Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN một vài biện pháp phát huy kĩ năng sống nhằm tạo hứng thú học tập trong môn toán 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.95 KB, 9 trang )

Đề tài: Một vài biện pháp phát huy Kĩ năng sống nhằm tạo hứng thú học tập trong môn Toán 5.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong xu hướng phát triển chung của xã hội hiện nay đòi hỏi mỗi con
người chúng ta phải là một nhân tố sáng tạo, chủ động trong mọi hoạt động của
mình. Để đáp ứng được những yêu cầu này thì việc bồi dưỡng cho thế hệ trẻ,
đặc biệt là lứa tuổi Tiểu học khả năng tư duy, suy luận và giải quyết vấn đề là
nhiệm vụ hàng đầu. Môn Toán có vai trò rất quan trọng đối với học sinh tiểu
học. Đây là môn học then chốt trong chương trình học của các em. Nó là đòn
bẩy giúp các em có được những kĩ năng cơ bản ban đầu trong thực hành tính.
Để từ đó, các em biết được mối quan hệ về số lượng, khối lượng, hình dạng,…
của các hình, các vật xung quanh mình trong cuộc sống. Thông qua học Toán,
các em phát triển được năng lực tư duy, tính sáng tạo, cách suy nghĩ độc lập,….
Đó là một trong những điều kiện góp phần rèn luyện các em trở thành những
con người năng động, toàn diện đáp ứng nhu cầu tiến bộ ngày càng cao của xã
hội hiện nay.
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân
tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc
sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kĩ năng
sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng
thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống
có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do
giáo dục mà có.
Nhưng thực tế hiện nay, trong nhà trường Tiểu học, số học sinh thích ứng
nhanh với mọi tình huống, năng động, sáng tạo, tự tin trong giờ học Toán còn
rất hạn chế. Đa phần các em chưa mạnh dạn phát huy khả năng của bản thân,
còn rụt rè trong giờ học. Dẫn đến không khí lớp học trầm lắng, chưa sinh động
mặc dù giáo viên luôn cố gắng gợi mở và tổ chức nhiều hình thức phong phú.
Bên cạnh đó, nhiều em khi vào thực tế chưa ước lượng được độ dài hay khối
lượng các vật như diện tích căn phòng, diện tích cái bàn hay diện tích mảnh
vườn là bao nhiêu. Mặc dù các em đã học được kiến thức tính diện tích từ nhà


trường. Mặt khác một số em nắm kiến thức rất vững, có vốn sống từ thực tế
phong phú nhưng lại thiếu tự tin, chưa biết thể hiện mình trước tập thể, còn lúng
túng khi gặp phải những tình huống khó, những bài toán đòi hỏi phải có tính
quyết đoán. Tất cả những điều đó chính là do trẻ thiếu kĩ năng sống, thiếu tự tin,
tính tự lập.
Là giáo viên dạy lớp 5 (khối lớp mà các em ngoài khả năng cần trang bị
kiến thức thì chúng ta còn phải trang bị cả kĩ năng sống phù hợp với xu hướng
phát triển chung hiện nay, phù hợp với tâm, sinh lí lứa tuổi), tôi luôn trăn trở và
tìm các biện pháp để tổ chức các hoạt động nhằm tạo sự thích thú trong giờ học
Toán cho học sinh một cách có hiệu quả nhất. Qua nhiều năm làm giảng dạy ở
đơn vị trường Tiểu học Liên Hương 2, nắm bắt được tâm, sinh lý lứa tuổi, tôi đã
tích lũy được một số kinh nghiệm qua quá trình công tác.
Sau đây, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài:
“Một vài biện pháp phát huy Kĩ năng sống
nhằm tạo hứng thú học tập trong môn Toán 5”

- Trang 1 -


Đề tài: Một vài biện pháp phát huy Kĩ năng sống nhằm tạo hứng thú học tập trong môn Toán 5.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Thực trạng của vấn đề:
- Qua thời gian giảng dạy, tôi tìm hiểu và nhận thấy: khi học toán giải và
một số bài toán phối kết hợp phép tính cộng, trừ, nhân, chia các em còn lúng
túng, chưa chủ động tư duy để tìm ra hướng giải, còn trông chờ vào sự giúp đỡ
của những bạn học sinh học tốt của lớp hoặc giáo viên chủ nhiệm. Điều đó dẫn
đến không khí của tiết học căng thẳng và học sinh có tâm lí chán nản trong tiết
học.
- Từ tình hình trên, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân, khảo sát, phân

tích và đưa ra nhận định như sau:

Đầu
năm học
2013 -2014
2014 -2015

Học sinh nắm vững
kiến thức, sáng tạo
và hứng thú trong
giờ học Toán
10 ( 25,7 % )
9 ( 25,7 % )

Học sinh nắm
vững kiến thức
nhưng khả năng
suy luận còn hạn
chế.
18 ( 40 % )
17 ( 48,6 % )

Học sinh thụ động,
thiếu tự tin, chưa tập
trung, thể hiện thái
độ chán nản trong
giờ học
7 ( 20,0% )
9 ( 25,7 % )


Dựa vào những nguyên nhân trên tôi đã phân loại các em theo từng nhóm
kĩ năng sống cần phát huy để tạo sự hứng thú trong việc học môn Toán, tập
trung chủ yếu vào các nhóm kĩ năng sau:
+ Nhóm kĩ năng tư duy sáng tạo, nhận định.
+ Nhóm kĩ năng thể hiện sự tự tin trong giao tiếp, hợp tác và chia sẻ.
2. Những khó khăn và thuận lợi:
2.1. Thuận lợi:
- Về giáo viên : Bản thân đã từng dạy lớp 5 nhiều năm, nắm được trình
độ, tâm lí của học sinh. Từ đó nảy sinh ra nhiều biện pháp phù hợp với đề tài
lựa chọn nêu trên.
- Về học sinh: Đa phần trong xu thế chung hiện nay các em được gia
đình quan tâm tạo điều kiện trong vần đề học tập, dễ dàng tiếp cận với các
phương tiện hỗ trợ; học sinh đa phần mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham
gia vào các hoạt động.
- Về phía Ban giám hiệu: Luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo, quan tâm
tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường.
2.2. Khó khăn:
- Còn một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn thụ động, chưa mạnh dạn, tự
tin khi tham gia các hoạt động học tập mang tính chất tập thể.
- Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều, đặc điểm tâm sinh lý biến
động thường xuyên nên phần nào ảnh hưởng đến việc tổ chức chung các hoạt
động.
3. Biện pháp thực hiện
3.1. Đối với những học sinh nắm vững kiến thức, sáng tạo và hứng
thú trong giờ học Toán
- Trang 2 -


Đề tài: Một vài biện pháp phát huy Kĩ năng sống nhằm tạo hứng thú học tập trong môn Toán 5.


Với những đối tượng học sinh này, tôi tiếp tục phát huy nhóm kĩ năng
tư duy sáng tạo, nhận định cho các em ở mức độ cao hơn.
3.1.1. Nâng cao kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo thông qua tiết
học trên lớp:
Để phát huy kĩ năng này đòi hỏi giáo viên phải biến tiết học bình thường
trở thành một tiết học sinh động với nhiều hình thức phong phú và đòi hỏi học
sinh phải có sự tư duy cao, tự tìm hiểu và khám phá ra kiến thức mới cần đạt
trong bài học. Chúng ta phải để học sinh tự khám phá kiến thức mới dựa trên
cơ sở kiến thức căn bản sẵn có, biến một tiết học Toán khô khan trở thành một
tiết sinh hoạt, thảo luận mà học sinh là nhân vật trung tâm (dưới sự hướng dẫn
gợi mở của giáo viên ). Bởi lẽ, kĩ năng tư duy sáng tạo cả các em vốn sẵn có
nhưng tùy mức độ của mỗi em và sự biểu hiện của các em không đồng nhất do
sự thụ động bản năng của lứa tuổi; chính vì thế chúng ta phải cho các em cơ
hội tự thể hiện mình qua sự thân thiện trong giờ lên lớp.
Ví dụ: Trong các bài Toán về hình học và cách tính diện tích của hình.
Tôi đặt ngược vấn đề cho học sinh: nêu yêu cầu cần đạt được của bài học
trước cho học sinh; cho học sinh tự chuẩn bị các mô hình, vật thể liên quan
đến bài học và dựa trên cơ sở kiến thức căn bản tự khám phá, lĩnh hội kiến
thức mới (tính diện tích các hình: bình hành, tam giác… thông qua diện tích
hình chữ nhật). Đến tiết học chính thức, giáo viên chỉ là người tổ chức hoạt
động, lúc ấy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh được phát huy một cách
tối đa. Các em sẽ mạnh dạn trao đổi những ý tưởng của mình trong nhóm và cả
nhóm cùng rút ra kiến thức của bài.
Khi học sinh đã trang bị được vốn kiến thức cho bản thân, giáo viên tiếp
tục yêu cầu các em giải quyết các dạng bài ở mức khó hơn.
* Biện pháp này đã góp phần nâng cao kĩ năng tư duy, sáng tạo, hợp tác
và tạo sự hứng thú cao cho các em trong các tiết học vừa nêu trên, đồng thời có
ảnh hưởng tích cực đến các tiết học khác.
3.1.2. Nâng cao kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo thông qua trò
chơi toán học:

Vui chơi rất quan trọng đối với sự phát triển và học tập của trẻ. Vui chơi
giúp trẻ học những kĩ năng mới, nâng cao kiến thức và hiểu biết về thế giới
xung quanh. Vui chơi giúp trẻ được thực hành, tương tác, rút kinh nghiệm và
giao tiếp thông qua các hoạt động. Vui chơi là một phần quan trọng trong học
tập của trẻ và có thể xem là “công việc” của trẻ.
Chính vì lẽ đó, trong từng tiết dạy tôi luôn dành thời lượng cho việc tổ
chức cho học sinh tham gia trò chơi. Khi được tham gia trò chơi các em có điều
kiện thể hiện mình, hòa đồng với tập thể. Lẽ dĩ nhiên, khi ấy khả năng tư duy
sáng tạo của các em sẽ được phát huy một cách tối đa.
Bên cạnh đó, một hoạt động mà tôi tâm đắc nhất là hàng tuần tôi sưu tầm
các bài toán cổ (dạng toán này đòi hỏi sự tư duy sáng tạo cao trong cách giải và
nhận thức vấn đề). Các em sẽ có điều kiện thi đua, thể hiện mình phát huy cao
độ khả năng tư duy, sáng tạo thể hiện nhiều cách giải hay. Bởi vì, nếu em nào
có cách giải hay sẽ được trưng bày vào góc kiến thức (do Liên đội phát động)
của lớp, chính vì lẽ ấy tạo sự thi đua sôi nổi trong tập thể.
Ví dụ: + Một người câu được một con cá. Có người hỏi con cá nặng bao
nhiêu. Người đó trả lời: “Đuôi cá nặng 100g. Đầu cá nặng bằng đuôi cá cộng
- Trang 3 -


Đề tài: Một vài biện pháp phát huy Kĩ năng sống nhằm tạo hứng thú học tập trong môn Toán 5.

nửa thân cá. Thân cá bằng đầu cá cộng đuôi cá”. Hỏi con cá nặng bao nhiêu
gam?
* Biện pháp này đã góp phần nâng cao kỹ năng tư duy, sáng tạo và gây
hứng thú học toán cho học sinh, tạo ra không khí thư giãn thoải mái trong lớp
học.
3.2. Đối với những học sinh nắm vững kiến thức nhưng khả năng suy
luận còn hạn chế.
Với những đối tượng học sinh này, tôi phát huy nhóm kĩ năng tư duy sáng

tạo, nhận định cho các em.
3.2.1. Nâng cao kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo thông qua tiết
học thực tế (ngoài lớp học):
Có những bài học không nhất thiết phải đi theo một lối mòn truyền thống,
khép kín trong lớp học; chúng ta phải mạnh dạn trong tư duy và hành động để
tạo sự chuyển biến mới trong dạy và học. Ở đây, tôi đã mạnh dạn đề xuất và
được sự đồng tình hỗ trợ cao của Ban giám hiệu. Đó là, đưa tiết học trở thành
hoạt động thực tế ngoài sân (trong khuôn viên của đơn vị).
Ví dụ: Trong một số bài học liên quan đến tính diện tích các hình, bài
toán về tỉ lệ bản đồ.
Tôi tổ chức cho các em thực tế tính diện tích trên vật thật (tính diện tích,
chu vi: sân chơi, phòng học, cửa sổ, bảng, bàn ghế…). Dựa vào kết quả tính và
độ dài thật các em sẽ ước lượng được độ dài hoặc diện tích các sự vật gần gũi
trong thực tế. Từ đó sẽ rèn được kĩ năng suy luận và phán đoán cho các em.
Giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh lĩnh hội rõ kiến thức thực tế mà
các em nhận biết. Đồng thời cũng trang bị cho mình nhiều vật dụng và vốn kiến
thức rộng để khắc sâu bài cho học sinh. Với cách làm này, giáo viên dễ dàng
nhận biết được từng đối tượng học sinh hiểu và nắm vững kiến thức như thế
nào. Từ đó, hệ thống bài học theo từng đối tượng học sinh, mở rộng và giúp đỡ
học sinh có khả năng tiến bộ khác.
* Biện pháp này đã góp phần nâng cao kỹ năng tư duy, sáng tạo và tạo
sự ham thích trong các tiết học của các em. Đồng thời tạo ở các em tính tò mò
thích khám phá điều mới lạ cần tìm hiểu trong thiên nhiên
3.2.2. Nâng cao kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo thông qua hình
thức thi đua giải toán nhanh, khen thưởng học tập:
Biện pháp này áp dụng có hiệu quả và thành công nhất trong các bài
Luyện tập ( áp dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; nhân hoặc chia nhẩm
với 10; 100; 1000…và 0,1; 0,01; 0,001…) thông qua hoạt động trò chơi rất hiệu
quả trong việc phát huy tư duy sáng tạo cho học sinh.
Thực hiện tốt điều này đòi hỏi học sinh phải nắm vững dấu hiệu chia hết,

