Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Thực trạng đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN

Niên khóa: 2012 - 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Thủy Tiên

Thạc sĩ. Đào Duy Minh



Lớp: K46B – Kế hoạch đầu tư

Niên khóa: 2012 - 2016
Huế, tháng 5 năm 2016
Lời Cám Ơn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh

Đề tài khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của 4 năm học tập,
nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế - Đại học Huế và 3 tháng thực
tập tại Phòng Tài chính – Kế hoạch, thị xã Hương Trà. Để hoàn thành
chuyên đề này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể,
cá nhân và qua đây cho phép tôi gửi tới họ những lời cảm ơn chân
thành nhất.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của tập
thể cán bộ, giảng viên Trường Đại Học Kinh tế - Đại học Huế - Những
người đã cho tôi hành trang bước vào đời. Đặc biệt, tôi xin chân thành
cảm ơn thầy giáo Thạc sỹ. Đào Duy Minh, người đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp để tôi có thể
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị đặc biệt là chú Mai
Công Dương, chú Nguyễn Văn Công và anh Nguyễn Xuân khanh đang làm
việc tại Phòng Tài chính – Kế hoạch, thị xã Hương Trà đã nhiệt tình
hướng dẫn, cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành được đề tài khóa luận
này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người

thân luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thực tập cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế cho nên bài làm không thể tránh
khỏi những thiếu sót, tôi mong muốn tiếp nhận những ý kiến đóng góp
để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thủy Tiên

ii


GVHD: ThS Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ....................................................................................................... viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU........................................................................................................... viii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3
3. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu .............................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................4
4.1. Thu thập số liệu .....................................................................................................4
4.2. Xử lí số liệu ...........................................................................................................5
4.3. Phân tích số liệu ....................................................................................................5
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CSHT ..................... 6
1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................6
1.1.1. Các khái niệm .................................................................................................6
1.1.1.1.Đầu tư ........................................................................................................6
1.1.1.2. Đầu tư phát triển .......................................................................................7
1.1.1.3. CSHT và đầu tư xây dựng CSHT .............................................................7
1.1.2. Đặc điểm của xây dựng CSHT .......................................................................9
1.1.3. Vai trò của đầu tư và xây dựng CSHT .........................................................10
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng đầu tư và xây dựng CSHT ...11
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VĐT cho xây dựng CSHT ...12
1.1.5.1. Các nhân tố chủ quan của địa phương và đơn vị thực hiện đầu tư. .......13
i
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh

1.1.5.2. Các nhân tố khách quan của địa phương tác động đến hiệu quả của công
tác đầu tư phát triển từ nguồn VĐT ....................................................................14
1.1.6. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đầu tư và xây dựng CSHT ........15
1.1.6.1. Hiệu quả kinh tế .....................................................................................15
1.1.6.2. Hiệu quả xã hội.......................................................................................16
1.2. Cơ sở thực tiễn về tình hình về đầu tư và xây dựng CSHT ................................17

1.2.1.Trên thế giới ...................................................................................................17
1.2.2. Việt Nam .......................................................................................................19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO XÂY
DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA
THIÊN HUÊ...................................................................................................................................... 21
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .......................................................................21
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ..........................................................................................21
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..............................................................................23
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của thị xã.................................................23
2.1.2.3 Hiện trạng CSHT xã hội ..........................................................................27
2.1.3. Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị xã Hương Trà .....31
2.1.4. Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn thị xã Hương Trà .........................45
2.2. Thực trạng đầu tư và xây dựng CSHT trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2013-2015.................................................................................47
2.2.1. Tình hình đầu tư và xây dựng CSHT qua các dự án trọng điểm trên địa bàn
thị xã Hương Trà giai đoạn 2013-2015 ..................................................................47
2.2.2. Tình hình nguồn VĐT cho xây dựng CSHT trên địa bàn thị xã Hương Trà
giai đoạn 2013 – 2015.............................................................................................49
2.2.2.1. Nguồn VĐT cho xây dựng CSHT phân theo khu vực ...........................49
2.2.2.2. Nguồn VĐT xây dựng CSHT phân theo ngành sản xuất .......................51
2.2.3. Tình hình sử dụng VĐT cho xây dựng CSHT trên địa bàn thị xã Hương Trà
giai đoạn 2013 - 2015 .............................................................................................57
2.2.3.1. Tình hình thực hiện VĐT cho xây dựng CSHT .....................................57
2.2.3.2. Tình hình chi đầu tư xây dựng CSHT từ nguồn vốn NSNN giai đoạn
2013 – 2015 trên địa bàn thị xã Hương Trà ........................................................59
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

