Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tình hình thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 70 trang )

tế
H
uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------

ại
họ
cK
in
h

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KÝ QUỸ CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI
TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN

Đ

HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

NGUYỄN THỊ TỐ NHƯ

Niên khoá: 2012-2016


tế
H
uế



ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ại
họ
cK
in
h

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KÝ QUỸ CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI
TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN

Đ

HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Tố Như

PGS.TS Mai Văn Xuân

Lớp: K46 Kinh tế tài nguyên và môi trường

Niên khoá: 2012-2016

Huế, 05/2016


Lời Cảm Ơn

Trong quá trình học tập và trải nghiệm thực tế để hoàn thành

khóa luận tốt nghiệp của mình, em đã nhận được sự giúp đỡ, động
viên quý báu của nhiều đơn vị và cá nhân khác nhau.

Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý

thầy cô của Khoa Kinh Tế Và Phát Triển đã tạo điều kiện và những

tế
H
uế

hỗ trợ tốt nhất để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan và toàn bộ

các cán bộ, nhân viên của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi

ại
họ
cK
in

h

trường Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ, cung cấp những tài liệu và tạo
điều kiện một cách tốt nhất trong thời gian em thực tập ở đây.

Đặc biệt, em cũng xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS

Mai Văn Xuân, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để
em có thể thuận lợi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Đ

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng

hộ, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình vừa qua.

Mặc dù em đã cố gắng nỗ lực hết sức để hoàn thành khóa

luận tốt nghiệp này trong phạm vi khả năng cho phép nhưng chắc

chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
sự thông cảm và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô giảng viên.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Tố Như


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân


Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KÝ QUỸ CẢI TẠO,

tế
H
uế

PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ....................5
A. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................5
1.1. Các khái niệm cơ bản ...........................................................................................5
1.2. Mục đích, nguyên tắc ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản .....6

ại
họ
cK
in
h

1.3. Căn cứ xác định khoảng tiền, phương thức ký quỹ ..............................................7
1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá ..................................................................................10
B. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................11
2.1 Tình hình thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

ở Việt Nam ...............................................................................................................11
2.2. Kinh nghiệm thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ở
một số tỉnh trong nước ...............................................................................................12

Đ

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KÝ QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ........................................................................................15
2.1. Tổng quan về huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế....................................15
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................15
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...............................................................................20
2.2. Tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2013 - 2015. .......................................................................................30
2.2.1. Khoáng sản trên địa bàn huyện ...................................................................30

SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

2.2.2. Tình hình khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................31
2.2.3. Kết quả khai thác khoáng sản ......................................................................34
2.3. Tình hình ký quỹ CTPH môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015. ............................35
2.3.1. Công tác quản lý Nhà nước về BVMT trong khai thác khoáng sản trên địa
bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................35

2.3.2. Tình hình triển khai các hoạt động thực hiện ký quỹ CTPH môi trường ....36
2.3.3. Một số kết quả đạt được trong công tác ký quỹ CTPH môi trường trong

tế
H
uế

khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .......40
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác
khoáng sản .................................................................................................................46
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ........................................................50

ại
họ
cK
in
h

3.1. Định hướng .........................................................................................................50
3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác ký quỹ CTPH môi
trường trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................50
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................53
1. Kết luận..................................................................................................................53
2. Kiến nghị ...............................................................................................................54

Đ

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................55

SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT



GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Cụm từ đầy đủ

BVMT

Bảo vệ môi trường

CTPH

Cải tạo, phục hồi

KCN

Khu công nghiệp

MTV

Một thành viên

NN

Nhà nước

TNMT


Tài nguyên và môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Chữ viết tắt

SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng tổng hợp chọn mẫu .................................................................................3
Bảng 2.1 Các nhóm ký quỹ chủ đạo ..............................................................................11
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các dải than trên địa bàn huyện Phong Điền, năm 2015 .......19
Bảng 2.3 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại huyện Phong Điền ........................21
tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2015 ....................................................................................21
Bảng 2.4 Hệ thống phân loại đất huyện Phong Điền, năm 2015 ..................................22
Bảng 2.5 Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất huyện Phong Điền giai đoạn 2013-

tế
H
uế

2015 ...............................................................................................................................24
Bảng 2.6 Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016 của các xã, thị trấn tại huyện Phong Điền 25
Bảng 2.7 Số đường ô tô đến các xã, phường trên địa bàn huyện Phong Điền ..............26
giai đoạn 2013 - 2015 ....................................................................................................26

