Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Ứng dụng phần mềm CHMA đo lường văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần dệt may huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 134 trang )

i
Đạ
ng
ườ
Tr

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

cK
họ

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CHMA

ĐO LƯỜNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

inh

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

tế
ih

Đạ
Giảng viên hướng dẫn


Đặng Võ Ngọc Bích

PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

Lớp: K46B QTKD Thương mại

ế

Huế, tháng 5 năm 2016

Hu

Niên khóa: 2012 - 2016

ọc

Sinh viên thực hiện:


i
Đạ
ng
ườ
Tr

Lôøi Caûm Ôn

inh

cK

họ

Để khóa luận đạt kết quả tốt đẹp, trước hết tôi xin gửi tới các thầy
cô khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Huế lời chúc sức
khỏe, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ
chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn, đến
nay tôi đã có thể hoàn thành bài khóa luận, đề tài: “Ứng dụng phần mềm
CHMA đo lường văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Dệt
May Huế”.
Để có kết quả này tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
thầy giáo - PGS.TS Nguyễn Tài Phúc đã quan tâm giúp đỡ, hướng
dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận này trong thời gian qua.
Không thể không nhắc tới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo công ty
cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị Phòng nhân sự, đã tạo điều
kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Dệt
May Huế.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế
của một sinh viên thực tập khóa luận này không thể không tránh những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy
cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn
công tác thực tế sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Đặng Võ Ngọc Bích.

tế

ih


Đạ

ọc

ế

Hu


i
Đạ
ng
ườ
Tr

MỤC LỤC
Trang

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3

cK
họ

PHẦN II:NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ PHẦN
MỀM CHMA .................................................................................................................8

1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................8
1.1.1. Doanh nghiệp.........................................................................................................8

inh

1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp.....................................................................................8
1.1.1.2. Các quan điểm về doanh nghiệp.........................................................................8
1.1.2. Văn hoá................................................................................................................11
1.1.2.1. Khái niệm văn hoá............................................................................................11

tế

1.1.2.2. Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của xã hội ........................................12
1.1.3. Văn hoá doanh nghiệp .........................................................................................14

Đạ

1.1.3.1. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp .....................................................................14
1.1.3.2. Các giai đoạn hình thành của văn hoá doanh nghiệp .......................................15

ih

1.1.3.3. Cấu trúc của văn hoá doanh nghiệp..................................................................17
1.1.3.4. Các đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp.........................................................20
1.1.3.5. Tác động của VHDN đến sự phát triển của tổ chức.........................................22

ọc

1.1.4. Công cụ đo lường văn hoá doanh nghiệp CHMA ...............................................28
1.1.4.1 Sơ lược về phần mềm CHMA ...........................................................................28


Hu

1.1.4.2. Các kiểu mô hình văn hóa doanh nghiệp .........................................................32
1.2. Thực trạng nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp một số Công ty..............................40
1.2.1. Tập đoàn Vinamilk ..............................................................................................40

ế

1.2.2. Tập đoàn Kinh Đô ...............................................................................................41


i
Đạ
ng
ườ
Tr

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CHMA ĐO LƯỜNG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN DỆT MAY HUẾ...........................43
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Dệt May Huế.........................................................43
2.1.1. Giới thiệu công ty ................................................................................................43
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh............................................................................................45
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh chính.............................................................................45
2.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức ........................................................................................45
2.1.5. Kết quả kinh doanh..............................................................................................47

cK
họ


2.1.6. Tình hình nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Dệt May Huế...........................49
2.2. Ứng dụng phần mềm CHMA đo lường VHDN tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế .52
2.2.1. Văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Dệt May Huế...................................52
2.2.1.1. Đối với nhóm yếu tố giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược:...........................52
2.2.1.2. Đối với nhóm yếu tố chuẩn mực, nghi lễ, lịch sử doanh nghiệp......................53
2.2.1.3. Đối với nhóm không khí và phong cách quản lý doanh nghiệp.......................55

inh

2.2.2. Đặc điểm mẫu điều tra.........................................................................................58
2.2.3. Đánh giá của CBCNV về các yếu tố cấu thành VHDN tại Công ty Cổ phần
Dệt May Huế .................................................................................................................60

tế

2.2.3.1. Đánh giá của CBCNV về nhóm giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược ..........60
2.2.3.2. Đánh giá của CBCNV về nhóm yếu tố chuẩn mực, nghi lễ, lịch sử doanh

Đạ

nghiệp ............................................................................................................................65
2.2.3.3. Đánh giá của CBCNV về nhóm không khí và phong cách quản lý của doanh
nghiệp ............................................................................................................................68

ih

2.3 Đo lường loại hình văn hoá trong doanh nghiệp bằng phần mềm CHMA .............73
2.3.1. Kiểu văn hóa doanh nghiệp hiện tại của Công ty Cổ phần Dệt May Huế ..........77

ọc


2.3.2. Kiểu văn hóa doanh nghiệp mong muốn của Công ty Cổ phần Dệt May Huế ...80
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VĂN HÓA

Hu

TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ ....................................................82
3.1. Một số định hướng phát triển chung của Công ty trong thời gian sắp tới..............82
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp trong Công ty Cổ phần Dệt

