Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.85 KB, 99 trang )



ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TỐN - TÀI CHÍNH
….  …

TẾ

-H

U

KHĨA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

H

QUY TRÌNH KIỂM

K

IN

SOÁT HOẠT ĐỘNG

IH



C



CHO VAY TẠI NGÂN



HÀNG THƯƠNG MẠI

G

Đ

CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

TR

Ư


N

– CHI NHÁNH HUẾ



U
-H

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN NGỌC THỦY


K

IN

H

TẾ

Sinh viên thực hiện:
TRẦN THỊ THANH NHÀN
Lớp: K42 Kế toán – Kiểm toán
Niên khóa: 2008 - 2012

TR

Ư


N

G

Đ



IH




C

Huế, tháng 05 năm 2012


Trong bài luận văn tốt nghiệp “Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay

U



tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – chi nhánh Huế” của tôi, sinh

-H

viên Trần Thị Thanh Nhàn – Khóa 42, lớp Kế toán – Kiểm toán, trường Đại học
Kinh Tế - Đại học Huế, có công ơn sâu sắc của các thầy cô trong nhà trường,

TẾ

đặc biệt là cô giáo, giảng viên – Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thủy, người đã trực tiếp
hướng dẫn chu đáo, tỉ mỉ, tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận.

H

Ở đây, còn có sự quan tâm, hướng dẫn hết lòng của Ban lãnh đạo Ngân

IN

hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – chi nhánh Huế, đặc biệt là các anh chị


K

trong Phòng Quản lý tín dụng nơi tôi thực tập, đã tạo môi trường, tạo nhiều cơ

C

hội thuận lợi, cung cấp những thông tin thiết thực nhất, giúp tôi được nghiên

IH

hoàn thành tốt luận văn này.



cứu, làm quen với môi trường nghề nghiệp thực tế, làm điểm tựa để tôi có thể
Và có sự khích lệ, động viên chân thành, niềm tin của những người thân



trong gia đình cùng bạn bè trong thời gian qua…

Đ

Vì tất cả, xin được gửi đến quý thầy cô, quý anh chị trong Ngân hàng Quân

G

Đội – chi nhánh Huế, gia đình, bạn bè tôi sự tri ân chân thành và sâu sắc nhất.


N

Kính chúc quý thầy cô, quý anh chị trong Ngân hàng Quân Đội – chi

Ư


nhánh Huế, cùng gia đình, bạn bè luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành

TR

công trong cuộc sống.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Trần Thị Thanh Nhàn


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1



2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2

U


3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................2

-H

5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
6. Kết cấu đề tài ...............................................................................................................4

TẾ

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ QUY TRÌNH

H

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....5

IN

1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại......................5
1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay .........................................................................5

K

1.1.2. Phân loại hoạt động cho vay ..........................................................................5

C

1.1.2.1. Phân loại theo thời hạn cho vay..............................................................5




1.1.2.2. Phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay.............................................6

IH

1.1.2.3. Phân loại theo mục đích sử dụng ............................................................6



1.1.2.4. Phân loại theo hình thức hoàn trả...........................................................6

Đ

1.1.2.5. Phân loại theo xuất xứ cho vay ...............................................................6
1.1.2.6. Phân loại theo đối tượng cho vay............................................................7

G

1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay ........................................................................7

N

1.2. Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay................................................................8

Ư


1.2.1. Các khái niệm..................................................................................................8
1.2.2. Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay..........................................................8


TR

1.2.3. Sự cần thiết và mục đích của kiểm soát hoạt động cho vay........................11
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm soát hoạt động cho vay

của Ngân hàng Thương mại........................................................................................11
1.2.4.1. Nợ quá hạn ............................................................................................11
1.2.4.2. Dư nợ cho vay........................................................................................13
1.2.4.3. Thu hồi nợ xấu.......................................................................................14
1.2.4.4. Số trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro.........................................14


Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ.....16
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế..........................16
2.1.1. Vài nét về Ngân hàng TMCP Quân Đội ......................................................16
2.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của MB – chi nhánh Huế......17



2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh .............................................18

U

2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế. ....18

-H

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .............................................................18

2.1.4. Tình hình hoạt động và những thành tựu đạt được từ năm 2009 đến năm 2011....19

TẾ

2.1.4.1. Tình hình sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi
nhánh Huế qua 3 năm 2009-2011 .................................................................................19

H

2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi

IN

nhánh Huế qua 3 năm 2009-2011 .................................................................................21
2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế ..24

K

2.2. Thực trạng quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP

C

Quân Đội – chi nhánh Huế .........................................................................................28



2.2.1. Quy trình cho vay của MB – chi nhánh Huế ..............................................28

IH


2.2.2. Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay theo quy trình cho vay của MB –



chi nhánh Huế ..............................................................................................................33

