Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm của hợp tác xã nông nghiệp phú lương i – xã phú lương – huyện phú vang – tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ P HÁT TRIỂN

tế
H
uế

--*--

ại
họ
cK
in
h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM RƠM
CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I –

Đ

XÃ PHÚ LƯƠNG – HUYỆN PHÚ VANG –
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn

: T.S PHAN VĂN HÒA

Sinh viên thực hiện


: PHAN THỊ LIỂU

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K46A-KTNN

Huế, tháng 5/2016


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

Lời Cảm Ơn

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế


Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại khoa Kinh tế phát
triển - trường Đại học Kinh Tế Huế được sự giúp đỡ tận tình
của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp em đã hoàn
thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin được bày tỏ lời cám
ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế phát triển và các thầy
cô giáo trường Đại học Kinh Tế Huế đã trang bị kiến thức cho
em trong xuyên suốt bốn năm học. Đồng thời em xin được gởi
lời cám ơn đặc biệt về sự hướng dẫn, chỉ bảo của thầy Phan
Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình
hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này.
Cũng với đó là sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện của các
cán bộ tại Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Phú Lương I, đặc biệt là Bác
Thìn – người trực tiếp hướng dẫn đã tạo điều kiện thuận lợi nhất
trong thời gian hơn ba tháng thực tập tại đây.
Em cũng xin gởi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và những
người thân quen đã luôn quan tâm, ủng hộ em trong suốt quá
trình thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn, cũng như kinh
nghiệm còn hạn chế của một sinh viên đi thực tập và tiếp xúc
môi trường làm việc chuyên nghiệp lần đầu như em nên trong
bài báo cáo này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế
nhất định. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của
quý thầy cô cùng toàn thể các bạn để em có điều kiện bổ sung,
nâng cao kiến thức của mình để phục vụ tốt hơn cho công việc
sau này.
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Liểu

SVTH: Phan Thị Liểu

i


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Phan Thị Liểu

ii


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.....................................................................vi
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1

tế
H
uế

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3

ại
họ
cK
in
h

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .5
1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.........................................................................5

1.1.1. Khái niệm về sản xuất ...........................................................................................5

Đ

1.1.1.1. Đặc điểm của sản xuất hàng hóa nông sản .........................................................6
1.1.1.2. Vai trò của sản xuất hàng hóa nông sản .............................................................6
1.1.2. Lý thuyết về tiêu thụ hàng hóa nông sản ...............................................................7
1.1.2.1. Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm nông sản .........................................................8
1.1.2.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm nông sản..............................................................9
1.1.3. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ nấm rơm .................................................10
1.1.4. Vai trò của nấm rơm ............................................................................................10
1.1.4.1. Vai trò về kinh tế .............................................................................................10
1.1.4.2. Vai trò dinh dưỡng ...........................................................................................11
1.1.4.3. vai trò của nấm rơm trong vấn đề bảo vệ môi trường ......................................12
SVTH: Phan Thị Liểu

ii


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất
nấm rơm ........................................................................................................... 12
1.1.6. Đặc điểm sinh học và điều kiện sống của nấm rơm ............................................13
1.1.6.1. Đặc điểm sinh học của nấm rơm ......................................................................13
1.1.6.2. Điều kiện sống của nấm rơm ............................................................................14
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................19
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới .................................................19

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Việt Nam..................................................20
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Thừa Thiên Huế .......................................21

tế
H
uế

1.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Huyện Phú Vang ......................................22
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
NẤM RƠM CỦA HTX NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I......................................25
2.1. Tình hình chung của HTX nông nghiệp Phú Lương I............................................25

ại
họ
cK
in
h

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của HTX nông nghiệp Phú Lương I .................25
2.1.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của HTX .....................................................27
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm tại HTX nông nghiệp Phú Lương I ........28
2.2.1. Tình hình sản xuất nấm rơm tại HTX nông nghiệp Phú Lương I .......................28
2.2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nấm rơm của HTX ...................28
2.2.1.2. Thời vụ sản xuất nấm rơm ................................................................................32
2.2.1.3. Tình hình sản xuất nấm rơm của HTX .............................................................33

Đ

2.2.1.4. Tình hình đầu tư chí phí sản xuất nấm rơm của HTX ......................................35
2.2.1.5. Kết quả trồng nấm của HTX ............................................................................36

2.2.2. Tình hình sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra .................................................37
2.2.2.1. Tình hình nhân khẩu của các hộ điều tra ..........................................................37
2.2.2.2. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm rơm của hộ điều tra .............................38
2.2.2.3. Kết quả và hiệu quả trồng nấm rơm của các hộ điều tra ..................................39
2.2.3. Tình hình tiêu thụ nấm của HTX nông nghiệp Phú Lương I ..............................40
2.2.3.1. Tình hình kênh phân phối tiêu thụ nấm của HTX ............................................40
2.2.3.2. Chuỗi cung........................................................................................................41
2.2.3.3. Tình hình tiêu thụ nấm của HTX ......................................................................44
SVTH: Phan Thị Liểu

iii


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

2.3. Ý kiến đánh giá của các hộ trồng nấm ...................................................................46
2.4. Những thuận lợi hay hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm.........................47
2.4.1. Thuận lợi ..............................................................................................................47
2.4.2. Hạn chế ................................................................................................................49
CHƯƠNG III. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP .................................................................51
3.1. Định hướng về sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX Phú Lương I ..............................51
3.2. Mục tiêu trong sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX Phú Lương I...............................52
3.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................52
3.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................52

tế
H
uế


3.3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX Phú Lương I ....53
3.3.1. Giải pháp chung ...................................................................................................53
3.3.2. Giải pháp riêng ....................................................................................................53
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................57

