ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG VĂN THUẦN
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
KÝ QUỸ CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
TRONG KHAI THÁC ĐÁ VÔI TẠI
TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Hoàng Văn Thuần, học viên cao học lớp Khoa học môi trường
K22, khoá 2014-2016. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài "Nghiên cứu
tình hình thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác đá vôi tại
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 - 2015" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ
thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Nguyễn Thế Hùng. Số liệu và
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo
đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 10 năm 2016
TÁC GIẢ
Hoàng Văn Thuần
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi
trường và các thầy giáo, cô giáo Phòng Đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành khóa học.
Để hoàn thành Luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS.Nguyễn Thế Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới:
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Cục Quản lý chất thải – Tổng cục Môi
trường, Ban Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa; các phòng ban
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa: Chi cục Bảo vệ môi trường, Quỹ
Bảo vệ môi trường, Phòng Tài nguyên khoáng sản đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập số liệu và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 10 năm 2016
TÁC GIẢ
Hoàng Văn Thuần
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................3
3. Ý nghĩa đề tài ..........................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................5
1.1. Các cơ sở khoa học thực hiện đề tài .....................................................................5
1.1.1. Khái niệm về Môi trường ..................................................................................5
1.1.2. Khái niệm Ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường ................................................6
1.1.3. Căn cứ xác định khoản tiền ký quỹ ...................................................................6
1.1.4. Hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường đối với khai thác khoáng sản ............7
1.1.5. Đối tượng lập Hồ sơ CTPHMT hoặc Hồ sơ CTPHMT bổ sung .......................8
1.1.6. Cấu trúc Hồ sơ cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản ...........9
1.1.7. Mục đích và nguyên tắc của việc ký quỹ ........................................................10
1.1.8. Đối tượng ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản ...........10
1.1.9. Phương thức ký quỹ (Điều 13 Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT) ................10
1.1.10. Thời điểm ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản .........11
1.1.11. Quản lý và sử dụng tiền ký quỹ ....................................................................12
1.1.12. Trách nhiệm của Quỹ bảo vệ môi trường .....................................................13
1.2. Cở sở pháp lý về ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản ...13
1.2.1. Cơ sở pháp lý do Trung ương ban hành ..........................................................13
1.2.2. Cơ sở pháp lý do địa phương ban hành ...........................................................14
1.3. Cơ sở thực tiễn về ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản ........14
1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với khai
thác khoáng sản ở một số quốc gia trên thế giới ......................................................14
iv
1.3.2. Hoạt động ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng
sản ở Việt Nam ..........................................................................................................16
1.3.3. Hoạt động ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng
sản ở tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................27
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................27
2.2.1. Thực trạng khai thác đá vôi và ảnh hưởng của khai thác đá vôi tới môi
trường ở Thanh Hóa ..................................................................................................27
2.2.2. Tình hình thực hiện ký quỹ CTPHMT trong khai thác đá vôi trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa ..........................................................................................................28
2.2.3. Nghiên cứu các các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực ký quỹ
CTPHMT đối với khai thác đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa.............................................28
2.2.4. Đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong khai
thác đá vôi thông qua công tác ký quỹ CTPHMT và việc sử dụng có hiệu quả
nguồn ký quỹ CTPHMT............................................................................................28
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................28
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................28
