Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện Thọ Xuân –Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.97 KB, 48 trang )

Lời nói đầu
Trong nền kinh tế xã hội, bất kỳ một phơng thức sản xuất nào cũng
vậy, muồn tồn tại phát triển phải dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định. Chủ
nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định rằng: muốn chuyển một nền kinh tế từ sản
xuất nhỏ sang nền kinh tế sản xuất lớn đòi hỏi phải có một cơ sở vật chất - kỹ
thuật đủ mạnh.
Nớc ta tiến lên CNXH tại một xuất phát điểm hết sức thấp, đó là nền công
nghiệp lạc hậu, năng xuất thấp, kỹ thuật thủ công, vì vậy để xây dựng một nền
sản xuất lớn với năng xuất lao động ngày càng cao Đảng ta đã xác định phải
xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH ở Việt Nam thông qua con đờng CNH
HĐH đất nớc. Nhng Đảng ta cũng nhận thức đợc rằng thời kỳ quá độ là lâu dài
và ứng với mức độ công nghiệp hoá trong mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ và
mục tiêu khác nhau.
Trong quá trình phát triển vai trò và tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng ngày
càng tăng lên, nó là một yếu tố, một chỉ số của sự phát triển xã hội nói chung và
của nông thôn nói riêng.
Nông nghiệp Nông thôn nớc ta hiện nay đang trong quá trình chuyển biến
lên sản xuất lớn trên cơ sở CNH HĐH, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, thực trạng kết cấu, cơ sở hạ tầng nông thôn
lạc hậu đã cản trở lớn đến quá trình này.
Thọ Xuân là một huyện Nông thôn của tỉnh Thanh Hoá cũng nằm trong tình
trạng chung của Nông thôn cả nớc, là một huyện chuyển tiếp giữa đồng bằng và
trung du Thanh Hoá, nền kinh tế chủ yếu là Nông nghiệp truyền thống, đó là
một nền Nông nghiệp chủ yếu là tự cung tự cấp. Để thực hiện đờng lối của
Đảng, mục tiêu chung CNH HĐH nông nghiệp nông thôn. Thọ Xuân rất cần
có một cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, từng bớc công nghiệp hoá nông nghiệp. Do vậy, vấn đề vốn đầu t cho
phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật là vô cùng cần thiết.

1
Do thời gian, trình độ chuyên môn có hạn nên đề tài này chỉ tập trung


nghiên cứu vấn đề về vốn đầu t cho cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực kinh tế phục
vụ cho các hoạt động kinh tế bao gồm: Hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, hệ
thống thông tin và bu chính viễn thông Đặc biệt là giao thông nông thôn
đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế,
nh các chuyên gia ngân hàng thế giới đã cho rằng: Những trở ngại trong giao
thông vận tải (không chỉ là chi phí vận tải) thờng là trở ngại chính đối với sự
phát triển khả năng chuyên môn hoá sản xuất tại từng khu vực có tiềm năng,
lợi thế phát triển nhng thị trờng bị bó hẹp (không tiêu thụ đợc sản phẩm,
không đợc cung cấp các dịch vụ một cách ổn định ) do những trở ngại trong
giao thông vận tải.
Nhận thức tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng kinh tế trong nông thôn mà
nhất là hệ thống giao thông trong nông thôn mà em chọn đề tài:
Đánh giá kết quả sử dụng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu t cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện
Thọ Xuân-Thanh Hoá
Đề tài gồm 3 phần chính:
Phần I: Lý luận chung.
Phần II: Thực trạng sử dụng vốn đầu t cho xây dựng cơ sở hạ tầng
của Huyện từ 2000 2003.
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
t cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Huyện.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phòng Tài Chính Kế Hoạch
huyện Thọ Xuân, các phòng ban trực thuộc UBND huyện Thọ Xuân và thầy
giáo Ts. Đào Duy Cầu đã nhiệt tình hớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài
này.

2
Phần I
Lý luận chung về vốn đầu t và đầu t
xây dựng cơ bản

I. Lý luận chung.
1. Khái niệm về đầu t và vốn đầu t.
1.1 Khái niệm đầu t.
Hoạt động kinh tế ứng với việc sử dụng các nguồn lực trong một thời gian t-
ơng đối dài nhằm đem lại lợi ích kinh tế xã hội lớn hơn các chi phí về các
nguồn lực đã sử dụng đợc gọi là hoạt động đầu t.
Đầu t theo nghĩa thứ nhất là sự bỏ vốn (chi tiêu vốn) cùng với các nguồn lực
khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó (tạo ra hoặc khai thác sử
dụng một tài sản ) nhằm thu về các kết quả có lợi cho nhà đầu t trong tơng
lai.
Nguồn lực dùng để đầu t bao gồm: Vốn, lao động, đất đai, công nghệ, Các
nguồn lực này đợc kết hợp với nhau để đa vào trong quá trình sản xuất, kinh
doanh dịch vụ nhằm tạo ra các tài sản phi vật chất. Kết quả của hoạt động đầu t
phải cao hơn chi phí bỏ ra.
Về mặt thời gian: hoạt động đầu t diễn ra ở hiện tại và kết quả từ hoạt động
này ở thời điểm tơng lai. Đối tợng đầu t thì rất rộng lớn bao gồm: cả tài sản vật
chất, phi vật chất, tài sản cố định của xã hội, và tài sản lâu bền.
Ngoài ra còn rất nhiều khái niệm đầu t khác tuỳ theo góc độ ngời xem xét,
chẳng hạn ở góc độ tiêu dùng thì đầu t là hình thức hạn chế tiêu dùng ở hiện tại
nhằm thu hút đợc mức tiêu dùng lớn hơn trong tơng lai, hoặc ở góc độ tài chính
đầu t là một chuỗi những hoạt động chi tiêu để chủ đầu t nhận về một chuỗi các
dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời.
1.2 Đầu t phát triển:
Là quá trình sử dụng vốn đầu t để tái sản xuất giản đơn và tái sản
xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa ph-
ơng, của ngành và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng.