ại
họ
cK
in
h

1. Kết luận......................................................................................................................57
2. Kiến nghị ...................................................................................................................58
2.1. Đối với nhà nước ....................................................................................................58
2.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................................59
2.3. Đối với Hợp Tác Xã ...............................................................................................59

Đ

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................60

SVTH: Phan Thị Liểu

iv


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTX NN: Hợp Tác Xã Nông Nghiệp
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND: Ủy ban nhân dân
KH – CN: Khoa học – Công nghệ
KH – KT: Khoa học – kỹ thuật
VA: giá trị gia tăng
IC: Chi phí trung gian
MI: Thu nhập hỗn hợp

tế
H
uế

GO: Giá trị sản xuất

GO/IC: Hiệu quả chi phí gia tăng theo giá trị sản xuất

ại
họ
cK
in
h

VA/IC: Hiệu quả chi phí gia tăng theo giá trị gia tăng

Đ

MI/IC: Hiệu quả chi phí gia tăng theo thu nhập hỗn hợp


SVTH: Phan Thị Liểu

v


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của HTX ..................................................31
Bảng 2. Thời vụ sản xuất nấm rơm của HTX nông nghiệp Phú Lương I .....................32
Bảng 3. Tình hình sản xuất nấm rơm của HTX trong 3 năm qua từ 2013 – 2015 ........33
Bảng 4 . Tình hình các hộ tham gia sản xuất nấm của HTX .........................................34
Bảng 5. Chi phí sản xuất nấm rơm (tính bình quân /lứa/vòm là 20m2) ........................35
Bảng 6. Kết quả trồng nấm rơm của HTX NN Phú Lương I giai đoạn 2013-2015 ......36

tế
H
uế

Bảng 7 :Tình hình nhân khẩu lao động của các hộ điều tra năm 2015 ( BQ/hộ) .........37
Bảng 8. Chi phí làm nhà vòm sản xuất nấm rơm ( BQ/vòm) ........................................38
Bảng 9: Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm của các hộ điều tra ở HTX NN Phú Lương I
năm 2015 (BQ/hộ/lứa) ...................................................................................................39

ại
họ
cK

in
h

Bảng 10. Tình hình biến động giá cả nấm rơm theo các mùa .......................................45
Bảng 11. Các đối tượng mua nấm của người sản xuất: .................................................46
Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của HTX nông nghiệp Phú Lương I ............................26
Sơ đồ 2. Chuỗi giá trị nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang . ...........................42

Đ

Sơ đồ 3. Tình hình tiêu thụ nấm rơm của HTX .............................................................44

SVTH: Phan Thị Liểu

vi


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
HTX NN Phú Lương I là một trong ba HTX của xã Phú Lương đi đầu trong việc
sản xuất nấm rơm. Hằng năm, HTX cung ứng cho thị trường tiêu thụ hàng tấn nấm
rơm tươi với giá cả phù hợp. Nhận thấy những hiệu quả đạt được khi trồng nấm rơm
mang lại, những hộ gia đình nơi đây đã cùng nhau tham gia và mở rộng quy mô sản
xuất. HTX từng bước hỗ trợ người dân trong việc sản xuất nấm rơm như vốn, khoa
học – kỹ thuật, trình độ chuyên môn, giúp cho các hộ gia đình có được thông tin, hiểu
biết sâu trong vấn đề sản xuất và tiêu thụ nấm.


tế
H
uế

Trồng nấm rơm không chỉ mang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn mang giá
trị về mặt xã hội. Hoạt động trồng nấm rơm ngày càng giải quyết được việc làm cho
một số lượng lao động lớn ở nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của
những người dân nơi đây.

ại
họ
cK
in
h

Mục đích của đề tài là phân tích “ Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm của HTX
NN Phú Lương I”. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp tích cực để làm tăng quy
mô và sản lượng nấm sản xuất ra. Qua đó HTX cũng định những hướng đi mới, mở

Đ

rộng thị trường tiêu thụ cho ngành sản xuất nấm ngày càng phát triển.

SVTH: Phan Thị Liểu

vii


GVHD:TS Phan Văn Hòa


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe của chúng ta ngày nay đang bị đe dọa bởi những loại thực phẩm không
rõ nguồn gốc. Bên cạnh những thực phẩm có đầy đủ dinh dưỡng và có nguồn gốc rõ
ràng thì lại tồn tại những loại thực phẩm vô cùng độc hại. Vì vậy, để cải thiện đời sống
cũng như chất lượng của các bữa ăn hằng ngày thì chế độ ăn uống hay dinh dưỡng của
mỗi con người luôn luôn có sự thay đổi rất đa dạng và được chú trọng. Đặc biệt là nấm
rơm. Một trong những ngành nông nghiệp được ưu tiên phát triển sau sản xuất lúa gạo.

tế
H
uế

Trên thế giới hiện nay, thị trường xuất khẩu nấm có khoảng trên 20 nước nhưng
vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Giá và chất lượng nấm xuất khẩu của Việt Nam có thể
đủ sức cạnh tranh với Trung Quốc và các nước khác. Nhu cầu tiêu thụ nội địa ngày
càng tăng cả về số lượng và giá cả (mức tăng trên 10%/năm). Điều quan trọng nữa là

ại
họ
cK
in
h

chúng ta không phải bỏ đô la để chi đầu vào trong sản xuất nấm. Cả thế giới mỗi
năm sản xuất được gần 30 triệu tấn, trong đó riêng Trung Quốc đạt trên 20 triệu tấn.
Những năm 1960 vùng lãnh thổ Đài Loan xuất khẩu nấm đạt 100 triệu
USD/năm và lấy việc phát triển sản xuất nấm làm đột phá trong ngành nông nghiệp.

