Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã hương thủy – tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2011 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 77 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa kinh tế và phát triển trường đại học kinh tế Huế,
và sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Mai Văn Xuân tôi đã thực hiện đề
tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2015”. Và để

tế
H
uế

hoàn thành khóa luận này tôi đã được sự giúp đỡ của nhiều người.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở khoa kinh tế và
phát triển trường đại học Kinh Tế Huế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình
để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.

ại
họ
cK
in
h

Xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Mai Văn Xuân đã tận tình, chu đáo
hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.

Xin chân thành cảm ơn các chú, các bác và các anh chị phòng kinh tế UBND
thị xã Hương Thủy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể thực tập và
hoàn thành bài khóa luận này



Cảm ơn gia đình, bạn bè đã theo sát mình trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.

Đ

Nhưng do lần đầu tiên tiếp cận với đề tài lớn nên không thể tránh khỏi những thiếu
sot nhất định mà bản thân chưa thể tự nhận thấy được. Vì vậy, rất mong được sự
góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, Ngày 11 tháng 04 năm 2016
Sinh viên
Lê Hữu Vinh

SVTH: Lê Hữu Vinh

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ...................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ĐỒ THỊ ..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................vii
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1

tế
H
uế

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 2

ại
họ
cK
in
h

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................................. 2
4.2. Phương pháp thu thập tài liệu ................................................................................... 2

Đ

4.3. Phương pháp phân tích xử lí số liệu ......................................................................... 3
4.4. Chọn điểm nghiên cứu.............................................................................................. 3
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI .................................................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lí luận.............................................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về nông thôn ........................................................................................ 4
1.1.2. Khái niệm về mô hình nông thôn mới ................................................................... 4
1.1.3. Vai trò của nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay .......................... 5
1.1.4. Nội dung quy hoạch xây dựng nông thôn mới ...................................................... 6

SVTH: Lê Hữu Vinh

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

1.1.5. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới ......................................................................... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 7
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của 1 số nước trên thế giới .......................... 7
1.2.2. Tình hình thực hiện nông thôn mới ở Việt Nam ................................................... 9
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới........................................ 11
1.2.4. Cơ sở pháp lí xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ........................................... 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ................................ 12
2.1. Khái quát địa bàn thị xã Hương Thủy .................................................................... 12

tế
H
uế


2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 12
2.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................................. 15
2.1.3. Điều kiện về xã hội .............................................................................................. 16
2.2. Đánh giá thực trạng theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới .......................... 16

ại
họ
cK
in
h

2.2.1. Quy hoạch ............................................................................................................ 17
2.2.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội ....................................................................................... 17
2.2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất ................................................................................. 34
2.2.4. Văn hóa, xã hội và môi trường ............................................................................ 37
2.2.5. Hệ thống chính trị (2 tiêu chí) ............................................................................. 41
2.2.6. Kết quả tổng hợp thực hiện theo Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM......................... 43
2.3. Ý kiến của người dân về đầu tư cơ sở hạ tầng theo chương trình xây dựng NTM

Đ

trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. ................................................ 46
2.3.1. Đánh giá của người dân về hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã ....... 46
2.3.2. Tác động của quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ....................................... 51
Tác động ........................................................................................................................ 51
2.4. Những khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân ......................................................... 52
2.4.1. Những khó khăn .................................................................................................. 52
2.4.2. Nguyên nhân của những khó khăn ...................................................................... 53
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI ................................................................... 55

3.1. Định hướng xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới giai đoạn 2015 – 2020. 55
SVTH: Lê Hữu Vinh

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

3.1.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 55
3.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 55
3.2. Giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả chương trình nông thôn mới giai
đoạn tới trên địa bàn thị xã Hương Thủy ...................................................................... 55
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch ....................................................................................... 55
3.2.2. Giải pháp nhằm đạt được các tiêu chí về hạ tầng – kinh tế - xã hội. ....................... 56
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất ........................ 57
3.2.4. Giải pháp về nhóm tiêu chí văn hóa, xã hội và môi trường ................................ 58
3.2.5. Nâng cao hiệu quả nhóm tiêu chí hệ thống chính trị ........................................... 59

tế
H
uế

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 60
1. Kết luận...................................................................................................................... 60
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 62
2.1. Đối với người dân ................................................................................................... 62

ại

họ
cK
in
h

2.2. Đối với cơ quan quản lý ........................................................................................ 62
2.2.1. Đối với ban quản lý thôn .................................................................................... 62
2.2.2. Đối với ban quản lý xã ....................................................................................... 63
2.2.3. Đối với ban quản lý thị xã .................................................................................. 64

Đ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 65

SVTH: Lê Hữu Vinh

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
: Nông thôn mới

UBND

: Ủy ban nhân dân


NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTNT

: Phát triển nông thôn

TW

: Trưng Ương

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

CP

: Chính phủ

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

BCH


: Ban chấp hành

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

NTM

XDNTM

: Xây dựng nông thôn mới

BCĐ

: Ban chỉ đạo

NSĐP
NSTW
HTX
TCSX


: Ngân sách địa phương
: Ngân sách trung ương
: Hợp tác xã

: Tổ chức sản xuất

: Thương mại – dịch vụ

CN – TTCN

: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

TCCT

: Tổ chức chính trị

Đ

TM – DV

SVTH: Lê Hữu Vinh

v



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ĐỒ THỊ
Hình 1: Bản đồ thị xã Hương Thủy .............................................................................. 12