ại
họ
cK
in
h

Bảng 2.8 Khối lượng hành khách vận chuyển do địa bàn thực hiện .............................27
giai đoạn 2013 - 2015 ....................................................................................................27
Bảng 2.9 Khối lượng hàng hoá vận chuyển do địa bàn thực hiện.................................27
giai đoạn 2013 - 2015 ....................................................................................................27

Bảng 2.10 Tổng hợp trữ lượng các loại khoáng sản trên địa bàn ..................................31
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2015 ....................................................31

Đ

Bảng 2.11 Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn ..................................33
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2013-2015 ..................................33
Bảng 2.12 Đánh giá của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền về thủ tục hành
chính trong ký quỹ CTPH môi trường...........................................................................39
Bảng 2.13 Tình hình ký quỹ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 ......................................41
Bảng 2.14 Tổng hợp về thời hạn khai thác của các tổ chức, cá nhân trong ..................42
huyện Phong Điền, giai đoạn 2013-2015 ......................................................................42
Bảng 2.15 Kết quả ký quỹ phân theo số tiền ký quỹ BVMT tại huyện Phong Điền, giai
đoạn 2013-2015 .............................................................................................................43

SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 2.16 Tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp trên địa bàn ....................................44
huyện Phong Điền về ký quỹ CTPH môi trường ..........................................................44
Bảng 2.17 Nhận thức của chủ doanh nghiệp trên đại bàn huyện Phong Điền ảnh hưởng
đến việc ký quỹ CTPH môi trường ...............................................................................46

Đ

ại

họ
cK
in
h

tế
H
uế

Bảng 2.18 Lợi nhuận của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc ký quỹ CTPH môi
trường trên địa bàn huyện Phong Điền ..................................................... 57

SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH VẼ

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế

H
uế

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Phong Điền ...........................................................15

SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đề tài: “Tình hình thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai
thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu tình hình thực hiện ký quỹ cải tạo, phục
hồi môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác ký
quỹ CTPH môi trường trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu

tế
H
uế

Với mục đích đánh giá tình hình thực hiện ký quỹ CTPH môi trường trong
khai thác khoáng sản em đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.


ại
họ
cK
in
h

- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

- Số liệu sơ cấp: điều tra, phỏng vấn các doanh nghiệp.
- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo tổng kết, thống kê, tạp chí,
internet và các nguồn tài liệu khác.

Kết quả nghiên cứu đạt được

Tóm tắt được tổng quan tình hình công tác ký quỹ CTPH môi trường trong

Đ

khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, những yếu
tố ảnh hưởng đến công tác ký quỹ CTPH môi trường trong khai thác khoáng sản và
những đóng góp vào công tác BVMT của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ những nghiên cứu trên đề xuất các giải pháp cụ thể đồng thời tham khảo ý
kiến của các chuyên gia trong vấn đề này nhằm hoàn thiện tốt bài của mình cũng như
đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác ký quỹ CTPH môi
trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế trong thời gian tới.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay ở nước ta, hoạt động
khai thác khoáng sản đang ngày càng phát triển cả về quy mô và công nghệ, đóng góp
một phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên phải thừa
nhận rằng, thực tế chúng ta đang quá quan tâm về vấn đề lợi nhuận mà quên mất việc
bảo vệ môi trường và quan trọng hơn cả là cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Để bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, Đảng và Nhà

tế
H
uế

nước ta đã có những chủ trương và biện pháp cụ thể, một trong số các công cụ kinh tế
hữu hiệu đó là ký quỹ CTPH môi trường, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền
vững, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa

ại
họ
cK
in
h

dạng với hơn 100 điểm khoáng sản phân bố đều khắp. Với tiềm năng và giá trị kinh tế
lớn từ nguồn khoáng sản ti tan, các khoáng sản nguyên liệu xi măng, vật liệu xây
dựng… do đó hoạt động khai thác khoáng sản ở đây đang ngày càng phát triển.
Là một vùng đất ở cực Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích gần bằng

1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, trải rộng trên cả 3 vùng núi đồi, đồng bằng, đầm phá và
bờ biển, Phong Điền vốn có một tiềm năng đất đai, rừng núi, động vật và tài nguyên
khoáng sản dồi dào.