3
Hoạt động đầu t phát triển là một hoạt động có tính chất lâu dài, điều đó đợc
thể hiện: Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu t cho đến khi thành quả của

nó thờng kéo dài nhiều năm, tháng. Trong quá trình đó dới tác động của môi tr-
ờng đầu t làm những dự toán của công cuộc đầu t bị sai lệch, do vậy cần phải
quản lý một cách nghiêm ngặt và có sự điều chỉnh kịp thời.
1.3. Vốn đầu t.
Vốn đầu t là toàn bộ chi phí để đạt đợc mục đích hoạt động đầu t, nó bao
gồm tất cả các nguồn có thể (đầu t từ nớc ngoài, tiết kiệm của nền kinh tế )
phục vụ cho các hoạt động đầu t.
2. Đầu t xây dựng cơ bản.
2.1. Khái niệm.
Là một bộ phận của hoạt động đầu t nói chung và đầu t phát triển nói riêng.
Đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản (từ việc khảo sát,
quy hoạch đầu t, thiết kế và xây dựng cho đến khi lắp đặt thiết bị, để hoàn thiện
việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật ) nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất
mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế.
2.2. Vai trò.
Đối với nền kinh tế, đầu t xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra
những cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu và cần thiết cho nền kinh tế. Đầu t xây
dựng cơ bản là một biện pháp quan trọng trong kích cầu đầu t. Đầu t xây dựng
cơ bản cũng ảnh hởng đến tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế, làm tăng khả
năng khoa học công nghệ của nền kinh tế đất nớc, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tác động đến tốc độ tăng trởng và phát triển kinh tế. Đầu t xây dựng
cơ bản có ảnh hởng mạnh đến sự ổn định kinh tế.
3. Đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng.
Là một bộ phận của hoạt động đầu t xây dựng cơ bản, đầu t xây dựng cơ sở
hạ tầng là yêu cầu bắt buộc, cấp thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nớc. Cơ sở hạ tầng là chỉ tiêu cơ bản, là chỉ tiêu đánh giá trình
độ phát triển của nền kinh tế, tạo tiền đề thu hút vốn đầu t phát triển và thúc đẩy
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

4

II. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn bao gồm tổng thể những yếu tố vật chất,
các cơ sở vật chất và thiết chế làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội
nông thôn.
1. Đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Cũng nh hoạt động đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung, đầu t
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn nhằm hoàn thiện các yếu tố vật chất
kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển các ngành kinh tế nông thôn. Tạo tiền đề
cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và thúc đẩy nhanh
quá trình CNH HĐH nông nghiệp nông thôn.
2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn.
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một bộ phận quan trọng trong hệ thống
cơ sở hạ tầng nông thôn, nó là yếu tố quyết định tới sự phát triển kinh tế nông
thôn. Hệ thống này bao gồm toàn bộ các cơ sở vật chất kỹ thuật đó là: Hệ thống
thuỷ lợi, hệ thống điện, giao thông, thông tin và bu chính viễn thông
2.1. Hệ thống thuỷ lợi.
Hệ thống thuỷ lợi bao gồm toàn bộ hệ thống công trình phục vụ cho việc
khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn nớc (nớc mặt và nớc ngầm) và cho việc hạn
chế những tác hại do nớc gây ra đối với sản xuất, đời sống và môi trờng sinh
thái. Các công trình chủ yếu thuộc hệ thống thuỷ lợi gồm:
- Hệ thống các hồ đập giữ nớc.
- Hệ thống các trạm bơm, tới tiêu nớc.
- Hệ thống đê sông, đê biển.
- Hệ thống kênh mơng.
Hiện nay Huyện Thọ Xuân có nguồn mặt nớc khá phong phú, ngoài các
nguồn nh sông Chu, sông Cầu Chày, sông Hoàng còn có một hệ thống kênh
rạch, hồ chứa nớc nh hồ Cửa Trát, hồ Sao Vàng nên việc t ới tiêu phục vụ sản
xuất tơng đối thuận lợi. Về nớc ngầm của Thọ Xuân cũng nằm trong bối cảnh
chung của Thanh Hoá, lớp nớc trầm tích nghèo và phân bố không đồng đều.