Đ

2.2.1.2. Giai đoạn giải ngân...............................................................................37
2.2.1.3. Giai đoạn sau giải ngân ........................................................................40

G

2.2.3. Đánh giá hoạt động kiểm soát cho vay tại MB – chi nhánh Huế...............44

N

2.2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................44

Ư


2.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ..............................................................48

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM

TR

SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ..............................................................................51

3.1. Định hướng và chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi
nhánh Huế ....................................................................................................................51
3.1.1. Định hướng và chiến lược phát triển của MB – chi nhánh Huế ...............51
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của MB – chi nhánh Huế trong thời gian tới...53


Khóa luận tốt nghiệp
3.2. Các giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại
Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế .........................................................55
3.2.1. Các giải pháp về lĩnh vực tín dụng...............................................................55
3.2.1.1. Chấp hành tốt các quy chế, quy trình cho vay ......................................55
3.2.1.2. Nâng cao năng lực thẩm định, chất lượng thẩm định tín dụng.............56



3.2.1.3. Thành lập các nhóm chuyên trách về hoạt động cho vay theo từng

U

ngành, nhóm ngành .......................................................................................................56

-H

3.2.1.4. Hoàn thiện công tác đảm bảo tiền vay ..................................................56
3.2.1.5. Xây dựng chính sách cho vay hiệu quả .................................................57

TẾ

3.2.1.6. Có bộ dữ liệu tốt về khách hàng............................................................58
3.2.1.7. Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay sau


H

giải ngân ........................................................................................................................58

IN

3.2.2. Các giải pháp tổng thể ..................................................................................58
3.2.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................58

K

3.2.2.2. Giải pháp về công nghệ.........................................................................60

C

3.2.2.3. Giải pháp về cơ cấu tổ chức..................................................................60



PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................62

IH

1. Kết luận ....................................................................................................................62

TR

Ư



N

G

Đ



2. Kiến nghị ..................................................................................................................63


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
….  …
Công ty quản lý quỹ và khai thác Tài sản

ATM

Máy thanh toán tiền tự động (Automatic Teller Machine)

CBTD

Cán bộ tín dụng

ĐVT

Đơn vị tính


GDP

Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)



Giám đốc

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTQHKH

Hỗ trợ Quan hệ Khách hàng

KH

Khách hàng

MB

Ngân hàng Quân Đội

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM


Ngân hàng thương mại



IH



C

K

IN

H

TẾ

-H

U



AMC

G

N


PGĐ

Ngân hàng Trung ương

Đ

NHTW

Ư


QHKH

Phó Giám Đốc
Quan hệ Khách hàng
Tổ chức tín dụng

TCKT

Tổ chức kinh tế

TĐTD

Thẩm định Tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TSBĐ


Tài sản bảo đảm

TSCĐ

Tài sản cố định

TR

TCTD


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
….  …

-H

Bảng 2.1 – Tình hình lao động của MB – chi nhánh Huế qua 3 năm
2009-2011



TRANG

TẾ

Bảng 2.2 - Tình hình tài sản và nguồn vốn của MB – Chi nhánh
Huế qua 3 năm 2009-2011


H

Bảng 2.3 – Kết quả hoạt động kinh doanh của MB – Chi nhánh
Huế qua 3 năm 2009-2011

K

IN

Bảng 2.4 – Bảng dư nợ của MB – Chi nhánh Huế qua 3 năm 20092011

22
26
46
46



C

Bảng 2.5 – Bảng doanh số thu nợ của MB – chi nhánh Huế qua 3
năm 2009-2011

20

U

DANH MỤC BẢNG BIỂU


TR

Ư


N

G

Đ



IH

Bảng 3.1 – Bảng các mục tiêu cơ bản năm 2012 của MB – chi
nhánh Huế

53


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ, LƯU ĐỒ, BIỂU ĐỒ
….  …

TRANG




DANH MỤC

-H

U

Sơ đồ
Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ quy trình cho vay

TẾ

Lưu đồ

30

H

Lưu đồ 2.1 – Lưu đồ quy trình cho vay của MB – chi nhánh Huế

10

IN

Biểu đồ

27

Biểu đồ 2.2 – Biểu đồ doanh số thu nợ theo thời hạn của MB – chi
nhánh Huế qua 3 năm 2009-2011


47

TR

Ư


N

G

Đ



IH



C

K

Biểu đồ 2.1 – Biểu đồ thu nhập và chi phí của MB – Huế qua 3
năm 2009-2011


Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Thực chất của quá trình kiểm soát hoạt động cho vay là sự kiểm tra, giám sát, đo



lường, chấn chỉnh hoạt động cho vay và khách hàng vay vốn nhằm giảm thiểu rủi ro,

U

tối đa hóa lợi nhuận dự kiến của hoạt động cho vay. Do đó, việc nghiên cứu “Quy
chi nhánh Huế” là rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn.