ế

May Huế ........................................................................................................................83


i
Đạ
ng
ườ
Tr

3.2.1. Căn cứ đưa ra giải pháp .......................................................................................83
3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp trong Công ty Cổ phần Dệt
May Huế ........................................................................................................................84
3.2.2.1. Hoàn thiện văn hóa kiểu gia đình hay văn hóa cộng đồng...............................84
3.2.2.2. Củng cố văn hóa thứ bậc ..................................................................................85
3.2.2.3. Phát triển văn hóa thị trường và tăng cường văn hóa riêng biệt ......................85
3.2.2.4. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá năng lực nhân viên ...........................86
3.2.2.5. Nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết và ý thức tuân thủ VHDN cho các


cK
họ

thành viên trong công ty ................................................................................................86
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................88
1. Kết luận......................................................................................................................88
2. Kiến nghị ...................................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................92
PHỤ LỤC

inh
tế
ih

Đạ
ọc
ế

Hu


i
Đạ
ng
ườ
Tr

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VHDN


: Văn hóa doanh nghiệp

VH

: Văn hóa

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

HT

: Hiện tại

cK
họ
MM

: Mong muốn

inh
tế
ih

Đạ
ọc
ế

Hu



i
Đạ
ng
ườ
Tr

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Quy ước các kí hiệu trong bảng câu hỏi. ...........................................................4
Bảng 2: Cơ cấu mẫu điều tra. ..........................................................................................5
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Dệt May Huế (2013- 2015) ...........48
Bảng 4: Tình hình nhân sự công ty ...............................................................................51
Bảng 5: Mô tả mẫu điều tra ...........................................................................................58
Bảng 6: Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá giữa các nhóm CBCNV đối

cK
họ

với các yếu tố thuộc nhóm giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược .................62
Bảng 7 :Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá giữa các nhóm CBCNV đối với
các yếu tố thuộc nhóm chuẩn mực, nghi lễ, lịch sử doanh nghiệp .................66
Bảng 8: Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá giữa các nhóm CBCNV đối với
các yếu tố thuộc nhóm không khí và phong cách quản lý của doanh nghiệp .70

inh

Bảng 9: Giá trị trung bình các mô tả trong phần mềm CHMA .....................................74


tế
ih

Đạ
ọc
ế

Hu


i
Đạ
ng
ườ
Tr

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1: Quy trình nghiên cứu..........................................................................................7
Hình 2: Bốn góc phần tư C-H-M-A. .............................................................................29
Hình 3: Góc phần tư thứ nhất. .......................................................................................29
Hình 4: Góc phần tư thứ hai. .........................................................................................30
Hình 5: Góc phần tư thứ ba. ..........................................................................................30
Hình 6: Góc phần tư thứ bốn. ........................................................................................31

cK
họ

Hình 7: Hình vẽ minh họa các khuynh hướng VHDN ..................................................32
Hình 8: Sơ đồ bộ máy tổ chức .......................................................................................46


inh
tế
ih

Đạ
ọc
ế

Hu


i
Đạ
ng
ườ
Tr

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Thống kê kết quả đánh giá của CBCNV về các yếu tố giá trị, tầm
nhìn, sứ mệnh, chiến lược ..........................................................................61

Biểu đồ 2: Thống kê kết quả đánh giá CBCNV về các yếu tố chuẩn mực, nghi
lễ, lịch sử doanh nghiệp .............................................................................65

Biểu đồ 3: Thống kê kết quả đánh giá của CBCNV về các yếu tố không khí và
phong cách quản lý của doanh nghiệp .......................................................69

cK

họ

Biểu đồ 4 : Mô hình VHDN tại Công Cổ phần Dệt May Huế ......................................77
Biểu đồ 5: Kiểu văn hóa doanh nghiệp hiện tại ............................................................77
Biểu đồ 6: Kiểu văn hóa doanh nghiệp tương lai. .........................................................80

inh
tế
ih

Đạ
ọc
ế

Hu


i
Đạ
ng
ườ
Tr
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định:

“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội.” Chúng ta phải làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực
của đời sống, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Vì vậy văn hóa doanh nghiệp được coi là
nguồn lực nội sinh, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt kết nối mọi thành viên, mọi phòng ban

cK
họ

trong công ty tạo thành một khối vững chắc, giúp doanh nghiệp vượt qua mọi khó
khăn, giúp doanh nghiệp vượt qua mọi sóng gió trên con đường hội nhập và phát triển
bền vững.

Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận, coi lợi nhuận
như một tiêu chuẩn duy nhất để tồn tại, không quan tâm đến việc xây dựng “văn hóa

inh

doanh nghiệp”. Từ đó dẫn đến lương tâm, phẩm giá của người lao động bị giảm sút,
làm ăn kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, trình độ quản lý, kinh
doanh kém, cạnh tranh không lành mạnh, không trả lương, trả lương cho người lao

tế

động không đúng thời hạn, làm cho người lao động không hứng thú làm việc, không
gắn bó với doanh nghiệp. Tất cả điều ấy cho thấy các doanh nghiệp chưa thực sự hình

Đạ


thành cho mình một văn hóa doanh nghiệp.

Chính vì lẽ trên, vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên hết sức cần thiết
trong điều kiện hiện nay. Mỗi doanh nghiệp phải tự xây cho mình một nền văn hóa

ih

phù hợp. Có như vậy mới có thể tạo ra được giá trị riêng cho doanh nghiệp thích ứng
với nhu cầu cạnh tranh và có sức sống. Văn hóa doanh nghiệp không phải được xây

ọc

dựng trong 1 hay 2 năm mà cần có định hướng và mục tiêu lâu dài. Có thể nói rằng
văn hóa doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại
khi doanh nghiệp không còn nữa.