Đ

Ngoài đóng góp về mặt kinh tế, hoạt động khai thác khoáng sản ở đây cũng
gây ra không ít quan ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên, đe doạ
tính bền vững của quá trình phát triển và gây nên những tác động tiêu cực cho môi
trường. Vì vậy huyện Phong Điền đang đẩy mạnh công tác quản lý, hoàn thành bản đồ
quy hoạch khoáng sản chi tiết, bên cạnh đó tiến hành công tác ký quỹ CTPH môi
trường. Đây là căn cứ quan trọng để các cơ quan chức năng nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý, góp phần bảo vệ và phục hồi môi trường.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót,
vướng mắc cần tháo gỡ, nhiều vấn đề nan giải như: nhận thức của các chủ khai thác về
vấn đề môi trường còn thấp, sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế thu được với số tiền
SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

1


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

ký quỹ ban đầu quá lớn, cách tính toán khoảng tiền ký quỹ chưa hợp lý… đã làm cho
công cụ này chưa phát huy hết hiệu quả.
Trước tình hình đó cũng như trong quá trình thực tập tại Trung tâm Quan trắc
Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế cùng với sự quan tâm của bản thân em đã
quyết định chọn đề tài: “Tình hình thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong

khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề
tài cho khoá luận tốt nghiệp cuối khoá của mình. Hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến
đóng góp để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu

tế
H
uế

2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu tình hình thực hiện ký quỹ CTPH môi
trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác ký quỹ

ại
họ
cK
in
h

CTPH môi trường trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về ký quỹ CTPH môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản.

- Đánh giá tình hình thực hiện ký quỹ CTPH môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình ký quỹ CTPH môi trường trong


Đ

hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác ký quỹ
CTPH môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu
 Thu thập tài liệu sơ cấp
Điều tra phỏng vấn các doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Huyện Phong Điền hiện có 14 doanh nghiệp đang khai thác khoáng sản.
SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

2


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 1.1 Bảng tổng hợp chọn mẫu
TT

Loại khoáng sản

Số doanh nghiệp

Số doanh nghiệp


đang khai thác

được phỏng vấn

Đất sét

1

1

2

Titan

1

1

3

Đá sét đen

1

1

4

Quặng sắt Laterit


1

1

5

Đá vôi

1

1

6

Đá sét

1

1

7

Cát thạch anh

4

4

8


Than bùn

2

2

9

Đất san lấp

3

3

10

Nước khoáng

1

1

11

Quặng titan

1

1


Cát sỏi

1

1

ại
họ
cK
in
h

12

tế
H
uế

1

 Thu thập tài liệu thứ cấp
-

Các tài liệu báo cáo, tình hình kinh tế xã hội của huyện Phong Điền, tỉnh

Thừa Thiên Huế.

Các tài liệu báo cáo tình hình khai thác khoáng sản và BVMT, tình hình

Đ


-

ký quỹ CTPH môi trường của Chi cục BVMT tỉnh Thừa Thiên Huế, Quỹ BVMT Thừa
Thiên Huế, Phòng TNMT huyện Phong Điền.
-

Các tài liệu thu thập qua sách báo, công trình nghiên cứu, trang web về ký

quỹ CTPH môi trường.
 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Sử dụng các phần mềm để tiến hành xử lý số liệu. Ứng dụng các phương pháp
đã học để phân tích kết quả và đưa ra những nhận định về tình hình ký quỹ CTPH môi
trường của các doanh nghiệp tại địa phương.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

3


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp
 Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp mô tả toàn bộ sự vật và hiện tượng trên cơ sở các số liệu
đã được tính toán. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng số bình
quân. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích mức độ ký quỹ CTPH môi trường của
các doanh nghiệp.
 Phương pháp đối chiếu, so sánh

Là phương pháp dùng cả so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối để đánh giá
động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian nghiên cứu để thấy quy mô
hoạt động và cách thức hoạt động của quỹ CTPH môi trường.

tế
H
uế

 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của những người quản lý Quỹ BVMT tỉnh Thừa Thiên Huế
về những khó khăn, tồn tại của việc tổ chức cho các doanh nghiệp khai thác khoáng
sản ký quỹ và vay quỹ để đầu tư các hạng mục BVMT tại đơn vị.

