Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng giao thông thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 138 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Lời Cảm Ơn
Luận văn tốt nghiệp là kết quả của việc vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn kiểm nghiệm. Trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận này, tôi đã
nhận được sự động viên và giúp đỡ từ rất nhiều phía.

Ế

Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Ban giám đốc, các anh chị phòng kế toán -

U

tài vụ, phòng Kế hoạch tại Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế

́H

cũng như các anh chị tại Xí nghiệp xây lắp 6 đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi



trong quá trình thực tập, thu thập thông tin, nắm bắt được tình hình thực tế tại công ty.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - Thạc sỹ Đỗ

H

Sông Hương đã rất tận tình, dành nhiều thời gian và công sức trong việc dẫn dắt và

IN

hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm đề tài từ lúc xây dựng đề cương cho đến lúc


hoàn thành khóa luận này.

K

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè - những người đã luôn

̣C

đồng hành, chia sẻ, động viên tôi để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của

O

mình.

̣I H

Mặc dù đã nỗ lực hết sức để nghiên cứu và hoàn thiện luận văn một cách tốt

Đ
A

nhất, tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo và những người
quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn.
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Đặng Thị Phương Nhi

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi


i


Khóa luận tốt nghiệp

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

CCDC:

Công cụ dụng cụ

CP:

Chi phí

CPNC:

Chi phí nhân công

CTCP:

Công ty cổ phần


GTGT:

Giá trị gia tăng

HMCT:

Hạng mục công trình

KPCĐ:

Kinh phí công đoàn



H

IN

Máy thi công

K

MTC:

O

̣I H

SXC:


Nguyên vật liệu

̣C

NVL:
NVLTT:

U

Bảo hiểm thất nghiệp

́H

BHTN:

Ế

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Đ
A

TSCĐ:

Nguyên vật liệu trực tiếp
Sản xuất chung
Tài sản cố định

TSDH:


Tài sản dài hạn

TSNH:

Tài sản ngắn hạn

TTH:

Thừa Thiên Huế

UBND:

Ủy ban nhân dân

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

ii


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 - Những điểm khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính………….7
Bảng 2.1 - Cơ cấu ngành hàng của công ty giai đoạn 2013 - 2015...............................34
Bảng 2.2 - Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2013 - 2015 ...............................38
Bảng 2.3 - Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2013 - 2015...................................41

Ế

Bảng 2.4 - Tình hình nguồn vốn của công ty ...............................................................43


U

Bảng 2.5 - Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 - 2015

́H

.......................................................................................................................................45



Bảng 2.6 - Bảng định mức công việc (Biểu chi tiết giá dự thầu) ..................................57
Bảng 2.7 - Bảng phân tích đơn giá dự thầu ...................................................................59

IN

H

Biểu 2.8 - Phiếu xuất kho tại công ty ............................................................................63
Biểu 2.9 - Phiếu nhập kho tại xí nghiệp ........................................................................64

K

Biểu 2.10 - Phiếu xuất kho tại xí nghiệp .......................................................................66

O

̣C

Biểu 2.11 - Bảng thanh toán lương tháng 12.................................................................68


̣I H

Biểu 2.12 - Phiếu chi lương nhân công ngoài ...............................................................69
Bảng 2.13 - Bảng báo cáo công, ca nhiên liệu ..............................................................71

Đ
A

Bảng 2.14 - Bảng tính khấu hao TSCĐ.........................................................................72
Bảng 2.15 - Bảng thanh toán tiền lương tổ gián tiếp.....................................................74
Bảng 2.16 - Bảng thanh toán tiền lương công nhân lái máy .........................................75
Bảng 2.17 - Bảng thanh toán tiền lương bộ phận thuê ngoài ........................................75
Biểu 2.18 - Thư giảm giá...............................................................................................79
Biểu 3.1 - Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ............................................88
Biểu 3.2 - Bảng dự toán nội bộ chi phí sản xuất ...........................................................89

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

iii


Khóa luận tốt nghiệp

Biểu 3.3 - Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh.........................................................90
Biểu 3.4 - Báo cáo biến động chi phí NVLTT ..............................................................92
Biểu 3.5 - Báo cáo biến động chi phí NCTT.................................................................92
Biểu 3.6 - Báo cáo biến động chi phí sử dụng MTC.....................................................93
Biểu 3.7 - Báo cáo chi phí sản xuất ...............................................................................93


Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Biểu 3.8 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bộ phận (đơn vị) .............................96

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

iv



Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 - Quá trình lập dự toán……………………………………………….…….20
Sơ đồ 2.1 - Quy trình sản xuất - kinh doanh sản phẩm xây lắp.....................................35
Sơ đồ 2.2 - Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty............................................................47
Sơ đồ 2.3 - Tổ chức bộ máy quản lý tại đội, xí nghiệp .................................................50

Ế

Sơ đồ 2.4 - Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty .........................................................50

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H


U

Sơ đồ 2.5 - Tổ chức bộ máy kế toán tại đội, xí nghiệp .................................................51

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

v


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Lời Cảm Ơn ...............................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ..................................................................................................iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ...............................................................................................................v

Ế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1

U

I.1 Lí do chọn đề tài ................................................................................................................1