-H

trình kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội –

TẾ

Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, danh mục các chữ viết tắt, sơ đồ,

H

bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm có 03 chương:

IN

Chương 1: Chương này giới thiệu về mặt lý luận các vấn đề liên quan đến hoạt

K

động cho vay và quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại.


C

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng



Thương mại cổ phần Quân Đội – chi nhánh Huế. Chương này bao gồm các nội dung:

IH

- Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế



- Thực trạng quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại MB – Huế

Đ

+ Giai đoạn trước giải ngân

G

+ Giai đoạn giải ngân

Ư


N


+ Giai đoạn sau giải ngân

- Đánh giá hoạt động kiểm soát cho vay tại MB – Huế, những kết quả đạt được

TR

cũng như những tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân.
Chương 3: Chương này đề cập đến những định hướng, chiến lược phát triển

cũng như những thuận lợi và khó khăn của MB – Huế trong thời gian tới, từ đó đề xuất
một số giải pháp thiết thực góp phần hoàn thiện quy trình kiểm soát hoạt động cho vay
tại MB – Huế với hai nhóm giải pháp chính: giải pháp về lĩnh vực tín dụng và giải
pháp về tổng thể.


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động



nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ

U

tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm

-H


cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại
hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán... Vì thế, trong nền kinh tế thị trường

TẾ

hiện nay, hoạt động của ngân hàng trở thành một hoạt động vô cùng quan trọng. Hoạt
động của NHTM bao gồm nhiều loại hình khác nhau như: huy động vốn, thanh toán,

IN

H

cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế... Mỗi hoạt động đều có vai trò khác nhau trong
tổng thể hoạt động chung của NHTM.

K

Hoạt động cho vay là một mảng hoạt động lớn và đóng vai trò hết sức quan trọng

C

trong toàn bộ hoạt động của NHTM. Tính quan trọng của hoạt động cho vay được thể



hiện trước hết mang lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của

IH


NHTM (chiếm tới 70 – 80% tổng thu nhập). Bên cạnh đó, nhờ hoạt động này mà



NHTM có thể bán chéo sản phẩm, tạo nền tảng thu hút hỗ trợ cho các hoạt động khác

Đ

như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền... Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là không thể tránh khỏi, đặc

N

G

biệt là rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày

Ư


càng có biểu hiện phức tạp. Trong đó, rủi ro trong hoạt động cho vay là lớn nhất, và
khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng thì nguyên nhân

TR

thường phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng.
Do vậy, việc thực hiện kiểm soát tốt hoạt động cho vay cũng như các khâu trong quy

trình cho vay không chỉ nâng cao hiệu quả, làm tăng khả năng cạnh tranh của NHTM
trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày nay mà còn đóng góp tích cực vào sự vận hành

của nền kinh tế thông qua sự tác động của cung - cầu tiền tệ. Từ đó dẫn đến làm thúc đẩy
tăng trưởng hay kìm hãm kinh tế, lạm phát, khủng hoảng tiền tệ... giúp cho Nhà nước thực
hiện tốt vai trò quản lý về hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
1


Khóa luận tốt nghiệp
Hoà cùng sự đổi mới của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàng TMCP Quân Đội
– chi nhánh Huế trong những năm qua đã rất chú trọng tới hoạt động cho vay và đang
từng bước hoàn thiện quy trình kiểm soát hoạt động cho vay của mình để đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Qua
quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu và từ những yêu cầu thực tiễn đặt ra, đặc biệt



trong quá trình thực tập tại bộ phận Quản lý tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội

U

– chi nhánh Huế, được sự giúp đỡ và khuyến khích của các thầy cô giáo trong khoa Kế

-H

toán – Tài chính, trường Đại học Kinh tế - Huế, các cô chú, anh chị trong ngân hàng,
tôi đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài: “Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại

TẾ

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – chi nhánh Huế” để viết chuyên đề
khóa luận tốt nghiệp.


H

2. Mục tiêu nghiên cứu

IN

 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động cho vay và quy trình kiểm soát hoạt

K

động cho vay của Ngân hàng Thương mại để nắm được lý thuyết cũng như có

C

cái nhìn khái quát về hoạt động cho vay và quy trình kiểm soát hoạt động cho



vay của Ngân hàng Thương mại.

IH

 Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay và quy trình kiểm soát hoạt động cho
vay tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế.



 Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm soát hoạt


Đ

động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế.