ại
họ
cK
in
h

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thực hiện ký quỹ CTPH môi trường
trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu, thu thập, điều tra số liệu về tình hình
thực hiện ký quỹ CTPH môi trường tại các cơ sở khai thác khoáng sản trên địa bàn

Đ


huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phạm vi thời gian: Thông tin thứ cấp được thu thập từ năm 2013 đến năm
2015. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong vòng 3 tháng, từ 20/01/2016 đến
20/04/2016.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

4


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KÝ QUỸ CẢI TẠO,
PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
A. Cơ sở lý luận
1.1. Các khái niệm cơ bản
 Môi trường
Khoảng 1 Điều 2 Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Môi trường là hệ thống các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
 Khoáng sản

tế
H
uế


người và sinh vật”.
Khoảng 1 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng
chất có ích được tích tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên

ại
họ
cK
in
h

mặt, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”.

Theo tính chất của công dụng, khoáng sản được chia thành 4 nhóm: khoáng
sản kim loại, khoáng sản phi kim, khoáng sản nhiên liệu và khoáng sản nước.
Theo nguồn gốc thì khoáng sản có 2 loại: nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất),
ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất).
 Khai thác khoáng sản

Khoảng 7 Điều 2 Luật khoáng sản 2010: “Khai thác khoáng sản là hoạt động

Đ

nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, làm giàu và các
hoạt động có liên quan”.
Đây là hoạt động được tiến hành sau khi đã có giấy phép khai thác khoáng sản
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản
(hay còn gọi là mở mỏ), khai thác bình thường theo công thức thiết kế cho đến khi mỏ
kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ - phục hồi môi trường).
 Ký quỹ môi trường
Khoảng 2 Điều 3 Nghị định 19/2015/NĐ-CP: “Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi

trường là việc tổ chức, cá nhân gửi một khoảng tiền vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt
Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường địa phương (gọi tắt là Quỹ bảo vệ môi trường) để
SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

5


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

đảm bảo trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt
động khai thác khoáng sản”.
Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi
đầu tư khai thác khoáng sản phải đặt cọc tại ngân hàng hay các quỹ BVMT một khoản
tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo
vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục
môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.
Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu doanh nghiệp có các biện
pháp chủ động khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường đúng

tế
H
uế

như cam kết, thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp. Nếu doanh
nghiệp không thực hiện đúng như cam kết hoặc phá sản, số tiền được rút ra từ tài
khoản đó sẽ được chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm đồng thời với việc đóng
cửa doanh nghiệp.


ại
họ
cK
in
h

Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích đối với nhà nước là không phải đầu tư kinh
phí khắc phục môi trường từ ngân sách và cả khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành
hoạt động cải tạo, phục hồi, bảo vệ môi trường. Xí nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại vốn
khi không xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.
1.2. Mục đích, nguyên tắc ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
 Mục đích của ký quỹ môi trường trong khai thác khoáng sản
Mục đích của ký quỹ môi trường là để đảm bảo các tổ chức, cá nhân tham gia

Đ

vào hoạt động khai thác khoáng sản (có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường)
luôn nhận thức được trách nhiệm của họ từ đó thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi
trường theo quy định của pháp luật.
 Nguyên tắc ký quỹ môi trường trong khai thác khoáng sản
Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng chi phí thực tế để cải tạo, phục hồi môi
trường sau khai thác khoáng sản.
Khoảng 1 Điều 8 Nghị định 19/2015/NĐ-CP: “Số tiền ký quỹ bằng tổng kinh
phí thực hiện các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường. Kinh phí thực
hiện từng hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường phải áp dụng định mức,
đơn giá của địa phương tại thời điểm lập phương án hoặc phương án bổ sung. Trường
SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

6



GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

hợp địa phương không có định mức, đơn giá thì áp dụng theo định mức, đơn giá của
Bộ, ngành tương ứng. Trong trường hợp Bộ, ngành không có đơn giá thì áp dụng theo
giá thị trường”.
 Các đối tượng phải ký quỹ bảo vệ môi trường
Khoảng 2, 3 Điều 8 Nghị định 19/2015/NĐ-CP
“Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ hằng năm hoặc
theo giai đoạn có tính tới yếu tố trượt giá.
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ
môi trường địa phương hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Tiền ký quỹ được nộp,

tế
H
uế

hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam”.
1.3. Căn cứ xác định khoảng tiền, phương thức ký quỹ
 Căn cứ xác định khoảng tiền ký quỹ
Điều 12 Thông tư 38/2015/TT-BTNMT

ại
họ
cK
in
h


1. Tổng số tiền ký quỹ (chưa bao gồm yếu tố trượt giá) bằng tổng kinh phí các
hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường được quy định tại Phụ lục số 11 ban
hành kèm theo Thông tư này.