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...............................................................29
2.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ..............................................................30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................31
3.1. Thực trạng khai thác đá vôi và ảnh hưởng của khai thác đá vôi tới môi
trường ở Thanh Hóa ..................................................................................................31
3.1.1. Khái quát thực trạng khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ...............31
3.1.2. Vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa .................................................................................................................37
3.2. Tình hình thực hiện ký quỹ CTPHMT trong khai thác đá vôi trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa ..........................................................................................................51
3.2.1. Hoạt động tuyên truyền vận động thực hiện ký quỹ CTPHMT ......................51
v
3.2.2. Hoạt động thu, nộp tiền ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác đá
vôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vôi giai đoạn 2012 – 2015.....................................51
3.2.3. Hoạt động chi trả tiền ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác đá
vôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ................................................................................55
3.3. Nghiên cứu các các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực ký quỹ cải tạo
phục hồi môi trường đối với khai thác đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa ............................57
3.3.1. Nhận thức của chủ Doanh nghiệp về công tác ký quỹ CTPHMT...................57
3.3.2. Quy định về thời điểm thực hiện việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường ...59
3.3.3. Sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong khai thác khoáng sản ...........59
3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác ký quỹ bảo vệ
môi trường đối với khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................60
3.4.1. Các giải pháp hoàn thiện văn bản chỉ đạo thực hiện trong lĩnh vực ký quỹ
CTPHMT ...................................................................................................................63
3.4.2. Bổ sung quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong các phương án
CTPHMT ...................................................................................................................63
3.4.3. Nâng cao yêu cầu đối với việc cải tạo phục hồi môi trường ...........................64
3.4.4. Bổ sung chế tài cho các cơ quan thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo
phục hồi môi trường ..................................................................................................64
3.4.5. Tăng cường thanh tra, giám sát đối với hoạt động khai thác khoáng sản .......64
3.4.6. Nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ liên quan đến công tác ký quỹ
CTPHMT ...................................................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................66
1. Kết luận .................................................................................................................66
2. Kiến nghị ...............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCN
: Bộ Công nghiệp
BCT
: Bộ Công thương
BKHCNMT
: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
BTC
: Bộ Tài chính
BTNMT
: Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT
: Bảo vệ môi trường
BOD5
: Nhu cầu oxy sinh hóa đo ở 200C sau 5 ngày
COD
: Nhu cầu ôxy hóa học
CTCP
: Công ty Cổ phần
CTPHMT
: Cải tạo phục hồi môi trường
ĐCKS
: Địa chất khoáng sản
ĐTM
: Đánh giá tác động môi trường
HTX
: Hợp tác xã
MT
: Môi trường
MTV
: Một thành viên
NĐ-CP
: Nghị định Chính phủ
QCVN
: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QĐ-TTg
: Quyết định Thủ tướng Chính phủ
SS
: Chất rắn lơ lửng
TN&MT
: Tài nguyên và Môi trường
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
TSS
: Tổng chất rắn lơ lửng
TTLT
: Thông tư liên tịch
TT-BTNMT
: Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi trường
UBND
: Ủy ban nhân dân
VLXD
: Vật liệu xây dựng
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các nhóm Đề án, dự án khai thác khoáng sản chủ đạo được phê duyệt
tại Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2008 - 2014 ............................17
Bảng 1.2. Mức ký quỹ CTPHMT của các Đề án, dự án khoáng sản được phê
duyệt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2008 - 2014 ..................18
Bảng 1.3. Thời gian ký quỹ CTPHMT của các mỏ khai thác khoáng sản đã
được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Đề án, dự án cải tạo
phục hồi môi trường từ năm 2008 - 2014 ................................................18
Bảng 1.4. Thống kê sơ bộ số liệu ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác
khoáng sản tại các Quỹ BVMT Việt Nam và Quỹ BVMT một số địa