́H

I.2 Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................................2




I.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................3
I.4 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................................3

IN

H

I.5 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................4
I.6 Kết cấu của khóa luận.......................................................................................................4

K

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................5

O

̣C

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ..........................5

̣I H

1.1 Khái quát chung về kế toán quản trị chi phí .............................................................5
1.1.1 Kế toán quản trị................................................................................................5

Đ
A


1.1.2 Bản chất của kế toán quản trị chi phí ...............................................................7

1.2. Đặc điểm của ngành xây lắp ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí......................8
1.2.1 Đặc điểm sản phẩm xây lắp .............................................................................9
1.2.2 Đặc điểm chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ...............................................11
1.3 Nội dung của kế toán quản trị chi phí......................................................................12
1.3.1 Phân loại và nhận diện chi phí .......................................................................12
1.3.1.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí..................................12

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

vi


Khóa luận tốt nghiệp

1.3.1.2 Phân loại chi phí theo lĩnh vực chức năng hoạt động ........................14
1.3.1.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục
trên Báo cáo tài chính ....................................................................................................16
1.3.1.4. Các tiêu thức phân loại chi phí khác .................................................17
1.3.2 Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí trong doanh nghiệp ...................18
1.3.2.1 Xây dựng định mức............................................................................18

Ế

1.3.2.2 Dự toán chi phí...................................................................................19

́H

U


1.3.3 Các phương pháp xác định chi phí.................................................................21



1.3.4 Kiểm soát biến động chi phí ..........................................................................22
1.3.4.1 Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .......................................23

H

1.3.4.2 Biến động chi phí lao động trực tiếp ..................................................23

IN

1.3.4.3 Biến động chi phí sản xuất chung ......................................................24

K

1.3.5 Phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận .............................25

̣C

1.3.6 Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ...................................................27

O

1.4 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị tại doanh nghiệp .................................................29

̣I H


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY

Đ
A

LẮP TẠI CTCP XÂY DỰNG - GIAO THÔNG TTH .................................................31
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng - giao thông Thừa thiên Huế ..................31
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty...........................................................................31
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Xây dựng - Giao
thông Thừa Thiên Huế...................................................................................................31
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty.....................................................................32
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của công ty..................................................................33
2.1.5 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty ....................................34

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

vii


Khóa luận tốt nghiệp

2.1.6 Tình hình về nguồn lực của công ty giai đoạn 2013-2015 ............................38
2.1.6.1 Tình hình nguồn lao động ..................................................................38
2.1.6.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn..............................................................40
2.1.6.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ...........................................................45
2.1.7 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty..............................................................46
2.1.7.1 Sơ đồ tổ chức......................................................................................46

U


Ế

2.1.7.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận .....................................................47

́H

2.1.8 Tổ chức công tác kế toán tại công ty .............................................................50



2.1.8.1 Tổ chức bộ máy kế toán .....................................................................50
2.1.8.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán.......................................................52

H

2.2 Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty ............................52

IN

2.2.1 Phân loại và nhận diện chi phí xây lắp tại công ty ........................................52

K

2.2.2 Công tác xây dựng định mức và lập dự toán tại công ty ...............................54

̣C

2.2.3 Phương pháp xác định chi phí chi phí xây lắp tại công ty.............................61

̣I H


O

2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...........................................62
2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ...................................................67

Đ
A

2.2.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công................................................69
2.2.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung: .........................................................73
2.2.3.5 Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp..........................76

2.2.4 Kiểm soát biến động chi phí xây lắp tại công ty............................................77
2.2.5 Vận dụng mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận và thu thập thông
tin thích hợp cho quá trình ra quyết định.......................................................................78
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CTCP XÂY DỰNG - GIAO THÔNG TTH ....81

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

viii


Khóa luận tốt nghiệp

3.1 Đánh giá công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế...........................................................................................81
3.1.1 Những kết quả đạt được trong công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại
công ty ...........................................................................................................................81
3.1.2 Một số tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu trong công tác kế toán quản trị

tại công ty ......................................................................................................................82

Ế

3.2 Sự cần thiết tổ chức lại công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần

U

xây dựng - giao thông Thừa Thiên Huế ........................................................................86

́H

3.3 Các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại



công ty cổ phần xây dựng - giao thông Thừa Thiên Huế ..............................................87
3.3.1 Phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị..............................................87

H

3.3.2 Hệ thống định mức chi phí và lập dự toán chi phí xây lắp ............................88

IN

3.3.3 Phương pháp xác định chi phí và kiểm soát thực hiện chi phí ......................90

K

3.3.4 Kiểm soát biến động chi phí xây lắp..............................................................91


̣C

3.3.5 Ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận phục

O

vụ cho việc ra quyết định...............................................................................................94

̣I H

3.3.6 Từng bước xây dựng mô hình tổ chức kế toán quản trị tại công ty...............96

Đ
A

PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................................99
III.1 KẾT LUẬN ...........................................................................................................99
III.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ........................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................101
PHỤ LỤC
GIẤY XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

ix


Khóa luận tốt nghiệp


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Lí do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực xây dựng.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, vị trí của ngành xây dựng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng quan trọng. Đặc điểm nổi bật của
hoạt động xây dựng là đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài nên vấn đề đặt
ra là làm sao quản lý vốn tốt, có hiệu quả, đồng thời khắc phục tình trạng thất thoát

