 054.3571234
Tại thời điểm ACB Huế ra đời, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có sự tham

gia hoạt động của 4 NH Nhà nước và một số NH TMCP khác, chính vì vậy áp lực
cạnh tranh đối với NH là rất lớn. Vượt qua những khó khăn ban đầu, trong thời gian
qua NH đã cố gắng hoàn thiện và bổ sung thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới để có thể
đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của KH. Cho đến thời điểm hiện tại, NH

uế

TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế đã khẳng định được vị thế thương hiệu của mình
trong lòng người dân, là NH có chất lượng dịch vụ tốt và đáng tin cậy. Hiện nay, NH

H

đã mở rộng thêm thị phần với 2 phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế:
Phòng giao dịch Phú Hội

Địa chỉ giao dịch: 30 Hùng Vương, P.Phú Nhuận, Thành phố Huế.

-


Điện thoại: 054.3936639

-

Fax: 054.3936937

in

h

tế

-

Phòng giao dịch An Cựu

Địa chỉ giao dịch: 100 Hùng Vương, P.Phú Hội, Thành phố Huế.

-

Điện thoại: 054.3883699

-

Fax: 054.3883696

họ

cK


-

Những nội dung hoạt động chính của ACB Huế
Đối tượng KHCN

Đ
ại

-

+ Dịch vụ thẻ.
+ Tiền gửi tiết kiệm.
+ Tiền gửi thanh toán.
+ Sản phẩm liên kết.
+ Sản phẩm thẻ và dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ.
+ Sản phẩm cho vay (cho vay có TSĐB hoặc cho vay tín chấp)
+ Dịch vụ chuyển tiền.
+ Quyền chọn và các dịch vụ khác (chăm sóc y tế và tai nạn CN...)

-

Đối với KHDN
+ Dịch vụ tài khoản (tiền gửi và các dịch vụ tài chính)

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

14



Khóa luận tốt nghiệp
+ Dịch vụ cho thuê tài chính.
+ Sản phẩm tín dụng (tài trợ vốn lưu động, tài trợ xuất khẩu, nhập khẩu, ...)
+ Thanh toán quốc tế.
+ Bao thanh toán.
+ Quyền chọn và các dịch vụ khác (thư tín dụng nội địa, thẻ tín dụng công
ty...)
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Huế
Cơ cấu bộ máy tổ chức của ACB Huế khá gọn nhẹ theo mô hình trực tuyến

uế

chức năng, đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý song song với việc đảm bảo tiết kiệm

GIÁM
ĐỐC

tế

Kiểm toán nội bộ

H

chi phí.

in

h

Phó giám

đốc

BP. Hành
chính

cK

Văn thư

PFC

CA

BP.
KHDN

BP. Hỗ trợ
tín dụng

Đ
ại

: Quan hệ hỗ trợ

BP. GD
Ngân quỹ

LSO

Trưởng

bộ phận

họ

NV. Hành
chính

BP. KHCN

RA

Kế toán
trưởng

KSV Tín
dụng

CA

BP. Dịch
vụ KH

KSV Giao
dịch
Giao dịch

viên

BP. Pháp
lý chứng

từ

: Quan hệ trực tiếp
BP. Xử lý
nợ

BP.
Thẩm
định TS

Sơ đồ 2.1 - Cơ cấu bộ máy tổ chức của NH TMCP Á Châu – chi nhánh Huế

Các chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

15


Khóa luận tốt nghiệp
-

Ban giám đốc: bao gồm một Giám đốc chi nhánh, hai Giám đốc Phòng giao

dịch và một Phó giám đốc chi nhánh; có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động của
chi nhánh, xây dựng, thực hiện và kiểm tra các kế hoạch hành động nhằm hoàn thành
kế hoạch do Hội sở giao cho.
-

Bộ phận hành chính: có chức năng xây dựng các quy chế tổ chức NH, quản lý


về số lượng, chất lượng, nhân sự, xây dựng và quản lý các công tác liên quan đến
lương thưởng...
Bộ phận KHCN: thực hiện lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm KH, đánh giá

KH cho sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN và DNTN.
-

Bộ phận KHDN: thực hiện lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm KH, đánh giá

H

KH cho sản phẩm dịch vụ tín dụng KHDN.

Bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ: chức năng hỗ trợ công tác nghiệp vụ chuyên môn

tế

-

uế

-

như theo dõi hồ sơ vay, quản lý KH, tư vấn dịch vụ cho KH, thẩm định tài sản, xử lý

Bộ phận tư vấn tín dụng KHCN (PFC): chức năng đảm nhận chuyên môn về

in

-


h

nợ vay...

KHCN, cụ thể là tìm kiếm và đánh giá KH, thu thập thông tin ban đầu để phục vụ việc

KH hiện hữu...

Phòng Giao dịch – Ngân quỹ: gồm hai bộ phận chính là Kế toán và Ngân quỹ,

họ

-

cK

thẩm định sau này, giới thiệu cho KH các sản phẩm dịch vụ, duy trì quan hệ, chăm sóc

thực hiện công việc tiếp xúc, giao dịch với KH, thực hiện công tác thu chi, hạch toán
kế toán, thống kê và thanh toán theo quy định.
Bộ phận kiểm toán nội bộ: thực hiện chức năng giám sát các hoạt động tại chi

Đ
ại

-

nhánh, kiểm tra nghiệp vụ, chứng từ... Bộ phận này do Hội sở chính cử đến.


2.1.4 Tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh
Huế giai đoạn 2007 – 2011
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

16


Khóa luận tốt nghiệp

H

%

Giá trị

%

2010

Giá trị

2011
%

Giá trị

%


100%

592,800,000,000

100%

711,360,000,000

100%

1,067,040,000,000

100%

1,173,744,000,000

100%

352,000,000,000

77.19%

406,189,000,000

68.52%

549,120,000,000

77.19%


863,680,000,000

80.94%

975,484,000,000

83.11%

104,000,000,000

22.81%

186,611,000,000

31.48%

22.81%

203,360,000,000

19.06%

198,260,000,000

16.89%

0

0%


0

0%

0

0%

0

0%

0

0%

456,000,000,000

100%

592,800,000,000

100%

711,360,000,000

100%

1,067,040,000,000


100%

1,173,744,000,000

100%

273,458,000,000

59.97%

352,914,000,000

59.53%

433,680,000,000

60.96%

761,592,000,000

71.37%

837,751,200,000

71.37%

91,542,000,000

20.08%


121,586,000,000

20.51%

135,720,000,000

19.08%

149,292,000,000

13.99%

164,221,200,000

13.99%

91,000,000,000

19.96%

118,300,000,000

19.96%

141,960,000,000

19.96%

156,156,000,000


14.63%

171,771,600,000

14.63%

h

456,000,000,000

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

162,240,000,000

cK

họ

Đ

Tiền gửi
DNTN
Tiền gửi
KHDN

Giá trị

ại

1. Theo hình

thức
KKH đến
dưới 12
tháng
Trên 12
tháng đến 60
tháng
Trên 60
tháng
2. Theo loại
hình
Tiền gửi CN

%

2009

in

Giá trị

2008

tế

2007

uế

Bảng 2.1 – Tình hình huy động vốn của ACB Huế giai đoạn 2007-2011


(Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế)

17


Khóa luận tốt nghiệp
Từ bảng 2.1 có thể thấy tình hình huy động vốn tại ACB Huế (gọi tắt là Chi
nhánh) nhìn chung qua 5 năm là tăng về mặt số tuyệt đối. Năm 2008 tăng từ 456 tỷ lên
592.8 tỷ tương đương mức tăng 30% so với năm 2007; tổng nguồn vốn huy động năm
2009 đạt mức 711.36 tỷ, tăng 20% so với năm 2008; năm 2010 đạt mức 1067.04 tỷ,
tăng 50% so với năm trước và năm 2011 tăng thêm 10% so với năm 2010.
Tuy hoạt động huy động vốn của chi nhánh có tăng trưởng qua các năm nhưng
nhìn chung mức tăng trưởng không ổn định. Nguyên nhân do ACB Huế vấp phải sự

uế

cạnh tranh trong địa bàn bởi ngày càng có nhiều NH mở chi nhánh và phòng giao dịch
ở Huế. Ngoài ra, những quy định về lãi suất của NHNN cũng là một khó khăn cho

H

ACB trong việc thu hút KH gửi tiền.