Từ năm 1980 đến nay, một số tỉnh ở Trung Quốc như Phúc Kiến coi nấm là cây làm
giàu. Phúc Kiến có khoảng 4 triệu người chuyên trồng nấm (chiếm trên 10% dân số).
Hàn Quốc, Đài Loan… đang nhập khẩu mùn cưa, rơm rạ, thân lõi ngô từ Việt Nam

Đ

và họ sản xuất nấm đạt giá trị gần 10 tỷ USD/năm, xuất khẩu nấm đến hơn 80 quốc
gia. Xu thế phát triển sản xuất nấm đang chuyển dịch đến các nước nông nghiệp
trong đó có Việt Nam vì là nơi có nhiều nguồn nguyên liệu để trồng nấm do quá
trình sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhẹ tạo ra, đồng thời cũng là nước có
nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
Sản xuất nấm ngày càng được cơ giới hoá, tự động hóa và trở thành một ngành
kinh tế mạnh trên thế giới. Một số nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung
Quốc đã và đang đầu tư vào Việt Nam để sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm (có gần 20
cơ sở đang hoạt động từ Bắc vào Nam). Đây cũng là những đối tác tạo ra sự cạnh tranh

SVTH: Phan Thị Liểu

1


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

để thúc đẩy ngành nấm Việt Nam cùng phát triển. Trên thế giới, trong sản xuất nông
nghiệp ngoài ngành trồng trọt và chăn nuôi, nấm còn được xếp vào là ngành sản xuất
thứ ba.
Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp - nông thôn chiếm một vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, riêng ngành trồng lúa nước lại chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ

cấu các ngành kinh tế. Chính vì vậy, nông nghiệp phát triển kéo theo những ngành
nghề khác cũng phát triển xuất phát từ nhu cầu của xã hội. Trong đó, nghề trồng nấm
là một trong những nghề được các hộ gia đình nông thôn chú trọng thực hiện và đạt
được nhiều kết quả cao.

tế
H
uế

Đặc biệt tại Việt Nam, Mỗi năm nước ta sản xuất được khoảng trên 250.000 tấn
nấm tươi các loại, chủ yếu là nấm rơm, mộc nhĩ, nấm sò, nấm mỡ, linh chi… tổng kim
ngạch xuất khẩu đạt gần 100 triệu USD/năm, chủ yếu là nấm rơm muối, đóng hộp;
mộc nhĩ khô; nấm mỡ tươi và muối.

ại
họ
cK
in
h

Riêng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, ngành sản xuất nấm rơm đang được chú
trọng và phát triển mạnh, đặc biệt là thương hiệu nấm Phú Lương. Những người dân ở
đây đang từng ngày mở rộng quy mô sản xuất cũng như số hộ trồng nấm tăng lên đáng
kể qua các năm. Trung bình mỗi hộ có khoảng 2-3 vòm nấm rơm.
Chi phí cho mỗi vòm nấm không cao, chủ yếu là tận dụng được những sản phẩm
phụ của ngành trồng lúa và thường xuyên sử dụng công lao động gia đình là chính nên
ít tốn kém, thời gian trồng và chăm sóc cũng ngắn ngày. Hơn nữa, kỹ thuật trồng nấm

Đ


cũng không đòi hỏi quá cao chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và tuân theo những quy
trình sản xuất đúng thời gian, đúng địa điểm và đối tượng thì ngành trồng nấm sẽ cho
năng suất cao.
Chính vì những lí do đó mà những người dân ở xã Phú Lương không ngại đầu tư
vào ngành trồng nấm. Đặc biệt là nấm rơm, cho nên quy mô và chất lượng nấm rơm ở
đây ngày mỗi tăng lên và ngày càng tạo tiếng vang lớn trong tỉnh nhà cũng như các
tỉnh lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng…
Do vậy, xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đi sâu vào nghiên cứu về đề tài:
“ tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm của Hợp Tác Xã nông nghiệp Phú Lương
I – Xã Phú Lương – Huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế.”
SVTH: Phan Thị Liểu

2


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm rơm, đề xuất các giải
pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trên địa bàn của HTX nông nghiệp Phú
Lương I.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm.
• Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm tại HTX nông
nghiệp Phú Lương I.
nghiệp Phú Lương I trong thời gian đó.


tế
H
uế

• Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm rơm tại HTX nông
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

ại
họ
cK
in
h

Đối tượng nghiên cứu ở đây là những vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ
nấm rơm tại HTX nông nghiệp Phú Lương I.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm
dưới góc độ kết quả và hiệu quả của sản xuất nấm mang lại.
- Về không gian: địa bàn nghiên cứu là HTX nông nghiệp Phú Lương I, xã Phú
Lương – Huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đ

- Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu tình hình sản xuất nấm rơm trong ba năm
từ năm 2013 đến năm 2015.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu.
- Chọn địa điểm điều tra: địa bàn Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Phú Lương I, xã

Phú Lương, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
 Thu thập số liệu:
- Số liệu thứ cấp: thông qua bộ phận thống kê của HTX, báo cáo tổng kết tình
hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm qua các năm và một số tài liệu liên quan khác.