ii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh

2.2.3.3. Kết quả và hiệu quả thực hiện đầu tư XDCSHT giai đoạn 2013-2015..60
2.3. Đánh giá chung về những ưu nhược điểm và những thành tựu đạt được trong
đầu tư XDCSHT ở thị xã Hương Trà trong giai đoạn 2013 – 2015. .........................62
2.3.1. Những thành tựu đạt được ............................................................................62
2.3.2. Những mặt tồn tại hạn chế và nguyên nhân .................................................67
2.3.2.1. Những khuyết điểm, hạn chế..................................................................67
2.3.2.2. Nguyên nhân...........................................................................................67
2.4. Đánh giá của người được điều tra về thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng ...............68
2.4.1. Mô tả về địa bàn điều tra ..............................................................................68
2.4.2. Thông tin chung về người được điều tra ......................................................71
2.4.3. Các đánh giá của người được điều tra ..........................................................71
2.4.3.1. Đánh giá tổng thể ...................................................................................71
2.4.3.2. Kết quả đánh giá giữa ba phường/xã ......................................................83
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐẦU TƯ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.......................................... 90
3.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Hương Trà đến năm 2020 và
tầm nhìn đến nắm 2030 ..............................................................................................90
3.1.1. Phương hướng phát triển các kết cấu hạ tầng trọng điểm ...........................90
3.1.2.Quan điểm phát triển .....................................................................................90
3.1.2.1. Giao thông vận tải ..................................................................................90
3.1.2.2. Hệ thống thủy lợi ....................................................................................91
3.1.2.3. Hệ thống cấp điện ...................................................................................91
3.1.2.4. Hệ thống cấp nước, thoát nước ..............................................................92
3.1.2.5. Mạng lưới bưu chính, viễn thông và thông tin liên lạc ..........................92
3.1.2.6. Hạ tầng khu công nghiệp ........................................................................92

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư và sử dụng VĐT cho
XDCSHT trên địa bàn thị xã Hương Trà ...................................................................92
3.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch ...................................................................92
3.2.2. Cải tiến công tác dự báo kế hoạch vốn đầu tư XDCSHT hàng năm ............94
3.2.3. Tăng cường thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư XDCSHT..........................95
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh

3.2.4. Nâng cao đội ngũ cán bộ quản lý công tác đầu tư XDCSHT .......................95
3.2.5. Thực hiện tốt công tác công khai tài chính trong đầu tư XDCSHT .............95
3.2.6. Hoàn thiện cơ chế quản lý các dự án đầu tư, quản lý chất lượng các công
trình .........................................................................................................................96
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 97
1. Kết luận ...............................................................................................................97
2. Kiến nghị .............................................................................................................98
2.1. Kiến nghị với Nhà nước. ....................................................................................98
2.2. Kiến nghị với UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh. .............................98
2.3. Kiến nghị với UBND huyện/thị xã và các ngành chức năng của huyện/thị xã. ........98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 99
Phụ lục 1. Bảng hỏi điều tra.................................................................................................................

SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

iv



GVHD: ThS Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa

CSHT:

Cơ sở hạ tầng

CNH-HĐH:

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CN-TTCN, XD:

Công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

CC:

Cơ cấu

ĐVT:

Đơn vị tính


ĐTPT:

Đầu tư phát triển

GTVT:

Giao thông vận tải

GTNT:

Giao thông nông thôn

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

GTDSTN:

Gia tăng dân số tự nhiên

KT – XH

Kinh tế - xã hội

NSNN:

Ngân sách nhà nước

NSTW:


Ngân sách trung ương

NSĐP:

Ngân sách địa phương

NQ- TW:

Nghị quyết – Trung ương

QLNN - ANQP:

Quản lý nhà nước – An ninh quốc phòng

QĐ - UBND:

Quyết định - Ủy ban nhân dân

TSCĐ:

Tài sản cố định

Tỷđ:

Tỷ đồng

Trđ:

Triệu đồng


SL:

Số lượng

UBND & HĐND:

Uỷ Ban nhân dân và Hội đồng nhân dân

UBMTTQVN:

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

VĐT:

Vốn đầu tư

XDCB:

Đầu tư xây dựng cơ bản

XDCSHT:

Xây dựng cơ sở hạ tầng

ĐTXDCSHT:

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

MTQG:


Mặt trận quốc gia

NXB:

Nhà xuất bản

SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

v


GVHD: ThS Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo xã......................................................................................... 4
Bảng 2. Tình hình dân số trên địa bàn Thị xã Hương Trà giai đoạn 2013-2015.......................... 24
Bảng 3. Tình hình Lao động trên địa bàn Thị xã Hương Trà giai đoạn 2013 – 2015 ................. 25
Bảng 4. Hiện trạng sự dụng đất Thị xã Hương Trà giai đoạn 2013 - 2015 .................................. 27
Bảng 5. Tổng giá tị sản xuất các ngành kinh tế thị xã Hương Trà giai đoạn 2013 - 2015 .......... 32
Bảng 6. Thu, chi ngân sách của thị xã Hương Trà giai đoạn 2013-2015...................................... 45
Bảng 7. Tình hình xây dựng CSHT giao thông trên địa bàn thị xã Hương Trà giai đoạn 2013 –
2015. ..................................................................................................................................................... 47
Bảng 8. Nguồn VĐT xây dựng CSHT của thị xã Hương Trà giai đoạn 2013 – 2015................ 49
Bảng 9. Nguồn VĐT xây dựng CSHT trên địa bàn thị xã Hương Trà giai đoạn 2013 – 2015
phân theo ngành .................................................................................................................................. 52
Bảng 10: Quy mô vốn NSNN đầu tư XDCSHT trên địa bàn thị xã Hương Trà giai đoạn 20132015 ...................................................................................................................................................... 58
Bảng 11: Vốn NSNN đầu tư XDCSHT thực hiện.......................................................................... 58

Bảng 12: Tình hình giải ngân VNSNN ĐTXDCSHT do ngân sách thị xã quản lý.................... 59
Bảng 13. Tình hình chi đầu tư xây dựng CSHT từ NSNN ............................................................ 60
Bảng 14: Hiệu quả đầu tư XDCSHT sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thị xã Hương Trà giai
đoạn 2013-2015 .................................................................................................................................. 60
Bảng 15: Hệ số huy động TSCĐ giai đoạn 2013 – 2015 ............................................................... 61
Bảng 16. Thông tin về người được điều tra...................................................................................... 71
Bảng 17. Kiểm định đánh giá của người dân về tiêu chí chất lượng quá trình đầu tư thi công .. 72
Bảng 18. Kiểm định đánh giá của người dân về tiêu chí tác động tích cực kinh tế của đầu tư... 74
Bảng 19. Kiểm định đánh giá của người dân về tiêu chí tác động đến chính trị ......................... 75
Bảng 20. Kiểm định đánh giá của người dân về tiêu chí tác động đến xã hội của đầu tư ......... 77
Bảng 21. Kiểm định đánh giá của người dân về tiêu chí tác động đến môi trường đầu tư ........ 78
Bảng 22. Kiểm định đánh giá của người dân về tiêu chí tác động đến văn hóa, giáo dục, y tế . 80
Bảng 23. Kiểm định đánh giá của người dân về tiêu chí hạn chế của đầu tư cơ sở hạ tầng..... 82

SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh

Bảng 24. So sánh kiểm định đánh giá của người dân về tiêu chí chất lượng quá trình đầu tư thi
công phân theo xã điều tra.................................................................................................................. 83
Bảng 25. So sánh kiểm định đánh giá của người dân về tiêu chí tác động tích cực kinh tế của
đầu tư phân theo xã điều tra ............................................................................................................... 84
Bảng 26. So sánh kiểm định đánh giá của người dân về tiêu chí tác động đến chính trị phân
theo xã điều tra .................................................................................................................................... 85
Bảng 27. So sánh kiểm định đánh giá của người dân về tiêu chí tác động đến xã hội của đầu tư

phân theo xã điều tra ........................................................................................................................... 86
Bảng 28. So sánh kiểm định đánh giá của người dân về tiêu chí tác động đến môi trường đầu tư
phân theo xã điều tra ........................................................................................................................... 87
Bảng 29. So sánh kiểm định đánh giá của người dân về tiêu chí tác động đến văn hóa, giáo dục,
y tế phân theo xã điều tra.................................................................................................................... 88
Bảng 30. So sánh kiểm định đánh giá của người dân về tiêu chí hạn chế của đầu tư cơ sở hạ
tầng phân theo xã điều tra................................................................................................................... 89

SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

vii


GVHD: ThS Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Cơ cấu kinh tế thị xã Hương Trà (theo giá cố định 2010)............................................ 35
Hình 1. Bản đồ hành chính Thị xã Hương Trà. ............................................................................... 69

SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

vii
i


GVHD: ThS Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên
sự phát triển của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Tuy vậy, tình
hình đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tình hình sử dụng vốn và tiến độ đầu
tư xây dựng ở nước ta nói cung và trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, Thị xã Hương
Trà nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế bất cập: một số chính sách, cơ chế không còn phù
hợp, đầu tư dàn trãi dẫn đến kém hiệu quả; tình trạng buông lỏng quản lý dẫn đến lãng
phí, thất thoát vốn của Nhà nước, làm suy giảm chất lượng và tiến độ của các công
trình; tỷ lệ giải ngân vốn còn chậm và thấp so với kế hoạch; quy hoạch và kế hoạch
còn chưa đồng bộ; bộ máy quản lý làm việc chưa hiệu qua nên dễ xảy ra các trường
hợp thất thoát vốn đầu tư, làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thời gian sử dụng
của các công trình. Vì vậy, đề tài khóa luận tập trung vào đánh giá thực trạng đầu tư và
xây dựng cơ sở hạ tầng, về các khía cạnh sử dụng vốn và tiến độ, chất lượng sử dụng,
đồng thời đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quá trình
đầu tư và xây dựng.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu bao gồm các Kiến thức cơ sở lý luận về đầu tư và
xây dựng cơ sở hạ tầng; Các thông tin, số liệu thứ cấp từ phòng Tài chính - Kế hoạch
Thị xã Hương Trà; Các đánh giá điều tra của người dân địa phương Phường Hương
Văn, Phường Hương Vân, Xã Hương Toàn
Đề tài nghiên cứu với mục đích trên cở sở hệ thống hóa những vấn đề mang tính
lý luận và thực tiễn, đề tài sẽ đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư vào đầu tư và xây
dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm
từ 2013 đến 2015, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như
hiệu quả đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn đầu tư của thị xã.
Để giải quyết các mục tiêu trên, đề tài sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương
pháp thống kê, phân tích số liệu thực tế, bảng biểu, đồ thị. Xử lí số liệu thứ cấp, sơ
cấp. Phương pháp phát phiểu khảo sát,phương pháp chọn mẫu, Phương pháp phân tích
và xử lí số liệu thống kê về sự đánh giá của người dân trên địa bàn thị xã.


SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh

Sau quá trình thực hiện đề tài, đã rút ra được những đặc điểm chung nhât về thực
trạng Kinh tế - Xã hội trên địa bàn Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2013 - 2015. Bên cạnh đó đánh giá thực trạng đầu tư và xây dựng các công trình cơ sở
hạ tầng trên địa bàn Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015
cũng như đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư của Thị xã Hương Trà, Tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015. Đồng thời các kết quả điều tra khảo sát đã cho
thấy đánh giá về chất lượng đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng của người dân Thị xã.
Từ những đánh giá trên, đã đưa ra được các giải pháp, kiến nghị dựa vào những kết
quả đạt được cũng như những hạn chế trong quá trình đầu tư và xây dựng cơ sở hạ
tầng.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

ix


GVHD: ThS Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cơ sở hạ tầng (CSHT) đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Sự phát triển của CSHT ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất xã hội, dịch vụ xã hội và việc nâng cao hiệu quả
của nó. Vai trò này được thể hiện nhiều khía cạnh như làm gia tăng năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng của sản phẩm, lưu thông hàng hóa, bảo vệ
môi trường và an sinh xã hội … Trong những năm qua, CSHT của Việt Nam đã có
những bước phát triển, đáp ứng phần nào yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung
và khẳng định được vai trò của lĩnh vực này đối với quá trình thu hút VĐT trực tiếp
nước ngoài nói riêng. Cùng với sự phát triển của cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế trong
các năm vừa qua đã và đang chú trọng đẩy mạnh đầu tư xây dựng CSHT trên địa bàn
toàn tỉnh, tính đến hết năm 2015, tổng chi xây dựng CSHT ở Thừa Thiên Huế đạt
996,500 triệu đồng trên tổng số 1,496,900 triệu đồng chi đầu tư phát triển.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền trung Việt Nam, bao
gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã
Hương Trà và 06 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A
Lưới, Nam Đông). Trong đó, thị xã Hương Trà, mặc dù là một thị xã mới thành lập, đã có
những bước chuyển đáng kể, là một trong những đơn vị hành chính quan trọng của tỉnh.
Thị xã Hương Trà, có vị trí khá thuận lợi trong giao lưu văn hoá và phát triển
kinh tế - xã hội, đồng thời, có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh - quốc phòng
của khu vựcg. Tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú. Thời tiết khí hậu thuận lợi
cho phát triển nông - lâm nghiệp nhiệt đới, có hiệu quả, đặc biệt, là cây ăn quả và cây
công nghiệp.
Đất đai, thổ nhưỡng của huyện rất đa dạng, phát triển các loại cây như cây công
nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây lương thực và phát
triển chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần quan trọng vào việc phát triển
kinh tế của vùng.
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