phương trên toàn quốc tính đến hết năm 2015 ........................................19
Bảng 1.5. Các nhóm ký quỹ CTPHMT chủ đạo tại Quỹ BVMT Thanh Hóa ...........23
Bảng 1.6. Mức ký quỹ CTPHMT của các mỏ khoáng sản tại Quỹ BVMT Thanh
Hóa đến năm 2015 ...................................................................................23
Bảng 1.7. Mức ký quỹ CTPHMT của các mỏ khoáng sản tại Quỹ BVMT Thanh
Hóa đến tháng 6 năm 2016 ......................................................................24
Bảng 1.8. Thời gian ký quỹ CTPHMT tại Quỹ BVMT Thanh Hóa
đến năm 2015 ...........................................................................................24
Bảng 1.9. Thời gian ký quỹ CTPHMT tại Quỹ BVMT Thanh Hóa
đến tháng 6/2016......................................................................................25
Bảng 3.1. Phân chia các các mỏ đá vôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được cấp
phép khai thác đến năm 2015 tính theo diện tích ....................................32
Bảng 3.2. Phân chia các các mỏ đá vôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được cấp
phép khai thác đến năm 2015 tính theo trữ lượng ...................................33
Bảng 3.3. Thống kê các hình thức khai thác đá vôi chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa ....34
Bảng 3.4. Thống kê các doanh nghiệp khai thác đá vôi và mỏ đá vôi được cấp
phép khai thác giai đoạn 2012 - 2015 ......................................................35
Bảng 3.5. Thời gian khai thác theo Giấy phép khoáng sản các mỏ đá vôi trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 ....................................................36
Bảng 3.6. Tác động môi trường của việc khai thác đá vôi ........................................39
viii
Bảng 3.7. Kết quả phân tích môi trường không khí tại một số mỏ đá vôi trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa .................................................................................40
Bảng 3.8. Kết quả phân tích nước mặt tại một số khu vực mỏ đá vôi trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa .................................................................................43
Bảng 3.9. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tại một số khu vực mỏ đá vôi
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ....................................................................45
Bảng 3.10. Kết quả phân tích nước dưới đất khu vực mỏ đá vôi núi Lèn Dài, xã
Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa ..............................................47
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả điều tra của hộ dân sống xung quanh khu vực một
số mỏ khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa về mức độ ảnh
hưởng tới chất lượng môi trường do khai thác đá vôi .............................48
Bảng 3.12. Thành phần môi trường bị ảnh hưởng do khai thác đá vôi.....................49
Bảng 3.13. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về vấn đề môi trường trong
khai thác đá vôi ........................................................................................50
Bảng 3.14. Phương thức ký quỹ CTPHMT đối với các mỏ đá vôi trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa được cấp phép khai thác giai đoạn 2012 – 2015 ...........52
Bảng 3.15. Mức ký quỹ của các mỏ đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2012 - 2015 ..............................................................................................53
Bảng 3.16. Thống kê tình hình chấp hành quy định về thời gian bắt đầu nộp tiền
ký quỹ trong khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2012 - 2015 ..............................................................................................53
Bảng 3.17. Thống kê số liệu các mỏ đá vôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
chưa nộp tiền ký quỹ CTPHMT lần 2 tính đến tháng 6/2016 .................54
Bảng 3.18. Thống kê số mỏ đá vôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
đã được đóng cửa giai đoạn 2012 - 2015.................................................55
Bảng 3.19. Nhận thức của chủ doanh nghiệp đến việc ký quỹ CTPHMT ..........57
Bảng 3.20. Đánh giá của Doanh nghiệp về sự hợp lý của tiền ký quỹ CTPHMT ...58
Bảng 3.21. Đánh giá của doanh nghiệp về thủ tục hành chính trong ký quỹ
CTPHMT .................................................................................................58
Bảng 3.22. Đánh giá của Doanh nghiệp chi phí CTPHMT so với số tiền ký quỹ
CTPHMT đã nộp .....................................................................................59
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Người gây ô nhiễm phải trả tiền” là một trong những đặc thù của pháp luật
môi trường. Đây là nguyên tắc thể hiện rõ nét nhất biện pháp kinh tế trong bảo vệ
môi trường, dùng lợi ích kinh tế tác động vào chính hành vi của các chủ thể theo
hướng có lợi cho môi trường. Pháp luật môi trường của nhiều nước sử dụng nguyên
tắc này như một trong những cách thức chính nhằm cụ thể hóa sự “trả giá” của
những chủ thể gây ra ô nhiễm môi trường.
Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” lần đầu tiên được ghi nhận
trong văn kiện của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Nguyên tắc xuất phát từ
quan điểm cho rằng môi trường là một loại hàng hóa đặc biệt (vì nó mang tính cộng
đồng, ai cũng đều sử dụng). Khi khai thác, sử dụng môi trường thì phải trả tiền (tiền
bỏ ra để mua quyền khai thác, sử dụng, quyền tác động đến môi trường). Nhà nước
đứng ra để bán quyền tác động đó. Người được hưởng lợi từ việc trả giá này là toàn
thể cộng đồng và nhà nước là người đại diện đứng ra thu tiền và sử dụng tiền để tiếp
tục đảm bảo việc bảo vệ môi trường.
Khoản 8 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: “Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi
thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật” . Chủ
thể phải trả tiền là những chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và
những chủ thể gây ô nhiễm môi trường theo nghĩa rộng (gây ô nhiễm trong phạm vi
khuôn khổ pháp luật cho phép).
Nguyên tắc này trước hết nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng trong việc
khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Để thực hiện nguyên tắc thì phải đảm bảo
những yêu cầu: số tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tính
chất và mức độ gây tác động xấu đến môi trường, tiền phải trả cho hành vi gây ô
nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích, đến hành vi của các chủ thể. Tiền ở đây
phải mang tính ngang giá, nhưng không phải thu mang tính tượng trưng.
2
Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế thể hiện rõ nguyên tắc nguyên tắc
“người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Ký quỹ môi trường áp dụng cho các ngành kinh
tế đã gây ra ô nhiễm môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu
các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó
đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi
trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi
trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Trong quá trình
đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủ động khắc phục, không để gây ra
ô nhiễm môi trường hoặc suy thoái môi trường đúng như cam kết, thì số tiền ký quỹ
sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng
cam kết hoặc phá sản, số tiền trên được rút ra từ tài khoản ngân hàng chi cho công
tác khắc phục sự cố ô nhiễm đồng thời với việc đóng cửa doanh nghiệp.
Đối với ngành khai thác khoáng sản, giải pháp kinh tế ký quỹ cải tạo phục
hồi môi trường đang là giải pháp quan trọng trong việc giảm thiểu, khắc phục ô
nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác này đã bộc lộ những hạn chế,
vướng mắc cần tháo gỡ như: việc thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường chỉ
quy định với từng dự án riêng lẻ trong khi trong thực tế hoạt động khai thác khoáng
sản diễn ra trên diện rộng, với quy mô lớn liên vùng, liên mỏ, do nhiều tổ chức, cá
nhân cùng khai thác; chưa có quy định về quản lý, sử dụng tiền ký quỹ; kinh phí ký
quỹ cải tạo phục hồi môi trường thường thấp hơn so với kinh phí cải tạo phục hồi
môi trường thực tế, ý thức chấp hành quy định của một số Doanh nghiệp khai thác
khoáng sản chưa tốt,…
Xuất phát từ thực tế trên, bản thân đang công tác trong ngành Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Thanh Hóa, qua các tài liệu, số liệu tham khảo cho thấy công tác ký
quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với khai khác khoáng sản nói chung, khai thác
đá vôi nói riêng của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả đáng kể như: trong
giai đoạn 2012 – 2015 công tác ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đã cơ bản ổn
định như: 162 mỏ đá vôi với số tiền ký quỹ là 23,558 tỷ đồng đã được nộp; 75,3%
3
tổng số mỏ chấp hành nghiêm túc thời gian nộp tiền ký quỹ,…tuy nhiên do tồn tại
những hạn chế, vướng mắc nêu trên nên hiệu quả quản lý nguồn ký quỹ cải tạo phục
hồi môi trường đối với khai thác đá vôi của tỉnh Thanh Hóa chưa thực sự đạt hiệu
quả như mong muốn.
Từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình
thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác đá vôi tại tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2012 – 2015” để từ đó đề xuất những giải pháp góp phần sử
dụng hiệu quả, giảm thiểu tác động tới môi trường do quá trình khai thác, sử dụng
nguồn đá vôi nói riêng, nguồn tài nguyên khoáng sản nói chung trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
2. Mục tiêu của đề tài
a. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá tình hình thực hiện ký quỹ cải tạo
phục hồi môi trường đối với khai thác đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 –
2015, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện việc ký quỹ CTPHMT và sử dụng nguồn
quỹ hiệu quả trong thời gian tới.
b. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng khai thác và ảnh hưởng của khai thác đá vôi tới môi
trường.
- Phân tích tình hình thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với
khai thác đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 - 2015.
- Nghiên cứu các các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực ký quỹ cải tạo
phục hồi môi trường đối với khai thác đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 2015.
- Đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong khai
thác đá vôi thông qua công tác ký quỹ CTPHMT và việc sử dụng có hiệu quả nguồn
ký quỹ CTPHMT.
3. Ý nghĩa đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
4
Đề tài là cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả áp dụng ký quỹ
CTPHMT - công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đối với hoạt động khai
thác khoáng sản nói chung, khai thác đá vôi nói riêng trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa. Ngoài ra đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học, điều tra
về công tác ký quỹ CTPHMT, giúp cho các nhà quản lý về môi trường có
những chính sách và công tác quản lý môi trường đối với hoạt động khai thác
khoáng sản chặt chẽ hơn.
b. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý tiền ký quỹ CTPHMT đối với khai thác
khoáng sản nói chung, khai thác đá vôi nói riêng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá sự phù hợp giữa tiền ký quỹ CTPHMT và kinh phí thực tế cải tạo
phục hồi môi trường đối với các mỏ khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Trên cơ sở thực tế địa phương và các văn bản quy định pháp luật hiện hành,
đề xuất, kiến nghị giải pháp quản lý, sử dụng nguồn kinh phí ký quỹ cải tạo phục
hồi đối với khai thác khoáng sản nói chung, khai thác đá vôi nói riêng trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các cơ sở khoa học thực hiện đề tài
Kể từ thời điểm ban hành Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCNBKHCNMT đến nay, quy định về ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác
khoáng sản có nhiều thay đổi. Nhưng về cơ bản các quy định, khái niệm chính vẫn giữ
nguyên như: CTPHMT, ký quỹ CTPHMT; đơn vị quản lý, sử dụng tiền ký quỹ...
Thay đổi cơ bản là nếu như hiện nay theo Nghị định 19/2015/NĐ-CP và
Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT, nội dung ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động
khai thác khoáng sản được quy định trong Phương án CTPHMT hoặc phương án
CTPHMT bổ sung thì trước đó được gọi là Dự án CTPHMT hoặc Dự án CTPHMT
bổ sung (giai đoạn từ năm 2010 đến trước ngày 15/5/2013 khi Quyết định
18/2013/QĐ-TTg có hiệu lực), sau đó gọi là Đề án CTPHMT hoặc Đề án CTPHMT
bổ sung (từ ngày 15/5/2013 đến trước ngày 17/8/2015). Nội dung giữa Phương án,
Đề án, Dự án cơ bản giống nhau, nhưng về cấu trúc có một số điểm khác nhau.
Ngoài ra có sự thay đổi nữa là hiện nay theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP
thì tiền lãi được hưởng lãi suất bằng lãi suất cho vay của quỹ bảo vệ môi trường nơi
ký quỹ và được tính từ thời điểm ký quỹ, còn từ thời điểm 01/4/2015 trở về trước,
theo nội dung của các Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg và Quyết định 18/2013/QĐTTg: lãi suất từ tiền ký quỹ CTPHMT được tính là lãi suất không kỳ hạn và được
tính từ thời điểm ký quỹ.
1.1.1. Khái niệm về Môi trường
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật." (Theo Điều 3, Luật Bảo
vệ Môi trường năm 2014 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí,
đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
6
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm
các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
1.1.2. Khái niệm Ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường
Ký quỹ CTPHMT là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra
ô nhiễm môi trường.