SVTH: Phan Thị Liểu

3


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

- Số liệu sơ cấp: thông qua phỏng vấn, điều tra trực tiếp 40 hộ nông dân bằng
bảng hỏi được thiết kế sẵn.
- Sử dụng phương pháp chuyên khảo hay khảo cứu tài liệu liên quan.
 Phương pháp thống kê:
+ Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các vấn đề có liên quan một cách có khoa học.

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H

uế

+ Phương pháp phân tổ thống kê: phân tích tuyệt đối, tương đối, so sánh…

SVTH: Phan Thị Liểu

4


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố
đầu vào thành các yếu tố đầu ra (hay sản phẩm).
• Yếu tố đầu vào hay còn gọi là yếu tố sản xuất là bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ

tế
H
uế

nào được dùng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác. Yếu tố đầu vào bao gồm lao
động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng, v.v.
• Hàng hóa và dịch vụ là những yéu tố đầu ra của sản xuất.


Ví dụ: Các trang trại hay hợp tác xã trồng nấm rơm sử dụng các yếu tố đầu vào là

ại
họ
cK
in
h

lao động, máy móc thiết bị, mùn cưa, rơm rạ... để sản xuất ra nấm rơm. Lao động ở
đây có thể được hiểu là thời gian làm việc của người vận hành máy móc, nhà quản lý,
người lao động .... Các yếu tố sản xuất khác được gọi chung là vốn như: nguyên vật
liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, ... Hay một ví dụ khác để sản xuất ra lúa gạo,
chúng ta cần có nước, phân, lao động, giống, ... Vì vậy, để nghiên cứu một quá trình
sản xuất tổng quát, chúng ta có thể chia các đầu vào theo tiêu thức chung nhất của mọi
quá trình sản xuất, thành lao động và vốn. Chúng ta nên lưu ý rằng công nghệ sản xuất

Đ

ra một sản phẩm nào đó không thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế học mà là đối
tượng của các nhà kỹ thuật. Các nhà kinh tế chỉ quan tâm đến hiệu quả của việc sản
xuất ở một trình độ công nghệ nhất định.
• Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra được quyết định bởi kỹ thuật sản
xuất hay còn gọi là công nghệ. Công nghệ là cách thức sản xuất ra hàng hóa, dịch
vụ. Công nghệ được cải tiến khi có những phát minh khoa học mới được áp dụng trong
sản xuất. Công nghệ tiến bộ sẽ dẫn đến những phương pháp sản xuất mới mà chúng có
thể sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là những công nghệ mới có
thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với cùng số lượng các yếu tố đầu vào như trước
hay thậm chí ít hơn. Với những công nghệ mới, máy móc thiết bị có năng suất cao hơn
SVTH: Phan Thị Liểu


5


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

và công nhân có thể đạt năng suất cao hơn. Những điều này làm tăng năng lực sản xuất
của nền kinh tế.
1.1.1.1. Đặc điểm của sản xuất hàng hóa nông sản
Nông sản hàng hóa được sản xuất từ ngành nông nghiệp, do vậy cung nông sản
hàng hóa có những đặc điểm riêng biệt sau:
- Cung nông sản hàng hóa không thể đáp ứng tức thời (cung chậm hay cung
muộn). Điều này trong thực tiễn luôn luôn xảy ra tình trạng khi thị trường có nhu cầu
về một nông sản hàng hóa nào đó thì các nhà sản xuất không thể đáp ứng ngay vì còn
phải trải qua một quá trình sản xuất với chu kì tự nhiên của sinh vật. Ngược lại, khi thị

tế
H
uế

trường không có nhu cầu về một nông sản nào đó thì các nhà sản xuất cũng không thể
kết thúc ngay quá trình sản xuất. Điều này thường dẫn đến thực trạng là cung – cầu
nông sản hàng hóa thường không gặp nhau gây nên tình trạng biến động về giá cả
thường xuyên trên thị trường.

ại
họ
cK
in

h

- Sản xuất hàng hóa chậm thay đổi về số lượng, chất lượng, mẫu mã. Nông sản
hàng hóa trước hết là sản vật của tự nhiên phải chịu chi phối rất nhiều của các quy luật
tự nhiên khách quan.

- Sự thay đổi về cung đối với một nông sản hàng hóa cụ thể là rất khó xác định
chính xác. Điều này là do sản xuất nông nghiệp thường diễn ra trên quy mô rộng lớn
lại phân tán nhỏ lẻ. Hơn nữa, kết quả sản xuất sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện thời tiết, khí hậu,…cho nên các nhà sản xuất rất khó dự đoán được lượng cung

Đ

của sản phẩm đó đưa ra thị trường như thế nào.