1



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh

Ngoài ra, Hương Trà còn có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và phát
triển du lịch, thảm thực vật có rừng phong phú, đa dạng, có nhiều loại gỗ quý hiếm và
nhiều loài động vật hoang dã. Bên cạnh đó, Hương Trà có tài qnguyên khoáng sản vô
cùng phong phú: mỏ đá vôi Văn Xá sản xuất được xi măng mác cao, mỏ đá granit đen
xám ở vùng núi Hương Thọ, Bình Thành, Hương Vân, mỏ cao lanh Văn Xá, mỏ
khoáng Titan, cát, sỏi...có trữ lượng lớn, chất lượng tốt; đây là cơ sở để Hương Trà
phát triển ngàng công nghiệp vật liệu xây dựng.
Đến Hương Trà, du khách còn có thể tham quan bờ biển sạch đẹp, nhiều hồ, khe,
suối, nhiều di tích như: Lăng Gia Long, Minh Mạng, điện Hòn Chén, khu di tích địa
đạo Khe Trái (Hương Vân) nhiều lễ hội dân gian truyền thống có khả năng tạo ra cơ sở
cho phát triển du lịch dịch vụ.
Tóm lại, nhờ những tiềm năng và điều kiện tự nhiên như trên đã giúp cho Hương
Trà, có lợi thế phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất điện năng, chế biến
nông lâm thuỷ sản, cùng với các loại hình dịch vụ như thương mại, dịch vụ, vận tải kho bãi, xây dựng, xuất khẩu lao động, bưu chính viễn thông…
Tuy nhiên, với những lợi thế và tiềm năng như vậy, hệ thống CSHT của thị xã
vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cư dân trong thị xã cũng như khách thập
phương. Những năm qua, thị xã đã đẩy mạnh trong việc sử dụng nguồn vốn NSNN
vào việc đầu tư xây dựng CSHT, nằm nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như làm
nền tảng phát hủy những thế mạnh của mình. Qua đó, thị xã đã đạt được những kết quả
nhất định. Song với đó vẫn còn những tồn tại, điểm yếu cần được khắc phục nằm đạt
được chất lượng tối ưu trong công tác đầu tư xây dựng.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn đó, tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Thực trạng đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.


SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn đề tài sẽ
đánh giá thực trạng sử dụng VĐT vào đầu tư và xây dựng CSHT trên địa bàn thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm từ 2013 đến 2015, từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả đầu tư và xây dựng CSHT từ
nguồn VĐT của thị xã.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư và xây dựng CSHT
bằng nguồn VĐT của thị xã;
- Đánh giá thực trạng đầu tư và xây dựng CSHT trên địa bàn thị xã Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Đưa ra định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả
đầu tư và xây dựng CSHT từ nguồn VĐT của thị xã.
3. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng đầu tư xây dựng CSHT trên địa bàn thị xã Hương Trà.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2013 – 2015;
- Phạm vi không gian: địa bàn thị xã Hương Trà;

- Phạm vi nội dung: Do hạn chế về thời gian nên đề tài chủ yếu tập trung nghiên
cứu thực trạng công tác đầu tư XDCSHT từ nguồn vốn NSNN.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

3


GVHD: ThS Đào Duy Minh

Khóa luận tốt nghiệp

4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Thu thập số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp:
+ Xem xét các văn bản, chính sách, báo cáo, tổng kết của các cấp, các ngành và
các nguồn số liệu thống kê;
+ Tổng quan các tư liệu hiện có về lĩnh vực đầu tư XDCSHT đã được đăng tải
trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo, kết quả của các đợt
điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý,
các nhà hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên phương tiện thông tin đại
chúng,....
- Đối với số liệu sơ cấp:
+ Xác định quy mô mẫu: do giới hạn về mặt thời gian và chi phí nên đề tài chỉ
điều tra 60 mẫu trên địa bàn 3 xã Hương Văn, Hương Vân, Hương Toàn;
+ Phương pháp chọn mẫu: đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
phân tầng;
Căn cứ vào tiêu chí quy mô dân số để xác định quy mô của mẫu điều tra tại các
xã như sau:
Bảng 1. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo xã