Hu

Và phần mềm CHMA được xem là công cụ đo lường văn hóa trong doanh

nghiệp do Tiến sĩ Trịnh Quốc Trị sau 16 năm nghiên cứu và xây dựng nhằm giúp

ế

doanh nghiệp biết được mình thuộc kiểu văn hóa hiện tại và kiểu văn hóa mong muốn

SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

1



i
Đạ
ng
ườ
Tr
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

trong tương lại. Để từ đó doanh nghiệp có thể định hình và phát triển một cách nghiêm
túc, chuyên nghiệp thì nó có thể sống mãi với thời gian, đồng hành cùng sự lớn lên và
phát triển của doanh nghiệp.
Để công ty cổ phần Dệt may Huế cũng như toàn ngành dệt may ngày càng phát

triển có thể đạt được những mục tiêu trong những năm tới thì ngoài việc tăng cường
quản lý thu mua, sản xuất hay dự trự thì một việc làm hết sức quan trọng là phải xây
dựng cho chính doanh nghiệp một hệ thống văn hóa doanh nghiệp tốt, tạo ra một môi
trường làm việc lý tưởng và tác động đến thái độ tích cực của nhân viên để có thể đủ
sức thu hút và giữ chân nhân viên có chất lượng, đặc biệt nhân viên có trí thức, là chất

cK
họ

xám của toàn bộ công ty. Xuất phát từ đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Ứng dụng
phần mềm CHMA đo lường văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Dệt May
Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung


inh

Đề tài tập trung vào ứng dụng mô hình CHMA để nghiên cứu thực trạng văn hóa
doanh nghiệp và đưa ra giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
tại công ty cổ phần Dệt May Huế.

tế

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp và phần mềm
CHMA để đo lường văn hóa doanh nghiệp.

Đạ

- Đánh giá công nhân viên về 3 yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp: nhóm
yếu tố giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược; nhóm yếu tố chuẩn mực, nghi lễ, lịch sử

ih

doanh nghiệp và nhóm yếu tố không khí,phong cách quản lý trong doanh nghiệp.
- Đo lường văn hóa doanh nghiệp hiện tại bằng phần mềm CHMA và mong
muốn trong tương lai ở công ty.

ọc

- Đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển văn hóa
trong Công ty Cổ phần Dệt May Huế trong thời gian tới.


3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần dệt may Huế.

ế

- Đối tượng điều tra: công nhân viên làm việc tại công ty cổ phần dệt may Huế.
SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

2


i
Đạ
ng
ườ
Tr
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Công ty cổ phần Dệt May Huế.
Phạm vi thời gian: Khóa luận được thực hiện từ 1/2016 đến 5/2016.
Để đảm bảo tính cập nhật tài liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vi thời gian


03 năm trở lại đây từ 2013 đến 2016.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
 Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau.

cK
họ

Thu thập thông tin về công ty, cơ cấu tổ chức, tình hình lao động, tình hình sản
xuất kinh doanh. Các chính sách, biện pháp tạo dựng VHDN của ngành và công ty... từ
các phòng ban của Công ty.

Các giáo trình về VHDN, các nghiên cứu về VHDN để lấy cơ sở lý thuyết cho đề
tài nghiên cứu.

inh

Một số công trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp đại học. Tuy đó không phải là
các nghiên cứu có mục tiêu nghiên cứu giống với các mục tiêu mà nghiên cứu đang
tiến hành nhưng về cơ bản đã có được nhiều thông tin tham khảo có giá trị để xây
dựng định hướng nghiên cứu.

tế

Ngoài ra, còn thu thập rất nhiều thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu từ
Internet, nhưng do tính tin cậy không cao nên sủ dụng với mục đích tham khảo.

phần Dệt May Huế.


Tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi.
 Thiết kế bảng hỏi:

ih

4.2 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Đạ

 Dữ liệu sơ cấp: tiến hành phát bảng hỏi đối với công nhân viên tại công ty cổ

ọc

Bảng hỏi dùng trong nghiên cứu “Ứng dụng phần mềm CHMA đo lường văn
hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Dệt May Huế” dựa trên phần mềm KMC-

của Tiến sĩ Trịnh Quốc Trị.

Hu

CHMA được KMCsoft viết trên cơ sở nghiên cứu 16 năm về Văn Hoá Doanh Nghiệp

Để xây dựng được bảng hỏi, tác giả đã dựa vào 6 yếu tố then chốt cấu thành nên

SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

ế

văn hóa doanh nghiệp đó là:


3


i
Đạ
ng
ườ
Tr
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

- Đặc tính nổi trội của doanh nghiệp.
- Nhà nước với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Nhân viên trong doanh nghiệp.
- Chất keo gắn kết mọi người với nhau trong doanh nghiệp.
- Chiến lược tập trung của doanh nghiệp.
- Tiêu chí thành công của doanh nghiệp.
Bảng hỏi có 24 câu hỏi về 3 nhóm yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp của

Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

cK
họ

Nhóm giá trị cốt lõi: bao gồm 9 câu, tập trung làm rõ nhận thức các nhận viên về
tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh và niềm tin của Công ty.
Nhóm yếu tố chuẩn mực: bao gồm 5 câu, tập trung làm rõ nhận thức của nhân
viên về đạo đức kinh doanh, lịch sử hình thành và phát triển, người sáng lập và các thế
hệ lãnh đạo, các nghi lễ nội bộ và các sự kiện tổ chức bên ngoài.

Nhóm không khí và phong cách quản lý của doanh nghiệp:bao gồm 10 câu, tập

inh

trung làm rõ nhận thức của nhân viên về hệ thống quản lý, phong cách quản lý của
người lãnh đạo và bầu không khí làm việc trong công ty.
Trong mỗi yếu tố sẽ có 4 câu hỏi liên quan đến sự phối hợp của 4 yếu tố tạo thành

tế

văn hóa doanh nghiệp là C, H, M, A. Sử dung thang đo điểm 10 nhằm đánh giá mức độ
đồng ý của nhân viên về văn hoá hiện tại và mong muốn.Căn cứ vào thang đo này, người
được hỏi sẽ đưa ra đánh giá của mình cho từng phát biểu được nêu trong bảng hỏi.

Đạ

Bảng 1: Quy ước các kí hiệu trong bảng câu hỏi.
Các kiểu văn hóa doanh nghiệp.

C

Kiểu gia đình, có cha mẹ, anh chị em yêu thương gắn bó. Nơi doanh
nghiệp hướng nội và linh hoạt.

