Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tình hình lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt gây ra ở xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế
H
uế

………....………

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ại
họ
cK
in
h

TÌNH HÌNH LŨ LỤT VÀ THIỆT HẠI DO LŨ LỤT GÂY RA
Ở XÃ QUẢNG AN, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,

Đ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn:

Văn Thị Ngọc


PGS.TS Bùi Dũng Thể

Lớp: K46 TN-MT

Huế, tháng 05 năm 2016


Được sự phân công của Khoa kinh tế và phát triển - Trường đại học kinh tế
Huế và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Bùi Dũng Thể em đã thực hiện đề
tài “Tình hình lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt gây ra ở xã Quảng An, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

tế
H
uế

Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô ở
trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học
tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá
trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một

ại
họ
cK
in
h

cách vững chắc và tự tin.

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Bùi Dũng Thể, đã tận tình

hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.

Em chân thành cảm ơn các cán bộ của xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại xã.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện,

Đ

quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận
tốt nghiệp.

Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Văn Thị Ngọc


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ......................................iv
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................2
2.1 Mục tiêu tổng quát .....................................................................................................2

tế
H
uế


2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................2
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3

ại
họ
cK
in
h

4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ......................................................................3
4.2 Phương pháp phân tích thống kê ...............................................................................3
4.3 Các phương pháp định giá .........................................................................................3
4.4 Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia ........................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................5

Đ

1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................5
1.1 Lũ lụt..........................................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm ...............................................................................................................5
1.1.2 Phân loại .................................................................................................................5
1.2 Nguyên nhân và thiệt hại của lũ lụt ...........................................................................6
1.2.1 Nguyên nhân gây ra lũ lụt ......................................................................................6
1.2.2 Thiệt hại do lũ lụt gây ra.........................................................................................8
1.3 Khái niệm về đánh giá thiệt hại .................................................................................9
1.4 Phương pháp đánh giá thiệt hại do lũ lụt .................................................................10

1.5 Một số vấn đề cần chú ý trong đánh giá giá trị thiệt hại do lũ lụt ...........................12
2.2 Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................12

i


2.2.1 Thiệt hại lũ lụt và kinh nghiệm đối phó với lũ lụt ở một số nước trên Thế Giới 12
2.2.1.1 Thiệt hại lũ lụt ở một số nước trên Thế Giới .....................................................12
2.2.1.2 Kinh nghiệm đối phó với lũ lụt ở một số nước trên Thế Giới ...........................13
2.2.2 Tình hình lũ lụt và thiệt hại lũ lụt ở Việt Nam .....................................................15
2.2.3 Thiệt hại lũ lụt ở các tỉnh miền Trung Việt Nam .................................................16
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH VÀ THIỆT HẠI DO LŨ LỤT TẠI XÃ QUẢNG AN,
HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .................................................18
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................................18
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................18
2.1.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................................18

tế
H
uế

2.1.1.2 Địa hình .............................................................................................................18
2.1.1.3 Khí hậu, thủy văn. .............................................................................................19
2.1.1.3 Đất đai, thổ nhưỡng ...........................................................................................20
2.1.1.4 Sông ngòi ...........................................................................................................20

ại
họ
cK
in

h

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................................21
2.1.2.1 Tình hình dân số, lao động của xã Quảng An ..................................................21
2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất ........................................................................................21
2.1.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội ..................................................................................23
2.1.2.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng ......................................................................................27
2.1.3 Tiềm năng thế mạnh – Khó khăn của xã Quảng An ............................................28
2.1.3.1 Tiềm năng thế mạnh ..........................................................................................28

Đ

2.1.3.2 Khó khăn............................................................................................................28
2.2 Tình hình lũ lụt ở xã Quảng An, huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế năm
2011 – 2015 ...................................................................................................................29
2.2.1 Nguyên nhân gây ra lũ lụt ....................................................................................29
2.2.2 Các loại lũ lụt và tần suất xuất hiện ......................................................................29
2.2.2.1 Các loai lũ lụt.....................................................................................................29
2.2.2.2 Tần suất xuất hiện lũ lụt ....................................................................................30
2.2.3 Ảnh hưởng của lũ lụt ............................................................................................31
2.2.3.1 Ảnh hưởng đến tài sản .......................................................................................31
2.2.3.2 Ảnh hưởng đến kinh tế ......................................................................................31

ii


2.2.3.3 Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng công cộng ..........................................................32
2.2.3.4 Ảnh hưởng đến môi trường ...............................................................................33
2.2.3.5 Ảnh hưởng đến sức khỏe ...................................................................................33
2.2.4 Công tác ứng phó và khắc phục hậu quả ..............................................................34

2.2.4.1 Công tác ứng phó và khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương ............34
2.2.4.2 Công tác ứng phó và khắc phục hậu quả của các hộ nông dân .........................35
2.3 Thiệt hại do lũ lụt ở xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .......36
2.3.1 Thiệt hại lũ lụt đối với cộng đồng ........................................................................36
2.3.2 Thiệt hại đối với các hộ gia đình ..........................................................................38
2.3.2.1 Tình hình của các hộ điều tra ............................................................................38

tế
H
uế

2.3.2.2 Thiệt hại lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình tính theo phương pháp giá thị
trường/chi phí cơ hội .....................................................................................................41
2.3.3 Giá trị thiệt hại kỳ vọng của lũ lụt ........................................................................46
2.4 Nhận thức của người dân về lũ lụt...........................................................................48

ại
họ
cK
in
h

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ NHẰM
GIẢM THIỂU THIỆT HẠI DO LŨ LỤT GÂY RA TẠI XÃ QUẢNG AN ................51
3.1 Định hướng trong công tác phòng chống, giảm nhẹ tác động của lũ lụt.................51
3.2 Giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra trên địa
bàn xã Quảng An ...........................................................................................................52
3.2.1 Giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ tiểu mãn gây ra
đối với các hộ gia đình ..................................................................................................52


Đ

3.2.2 Giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do lụt chính vụ (báo
động 2 và trên báo động 2) gây ra đối với các hộ gia đình ...........................................53
3.2.3 Giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt (lụt tiểu mãn,
lụt chính vụ báo động 2 và trên báo động 2) gây ra đối cộng đồng ở trên địa bàn xã
Quảng An .......................................................................................................................54
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................55
1. Kết luận......................................................................................................................55
2. Kiến nghị đối với chính quyền huyện Quảng Điền ...................................................56

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iii


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Liên hợp quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