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Hình 2: Biểu đồ sử dụng đất thị xã Hương Thủy năm 2014 ........................................ 14

SVTH: Lê Hữu Vinh

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích đất thị xã hương thủy năm 2015 ..................................................... 13
Bảng 2: Tình hình về kinh tế thị xã hương thủy năm 2015 .......................................... 15
Bảng 3: Tình hình quy hoạch thực hiện nông thôn mới trên địa bàn thị xã hương thủy
tính đến 30/06/2015 ...................................................................................................... 17
Bảng 4: Huy động và thực hiện đầu tư giao thông nông thôn thực hiện mtqg xây dựng
ntm t hị xã hương thủy 2011 – 2015 ............................................................................ 19
Bảng 5: Bảng đánh giá tiêu chí giao thông đạt chuẩn nông thôn mới tính

đến

30/06/2015 .................................................................................................................... 21
Bảng 6: Huy động và thực hiện xây dựng thủy lợi và điện thực hiện mtqg xây dựng

tế
H
uế

nông thôn mới thị xã hương thủy 2011 -2015 .............................................................. 22
Bảng 7: Bảng đánh giá tiêu chí điện và thủy lợi đạt chuẩn nông thôn mới năm tính đến
30/06/2015 .................................................................................................................... 23
Bảng 8: Huy động và thực hiện đầu tư xây dựng csvc văn hóa thực hiện mtqg xây
dựng ntm thị xã hương thủy 2011 – 2015 ................................................................... 25

ại
họ
cK
in
h


Bảng 9: Bảng đánh giá tiêu chí csvc văn hóa đạt chuẩn nông thôn mới tính đến
30/06/2015 .................................................................................................................... 26
Bảng 10: Xây dựng nhà ở cư dân 6 xã giai đoạn 2011 – 2015 .................................... 28
Bảng 11: Bảng đánh giá tiêu chí nhà ở dân cư đạt chuẩn nông thôn mới tính đến
30/06/2015 .................................................................................................................... 29
Bảng 12: Huy động và thực hiện đầu tư xây dựng bưu điện, trường học, chợ nông thôn
2011 – 2015 .................................................................................................................. 31

Đ

Bảng 13: Kết quả đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới về các tiêu chí bưu điện, trường
học, chợ nông thôn tính đến 30/06/2015 ...................................................................... 32
Bảng 14: Kết quả đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới của nhóm tiêu chí kinh tế và tổ
chức sản xuất tính đến 30/06/2015 ............................................................................... 34
Bảng 15: Kết quả thực hiện tiêu chí giáo dục và y tế thực hiện chương trình nông thôn
mới thị xã hương thủy tính đến 30/06/2015 ................................................................. 38
Bảng 16: Kết quả thực hiện tiêu chí văn hóa và môi trường thị xã hương thủy tính đến
30/06/2015 .................................................................................................................... 39
Bảng 17: Kết quả đạt được các tiêu chí về hệ thống chính trị thực hiện chương trình
nông thôn mới tại thị xã hương thủy, tính đến 30/0/2015 ............................................ 41
Bảng 18: Tiến độ thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới đến 30/06/2015 ..................... 44

SVTH: Lê Hữu Vinh

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân


TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính của nghiên cứu đề tài là nghiên cứu tình hình thực hiện chương
trình NTM trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó, có một cái
nhìn tổng quát về tình hình thực hiện NTM trên địa bàn thị xã trong thời gian quá, chỉ
ra được những thành tựu đã đạt được , những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện
chương trình này để có những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm đạt được những
kết quả tốt hơn trong thời gian tới.
Dữ liệu nghiên cứu đề tài gồm 2 nguồn chính: Thứ nhất, số liệu sơ cấp thu thập

tế
H
uế

từ quá trình điều tra trực tiếp người dân tại địa phương. Thứ hai, số liệu thứ cấp được
thu thập từ các phòng ban UBND thị xã Hương Thủy. Từ đó, có những nhận xét xác
thực nhất về tình hình trên địa bàn trong tiền trình thực hiện NTM để có các giải pháp
và đề xuất thực hiện.

ại
họ
cK
in
h

Qua quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng tình hình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn thị xã đã có những thành tựu tốt đẹp và đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn
một số khó khăn nhất định cần giải quyết. Đó là một số tiêu chí của các xã vẫn chưa
đạt được vì những lí do khác nhau, như là: Về công tác chỉ đạo của cán bộ các xã vẫn
còn hạn chế; Việc huy động nguồn vốn để thực hiện chương trình NTM còn gặp nhiều

khó khăn, nguồn vốn chủ đầu tư chủ yếu từ ngan sách nhà nước, sự tham gia đóng góp

Đ

của các doanh nghiệp, các tổ chức và hộ nông dân còn hạn chế;…
Qua tìm hiểu và phân tích , tôi đề xuất một số giải pháp cũng như mạnh dan đưa
ra một vài kiến nghị đối với các cấp lãnh đạo và nhân dân để nâng cao hiệu quả thực
hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn thị xã Hương Thủy, bước đầu cải thiện
bộ mặt nông dân nông thôn, đưa thị xã đến với mục tiêu 2020 là toàn bộ các xã trên
địa bàn thị xã Hương Thủy đều đạt chuẩn nông thôn mới.