Số lượng

Cơ cấu (%)

Hương Văn
14

22,49

Hương Vân

18

30,13

Hương Toàn

28

47,38

Tổng

60

100,00

SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên


4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh

4.2. Xử lí số liệu
Sau khi số liệu được điều tra, tiến hành làm sạch bảng hỏi và mã hóa tất cả các
câu hỏi. Tất cả những thông tin được nhập vào phần mềm SPSS, phiên bản 19.0.
4.3. Phân tích số liệu
- Thống kê mô tả
- Kiểm định giá trị trung bình (One Sample T.Test và One Way Anova)
- Phân tích so sánh
- Các phương pháp phân tích khác.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CSHT
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1.Đầu tư

Đầu tư, trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng
lực sản xuất tương lai. Vì thế đầu tư còn được gọi là hình thành tư bản hoặc tích lũy tư
bản. Tuy nhiên, chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính.
Còn tăng tư bản trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và kinh doanh bất động sản bị loại trừ.
Việc gia tăng tư bản tư nhân (tăng thiết bị sản xuất) được gọi là đầu tư tư nhân. Việc
gia tăng tư bản xã hội được gọi là đầu tư công cộng. Mặc dù đầu tư làm tăng năng lực
sản xuất (phía cung của nên kinh tế) song việc xuất tư bản để đầu tư lại được tính vào
tổng cầu. Đầu tư tư nhân I và đầu tư công cộng G là các nhân tố quan trọng trong hình
thành tổng cầu Y trong phường trình Y = C + I + G + X – M (với C là tiêu dung cá
nhân, X là xuất khẩu và M là nhập khẩu).
Theo kinh tế đầu tư, đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nhằm thu được các kết quả , thực hiện được những mục tiêu nhất định trong
tương lai. Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động
và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính
hoặ tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suốt cao hơn
cho nền kinh tế và cho toàn bộ xã hội. (PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, 2012, [1]).
Như vậy, có thể hiểu, đầu tư bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực
hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã sử dụng để đạt được nó.
Đầu tư bao gồm:
- Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp
tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh


- Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia
quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
1.1.1.2. Đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này
nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời
sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế.
Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Đối tượng của đầu tư phát
triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những
mục tiêu nhất định.
1.1.1.3. CSHT và đầu tư xây dựng CSHT
CSHT là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã
hội, là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ
sản xuất, đời sống của dân cư được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. CSHT
bao gồm:
CSHT cứng: là tổng thể các ngành kinh tế, các ngành công nghệ dịch vụ bao gồm
việc xây dựng đường xá, kênh đào, hải cảng, cầu cống, tưới nước, sân bay, kho tàng,
cơ sở kinh doanh, giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp và tiêu thoát nước, cung cấp
năng lượng.
CSHT mềm là thực trạng về:
- Những quy định của pháp luật, nhất là những quy định có liên quan đến lợi ích
ích tài chính (giá nhân công, chế độ thuế,…);
- Chế độ đất đai (quy chế thuê mướn, chuyển nhượng, thế chấp, giá cả,…);
- Các loại thủ tục hành chính;
- Tính minh bạch về mặt chính sách thu hút đầu tư;
- Chính quyền của địa phương có can thiệp mạnh bạo vào việc kinh doanh hay
không;

SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên


7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh

- Thái độ đối với khu vực dân doanh và khu vực kinh tế có VĐT nước ngoài;
- Nguồn lao động, nhân lực, giá cả lao động;
- Môi trường đầu tư (tình hình chính trị - xã hội);
- Văn hóa kinh doanh (phong tục trong kinh doanh, kỹ thuật lao động);
- Yếu tố địa lý (khí hậu, tài nguyên, thị trường);
- Chi phí đăng kí kinh doanh;
- Chi phí phụ trội bên ngoài;
Căn cứ vào chức năng và tính chất thì các công trình CSHT được chia làm 3 loại:
- CSHT kỹ thuật: là các công trình phục vụ cho sản xuất vf đời sống như: đường
xá, hệ thống điện, mạng lưới thông tin liên lạc,…
- CSHT xã hội: là các công trình gắn với các địa điểm dân cư như trường học,
bệnh viên, công viên,… Các công trình này có vai trò nâng cao đời sống của nhân dân
cũng như góp phần ổn định xã hội.
- CSHT môi trường: là các công trình phục vụ cho bảo vệ môi trường sinh thái
của đất nước cũng như moi trường sống của con người, như: các công trình xử lý rác
thải, xử lý nước thải,…
Đầu tư xây dựng bản chất là đầu tư tài sản vật chất và sức lao động trong đó
người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản
mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sả xuất kinh doanh
và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao chất
lượng đời sống của mọi người dân trong xã hội.
Đầu tư xây dựng CSHT là việc bỏ tiền ra xây dựng, sửa chữa kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, giao thông,…, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng

trên một nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí bảo dưỡng,
sửa chữa nhằm duy trì hoặc tăng thêm tiềm lực phát triển giao thông, kinh tế, văn hóa,
giáo dục, y tế,… của địa phương.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh

1.1.2. Đặc điểm của xây dựng CSHT
Xây dựng CSHT là một bộ phận của xây dựng co bản, do đó nó cũng có những
đặc điểm giống xây dựng cơ bản, bao gồm:
 Lượng vốn lớn, vốn nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư
Hoạt động xây dựng CSHT đòi hỏi một lượng vốn vật tư, lao động lớn. Nguồn
vốn này nằm khê đọng trong quá trình đầu tư, phải có kế hoạch huy động và sử dụng
một cách hợp lý và phân bổ nguồn lao động, vật tư hợp lý đảm bảo cho công trình
hoàn thành trong thời gian ngắn, chống lãng phí nguồn lực.
 Thời gian dài với nhiều biến động
Thời gian để tiến hành đầu tư xây dựng cho đến khi công trình phát huy hiệu quả
của nó thường đòi hỏi thời gian dài với nhiều biến động.
 Có giá trị sử dụng lâu dài
Các thành quả của đầu tư xây dựng CSHT có giá trị sử dụng lâu dài, hàng chục,
hàng trăm năm, có khi kéo dài hàng nghìn năm như các công trình nổi tiếng thế giới
như Kênh đào Xuy-ê, Kim tự tháp Ai Cập,…
 Cố định
Các thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng CSHT là các công trình được xây

dựng trên nền bệ cố định và sử dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng, nên các điều kiện
về địa lý, khí hậu… ảnh hưởng đáng kể đến quá trình thực hiện đầu tư, phát huy hiệu
quả đầu tư. Do đó, cần bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm bảo các yêu cầu về an
ninh quốc phòng, phù hợp với kế hoạch, quy hoạch bố trí tại nơi có điều kiện thuận lợi
để khai thác các lợi thế so sánh của vùng, quốc gia, và đảm bảo sự phát triển cân đối
vùng lãnh thổ.
 Liên quan đến nhiều ngành
Hoạt động đầu tư xây dựng CSHT rất phức tạp liên quan đến nhiều ngành, lĩnh
vực khác nhau. Việc đầu tư xây dựng không chỉ diễn ra trong một phạm vi địa phương
mà còn nhiều địa phương với nhau. Vì vậy khi tiến hành đầu tư hoạt động, cần có sự
liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý hoạt động đầu tư, phải quy định
rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư, tuy nhiên phải đảm bảo được
tính tập trung dân chủ khi thực hiện đầu tư [2].

SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh

1.1.3. Vai trò của đầu tư và xây dựng CSHT


Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.

+ Phát triển CSHT góp phần thu hút đầu tư trong và ngoài nước, rút ngắn khoảng
cách địa lý giữa các Tỉnh trong cả nước do đó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.

Tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương thúc đẩy các địa phương
phát triển kinh tế.
+ Xây dựng CSHT góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua kích thích
tạo việc làm và tăng năng suất lao động
+CSHT phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông, góp phần tiết kiệm chi phí, thời
gian vận chuyển từ đó tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng,
phát triển các ngành khác.


Phát triển văn hóa- xã hội.

+ Phát triển CSHT, đặc biệt là hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa,… giúp nâng cao
dân trí, trình độ văn hóa, khả năng giao lưu và phát triển văn hóa, tăng tỷ lệ khám chữa
bệnh, nâng cao chất lượng sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần người dân
+ Phát triển CSHT tạo điều kiện nảy sinh các ngành nghề mới, các cơ sở sản xuất
mới phát triển từ đó tạo cơ hội việc làm. Giảm bớt sự phát triển không đồng đều giữa
các vùng, hạn chế sự di dân từ nông thôn ra thành thị, giảm tệ nạn xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái.