G

3. Đối tượng nghiên cứu

N

Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về hoạt động cho vay chung đối với khách hàng

Ư


cá nhân và khách hàng doanh nghiệp; quy trình kiểm soát hoạt động cho vay nói
chung tại Ngân hàng Thương mại ở ba giai đoạn: trước giải ngân, trong giải ngân và

TR

sau giải ngân; những thực tế về quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế.

4. Phạm vi nghiên cứu
 Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/02/2012 đến ngày 08/05/2012.
 Địa điểm nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế (số 03
đường Hùng Vương – Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế).

2



Khóa luận tốt nghiệp
 Nội dung nghiên cứu:
 Tìm hiểu hoạt động cho vay và quy trình kiểm soát hoạt động cho vay
của NHTM.
 Tìm hiểu quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội – chi nhánh Huế, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp

U



phần hoàn thiện quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng.

-H

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành nghiên cứu theo các phương pháp sau:

TẾ

 Phương pháp thu thập số liệu

Mục đích của phương pháp thu thập số liệu là để làm cơ sở lý luận khoa học hay

H

luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu. Trong bài làm, tôi đã


IN

thực hiện thu thập số liệu bằng 3 cách:

K

+ Thu thập số liệu bằng cách tham khảo tài liệu: các giáo trình của một số tác
giả trong và ngoài nước; các Quyết định của Bộ Tài chính; các trang website trên



C

mạng internet; các tập san, tạp chí của Ngân hàng TMCP Quân Đội; các tạp chí Kinh

IH

tế; các công văn, Quyết định, Báo cáo… của Ngân hàng TMCP Quân Đội, của Hội sở
Đà Nẵng chuyển về, của chính Ngân hàng TMCP Quân Đội – Huế.



+ Thu thập số liệu từ những thực nghiệm: bằng cách quan sát nhân viên tín

Đ

dụng ở Phòng Quản lý tín dụng Ngân hàng TMCP Quân Đội thực hiện các hoạt động

G


liên quan đến quy trình kiểm soát cho vay.

N

+ Thu thập số liệu phi thực nghiệm: bằng cách phỏng vấn các anh chị trong

Ư


ngân hàng.

 Phương pháp xử lý, phân tích tài liệu

TR

Với những số liệu thô được đơn vị cung cấp, tôi đã tiến hành xử lý dựa trên những

kiến thức và hiểu biết của bản thân để thực hiện việc so sánh, đối chiếu số liệu giữa
các năm, sự tăng giảm các chỉ tiêu qua các kỳ phân tích, tổng hợp khái quát các số
liệu, bằng các phương pháp:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích của phương pháp này là để có được những kiến thức căn bản cũng như
kiến thức chuyên môn về phương diện khoa học cũng như xã hội, để từ đó xây dựng
3


Khóa luận tốt nghiệp
cơ sở lý luận cho đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nghiên cứu và tham
khảo những nguồn tài liệu có độ tin cậy cao liên quan đến nội dung đề tài.
+ Phương pháp quan sát

Thực hiện phương pháp này nhằm thấy rõ các bước công việc cụ thể hàng ngày của
cán bộ, nhân viên Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế nói chung và của cán



bộ, nhân viên Phòng Quản lý tín dụng nói riêng.

U

+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

-H

Trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài tại chi nhánh MB – Huế, tôi đã tiến
hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ, nhân viên làm việc tại Phòng Quản lý tín dụng,

TẾ

Phòng Khách hàng – Quan hệ Khách hàng, đặc biệt là những đối tượng cung cấp

H

thông tin và số liệu giúp tôi thực hiện khóa luận này. Việc phỏng vấn trực tiếp đã giúp

IN

tôi giải đáp những thắc mắc trong quá trình tiếp cận thông tin cũng như các văn bản
trong hệ thống Ngân hàng, từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về Ngân hàng TMCP Quân

K


Đội – chi nhánh Huế và giúp tôi thực hiện tốt đề tài nghiên cứu của mình.

C

6. Kết cấu đề tài



Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, kiến nghị, nội dung chính của đề tài bao gồm 03

IH

chương:



 Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay và quy trình kiểm soát hoạt

Đ

động cho vay tại Ngân hàng Thương mại

G

 Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng

N

TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế


Ư


 Chương 3: Giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm soát hoạt động cho

TR

vay tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế

4


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA

-H

U



NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại

TẾ


1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay

Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi, 2008: “Cho vay là một quan hệ giao dịch giữa

H

hai chủ thể (NHTM và người vay), trong đó một bên (NHTM) chuyển giao tiền hoặc

IN

tài sản cho bên kia (người vay) sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên

K

nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn (gốc và lãi) cho bên cho vay vô điều kiện

C

theo thời hạn đã thỏa thuận”.