SVTH: Lê Hữu Vinh

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương có tầm cỡ chiến lược đặc biệt quan trọng
của Đảng và nhà nước ta, nhằm cụ thể hóa việc thực hiện nghị quyết lần thứ 7 ban
chấp hành trung ương Đảng ( Khóa X ). Chủ trương này có mục tiêu toàn diện: Xây
dụng kết câu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn từng bước hiện đại, xây dụng cơ cấu
kinh tế và và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí gắn công nghiệp với phát triển dịch
vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xây dựng xã hội nông thôn mới

tế

H
uế

dân chủ, ổn định, giàu ản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững
an ninh trật tự, tăng cường hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Như vậy chủ trương xây dụng
nông thôn mới mang tính nhân văn sâu sắc, vừa là mục tiêu yêu cầu phát triển bền
chắc chắn.

ại
họ
cK
in
h

vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách lâu dài đòi hỏi phải tiến hành đúng quy định, đồng bộ
Để xây dựng nông thôn mới, thủ tướng chính phủ đã kí quyết định số 491/QĐTTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dụng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí. Đây là
một chương trình khung, bao gồm 11 chương trình mục tiêu quốc gia và 13 chương
trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn.

Đ

Cho đến thời điểm này đã có hơn 900 xã trên địa bàn toàn quốc đã triển khai về
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của thủ tướng chính phủ.
Xuất phát từ thực trạng xây dụng nông thôn mới của các xã trên địa bàn thị xã
Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian vừa qua, với kinh nghiệm công tác
và quá tŕnh thực tập tại pḥng kinh tế UBNN thị xă Hương Thủy thì em đã chọn đề tài “
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị
xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2015” làm đề tài thực tập tốt

nghiệp của mình.

SVTH: Lê Hữu Vinh

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của nhà nước
thực hiện trên địa bàn thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó đề xuất
một số kiến nghị và giải pháp góp phần thực hiện thành công hơn mô mình nông thôn
mới trên địa bàn.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về nông thôn và nông thôn mới.
- Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn thị xã Hương Thủy.

tế
H
uế

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dụng nông thôn mới
trên địa bàn.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần thúc đẩy và phát huy có hiệu

quả mô hình nông thôn mới thực hiện trên địa bàn trong thời gian tới.

ại
họ
cK
in
h

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề có tính lí luận và thực tiễn về xây dựng nông
thôn mới, và cụ thể là xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Hương Thủy – tỉnh
Thừa Thiên Huế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu thực trạng từ năm 2011- 2015.

Đ

Cùng với đó là định hướng và giải pháp thực hiện đến năm 2010, với nội dung tập
trung nghiên cứu về nông thôn mới.
- Phạm vi về không gian: Thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đọc, tổng hợp, phân tích thông tin từ giáo trình, internet, sách báo và các tài liệu
liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu.


4.2. Phương pháp thu thập tài liệu
* Thu thập tài liệu sơ cấp: tiếp xúc trực tiếp với người dân bằng phiếu điều tra đã

SVTH: Lê Hữu Vinh

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

được lập sẵn để nắm bắt thông tin, tiếp xúc với lãnh đạo để thu thập ý kiến và thu thập
các thông tin.
* Thu thập tài liệu thứ cấp: Các tài liệu đã được công bố liên quan đến nội
dung của đề tài nghiên cứu tại UBNN thị xã, các phong ban chuyên môn thuộc
UBNN thị xã. Các website của bộ NN&PTNN, wibsite của thị xã hương thủy, các
tài liệu, báo cáo của các cơ quan trung ương và các cấp chính quyền ở địa phương
nơi nghiên cứu đề tài.

4.3. Phương pháp phân tích xử lí số liệu
Tiến hành tổng hợp lai các số liệu đã thu thập được dưới dạng các bảng biểu,

tế
H
uế

đồ thị. Từ đó tính toán, phân tích nhằm phản ánh hiện trạng các nội dung nghiên
cứu, những số liệu này làm cơ sở cho quá trình phân tích, đánh giá số liệu sau ngày
dễ dàng hơn.


4.4. Chọn điểm nghiên cứu

Đ

Thiên Huế.

ại
họ
cK
in
h

Đề tài được chọn điểm thực hiện là trên địa bàn thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa

SVTH: Lê Hữu Vinh

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Khái niệm về nông thôn

Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và có nhiều quan điểm
khác nhau. Có quan điểm cho rằng nông thôn được coi là khu vực địa lý nơi đó cộng
đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng bảo vệ môi trường và tài

tế
H
uế

nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một số quan điểm khác cho
rằng nông thôn là nơi có mật độ dân số thấp hơn so với thành thị. Vùng nông thôn là
vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong
vùng là sản xuất nông nghiệp. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình

ại
họ
cK
in
h

độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng
vùng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường thấp hơn so với
thành thị. Hay dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, nghĩa là cơ sở hạ tầng
của vùng nông thôn không phát triển bằng đô thị.

Như vậy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó thay đổi theo thời
gian và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Trong điều
kiện hiện nay của Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “ Nông thôn là vùng sinh sống, trong

Đ


đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh t, văn hóa,
xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các
tổ chức khác ”.