Kiểu thứ bậc, tôn ti trật tự. Có cấp trên dưới làm việc theo quy trình hệ

ọc

H


ih

Ký Hiệu

thống chặt chẽ, kỹ luật. Nơi doanh nghiệp hướng nội và kiểm soát.
M

Kiểu thị trường có thủ lĩnh, lao ra thị trường tập trung giành chiến

A

Hu

thắng. Nơi doanh nghiệp hướng ngoại và kiểm soát.

Kiểu sáng tạo, người quản lý giàu trí tưởng tượng, đổi mới cải tiến
liên tục. Nơi doanh nghiệp hướng ngoại và linh hoạt.

ế

SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

4


i
Đạ
ng
ườ
Tr

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

Bảng câu hỏi sơ bộ được điều chỉnh thông qua phỏng vấn thử 20 nhân viên xem

họ có hiểu đúng từ ngữ, ý nghĩa và mục đích của câu hỏi không, họ có đồng ý cung
cấp những thông tin được hỏi hay không. Sau khi được điều chỉnh ở bước này, bảng
hỏi được sử dụng cho công việc phỏng vấn chính thức.
4.3. Phương pháp chọn mẫu
 Xác định cỡ mẫu:

Cỡ mẫu ít nhất là phải gấp 4 hoặc 5 lần số biến trong bảng hỏi để đảm bảo ý

nghĩa nghiên cứu. Vì vậy, với số lượng biến là 24 thì chúng ta cần phải có ít nhất là

150 mẫu.

cK
họ

120 mẫu điều tra. Để tránh sai sót trong quá trình điều tra nên đề tài tiến hành phát
 Phương pháp chọn mẫu:

Kết hợp chọn mẫu phân tầng tỷ lệ và chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Việc chọn
mẫu ngẫu nhiên phân tầng và đơn giản đảm bảo tính đại điện của tổng thể cũng như

inh

phù hợp với đối tượng điều tra khảo sát của nghiên cứu.

Chọn mẫu phân tầng: Các công nhân viên của công ty cổ phần Dệt May Huế
được chia thành khối công nhân và nhân viên. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn có tỉ lệ
các loại nhân viên theo tiêu chí này tương ứng với tỉ lệ của tổng thể.

tế

Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: sau khi phân tầng thành công nhân và nhân viên.
Chọn đơn vị mẫu ngẫu nhiên bằng cách sử dụng phương pháp “bốc thăm”. Cụ thể:

mỗi bộ phận (người)
3580

Gián tiếp

376

Tỷ lệ (%) công-nhân

Số lượng

viên trong tổng thể

(người)

90,5

135

ọc


Trực tiếp

Cơ cấu mẫu

ih

Cơ cấu công - nhân viên

Công-nhân viên của

Đạ

Bảng 2: Cơ cấu mẫu điều tra.

9,5

15

(Nguồn: Phòng nhân sự.)

Hu

4.4. Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp sử dụng các kĩ thuật kinh tế lượng nhằm kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.

ế

SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích


5


i
Đạ
ng
ườ
Tr
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

Đặc biệt là có sự hỗ trợ của phần mềm CHMA của tiến sĩ Trịnh Quốc Trị để đo

lường văn hóa doanh nghiệp.
a. Thống kê mô tả.

 Dùng để trình bày, so sánh các đặc điểm mẫu. Và các đánh giá của nhân viên

về các tiêu chí đưa ra.

 Thống kê tần số, tần suất.
 Tính toán giá trị trung bình

b. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của nhân viên theo các đặc điểm cá nhân.

cK
họ


Ta dùng kiểm định ANOVA để kiểm định xem có sự khác nhau không trong
đánh giá của các thành viên đang làm việc tai Công ty có đặc điểm về độ tuổi,vị trí làm
việc, thời gian công tác, trình độ học vấn.
Cặp giả thuyết:

 H0 : Có sự khác biệt về cách đánh giá các yếu tố VHDN của các nhóm đối
tượng khác nhau.

inh

 H1 :Không có sự khác biệt về cách đánh giá các yếu tố VHDN của các nhóm
đối tượng khác nhau.

Mức ý nghĩa kiểm định là 95%

tế

 Nếu Sig <0.05: Bác bỏ giả thiết H0

 Nếu Sig >0.05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0

Đạ

c. Đánh giá loại hình văn hoá trong doanh nghiệp.

Thông qua đánh giá của các thành viên đang làm việc tại Công ty chúng ta tính ra
được giá trị trung bình từng mô tả. Sau đó sử dùng phầm mềm CHMA để đánh giá

ih


xem Công ty cổ phần Dệt may Huế thuộc loại hình văn hoá nào sau đây:
C: Kiểu gia đình ( hướng nội và linh hoạt).

M: Kiểu thị trường ( hướng ngoại và kiểm soát).

4.5. Thiết kế nghiên cứu

Hu

A: Kiểu sáng tạo ( hướng ngoại và sáng tạo).

ọc

H: Kiểu thứ bậc, tôn ti trật tự ( hướng nội và kiểm soát).

Tổng hợp lại các bước đã nêu trên, chúng ta có thể tóm tắt quy trình nghiên cứu

SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

ế

của đề tài như sau:

6


i
Đạ
ng
ườ

Tr
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc
Hình 1: Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu

Lựa chọn mô hình và thang đo nghiên cứu

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng

cK
họ

Xác định mô hình và thang đo chính thức

Thu thập dữ liệu cần thiết

inh

Kiểm định thang đo và phân tích dữ liệu

Kết luận và kiến nghị

tế
ih

Đạ

ọc
ế

Hu

SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

7


i
Đạ
ng
ườ
Tr
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

PHẦN II:NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ
PHẦN MỀM CHMA

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Doanh nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp


cK
họ

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện ổn định các hoạt động
kinh doanh và thu lợi nhuận.