2. Số tiền ký quỹ hàng năm (chưa bao gồm yếu tố trượt giá) được tính bằng
tổng số tiền ký quỹ trừ đi số tiền ký quỹ lần đầu quy định tại Khoản 2 Điều 13 của
Thông tư này sau đó chia đều cho các năm còn lại theo thời gian trong dự án đầu tư
hoặc Giấy phép khai thác khoáng sản.

Đ

3. Tổ chức, cá nhân nộp số tiền ký quỹ hàng năm phải tính đến yếu tố trượt giá
và được xác định bằng số tiền ký hàng năm quy định tại Khoản 2 Điều này nhân với
chỉ số giá tiêu dùng của các năm trước đó tính từ thời điểm phương án, phương án bổ
sung được phê duyệt. Chỉ số giá tiêu dùng hàng năm áp dụng theo công bố của Tổng
cục Thống kê cho địa phương nơi khai thác khoáng sản hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. Thời gian ký quỹ:
a, Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
mới, thời gian ký quỹ được xác định theo dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền
thẩm định nhưng tối đa không được quá 30 năm.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

7


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp


b, Trường hợp tổ chức, cá nhân đã có Giấy phép khai thác khoáng sản: thời
gian ký quỹ xác định theo thời hạn còn lại trong Giấy phép khai thác khoáng sản tinh
từ thời điểm phê duyệt phương án, phương án bổ sung.
c, Trường hợp Giấy phép khai thác có hười hạn khai thác khác với thời gian đã
tính trong phương án, phương án bổ sung đã phê duyệt thì tổ chức, cá nhân điều chỉnh
nội dung và tính toán số tiền ký quỹ theo thời gian trong Giấy phép khai thác khoáng
sản đã cấp và gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án, phương án bổ sung để
xem xét, điều chỉnh.
 Cách tính khoảng tiền ký quỹ và các phương thức ký quỹ bảo vệ môi
 Cách tính khoảng tiền ký quỹ

tế
H
uế

trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Phụ lục số 11: Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi
trường (Ban hành theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015

ại
họ
cK
in
h

của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Tùy thuộc vào phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lựa chọn, tổng dự
toán cải tạo, phục hồi môi trường (Mcp) bằng tổng các chi phí thực hiện các hạng mục
chính dưới đây:


Mcp = Mkt + Mcn + Mbt + Mxq + Mhc + Mk
Trong đó:

Mkt: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khai trường khai thác, bao gồm các

Đ

chi phí: củng cố bờ moong trong tầng đất phủ, trong tầng đá; lập hàng rào, biển báo;
trồng cây xung quanh và khu vực moong khai thác; xây dựng các công trình thoát
nước, xử lý nước; san gạt, phủ đất màu; đối với mỏ khai thác hầm lò, chi phí lấp kín
cửa đường hầm vào mỏ, các lò nhánh (nếu cần thiết) theo quy phạm khai thác khoáng
vật sunlfua và các mỏ có tính phóng xạ và các chi phí khác có liên quan;
Mcn: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường mặt bằng sân công nghiệp, khu vực
phân loại, làm giàu, khu vực phụ trợ và các hoạt động khác có liên quan, bao gồm các
chi phí: tháo dỡ các công trình trên mặt bằng và vận chuyển đến nơi lưu chứa; san gạt
tạo mặt bằng, phủ đất màu, trồng cây; xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước;

SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

8


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

Mbt: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khu vực bãi thãi, bao gồm các chi
phí: san gạt, cắt tầng đảm bảo các yêu cầu an toàn, xây dựng kè chân tầng để đảm bảo
an toàn, tránh trượt lở chân bãi thải; xây dựng hệ thống thu gom nước trên mặt tầng và

chân tầng; xử lý nước từ các mặt tầng, chân tầng bãi thải trước khi xả ra môi trường;
xây dựng hệ thống ngăn ngừa dòng thải axit mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng vật
sulfua và các mỏ có tính phóng xạ; trồng cây trên mặt tầng, sườn tầng các bãi thải;
Mxq: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khu vực ngoài biên giới mỏ nơi bị
ảnh hưởng do hoạt động khai thác, bao gồm các chi phí: nạo vét, khơi thông các dòng
thủy vực; duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường vận chuyển; trồng cây tái tạo lại hệ sinh

tế
H
uế

thái, thảm thực vật tại các khu vực xung quanh mỏ;
Mhc: Chi phí duy tu, bảo trì các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi
kết thúc hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường (được tính bằng 100% tổng chi phí cải
tạo, phục hồi môi trường); chi phí chính phục vụ cho công tác cải tạo, phục hồi môi

ại
họ
cK
in
h

trường; chi phí thiết kế, thẩm định thiết kế; chi phí dự phòng do phát sinh khối lượng;
chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải;
Mk: Những khoảng chi phí khác.