CVM


Đánh giá ngẫu nhiên

PCLB TW

Phòng chống lụt bão trung ương

PCLB - TKCN

Phòng chống lụt bão – Tìm kiếm cứu nạn

HTX

Hợp tác xã

PCTT - TKCN

Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn

TTCN - XD

Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

KT - XH

Kinh tế - Xã hội


ĐVT

Đơn vị tính

TT

Thứ tự

TC

Trung cấp



Cao đẳng

ĐH

Đại học

ANTQ

An ninh tổ quốc

Đ

ại
họ
cK
in

h

tế
H
uế

LHQ

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tác động của lũ lụt và các phương pháp đánh giá thiệt hại do lũ lụt ..............10
Bảng 2.1: Tình hình dân số xã Quảng An năm 2015 ....................................................21
Bảng 2.2: Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất .................................................22
Bảng 2.3: Tình hình kinh tế của xã Quảng An năm 2015 .............................................23
Bảng 2.4: Sản lượng lương thực của xã Quảng An năm 2015 ......................................24
Bảng 2.5: Tình hình chăn nuôi của xã Quảng An năm 2015 ........................................25

tế
H
uế

Bảng 2.6 : Xác suất xuất hiện các loại lụt tại xã Quảng An ..........................................30
Bảng 2.7: Thiệt hại của các trận lụt đối với cộng đồng .................................................37
Bảng 2.8: Tình hình nhân khẩu các hộ điều tra .............................................................38
Bảng 2.9: Tình hình đất ở và đất sản xuất của các hộ điều tra ......................................39

ại
họ

cK
in
h

Bảng 2.10: Hiện trạng nhà ở của các hộ điều tra...........................................................39
Bảng 2.11: Khoảng cách của các hộ gia đình đến hói An Xuân và sông Bồ ................40
Bảng 2.12: Tình hình thiệt hại của các hộ gia đình do lũ tiểu mãn ...............................42
Bảng 2.13: Tình hình thiệt hại của các hộ gia đình do lũ chính vụ báo động 2 ............43
Bảng 2.14: Tình hình thiệt hại của các hộ gia đình do lũ chính vụ trên báo động 2 .....44
Bảng 2.15 : Thiệt hại kỳ vọng hàng năm do lũ lụt gây ra ở xã Quảng An ....................47

Đ

Bảng 2.16: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của lũ lụt .....................................49
Bảng 2.17: Nhận thức của người dân về công tác ứng phó lũ lụt của gia đình.............49
Bảng 2.18: Nhận thức của người dân về công tác ứng phó lũ lụt của chính quyền địa
phương ...........................................................................................................................50

v


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đề tài “Tình hình lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt gây ra ở xã Quảng An, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vần đề lý luận và thực tiễn về phương pháp đánh giá trị thiệt
hại của lũ lụt.
- Nghiên cứu tình hình lũ lụt và xác định các thiệt hại do lũ lụt ở xã Quảng An,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị cho công tác phòng chống lũ lụt nhằm giảm

Phương pháp nghiên cứu

tế
H
uế

thiểu thiệt hại lũ lụt ở trên địa bàn xã.
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu: điều tra 100 hộ theo phương pháp điều
tra ngẫu nhiên.

- Các phương pháp định giá: phương pháp giá thị trường và chi phí cơ hội

ại
họ
cK
in
h

-Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
- Phương pháp phân tích thống kê.
Kết quả nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình lũ lụt và các thiệt hại do lũ lụt gây nên cho
các hộ dân cư và cộng đồng tại xã Quảng An từ năm 2011-2015.
- Xác định được tần xuất xuất hiện của các loại lũ lụt trên địa bàn xã Quảng An,

Đ

lụt chính vụ báo động 2 xuất hiện với tần suất lớn nhất là 0,65, tiếp theo là lụt tiểu mãn
xuất hiện với tần suất 0,45, lụt sớm xuất hiện với tần suất 0,25, lụt chính vụ trên báo

động 2 xuất hiện với tần suất 0,17.
- Xác định được giá trị thiệt hại kỳ vọng hàng năm do lũ lụt gây ra cho các hộ gia
đình và cộng đồng xã Quảng An là 12.133.470,54 nghìn đồng, trong đó giá trị thiệt hại
kỳ vọng hàng năm của lụt tiểu mãn là 8.148.283,377 nghìn đồng, lụt chính vụ báo
động 2 là 3.283.567,387 nghìn đồng, lụt chính vụ trên báo động 2 là 701.619,780
nghìn đồng.
- Dựa trên những thiệt hại do lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình và cộng đồng để
đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cho công tác phòng chống và giảm nhẹ tác động
do lũ lụt gây ra.

vi


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và
biến đổi khí hậu. Liên Hợp quốc đánh giá Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu ảnh
hưởng nhiều nhất bởi tác động của thiên tai. Từ những năm 1970, thiên tai đã khiến
hơn 500 người chết mỗi năm tại Việt Nam, thiệt hại về kinh tế hơn 1,5% tổng sản
phẩm quốc nội GDP. Trong các loại thiên tai, bão và lũ lụt là thường xuyên và nguy
hiểm nhất. Theo ước tính, trung bình mỗi năm Việt Nam phải chịu từ 6 đến 7 cơn bão.

tế
H
uế

Từ năm 90 đến năm 2010, đã xảy ra 74 trận lũ trên các hệ thống sông của Việt Nam.
Lũ lụt là một trong những thiên tai xuất hiện hàng năm ở Việt Nam, đặc biệt ở
các tỉnh Duyên hải Trung bộ, Đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. Thiệt hại do lũ lụt là rất
lớn, bao gồm nhiều loại thiệt hại khác nhau như thiệt hại về tài sản, về sinh kế, về sức


ại
họ
cK
in
h

khỏe, cơ sở hạ tầng công cộng, thiệt hại về môi trường.