Ế

lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả

U

năng cạnh tranh, góp phần tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

́H

của doanh nghiệp. Muốn vậy, các nhà quản trị phải cần rất nhiều thông tin về tình hình



sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phục vụ cho công tác quản lí. Kế toán tài
chính với chức năng cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng liên quan đã hỗ trợ

H

một phần cho công việc này. Tuy nhiên, những thông tin của kế toán tài chính đều

IN


mang tính quá khứ, nên không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thông tin của các nhà
quản trị doanh nghiệp. Kế toán quản trị với chức năng cung cấp thông tin quá khứ,

K

hiện tại và cả tương lai sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị trong việc

̣C

điều hành doanh nghiệp nói chung và công tác kiểm soát chi phí nói riêng.

O

Công ty cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế được biết đến là một

̣I H

nhà thầu chuyên nghiệp từ quản lí đến thi công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty được các chủ đầu tư, Ban quản lí dự án đánh giá là một

Đ
A

trong những công ty lớn, mạnh hàng đầu tỉnh Thừa Thiên Huế, có vị trí quan trọng đối
với nền kinh tế tỉnh nhà. Tuy nhiên, công tác tổ chức kế toán quản trị tại công ty còn
hạn chế làm ảnh hưởng không ít đến lợi thế cạnh tranh của công ty. Tại công ty có
nhiều đơn vị trực thuộc, phụ thuộc nhau làm cho công tác kế toán quản trị chi phí trở
nên thiếu chính xác, khó kiểm soát trong việc quản lí vốn. Công trình thường phân tán
nhiều nơi nên việc kiểm soát vật tư cũng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của những

tồn tại đó là công tác kế toán quản trị chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống thông
tin tại đơn vị chỉ nhằm phục vụ bộ phận kế toán tài chính, chưa có sự phân tích nhằm

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

1


Khóa luận tốt nghiệp

phục vụ kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng. Vì vậy, việc tổ
chức kế toán quản trị tại công ty là cần thiết.
Hơn nữa, khái niệm kế toán quản trị và các hướng dẫn tổ chức kế toán quản trị
ở các đơn vị kế toán đã được luật hóa. Tuy nhiên, việc tìm hiểu, nhận thức và vận hành
kế toán quản trị ở các doanh nghiệp Việt Nam còn rất mơ hồ và hạn chế. Chính vì vậy,
nghiên cứu về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp
nói riêng là những hướng đề tài đáng để tìm hiểu và khai thác hiện nay. Tại trường Đại

Ế

học Kinh tế Huế đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, đa số các đề

U

tài đều nghiên cứu về kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp

́H

dịch vụ, tiêu biểu như: Tác giả Trần Thị Ngoan Thoa (2012) nghiên cứu “Kế toán quản




trị chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum”; tác
giả Lương Thanh Vân (2015) với đề tài “Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí

H

tại công ty TNHH HANESBRANDS Việt Nam Huế”; Bạch Khánh Hà (2015) nghiên

IN

cứu “Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cảng Chân Mây”… Trong lĩnh
vực xây lắp, chỉ có duy nhất một đề tài nghiên cứu về kế toán quản trị, đó là “Giải

K

pháp hoàn thiện kế toán quản trị về kiểm soát chi phí tại công ty cổ phần xây lắp

̣C

Thành Vinh” của tác giả Lê Thị Thắm năm 2012.

O

Nhận thức được các vấn đề trên, đề tài: “Thực trạng công tác kế toán quản trị

̣I H

chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế” được
chọn làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa.


Đ
A

I.2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị trong doanh nghiệp, những vấn

đề cơ bản về doanh nghiệp xây lắp và công tác kế toán quản trị chi phí trong lĩnh vực
xây lắp.
Tìm hiểu, so sánh giữa lý thuyết và thực tế công tác kế toán quản trị chi phí xây
lắp tại công ty cổ phần Xây dựng và Giao thông Thừa Thiên Huế.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các vấn đề về công tác kế toán quản
trị chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế, tìm ra

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

2


Khóa luận tốt nghiệp

các ưu, nhược điểm để từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp cụ thể, khoa học
nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty.

I.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ
phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế.

I.4 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu những lí luận chung về kế toán quản trị chi


U

Ế

phí và thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí trong lĩnh vực xây lắp tại CTCP Xây

́H

dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế, cụ thể nghiên cứu về thực trạng cách phân loại,
nhận diện chi phí trong lĩnh vực xây lắp tại công ty, công tác lập dự toán chi phí xây



lắp, phương pháp xác định chi phí sản phẩm xây lắp, kiểm soát biến động chi phí xây
lắp, các báo cáo phục vụ công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp, vận dụng mối quan

H

hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận và thu thập thông tin cho quá trình ra quyết định.