5
2.2. Hệ thống giao thông.
Hệ thống giao thông là toàn bộ các phơng tiện vật chất thích hợp với mỗi
loại hình giao thông nhằm phục vụ cho việc vận chuyển để phục vụ sản xuất và
nhu cầu đi lại của dân c.
Hệ thống giao thông là hệ thống hạ tầng đặc biệt đối vơi sự phát triển kinh tế
xã hội, nó là cầu nối giữa các vùng kinh tế và giữa các vùng kinh tế với các
trung tâm kinh tế xã hội. Đặc biệt hệ thống giao thông có tầm quan trọng, tác
động to lớn tới sự phát triển của các vùng nông thôn.
2.3. Hệ thống điện nông thôn.
Hệ thống điện nông thôn là toàn bộ các yếu tố cơ sở vật chất làm nền tảng
cho việc cung cấp điện sử dụng vào tới tiêu, các hoạt động sản xuất và phục vụ
sinh hoạt nông thôn. Hệ thống này bao gồm mạng lới đờng dây tải điện từ
nguồn cung cấp, hệ thống các trạm biến thế, mạng lới phân phối.
ở một số xã vùng xa hệ thống này còn bao gồm cả các máy phát điện nhỏ
bằng động cơ chạy dầu hoặc máy Tuabin nhỏ chạy bằng sức nớc, sức gió...
Cho đến nay tổng lợng điện năng cung cấp cho nông thôn còn rất ít so với l-
ợng điện sản xuất ra, ớc tính chỉ chiếm 10 15%. Điện cung cấp cho nông
thôn chủ yếu dùng để tới tiêu nớc (40-50%) còn lại dùng cho một số hoạt động
khác và sinh hoạt.
2.4. Hệ thống thông tin và bu chính viễn thông.
Hệ thống thông tin và bu chính viễn thông nông thôn bao gồm toàn bộ các
cơ sở vật chất các phơng tiện phục vụ cho việc cung cấp thông tin, trao đổi
thông tin đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nông thôn. Hệ thống thông tin
và bu chính viễn thông bao gồm: mạng lới bu điện, điện thoại, Internet, mạng l-
ới truyền thanh, truyền hình của Trung ơng, địa phơng.
Trong điều kiện xã hội hiện đại, thông tin là yếu tố có vai trò to lớn và nhiều
khi có ảnh hởng quyết định tới sự phát triển kinh tế xã hội và văn hoá. Xây
dựng và phát triển hệ thống thông tin hoàn chỉnh và hiện đại là một nhiệm vụ
trọng yếu trong việc xây dựng phát triển hạ tầng đáp ứng yêu cầu CNH HĐH

nông thôn.

6
3. Sự cần thiết (vai trò) của cơ sở hạ tầng nông thôn.
Trong từng giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Sự phát triển của nông
nghiệp nông thôn đợc dựa trên một cơ sở kết cấu hạ tầng có trình độ phát
triển nhất định. Nh vậy, sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng
nông thôn có vai trò to lớn thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
3.1. Mức độ và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng là một chỉ tiêu
phản ánh và đánh giá trình độ phát triển nói chung của nông
nghiệp nông thôn.
Thờng dùng các chỉ tiêu thể hiện mức độ và trình độ phát triển của từng yếu
tố cơ sở hạ tầng nh: Số km đờng giao thông tính trên 1 km
2
, tính trên 1000
dân Trong quá trình phát triển vai trò và tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng
ngày càng tăng lên, nhất là trong xu hớng mở cửa, hội nhập kinh tế nếu thiếu
các yếu tố Khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động văn
hoá xã hội thì sự phát triển là không thể hoặc không đợc nh mong muốn. Nh
vậy, xây dựng cơ sở hạ tầng trở thành có tính quyết định cho sự phát triển nông
nghiêp nông thôn.
3.2. Cơ sở hạ tầng, nhất là những hạ tầng trong kinh tế, giữ vai trò
quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Nông thôn nớc ta hiện nay đang chuyển biến lên sản xuất lớn trên cơ sở thực
hiện CNH HĐH, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn. Tuy nhiên, thực trạng kết cấu hạ tầng nông thôn lạc hậu đã cản trở lớn tới
quá trình này. Trong đó, những trở ngại trong giao thông vận tải (không chỉ là
chi phí vận tải) thờng là trở ngại chính đối với sự phát triển khả năng chuyên
môn hoá tại từng khu vực có tiềm năng phát triển nhng không tiêu thụ đợc sản
phẩm hoặc không đợc cung cấp lơng thực, dịch vụ một cách ổn định, nhất là

vùng miền núi...
3.3. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển cân đối và toàn diện là một
trong những điều kiện để phát triển nông thôn toàn diện hơn.

7
Nông thôn Việt Nam đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, từ nông thôn
truyền thống xa kia đến thời kỳ xây dựng nông thôn mới ngày nay. Nông thôn
truyền thống xa kia dựa trên nền nông nghiệp nhỏ đặc canh cây lúa nớc nên rất
nghèo. Đến lợt mình trạng thái kém phát triển của nền kinh tế quyết định trạng
thái kém phát triển của cơ sở hạ tầng.
Ngày nay, nông nghiệp nông thôn đang trong quá trình phát triển ở giai
đoạn mới, có sự tác động mạnh mẽ của đô thị hóa, hoạt động sản xuất nông
nghiệp đợc tiến hành trên cơ sở công nghiệp hoá. Nh vậy, việc xây dựng hệ
thống cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển toàn diện, tơng ứng với nhu cầu và đáp
ứng những đòi hỏi của việc phát triển nông thôn mới là yêu cầu bắt buộc trong
quá trình CNH HĐH nông thôn.
3.4. Đối với những vùng nông thôn chậm và kém phát triển, tập
trung sức phát triển cơ sở hạ tầng còn là cách thức để xoá bỏ
sự chênh lệch trong quá trình phát triển.
Bằng việc tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, trớc hết là hạ tầng giao thông
vận tải, thông tin liên lạc sẽ tạo cơ sở cho việc giao l u kinh tế văn hoá phá vỡ
sự khép kín của nông thôn truyền thống với toàn nền kinh tế, tạo điều kiện cho
nông dân tiếp cận với các nguồn lực phát triển, thúc đẩy sự hình thành và phát
triển sản xuất hàng hoá. Phát triển cơ sở hạ tầng là cách thức phân bố rộng khắp
những thành tựu của sự phát triển, xoá đi những chênh lệch trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội giữa các vùng trong nớc.