Như vậy, bản chất của cho vay là một giao dịch về tiền hoặc tài sản trên cơ sở có

IH

sự hoàn trả cả gốc và lãi. Trong đó, sự hoàn trả là đặc trưng thuộc về bản chất cho vay,
là nguyên tắc để phân biệt phạm trù cho vay với phạm trù cấp phát của NHNN.




1.1.2. Phân loại hoạt động cho vay

Đ

Có nhiều tiêu thức phân loại hoạt động cho vay, tuy nhiên trên thực tế người ta

G

thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:

N

1.1.2.1. Phân loại theo thời hạn cho vay

Ư


+ Cho vay ngắn hạn: Là khoản cho vay có thời hạn dưới 1 năm, được sử dụng để

bù đắp vốn, sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp.

TR

+ Cho vay trung hạn: Là khoản vay có thời hạn cho vay từ 1-5 năm. Thông thường,

khoản vay này được các doanh nghiệp sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải
tiến, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, cơ sở vật chất, mở rộng sản xuất kinh doanh…
+ Cho vay dài hạn: Là khoản vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể

lên đến 20-30 năm. Cho vay dài hạn được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn

5


Khóa luận tốt nghiệp
như: tài trợ xây dựng cho các công trình xây dựng cơ bản: nhà cửa, sân bay, cầu
đường, đầu tư trang thiết bị…
1.1.2.2. Phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay

+ Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc
sự bảo lãnh của bên thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng.



+ Cho vay có bảo đảm: là việc cho vay vốn của ngân hàng mà theo đó nghĩa vụ trả

U

nợ của khách hàng được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài

-H

sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Loại cho vay này
áp dụng cho những khách hàng mới, có hệ số tín nhiệm không cao.

TẾ

1.1.2.3. Phân loại theo mục đích sử dụng


+ Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng

IN

H

các bất động sản như nhà ở, đất đai, bất động sản trong các lĩnh vực công nghiệp,
thương mại và dịch vụ.

K

+ Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu

C

động cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.



+ Cho vay nông nghiệp: là loại hình cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như

IH

phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu…



+ Cho vay tiêu dùng: đây là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình để

Đ


mua sắm hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, nhà, trang thiết bị trong nhà…
1.1.2.4. Phân loại theo hình thức hoàn trả

G

+ Cho vay hoàn trả một lần: là cho vay mà khoản vay sẽ được hoàn trả duy nhất

Ư


N

một lần vào thời gian xác định trong hợp đồng tín dụng, lãi vay được hoàn trả theo
thỏa thuận trong hợp đồng.

TR

+ Cho vay trả góp: là hình thức cho vay trong đó việc hoàn trả được tiến hành theo

định kỳ, các khoản này có thể bằng nhau hoặc không tùy theo thỏa thuận và được thực
hiện theo nguyên tắc trả dần trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
+ Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: là hình thức cho vay mà khách hàng có thể hoàn
trả nợ vay bất cứ khi nào. Loại này thường áp dụng cho những khoản vay thấu chi, thẻ
tín dụng.
1.1.2.5. Phân loại theo xuất xứ cho vay

6



Khóa luận tốt nghiệp
+ Cho vay trực tiếp: trước khi cấp tiền ra, ngân hàng có mối liên hệ trực tiếp đối
với người vay để thẩm định khách hàng, xem xét tình hình người vay.
+ Cho vay gián tiếp: là hình thức ngân hàng cho vay thông qua các tổ chức xã hội
nhưng không trực tiếp cho vay khách hàng.
1.1.2.6. Phân loại theo đối tượng cho vay



+ Cho vay cá nhân: một số khoản vay cá nhân chủ yếu như: cho vay mua nhà, xây,

U

sửa chữa nhà; cho vay mua ô tô; cho vay du học quốc tế…

-H

+ Cho vay doanh nghiệp: các doanh nghiệp khi có nhu cầu về vốn thường tìm đến
ngân hàng, bởi đó là nguồn vay có chi phí hợp lý và tính đảm bảo cao. Cho vay doanh

TẾ

nghiệp thường được các ngân hàng chia thành nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn và
nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

H

1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay

IN


 Đối với nền kinh tế

K

Hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng, của các TCTD nói chung là đòn bẩy

C

kinh tế để thực hiện tái sản xuất mở rộng, ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, nâng



cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, hoạt động cho vay còn là công cụ tài trợ

IH

cho các dự án tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, giải
quyết một số tệ nạn xã hội, khai thác có hiệu quả các nguồn lực quốc gia… Hoạt động



cho vay thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn sản xuất, mở rộng quá trình phân công

Đ

lao động và hợp tác kinh tế quốc tế.