IN

Về không gian: Để làm rõ thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp

K

tại công ty, tác giả đã chọn trụ sở CTCP xây dựng giao thông TTH và một đơn vị trực
thuộc công ty trong lĩnh vực thi công công trình để tiến hành thực tế, nghiên cứu đề


̣C

tài. Bởi lẽ, công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp không chỉ gói gọn tại trụ sở công

O

ty mà còn được thực hiện ở các đơn vị trực tiếp thi công công trình. Trong đề tài này,

̣I H

tác giả lựa chọn đơn vị xí nghiệp xây lắp 6 để nghiên cứu, bởi các lý do sau đây:

Đ
A

Tại công ty CP Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế, các xí nghiệp, đội thi
công đều là các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Qua quá trình tìm hiểu các kênh thông tin
cũng như phỏng vấn các anh chị phòng kế toán - tài vụ tại công ty, tác giả được biết
các đơn vị này đều có quy trình sản xuất tương tự nhau.
Xí nghiệp xây lắp 6 và các đơn vị trực thuộc khác đều có bộ máy kế toán, hệ
thống sổ sách, chứng từ và cách thức hạch toán các khoản mục chi phí đều tương tự
nhau.
Bên cạnh đó, do hạn chế về thời gian cũng như khó khăn trong vấn đề địa lý
nên tác giả không thể tiến hành nghiên cứu được tất cả các đơn vị trực thuộc.

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

3



Khóa luận tốt nghiệp

Về thời gian: Đề tài sử dụng báo cáo tài chính của công ty qua ba năm 2013,
2014, 2015 để nghiên cứu và phân tích tổng quát tình hình tài chính của công ty. Sử
dụng tài liệu, chứng từ, sổ sách quý 3, 4 năm 2015 (chủ yếu là tháng 12 của quý 4) để
nghiên cứu và làm rõ thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty.

I.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chứng từ kế toán: Nhằm phản ánh, xác nhận nghiệp vụ kinh tế đã
phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ pháp lý.

U

thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.

Ế

Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp hỏi trực tiếp những người cung cấp

́H

Phương pháp quan sát: Thông qua quá trình thực tập tại đơn vị, quan sát và ghi



lại những vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu nhằm mô tả, phân tích, nhận định, đánh giá.

H


Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các dữ liệu, số liệu thông qua các hệ

IN

thống chứng từ, sổ sách liên quan đến các khoản mục chi phí, chọn lọc và tập hợp
những thông tin cần thiết cho đề tài. Bên cạnh đó, thông qua các kênh thông tin như:

K

trang web của công ty, sách báo để tìm hiểu những thông tin liên quan đến tình hình cơ

̣C

cấu tổ chức, các báo cáo tài chính của công ty...

O

Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu,

̣I H

tổng hợp những dữ liệu thu thập được, phân tích dữ liệu để tạo thành thông tin tương

Đ
A

ứng, từ đó đưa ra những nhận định, ý kiến về đối tượng theo mục tiêu nghiên cứu.

I.6 Kết cấu của khóa luận


Phần I: Đặt vấn đề.
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại Công
ty cổ phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí xây
lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế.
Phần III: Kết luận.

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

4


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
1.1 Khái quát chung về kế toán quản trị chi phí
1.1.1 Kế toán quản trị
Khái niệm:
Cho đến nay, khi bàn về bản chất của kế toán quản trị có nhiều quan điểm khác

Ế

nhau, chẳng hạn như:

U

Theo Hiệp hội kế toán viên Hoa Kì: “Kế toán quản trị là quá trình đo lường,


́H

nhận diện, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải và truyền đạt thông tin cho nhà



quản trị sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát trong nội bộ đơn vị.”
Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các

IN

động của tổ chức (Hilton, 1991).

H

nhà quản trị dựa vào thông tin của kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt

K

Theo Luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “ Việc thu

̣C

thập, xử lí, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và

O

quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. (Luật kế toán, khoản 3, điều


̣I H

4)

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, “Kế toán quản trị là một môn khoa học thu

Đ
A

nhận, xử lí và phân tích thông tin định lượng kết hợp với định tính về các hoạt động
của một đơn vị cụ thể. Các thông tin đó giúp nhà quản trị trong quá trình ra quyết định
liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực
hiện các hoạt động của đơn vị. (Nguyễn Ngọc Quang, 2009)
Nhiệm vụ kế toán quản trị trong doanh nghiệp:
Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản
trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.
Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

5


Khóa luận tốt nghiệp

Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế
toán quản trị.
Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định
của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
So sánh kế toán quản trị với kế toán tài chính

Kế toán quản trị và kế toán tài chính cùng nghiên cứu quá trình sản xuất kinh

Ế

doanh, cùng sử dụng hệ thống ghi chép ban đầu và cùng thể hiện trách nhiệm của

U

người quản trị.