8
III. Kinh nghiệm đầu t của một số địa phơng.
Tình hình đầu t của huyện Hải hậu cho Xây dựng

cơ sở hạ tầng
Đơn vị: triệu đồng.
1992 1993 1994 1995 1996 1997
1. Làm đờng
2. Trờng học
3. Trạm xá
4. Điện
5. Nghĩa trang liệt sĩ
6. Nhà trẻ
-
415
-
20
-
-
266
345
70
380
-
-
481
626
50
-
413
-
10.347
4.114
211

314
750
-
11.322
3.833
65
1.208
1.500
-
8.476
2.500
124
800
1.800
800
Tổng số 435 1.061 1.269 15.736 17.240 14.500
đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng ở
x đông hoá, kim bảng hà namã
Đơn vị: 1000đ
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Tổng
kp
1. Điện
167.081 - 218000 - 14375 - 269639 252014
2. Đờng
167081 141871 85990 144050 295383 840478 1011687 2785341
3. Trờng học
316000 - 65314 87242 20143 180345 553589 1220633
4. Y tế
- - - - 127954 - - 127954
5. Công trình n-

ớc sạch
- - - - - - 1425000 1425000
6. Trạm bơm m-
ơng máng
- - - 48352 - 14993 250114 313465
7. Sửa đài liệt sĩ
- - - - - - 27980 27980
8. Sân vận động
- - - - - - 32000 32000
9. Xoá nhà
tranh
- - - - 104480 - - 104480
Tổng số
483082 141871 279104 279650 1140268 351009 3367024 6290867
IV. Phơng pháp đánh giá kết quả đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ sở hạ tầng là một bộ phận của đầu t xây dựng cơ bản cũng tơng
tự nh đánh giá kết quả đầu t xây dựng cơ bản. Nó đợc thể hiện ở khối lợng vốn

9
đầu t đã đợc sử dụng và Tài sản cố định đợc huy động hoặc năng lực sản xuất
kinh doanh dịch vụ tăng thêm.
1. Khối lợng vốn đầu t thực hiện.
1.1. Khái niệm.
Khối lợng vốn đầu t thực hiện (sử dụng) là tổng số tiền đã chi để tiến hành
các hoạt động của các công cuộc đầu t bao gồm các chi phí cho công tác chuẩn
bị đầu t, xây dựng nhà xởng và cấu trúc hạ tầng mua sắm trang thiết bị máy
móc để tiến hành công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo quy định của
thiết kế dự toán và đợc ghi trong dự án đầu t đợc duyệt.
1.2. Phơng pháp tính khối lợng vốn đầu t thực hiện.
- Đối với những công cuộc đầu t quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu t dài

thì vốn đầu t đợc tính là thực hiện khi từng hoạt động hoặc từng giai đoạn
của mỗi công cuộc đầu t đã hoàn thành.
- Đối với công cuộc đầu t quy mô nhỏ, thời gian đầu t ngắn thì số vốn đã
chi đợc tính là thực hiện khi toàn bộ các công việc của quá trình thực
hiện đầu t kết thúc.
- Đối với công cuộc đầu t do ngân sách nhà nớc tài trợ để số vốn bỏ ra đợc
tính vào khối lợng vốn đầu t thực hiện thì các kết cầu của quá trình đầu t
phải đạt đợc các tiêu chuẩn quy định và đợc tính theo.
+ Đối với vốn đầu t của công tác xây dựng, vốn đầu t thực hiện đợc tính theo
phơng pháp đơn giá và phải căn cứ theo đơn giá dự toán của nhà nớc.
+ Đối với công tác mua sắm máy móc thiết bị, máy móc cần lắp, vốn thực
hiện đợc tính theo giá mua + công chi phí vận chuyển chi phí bình quân.
+ Đối với công tác xây dựng cơ bản và các chi phí khác, nếu có đơn giá thì
áp dụng giống công tác xây lắp, cha có đơn giá thì tính theo phơng pháp
thực thanh - thực chi.
+ Đối với những công cuộc đầu t vốn vay tự có của dân thì chủ đầu t căn cứ
vào quy định, định mức đơn giá chung của nhà nớc để tính.