G


 Đối với khách hàng vay

N

Hoạt động cho vay được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau với thời hạn

Ư


khác nhau (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn…). Vì thế, khách hàng có thể tùy ý lựa chọn
kỳ hạn vay, phương thức vay và thỏa thuận hình thức lãi suất vay phù hợp với mục

TR

tiêu kinh doanh của mình. Mặt khác, việc vay vốn tại ngân hàng giúp khách hàng tập
trung được vốn kinh doanh đồng bộ, giảm chi phí huy động và chủ động trong việc
hoàn trả gốc và lãi theo hợp đồng.
 Đối với ngân hàng
Là một doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt - tiền tệ, hoạt động cho vay
được coi là hoạt động cơ bản nhất, mang lại thu nhập lớn nhất cho các ngân hàng,
“khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu
7


Khóa luận tốt nghiệp
của ngân hàng”. Do đó, các ngân hàng sử dụng mọi nỗ lực của mình để nâng cao chất
lượng và số lượng cho vay nhưng trên cơ sở tối đa lợi nhuận và đảm bảo an toàn.
Với vai trò đặc biệt quan trọng trên, Nhà nước cũng như các ngân hàng cần mở
rộng hoạt động cho vay giúp nền kinh tế đất nước tăng trưởng và hội nhập quốc tế.


1.2. Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay



1.2.1. Các khái niệm

U

Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, chấn chỉnh sự việc, hiện tượng nhằm

-H

đảm bảo thực hiện kế hoạch với hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn luôn
biến đổi.

TẾ

Kiểm soát là chức năng cuối cùng của quy trình quản lý (một quy trình quản lý

H

gồm 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát). Kiểm soát là hoạt

IN

động không thể thiếu được trong quy trình quản lý. Nếu việc lập kế hoạch, tổ chức,
lãnh đạo làm tốt mà chức năng kiểm soát không được thực hiện hoặc thực hiện không

K


tốt thì kết quả có thể sẽ không đúng như kế hoạch đề ra, hoặc do những biến động của

C

môi trường hoặc do chủ định của những người thực hiện.



Hoạt động của ngân hàng luôn diễn ra trong môi trường biến động, đặc biệt là hoạt

IH

động cho vay, ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào nhân tố con người (cả cán bộ tín dụng



và khách hàng vay vốn), do đó việc kiểm soát là rất cần thiết.

Đ

Kiểm soát hoạt động cho vay có thể được định nghĩa như sau: Kiểm soát hoạt động

G

cho vay là quá trình kiểm tra, giám sát, đo lường, chấn chỉnh hoạt động cho vay và

N

khách hàng vay vốn nhằm giảm thiểu rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận dự kiến của hoạt


Ư


động cho vay.

1.2.2. Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay

TR

Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay được thực hiện theo các giai đoạn của quy

trình cho vay. Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng
trong việc cho vay. Quy trình này bao gồm nhiều khâu và theo một trật tự nhất định
(xem sơ đồ dưới).
Trong các giai đoạn của quy trình cho vay: trước giải ngân, trong giải ngân và sau
giải ngân, quy trình kiểm soát đều gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung, các chỉ số kiểm soát hoạt động cho vay
8


Khóa luận tốt nghiệp
Bước 2: Xác định hệ thống kiểm soát: chủ thể kiểm soát là ai, công cụ kiểm soát là gì…
Bước 3: Tiến hành giám sát đo lường
Bước 4: Đánh giá sự thực hiện: xem xét chính sách cho vay của ngân hàng có được
thực hiện đúng theo quy định không, việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng
mục đích không, thời hạn trả nợ gốc và lãi có đúng như Hợp đồng tín dụng không...



Bước 5: Điều chỉnh


U

Bước 6: Đưa ra kết luận

-H

Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay là cơ sở kiểm soát tiến trình cho vay và để
điều chỉnh chính sách cho vay phù hợp với thực tiễn. Thông qua công tác kiểm soát,

TẾ

nhà quản trị ngân hàng nhanh chóng xác định được những khâu công việc cần điều

H

chỉnh, những quy định không còn phù hợp trong chính sách tín dụng, những bất hợp lý

IN

trong việc thực hiện quy trình, những bất cập trong đội ngũ nhân sự… để từ đó có

TR

Ư


N

G


Đ



IH



C

như trong hoạt động cho vay nói chung.