́H

Tuy nhiên, khác với kế toán tài chính, hệ thống kế toán quản trị do doanh



nghiệp xây dựng theo mục tiêu quản trị của mình, hình thành do nhu cầu tự nhiên của
doanh nghiệp chứ không có tính bắt buộc về mặt pháp luật. Thông tư 53/2006/TTBTC về việc Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp ban hành ngày

H

12/06/2006 chỉ ra rằng: “ Kế toán quản trị là công việc của từng doanh nghiệp, Nhà

IN

nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung, phương pháp

K

kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện.”, “ Doanh


̣C

nghiệp không bắt buộc phải công khai các thông tin về kế toán quản trị trừ trường hợp

O

pháp luật có quy định khác.” Hệ thống kế toán quản trị không hoàn toàn đồng nhất

̣I H

giữa các doanh nghiệp vì nó được thiết lập tuỳ thuộc đặc điểm hoạt động và yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp. Ở những thời kỳ khác nhau, có thể có sự điều chỉnh trong

Đ
A

hệ thống kế toán quản trị để đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu quản trị cũng như đặc
điểm hoạt động của doanh nghiệp ở thời kỳ xem xét. Đó là lý do để coi hệ thống kế
toán quản trị là hệ thống “mềm” đối với doanh nghiệp.

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

6


Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 1.1: Những điểm khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
Chỉ tiêu


Kế toán quản trị

Kế toán tài chính

Đối tượng sử dụng

Nhà quản trị bên trong doanh

Những thành phần bên ngoài

thông tin

nghiệp

doanh nghiệp

Đặc điểm của

Hướng về tương lai, linh hoạt,

Phản ánh quá khứ, chính xác

thông tin cung cấp

nhanh, thích hợp

Biểu diễn dưới hình thái giá

Biểu diễn dưới hình thái giá trị


trị

Ế

và vật chất
Không tuân thủ các nguyên tắc

Tuân thủ các nguyên tắc của

của thông tin và

chung của kế toán

kế toán (GAAPs)

́H

U

Tính chất bắt buộc



báo cáo
Từng bộ phận, khâu công việc

Toàn doanh nghiệp

Kỳ báo cáo


Bất kỳ khi nào cần cho quản lí

Định kì hàng tháng, quý, năm

Tính pháp lệnh

Không có tính pháp lệnh

Quan hệ với các

Nhiều

Có tính pháp lệnh
Ít

(Nguồn: Phạm Văn Dược, 1995)

̣C

K

ngành khoa học

IN

H

Phạm vi báo cáo


̣I H

O

1.1.2 Bản chất của kế toán quản trị chi phí
Theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố sáu chuẩn

Đ
A

mực kế toán Việt Nam (Đợt 2) ngày 31/12/2012 của bộ trưởng Bộ tài chính, chi phí
được định nghĩa như sau: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế
trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc
phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân
phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh. (Bùi Văn Dương, 2011)
Đối với những nhà quản lí thì chi phí là mối quan tâm hàng đầu. Một doanh
nghiệp tồn tại và hoạt động phải chi nhiều khoản chi phí khác nhau trong suốt quá

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

7


Khóa luận tốt nghiệp

trình hoạt động kinh doanh và chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí. Nhận diện,
phân tích các hoạt động sinh ra chi phí là mấu chốt để có thể quản lí chi phí, từ đó có

những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế
toán quản trị chi phí cung cấp bao gồm cả những thông tin quá khứ và những thông tin
có tính dự báo thông qua việc lập kế hoạch và dự toán trên cơ sở định mức chi phí
nhằm kiểm soát chi phí thực tế, đồng thời làm căn cứ cho việc lựa chọn các quyết định

Ế

về giá bán sản phẩm, kí kết hợp đồng, tiếp tục sản xuất hay thuê ngoài…

U

Theo Haberstock (1982), kế toán quản trị chi phí kinh doanh là tính toán hướng

́H

nội, nó mô tả - về nguyên tắc được thực hiện hàng tháng – đường vận động của các



nhân tố sản xuất trong quá trình kết hợp chúng và giới hạn ở việc tính toán mọi hao phí
nhằm tạo ra và thực hiện các kết quả của doanh nghiệp, đó chính là chi phí kinh doanh.

H

Như vậy, bản chất của kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản

IN

trị chuyên thực hiện việc xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin về chi phí nhằm
phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức


K

thực hiện, kiểm tra và ra quyết định.

̣C

1.2. Đặc điểm của ngành xây lắp ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi

̣I H

O

phí

Theo Võ Văn Nhị (2008), xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có vị trí

Đ
A

hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Xây dựng cơ bản là quá trình
xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo, hiện đại hóa, khôi phục các công trình nhà máy,
xí nghiệp, đường xá, cầu cống, nhà cửa… nhằm phục vụ cho sản xuất đời sống, xã hội.
Chi phí xây dựng cơ bản chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng ngân sách Nhà nước cũng
như ngân sách của doanh nghiệp.
Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm các nội dung: Xây dựng, lắp đặt, mua sắm
thiết bị và chi phí kiến thiết cơ bản khác, trong đó phần xây dựng, lắp đặt do các đơn
vị chuyên về thi công xây lắp (gọi chung là đơn vị xây lắp) đảm nhận thông qua hợp

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi


8


Khóa luận tốt nghiệp

đồng giao thầu xây lắp. Sản phẩm xây lắp là các công trình đã xây dựng, lắp đặt hoàn
thành có thể đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất và đời sống.
Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp. Tuy nhiên, đó
là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt. sản phẩm xây lắp cũng được tiến hành
một cách liên tục, từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công và quyết
toán công trình khi hoàn thành. Sản xuất xây dựng cơ bản chặt chẽ với nhau, nếu một
khâu ngừng trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác.