1.1.2. Khái niệm về mô hình nông thôn mới
Trước tiên, nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phải là thị xã, thị trấn
hay thành phố, nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống. Mô hình nông thôn
mới là tổng thể, những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo
tiêu chí mới đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong nông thôn hiện nay. Nhìn chung mô
hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ và văn minh. Mô hình nông thôn mới được quy định
SVTH: Lê Hữu Vinh

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và
cảnh quan môi trường, đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế - chính trị - văn
hóa – xã hội. Tiến bộ hơn so với mô hình củ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể
phổ biến và vận dụng trên toàn lãnh thổ.
Xây dựng mô hình nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của
người dân, tạo động lực cho mọi người phát triển kinh tế - xã hội góp phần thực hiện
chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thay đổi cơ sở vật chất, diện mạo đời
sống, văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị. Đây là quá
trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung quan trọng cần tập trung lãnh


tế
H
uế

đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và các địa phương.
Nghị quyết 26/TQ – TW của ban chấp hành trung ương Đảng khóa X đã đề ra
chủ trương xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của
nhân dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của cư dân ở nông thôn. Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu: “ Xây dựng nông thôn

ại
họ
cK
in
h

mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô
thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng
cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo
của Đảng được tăng cường ”.

1.1.3. Vai trò của nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

Đ

Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị trường hội
nhập. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mội người
tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo
và khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng các hợp tác xã theo

mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ ứng dungh khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến
vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn. Sản xuất hàng hóa có
chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng địa phương. Chú ý đến các ngành chăm
sóc cây trồng vật nuôi, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.
Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cở sở chấp hành pháp luật, tôn trọng
đạo lí bản sác địa phương. Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức hiệp hôi vì
cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
SVTH: Lê Hữu Vinh

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Về văn hóa – xã hội: chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, cac làng xã
văn minh, văn hóa.
Về môi trường: Xây dựng môi trường nông thôn trong lành, đảm bảo môi trường
nước trong sạch, các khu rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt. Chất thải phải
được xử lí trước khi vào môi trường. Phát huy tinh thần tự nguyện và chấp hành luật
pháp của mổi người dân.

1.1.4. Nội dung quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng. Nâng cao việc quy hoạch, triển
khai thực hiện, thiết kế, quản lí điều hành các dự án trên địa bàn các xã. Bồi dưỡng

tế
H
uế


kiến thức cho cán bộ địa phương về phát triển nông thôn bền vững. Nâng cao trình độ
dân trí người dân, phát triển câu lạc bộ khuyến nông giúp áp dụng khoa học kĩ thuật
vào sản xuất, phát triển ngành nghề, dịch vụ tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
Tăng cường nâng cao mức sống của người dân. Quy hoạch lại khu nông thôn, giữ

ại
họ
cK
in
h

gìn truyền thống bản sắc của địa phương, đồng thời đảm bảo tính văn minh, hiện đại.
Hỗ trợ xây dựng các nhu cầu cấp thiết, như đường làng, hệ thống nước đảm bảo vệ
sinh, cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, mô hình chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo môi trường.
Hổ trợ nông dân phát triển ngành nghề, sản xuất hàng hóa dịch vụ nâng cao thu
nhập. Giúp người dân tìm ra cây trồng vật nuôi có lợi thế, có khối lượng lớn và thị
trường tiêu thụ rộng rãi. Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, tận dụng tối đa tài
nguyên địa phương, như nguồn nước, đất đai, con người. Trang bị kiến thức và kĩ năng

Đ

sản xuất cho hộ nông dân, hình thành các tổ hợp tác, xây dựng mối liên hệ giữa người
sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
Phát triển ngành nghề nông thôn tạo việc làm phi nông nghiệp. Hỗ trợ đào tạo
dạy nghề, mở rộng nghề mới. Hỗ trợ công nghệ mới, xây dụng khu công nghiệp, tư
vấn thị trường, quảng bá và xử lí môi trường.
Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất. Tư vấn quy hoạch thủy
lợi, giao thông ruộng đất để phát triển kinh tế với loại hình thích hợp. Hỗ trợ xây dựng
làng nghề, cụm công nghiệp và các ngành chế biến.

Xây dụng nông thôn mới gắn với quản lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường. Quản lí nguồn cấp nước sạch, khai thác sử dụng tài nguyên tại các địa phương.
SVTH: Lê Hữu Vinh

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Tuyên truyền người dân nâng cao ý thức trách nhiệm về môi trường, xây dựng khu xử
lí rác thải tiên tiến.
Xây dụng cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa nghệ thuật, giữ gìn bản sắc quê
hương. Thông qua các hoạt ddoogj ở nhà văn hóa làng xã, tạo nên những phong trào
quê hương riêng biệt. Xây dựng nhà văn hóa sân chơi thể thao, văn nghệ của xóm
làng. Xây dựng các nội dung nghệ thuật mang đậm tính chất quê hương.
Tóm lại xây dụng mô hình nông thôn mới tập trung phát triển về kinh tế, văn hóa,
nâng cao chất lượng đời sống người dân ở nông thôn, hướng đến mục tiêu dân giàu
nước mạnh, dân chủ văn minh.

tế
H
uế

1.1.5. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Căn cứ quyết định số: 491/QĐ – TTg ngày 16/04/2009 của thủ tướng chính phủ
về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Căn cứ thông tư số
54/2009/TT – BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn


ại
họ
cK
in
h

thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và quyết định số 342/QĐ – TTg ngày
20/02/2013 về sữa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Nhóm tiêu chí gồm 5 nhóm:

- Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)

- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí)
- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí)
- Nhóm IV: Văn hóa – xã hội – môi trường (có 04 tiêu chí)

Đ

- Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của 1 số nước trên thế giới
1.2.1.1. Mô hình nông thôn mới ở trung quốc
Trung Quốc xuất phát từ một nước nông nghiệp, người lao động sống chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nên cải cách nông thôn là sự đột phá quan trọng trong
cuộc cải cách kinh tế. Từ đầu nhưng năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc chọn hướng
phát triển nông thôn bằng cách phát huy những công xưởng nông thôn thừa kế được
của các công xã nhân dân trước đây. Thay đổi sở hữu và phương thức quản lý để phát

triển mô hình: công nghiệp hưng trấn. Các lĩnh vực như, chế biến nông lâm sản, hàng
SVTH: Lê Hữu Vinh

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

công nghiệp nhẹ, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp,… ngày càng được
đẩy mạnh.
Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp thích
hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu chỉ đường.
Chính phủ hổ trợ, nông dân xây dựng. Với mục tiêu: “Ly nông bất ly hương”,
Tung Quốc đồng thời thực hiện 3 chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Chương trình đốm lửa: Trang bị cho hàng triệu nông dân các tư tưởng tiến bộ khoa
học, bồi dưỡng nhân tài đốm lửa, nâng cao tố chất nông dân. Sau 15 năm thực hiện, chương
trình đã bồi dưỡng được 60 triệu thanh niên nông thôn thành một đội ngủ cán bộ khoa học

tế
H
uế

cốt cán, tạo động lực thúc đầy nông thôn phát triển, theo kịp so với thành thị.
Chương trình được mùa: Chương tình này giúp đại bộ phận nông dân áp dụng
khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Trong 15 năm sản lượng lương thực của Trung Quốc đã tăng lên 3 lần so với những

ại

họ
cK
in
h

năm đầu 70. Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sản xuất các nông sản chuyên dụng,
phát triển chất lượng tăng cường chế bến nông sản.
Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: Mục tiêu là nâng cao mức sống của các vùng
nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người, mở rộng ứng dụng thành tựu khoa học tiên
tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dưỡng khoa học cho cán bộ thôn, tăng
sản lượng lương thực và thu nhập nông dân. Sau khi chương trình được thực hiện, số
dân nghèo đã giảm từ 1,6 triệu người còn 5 vạn người, diện nghèo khó giảm từ 47%

Đ

xuống còn 1,5%.

1.2.1.2. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc
Những năm đầu 60 đất nước Hàn Quốc còn phát triển chậm, chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp, dân số trong khu vực nông thôn chiếm đến 2/3 dân số cr nước. Trước
tình hình đó Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm phát triển nông thôn.
Qua đó xây dựng niềm tin của người nông dân, tích cực sản xuất phát triển, làm việc
chăm chỉ, độc lập và có tính cộng đồng cao. Trong tâm là xây dựng “làng mới”
(Seamoul Undong).
Nguyên tắc cơ bản của làng mới là: Nhà nước hổ trợ vật tư cùng với sự đóng góp
của nhân dân. Nhân dân quyết định các sự án thi công, nghiệm thu và chỉ đạo công
SVTH: Lê Hữu Vinh

8



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

trình. Nhà nước Hàn Quốc chú trọng đến nhân tố con người trong việc xây dựng nông
thôn mới. Do trình độ của người nông dân còn thấp, việc thực hiến chính sách gặp phải
khó khăn, vì thế chú trọng đào tạo các cán bộ cấp làng, địa phương. Tại các lớp tập
huấn, sẽ thảo luận với chủ đề: “Làm thế nào để người dân hiểu và thực hiện chính sách
nhà nước”, sau đó các lãnh đạo làng cũng sẽ đưa ra ý kiến và tìm giải pháp tối ưu phù
hợp với hoàn cảnh địa phương.
Nội dung thực hiện dự án NTM của Hàn Quốc gồm có: Phát huy nội lực của
nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng hộ
dân và hổ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cùng như đời sống sinh hoạt người dân.

tế
H
uế

Thực hiện các dự án làm tăng thu nhập cho nông dân, tăng năng suất cây trồng, xây
dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển
chăn nuôi, trông xen canh.

Kết quả đạt được: Các dự án mở rộng đường nông thôn, thay mái nhà ở, xây dựng

ại
họ
cK
in
h


cống và máy bơm, sân chơi cho trẻ em đã được tiến hành. Sau 7 năm kể từ khi triển khai
thực hiện thu nhập bình quân của hộ dân tăng lên khoảng 3 lần từ 1000 USD/người/năm
tăng lên 3000 USD/người/năm vào năm 1978. Toàn bộ nhà ở nông thôn đã được ngói
hóa và hệ thống giao thông nông thôn đã được xây dựng hoàn chỉnh.
Mô hình NTM đã đem lai cho Hàn Quốc sự cải thiện rõ rệt. Hạ tầng cơ sở nông
thôn cải thiện, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, trình độ tổ chức nông
dân được nâng cao. Đặc biệt xây dựng được niềm tin của người nông dân, ý chí sản

Đ

xuất phát triển kinh tế, tinh thần của người dân mạnh mẽ. Đến đầu những năm 80, quá
trình hiện đại hóa nông thôn đã được hoàn thành, Hàn Quốc chuyển chiến lược phát
triển sang một giai đoạn mới.