nhẩm thật nhanh để chọn kết quả đúng. Trong khi ấy, trên thực tế vốn dĩ kiến
thức của các em đáp ứng được yêu cầu này. Song, do thói quen bản tính các em
vẫn thực hành theo lối thủ công (thực hiện phép tính để biết kết quả). Tôi tạo ra
cho học sinh một môi trường thi đua sôi nổi bằng hình thức thi giải toán nhanh
khi gặp dạng bài này có khen thưởng, động viên bằng các món quà nhỏ ( quyển
vở, cây bút, cục gôm,...) Từ đó, các em phát huy tích cực khả năng tư duy, phán
đoán nhận thức vấn đề một cách nhạy cảm (từ vốn kiến thức dấu hiệu chia hết
các em đã được học).
- Trang 4 -


Đề tài: Một vài biện pháp phát huy Kĩ năng sống nhằm tạo hứng thú học tập trong môn Toán 5.

Mặc khác, trong giờ sinh hoạt lớp khi bầu chọn học sinh xuất sắc trong
tuần hoặc trong phong trào thi đua chào mừng các ngày kỉ niệm 20/11; 22/12;
9/1; 26/3;…. do Liên đội phát động. Đôi lúc sẽ có 2 đến 3 học sinh có thành
tích như nhau thì việc áp dụng biện pháp này rất hiệu quả. Các em sẽ thi đua sôi
nổi để giành thành tích và lúc ấy khả năng tư duy, sáng tạo của các em sẽ được
phát huy một cách tối đa.
* Biện pháp này đã góp phần nâng cao kỹ năng tư duy, sáng tạo và hình
thành ở các em cách ứng xử linh hoạt đầy hiệu quả trong học tập của mình.
3.3. Đối với những học sinh thụ động, thiếu tự tin, chưa tập trung, thể
hiện thái độ chán nản trong giờ học
Với những đối tượng học sinh này, tôi phát huy nhóm kĩ năng thể hiện sự
tự tin trong giao tiếp, hợp tác và chia sẻ:
3.3.1. Nâng cao kĩ năng thể hiện sự tự tin trong giao tiếp, hợp tác và
chia sẻ thông qua hoạt động học nhóm:
Học nhóm tạo cơ hội để học sinh hòa nhập cộng đồng: các em được lắng
nghe người khác và mạnh dạn phát biểu quan điểm của chính mình
Trong từng tiết dạy tôi thường tổ chức những hoạt động học tập theo