Ế

Ngành xây lắp có những đặc điểm rất riêng biệt, mang đặc thù của ngành, cụ

́H

U

thể:



1.2.1 Đặc điểm sản phẩm xây lắp

Thứ nhất, sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ: Sản phẩm xây lắp không


H

có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ

IN

thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm
xây lắp đều có yêu cầu về tổ chức quản lí, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù

K

hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất thi công mới

̣C

mang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho sản xuất được liên tục.

O

Do sản phẩm có tính chất đơn chiết và được sản xuất theo đơn đặt hàng nên chi

̣I H

phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình, ngay cả
khi công trình thi công theo các thiết kế mẫu nhưng được xây dựng ở những địa điểm

Đ
A

khác nhau với các điều kiện thi công khác nhau thì chi phí sản xuất cũng khác nhau.

Việc tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành và xác định kết quả thi công

xây lắp riêng biệt, sản xuất xây lắp được thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng
nên ít phát sinh chi phí trong quá trình lưu thông.
Thứ hai, sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi
côgn tương đối dài. Các công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian thi công dài,
có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong. Trong thời gian sản xuất thi
côgn xây dựng chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân
lưcj của xã hội. Do đó, khi lập kế hoạch xây dựng cơ bản cần cân nhắc, thận trọng, nêu

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

9


Khóa luận tốt nghiệp

rõ các yêu cầu về vật tư, tiền vốn, nhân công. Việc quản lí, theo dõi quá trình sản xuất
thi công phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, bảo đảm chất lượng thi công
công trình.
Do thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành thường không xác
định hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định theo thời điểm khi
công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo
giai đoạn quy ước tùy thuộc vào kết cấu, đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn của

Ế

đơn vị xây lắp. Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sẽ góp phần to lớn

U


trong việc quản lí sản xuất thi công và sử dụng đồng vốn đặt hiệu quả cao nhất.

́H

Thứ ba, thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài: Các công trình xây



dựng cơ bản thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công
thường khó sữa chữa phải phá đi làm lại. Sai lầm trong xây dựng cơ bản vừa lãng phí,

H

vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục. Do đặc điểm này

IN

mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng công

K

trình.

Thứ tư, sản phẩm xây lắp thường được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn

̣C

thay đổi theo địa bàn thi công. Khi chọn địa điểm xây dựng phải điều tra nghiên cứu


O

khảo sát thật kỹ về điều kiện kinh tế, địa chất, thủy văn, kết hợp với các yêu cầu về

̣I H

phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Sau khi đi vào sử dụng,
công trình không thể di dời, cho nên, nếu các công trình là nhà máy, xí nghiệp cần

Đ
A

nghiên cứu các điều kiện về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lực lao động,
nguồn tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm điều thuận lựoi khi công trình đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh sau này.
Một công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, điều đó có nghĩa là người công
nhân xây dựng không còn việc gì phải làm ở đó nữa, phải chuyển đến thi công ở một
công trình khác. Do đó, sẽ phát sinh các chi phí như điều động công nhân, máy móc
thi công, chi phí về xây dựng các công trình tạm thời cho công nhân và cho máy móc
thi công.

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

10


Khóa luận tốt nghiệp

Cũng do đặc diểm này mà các các đơn vị xây lắp thường sử dụng lực lượng lao
động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công công trình, để giảm bớt các chi phí di dời.

Thứ năm, sản xuất xây dựng cơ bản thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động
trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công xây lắp
ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Do đặc điểm này, trong quá trình thi
công cần tổ chức quản lí lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến
độ khi điều kiện môi trường thời tiết thuận lợi. Trong điều kiện thời tiết không thuận

Ế

lợi ảnh hưởng đến chất lượng thi công, có thể sẽ phát sinh các khối lượng công trình

U

phải phá đi làm lại và các thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất, doanh nghiệp cần có

́H

kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá.



Cuối cùng, sản phẩm lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với
chủ đầu tư, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ.

H

1.2.2 Đặc điểm chi phí trong doanh nghiệp xây lắp

IN

Ngoài những khoản mục chi phí thông thường như chi phí nguyên vật liệu trực


K

tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,... còn phát sinh thêm một số khoản mục chi phí như:

̣C

chi phí sử dụng MTC; CP vận chuyển vật liệu, MTC đến chân công trình; CP xây

O

dựng lán trại, chi phí nhà thầu phụ…

̣I H

Trong chi phí xây dựng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như cát, đá, xi măng,
bê tông đúc sẵn… thường chiếm tỷ trọng lớn, rất đa dạng về chủng loại và kích cỡ.