K

những thay đổi nhằm tăng cường giám sát trong sử dụng vốn vay của khách hàng cũng

9


Khóa luận tốt nghiệp

CBTD tiếp xúc KH,
tư vấn, hướng dẫn

KH cung cấp tài
liệu, thông tin

Hồ sơ xin vay:
- Đơn xin vay, Hồ sơ pháp lý

- Dự án, phương án kinh doanh

Thu thập thông tin

U



Thẩm định hồ sơ

-H

Cập nhật thông tin:
thị trường, chính
sách, pháp lý, khách
hàng

H

Thực hiện quyết
định cho vay

IN

Thông báo:
-Cho vay
-Từ chối + Lý do
-Thông báo khác

TẾ


Quyết định cho vay

C

K

Ký hợp đồng tín dụng

IH



Giải ngân

Xử lý rủi ro
Thu đủ

TR

Ư


N

G

Đ




Tổ chức giám sát
KH vay

Thu nợ
Gia hạn đáo nợ
Thu không đủ

Thanh lý hợp đồng

Xử lý tài sản khởi
kiện

Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ quy trình cho vay
(Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại –
PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi, 2008)
10


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.3. Sự cần thiết và mục đích của kiểm soát hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng, tuy nhiên nó cũng là
hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Hoạt động cho vay phải tuân theo nguyên tắc:
“sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng”. Nếu không tuân thủ nguyên tắc trên thì khoản cho



vay của ngân hàng gặp rủi ro. “Rủi ro trong hoạt động cho vay là khả năng xảy ra


U

những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn,

-H

không trả hoặc trả không đầy đủ khoản tiền vay”. Chính vì thế, kiểm soát hoạt động
cho vay là rất cần thiết.

TẾ

Mục đích của việc kiểm soát hoạt động cho vay là kịp thời phát hiện và ngăn ngừa,

H

xử lý những rủi ro trong quá trình cho vay, bảo đảm việc tuân thủ đúng pháp luật và

IN

các quy đình hiện hành về việc cho vay với mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu rủi ro của
hoạt động cho vay, tối đa hoá lợi nhuận dự kiến từ hoạt động cho vay của ngân hàng.

K

Vì vậy, tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay không phải là hạn chế cho vay tới

C

mức tối thiểu mà là giúp hoạt động cho vay có hiệu quả hơn (giảm thiểu rủi ro, tối đa




hoá lợi nhuận từ hoạt động cho vay).



Ngân hàng Thương mại

IH

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm soát hoạt động cho vay của

Đ

1.2.4.1. Nợ quá hạn

G

Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép

Ư


N

và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ.
Dư nợ quá hạn

Hệ số nợ quá hạn =


x 100%

TR

Tổng dư nợ

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các NHTM thường chia nợ quá hạn thành các nhóm

sau:

– Nợ quá hạn đến 180 ngày, có khả năng thu hồi
– Nợ quá hạn từ 181-360 ngày, có khả năng thu hồi
– Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên (nợ khó đòi)

11


Khóa luận tốt nghiệp
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số
18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN thì TCTD thực hiện
phân loại nợ thành 5 nhóm như sau:
– Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc



và lãi đúng hạn.

U


+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu

-H

hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

– Nhóm 2 (Nợ cần chú ý ) bao gồm:

IN

+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu.

H

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.

TẾ

+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 1 theo quy định.

+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định.

K

– Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

C

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.




+ Các khoản nợ gia hạn tới hạn trả nợ lần đầu.

IH

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng



thanh toán lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Đ

+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định.

G

– Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

N

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.

Ư


+ Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.


TR

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai.
+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định.

– Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên

theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

12


Khóa luận tốt nghiệp
+ Các khoản nợ cơ cấu lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần
thứ hai.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.
+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5 theo quy định.



Nợ xấu (hay các tên gọi khác như nợ có vấn đề, nợ khó đòi…) là các khoản nợ

U

thuộc các nhóm 3, 4 và 5 và có các đặc trưng sau:

-H


+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam
kết này đã đến hạn.

TẾ

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn đến có khả
năng ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi.

H

+ Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc

IN

và lãi.

K

+ Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những khoản nợ

C

quá hạn trên 90 ngày.



Một tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu dưới 5% được coi là nằm trong giới hạn cho

IH


phép, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá tỷ lệ 5% thì tổ chức đó cần phải xem xét, rà soát lại
danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chỉ tiết và thận trọng hơn.



Nếu TCTD nói chung, ngân hàng nói riêng có tỷ lệ số dư nhóm 1 cao, không có số dư

Đ

các nhóm 2, 3, 4, 5 thì có thể kết luận rằng công tác kiểm soát hoạt động cho vay của ngân

G

hàng có hiệu quả đặc biệt. Trường hợp này trên thực tế hầu như không xảy ra.