nhóm (chia nhóm theo nhiều cách) hướng các em là nhân vật trung tâm của hoạt
động ấy như nhóm trưởng, đội trưởng, quản trò,… để hướng dẫn các bạn. Góp
phần rèn luyện tính tự lực của học sinh.
Tùy từng dạng bài chúng ta áp dụng chia nhóm cho phù hợp như khi dạy
bài dấu hiệu chia hết chúng ta áp dụng chia nhóm theo số. Dạy bài tính diện tích
các hình chúng ta chia nhóm theo hình như hình tam giác, hình thang, hình tròn,
… gồm đủ trình độ để các em giỏi giúp đỡ và hỗ trợ cho học sinh yếu, chia sẻ
những điều mình khám phá được. Đồng thời các em học yếu phải hợp tác với
các bạn để tìm hiểu kiến thức.
Trong quá trình trao đổi là lúc các em thể hiện sự hợp tác và chia sẻ với
bạn những vấn đề trong học tập, các em biết lắng nghe, tập hợp được những ý
kiến đúng của các bạn và phản hồi lại những ý kiến chưa trọng tâm để các bạn
trong nhóm rõ. Khi trình bày kết quả, là lúc các em thể hiện được sự mạnh dạn
của mình trước tập thể và tâm trạng rất hào hứng, thể hiện sự tự hào về kết quả
mà nhóm mình vừa làm được. Theo thời gian sẽ phát huy được ở các em sự tự
tin trong học tập, tự tin đối với bản thân mình.
Ở biện pháp này, lời tuyên dương của giáo viên dành cho các em vô cùng
quan trọng. Kết quả bài làm dù đúng hay chưa đúng giáo viên cũng phải có lời
tuyên dương tinh thần các em, sau đó nhẹ nhàng phân tích bài làm: nếu đúng thì
khen thưởng, nếu sai thì động viên học sinh cố gắng hơn nữa ở lần sau và phải
để lại trong lòng học sinh một niềm vui, một động lực phấn đấu. Giáo viên phải
tạo được sự thân thiện, sự gần gũi đối với học sinh để các em có thể xem mình
là chỗ dựa vững chắc, tạo cảm giác thoải mái khi các em trình bày. Chính những
điều đó sẽ giúp các em có được sự tự tin và mạnh dạn nêu ý kiến, trình bày bài
làm của mình.
* Biện pháp này đã tạo cơ hội để học sinh nâng cao năng lực hợp tác, tự
tin. Học sinh phát huy hết khả năng của mình, thoải mái hứng thú trong giờ học
Toán.
- Trang 5 -



Đề tài: Một vài biện pháp phát huy Kĩ năng sống nhằm tạo hứng thú học tập trong môn Toán 5.

3.3.2. Nâng cao kĩ năng thể hiện sự tự tin trong giao tiếp, hợp tác và chia
sẻ thông qua hoạt động vui chơi:
Vì đặc điểm hồn nhiên, hiếu động,…của trẻ nên chúng ta cần đưa trẻ
tham gia tích cực vào hoạt động vui chơi. Giáo viên linh hoạt thay đổi nội dung
vui chơi bằng cách lồng ghép ôn tập kiến thức theo hình thức nối tiếp đọc hoàn
chỉnh bài thơ nói về một công thức hay một qui tắc toán đã học.
Ví dụ: + Củng cố qui tắc tính chu vi hình chữ nhật bằng bài thơ:
Chu vi hình chữ nhật
Dài cộng rộng nhân hai
Cùng đơn vị em nhé!
Ráng học cho thuộc bài.
+ Củng cố về số đo thời gian:
1 tuần thì có…..ngày
Cứ……phút được ngay 1 giờ
Em thích toán lại yêu thơ
Đúng……giờ là 1 ngày đêm.
Trong các hoạt động vui chơi, giáo viên cần chú ý động viên các em thể
hiện mình trước các bạn, hướng dẫn các em tự làm quản trò để các em chủ động
và tự ra quyết định những việc làm của mình. Như thế, các em sẽ có niềm tin
vào bản thân, tự hài lòng với bản thân; tin rằng, mình có thể trở thành người có
ích và tích cực, có niềm tin về tương lai và cảm thấy có nghị lực để hoàn thành
các nhiệm vụ. Các em cảm thấy thoải mái trong giờ học và hứng thú trong giờ
học.
* Biện pháp này đã góp phần nâng cao kĩ năng thể hiện sự tư tin trong giao
tiếp, hợp tác và chia sẻ; gây hứng thú học toán cho học sinh.
III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN-ỨNG DỤNG:
1. Kết quả:

- Việc vận dụng các biện pháp này đối với từng lớp nói riêng và ở tổ nói
chung rất hiệu quả. Tôi nhận thấy rõ sự tiến bộ từng bước của các em. Các em
rất chủ động trong giờ học, rất tự tin khi đưa ra ý kiến. Các em học sinh yếu tiến
bộ rõ nét, luôn mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình, biết ứng phó nhanh với
những tình huống cụ thể. Các em học một cách hăng say, chịu khó khắc phục
những khó khăn, yếu kém của mình. Thường xuyên trao đổi với giáo viên
những bài chưa hiểu, thể hiện được sự vui mừng, niềm tự hào khi được giáo
viên tuyên dương.
- Các em học sinh rụt rè, thiết tự tin đã mạnh dạn tham gia các hoạt động
học tập và rất hào hứng trong học tập. Các em vận dụng tốt vốn hiểu biết của
mình vào thực tế như ước lượng được quãng đường từ nhà đến trường, tính
được số cây trồng xung quanh trường một cách nhanh nhất,…
- Chính những hiệu quả nói trên đã đem lại kết quả học tập rất cao qua từng
thời điểm.
Học sinh nắm vững
Học sinh nắm
Học sinh thụ động,
kiến thức và hứng
vững kiến thức
thiếu tự tin, chưa
thú trong giờ học
nhưng khả năng
tập trung, thể hiện
- Trang 6 -


Đề tài: Một vài biện pháp phát huy Kĩ năng sống nhằm tạo hứng thú học tập trong môn Toán 5.