Có thể dễ dàng nhận thấy, kì hạn huy động chủ yếu, chiếm tỷ trọng ngày càng

tế

cao là không kì hạn và ngắn hạn; mức huy động trung hạn tăng trưởng thấp; huy động


h

dài hạn là không có, do phần lớn khách hàng ưa thích gửi tiền ở các kì hạn ngắn để có

in

tính thanh khoản cao hơn, gây ảnh hưởng đến tính ổn định về nguồn huy động của chi
nhánh trong dài hạn.

cK

Bên cạnh đó, trong các loại hình huy động tiền gửi, đối tượng KHCN chiếm tỉ
trọng lớn trong nguồn huy động ở chi nhánh, được coi là khá hợp lý bởi đối tượng KH

họ

mà ACB hướng đến là KHCN, các DN vừa và nhỏ. Tiền gửi KHCN qua các năm đều
có mức tăng trưởng khá và tương đối ổn định. Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện NH đã
đi đúng hướng so với mục tiêu ban đầu vạch ra. Mặc dù vậy, đối với DNTN thì mức

Đ
ại

tăng trưởng còn khá thấp và cần phải chú ý cải thiện hơn.
Nhìn chung, nguồn vốn huy động của ACB Huế không ngừng tăng lên qua các

năm, cho thấy khả năng huy động vốn từ phía các tầng lớp dân cư ngày một tăng,
năng lực làm việc của chi nhánh không ngừng được nâng cao. Ngoài ra còn thể hiện
uy tín và vị thế của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng lớn. Tuy
nhiên, NH cần xem xét thành phần đối tượng và thời hạn huy động của nguồn vốn

nhằm đạt được mức tăng trưởng cao và bền vững trong thời gian tới.

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

18


Khóa luận tốt nghiệp
2.1.4.2 Hoạt động tín dụng
3,000,000
2,500,000
Cho vay

2,000,000

Thu nợ
1,500,000
Dư nợ
1,000,000

uế

Nợ quá hạn

2007

2008

2009


tế

0

H

500,000

2010

2011

in

h

Biểu đồ 2.1 - Hoạt động tín dụng ACB Huế giai đoạn 2007-2011
Từ biểu đồ 2.1 có thể nhận thấy tình hình cho vay tại ACB Huế giai đoạn 2007-

cK

2011 không ổn định và có sự biến động lớn qua mỗi năm.
Năm 2008, doanh số cho vay tăng vọt so với năm 2007 và đạt mức cao nhất

họ

trong 5 năm qua. Sở dĩ có hiện tượng này do năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn
chiếm 95% tổng doanh số cho vay, chủ yếu tập trung vào đối tượng KHCN, cho thấy
nhu cầu vốn ngắn hạn trong năm 2008 của người dân địa phương là khá cao. KH là


Đ
ại

DNTN và công ty không có nhu cầu vay vốn nhiều, do đó doanh số cho vay của chi
nhánh đối với các đối tượng này trong năm chỉ tăng nhẹ.
Năm 2009, doanh số cho vay có sự sụt giảm nhanh chóng. Điều này có thể nói

là khá dễ hiểu bởi doanh số cho vay năm 2008 gia tăng đột biến chủ yếu do sự gia
tăng nhu cầu vốn ngắn hạn ở KHCN, và đây chỉ là yếu tố mang tính chất nhất thời,
không bền vững.
Năm 2010, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và biến động, lạm phát tăng cao kéo
theo lãi suất tăng khiến nhu cầu về vốn của người dân trong địa bàn có phần giảm sút.
Họ có xu hướng thắt chặt chi tiêu, hạn chế mở rộng quy mô sản xuất hơn và ít đi vay
SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

19


Khóa luận tốt nghiệp
NH. Thêm vào đó, ảnh hưởng do cạnh tranh ngày càng cao giữa các NH trên địa bàn
đã khiến doanh số cho vay của chi nhánh giảm sút mạnh so với năm 2009. Từ bảng
2.2 có thể thấy, doanh số cho vay đối tượng KHCN là nhân tố chính chi phối đến vấn
đề này.
Năm 2011 đánh dấu sự tăng nhẹ trong doanh số cho vay của chi nhánh, tuy
nhiên mức doanh số cho vay này vẫn chưa đạt bằng năm 2009. Chi nhánh cần tăng
cường tiếp thị các sản phẩm vay đến nhiều đối tượng KH hơn nữa để nâng cao vị thế

uế

và năng lực cạnh tranh của chi nhánh trong địa bàn.