10
2. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ
tăng thêm.
2.1. Khái niệm.
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tợng
xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng,
mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu để đa vào sử dụng.
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất
phục vụ của các tài sản cố định đã đợc huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản
phẩm hoặc tiến hành các dịch vụ theo quy định đợc trong dự án đầu t.
2.2. Phơng pháp tính.
Các tài sản cố định đợc huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là

sản phẩm cuối cùng của các công cuộc đầu t xây dựng cơ bản, chúng có thể đợc
thể hiện bằng hiện vật hoặc giá trị.
Các chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật nh số lợng các tài sản cố định đợc huy
động (số máy biến thế, km đờng, ha đợc tới tiêu ) công suất hay năng lực phát
huy tác dụng của các tài sản cố định đợc huy động, số kw giờ của các nhà máy
điện, lợng xe lu thông trên cầu, số ha lúa đợc tới tiêu

11
Phần II.
Thực trạng vốn đầu t và sử dụng vốn đầu t cho
xây dựng cơ sở hạ tầng
của huyện Thọ Xuân (2000-2003).
I. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ảnh h ởng tới việc sử
dụng vốn đầu t cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
1. Điều kiện tự nhiên.
1.1. Vị trí địa lý - địa hình.
Thọ Xuân nằm về phía Tây Bắc TP- Thanh Hoá, có toạ độ địa lý vĩ độ Bắc
khoảng 19
0
50 đến 20
0
00, kinh độ Tây khoảng 105
0
30.
- Phía Bắc giáp với huyện Ngọc Lặc.
- Phía Nam giáp với huyện Triệu Sơn.
- Phía Đông giáp với huyện Yên Định và Thiệu Hoá.
- Phía Tây giáp với huyện Ngọc Lặc và Thờng Xuân.
Thọ Xuân nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du Thanh Hoá.
Địa hình thấp hơn trung du 50 100 m, nhng lại cao hơn đồng bằng 4-6m. Có

độ dốc lớn hơn đồng bằng và nhỏ hơn vùng trung du nên ảnh hởng không nhỏ
đến việc bố trí khu dân c, đầu t cơ sở hạ tầng, bố trí vùng chuyên canh và thâm
canh lớn, phát triển công - nông nghiệp, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế phong
phú đa dạng.
- Vùng trung du: gồm 13 xã= 18.283,18 ha chiếm 60,33% diện tích toàn
huyện, nằm ở phía Tây Bắc và ở phía Tây Nam. Là vùng đồi thoải, có độ
cao từ 15m đến 150m so với mực nớc biển. Địa hình nơi đây dốc thoải gây
trở ngại không nhỏ cho việc bố trí hệ thống giao thông, thuỷ lợi.
- Vùng đồng bằng: Gồm 27 xã nằm dọc 2 phía tả và hữu ngạn sông Chu. Có
độ cao khoảng 6-17m, diện tích tự nhiên 12.021,51 ha, chiếm 36,67% diện
tích toàn huyện. Đây là vùng tơng đối bằng phẳng rất tiện cho việc bố trí
các tuyến đờng giao thông và thuỷ lợi. Tuy vậy, do nằm dọc theo sông Chu

12
nên thờng xuyên phải tu bổ hệ thống đê chống lũ. Mặt khác do nằm về 2
phí sông Chu-một con sông có bề mặt rộng, bãi lớn nên giao thông giữa
hai vùng tả và hữu ngạn sông Chu vẫn còn rất khó khăn.
1.2. Khí hậu thuỷ văn.
Khí hậu trên địa bàn nhìn chung tơng đối thuận lợi, nhiệt độ không khí bình
quân năm là 23,4
0
C, độ ẩm 86%, lợng ma trung bình 1.859mm/năm, lợng nớc
bốc hơi 707mm/năm. Mỗi năm có sơng mù khoảng 21 -26 ngày. Thờng xuất
hiện vào các tháng cuối năm làm tăng thêm độ ẩm đất và không khí.
Ngoài ra, do có địa hình tơng đối dốc phức tạp nên hàng năm Thọ Xuân phải
chịu nhiều ma bão, có lúc lại khô hanh, hạn hán.
Điều kiện khí hậu thuỷ văn nh vậy cũng một phần ảnh hởng tới công tác đầu
t xây dựng cơ sở hạ tầng. Cụ thể là vào mùa ma không thể hoặc rất ít thực hiện
đợc các hoạt động xây dựng còn mùa khô lại thuận lợi cho hoạt động này. Nh
vậy, làm ảnh hởng không nhỏ tới tình hình tài chính nói chung của Huyện.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
2.1. Dân số và lao động.
Đến năm 2000 số ngời sống ở nông thôn có khoảng 218.467 ngời và 51.689
hộ chiếm 94,75% dân số toàn huyện. Diện tích đất khu nông thôn mỗi hộ thờng
từ 200 500 m
2
. Việc sử dụng đất khu dân c những năm gần đây đã có nhiều
tiến bộ, một số xã đã hình thành khu trung tâm hoặc cụm dân c, phát triển theo
quy hoạch thuận lợi cho việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện
cho giao lu, trao đổi, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội theo hớng CNH
HĐH nông thôn.
Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 10/2000 thì dân số toàn huyện là
230.563 ngời, với 55.024 hộ, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên có chiều hớng giảm
dần từ 1,18%/năm (1995) còn 0,89%/năm (2001). Mật độ dân số bình quân là
761 ngời/km
2
. Số ngời trong độ tuổi lao động tăng dần, từ 99.198 ngời năm
1995 lên 103.638 ngời năm 2001.