Hiện nay ở Việt Nam có 6 loại hình doanh nghiệp đó là; doanh nghiệp Nhà nước,
công ty liên doanh, công ty TNHH, công ty Cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã

inh

và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.1.1.2. Các quan điểm về doanh nghiệp

a. Sự ngự trị của máy móc – Doanh nghiệp được xem như một cỗ máy

tế

Doanh nghiệp được xem như một cỗ máy với con người là một bộ phận, chi tiết
nên nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của họ đều rõ ràng, sự phân công chuyên môn

Đạ

hoá là hết sức chặt chẽ để phục vụ cho mục tiêu chung. Mối quan hệ giữa những người
đều mang tính chính thức. Mỗi người, mỗi vị trí, mỗi hành động đều được chuẩn
hoá.Việc của người nào trong tổ chức phải do người đó thực hiện theo hướng chuyên

ih


môn hoá không thể xáo trộn bất thường. Nếu một người nào đó, do sự cố không tham
gia vào doanh nghiệp nữa, thì người đứng đầu doanh nghiệp có thể thay thế anh ta

ọc

bằng bất kỳ ai đạt đủ các tiêu chuẩn tương đương.

Các mục tiêu của doanh nghiệp phải cố định và hiệu quả của sản xuất phải rất
cao. Kế hoạch đặt ra cho doanh nghiệp là chuẩn xác, việc kiểm tra thực hiện kế hoạch

Hu

cũng thuận tiện rõ ràng. Một người trong doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì cả
doanh nghiệp chịu ảnh hưởng theo, do đó mọi người trong doanh nghiệp phải làm tốt

SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

ế

nhiệm vụ mà mình đảm nhận.

8


i
Đạ
ng
ườ
Tr
Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

b. Sự can thiệp của giới tự nhiên- Doanh nghiệp được coi là một cơ thể sống
Doanh nghiệp là một hệ thống tồn tại trong một môi trường rộng lớn hơn nhằm

thực hiện những mục tiêu khác nhau. Là một hệ thống mở, doanh nghiệp được nhìn
nhận như các quá trình liên tục hơn là một tập hợp các bộ phận. Khi các quá trình cơ
bản hoạt động lâu dài thì hệ thống sẽ tồn tại. Trong quá trình hoạt động tổ chức phải
đảm bảo được sự cân bằng bên trong và với bên ngoài, phải không ngừng củng cố và
phát triển mối liên hệ với các tổ chức khác.
Doanh nghiệp là một cơ thể sống nên phải được đáp ứng những nhu cầu để tồn

cK
họ

tại và phát triển. Quan điểm này coi tồn tại là mục tiêu đầu tiên mà bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng phải đạt được để thực hiện sứ mệnh của mình. Như vậy, người đứng
đầu phải chăm lo xử lý lợi ích, nhu cầu của doanh nghiệp mình và họ có nhiệm vụ
phân phối lại các lợi ích đã thu nhận được cho các cá nhân trong tổ chức.
Doanh nghiệp là một cơ thể sống, có nghĩa là nó phải có môi trường sống( có không
gian và thời gian mà trong đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển). Quan hệ đầu tiên phải

inh

đề cập tới giữa cơ thể sống với môi trường là khả năng thích nghi. Nếu cơ thể không thích
nghi được với các rủi ro và ngẫu nhiên của môi trường thì nó sẽ bị tiêu diệt.
Đa dạng như giới sinh vật, doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau,được

tế


phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau. Những người thành lập doanh nghiệp luôn có
nhiều lựa chọn về hình thái tồn tại cho doanh nghiệp và hiệu quả của tổ chức phụ

Đạ

thuộc vào chất lượng của sự lựa chọn này.

c. Hướng tới khả năng tự tổ chức- Doanh nghiệp được xem như một bộ não
Quan điểm coi doanh nghiệp là một bộ não cho rằng: doanh nghiệp là một hệ xử lý

ih

thông tin và ra quyết định. Các quyết định của doanh nghiệp không bao giờ là hoàn toàn
hợp lý bởi các thành viên của tổ chức chỉ có năng lực hạn chế trong xử lý thông tin.

ọc

Chính hệ thống thông tin cấu thành doanh nghiệp. Các bộ phận, phần tử của
doanh nghiệp có thể tồn tại tương đối độc lập nhưng tổ chức vẫn đảm bảo mọi tính

Hu

chất thích hợp nếu xây dựng được hệ thống truyền thông tốt . Điều này tạo khả năng
cho doanh nghiệp tồn tại không cần địa điểm rõ ràng, các thành viên của nó có thể liên

hệ với nhau qua máy tính và các thiết bị nghe nhìn, còn người máy được điều khiển từ

ế


SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

9


i
Đạ
ng
ườ
Tr
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

xa để làm các công việc cơ bắp. Những doanh nghiệp như vậy đã và đang phát triển
trong thực tế.

Với quá trình trao đổi thông tin liên hệ ngược, doanh nghiệp có khả năng tự điều

chỉnh, duy trì khả năng thích nghi và trạng thái ổn định.
d. Tạo dựng hiện thực xã hội- Doanh nghiệp được nhìn nhận như một nền văn hoá
Doanh nghiệp bản thân nó là một hiện tượng văn hoá với hệ thống nhận thức,

những giá trị, những chuẩn mực, những lễ nghi hằng ngày, những điều cấm kị của
mình. Văn hoá là “xi măng chuẩn” gắn kết các bộ phận và con người của doanh

cK
họ

nghiệp thành một khối thống nhất, làm nền tảng tăng cường khả năng phối hợp để đạt

mục đích chung.