Chỉ tiêu thu nợ qua các năm luôn bám sát với doanh số cho vay thể hiện chất

H

lượng các khoản vay tại ACB Huế luôn được đảm bảo. Nhờ đó, nợ quá hạn qua các
năm luôn có xu hướng giảm. Cá biệt năm 2008 nợ quá hạn tăng gấp 5 lần so với năm

tế

2007, nguyên nhân là do sự tăng trưởng đột biến về nhu cầu vốn ngắn hạn của đối
tượng KHCN, trong khi đây lại là đối tượng khó kiểm soát về mục đích sử dụng vốn.

h

Tuy nhiên ngân hàng cũng cần phải xem lại các tiêu chí cho vay để đảm bảo chất

in

lượng các khoản vay, tránh tình trạng gia tăng của nợ quá hạn và nợ xấu.

cK

Mặc dù hoạt động tín dụng ở chi nhánh trong 5 năm vừa qua vẫn còn nhiều
biến động và vẫn chưa thực sự ổn định nhưng một điểm chung trong giai đoạn này đó
là tăng trưởng về dư nợ luôn ở mức cao và ổn định. Đây là một tín hiệu tốt chứng tỏ

họ

năng lực của ACB Huế một tăng, tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định và bền vững
của chi nhánh.


Đ
ại

Nhìn chung, đối tượng vay vốn mà ACB hướng đến vẫn là đối tượng KHCN,

đối tượng này chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay vào sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn
lưu động và tiêu dùng. Với phương châm mở rộng cho vay đồng thời đảm bảo chất
lượng các khoản vay, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã dần đi vào ổn định và đạt
mức tăng trưởng cao . Tuy nhiên, nợ quá hạn mặc dù có giảm nhưng vẫn còn đáng lo
ngại, doanh số cho vay luôn biến động. Chi nhánh cần tập trung nâng cao hơn nữa quy
trình thẩm định tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, tăng cường hoạt động tiếp thị
để xây dựng vị thế của mình tại địa phương.

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

20


Khóa luận tốt nghiệp

2007

2008

2009

2010

2011


2008/2007
Giá trị

%

Giá trị

ĐvT: triệu đồng
2010/2009

2011/2010

%

Giá trị

%

Giá trị

%

2,997,416

1,468,000

437,148

864,274


657,278

2,997,416

1,468,000

437,148

864,274 2,340,138

356.03% -1,529,416

-51.02%

-1,030,852

-70.22%

427,126

97.71%

609,294

2,935,394

1,356,975

304,434


594,415 2,326,100

381.77% -1,578,419

-53.77%

-1,052,541

-77.57%

289,981

95.25%

47,984

62,022

111,025

132,714

269,859

49,003

79.01%

21,689


19.54%

657,278

2,997,416

1,468,000

437,148

864,274 2,340,138

356.03% -1,529,416

-51.02%

-1,030,852

-70.22%

427,126

562,848

2,830,638

1,270,500

335,777


736,707 2,267,790

402.91% -1,560,138

-55.12%

-934,723

-73.57%

400,930 119.40%

94,430

166,778

197,500

101,371

127,567

30,722

18.42%

-96,129

-48.67%


26,196

25.84%

613,346

2,982,586

1,384,340

385,826

761,263

613,346

2,982,586

1,384,340

385,826

761,263 2,369,240

386.28% -1,598,246

-53.59%

-998,514


-72.13%

375,437

97.31%

575,156

2,928,339

1,313,350

276,817

571,419 2,353,183

409.14% -1,614,989

-55.15%

-1,036,533

-78.92%

294,602 106.42%

38,190

54,247


70,990

109,009

189,844

16,743

30.86%

38,019

53.56%

80,835

74.15%

613,346

2,982,586

1,384,340

385,826

761,263 2,369,240

386.28% -1,598,246


-53.59%

-998,514

-72.13%

375,437

97.31%

533,430

2,838,683

1,227,398

290,409

685,287 2,305,253

432.16% -1,611,285

-56.76%

-936,989

-76.34%

394,878 135.97%


79,916

142,696

156,942

95,417

9.98%

-61,525

-39.2%

h
29.26%

in

cK
72,348

họ

ại

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

14,038


tế

657,278

Đ

Cho vay
a. Theo
đối tượng
KHCN
KHDN
(công ty)
b.Theo
thời hạn
+Ngắn
hạn
+Trung
dài hạn
Thu nợ
a.Theo đối
tượng
KHCN
KHDN
(công ty)
b.
Theo
thời hạn
+Ngắn
hạn