- Sản xuất hàng hóa nông sản có tính thời vụ ít co giãn so với giá, cung loại sản
phẩm này có thể thay thế bằng loại sản phẩm khác. Đặc điểm này là do đặc điểm của
sản xuất nông nghiệp và đặc điểm của tiêu dùng quyết định.
1.1.1.2. Vai trò của sản xuất hàng hóa nông sản
Nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với
các nước đang phát triển. Bởi vì:
- Các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Để phát triển kinh tế
và nâng cao phúc lợi cho nhân dân, Chính phủ cần có chính sách tác động vào lĩnh vực
nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn.
SVTH: Phan Thị Liểu

6


GVHD:TS Phan Văn Hòa


Khóa luận tốt nghiệp

- Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu, đổi lấy
lương thực, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị. Vì vậy hàng hóa nông sản
có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển.
- Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế . Để đáp
ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế việc tăng dân số ở khu vực ở khu vực thành
thành thị sẽ không đủ khả năng đáp ứng. Cùng với việc tăng nâng suất lao động trong
nông nghiệp, sự di chuyển dân số ở nông thôn ra thành thị sẽ là nguồn nhân lực đáp
ứng cho nhu cầu nông nghiệp hoá đất nước.
chế biến.

tế
H
uế

- Bên cạnh đó, nông nghiệp còn là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Theo Timmer-1988 ở giai đoạn bắt đầu phát triển nông nghiệp chiếm phần lớn
sản phẩm trong nước, tích luỹ chủ yếu từ nông nghiệp, nguồn thu của Nhà nước chủ

ại
họ
cK
in
h

yếu do các loại thuế đánh vào nông nghiệp.


+Giai đoạn nông nghiệp đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng một phần nguồn
thu từ nông nghiệp được đầu tư lại cho nông nghiệp (chủ yếu cho nghiên cứu và cơ sở
hạ tầng) sản lượng nông nghiệp tăng lên.

+Giai đoạn lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, nông nghiệp phải được liên kết
về thị trường lao động và tín dụng liên kết kinh tế thành thị-nông thôn, nông nghiệp
ngày càng phụ thuộc vào thị trường.

Đ

+Giai đoạn nông nghiệp dưới mức 20% của tổng lao động trong nước, nông
nghiệp còn được hỗ trợ bằng nhiều biện pháp linh hoạt của Nhà nước.
Để đạt được như vậy thì điều kiện đầu tiên quan trọng nhất là ta phải thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của nền
kinh tế quốc dân.
1.1.2. Lý thuyết về tiêu thụ hàng hóa nông sản
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn
đề trung tâm cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: sản xuất và kinh doanh
cái gì? Sản xuất và kinh doanh như thế nào? Và cho ai? Cho nên việc tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa cần được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
SVTH: Phan Thị Liểu

7


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

* Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồm

nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệp cần
thoả mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất hoặc tổ chức cung ứng
hàng hóa và cuối cùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích
cao nhất.
Do tiêu thụ hàng hóa là cả một quá trình gồm nhiều hoạt động khác nhau nhưng
có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, cho nên để tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng hóa
doanh nghiệp không những phải làm tốt mỗi khâu công việc mà còn phải phối hợp
nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia trực tiếp hay gián tiếp

tế
H
uế

vào quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp. Phối hợp nhịp nhàng
giữa các khâu kế tiếp có nghĩa là các khâu trong quá trình tiêu thụ hàng hóa không thể
đảo lộn cho nhau mà phải thực hiện một cách tuần tự nhau theo chu trình của nó.
Doanh nghiệp không thể tổ chức sản xuất trước rồi mới đi nghiên cứu nhu cầu thị

ại
họ
cK
in
h

trường, điều đó sẽ làm cho hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, cũng có
nghĩa không thể tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp phá sản.
* Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là hoạt động
bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàng
đồng thời thu tiền về.


Vậy tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh
nghiệp nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền thực hiện vòng chu chuyển vốn trong

Đ

doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu xã hội.
Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.2.1. Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm nông sản
Những đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông
nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, với sản phẩm nông
nghiệp và thị trường nông sản. Những đặc điểm đó là:
- Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng và khu
vực. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn chặt với điều
kiện tự nhiên mang tính chất vùng. Lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của các vùng
SVTH: Phan Thị Liểu

8


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản
xuất kinh doanh và tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm. Có sản phẩm chỉ
thích ứng với một vùng, thậm chí tiểu vùng và lợi thế tuyệt đối có được coi như là
những đặc điểm mà ở các vùng khác, khu vực khác không có. Đối với những sản
phẩm loại này có thể có nhưng hình thức và phương pháp tiêu thụ đặc biệt. Đối với
những loại sản phẩm khá phổ biến mà vùng nào cũng có thì phải có những hình thức

tiêu thụ thích hợp.
- Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến cung cầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản. Sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao vào

tế
H
uế

đầu vụ, cuối vụ và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ là một biểu hiện của
đặc điểm này. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm để đảm bảo cung cầu tương
đối ổn định là một yêu cầu cần được chú ý trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
- Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú và trở thành nhu cầu tối thiểu

ại
họ
cK
in
h

hàng ngày của mỗi người, với thị trường rất rộng lớn nên người tiêu dùng có thể lựa
chọn cho mình những sản phẩm nông nghiệp có tính đa dạng cao. Hơn nữa, nhu cầu
tiêu dùng càng được cải thiện.

1.1.2.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm nông sản
- Các sản phẩm nông nghiệp hầu hết là các sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn
ngày nên dễ bị hư hỏng. Vì vậy, vai trò của tiêu thụ hàng hóa tạo điều kiện lưu thông
các mặt hàng nông sản, tránh tình trạng gây thiệt hại cho những người dân.

Đ

- Tiêu thụ hàng hóa giúp những người nông dân đẩy mạnh quy mô sản xuất

nhằm nâng cao sản lượng và năng xuất các mặt hàng nông sản của các hộ.
- Tiêu thụ hàng hóa nông sản là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Tạo mối quan hệ tốt giữa cung – cầu. Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp cho thấy sức mạnh
to lớn trong lưu thông hàng hóa, tạo nên sự tin cậy cho những người tiêu dùng.
 Vì vậy, để sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ hết và lưu thông một cách dễ
dàng cần có một tổ chức hay một bộ máy đứng đầu nắm quyền lực để chỉ đạo, tạo con
đường đi riêng cho các mặt hàng nông sản một cách kịp thời và đúng quy định.