Đ
A

Trong đó một vài loại nguyên vật liệu dễ bị hư hỏng, hao hụt tùy thuộc vào thời tiết,
khí hậu như xi măng, cát…nên dễ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, do đó cần chú ý đến
biện pháp bảo quản, kiểm soát tránh hư hỏng mất mát. Chi phí nhân công thường
chiếm khoảng 15-20% trong tổng chi phí sản xuất tùy theo từng công trình sử dụng
nhiều lao động tay nghề cao hay thấp. Chi phí sử dụng máy thi công chiếm tỷ trọng
cao hay thấp tùy thuộc vào biện pháp thi công từng công trình.
Vì thời gian thi công dài nên việc theo dõi chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm ở công ty không chỉ dừng lại ở việc tập hợp và theo dõi chi phí phát sinh trong


SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

11


Khóa luận tốt nghiệp

năm tài chính mà còn phải theo dõi chi phí phát sinh, giá thành và doanh thu lũy kế
qua các năm kể từ khi công trình bắt đầu khởi công đến thời điểm hiện tại.

1.3 Nội dung của kế toán quản trị chi phí
1.3.1 Phân loại và nhận diện chi phí
Việc phân loại chi phí của doanh nghiệp là nhằm mục đích phục vụ cho quản trị
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó tuỳ thuộc vào mục đích, yêu

Ế

cầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh để lựa chọn tiêu thức

U

phân loại phù hợp. Theo thông tư số 53/2006/TT-BTC về việc Hướng dẫn áp dụng kế

́H

toán quản trị trong doanh nghiệp ban hành ngày 12/06/2006, chi phí có thể được phân



loại theo các cách sau:


1.3.1.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

H

Biến phí (Chi phí khả biến/chi phí biến đổi): Biến phí là những chi phí xét về

IN

mặt tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của doanh nghiệp trong
phạm vi hoạt động. Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng

Biến phí đơn vị thường không thay đổi. Dựa vào đặc điểm này các nhà

O

-

̣C

thường có các đặc điểm sau:

K

sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy hoạt động, doanh thu bán hàng thực hiện... Biến phí

̣I H

quản trị xây dựng định mức biến phí góp phần kiểm soát các khoản chi phí.
Xét về tổng số biến phí thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động.


-

Trong trường hợp doanh nghiệp không hoạt động thì biến phí không phát

Đ
A

-

sinh.

-

Biến phí của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau, xét theo cách ứng xử
của chi phí có thể chia biến phí thành 2 loại cơ bản: biến phí tỷ lệ và biến
phí cấp bậc.

+ Biến phí tỷ lệ là các biến phí hoàn toàn tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động.
Ví dụ: Vật liệu chính trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm; xi măng,
sắt, thép trong các doanh nghiệp xây lắp...

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

12


Khóa luận tốt nghiệp

+ Biến phí cấp bậc là các biến phí chỉ thay đổi khi thay đổi quy mô của

phạm vi hoạt động. Các chi phí này chỉ biến đổi khi các hoạt động đã có
sự biến đổi đạt đến một mức độ cụ thể nào đó. Ví dụ: Chi phí bảo dưỡng
máy móc, chi phí tiền lương của bộ phận công nhân phụ...
Định phí (Chi phí bất biến/chi phí cố định)
Định phí là những chi phí xét về mặt tổng số không thay đổi theo mức độ hoạt
động trong phạm vi của quy mô hoạt động. Trong các doanh nghiệp sản xuất, các loại

Ế

chi phí bất biến thường gặp là chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương nhân viên

́H

U

quản lý, chi phí quảng cáo,...

-



Định phí thường có đặc điểm sau:

Trong giới hạn của quy mô hoạt động, xét về tổng chi phí thì định phí
thường không thay đổi. Nếu xét định phí trên một đơn vị mức độ hoạt động

H

thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Doanh nghiệp có hoạt động


IN

hay không thì định phí vẫn tồn tại. Do vậy, các nhà quản trị muốn cho cho

K

định phí đơn vị sản phẩm thấp cần khai thác tối đa công suất của các tài sản

Định phí trong doanh nghiệp cũng đa dạng và phong phú. Xét ở khía cạnh

O

-

̣C

đã tạo ra các định phí đó.

̣I H

quản lý chi phí, định phí được chia thành 2 loại: định phí bắt buộc và định
phí không bắt buộc.

Đ
A

+ Định phí bắt buộc là những định phí không thể thay đổi một cách nhanh
chóng, chúng thường liên quản đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thể hiện rõ nhất là chi phí khấu
hao TSCĐ hay tiền lương nhân viên quản lý ở các phòng ban chức năng.

Các định phí bắt buộc gắn liền với các mục tiêu dài hạn của doanh
nghiệp, chúng biểu hiện tính chất cố định khá vững chắc và ít chịu sự tác
động của các quyết định trong quản lý ngắn hạn, không thể cắt giảm hết
trong thời gian ngắn. Để quản lý loại chi phí này cần tập trung vào việc
nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố vật chất và nhân lực cơ bản của
doanh nghiệp.

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

13


Khóa luận tốt nghiệp

+ Định phí không bắt buộc là các định phí có thể được thay đổi nhanh
chóng bằng các quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. Chúng thường
được kiểm soát theo các kế hoạch ngắn hạn và phụ thuộc nhiều vào
chính sách quản lý hàng năm của các nhà quản trị, có thể cắt giảm khi
cần thiết. Do vậy, loại chi phí này còn được gọi là chi phí bất biến tuỳ ý
hay chi phí bất biến quản trị. Thuộc loại chi phí này gồm chi phí quảng
cáo, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí đào tạo nhân viên, ...