N

Nếu tỉ lệ số dư nhóm 2, 3 thấp và không có số dư nhóm 4, 5 thì công tác kiểm soát

Ư


hoạt động cho vay là bình thường.
Nếu tỉ lệ số dư nhóm 3, 4, 5 cao cho thấy công tác kiểm soát hoạt động cho vay

TR

không hiệu quả.
1.2.4.2. Dư nợ cho vay


Dư nợ cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế tại một
thời điểm nhất định. Dư nợ cho vay của ngân hàng là một chỉ tiêu rất quan trọng, phản
ánh hoạt động cho vay của ngân hàng. Ta cũng thấy được tình hình kiểm soát hoạt
động cho vay từ chỉ tiêu này qua hai tiêu chí sau:

13


Khóa luận tốt nghiệp
 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay/tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế:
Nếu tỉ lệ này lớn hơn 1 tức là tốc độ tăng trưởng cho vay lớn hơn tốc độ tăng
trưởng kinh tế: cho thấy chính sách cho vay được nới lỏng, khó kiểm soát, chất lượng
hoạt động kiểm soát không tốt.
Ngược lại, nếu tỉ lệ này nhỏ hơn 1 có nghĩa là hoạt động cho vay không đáp ứng



nhu cầu của nền kinh tế, điều này có thể do nguyên nhân từ phía ngân hàng không đáp

U

ứng được nhu cầu đó, cũng có thể do việc kiểm soát hoạt động cho vay quá chặt chẽ,

-H

như vậy cũng không phải việc kiểm soát có hiệu quả.

Tỉ lệ này tốt nhất là bằng 1. Nói như vậy không có nghĩa là khi đó hoạt động kiểm


TẾ

soát đạt hiệu quả tốt.

 Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng vốn huy động: tỉ lệ này phản ánh số tiền mà ngân hàng cho

H

vay tại một thời điểm trên số vốn huy động được tại thời điểm đó tính theo đơn vị (%).

IN

Nếu tỷ lệ này >1, ngân hàng áp dụng chính sách cho vay mạo hiểm, cho vay vượt

K

quá khả năng huy động.

C

Nếu tỷ lệ này <1, chính sách cho vay bảo thủ được áp dụng, chính sách này có thể



bỏ qua nhiều khách hàng.
1.2.4.3. Thu hồi nợ xấu

IH

Nếu tỷ lệ này bằng 1, việc kiểm soát hoạt động cho vay tương đối tốt.




Tình hình thu hồi nợ xấu phản ánh công tác khắc phục tổn thất từ quyết định cho

Đ

vay của cán bộ ngân hàng. Tỷ lệ thu hồi nợ xấu càng cao càng chứng tỏ tinh thần trách

G

nhiệm cao của cán bộ ngân hàng cũng như lãnh đạo ngân hàng trong việc rút kinh

N

nghiệm trong việc cho vay, đồng thời thể hiện tính nghiêm túc trong công tác kiểm

Ư


soát hoạt động cho vay để tránh gặp phải những sai sót tương tự gây tổn thất lớn cho

TR

ngân hàng.

1.2.4.4. Số trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, các NHTM sẽ phải trích


lập quỹ dự phòng rủi ro từ lợi nhuận sau thuế tuỳ thuộc vào số dư nợ nhóm 1, 2, 3, 4, 5.
 Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5%
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%
14


Khóa luận tốt nghiệp
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%
 Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:
R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó:



R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

U

A: giá trị của khoản nợ

-H

C: giá trị của tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

TẾ


 Giá trị của tài sản bảo đảm (C): được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp
dụng được quy định với:

H

- Giá trị thị trường của vàng.

IN

- Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, và các loại giấy tờ có giá

K

của các tổ chức tín dụng.

C

- Giá trị thị trường của chứng khoán của doanh nghiệp và của tổ chức tín dụng khác.



- Giá trị của tài sản bảo đảm là động sản, bất động sản và các tài sản bảo đảm khác

IH

ghi trên hợp đồng bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính.
 Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản bảo đảm quy định theo




“Bảng tỷ lệ tối đa để xác định giá trị của tài sản bảo đảm” (xem phụ lục 1).

Đ

Ngoài ra, các ngân hàng để đảm bảo an toàn cũng thường có một khoản trích thêm.

G

Nếu theo quy định tỉ lệ số trích lập quỹ dự phòng rủi ro so với số vốn cho vay thấp cho

N

thấy công tác kiểm soát hoạt động cho vay tương đối hiệu quả.

Ư


Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro càng thấp có nghĩa là rủi ro xảy ra càng ít và nó

cũng nói lên phần nào chất lượng của công tác kiểm soát hoạt động cho vay.

TR

Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá chất lượng công tác kiểm soát hoạt động cho

vay còn rất nhiều chỉ tiêu khác như: số lần phát mãi tài sản đảm bảo trên số món vay;
tỷ lệ phát hiện sai sót về chữ kí, giấy phép kinh doanh, quyền sử dụng đất…
Trên đây là các vấn đề mang tính chất lý luận về hoạt động cho vay cũng như
quy trình kiểm soát hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại. Đó chính là nền

tảng để tìm hiểu và đánh giá thực trạng quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại
Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế được trình bày trong chương 2.
15


×