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều nhất của lũ lụt
miền Trung. Trung bình hàng năm ở Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của 4-5 trận lũ
trên báo động II, 2-3 trận lũ trên báo động III. Huyện Quảng Điền được xem là vùng
rốn lũ của tỉnh Thừa Thiên Huế. Lũ lụt gây thiệt hại về tài sản, công trình dân sự, sản
xuất nông nghiệp và gây nên các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân và môi

Đ

trường. Với sự biến đổi của khí hậu tần xuất và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt có xu
hướng tăng lên, thiệt hại do lũ lụt càng lớn.
Quảng An là một xã nghèo, thuần nông cách thành phố Huế 17 km về phía
Đông là một vùng thấp trũng của huyện Quảng Điền cũng như của tỉnh Thừa Thiên
Huế. Trên địa phận xã Quảng An có một cửa thoát lũ chính của hạ lưu sông Bồ đó là
hói An Xuân. Do đoạn cửa hói An Xuân ra phá Tam giang (gần 1 km) có mặt cắt nhỏ
(chiều rộng đáy khoảng 11 mét) và cống An Xuân có khẩu độ không đủ rộng để thoát
nước vào mưa nên đã gây ngập úng thường xuyên, trung bình hàng năm có 4-5 cơn lũ
lớn nhỏ đi qua xã, thiệt hại do lũ lụt ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân nơi
đây. Những trận mưa lũ bất thường đã khiến cho nhiều diện tích lúa, hoa màu chìm

1



trong nước lũ, nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, tài sản của người dân cũng như của cộng
đồng bị thiệt hại nặng nề… Lũ lụt là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát
triển KT-XH của người dân địa phương.
Việc đánh giá thiệt hại do lũ lụt là hết sức cần thiết, phục vụ cho việc cứu trợ
khẩn cấp, cung cấp các thông tin về tình hình lũ lụt, giá trị các thiệt hại do các lũ lụt
gây ra có ý nghĩa quan trọng cho việc xây dựng các chính sách và giải pháp kiểm soát
lũ lụt tại xã Quảng An, huyện Quảng Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói
chung. Đây là lý do em quyết định chọn đề tài “Tình hình lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt
gây ra ở xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm đánh giá
nhẹ thiệt hại do lũ lụt gây ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát

tế
H
uế

những thiệt hại của lũ lụt và đưa ra một số giải pháp cho công tác phòng chống, giảm

ại
họ
cK
in
h

Nghiên cứu tình hình lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt gây ra tại xã Quảng An, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó làm cơ sở cho công tác phòng chống để giảm
nhẹ thiệt hại do lũ lụt gây ra.
2.2. Mục tiêu cụ thể


Đề tài hướng đến các mục tiêu sau:

- Hệ thống hóa các vần đề lý luận và thực tiễn về phương pháp đánh giá giá trị
thiệt hại của lũ lụt.

Đ

- Nghiên cứu tình hình lũ lụt và xác định các thiệt hại do lũ lụt ở xã Quảng An,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho công tác phòng chống lũ lụt nhằm
giảm thiểu thiệt hại lũ lụt ở trên địa bàn xã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các thiệt hại do lũ lụt gây nên cho các hộ dân cư và
cộng đồng tại xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu dựa trên thông tin và số liệu điều tra ở xã

2


Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Về thời gian: Nghiên cứu tình hình lũ lụt ở trong 5 năm qua (2011-2015), điều
tra ảnh hưởng và thiệt hại do các loại lụt (lụt tiểu mãn, lụt sớm, lụt chính vụ báo động
2 và lụt chính vụ trên báo động 2) xảy ra gần nhất trong các năm qua.
- Về nội dung:
+ Đánh giá thiệt hại do lũ lụt (lụt tiểu mãn, lụt sớm, lụt chính vụ báo động 2 và
lụt chính vụ trên báo động 2) gây ra cho cộng đồng ở xã Quảng An.
+ Đánh giá thiệt hại do lũ lụt (lụt tiểu mãn, lụt sớm, lụt chính vụ báo động 2 và

lụt chính vụ trên báo động 2) gây ra cho các hộ gia đình ở xã Quảng An.

tế
H
uế

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Số liệu về tình hình lũ lụt, thiệt hại do lũ lụt, các hoạt động
ứng phó và khắc phục thiệt hại do lũ lụt sẽ thu thập từ phòng Địa chính, phòng Thống

ại
họ
cK
in
h

kê của UBND xã Quảng An.

- Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra tìm hiểu ý kiến của các hộ dân trên địa bàn
xã chủ yếu là 2 thôn An Xuân và Đông Xuyên, tổng số mẫu điều tra là 100 mẫu, các
mẫu lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại và được phản ánh qua phiếu
điều tra đã được xây dựng sẵn.

4.2 Phương pháp phân tích thống kê

Dùng phần mềm excel để sử lý số liệu, tiến hành phân tích, đánh giá các thiệt

Đ


hại do lũ lụt đã được lượng hóa bằng tiền.
4.3 Các phương pháp định giá

- Phương pháp giá thị trường và chi phí cơ hội:
+ Phương pháp giá thị trường: Uớc tính những thiệt hại vật chất hữu hình do lũ
lụt gây ra cho cộng đồng (kênh mương, đê điều, trường học….) và hộ gia đình (tổn
thất và thiệt hại về nhà cửa và tài sản hộ gia đình; sản lượng nông nghiệp các loại bị
mất, gia súc bị chết; hàng hoá dự trữ bị hư hại…) được tính toán bằng giá thị trường.
+ Phương pháp chi phí cơ hội: Được sử dụng để tính toán các thiệt hại sản
phẩm do người bệnh mất khả năng làm việc, thiệt hại sản phẩm do người nhà bệnh
nhân phải chăm sóc bệnh nhân.

3


4.4 Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài có tham khảo ý kiến của các chuyên gia: cán bộ
phụ trách công tác PCLB-TKCN ở xã Quảng An, những người có kinh nghiệm trong
công tác phòng chống lụt bão ở xã Quảng An để nắm bắt tình hình lũ lụt cũng như

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế

H
uế

công tác phòng chống và khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra ở trên địa bàn xã.

4


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1 Lũ lụt
1.1.1 Khái niệm
Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên, gần như xảy ra hàng năm. Lũ do nước sông
dâng lên cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Khi lũ lớn nước lũ
tràn qua sông, bờ đê, chảy vào vùng thấp trũng và ngập trên diện rộng thì được gọi là
về người và của cải. [7]
1.1.2 Phân loại

tế
H
uế

lụt. Lũ lụt được gọi là lớn và đặc biệt lớn khi nó gây ra nhiều thiệt hại lớn và kéo dài

Người ta có thể phân loại lụt theo một trong các tiêu chí sau đây:

ại
họ
cK

in
h

 Phân loại theo thời gian xuất hiện lụt:

- Lụt tiểu mãn là lụt xãy ra vào khoảng tiết tiểu mãn hàng năm (từ tháng 4 đến
tháng 6), chủ yếu là do mưa rào gây ra. Lụt tiểu mãn thường không lớn nhưng là
nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô. Tuy
nhiên, khi có lụt tiểu mãn lớn, cũng gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
- Lụt sớm là lụt xuất hiện sớm so với lụt chính vụ (ở Trung Bộ thường vào