+Trung

2009/2008

H

Năm

uế

Bảng 2.2 – Hoạt động tín dụng của ACB Huế giai đoạn 2007-2011

75,976

16,057

62,780

76.62%

42.05%

78.56%

14,246

137,145 103.34%

-19,441


97.71%

-20.37%

21


Khóa luận tốt nghiệp

138,380

153,240

236,900

288,222

391,233

a.Theo đối
tượng

138,380

153,240

236,900

288,222


391,233

14,860

10.74%

KHCN

115,900

122,985

166,610

194,227

217,223

7,085

6.11%

22,480

30,255

70,290

93,995


174,010

7,775

34.59%

138,410

153,240

236,900

288,222

391,233

14,830

10.71%

72,243

64,198

107,300

152,668

204,088


-8,045

64,960

89,042

129,600

135,554

187,145

24,082

653

3,248

1,080

904

653

3,248

1,080

904


443

2,870

781

210

378

300

1,964

179

1,284

21.66%

103,011

35.74%

35.47%

27,617

16.58%


22,996

11.84%

40,035

132.33%

23,705

33.72%

80,015

85.13%

83,660

54.59%

51,322

21.66%

103,011

35.74%

-11.14%


43,102

67.14%

45,368

42.28%

51,420

33.68%

37.07%

40,558

45.55%

5,954

4.59%

51,591

38.06%

2,595

397.4%


-2,168

-66.75%

-176

-16.30%

-151

-16.7%

43,625

tế

h

cK

54.59%

H

83,660

753

họ


753

604

603

2,427

547.86%

-2,090

-72.82%

-176

-22.56%

-1

-0.17%

300

150

168

80%


-78

-20.63%

0

0%

-150

-50%

0

0%

0

0%

0

0%

0

0%

ại


474

649

550

350

1,490

314.35%

-1,315

-66.96%

-99

-15.25%

-200

-36.36%

431

354

403


1,105

617.32%

-853

-66.43%

-77

-17.87%

49

13.84%

Đ

KHDN
(công ty)
b.Theo
thời hạn
+Ngắn
hạn
+Trung
dài hạn
Nợ quá
hạn
a.Theo đối
tượng

KHCN
KHDN
(công ty)
b.Theo
thời hạn
+Ngắn
hạn
+Trung
dài hạn

51,322

in

Dư nợ

uế

dài hạn

(Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế)
SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

22


Khóa luận tốt nghiệp
2.1.4.3. Kết quả kinh doanh
20,000,000,000
18,000,000,000

16,000,000,000
14,000,000,000
12,000,000,000
10,000,000,000

uế

8,000,000,000
6,000,000,000

H

4,000,000,000

2007

2008

2009

2010

2011

h

0

tế


2,000,000,000

Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ

in

Thu nhập lãi thuần

Các khoản thu nhập khác

Chi phí hoạt động

Tổng lợi nhuân trước thuế

cK

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

Biểu đồ 2.2 - Kết quả kinh doanh ACB Huế giai đoạn 2007-2011

họ

NH luôn cố gắng nâng cao chất lượng thẩm định, quan tâm đến chính sách
chăm sóc khách hàng, tăng cường các hoạt động Marketing, tài trợ, quảng bá... ngoài

Đ
ại

mục tiêu khẳng định vị thế của mình còn một mục tiêu đóng vai trò vô cùng quan
trọng đó chính là lợi nhuận. Lợi nhuận là cái cuối cùng mà các ngân hàng hay bất cứ

DN nào cũng đều hướng tới, nó là tấm gương phản ánh chiếu kết quả hoạt động kinh
doanh của DN.