Ngày 19/02/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2016/NĐ-CP về
Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoán sản. Nội dung của Nghị định quy định
mức phí, phương pháp tính và quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với hoạt
động khoáng sản được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác


Đ

khoáng sản, các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan.
 Phương thức ký quỹ
Điều 13 Thông tư 38/2015/TT-BTNMT
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn
dưới 03 năm thì thực hiện ký quỹ một lần. Mức tiền ký quỹ bằng 100% số tiền được
phê duyệt, có tính yếu tố trượt giá tại thời điểm ký quỹ.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn
từ 03 năm trở lên thì được phép ký quỹ nhiều lần. Số tiền ký quỹ lần đầu phải tính tới
yếu tố trượt giá tại thời điểm ký quỹ và được xác định như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

9


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

a, Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 10 năm: mức ký quỹ lần
đầu bằng 25% tổng số tiền ký quỹ.
b, Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 10 năm đến dưới 20 năm:
mức ký quỹ lần đầu bằng 20% tổng số tiền ký quỹ.
c, Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 20 năm trở lên: mức ký quỹ
lần đầu bằng 15% tổng số tiền ký quỹ.
3. Số tiền ký quỹ có tính tới yếu tố trượt giá được tổ chức, cá nhân tự kê khai
nộp tiền ký quỹ và thông báo cho quỹ bảo vệ môi trường nơi ký quỹ theo mẫu quy

định tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp

tế
H
uế

luật nhưng dừng hoạt động khai thác từ 01 năm trở lên thì phải làm văn bản báo cáo cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt phương án, phương án bổ sung để điều chỉnh lại
khoảng tiền ký quỹ của các lần tiếp theo.

5. Trường hợp tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản chuyển

ại
họ
cK
in
h

nhượng quyền khai thác khoáng sản hoặc mua bán, đổi tên, sáp nhập, hợp nhất doanh
nghiệp thì tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu mới của doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện
các nghĩa vụ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
theo phương án, phương án bổ sung đã phê duyệt.
1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số và lao động

Đ


- Phân bố và sử dụng đất đai
- Cơ sở hạ tầng

- Kết quả khai thác khoáng sản
 Về phía đơn vị khai thác khoáng sản
- Tỷ lệ đơn vị thực hiện ký quỹ CTPH môi trường
- Tỷ lệ các đơn vị thường xuyên nộp tiền ký quỹ CTPH môi trường
 Về phía quỹ môi trường
- Quy mô của quỹ
- Các loại công trình cải tạo môi trường được ưu tiên vay từ quỹ bảo vệ môi trường
- Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường
SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

10


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp
B. Cơ sở thực tiễn

2.1 Tình hình thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ở
Việt Nam
Cả nước hiện có 41 tổ chức Quỹ Bảo vệ môi trường, trong đó, có 1 Quỹ Bảo
vệ môi trường Trung ương (Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam), 39 Quỹ Bảo vệ môi
trường địa phương và 1 Quỹ Bảo vệ môi trường ngành than.
Từ năm 2008 đến cuối năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt
114 Đề án cải tạo, phục hồi môi trường với tổng số tiền phê duyệt ký quỹ trên 1.720 tỷ
đồng; trên cả nước có trên 2.900 Dự án CTPH môi trường được phê duyệt với tổng số


tế
H
uế

tiền ký quỹ trên 2.000 tỷ đồng.
Đã có 39/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Quỹ bảo vệ môi
trường địa phương để tiếp nhận và hoàn trả tiền ký quỹ; Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam đã tiếp nhận tiền ký quỹ của 159 đơn vị, với tổng số tiền trên 97 tỷ đồng và đã

ại
họ
cK
in
h

hoàn trả cho các đơn vị với số tiền trên 5 tỷ đồng.