Đ

khoảng tháng 9, tháng 10). Nếu xãy ra lụt sớm mà lụt lại lớn thì cũng gây ra hậu quả
ngiêm trọng đối với sản xuất.
- Lụt chính vụ là lụt xuất hiện vào giữa mùa lụt, thường là lụt lớn nhất năm. Vào
giữa mùa lụt, mực nước sông thường đã dâng khá cao, bề mặt lưu vực đã bão hòa, nên
lượng nước mưa tổn thất nhỏ. Khi có mưa lớn, nước tập trung nhanh vào sông gây ra
những trận lụt lớn và gây ngập lụt nghiêm trọng, làm thiệt hại đáng kể về người và của
cải. Trên các sông Bắc Bộ, lụt chính vụ thường vào các tháng 7, tháng 8; các sông
Trung Bộ thường vào tháng 10, tháng 11; các sông Nam Bộ, Tây Nguyên thường vào
tháng 9, tháng 10.
 Phân loại theo cấp độ mực nước đỉnh lụt

5


- Lụt nhỏ là lụt có đỉnh lụt thấp hơn mức lụt trung bình nhiều năm.
- Lụt vừa là lụt có đỉnh lụt đạt mức lụt trung bình nhiều năm.
- Lụt lớn là lụt có đỉnh lụt cao hơn mức lụt trung bình nhiều năm.

- Lụt đặc biệt lớn là lụt có đỉnh lụt cao hiếm thấy trong lịch sử.
- Lụt lịch sử là trận lụt có đỉnh lụt cao nhất trong thời kỳ quan trắc hoặc điều tra được.
 Phân loại lụt theo mức độ nguy hiểm đối với dân sinh, kinh tế
Đối với các nhà quản lý về lũ lụt và thường được phát tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng thì người ta thường áp dụng cách phân loại lũ theo mức độ nguy
hiểm đối với nền dân sinh và kinh tế. Mức độ nguy hiểm của lụt tăng dần như sau:

tế
H
uế

- Báo động cấp I là mức giới hạn mực nước cho biết trên sông đã bắt đầu có
lụt nhưng nước lụt còn ở giới hạn trong lòng sông - tương đương cấp lụt nhỏ.
- Báo động cấp II là mức giới hạn mực nước cho biết lụt trong sông đã lên
đến mức trung bình, nước lụt bắt đầu gây ảnh hưởng ngập lụt và tác động xấu đến dân

ại
họ
cK
in
h

sinh, kinh tế, xã hội - tương đương lụt trung bình.

- Báo động cấp III là mức giới hạn mực nước cho biết lụt trong sông đã lên
đến mức cao, gây ảnh hưởng ngập lụt nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm cho đời
sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân tương đương lụt lớn.

1.2 Nguyên nhân và thiệt hại của lũ lụt
1.2.1 Nguyên nhân gây ra lũ lụt


Đ

Như chúng ta đã biết, lũ lụt sẽ xảy ra khi một lượng nước lớn bất thường tích tụ
lại ở một khu vực. Có rất nhiều lý do gây nên hiện tượng này và cũng có rất nhiều thứ
có thể xảy ra khi xuất hiện lũ lụt.
Thông thường, chúng ta vẫn thường quen với hiện tượng ngập lụt, xuất hiện khi
những cơn giông bão xảy ra trong một khu vực trong một khoảng thời gian ngắn.
Trong trường hợp này, những con sông và dòng chảy đổ ra biển bị tràn ngập, không
kịp thoát nước đi. Ngoài ra, sự đa dạng về nhiệt độ trong các mùa dẫn đến những
khung cảnh thời tiết khác nhau. Vào mùa đông, không khí phía trên các đại dương
thường ấm hơn không khí trong đất liền, khiến cho các cơn gió có xu hướng thổi từ
trong đất liền ra biển, nhưng vào mùa hè, không khí phía trên lục địa sẽ ấm hơn, và gió

6


sẽ thổi ngược lại: từ biển vào đất liền. Hệ thống gió mùa này có thể tạo nên những giai
đoạn mưa dữ dội, khác hẳn với các giai đoạn thời tiết khác trong năm. Ở một số vùng
khác, lụt lội có thể xảy ra do tuyết tan quá nhanh, lượng nước sinh ra không thoát kịp.
Một trong những nguyên nhân khác của ngập lụt, là hoạt động bất thường của
thủy triều, khiến cho nước biển xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Điều này có thể bị gây ra
bởi những cơn gió đặc biệt thổi sóng biển theo những hướng khác nhau. Nó còn có thể
gây ra những cơn sóng thần cực lớn, được kích hoạt bởi hoạt động của lớp vỏ Trái đất.
Mức độ nghiêm trọng của trận lũ lụt không chỉ phụ thuộc vào lượng nước chảy
qua, mà còn phụ thuộc vào khả năng đương đầu với lũ lụt của vùng đất mà nó đi qua.

tế
H
uế


Bên cạnh yếu tố về kích thước con sông và dòng chảy, một yếu tố quan trọng không
kém, là khả năng thấm hút của vùng đất. Khi có mưa, đất đóng vai trò là một vật thấm
hút nước xuống dưới, nhưng khi đất đã bão hòa nước, không thể thấm thêm nước được
nữa, thì khi ấy lượng nước mưa tiếp tục rơi xuống sẽ chảy đi khắp nơi mà không bị

ại
họ
cK
in
h

thấm hút nữa.

Nguyên nhân gây lụt lớn, kéo dài chủ yếu do mưa với cường độ lớn, xảy ra trên
diện rộng cùng với thuỷ triều dâng cao; quá trình đô thị hoá một số nơi đã san lấp các
vùng trũng, khu vực ven dòng chảy cửa sông; rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị thu
hẹp; xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông có cao trình cao hơn so với trước, tạo thành
tuyến ngăn lụt.

Mặt khác, tình trạng chặt phá rừng, thảm thực vật bị suy kiệt làm tăng tốc độ

Đ

dòng chảy mặt nước; công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giữa các
ngành, địa phương chưa đồng bộ…cũng là nguyên nhân gây lụt lớn.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện lũ lớn và
bất thường.
- Lưu vực càng rộng thì nước lũ lên chậm nhưng cũng sẽ rút chậm, ngược lại lưu
vực hẹp và dài sẽ làm nước lũ lên nhanh….- một số trường hợp sẽ hình thành lũ quét,

lũ ống.
- Rừng bị tàn phá cũng là nguyên nhân gây lên lũ lụt và xói mòn đất.