13
Mật độ dân số là tơng đối tha, đặc biệt do có địa hình phức tạp nên phân bố
không đồng đều, chỉ tập trung phần lớn ở vùng đồng bằng và các khu trung tâm
nên làm giảm chất lợng phục vụ của hệ thống cơ sở hạ tầng.
Số ngời trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, trong khi ở nông thôn đa số
mang tính thời vụ nên lợng lao động d thừa là rất lớn, đây là một trong những
yếu tố có lợi cho việc tu bổ, xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng
kỹ thuật nói riêng.
2.2. Cơ sở hạ tầng.
Thọ Xuân có các tuyến đờng quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nh:
- Quốc lộ 15A, chiều dài 12 km, chạy qua các xã Xuân Lam, thị trấn Lam

Sơn Xuân Phú.
- Quốc lộ 47 với chiều dài 15 km, từ thị trấn Lam Sơn qua thị trấn Sao Vàng
và xã Xuân Thắng đã đợc trải nhựa chất lợng cao.
- Quốc lộ 47B dài 28km, chạy qua các xã Thọ Lộc Thị trấn Thọ Xuân-
Bái Thợng đến nay cũng đã đợc trải nhựa 10 km, còn 18 km đờng đá đang
xuống cấp nghiêm trọng.
- Tỉnh lộ Thọ Xuân Kiểu chiều dài gần 20 km mới chỉ đợc rải đá, cần đợc
nâng cấp.
- Hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài khoảng 790 km.
Ngoài ra Thọ Xuân còn có hệ thống giao thông đờng thuỷ trên sông Chu và
sông Nông Giang. Tất cả các hệ thống giao thông trên địa bàn đã và đang phục
vụ cho nhu cầu đi lại và giao lu hàng hoá của nhân dân nhng rất cần đợc cải tạo,
tu bổ, nâng cấp để việc đi lại giao lu kinh tế đợc thuận lợi.
Về thuỷ lợi:
Do địa bàn huyện có hệ thống sông Chu và sông Cầu Chày chảy qua nên hệ
thống đê điều tơng đối lớn.
- Đê sông Chu dài 19,8 km, từ Xuân Châu xuống Thọ Trờng với tổng diện
tích 70,75 ha do Trung Ương quản lý.
- Đê hữu sông Chu dài 27,8 km từ Xuân Bái Xuân Khánh với tổng diện
tích 69,43 ha do Trung ơng quản lý.

14
- Đê sông Cầu Chày (vùng Quảng Phú) dài 11,8 km diện tích 29,5 ha.
Ngoài ra còn có các đê sông tự nhiên nhỏ khác với tổng chiều dài hệ thống
cho tiêu là 138 km, diện tích 379,19 ha. Nhìn chung hệ thống này bảo vệ tốt
cho tiêu, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, rất cần đợc nạo vét tu bổ thờng xuyên.
Hệ thống tới với tổng chiều dài 137,58 km diện tích 360,8 ha đã và đang
phát huy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên một số công trình đã xuống
cấp đòi hỏi sự quan tâm đầu t nâng cấp và cải tạo. Ngoài ra trên địa bàn huyện
còn có cả hồ thuỷ lợi cung cấp nớc tới cho nội bộ vùng nh hộ Cửa Trát (Xuân

Phú); hồ Sao Vàng, hồ Đồng Trờng (thị trấn Sao Vàng) và hàng ngàn km kênh
mơng phục vụ nội đồng.
Hệ thống phát thanh, truyền thanh từ huyện đến cơ sở đợc mở rộng, đến nay
đã hoàn thiện hệ thống phát thanh. Ngoài ra ở hầu hết các xã đã và đang phát
triển khai thác xây dựng Bu điện văn hoá xã, cho đến nay đã có khoảng 30 xã
có Bu điện văn hoá.
II. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thọ Xuân
(1996-2002).
1. Kinh tế :
Thực hiện đờng lối của Đảng và nhà nớc . Nghị quyết đại hội Đảng bộ
lần thứ XXI và XXII cộng với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ , nhân dân trong
huyện , sự năng động trong lãnh đạo điều hành làm quan hệ sản xuất phù hợp
với lực lợng sản xuất . Trong những năm qua nền kinh tế Thọ Xuân đã đạt đợc
nhịp độ phát triển kinh tế ổn định , toàn diện và tơng đối cao .
Tốc độ tăng trởng kinh tế bình quân trong huyện giai đoạn 1996 2000
đạt 12,5%/ năm ( tỉnh là 7,3%/ năm ) trong đó nông nghiệp tăng 7,4% ; công
nghiệp XDCB tăng 11,00% ; dịch vụ thơng mại tăng 15,7% . Mức thu nhập
bình quân từ kinh tế lãnh thổ từ 270,6 USD/ngời/ năm ( 1995 ) tăng lên 472,6
USD/ ngời/ năm (2000 ), mức tăng bình quân 12,44%/năm.
Các sản phẩm chủ yếu nh lơng thực từ 75052 tấn năm 1996 tăng lên 106000
tấn năm 2000, mức tăng bình quân 8,25%/năm; sản xuất mía nhiên liệu 118250