Văn hoá doanh nghiệp là kết quả của sự kế thừa các giá trị trong quá khứ,là sự
sáng tạo trong hiện tại và trong tương lai. Điều này khẳng định vai trò của truyền
thông, sự sáng tạo của con người trong hiện tại và vai trò của quản lý chiến lược để đạt
đến giai đoạn phát triển cao trong môi trường luôn biến động.

inh

Văn hoá có những điểm khác nhau giữa các xã hội. Lĩnh hội những ưu điểm của
các nền văn hoá khác nhau trong điều kiện phát huy bản sắc văn hoá của mình là con
đường dẫn đến sự tiến bộ của các tổ chức.
chính trị

tế

e. Lợi ích xung đột và quyền lực- Doanh nghiệp được coi như một hệ thống
Doanh nghiệp là một tập hợp những con người có chung lợi ích. Tuy thống nhất

Đạ

với nhau ở những lợi ích cơ bản, doanh nghiệp có thể sẽ đem lại lợi ích cho một số
người này nhiều hơn người khác. Mâu thuẫn về lợi ích làm xuất hiện trong doanh

ih

nghiệp những xung đột.

Để bảo vệ lợi ích và giành lấy phần lợi ích lớn hơn, con người ta phải có quyền
người, dẫn dắt họ hành động một cách khôn khéo.


ọc

lực. Những căng thẳng giữa lợi ích riêng và lợi ích doanh nghiệp đã hướng đạo con
Con người trước hết muốn quyền lực và trò chơi quyền lực là một trong những

Hu

yếu tố cơ bản nhất của con người.

Các mối quan hệ về lợi ích và quyền lực tác động lên cấu trúc và trật tự của
doanh nghiệp, có tác dụng cấu trúc lại các quan hệ trong doanh nghiệp, giữa các doanh

SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

ế

nghiệp và xã hội.

10


i
Đạ
ng
ườ
Tr
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc


f. Trình bày của sự thay đổi- Doanh nghiệp được nhìn nhận như một dòng chảy

và sự biến hoá

Doanh nghiệp là một tổng thể thống nhất không thể chia cắt và không thể ổn

định. Doanh nghiệp mang tính tự lập, một hệ đóng, tính tuần hoàn, không có bắt đầu
và cũng không có kết thúc và có tính quy chiếu, coi mình là tâm điểm. Điều đó cho
phép nó tự hình thành và tự đổi mới.
1.1.2. Văn hoá

1.1.2.1. Khái niệm văn hoá

cK
họ

Tại phương Tây, văn hoá- culture( trong tiếng Anh, Pháp) hay kultur( tiếng
Đức)… đều xuất phát từ chữ Latinh “cultus” có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông
nom cây lương thực, nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó từ cultus được mở rông
nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi
khả năng của con người.

Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hoá bao hàm ý nghĩa: “văn” là vẻ

inh

đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ của con người có thể đạt được bằng sự tu
dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Còn chữ “ hoá”
trong văn hoá là việc đem cái văn( cái đẹp, cái tốt. cái đúng) để cảm hoá, giáo dục và


tế

hiện thực hoá trong thực tiễn của đời sống. Vậy văn hoá chính là nhân hoá hay nhân
văn hoá. Đường lối văn trị hay đức trị của Khổng Tử là từ quan điểm cơ bản này về

không dùng hình phạt tàn bạo và sự cưỡng bức).

Đạ

văn hoá( văn hoá là văn trị giáo hoá, là giáo dục,cảm hoá bằng điển chương, lễ nhạc,

Như vậy, văn hoá trong từ nguyên của cả phương Đông và phương Tây đều có

ih

một nghĩa chung cơ bản là sự giáo hoá, vun trồng nhân cách con người( bao gồm cá
nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hoá:

ọc

sống trở nên tốt đẹp hơn.

Tiến sĩ Federico Mayor,Tổng giám đốc UNESCO cho rằng “Văn hoá bao gồm

Hu

tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khac, từ những sản phẩm tinh vi

hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”.

ế

SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

11


i
Đạ
ng
ườ
Tr
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

Edouard Herriot, nhà văn nổi tiếng nước Pháp cho rằng “Văn hoá là cái còn lại

khi ta quên đi tất cả, là cái còn thiếu khi ta học tất cả”.
Giáo sư viện sỹ Trần Ngọc Thêm định nghĩa “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ

các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.
Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đình Giao định nghĩa “Văn hoá là tập hợp những giá trị,

những ý niệm, niềm tin truyền thống được truyền lại và chia sẻ trong một quốc gia.
Văn hoá cũng là cách sống, những nếp suy nghĩ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.


cK
họ

Văn hoá có ý nghĩa khác nhau đối với các dân tộc khác nhau, bởi vì khái niệm văn hoá
bao gồm những chuẩn mực, giá trị, tập quán…”
Tóm lại, văn hoá là một hệ thống ý nghĩa, nó bao gồm những biểu tượng, niềm
tin và những giá trị nền tảng để dựa vào đó, các thành viên trong cộng đồng, về
phương diện nhận thức, có thể phân biệt được cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu,

inh

cái đạo đức và cái vô luân; về phương diện thẩm mỹ có thể phân biệt cái đẹp và cái
xấu, cái hay và cái dở, cái đáng yêu và cái đáng ghét,… Hệ thống ý nghĩa đó đóng vai
trò chủ đạo trong việc hình thành cộng đồng, ở đó mọi thành viên có thể truyền thông

tế

cho nhau và cảm thấy có sợi chỉ liên kết nhau, điều này làm cho tập thể trở thành một
trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn hoá.