SVTH: Phan Thị Liểu

9


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.3. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ nấm rơm
Mỗi một hàng hóa được sản xuất ra đều có thị trường tiêu thụ của nó. Đối với các
hàng hóa nói chung và nấm rơm nói riêng. Nấm cần có một thị trường tiêu thụ ổn định
để quá trình sản xuất nấm được tiếp tục diễn ra. Vì vậy, sản xuất và tiêu thụ nấm rơm
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, sản xuất quyết định đến quá trình tiêu thụ
sản phẩm. Nếu quá trình sản xuất đạt kết quả tốt về mặt chất lượng và số lượng thì quá
trình tiêu thụ hay lưu thông sản phẩm gặp nhiều thuận lợi. Ngược lại, tiêu thụ nấm
nhiều hay ít cũng tác động trở lại đối với người sản xuất, khi sản phẩm được tiêu thụ
sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất. Biết được nhu cầu tiêu thụ của thị trường để sản xuất số

tế
H

uế

lượng nấm là bao nhiêu? Chất lượng như thế nào?
Một thị trường tiêu thụ tốt sẽ dẫn đến quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên và
đạt kết quả cao. Thị trường tiêu thụ tốt là thị trường có giá bán hợp lí, có người bán và
người mua trao đổi hàng hóa thường xuyên là liên tục, mang lại lợi ích cho người sản

ại
họ
cK
in
h

xuất nấm và người tiêu dùng.

Việc sản xuất nấm phục vụ cho tiêu dùng trong nước đang được chú trọng phát
triển sau nghề trồng lúa nước. Bênh cạnh đó, việc thúc đẩy sản xuất nấm và tìm thị
trường tiêu thụ ở nước ngoài là một vấn đề đang được Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển
Nông Thôn quan tâm. Làm thế nào để sản lượng nấm sản xuất ra ngày một tăng, bên
cạnh đó chất lượng nấm cũng phải được đảm bảo.

Vì vậy, để sản xuất nấm có thị trường tiêu thụ thuận lợi thì cần có các giải pháp

Đ

hỗ trợ giữa hai bên như là xây dựng cơ sở thu gom thuận lợi, có biện pháp bảo quản
nấm tránh tình trạng hư hỏng để nấm được lưu thông một cách dễ dàng. Đặc biệt, phát
triển và nhân rộng mô hình kênh phấn phối giúp cho quá trình tiêu thụ nấm diễn ra
nhanh chóng và rộng rãi. Tạo điều kiện để sản xuất nấm ngày một phát triển.
1.1.4. Vai trò của nấm rơm

1.1.4.1. Vai trò về kinh tế
Trong tất cả các loại nấm thì nấm rơm là đối tượng được các hộ nông dân chọn là
ngành sản xuất chính sau ngành trồng lúa. Nấm rơm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
so với các loại nấm khác bởi vì:

SVTH: Phan Thị Liểu

10


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

- Vốn đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản, công chăm sóc không nhiều nhưng giá trị
sản phẩm cao… là những ưu điểm nổi trội của mô hình trồng nấm rơm đang được
nhiều hộ sản xuất nông nghiệp áp dụng, bước đầu đã mang lại thành công.
- Có thể áp dụng cho những hộ gia đình có quy mô nhỏ hay lớn, chúng đều cho
năng suất cao.
- Sử dụng các nguyên liệu sẵn có hay các sản phẩm phụ của ngành nông nghiệp
như rơm rạ, mùn cưa…., các nguyên liệu này được sử dụng một cách dễ dàng. Giúp
tiết kiệm chị phí trồng nấm rơm.
- Giá trị xuất khẩu của nấm ngày một tăng lên khi mà những hộ nông dân đua
1.1.4.2. Vai trò dinh dưỡng

tế
H
uế

nhau trồng nấm, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

Nấm rơm là loại nấm giàu dinh dưỡng. Nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP,
D, E, C và chứa 7 loại a-xít amin, nấm rơm là món ăn trị nhiều bệnh là loại quen thuộc,

Đ

ại
họ
cK
in
h

nhất là các làng quê vì thường được sử dụng làm thực phẩm.

Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất
đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các
vitamine A, B1, B2, C, D, PP… Cứ 100g nấm rơm tươi cho cơ thể 31 calorie.
Trong 100g nấm rơm khô chứa đạm tới 21 – 37g đạm (đặc biệt thành phần đạm
chứa hàm lượng cao lại đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp
được, còn hơn cả thịt bò và đậu tương), chất béo 2,1 – 4,6g, bột đường chiếm

SVTH: Phan Thị Liểu

11


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

9,9g, chất xơ 21g, các yếu tố vi lượng là Ca, Fe, P và các vitamin A, B1, B2, C, D,