1.2.2. Tình hình thực hiện nông thôn mới ở Việt Nam
Phong trào xây dựng nông thôn mới đã có bước phát triển mới, đã trở thành
phong trào chung và sau rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước kể từ khi chính
phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về xây dụng nông thôn mới và chính thức phát động
phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dụng nông thôn mới”.
Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008. Thủ
tướng chính phủ đã ra quyết định sô 193/QĐ-TTg “Phê duyệt công trình, rà soát quy
SVTH: Lê Hữu Vinh

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân


hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”. Các bộ ngành như: Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng, tài nguyên môi trường, giao thông vận tải và
cac Bộ khác đã ban hành nhiều thông tư liên bộ, thông tư hướng dẫn triển khai thực
hiện. Thông tư liên tịch quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dụng
nông thôn mới.
Trung ương đã chỉ đạo làm điểm ở một số tỉnh, rút kinh nghiệm chỉ đạo diện
rộng. Tập trung đầu tư ngân sách cho các địa phương nhất là những nơi làm điểm,
những địa phương có nhiều khó khăn. Trên cơ sở đó đã tạo được lòng tin của nhân dân
đối với chủ trương của TW, xây dựng quyết tâm thực hiện. Ở các địa phương đã làm
tốt công tác tổ chức học tập quán triệt nghị quyết của BCH TW lần thứ VII (khóa X)

tế
H
uế

về nông nghiệp, nông thôn, các văn bản của chính phủ, hướng dẫn của các bộ ngành
đã nâng cao nhận thức đối với cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ đảng viên và nhân
dân về mục tiêu, yêu cầu và nội dung của việc xây dựng nông thôn mới của địa
phương có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các

ại
họ
cK
in
h

hình thức hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nông nghiệp với phát triển công
nghiệp, dịch vụ, phát triển nhà ở theo quy hoạch, xây dựng nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi, trường sinh thái được bảo vệ, đời

sống nhân dân được ổn định và phát triển.

Nhìn chung, các địa phương đều thành lập ban chỉ đạo từ tỉnh, huyện đến xã.
Thảo luận, ra nghị quyết của cấp ủy, lập ðề án xây dựng, xác ðịnh rõ mục tiêu, yêu
cầu, nội dung của xây dựng NTM của địa phương, trong đó tập trung chỉ đạo ván đề

Đ

trọng tâm cốt lõi là xây dựng và thực hiện quy hạch nông thôn mới.
Theo Bộ NN&PTNT, từ khi triển khai chương trình xây dụng NTM đến nay, đã
có 83,6% số xã hoàn thành quy hoạch chung, 60,4% xã đã phê duyệt xong đề án,
khoảng 20% số xã đã đạt các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Trên cơ sở thí điểm các địa phương, ban chỉ đạo TW sẽ đúc kết, rút kinh nghiệm
trước khi triển khai rộng hơn. UBTWMTTQVN sẽ xây dựng đè án và phát động cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dụng đời sống van hóa ở khu dân cư gắn với xây
dựng NTM” và hình thành cơ chế phối hợp giữa cơ quan chính phủ với các cơ quan
của Đảng, nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng
NTM trong thời gian tới.

SVTH: Lê Hữu Vinh

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới
Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy:

Dù là các quốc gia đi trước trong công nghiệp hiện đại hóa, họ đều chú trọng vào việc
xây dựng và phát triển nông thôn, đông thời tích lũy những kinh nghiệm phong phú.
Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị với nông thôn, giữa nông nghiệp và
công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại, nâng cao thu nhập cho hộ
nông dân. Thay đổi kĩ thuật mới, bồi dưỡng nông dân theo mô hình mới, nâng cao
trình độ tổ chức của người nông dân.
Xây dựng nông thôn mới được coi là quốc sách lâu dài với mỗi quốc gia. Đối với

tế
H
uế

Việt Nam, Đảng và nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp,
nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, đảm bảo phát triển
về cả kinh tế và đời sống xã hội. Nghị quyết X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng các làng xã có cuộc sống no đủ, văn

ại
họ
cK
in
h

minh, môi trường lành mạnh.

Để xây dựng mô hình nông thôn mới thành công phải là một phong trào quần
chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ
động, tích cực củ mỗi người dân, cộng đồng dân cư, hệ thống chính trị cơ sở, sự hỗ trợ,
giúp đỡ của nhà nước, chính quyền cấp cao.


1.2.4. Cơ sở pháp lí xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
- Nghị quyết số 26/TW ngày 05/08/2008 của BCH trung ương Đảng (khóa X) về

Đ

“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

- Quyết định số 491/TTg ngày 16/04/2009 của thủ tướng chính phủ về ban hành
bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thông tư số 54/2009/TT – BNNN&PTNT ngày 21/08/2009 của bộ NN&PTNT
hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

SVTH: Lê Hữu Vinh

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NÔNG THÔN MỚI TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát địa bàn thị xã Hương Thủy

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đ

ại

họ
cK
in
h

tế
H
uế

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Hình 1: Bản đồ thị xã Hương Thủy
Hương Thủy nằm về phía Đông Nam, sát thành phố Huế; có tổng diện tích tự
nhiên 45.602,07 ha. Có tọa độ 16o29' vĩ bắc, 107o41 kinh đông.
- Phía Đông: giáp Huyện Phú Lộc.
- Phía Tây: giáp Thành phố Huế, Thị xã Hương Trà và huyện A Lưới;
- Phía Nam: giáp huyện Nam Đông
- Phía Bắc: giáp huyện Phú Vang.