Có 3 nhóm ký quỹ chủ đạo tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hiện nay.
Bảng 2.1 Các nhóm ký quỹ chủ đạo

STT

Đề án

Số lượng

Tỷ trọng

Số tiền ký quỹ


đề án

(%)

(tỷ đồng)

Đề án khai thác than

21

19,27

21

2

Đề án khai thác quặng kim loại

23

21,1

55

3

Đề án khai thác đất, cát, sỏi, đá

65


59,63

17

Đ

1

làm vật liệu xây dựng
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Quỹ BVMT Thừa Thiên Huế, 2015)
Qua bảng thống kê trên cho thấy, nhóm ký quỹ có số tiền ký quỹ cao nhất tại
Quỹ BVMT Việt Nam là các đề án khai thác quặng kim loại (55 tỷ đồng), số tiền ký
quỹ thấp nhất là các đề án khai thác đất, cát, sỏi, đá làm vật liệu xây dựng (17 tỷ
đồng). Trong các đề án ký quỹ tại Quỹ BVMT Việt Nam, các đề án khai thác đất, các,
sỏi, đá, làm vật liệu xây dựng có số lượng đề án tương đối cao (65 đề án), tuy nhiên số
tiền ký quỹ tương đối thấp (17 tỷ đồng).

SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

11


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

Bên cạnh hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi, các Quỹ BVMT địa phương
cũng đã tiến hành nhận và quản lý tiền ký quỹ CTPH môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản. Nhìn chung, công tác bảo vệ môi trường cũng như công tác CTPH
môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đã có những chuyển biến tích cực

trong những năm vừa qua.
2.2. Kinh nghiệm thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
ở một số tỉnh trong nước
 Tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện Quyết định số 18 của Chính phủ về ký quỹ CTPH môi trường đối với

tế
H
uế

hoạt động khai thác khoáng sản, hiện nay, tỉnh đã thành lập Quỹ BVMT và chính thức
đi vào hoạt động từ tháng 03/2011 với vốn điều lệ 14 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, Sở TNMT
đã tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn thực hiện
việc lập Dự án CTPH môi trường, trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

ại
họ
cK
in
h

Từ đầu năm 2013 đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 77 dự án ký Quỹ với tổng số
tiền 107 tỷ đồng. Như vậy, tính từ khi thành lập Quỹ BVMT của tỉnh đến nay đã có
161 dự án ký Quỹ với tổng số tiền trên 300 tỷ đồng. Trong đó gồm có các đơn vị
ngành than, khai thác đá và các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản khác.
Mặc dù đã đạt được kết quả bước đầu nhưng việc thực hiện ký quỹ CTPH môi
trường chỉ quy định với từng dự án riêng lẻ trong khi trong thực tế hoạt động khai thác
khoáng sản diễn ra trên diện rộng, với quy mô lớn liên vùng, liên mỏ, do nhiều tổ

Đ


chức, cá nhân cùng khai thác. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà
nước và quỹ bảo vệ môi trường cũng chưa được chặt chẽ còn nhiều hạn chế; nhận thức
của cộng đồng về quyền lợi người dân khu vực có khai thác khoáng sản còn thấp.
Hiện nay, đối với công tác quản lý nhà nước còn một số khó khăn khi chưa có
hướng dẫn cụ thể; chế độ kiểm tra, quản lý hoạt động ký quỹ, quản lý tiền ký quỹ, hồ
sơ, thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ; trình tự, báo cáo về công tác thẩm định, kiểm tra và
xác nhận hoàn thành nội dung việc thực hiện các nội dung của dự án và yêu cầu của
quyết định phê duyệt đề án CTPH môi trường. Theo đại diện Quỹ BVMT của tỉnh cần
có hướng dẫn cụ thể cho các dự án CTPH môi trường cho nhiều mỏ; có quy định phù
hợp giữa CTPH môi trường và đề án đóng cửa mỏ.
SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

12


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

Để việc thực hiện Quyết định số 18 của Chính phủ trong ký quỹ CTPH môi
trường đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đạt hiệu quả, điều quan trọng là
phải tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực môi trường ở các huyện,
thành phố, thị xã, nhất là ở các địa phương có nhiều điểm khai thác mỏ. Các ngành
chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về công tác BVMT, xử lý
nghiêm các doanh nghiệp vi phạm Luật BVMT theo quy định của pháp luật.
 Tỉnh Quảng Ngãi
Thực hiện Quyết định 18/2013 của Chính phủ về ký quỹ CTPH môi trường
đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Sở TNMT tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung triển


tế
H
uế

khai công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
trên địa bàn tỉnh thực hiện việc ký quỹ CTPH môi trường.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nhận lại tiền ký
quỹ, chỉ trong vòng 5 ngày sau khi nhận được giấy xác nhận hoàn thành CTPH môi

ại
họ
cK
in
h

trường, Quỹ BVMT sẽ hoàn trả lại tiền ký quỹ cho doanh nghiệp.