15
tấn năm 1996 tăng lên 260000 tấn năm 2000 , mức tăng bình quân
23,97%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ 30,22 tỉ đồng
năm 1996 lên 37 tỉ đồng năm 2000, mức tăng bình quân 8,97%/năm.
Cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hớng tăng tỉ trọng các nghành dịch vụ, công
nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, giảm tỉ trọng nghành nông lâm nghiệp.
Nghành nông Lâm nghiệp chiếm tỉ trọng trong GDP từ 65,80% năm 1996
xuống 51,4% năm 2000; nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

chiếm tỉ trọng 12,40% năm 1996 lên 16,5% năm 2000; dịch vụ và du lịch chiếm
tỉ trọng GDP từ 21,80 % năm 1996 lên 32,10% năm 2000.
Thực trạng phát triển các nghành
a.Về công nghiệp
Thọ Xuân có hai doanh nghiệp công nghiệp lớn của TW và Tỉnh ( Công
ty Cổ phần mía đờng Lam Sơn và công ty Cổ phần giấy Mục Sơn ) Đóng trên
địa bàn, đây là một thuận lợi lớn tạo điều kiện cho kinh tế Thọ Xuân phát triển,
nâng cao thu nhập cho nhân dân. Công ty đờng đã có những phơng án giúp cho
nhân dân có điều kiện liên doanh, liên kết góp cổ phần, xây dựng vùng mía
nguyên liệu, do vậy mức sống của nông dân, nhất là nông dân miền vùng núi
Thọ Xuân không ngừng đợc nâng cao.
Công nghiệp và thủ công nghiệp địa phơng thuộc huyện quản lý:
Sản xuất chủ yếu là các nghành nông lâm sản và khai thác vật liệu xây
dựng, nhng nhìn chung chất lợng hàng hoá cha cao, cha có sức cạnh tranh.
Ngành nghề hiện nay cha có đợc sản phẩm hàng hoá lớn, tiêu thụ rộng rãi mà
chỉ mới có vài cơ sở sản xuất Cót ép và hàng mộc dân dụng.
Về loại hình sản xuất: Số doanh nghiệp công nghiệp ở Thọ Xuân còn quá
ít, trong 8 doanh nghiệp chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất có tính công nghiệp là:
Doanh nghiệp Việt Hng, sản xuất tăm tre, mành tre tại khu 3 thị trấn Lam Sơn
( mới thành lập ) và doanh nghiệp Hoà Hà sản xuất bột giấy tại xóm Minh
Thành xã Xuân Bái , mỗi năm sản xuất đợc 1500 đến 2000 tấn bột giấy nguyên
liệu có giá trị thu nhập từ 2,5 đến 3 tỉ VNĐ. Sáu doanh nghiệp còn lại thì 5
doanh nghiệp là thầu Xây dựng còn một là công ty Cổ phần thơng mại. Tuy số

16
doanh nghiệp công nghiệp của Thọ Xuân còn quá ít ỏi, gía trị sản xuất cha cao,
hiệu xuất cha lớn, song nó là những doanh nghiệp đầu tiên đi vào sản xuất công
nghiệp, có đủ t cách pháp nhân để vơn ra thị trờng trong và ngoài nớc.
Nhìn chung công nghiệp tiểu thủ công nghiệp thời kỳ 1996 đến 2000
giá trị sản xuất có tăng song mức tăng trên thực tế vẫn còn chậm ( trong cả kỳ

chỉ tăng 6 tỉ đồng ) chiếm tỉ trọng rất thấp trong cơ cấu thu nhập. Sản phẩm chủ
yếu là từ chế biến nông lâm sản, sản xuất và khai thác các loại vật liệu xây
dựng Các loại sản phẩm cơ khí chế tạo, công nghiệp kỹ thuật cao ch a đợc
phát triển, sản xuất chủ yếu tiêu thụ ở thị trờng nội địa, chất lợng sản phẩm cha
cao, thiếu đội ngũ thợ lành nghề
Xác định phơng hớng chiến lợc cho phát triển ngành công nghiệp tiểu
thủ công nghiệp còn nhiều vấn đề khó khăn, cha có định hớng cụ thể cho từng
vùng, từng địa phơng, từng loại ngành nghề, vốn đầu t phát triển cho các ngành
nghề còn hạn chế, không đủ điều kiện trang bị kỹ thuật, các làng nghề truyền
thống thiếu sự hỗ trợ, nâng cao chất lợng, sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều
tồn tại và hiệu quả thấp
b.Dịch vụ Th ơng mại.
- Dịch vụ Thơng mại tiếp tục đợc phát triển theo yêu cầu phát triển
sản xuất, đời sống, các loại hình dịch vụ công ty, dịch vụ tập thể hộ
liên doanh, dịch vụ t nhân Mở ra đa dạng, từng b ớc đợc đầu t, nâng
cao quy mô và chất lợng phục vụ.
- Dịch vụ, kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp của các loại hình hợp
tác xã đang từng bớc khẳng định vai trò đối với thị trờng sản xuất
nông thôn. Các tụ điểm thơng mại, thị trấn, thị tứ tiếp tục đ ợc hình
thành và nhanh chóng tập trung kinh doanh sầm uất, đáp ứng đợc yêu
cầu giao lu hàng hoá trên tất cả các vùng. Tuy vậy tốc độ phát triển
các loại hình dịch vụ thơng mại đến thời điểm hiện nay có phần
khiêm tốn, việc khai thác thị trờng nội địa cha đợc quan tâm đúng
mức, thiếu các chính sách và biện pháp nâng cao sức trao đổi hàng