Cuối
năm học

2013 -2014
2014 -2015

Toán
30 ( 85,7% )
29( 82,9 % )

suy luận còn hạn
chế.
5( 14,3% )
6 ( 17,1 % )

thái độ chán nản
trong giờ học
0
0

2. Bài học kinh nghiệm:
- Muốn phát huy tốt kĩ năng sống của học sinh, trước hết, giáo viên phải
tự bồi dưỡng và trang bị kĩ cho mình vốn kiến thức vững chắc. Trong hành
trang đứng lớp phải tích lũy cho mình vốn hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong
phú từ thực tiễn. Vận dụng linh hoạt những phương pháp đổi mới nhằm lôi cuốn
sự chú ý của học sinh.
- Giáo viên phải tìm hiểu tâm lí, hoàn cảnh của các em, nắm được tư duy
của các em. Giáo viên phải biết các em thích gì ? Các em là những người hoạt
động sôi nổi hay trầm tính ? Có khó điều khiển không? Và một điều hết sức
quan trọng là: giáo viên phải biết nguyên nhân dẫn đến sự chán nản, không
hứng thú học trong giờ Toán
- Giáo viên phải phân loại từng đối tượng học sinh, xem các em còn
khuyết những kĩ năng nào thì bồi dưỡng và phát huy những kĩ năng mà các em

có được. Xác định rõ cốt lõi vấn đề thì giáo viên dễ dàng đưa ra từng biện pháp
thích hợp đối với từng đối tượng học sinh nhằm tạo hứng thú học tập trong môn
Toán .
- Trong các hoạt động vui chơi, giáo viên cần chú ý động viên các em nhút
nhát, rụt rè, hướng dẫn các em làm người chỉ huy để các em chủ động và tự ra
quyết định những việc làm của mình. Như thế, các em sẽ có niềm tin vào bản
thân, tự hài lòng với bản thân; tin rằng, mình có thể trở thành người có ích và
tích cực, có niềm tin về tương lai và cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các
nhiệm vụ.
- Các trò chơi toán học phải phù hợp với lứa tuổi và trình độ của các học
sinh, làm sao để tất cả các học sinh trong lớp cùng tham gia. Đồng thời giúp
những em học sinh yếu hợp tác với các bạn học sinh giỏi và ngược lại các bạn
học sinh giỏi chia sẻ với các em học sinh yếu.
3. Hiệu quả phổ biến ứng dụng:
- Trên đây là một số phương pháp mà tôi rút ra được qua nhiều năm giảng
dạy lớp 5. Tôi đã áp dụng rất thành công đối với lớp chủ nhiệm và các lớp khác
trong khối của mình. Tôi nghĩ rằng, bất kì người giáo viên nào cũng sẽ vận dụng
được vào thực tế của lớp mình nhằm tạo hứng thú trong học Toán. Đồng thời
cũng rất thuận lợi cho việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo ba nội
dung: Kiến thức, kĩ năng/ Năng lực/ Phẩm chất trong thông tư 30 của Bộ
GD&ĐT hướng dẫn.
* Trên đây là những kinh nghiệm rút ra được từ bản thân và học hỏi ở các
đồng nghiệp nên về biện pháp chưa được phong phú. Kinh mong Hội đồng
khoa học xem xét, góp ý bổ sung sáng kiến của tôi hoàn chỉnh hơn, vận dụng tốt
hơn vào quá trình giáo dục.

- Trang 7 -


Đề tài: Một vài biện pháp phát huy Kĩ năng sống nhằm tạo hứng thú học tập trong môn Toán 5.


Liên Hương, ngày 12 tháng 4 năm 2015
Người viết

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
- Trang 8 -


Đề tài: Một vài biện pháp phát huy Kĩ năng sống nhằm tạo hứng thú học tập trong môn Toán 5.

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

- Trang 9 -



×