Ế

Chi phí hỗn hợp

U

Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bao gồm cả các yếu tố của định phí và biến


́H

phí. Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi



phí bất biến, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc
điểm của chi phí khả biến. Hiểu theo một cách khác, phần bất biến trong chi phí hỗn

H

hợp thường là bộ phận chi phí cơ bản để duy trì các hoạt động ở mức độ tối thiểu, còn

IN

phần khả biến là bộ phận chi phí sẽ phát sinh tỉ lệ với mức độ hoạt động tăng thêm.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí hỗn hợp cũng chiếm một tỉ lệ khá cao trong

K

các loại chi phí, chẳng hạn như chi phí điện thoại, chi phí bảo trì máy móc thiết bị,...

O

̣C

1.3.1.2 Phân loại chi phí theo lĩnh vực chức năng hoạt động

̣I H


Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo từng hoạt động có
chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chúng phục vụ, được

Đ
A

chia thành hai loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
Chi phí sản xuất: Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành

thành phẩm bằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết
bị. Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
-

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: là giá trị của những nguyên vật liệu cấu
thành thực thể của sản phẩm và có thể xác định được một cách tách biệt, rõ
ràng, cụ thể cho từng sản phẩm. Đặc điểm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
có thể tập hợp thẳng cho các đồi tượng chịu chi phí, thường mang tính chất biến

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

14


Khóa luận tốt nghiệp

phí, nó cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chiếm tỷ trọng khá cao trong chỉ
tiêu giá thành sản phẩm.
-


Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về tiền
lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca... của những lao động
trực tiếp chế tạo sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp có thể tập hợp thẳng cho
đối tượng chịu chi phí.

-

Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí nguyên liệu gián tiếp, chi phí lao động

Ế

gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, các chi phí tiẹn ích như điện, nước,

U

và các chi phí sản xuất khác. Đặc điểm của chi phí sản xuất chung là không thể

́H

tính trực tiếp vào sản phẩm, chúng sẽ được tính vào chi phí sản phẩm thông qua
việc phân bổ chi phí. Chi phí sản xuất chung còn được gọi tên là chi phí chung



của phân xưởng hay chi phí sản xuất gián tiếp.

H

Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất ngoài 3 khoản mục trên còn


IN

có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công là các
khoản chi phí phục vụ cho đội máy thi công hoặc mua ngoài để thi công cho các công

K

trình và hạng mục công trình. Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Tiền lương phải

̣C

trả cho công nhân điều khiển máy thi công, chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho máy

O

thi công, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi

̣I H

phí khác bằng tiền phục vụ cho máy thi công. Đặc điểm của chi phí sử dụng máy thi
công là chi phí hỗn hợp mang cả tính chất định phí và biến phí.

Đ
A

Chi phí sản xuất chung và chi phí sử dụng máy thi công theo mối quan hệ của

chi phí với đối tượng chịu chi phí thường là chi phí gián tiếp. Do vậy, cuối mỗi kỳ hoạt
động cần phải phân bổ các khoản mục chi phí này theo tiêu thức phù hợp tuỳ theo tính
chất của chi phí và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để phục vụ cho việc tính giá

thành sản phẩm, dịch vụ.
Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản
phẩm liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

15


Khóa luận tốt nghiệp

toàn doanh nghiệp. Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí: Chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
-

Chi phí bán hàng: Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh phục
vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm. Có thể kể đến các chi phí như chi phí vận
chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao các
phương tiện vận chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi
phí tiếp thị quảng cáo,...
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tổ

Ế

-

U

chức, quản lí hành chính và các chi phí liên quan đến hoạt động văn phòng làm


́H

việc của doanh nghiệp mà không xếp vào loại chi phí sản xuất hay chi phí bán



hàng. Khoản mục này bao gồm các chi phí như: chi phí văn phòng, tiền lương
và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài

IN

tổ chức đều có chi phí quản lý.

H

sản cố định của doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác,... Tất cả mọi

Chi phí ngoài sản xuất bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố cũng thường bao gồm

K

cả định phí và biến phí. Do vậy, muốn kiểm soát các yếu tố chi phí cần tách thành 2 bộ

̣C

phận định phí và biến phí. Chi phí ngoài sản xuất được coi là chi phí gián tiếp nếu xét

O


theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí. Do vậy, để xác định chính

̣I H

xác kết quả tiêu thụ, kết quả kinh doanh của các bộ phận cần phải có các tiêu thức
phân bổ chi phí phù hợp.

Đ
A

1.3.1.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên Báo cáo

tài chính

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí
sản phẩm và chi phí thời kỳ.
Chi phí sản phẩm: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản
phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán. Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản
phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung. Thực chất chi phí sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là chi phí sản
xuất tính cho sản phẩm của doanh nghiệp, đó là sản phẩm dở dang khi sản phẩm chưa

SVTH: Đặng Thị Phương Nhi

16


×