7


- Hiện tượng El nino (do sự nóng lên của vùng biển xích đạo vùng Nam Mỹ Thái
Bình Dương) và La nina (do sự lạnh lên của vùng biển xích đạo Đông Thái Bình
Dương) đã gây ra hiện tượng lũ lụt và hạn hán trên nhiều vùng khác nhau.
- Nếu một hế thống sông có nhiều con sông hợp thành khi khả năng tổ hợp thời
điểm xuất hiện lũ đồng thời sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của lũ lụt.
1.2.2 Thiệt hại do lũ lụt gây ra
Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên, là một loại hình của thiên tai. Khi có lũ lớn
và đặc biệt lớn sẽ gây ra những thiệt hại to lớn về người và của. Chính vì lẽ đó, Ông
Cha ta đã xếp loại lũ, lụt là loại thiên tai hàng đầu và nguy hiểm nhất trong ba loại
hình thiên tai: “Nhất thủy, nhì hỏa, thứ ba là đạo tặc”. Bởi vì: lũ lụt có phạm vi ảnh
mạng và tài sản của cả khu vực rộng lớn.
- Tác hại của lũ lụt:

tế
H
uế

hưởng rộng, có sức tàn phá lớn, rất khó chống đỡ, có thể gây ra thiệt hại lớn về nhân

+ Lũ lụt xảy ra có thể làm cho người bị chết hoặc bị thương.

ại
họ
cK

in
h

+ Nó phá hoại nhà cửa, gây thiệt hại về tài sản như: giường, tủ, bàn ghế, chăn
màn, giấy tờ, tài liệu…của con người.

+ Chúng phá hoại mùa màng, làm chết gia súc, gia cầm, cuốn trôi các đầm nuôi
tôm, cua cá và có thể gây ra tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm.
+ Lũ lụt kéo dài có thể làm chậm các mùa vụ mới.
+ Lũ lụt có thể làm xói mòn, lỡ đất đai hoặc bồi lấp cát, đá vào đồng ruộng làm

Đ

mất diện tích đất trồng trọt.

+ Nó làm hư hại các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, trạm y tế,
đường giao thông và đường dây điện thoại.
+ Nó còn có thể làm ngừng trệ các hoạt động của con người. Nó phá hỏng hệ
thống cung cấp nước sạch và làm cho các nguồn nước bị nhiễm bẩn, phát sinh ốm đau
hoặc dịch bệnh.
Thiệt hại kinh tế do lũ lụt đó là những thiệt hại/chi phí gây nên do phá hủy nhà
cửa, tiện nghi và tài sản; thiệt hại về sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi và các ngành công
nghiệp và dịch vụ, nuôi trồng thủy sản; thiệt hại đối với các cơ sở công cộng của địa
phương và tác động của nó tới hộ gia đình; tác động đến việc thay đổi chỗ ở tạm thời,
di cư và các chi phí liên quan; tác động đến thu nhập và tiêu dùng của hộ gia đình; các

8


chi phí liên quan đến tử vong, bệnh tật, sức khỏe…; các chi phí vật chất khác (lo sợ,

hoảng loạn, không thoải mái/bất tiện…).
Loại lũ nguy hiểm nhất, chính là lũ quét. Lũ quét sinh ra một cách rất nhanh và
bất ngờ, do vậy con người không thể biết được cơn lũ đang đến. Lũ quét mang theo
năng lượng cực lớn, đủ để quét sạch nhà cửa, xe cộ, và con người. Lũ quét thường xảy
ra khi có trận mưa giông lớn ở trên núi, nơi đầu nguồn. Nước từ đó sẽ chảy xuống,
mang theo năng lượng đủ phá hủy mọi thứ phía dưới nó.
Ít nguy hiểm hơn, lành tính hơn, là ngập lụt thông thường. Khi mưa rào xảy ra
và kéo dài, lượng nước ở khu vực đó sẽ tăng lên bất thường. Kết quả, những căn nhà
được thiết kế với sàn nhà thấp, sẽ không thể ngăn được nước tràn vào trong nhà. Tất

tế
H
uế

nhiên, hiện tượng này không quá nguy hiểm cho tính mạng người dân, tuy nhiên,
những tổn thất chính gây ra chính là bùn đất và rác rưởi theo nước vào nhà. Khi cơn
mưa ngừng, nước rút hết, nhưng bùn đất vẫn ở lại, khiến đồ đạc hỏng hóc và rất khó
khăn để thu dọn.

ại
họ
cK
in
h

Một trong những thiệt hại khác do lũ gây ra, đó là việc lan truyền dịch bệnh.
Khi nước chảy khắp nơi, nó có thể mang đủ loại chất bẩn và hóa chất đi khắp nơi,
khiến cho môi trường trở nên mất vệ sinh. Đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh
dịch lây truyền qua đường nước.


1.3 Khái niệm về đánh giá thiệt hại

Thiên tai (bão, lụt, lũ) thường gây ra nhiều tác động có hại lên môi trường sống
của con người và môi trường thiên nhiên. Những thiệt hại do thiên tai gây ra cho môi

Đ

trường có quan hệ chặt chẽ với tính mạng và sức khỏe của người dân, có ảnh hưởng
sâu sắc đến sản xuất và có tác động to lớn đến an sinh xã hội. Do đó, việc đánh giá
thiệt hại môi trường sau thiên tai khắc phục các hậu quả môi trường do thiên tai gây ra
là những hoạt động rất quan trọng.
Đánh giá thiệt hại: Là quá trình thu thập thông tin, thống kê và phân tích về
mức độ ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai đối với con người, nền kinh tế và môi trường
tại địa phương hoặc quốc gia nào đó [1].
Việc đánh giá thiệt hại bao gồm:
+ Vị trí thiên tai – Phạm vi ảnh hưởng.
+ Số người chết và thương tích.

9


+ Tình trạng sức khỏe và vệ sinh môi trường.
+ Thiệt hại nhà cửa, công trình y tế, giáo dục…
+ Thiệt hại về thủy lợi.
+ Thiệt hại về lương thực và sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp…
+ Thiệt hại về đường giao thông…
+ Thiệt hại về dịch vụ công cộng (viễn thông, năng lượng).
+ Các ảnh hưởng xấu khác (xã hội, kinh tế, an ninh, rủi ro khác…)
Mục đích: Đánh giá thiệt hại nhằm xác định mức độ, phạm vi ảnh hưởng tiêu
cực của thiên tai đối với con người, tài sản và môi trường tại địa bàn xảy ra thiên tai từ

đó đề xuất các phương án để khắc phục hậu quả.

tế
H
uế

Ý nghĩa: Căn cứ vào mức độ thiệt hại của thiên tai đã thu thập và phân tích ở
trên để quyết định việc cứu hộ, cứu trợ khẩn cấp cho khu vực bị ảnh hưởng và đề xuất
các biện pháp phòng ngừa cho các đợt thiên tai tiếp theo.
1.4 Phương pháp đánh giá thiệt hại do lũ lụt

ại
họ
cK
in
h

Bảng 1: Tác động của lũ lụt và các phương pháp đánh giá thiệt hại do lũ lụt
Tác động

Hộ gia đình

Phương pháp định giá

- Tổn thất và thiệt hại về nhà cửa và tài

- Phương pháp sửa chữa/thay

sản hộ gia đình.


thế.