17
hoá của nhân dân, nhìn chung sức mua ở các khu vực nông thôn đã có
phần cải thiện
Thơng mại dịch vụ trong giai đoạn này đạt tốc độ tăng trởng kinh tế bình
quân 15,7 % /năm và đã chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện

( năm 2000 là 33,7% đạt giá trị 156 tỉ đồng )
Hoạt động thơng mại đợc phát triển mạnh ở ba thị trấn, các thị tứ trung
tâm cụm xã: Nam Giang, Tứ Trụ, Bái Thợng, Xuân Lam và dọc theo các tuyến
đờng quốc lộ. Mạng lới dịch vụ mại - dịch vụ đã phát triển đến từng thôn xóm,
khu dân c, với nhiều mặt hàng phong phú đa dạng về chất lợng và chủng loại.
Cùng với dịch vụ thơng mại nhà nớc các loại hình dịch vụ t nhân trong
các khu vực nông thôn cũng đợc phát triển đa dạng và từng bớc có xu hớng hợp
tác, nâng cao quy mô kinh doanh dịch vụ. Khả năng thơng mại còn tiềm ẩn
nhiều yếu tố. Trong những năm qua tuy phát triển nhanh song vẫn mang nặng
tính tự phát, cha thực sự tạo điều kiện khai thác hỗ trợ đầu t
c.sản xuất nông nghiệp:
Đã đạt hiệu quả đợc toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất cây trồng,
con nuôi. Hiệu xuất sản xuất hàng hoá trong các vùng thâm canh tiếp tục đợc
phát triển, nâng cao chất lợng. Nông lâm nghiệp là nghành sản xuất chính
của Huyện, chiếm 69,79% tổng số lao động 44% cơ cấu kinh tế trong GDP.
Năm 1995 giá trị tổng sản lợng nông lâm nghiệp là 180,62 triệu đồng, đến
năm 2000 là 240,70 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp theo hớng sản xuất hàng
hoá trên cơ sở chuyên canh gắn liền với thâm canh tăng vụ.
Tuy diện tích nông nghiệp có giảm từ 16394,1 ha ( năm 1990 ) xuống
16378,3 ( năm 1995 ) và 15347,75 ha ( năm 2000 ), nhng nhờ thâm canh tăng
vụ, ứng dụng đa vào các loại giống lai nên diện tích gieo trồng và năng xuất vẫn
có xu hớng tăng. Nh cây lúa chiêm xuân từ 50,5 tạ/ha ( năm 1996 ) tăng lên 62
đến 63 tạ / ha ( năm 2000); cây Ngô từ 35,1 tạ/ha ( năm 1996 ) lên 46 tạ/ha
( năm 2000). Đến năm 2000 bình quân đầu ngời đạt 640 kg lơng thực.
Vùng cây công nghiệp, cây ăn quả đã hình thành và tiếp tục khẳng định u
thế trong khai thác tiềm năng kinh tế vùng đồi. Quá trình hình thành vùng mía

18
nguyên liệu đến năm 2001 đã đạt đợc 4000 ha, năng xuất mía ngày càng tăng,
từ 65,8 tấn/ ha ( năm 1995 ) lên 75 tấn/ ha ( năm 2000 ) qua đó đã tạo khả năng

khai thác hiệu quả các tiềm năng đất đai, lao động góp phần thúc đẩy kinh tế
trên địa bàn huyện làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế, xã hội. Các xã trung du
miền núi trong những năm gần đây:
- Sản xuất lơng thực: Là lĩnh vực đạt đợc kết quả cao, cả về chuyển đổi
cơ cấu giống và thâm canh theo năng xuất, trong những năm qua đều
đợc mùa trong cả ba vụ và có mức sản lợng đạt khá cao. Sản lợng lúa
hàng năm đạt 95000 đến 100000 tấn, năng xuất tăng đều và cao hơn
so với các năm trớc đây. Trong đó: Lúa vụ chiêm xuân hàng năm
có diện tích cấy 7400 7500 ha, năng suất 60 65 tạ/ha, lúa lai đa
vào vụ xuân đề cho năng suất 72 75 tạ/ha; Lúa mùa cấy: 8000
8200 ha, năng suất 50 52 tạ/ha.
- Sản xuất mía nguyên liệu: Diện tích vùng mía nguyên liệu đợc mở
rộng, đạt diện tích quy hoạch ( 3500 3600 ha ), sản lợng trong năm
đạt tới 42000 44000 tấn.
- Chăn nuôi: Phát triển ổn định cơ cấu đàn gia súc gia cầm tiếp tục
tăng, giá trị sản phẩm chăn nuôi tăng từ 78 tỉ đồng ( năm 1996 ) lên
101 tỉ đồng ( năm 2000 ). Quy mô loại hình chăn nuôi đa dạng theo h-
ớng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi công nghiệp, nâng cao chất lợng,
hiệu quả kết hợp điều kiện lợi thế của từng vùng, từng địa phơng, từng
mùa vụ Để phát triển các loại con nuôi thích hợp, đạt hiệu quả. Mô
hình chăn nuôi tập trung quy mô lớn trong các hộ gia đình, chăn nuôi
trang trại Đã và đang đ ợc khuyến khích phát triển tốt. Giá trị thu
nhập chăn nuôi hàng năm là 80 90 tỉ đồng ( giá cố định 1994 )


19

×