Đạ

1.1.2.2. Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của xã hội

a. Văn hoá là mục tiêu của sự phát triễn xã hội

Có quan điểm cho rằng: Sự phát của các quốc gia chính là là sự tăng trưởng cao

ih


về mặt kinh tế. Quan điểm này có nguồn gốc từ lý luận “quyết định luật kinh tế” cho
rằng kinh tế quy định, quyết định mọi mặt của đời sống xã hội và vì vậy, phát triển

ọc

kinh tế bằng mọi hình thức và với bất kỳ giá nào là mục đích tối cao của các quốc gia.
Nhưng thực tế cũng cho thấy việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bằng
mọi giá có những thành tựu là nhu cầu vật chất của cư dân được đáp ứng, các thành

Hu

tựu về khoa học công nghệ đã giúp con người thám hiểm được vũ trụ, đại dương…,
nhưng kèm theo đó là biết bao hậu quả nghiêm trọng đe doạ cuộc sống con người như

SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

ế

ô nhiễm môi trường,thiên tai,bệnh tật…

12


i
Đạ
ng
ườ
Tr
Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

Để lập lại sự cân bằng giữa tự nhiên và con người, giữa tăng trưởng kinh tế với sự

ổn định và phát triển hài hoà của một đất nước, không chỉ căn cứ vào sự tăng trưởng hay
phát triển kinh tế của nó, mà thước đo sự phát triển của một quốc gia căn cứ vào mức độ
phát con người (HDI- Human Development Index). Mục tiêu cao cả nhất của các quốc
gia phải là sự phát triển con người toàn diện, là việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho
nhân dân chứ không phải là mục tiêu phát triển kinh tế hay phát triển một số bộ phận,
một số mặt nào đó của đời sống xã hội. Và văn hoá theo nghĩa rộng nhất, nghĩa được sử
dụng phổ biến, với tư cách là phương thức sống và sự phát triển con ngưởi toàn diện,

cK
họ

chính là mục tiêu tối thượng cho sự phát triển của các quốc gia.
b. Văn hoá là động lực của sự phát triển xã hội
Động lực của sự phát triển là cái thúc đẩy sự phát triển khi bản thản sự phát triển
đó đã có, đã nảy sinh. Muốn biết những động lực của sự phát triển xã hội cần phải tìm
ra những yếu tố gây nên, kích thích, thúc đẩy sự hoạt động của con người và trước hết

inh

là của khối đông người.

Động lực của sự phát triển xã hội hay của một quốc gia là một hệ thống động lực
mà trong đó văn hoá có vị trí trung tâm. Một số lý do chính để văn hoá có vai trò tạo ra

nói chung như sau:


tế

sự kích thích, thúc đẩy và phát triển của các quốc gia và sự phát triển kinh tế- xã hội

Đạ

Thứ nhất, Văn hoá với hệ thống các thành tố của nó, bao gồm các giá trị vật chất
như máy móc dây chuyền công nghệ, công trình kiến trúc, sản phẩm hàng hoá và dịch
vụ… và các giá trị tinh thần như các phát minh sáng kiến, lối sống, tín ngưỡng, phong

ih

tục tập quán, nghệ thuật âm nhạc, lễ hội, sân khấu tuồng chèo, kịch, nghề thủ công,
ngôn ngữ, văn chương, nhiếp ảnh,điện ảnh… chính là “kiểu” sống của một dân tộc

ọc

nhất định; nó là lối sống đặc thù và rất ổn định của dân tộc ấy. Trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá dất nước, nếu kiểu sống của dân tộc phù hợp với các yếu tố
của văn minh (thường có nguồn gốc ngoại sinh), phù hợp giữa hiện đại và truyền

Hu

thống thì văn hoá sẽ cổ vũ, tăng cường cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Trái lại, khi

truyền thống không phù hợp và chống lại hiện đại, văn hoá sẽ trở thành lực lượng kìm

SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

ế


hãm quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kìm hãm sự phát triển.

13


i
Đạ
ng
ườ
Tr
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

Thứ hai, Văn hoá có thể trở thành một nguồn lực, sức mạnh tinh thần vô hình

nhưng vô cùng mạnh mẽ đối với sự phát triển của xã hội. Đây là nguồn lực tong tại
tiềm ẩn trong mỗi cá nhân cũng như cộng đồng dân tộc. Nhưng tại thời điểm đặc biệtkhi xuất hiện nguy cơ đối với sự tồn vong của quốc gia dân tộc - nếu Nhà nước có một
ý chí lớn và sự khôn ngoan biết đánh thức, khơi dậy và phát huy sức mạnh văn hoá thì
sẽ tạo ra được một động lực rất mạnh mẽ thúc cả đất nước đi lên.
Thứ ba, Các loại hình văn hoá nghệ thuật, các sản phẩm văn hoá hữu hình và vô

hình nếu được khai thác và phát triển hợp lý sẽ tạo ra sự giàu có về đời sống vật chất

cK
họ

và tinh thần của quốc gia, tạo động lực phát triển xã hội.
c. Văn hoá là linh hồn và hệ điều tiết của sự phát triển

Vai trò của các Nhà nước là lãnh đạo và quản lý sự phát triển kinh tế- xã hội của
quốc gia. Để thực hiện vai trò này, Nhà nước phải định ra đường lối, kế hoạch, mô
hình và các chiến lược phát triển của quốc gia. Trong các công việc và quá trình này,
văn hoá đóng vai trò là “tính quy định” của sự phát triển, là nhất tố cơ bản mà Nhà

inh

nước cần phải dựa vào để tạo lập và vận hành một mô hình phát triển, một kiểu phát
triển quốc gia mà nó cho là tốt nhất hay tối ưu nhất.
Nhân tố văn hoá có mặt trong mọi công tác, hoạt động xã hội và thường tác động

tế

tới con người một cách gián tiếp, vô hình tạo ra khuôn mẫu xã hội. Do đó, văn hoá
đóng vai trò điều tiết, dẫn dắt sự phát triển thể hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội.