- Chi tiêu khẩn cấp.

- Giá thị trường/Chi phí

Đ

- Bệnh/thương tổn.
- Mất mạng.

phòng ngừa.
- Chi phí bệnh tật.
- Giá trị thống kê của nhân
mạng.

- Lo âu, căng thẳng tâm lý.

- CVM

- Tổn thất về thời gian do tắc ngẽn giao

- Khó thu được số liệu phù

thông.

hợp.

- Tài sản sản xuất bị phá huỷ hoặc hư hại.


- Phương pháp sửa chữa/thay
thế.

- Hàng hoá dự trữ bị phá huỷ hoặc tổn

- Giá bóng.

hại.

10


Các đơn vị

- Tài sản bị phá huỷ hoặc hư hại.

- Phương pháp sửa chữa/thay

kinh tế

thế.
- Hàng hoá dự trữ bị phá huỷ hoặc tổn

- Giá bóng.

hại.
Các thành

- Tài sản bị phá huỷ hoặc hư hại.


phần công

- Phương pháp sửa chữa/thay
thế.

- Chi tiêu công cho cứu trợ khẩn cấp.

- Giá thị trường/Chi phí
phòng ngừa.

Môi trường

Thiệt hại về hàng hoá và dịch vụ sinh

Chuyển giao giá trị.

tế
H
uế

thái.
(Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu)

Có nhiều phương pháp để đánh giá thiệt hại do lũ lụt, trong đó ba phương pháp
được sử dụng phổ biến trong đánh giá thiệt hại lũ lụt là: Phương pháp giá thị trường

ại
họ
cK
in

h

hoặc chi phí cơ hội, phương pháp chi phí phòng ngừa/thay thế, phương pháp CVM.
Việc sử dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào loại thiệt hại.
- Phương pháp CVM: Mục đích của phương pháp này là hỏi người dân sẵn sàng
chi bao nhiêu tiền để làm giảm thiệt hại do lũ gây ra. Đánh giá giá trị ngẫu nhiên đơn
giản là phương pháp khảo sát xã hội, trong đó trả lời được yêu cầu bao nhiêu họ sẽ
được chuẩn bị để thanh toán cho việc giảm nguy cơ lũ lụt cũng như định lượng những
thiệt hại của gia đình họ. Một trong những ưu thế nổi bật của phương pháp này là dễ

Đ

lượng hóa các giá trị kinh tế của xã hội hoặc cộng đồng. Tuy nhiên, việc lượng hóa sẽ
gặp phải khó khăn khi công tác thiết kế mẫu hỏi và trình độ người phỏng vấn chưa
được đào tạo bài bản trong việc kiểm tra thái độ, hành vi trả lời thiếu trung thực của
người được hỏi.
- Phương pháp giá thị trường: ước tính giá trị kinh tế bị thiệt hại do lũ lụt, những
giá trị vật chất được lượng hóa bằng tiền theo giá thị trường. Ưu điểm của phương
pháp này là dễ thu thập số liệu và dễ tính toán. Nhược điểm chỉ tính toán được những
giá trị vật chất có giá trên thị trường, không tính toán được các thiệt hại phi vật chất
như lo âu, căng thẳng… Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp này cũng gặp phải
những vấn đề như mức giá thị trường trong một số trường hợp có thể bị bóp méo bởi

11


sự thất bại của thị trường (độc quyền, ngoại ứng) hoặc bởi các chính sách của chính
phủ (thuế, trợ cấp).
- Phương pháp chi phí cơ hội: Được sử dụng để tính toán các thiệt hại sản phẩm
do người bệnh mất khả năng làm việc, thiệt hại sản phẩm do người nhà bệnh nhân phải

chăm sóc bệnh nhân và chi phí tử vong cũng tính theo chi phí cơ hội của vòng đời dự
kiến.
- Phương pháp chi phí phòng ngừa: Được tính bằng chi phi phí mà bỏ ra trước
khi lũ lụt để phòng ngừa thiệt hại lũ lụt như: đắp kè, di chuyển gia súc đi nơi khác, vận
chuyển đồ lê đi nơi khác – chi phí thực hiện các công việc này được tính được tính

tế
H
uế

theo giá thị trường hoặc chi phí cơ hội.
- Phương pháp chi phí sửa chữa/thay thế: Chi phí để thay thế hoặc sửa chữa, phục
hồi những tài sản bị thiệt hại do lũ lụt gây ra.

1.5 Một số vấn đề cần chú ý trong đánh giá giá trị thiệt hại do lũ lụt

ại
họ
cK
in
h

- Kết quả phân tích các nghiên cứu về đánh giá giá trị thiệt hại do lũ lụt là một
vấn đề phức tạp do đặc thù của các quốc gia. Việc lựa chọn phương pháp đánh giá giá
trị thiệt hại cần phải căn cứ vào đặc điểm của lũ lụt, đặc điểm kinh tế xã hội của lưu
vực ngập lụt, cách thức ứng phó của người dân và chính quyền địa phương.
- Thiệt hại do lũ lụt là rất lớn, bao gồm nhiều loại thiệt hại khác nhau như thiệt
hại về tài sản, về sinh kế, về sức khỏe, cơ sở hạ tầng công cộng, thiệt hại về môi
trường. Cần chú ý rằng chi phí khắc phục hậu quả của lũ lụt cũng là thiệt hại. Đối


Đ

tượng bị thiệt hại có thể là hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh, các cơ quan công. Có
những thiệt hại chung toàn xã hội, có những thiệt hại là cho các đối tượng cụ thể.
- Có nhiều phương pháp để đánh giá giá trị thiệt hại do lũ lụt, việc sử dụng
phương pháp nào là tùy thuộc vào loại thiệt hại.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thiệt hại lũ lụt và kinh nghiệm đối phó với lũ lụt ở một số nước trên
Thế Giới
2.2.1.1 Thiệt hại lũ lụt ở một số nước trên Thế Giới
Dù xây nhiều công trình vĩ đại, phát triển nhiều công nghệ hiện đại nhưng đứng
trước thiên tai, con người luôn trở nên nhỏ bé khi rất khó thoát khỏi “bàn tay” của