SVTH: Lê Hữu Vinh

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Hương Thủy nằm tiếp cận phía nam Thành phố Huế, kéo dài về phía đông nam

đến Phú Lộc và tây nam đến Nam Đông, đồng thời, trải rộng ra hai phía đông tây đến
tận địa giới Phú Vang, Hương Trà, A Lưới; hầu hết phần lãnh thổ phía tây đường quốc
lộ 1A là đồi núi. Đồi núi là quang cảnh nổi bật trong địa hình và thiên nhiên Hương
Thủy, chiếm đến 76,33% diện tích. Đồng bằng hẹp, chạy thành một dải phía đông và
đông bắc dọc Lợi Nông và Đại Giang.
2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất:
bảng 1 và hình 2:

tế
H
uế

Diện tích tự nhiên của thị xã là 45.602,06 ha. Diện tích đất sử dụng thể hiện qua
Bảng 1: Diện tích đất thị xã hương thủy năm 2015
Mục đích sử dụng

STT

ại
họ
cK
in
h

1.
1.1.

Diện tích tự nhiên
Nhóm đất nông nghiệp

Đất trồng lúa

1.2.
1.3.
1.4.

Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng phòng hộ

1.5.

Đất rừng đặc dụng

1.6.
1.7.

Đất nuôi trồng thủy sản

1.8.
2.

Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp

12,10
11.422,49

2.1
2.2


Đất ở
Đất chuyên dùng

1.659,16
9.763,33

3.

Đất chưa sử dụng

453,46

Đất rừng sản xuất

Cơ cấu (%)
100
74

3.283,78

Đ

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

Diện tích
(ha)
45.602,07
33.726,12
3.399,88


1.256,22
345,58
10.706,88
985,60
16.673,38
346,48
25

1

(Nguồn:Ban địa chính thị xã Hương Thủy năm 2014)

SVTH: Lê Hữu Vinh

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng của
Hương Thủy được thể hiện qua biểu đồ sau:

1%
24%
75%

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Đất chưa sử dụng

Hình 2: Biểu đồ sử dụng đất thị xã Hương Thủy năm 2014

Nhìn vào bảng 1 và hình 2 ta thấy diện tích đất của thị xã Hương Thủy được phân
chia như sau:

Nhóm đất chiếm tỷ lệ cao nhất đó là nhóm đất nông nghiệp với tổng diện tích là

Đ

33.726,12 ha chiếm 74% diện tích đất của hị xã. Trong đó, diện tích đất trồng lúa
chiếm 3.399,88 ha. Đất trồng cây hàng năm có diện tích là 1.256,22 ha, cây lâu năm là
345,58 ha và đất nông nghiệp khác 12,1 ha. Do đặc điểm địa hình có nhiều đồi núi nên
phần đất chiếm diện tích lớn nhất đó là đất trồng rừng với tổng diện tích là 28.365,86
ha dùng để trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
Nhóm đất thứ 2 là đất phi nông nghiệp so với toàn thị xã thì nhóm đất này chiếm
25% tổng diện tích đất với 11.422,49 ha. Trong đó đất ở là 1.659,16 ha và đất chuyên

dùng là 9.763,33 ha.
Nhóm đất thứ 3 là đất chưa sử dụng chỉ chiếm 1% trong tổng diện tích đất của thị
xã với 453,46ha.
SVTH: Lê Hữu Vinh

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

b. Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong thị xã được lấy từ 2
nguồn: nước mặt và nước ngầm.
- Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu trữ trong các ao, hồ, kênh
mương, mặt ruộng. Ngoài ra còn có nguồn nước của các con sông được điều tiết qua
hệ thống thủy nông cung cấp nước tưới cho đồng ruộng.
- Nguồn nước ngầm:
Nguồn tài nguyên nước ngầm của Hương Thủy đã được điều tra thăm dò, nghiên

tế
H
uế

cứu kỹ. Kết quả cho thấy ở vùng ven đồi, vùng đồng bằng, nguồn nước ngầm khá
phong phú, nhất là vùng Phú Bài và các khu vực rìa đồi Bắc Nam. Tầng chứa nước
chính nằm ở độ sâu khá lớn, từ 20 m trở xuống. Kết quả bơm thí nghiệm cho thấy tầng
này giàu nước, nước nhạt, có ý nghĩa trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh


ại
họ
cK
in
h

hoạt một cách đều đặn, thường xuyên trong năm. Trữ lượng nước cung cấp ước tính
trên 10.000 m3/ngày.

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Điều kiện kinh tế thể hiện sự phát triển của các ngành nghề, lĩnh vực trong địa
bàn. Là nhân tố và điều kiện để đánh giá sự lớn mạnh của một vùng. Điều kiện về kinh
tế của thị xã Hương Thủy biến động qua 3 năm được thể hiện qua bảng 2.