PP…Nhờ giàu thành phần dinh dưỡng như vậy, nên nó là nguồn sử dụng để chế biến
thành thực phẩm chức năng, làm món ăn thuốc trong việc hỗ trợ trị liệu nhiều bệnh tật
như các chứng rối loạn chuyển hóa, nội tiết như béo phì, rối loạn lipid máu, xơ vữa
động mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường, thiếu máu..
Nấm rơm có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.…
Đông y cũng cho rằng nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ (Tỳ là
một cơ quan đặc nằm bên trái của vị (dạ dày) có chức năng hấp thu và vận chuyển chất
dinh dưỡng), ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng, có khả năng kháng ung

tế
H
uế

thư và làm hạ cholesterol máu. Nên trong những ngày hè oi bức thật sự là những món
ăn khoái khẩu và bổ dưỡng cho sức khỏe nhờ giàu dinh dưỡng và giàu dược tính.
Chính vậy nấm rơm được sử dụng trị liệu hiệu quả nhiều bệnh chứng.
1.1.4.3. vai trò của nấm rơm trong vấn đề bảo vệ môi trường

ại
họ
cK
in
h

Các sản phẩm phụ của ngành trồng lúa như rơm, rạ sau thu hoạch thay vì trước
đây, các hộ nông dân thường đốt rải rác ở khắp các đồng ruộng hay ném xuống sông
gây ko những gây tắc nghẽn sông hồ mà còn làm ô nhiễm môi trường.
Nhưng bây giờ, xu hướng đốt rơm đã thay đổi, thay vào đó là người dân chủ
động thu gom rơm, rạ để sản xuất ra nấm rơm. Phương pháp này không những cải
thiện được môi trường mà còn giúp các hộ nông dân có thêm công ăn việc làm, tăng

thu nhập. Đảm bảo cuộc sống no ấm.

Đ

1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nấm rơm

• Giá trị sản xuất nông nghiệp( GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và
dịch vụ được sáng tạo ra trong nồn nghiệp trong 1 thời gian nhất định. Thường là trong
1 năm.
Công thức: GO = P*Q
Trong đó: P là giá của sản phẩm
Q là khối lượng sản phẩm
• Chi phí trung gian( IC): Là một bộ phận cấu thành của sản xuất bao gồm
những chi phí vâth chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Chi phí trung
SVTH: Phan Thị Liểu

12


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

gian trong sản xuất nông nghiệp bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ
mua hoặc thuê ngoài( không tính khấu hao).
Công thức: Chi phí trung gian (IC) = chi phí vật chất + chi phí dịch vụ
• Giá trị gia tăng hay giá trị gia tăng thêm( VA): Là chỉ tiêu phản ánh những
phần giá trị do lao động sáng tạo trong 1 thời kì nhất định. Đó chính là 1 bộ phận còn
lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian.

Công thức: VA = GO – IC
• Thu nhập hỗn hợp( MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi trừ đi
khấu hao và thuế.
Công thức: MI = VA – Thuế - khấu hao

tế
H
uế

• Năng suất( N): Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị diện tích gieo trồng trong 1 lứa
sản xuất được bao nhiêu kg nấm. Do đặc điểm sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra
được tiến hành trong vòm nấm. Một vòm có thể sản xuất được nhiều lứa nấm nên ta có
thể tính ra năng suất là:

ại
họ
cK
in
h

Công thức: N = Q/S

Trong đó: N là năng suất

S là diện tích( số lứa nấm)
Q là sản lượng

• Hiệu quả chi phí gia tăng theo giá trị gia tăng( VA/IC): Chỉ tiêu này mang
tính tổng hợp cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng
giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn.


Đ

• Hiệu quả chi phí gia tăng theo giá trị sản xuất( GO/IC): Chỉ tiêu này cho
biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
• Hiệu quả chi phí gia tăng theo thu nhập hỗn hợp( MI/IC): Chỉ tiêu này cho
biết việc bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
1.1.6. Đặc điểm sinh học và điều kiện sống của nấm rơm
1.1.6.1. Đặc điểm sinh học của nấm rơm
 Đặc điểm hình thái của nấm rơm
- Nấm thường mọc trên rơm rạ mục nên có tên thông dụng là nấm rơm.
- Nấm rơm là loại nấm ưa nhiệt, nên nấm rơm được trồng chủ yếu vào mùa nắng,
nóng.
SVTH: Phan Thị Liểu

13


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

- Nấm rơm có nhiều màu sắc khác nhau: màu xám, xám trắng, xám đen,...
- Nấm rơm là một loại nấm ăn rất ngon và giàu chất dinh dưỡng.
 Các nguồn dinh dưỡng cho nấm rơm
a. Chất đường
Trong quá trình sống, nấm rơm cần nguồn đường rất lớn, đường là thành phần
chính để cấu trúc nên sợi nấm và quả thể nấm rơm.
b. Chất đạm
Chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình sống của

nấm rơm.

tế
H
uế

Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm, chúng ta thường bổ sung nguồn đạm dưới
dạng các hợp chất vô cơ vì đơn giản dễ bổ sung, dễ mua ngoài thị trường, giá thành rẻ.
c. Chất khoáng và vitamin

Nấm rơm còn cần được cung cấp một số nguyên tố khoáng và vitamin để quá
d. Nước

ại
họ
cK
in
h

trình sinh trưởng và phát triển.