Từ biểu đồ 2.2 có thể nhận thấy, tổng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh có
mức tăng trưởng đều và ổn định qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện xu
hướng phát triển bền vững của ACB Huế. Thu nhập chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng
thu nhập ở chi nhánh là thu nhập từ hoạt động cho vay. Đây là đặc thù chung của
ngành ngân hàng vì nghiệp vụ tín dụng là hoạt động truyền thống và đóng vai trò
chính trong ngân hàng.
SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

23


Khóa luận tốt nghiệp
Nguồn thu đóng góp thứ hai cho chi nhánh đó là thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, nhu
cầu thanh toán, bảo lãnh, sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng cao. Vì vậy, tuy
chỉ đem lại lợi nhuận bằng 12% so với lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, nhưng dịch vụ
vẫn được coi là nguồn thu nhập tiềm năng của NH. ACB Huế nên chú trọng khai thác
và phát triển các dịch vụ ngân hàng để có thể đạt được tăng trưởng cao hơn về lợi
nhuận.

uế

Kinh doanh ngoại hối là hoạt động mang lại nguồn thu chính tiếp theo cho NH.
Tuy nhiên, hoạt động này chỉ bằng khoảng hơn 3% so với nguồn thu mà hoạt động tín

H


dụng mang lại. Do điều kiện về thị trường kinh doanh và đầu tư liên quan đến vàng
hay ngoại hối còn nhiều hạn chế, nên lợi nhuận từ hoạt động này ở NH vẫn còn khiêm

tế

tốn. Trong thời gian tới, hoạt động này vẫn chưa thực sự là một hoạt động mang lại lợi
nhuận cho chi nhánh; nhưng trong dài hạn, khi nền kinh tế địa phương phát triển hơn

h

thì đây có thể là một trong những nguồn thu tiềm năng của NH.

in

Nhờ có mức tăng trưởng ổn định về doanh thu qua các năm mà lợi nhuận trước

cK

thuế của chi nhánh tăng trưởng đều và ổn định. Tuy nhiên, chi phí hoạt động vẫn còn
ở mức cao. Ngân hàng cần tìm các biện pháp tối ưu để giảm thiểu chi phí nhằm có
mức tăng trưởng về lợi nhuận ấn tượng hơn. Bởi vì, tính toán sử dụng chi phí một

họ

cách hữu hiệu sẽ giúp NH đạt đc lợi nhuận cao nhất với mức chi phí bỏ ra thấp nhất.
Nhìn chung, tuy nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua còn có nhiều biến

Đ
ại


động, chịu nhiều ảnh hưởng của lạm phát trong nước và khủng hoảng kinh tế thế giới,
nhưng lợi nhuận của ACB Huế vẫn tăng trưởng đều đặn và ổn định. Đây là một tín
hiệu tốt, chứng tỏ chi nhánh đã hoạt động thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh
hoạt động tín dụng truyền thống, chi nhánh cũng cần chú trọng phát triển đến hoạt
động tiềm năng khác là dịch vụ nhằm gia tăng lợi nhuận mang lại cho NH.

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

24


Khóa luận tốt nghiệp

uế

Bảng 2.3 – Kết quả kinh doanh của ACB Huế giai đoạn 2007-2011

2011
19,854,279,736
85,632,213,855
65,777,934,119
2,337,161,824
2,413,138,230
75,976,406
668,541,798
1,506,314,506
837,772,708
346,542,192
9,042,947,971
14,163,577,580


(Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế)

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế

H

2007
2008
2009
2010
Chỉ tiêu
I. Thu nhập lãi thuần
13,483,681,300 14,193,348,737 16,408,495,650 18,049,346,214
1. Thu nhập lãi và các khoản tương tự
58,155,596,476 61,216,417,343 70,770,424,674 77,847,467,141
2. Chi phí lãi và các khoản tương tự
44,671,915,175 47,023,068,606 54,361,929,024 59,798,121,926

II. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ
1,587,241,925 1,670,780,974 1,931,538,698 2,124,692,568
1. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
1,638,839,951 1,725,094,685 1,994,329,116 2,193,762,028
2. Chi phí hoạt động dịch vụ
51,598,026
54,313,712
62,790,418
69,069,460
III. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại
454,028,283
477,924,509
552,513,883
607,765,271
hối
1. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
1,022,986,732 1,076,828,139 1,244,888,022 1,369,376,824
2. Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối
568,958,449
598,903,630
692,374,139
761,611,552
Các khoản thu nhập khác
235,347,972
247,734,708
286,398,506
315,038,357
Chi phí hoạt động
6,141,357,434 6,464,586,773 7,473,510,720 8,220,861,792
Tổng lợi nhuân trước thuế

9,618,942,047 10,125,202,155 11,705,436,017 12,875,979,618

ĐvT: Đồng

SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga

25


×