STT

Đ

Bảng 2: Tình hình về kinh tế thị xã Hương Thủy năm 2013 - 2015
Tổng giá trị sản xuất

So sánh

(tỷ đồng)

(%)

Ngành

2013

2014

2015

2014/2013 2015/2014

12.536

12.423

12.130

-0,9

-2,36

1

Nông nghiệp

2

Công nghiệp – xây dựng

752

954


1.140

16,86

19,49

3

Dịch vụ

304

450

594,5

48,03

32

4

Tổng thực hiện

13.690

13.827

13.864,5


1

0,27

(Nguồn: Ban thống kê UBND thị xã Hương Thủy)

SVTH: Lê Hữu Vinh

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Qua bảng số liệu 2 ta thấy:
Cơ cấu kinh tế của thị xã Hương Thủy có 3 ngành kinh tế chính là nông nghiệp,
công nghiệp – xây dựng và dịch vụ với tổng giá trị sản xuất tăng đều qua các năm.
Năm 2013 với tổng giá trị là 13.690 tỷ đồng đến năm 2014 tăng lên 13.827 tỷ đồng
(tăng 1%), đến năm 2015 tổng giá trị đạt 13864,5 tỷ đồng so với năm 2014 thì vẫn tiếp
tục tăng (tăng 0,27%). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng
ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
Ngành nông nghiệp có tổng giá trị sản xuất lớn nhất. Năm 2013 đạt 12.536 tỷ
đồng đến năm 2014 giảm còn 12.423 tỷ đồng (giảm 0,9%), đếnn năm 2015 giảm còn
12.130 tỷ đồng (giảm 2.36%) so với năm 2014.

tế
H
uế


Ngành công nghiệp xây dựng với tổng giá trị mang lại trong năm 2013 là 752 tỷ
đồng và có xu hướng tăng đều qua các năm, năm 2014 đạt 954 tỷ đồng (tăng 16,86%)
so với năm 2013, năm 2015 đạt 1.140 tỷ đồng (tăng 19,49%) so với năm 2014.
Và cuối cùng là ngành dịch vụ với tổng giá trị sản xuất trong năm 2013 là 304 tỷ

ại
họ
cK
in
h

đồng đến năm 2014 đạt 450 tỷ đồng (tăng 48,03%), năm 2015 đạt 594,5 tỷ đồng (tăng
32%) so với năm 2014.

Nhìn chung cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng có lợi đối với công cuộc
CNH – HĐH.

2.1.3. Điều kiện về xă hội

Thị xã Hương Thủy hiện có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 05 phường
(Phú Bài, Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu, Thủy Lương), 07 xã (Thủy Vân,

Đ

Thủy Thanh, Thủy Bằng, Thủy Tân, Thủy Phù, Phú sơn, Dương Hòa).

2.2. Đánh giá thực trạng theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Xây dựng nông thôn theo mô hình nông thôn mới đang diễn ra mạnh mẽ trong
phạm vi cả nước, từ Bắc vào Nam. Để đánh giá thực trạng tình hình tại địa phương và
đưa ra các giải pháp để xây dựng, phát triển nông thôn theo mô hình nông thôn mới,

các địa phương đã căn cứ vào 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Sau đây là 19 tiêu chí thực hiện trên địa bàn 6 xã Thủy Thanh, Phú Sơn, Thủy Phù,
Thủy Tân, Thủy Bằng, Dương Hòa nằm trong dự án thực hiện nông thôn mới của thị
xã Hương Thủy.

SVTH: Lê Hữu Vinh

16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

2.2.1. Quy hoạch (có 1 tiêu chí)
Một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới đó
à quy hoạch. Nó là điều kiện tiên quyết và là tiêu chí đầu tiên trong 19 tiêu chí thực
hiện nông thôn mới. Tiêu chí quy hoạch được thể hiệ qua bảng 5.
Bảng 3: Tình hình quy hoạch thực hiện nông thôn mới trên địa bàn
thị xã Hương Thủy tính đến 30/06/2015
Quy hoạch phát
triển khu dân cư
Đạt

Phú Sơn

Đạt

Đạt


Đạt

Thủy Phù

Đạt

Đạt

Đạt

Thủy Tân

Đạt

Đạt

Đạt

Thủy Bằng

Đạt

Đạt

Đạt

Dương Hòa

Đạt


Đạt

Đạt

Thủy Thanh

ại
họ
cK
in
h

Tên xã

tế
H
uế

Quy hoạch sử
dụng đất
Đạt

Nội dung tiêu chí
Quy hoạch phát triển
cơ sở hạ tầng
Đạt

(Nguồn: Ban thống kê UBND thị xã Hương Thủy)

- Yêu cầu của tiêu chí: Xã đạt tiêu chí khi đáp ứng đủ 03 yêu cầu sau:

+ Có quy hoạch nông thôn mới được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số
13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Bộ Xây dựng,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập,
thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và được cấp có thẩm quyền

Đ

phê duyệt và được công bố rộng rãi đến các thôn;

+ Các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để người dân biết và thực
hiện; hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch
được duyệt;
+ Có Quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Nhìn chung, các xã đều đã đạt được tiêu chí này.

2.2.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 8 tiêu chí)
Hạ tầng là khâu đột phá, có tác động trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn. Bao gồm các nội dung về điện – đường – trường – trạm. Nhìn vào sư phát triển

SVTH: Lê Hữu Vinh

17


×