Nước là thành phần cơ bản trong tế bào sợi nấm và quả thể nấm, thường chiếm
80 – 90% trọng lượng quả thể nấm. Do vậy trong quá trình trồng nấm rơm cần cung
cấp đủ nhu cầu nước cho nấm sinh trưởng và phát triển.
1.1.6.2. Điều kiện sống của nấm rơm

 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng và phát triển

Đ


của nấm rơm.

a. Nhiệt độ

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của
nấm rơm.
- Trong giai đoạn nuôi sợi:
+ Nhiệt độ thích hợp: 35 – 400C.
+ Nhiệt độ dưới 300C: sợi nấm sinh trưởng yếu.
+ Nhiệt độ trên 450C: sợi nấm sẽ chết.
- Trong giai đoạn hình thành quả thể:
+ Nhiệt độ thích hợp: 30 – 320C.
SVTH: Phan Thị Liểu

14


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp

+ Nhiệt độ từ 20 - 250C: đinh ghim nấm bị chết sau 12 giờ.
+ Nhiệt độ dưới 150C và trên 450C: quả thể không hình thành.
b. Độ ẩm
- Độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hệ sợi và hình thành quả thể
nấm rơm.
- Trong giai đoạn nuôi sợi nấm rơm:
+ Độ ẩm cơ chất thích hợp cho sợi nấm sinh trưởng: 70 – 75%.
+ Độ ẩm môi trường không khí: 70 – 80%.
- Trong giai đoạn hình thành quả thể:


tế
H
uế

+ Độ ẩm cơ chất thích hợp cho sự hình thành quả thể: 65 – 70%.
+ Độ ẩm môi trường không khí thích hợp: 85 – 95%.

+ Nếu độ ẩm không khí thấp hơn 60% hoặc trên 95%: gây chết toàn bộ đinh
ghim, quả thể nấm do bị mất nước hoặc thối rữa.

ại
họ
cK
in
h

c. Độ pH

pH cơ chất thích hợp cho sợi nấm sinh trưởng và phát triển là pH trung tính
khoảng 7,0 – 7,5. Khi pH cơ chất ngả sang độ chua (pH < 6) hoặc chuyển sang kiềm
(pH > 9) sợi sinh trưởng yếu, quả thể nấm rơm không hình thành.
d. Ánh sáng

Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm, tùy từng giai đoạn chúng ta cần cung cấp
ánh sáng cho thích hợp:

Đ

- Trong giai đoạn nuôi sợi nấm rơm: không cần ánh sáng, nếu cường độ ánh sáng

cao có thể đình chỉ các quá trình sinh trưởng và gây chết sợi nấm.
- Trong giai đoạn hình thành quả thể nấm rơm: cần ánh sáng khuếch tán nhằm
kích thích sự hình thành và phát triển của quả thể đồng thời điều chỉnh màu sắc của
quả thể nấm.
e. Độ thông thoáng
- Độ thông thoáng là phản ánh lượng oxy trong môi trường không khí. Trong giai
đoạn hình thành quả thể cần độ thông thoáng cao hơn giai đoạn nuôi sợi.
- Quả thể nấm càng lớn yêu cầu độ thông thoáng càng cao, do cần nhiều oxy cho
quá trình hô hấp.
SVTH: Phan Thị Liểu

15


GVHD:TS Phan Văn Hòa

Khóa luận tốt nghiệp
 Chu kì sống của nấm rơm
Quá trình tạo thành quả thể nấm rơm gồm 6 giai đoạn


Đầu đinh ghim (nụ nấm)



Hình nút nhỏ



Hình nút




Hình trứng



Hình chuông (kéo dài).



Trưởng thành (nở xòe).

Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng (10-12 ngày).

tế
H
uế

Những ngày đầu nấm nhỏ như hạt tấm có màu trắng (giai đoạn đinh ghim), 2-3 ngày
sau lớn rất nhanh bằng hạt ngô, quả táo, quả trứng (giai đoạn hình trứng), lúc trưởng
thành (giai đoạn phát tán bào tử) trông giống như một chiếc ô dù, có cấu tạo thành các
phần hoàn chỉnh.

ại
họ
cK
in
h


1.1.7. Kỹ thuật trồng nấm rơm

Nấm rơm cũng là một loại thực phẩm phổ biến, nhưng để có những thành
phẩm nấm tươi cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng thì phải trải qua rất nhiều công đoạn,
quy trình.

 Các giai đoạn sản xuất nấm rơm

a. Xử lý nguyên liêu (ủ) : Rơm rạ khô, không bị mốc, không còn mùi thuốc trừ
sâu được ngâm trong nước vôi loãng ( 4 kg vôi tôi/m3nước) cho đủ ẩm, có màu vàng.

Đ

Để rơm ráo nước, rồi chất đống ủ có kệ lót cách mặt đất 20 cm, có cọc thông khí ở
giữa, xung quanh quây nilon, để hở phía trên, có mái che cao trên nóc để tránh mưa.
Kích thước đống ủ : Dài 1,5m, rộng 1,5 m, cao 1,5 m. Một đống ủ đảm bảo tối thiểu từ
300 kg rơm rạ trở lên. Nếu lượng rơm nhiều hơn ta kéo dài đống ủ, chiều cao, chiều
rộng giữ nguyên. Xung quanh đống ủ được che nilon để hở chân và nóc đống ủ.
Đảo rơm: Sau khi ủ rơm 3 ngày, kiểm tra nhiệt độ đống ủ từ 65 – 700 C là
được. Giũ tơi rơm, chỉnh độ ẩm, dùng tay vắt chặt rơm, nếu thấy chỉ có nước chảy
nhỏ giọt như huyết thanh là vừa. Nếu nước chảy thành dòng là rơm còn ướt phải tãi
rộng cho bay bớt hơi nước ; nếu vắt rơm không có nước là khô, phải dùng phun bổ
sung nước. Đảo xếp rơm vào đống ủ, đảo từ trên xuống dưới, trong ra ngoài cho đều.
SVTH: Phan Thị Liểu

16


×