Đảm bảo an ninh quốc phòng

+ Phát triển CSHT, đặc biệt hạ tầng giao thông, góp phần giảm thiểu tình trạng
ùn tắc đường bộ đang xảy ra tại các thành phố lớn, giảm tai nạn giao thông, giữ gìn trật
tự an toàn xã hội.
+ Phát triển CSHT góp phần bảo vệ biên giới của đất nước, nâng cao trình độ
hiểu biết, ý thức của người dân.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên


10


Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS Đào Duy Minh

Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

+ Phát triển CSHT góp phần hội nhập, giao lưu kinh tế các nước thông qua việc
xây dựng các hệ thống đường xuyên quốc gia, các trung tâm giao lưu văn hóa, trung
tâm thương mại....


Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

+ Đầu tư xây dựng CSHT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng cũng
như thành phần kinh tế [2].
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng đầu tư và xây dựng
CSHT
- Điều kiện tự nhiên
Xây dựng CSHT thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởng của
điều kiện khí hậu, thời tiết. Ở mỗi vùng, lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, từ
đó có những biện pháp khai thác kiến thúc phù hợp với điều kiện thực tế.
- Khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
Vốn là yếu tố vật chất quan trọng trong các yếu tố tác động đến tăng trưởng,
nguồn VĐT là một yếu tố đầu vào của sản xuất, muốn đạt được tốc độ tăng trưởng
theo dự kiến thì cần phải giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn và các yếu tố khác.

Do đó cần huy động được nguồn cung vốn nhất định đồng thời cần xây dựng các
phương án sử dụng vốn đúng mục đích và có kế hoạch, tránh thất thoát lãng phí.
- Công tác kế hoạch hóa và chủ trương của dự án
Công tác kế hoạch hóa vừa là nội dung vừa là công cụ để quản lý hoạt động đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường, công tác kế hoạch có vai trò rất quan trọng. Nếu buông lỏng
công tác kế hoạch, thị trường sẽ phát triển tự do, thiếu định hướng, gây ra những tác động
tiêu cực đến nền kinh tế. Kế hoạch hóa phải quán triệt những nguyên tắc:
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ;
+ Nguyên tắc thị trường;
+ Nguyên tắc linh hoạt, mềm dẻo;
+ Nguyên tắc bảo đảm hiệu quả Kinh tế - Xã hội cho các hoạt động kinh doanh.
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS Đào Duy Minh

- Công tác quản lý nhà nước
Công tác quản lý nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chất lượng đầu tư
xây dựng CSHT trên các khía cạnh:
+ Các kế hoạch xây dựng dự án phải đúng với chủ trương đầu tư thì mới quyết
định đầu tư
+ Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với các doanh nghiệp trong
hoạt động đầu tư xây dựng CSHT
+ Đảm bảo tính chính xác trong thiết kế: Cần có tổ chức chuyên môn đủ tư cách
pháp nhân, uy tín nghề nghiệp lập theo tiêu chuẩn của nhà nước ban hành, tránh tình
trạng các công trình thiết kế kém chất lượng, gây thất thoát lãng phí nguồn VĐT.

+ Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu: Đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà
thầu đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Lợi ích của hình thức này là chọn được nhà thầu có phương án đáp ứng được các yêu
cầu kỹ thuật của công trình và có chi phí tài chính thấp nhất.
- Nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến công tác xây dựng CSHT, hoạt động đầu tư
rất đa dạng và phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. Vì vậy,
cán bộ, công nhân lao động trong xây dựng CSHT cần phải có khả năng, được đào tạo
kỹ, hoàn thành tốt hững nhiệm vụ được giao.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VĐT cho xây dựng CSHT
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả vốn đầu tư. Các nhân tố này có thể là
khách quan, chủ quan. Đó là các yếu tố do tự nhiên mang lại, các loại rủi ro có thể
lường trước, hoặc không lường trước được; là các yếu tố do con người mang lại như
trình độ chuyên môn của các nhà quản lý vốn đầu tư, các điều chỉnh của các văn bản
quy phạm pháp luật.
Các nhân tố ảnh hưởng này tác động đến cả hai thành phần của hiệu quả vốn đầu
tư. Lợi ích công dụng của các đối tượng do kết quả của quá trình đầu tư tạo nên khi đa
vào sử dụng và vốn đầu tư chỉ ra nhằm tạo nên các kết quả ấy. Do đó các nhân tố này
tồn tại dọc theo suốt thời gian của quá trình đầu tư khi có chủ trương đầu tư, ngay
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên

12


×