Đạ

Chính trị, hành chính Nhà nước, phát triển xã hội,giáo dục, ngoại giao…. sự định
hướng và tác động của văn hoá sẽ mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn nếu Nhà nước tổ chức
nghiên cứu tìm ra hệ thống các giá trị văn hoá của dân tộc và chính thức phát huy, phát

ih

triển bản sắc của dân tộc trong mọi mặt và quá trình phát triển xã hội.
1.1.3. Văn hoá doanh nghiệp

ọc

1.1.3.1. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp


Cũng giống như định nghĩa về văn hóa, có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về
văn hóa doanh nghiệp. Mỗi nhà nghiên cứu, mỗi tổ chức, mỗi góc nhìn, với các mốc

Hu

thời gian và không gian khác nhau đã có những nhận định như sau về VHDN:

ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế (tiếng Anh: International Labour Organization))

ế

cho rằng "VHDN là sự tổng hợp đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, các thói quen và
SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

14


i
Đạ
ng
ườ
Tr
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với
một tổ chức đã biết".


Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương

đối ổn định trong doanh nghiệp (Allan Williams, Paul Dobson & Mike Walters, 1994)
Theo Edgar H.Schein (2012) chuyên gia nghiên cứu các tổ chức, "VHDN (hay

văn hoá công ty) là tổng hợp những quan niệm chung mà thành viên trong doanh
nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với
môi trường xung quanh".

cK
họ

Theo Georges de Saite Marie, chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ,
"VHDN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm
kị các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp"
(Nghiên cứu các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 1996 ).
Một nhận định khác của Vũ Xuân Tiền (2011) cho rằng VHDN là trạng thái tinh
thần và vật chất đặc sắc của một doanh nghiệp được tạo nên bởi hoạt động quản lý và

inh

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một điều kiện lịch sử xã hội
nhất định.

1.1.3.2. Các giai đoạn hình thành của văn hoá doanh nghiệp

tế

a. Giai đoạn non trẻ


Nền tảng hình thành VHDN phụ thuộc vào nhà sáng lập và những quan niệm

Đạ

chung của họ. Nếu như doanh nghiệp thành công, nền tảng này sẽ tiếp tục phát triển và
tồn tại, trở thành một lợi thế,thành nét nổi bật, riêng biệt của doanh nghiệp và là cơ sở
để gắn kết các thành viên vào một thể thống nhất.

ih

Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp phải tập trung tạo ra những giá trị văn hoá
khác biệt so với đối thủ, củng cố những giá trị đó và truyền đạt cho những người mới

ọc

(hoặc chọn những nhân lực phù hợp với những giá trị này). Nền văn hoá trong những
doanh nghiệp trẻ thành đạt thường được kế thừa mau chóng do: (1) những người
sáng lập nó vẫn còn tồn tại; (2) chính nền văn hoá đó đã giúp doanh nghiệp khẳng

Hu

định mình và phát triển trong môi trường đầy cạnh tranh; (3) rất nhiều giá trị của nền
văn hoá đó là thành quả đút kết được trong quá trình hình thành và phát triển của

SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

ế

doanh nghiệp.


15


i
Đạ
ng
ườ
Tr
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

Chính vì vậy, trong giai đoạn này việc thay đổi văn hoá doanh nghiệp hiếm khi

diễn ra, trừ khi có những yếu tố tác động từ bên ngoài như khủng hoảng kinh tế khiến
doanh số và lợi nhuận sụt giảm mạnh, sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp thất bại trên
thị trường… Khi đó,sẽ diễn ra quá trình thay đổi nếu những thất bại này làm giảm uy
tín và hạ bệ người sáng lập - nhà lãnh đạo mới sẽ tạo ra diện mạo văn hoá doanh
nghiệp mới.

b. Giai đoạn giữa

Khi người sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc đã chuyển giao quyền

cK
họ

lực cho ít nhất hai thế hệ. Doanh nghiệp có nhiều biến đổi và có thể xuất hiện những
xung đột giữa phe bảo thủ và phe đổi mới (những người muốn thay đổi văn hoá doanh
nghiệp để củng cố uy tín và quyền lực bản thân).

Điều nguy hiểm khi thay đổi văn hoá trong giai đoạn này là những người sáng
lập qua thời gian đã in dấu trong nền văn hoá, nổ lực thay thế những đặc điểm này sẽ

inh

đặt doanh nghiệp vào thử thách: Nếu những thành viên quên đi rằng nền văn hoá của
họ sẽ được hình thành từ hàng loạt bài học đúc kết từ thực tiễn và kinh nghiệm thành
công trong quá khứ, họ có thể sẽ cố thay đổi những giá trị mà họ thực sự vẫn cần đến.

tế

Sự thay đổi chỉ thực sự cần thiết khi những yếu tố đã từng giúp doanh nghiệp
thành công đã trở nên lỗi thời do thay đổi của môi trường bên ngoài và quan trọng hơn

Đạ

là môi trường bên trong.

c. Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái

Trong giai đoạn này doanh nghiệp không tiếp tục tăng trưởng nữa do thị trường

ih

đã bão hoà hoặc sản phẩm trở nên lỗi thời. Sự chín muồi không hoàn toàn phụ thuộc
vào mức độ lâu đời, quy mô hay số thế hệ lãnh đạo của doanh nghiệp mà cốt lõi là

hạn chế của môi trường hoạt động.

ọc


phản ảnh mối quan hệ qua lại giữa sản phẩm của doanh nghiệp với những cơ hội và

Tuy nhiên mức độ lâu đời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi văn hoá

Hu

doanh nghiệp. Nếu trong quá khứ doanh nghiệp có một thời gian dài phát triển và hình

thành được những giá trị văn hoá, đặc biệt là quan điểm chung của riêng mình thì sẽ rất

ế

khó thay đổi vì những giá trị này phản ánh niềm tự hào và lòng tự tôn của cả tập thể.
SVTH: Đặng Võ Ngọc Bích

16


×