12


thảm họa thiên nhiên. Chỉ cần một trận lũ bất ngờ quét qua cũng khiến nhiều người trở
tay không kịp, “trắng tay”, thậm chí thiệt mạng. Dưới đây là những trận lũ kinh hoàng
nhất trong lịch sử khiến hàng ngàn, hàng triệu người rơi vào hoàn cảnh khốn đốn.
- Trận lụt năm 1931 trên sông Trường Giang, Trung Quốc đã giết chết 145.000
người, cuốn trôi 4 triệu ngôi nhà, 10 triệu người phải sống trong cảnh màn trời chiếu
đất, vùi lấp 5,5 triệu ha đất canh tác. [7]
- Trận lũ năm 1993 ở Mỹ đã nhấn chìm hơn 80.000 km2 đất, giết chết 50 người
dân, 70.000 người mất nhà cửa, thiệt hại ước chừng 12 tỷ USD. [7]
- Năm 1953, lũ lụt ở Hà Lan làm 1.853 người tử vong và thiệt hại vật chất ước

tế
H
uế


tính khoảng 0,7 tỷ EUR. [6]
- Tháng 8/2005, lũ lụt nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Nam nước
Đức, Áo, Thụy Sĩ đã cắt đứt liên lạc với một số thị trấn và làng mạc. Nước lụt lên tới
mức kỷ lục đã phá hỏng cầu cống, làm vỡ đập và cắt đứt giao thông tới một số thị trấn

ại
họ
cK
in
h

và làng mạc tại miền Nam nước Đức. Thiệt hại ước tính 3,3 tỷ USD, trong đó ngành
bảo hiểm bồi thường 1,76 tỷ USD. [6]

- Tháng 7/2007, tình trạng lụt lội khắp đất nước Anh đã ảnh hưởng lớn đến tài
sản đất đai, nhà cửa của người dân tại nhiều thành phố của nước này. Đây được coi là
một trận lụt tồi tệ nhất, với chi phí tổn thất khoảng 4 tỷ USD, chi phí bảo hiểm cho
những tài sản bị tổn thất lên đến 3 tỷ USD. [6]

2.2.1.2 Kinh nghiệm đối phó với lũ lụt ở một số nước trên Thế Giới

Đ

Campuchia

Theo Phnom Penh Post, trận lũ lịch sử vào tháng 11/2011 khiến nhiều khu vực
ở tỉnh Siem Reap bị ngập lụt nặng nề. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên nước và Khí
tượng Campuchia, chính quyền tỉnh đã xây dựng một đập nước ở đền thờ Ta Soum để
ngăn lụt lội. Đồng thời, người dân địa phương cũng được hướng dẫn xây móng nhà
cao hơn, làm lại đường làng và dựng những con đập nhỏ.

Sau này, dù phải hứng chịu nhiều đợt mưa lớn và liên tục, Siem Reap không
còn bị ngập lụt, do nước mưa có thể thoát nhanh vào hồ Tonle Sap ở gần đó.

13


Thái Lan
Trận lũ năm 2011 cũng gây ra thiệt hại lớn nhất trong vòng 50 năm ở Thái Lan
khi làm hơn 675 người thiệt mạng và hàng triệu người bị thương. Irin đưa tin, năm
2012, chính phủ Thái Lan dành ngân sách 3,9 tỷ USD để xây dựng các đường ống
nước và kênh dẫn nước, cho phép 1.500 triệu m3 nước chảy qua mỗi giây. Ngoài ra,
Thái Lan cũng chú trọng cải thiện việc đắp đê, xây cửa cống và kênh đào. Theo kế
hoạch, 2 tỷ USD sẽ được dùng để chuyển đổi 3.240 triệu m2 đất trồng trọt ven sông
Chao Phraya phía bắc Bangkok thành khu vực ngăn lũ có thể giữ 10 tỷ m3 nước.
Nhật Bản

tế
H
uế

Để phòng chống lụt lội, Nhật Bản đã xây dựng hệ thống cống ngầm dẫn nước lũ
lớn nhất thế giới ở thành phố Saitama, gần Tokyo, vào năm 1992. Theo Weird Asia
News, công trình bao gồm 5 giếng đứng bê tông lớn, cao 65 m, rộng 32 m, nối liền với
nhau bằng hệ thống đường hầm dài 6,4 km, nằm sâu 50 m tính từ mặt đất. Các kiến

ại
họ
cK
in
h


trúc sư cũng xây 59 cột bê tông cốt thép giúp chống đỡ trọng lượng trần nhà. Nước lũ
được hút vào các giếng và xả ra sông Eldo.
Anh

Thủ đô London của Anh rất dễ ngập lụt, đặc biệt khi những cơn bão mạnh
khiến nước sông Thames dâng cao. Tuy nhiên, người dân London có thể yên tâm nhờ
công trình đê chắn nước trên sông Thames mang tên Thames Barrier, bắt đầu đi vào
hoạt động từ năm 1982. Skift đưa tin, công trình dài nửa kilomet, bao gồm 10 cổng

Đ

thép cao bằng tòa nhà 5 tầng. Theo Cơ quan Môi trường Anh, hệ thống ngăn lũ này sẽ
tồn tại đến năm 2070.
Hà Lan
Theo The Guardian, Hà Lan được coi là một trong những quốc gia đi đầu về
lĩnh vực phòng ngừa lũ lụt. Không chỉ tạo ra những con kênh chằng chịt để dẫn nước,
chính phủ Hà Lan còn xây dựng hệ thống rào chắn ngăn lũ Maeslantkering, bao gồm
các đập nước di động vừa giúp ngăn lũ hiệu quả vừa không gây cản trở giao thông
đường thủy. [10]

14


2.2.2 Tình hình lũ lụt và thiệt hại lũ lụt ở Việt Nam
Khoảng tháng 8/1971, tại miền Bắc Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do
lũ từ sông Hồng tràn về. Trận lũ lịch sử năm đó đã đánh dấu sự kiện thời tiết khắc
nghiệt nhất của thế kỷ trên khắp thế giới khi khiến 100.000 người thiệt mạng. Đồng
thời trận lũ này cũng đã cuốn trôi nhiều loại cây trồng, tài sản của người dân. Sau trận
lũ này, người dân Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành miền Bắc phải ăn gạo ướt, gạo

mốc trong thời gian dài.
Năm 1996, ở miền Bắc Lũ đặc biệt lớn kéo dài nhiều ngày trên mức báo động 3
đã uy hiếp nghiêm trọng toàn bộ hệ thống đê đồng bằng Bắc Bộ. Hầu hết các đê bối,
Ninh Bình đều bị tràn hoặc vỡ.

tế
H
uế

đê địa phương thuộc Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Lũ đặc biệt lớn, nước dâng và bão số 4 làm chết và mất tích 61 người, bị thương
161 người; nhà, trường học, bệnh xá, bệnh viện đổ là 7465 cái; hư hại, ngập trên

ại
họ
cK
in
h

172.876 cái; lúa và hoa màu bị ngập, hư hại 104.504 ha; thiệt hại lớn về công trình
thủy lợi, giao thông, năng lượng,...