Nhờ làm tốt công tác triển khai ký quỹ CTPH môi trường nên công tác bảo vệ,
CTPH môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
đã có những chuyển biến tích cực. Theo thống kê, từ tháng 7/2014, khi Quỹ BVMT
của tỉnh chính thức được thành lập và đi vào hoạt động, đến nay, đã có 55 mỏ đang
khai thác khoáng sản trên địa bàn thực hiện việc ký quỹ CTPH môi trường với tổng số
tiền ký quỹ hơn 10 tỷ đồng.

Đ

Kể từ khi có cơ chế ký quỹ CTPH môi trường, ý thức trách nhiệm của doanh
nghiệp trong CTPH môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đã có những
chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện việc ký quỹ CTPH môi

trường vẫn còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc. Ông Võ Ngọc Dũng - Phó Chi
cục trưởng Chi cục BVMT tỉnh cho biết: “Cơ chế ký quỹ CTPH môi trường mới chỉ là
giải pháp ràng buộc về tài chính với doanh nghiệp, nên ngoài những đơn vị thực hiện
tốt còn nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản vẫn chưa thực hiện ký
quỹ đúng thời hạn. Đây cũng là một trong những khó khăn đối với chúng tôi, bởi
nguồn nhân lực trong lĩnh vực này vẫn còn khá mỏng nên chưa thể kiểm tra, rà soát
được toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản”.
SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

13


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

Theo thống kê của UBND tỉnh, đến ngày 31/8/2015, có đến 59 doanh nghiệp
chưa thực hiện ký quỹ CTPH môi trường, với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng. Điển hình
như: Công ty sản xuất vật liệu Puzơlan IDICO, khai thác Puzơlan ở núi Đầu Voi, xã
Tịnh Khê (Thành phố Quảng Ngãi), tổng số tiền phải ký quỹ trên 795 triệu đồng, trong
đó số tiền phải ký quỹ năm 2015 trên 198,8 triệu đồng; Công ty cổ phần phát triển cơ
sở hạ tầng Quảng Ngãi, khai thác đá ở mỏ đá Bình Thanh (xã Bình Thanh Đông, Bình
Sơn), tổng số tiền phải ký trên 1,4 tỷ đồng, số tiền phải ký năm 2015 là trên 126,8 triệu
đồng; Công ty cổ phần 20/7, khai thác ở mỏ đá thôn 3 xã Trà Thủy (Trà Bồng), tổng số
tiền phải ký quỹ trên 110 triệu đồng, năm 2015 phải ký 11,8 triệu đồng...

tế
H
uế


Nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng chậm ký quỹ trên địa bàn, UBND tỉnh đã
ban hành Công văn 4398 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về ký quỹ
CTPH môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thực hiện
chỉ đạo này, Sở TNMT đã có công văn thông báo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ký

ại
họ
cK
in
h

quỹ CTPH môi trường. Nếu các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản không thực
hiện việc ký quỹ CTPH môi trường theo đúng quy định, Sở TNMT sẽ tổng hợp danh

Đ

sách và tham mưu UBND tỉnh có văn bản đình chỉ hoạt động.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

14


GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KÝ QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Tổng quan về huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

 Vị trí địa lý

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Phong Điền

Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, rộng
953,751 km2, gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, có tọa độ địa lý (chỉ tính đất
liền) từ 16020'55'' đến 16044'30'' vĩ Bắc và 10703'00'' đến 107030'22'' kinh Đông.
Phía Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.
Về phía Tây, Tây Nam và phía Nam giáp hai huyện Đakrông và A Lưới.
Về phía Đông và Đông Nam giáp hai huyện Quảng Điền và Hương Trà.
Phía Đông Bắc giáp biển Đông với đường bờ thẳng tắp theo hướng Tây Bắc Đông Nam trên chiều dài gần 16 km.
SVTH: Nguyễn Thị Tố Như - K46 KTTNMT

15



×