Năm 2000, lũ trên đồng bằng sông Cửu Long. Những thiệt hại do thiên tai gây
ra trong năm 2000 ở khu vực ĐBSCL là rất nghiêm trọng: 539 người chết (hơn ba
trăm là trẻ em), 212 người bị thương, hơn 890.000 căn nhà, 13.793 phòng học, 383 cơ
sở y tế bị ngập trong nước; hơn 9.457 căn nhà bị sập hoàn toàn; hơn 62.000 hộ dân
phải di dời nhà ở, trong đó nhiều hộ phải di chuyển chỗ ở 2-3 lần, hơn nửa triệu người

Đ


phải cứu trợ khẩn cấp, hơn 80 vạn học sinh phải nghỉ học từ 1-3 tháng; hơn 224.508 ha
lúa, gần 86.000 ha hoa màu, cây ăn trái, cây công nghiệp bị hư hại; hơn 14.000 ha nuôi
trồng thủy sản bị thiệt hại; hơn 668.000 gia súc và gia cầm bị chết; hơn 12.000 km
đường giao thông các loại bị ngập, hư hỏng; gần 5.000 cầu, cống các loại bị ngập, hư
hỏng nặng, có một số bị sập. Hệ thống kênh mương thủy lợi, bờ bao bị sạt lở hơn 37
triệu m3. Đây là những thiệt hại vật chất trực tiếp, còn những thiệt hại về cơ sở hạ tầng
xã hội, môi trường sinh thái cũng rất lớn, chưa đánh giá hết được và phải có thời gian
mới khôi phục được. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra ở khu vực ĐBSCL trong năm
2000 ước tính khoảng 4.626 tỉ đồng.

15


Năm 2008, Hà Nội đã bị ngập lụt nặng nề và được coi là trận lũ lịch sử với
lượng mưa lớn nhất trong vòng 100 năm. Hà Nội đã có 17 người thiệt mạng trong trận
mưa lịch sử. Tuyến đê sông Hồng đã bị sạt mái, gần 13.000 hộ dân ven đê ngập nhà
cửa, các hồ chứa đã tràn nước. Nước ngập khiến nhiều hoạt động trở nên tê liệt, ngay
cả những phương tiện di chuyển hàng ngày cũng bỗng chốc trở nên vô dụng.
Năm 2010 là một đợt mưa lũ lớn trên diện rộng tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế vào đầu tháng 10 năm 2010. Lũ lụt đã làm
32 người chết và mất tích, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập trong nước lũ, giao thông
đường bộ và đường sắt tê liệt. Lũ lớn còn đe dọa sự an toàn của các đập thủy điện, làm

tế
H
uế

hàng chục nghìn người phải sơ tán.
Năm 2015, người dân Quảng Ninh phải hứng chịu một cơn mưa lớn kéo dài.
Lượng nước mưa lớn và đổ dồn khiến mọi tuyến đường đều bị chia cắt. Nước mưa bất

ngờ tràn nhà khiến người dân hoang mang. Theo số liệu báo cáo nhanh của tỉnh Quảng

ại
họ
cK
in
h

Ninh, mưa lũ đã khiến 2 người khác tại thành phố Cẩm Phả bị thương. Hơn 2.200 hộ
dân, trường học, bệnh xá bị ngập lụt, có nơi bị ngập sâu trên 2 m, hơn 500 m tường kè
và 4 nhà dân bị sụp đổ. Mưa lớn cũng đã làm ngập úng gần 70 ha lúa và hoa màu. [16]
2.2.3 Thiệt hại lũ lụt ở các tỉnh miền Trung Việt Nam
Miền Trung là miền kém mở mang kinh tế lại bị nhiều thiên tai hơn hai miền
Bắc và miền Nam. Người dân miền Trung quen thuộc với cảnh “Tháng Bảy nước nhảy
lên bờ” vì “Trời hành cơn lụt mỗi năm”. Hàng năm những trận bão biển và gió mùa

Đ

Đông Bắc đã gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung.
Trận Đại hồng thủy năm 1999
Trận lũ lịch sử bắt đầu vào đêm 1/11/1999 và kéo dài suốt một tuần lễ. Cả miền
Trung (từ Quảng Trị đến Bình Định) chìm trong biển nước, ác liệt nhất là Thừa Thiên
Huế và Quảng Nam. Trận lũ nhấn chìm 20 huyện, thị xã miền Trung, làm 595 người
chết, 41.846 ngôi nhà, 570 ngôi trường bị sụp và trôi. Tổng thiệt hại ước tính hơn
3.800 tỷ đồng.
Lũ dữ nhấn chìm miền Trung do bão Nari
Ngày 15/10/2013, sau khi cơn bão Nari (bão số 11) quét qua các tỉnh miền
Trung, hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh gây ra trận lũ lớn, bủa vây các tỉnh miền

16



Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng
Nam. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt; trong khi tại miền núi, nước ngập tới mái
nhà, cô lập nhiều xã, huyện. Tính đến thời điểm chiều 16/10, trên địa bàn huyện
Hương Sơn đã có ít nhất 6 người chết do lũ cuốn trôi, trong đó có 2 em học sinh, hàng
trăm nhà dân ngập chìm trong biển nước. Có 4 người đang bị mắc kẹt trong vùng lũ,
phải trèo lên ngọn cây.
Mưa lớn kèm lốc xoáy còn làm 2 người chết ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trong khi đó ở đập Sói Mực, huyện Bố Trạch nước lũ dâng
cao cuốn trôi 2 cô giáo đang trên đường đi dạy học. Trận lụt này mới diễn ra trong

tế
H
uế

ngày đầu đã cướp đi sinh mạng, tài sản của nhiều người dân.
Năm 2011, lụt lội ở miền Trung, 55 người chết

Từ giữa tháng 10/2011, các trận lụt ở miền trung làm 55 người chết. Nước lụt
cũng đã nhấn chìm khoảng 170.000 căn nhà và 23.700 ha hoa màu.

ại
họ
cK
in
h

Tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Bình, nơi hàng ngàn ngôi nhà ngập trong nước.
Cơ quan chức năng đã sơ tán khoảng 7.200 người ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Lụt lội do mưa lớn gây nên cũng làm hư hại một số đoạn đường trên quốc lộ 1,
gây nên cảnh tắc nghẽn giao thông trong khi ít nhất 5 chuyến tàu chở khoảng 2.000

Đ

hành khách cũng bị mắc kẹt ở tỉnh Quảng Trị. [3]

17


×