Ký quỹ CTPHMT là việc tổ chức, cá nhân gửi một khoản tiền vào Quỹ bảo
vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường địa phương (gọi tắt là
QBVMT) để bảo đảm trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá
nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản (khoản 2 Điều 3 Nghị định số
19/2015/NĐ-CP).
1.1.3. Căn cứ xác định khoản tiền ký quỹ
Số tiền ký quỹ bằng tổng kinh phí thực hiện các hạng mục công trình cải tạo,
phục hồi môi trường (khoản 1 Điều 8 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP) quy định trong
Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
Kinh phí thực hiện từng hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường
phải áp dụng định mức, đơn giá của địa phương tại thời điểm lập phương án hoặc
phương án bổ sung. Trường hợp địa phương không có định mức, đơn giá thì áp
dụng theo định mức, đơn giá của Bộ, ngành tương ứng. Trong trường hợp Bộ,
ngành không có đơn giá thì áp dụng theo giá thị trường (khoản 1 Điều 8 Nghị định
số 19/2015/NĐ-CP)
Tùy thuộc vào phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lựa chọn, tổng
dự toán cải tạo, phục hồi môi trường (Mcp) bằng tổng các chi phí thực hiện các hạng
mục chính dưới đây:
Mcp = Mkt + Mcn + Mbt + Mxq + Mhc + Mk
Trong đó:
Mkt: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khai trường khai thác, bao gồm các
chi phí: củng cố bờ moong trong tầng đất phủ, trong tầng đá; lập hàng rào, biển báo;
7
trồng cây xung quanh và khu vực moong khai thác; xây dựng các công trình thoát
nước, xử lý nước; san gạt, phủ đất màu; đối với mỏ khai thác hầm lò, chi phí lấp kín
cửa đường hầm vào mỏ, các lò nhánh (nếu cần thiết) theo quy phạm khai thác hầm
lò; xây dựng hệ thống ngăn ngừa dòng thải axit mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng
vật sulfua và các mỏ có tính phóng xạ và các chi phí khác có liên quan;
Mcn: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường mặt bằng sân công nghiệp, khu vực
phân loại, làm giàu, khu vực phụ trợ và các hoạt động khác có liên quan, bao gồm các
chi phí: tháo dỡ các công trình trên mặt bằng và vận chuyển đến nơi lưu chứa; san gạt
tạo mặt bằng, phủ đất màu, trồng cây; xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước;
Mbt: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khu vực bãi thải, bao gồm các chi
phí: san gạt, cắt tầng đảm bảo các yêu cầu an toàn; xây dựng kè chân tầng để đảm
bảo an toàn, tránh trượt lở chân bãi thải; xây dựng hệ thống thu gom nước trên mặt
tầng và chân tầng; xử lý nước từ các mặt tầng, chân tầng bãi thải trước khi xả ra môi
trường; xây dựng hệ thống ngăn ngừa dòng thải axit mỏ đối với các mỏ khai thác
khoáng vật sulfua và các mỏ có tính phóng xạ; trồng cây trên mặt tầng, sườn tầng
các bãi thải;
Mxq: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khu vực ngoài biên giới mỏ nơi bị
ảnh hưởng do hoạt động khai thác, bao gồm các chi phí: nạo vét, khơi thông các
dòng thủy vực; duy tuy, bảo dưỡng các tuyến đường vận chuyển; trồng cây tái tạo
lại hệ sinh thái, thảm thực vật tại các khu vực xung quanh mỏ;
Mhc: Chi phí duy tu, bảo trì các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau
khi kết thúc hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường (được tính bằng 10% tổng chi
phí cải tạo, phục hồi môi trường); Chi phí hành chính phục vụ cho công tác cải tạo,
phục hồi môi trường; chi phí thiết kế, thẩm định thiết kế; chi phí dự phòng do phát
sinh khối lượng; chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải;
Mk: Những khoản chi phí khác.
1.1.4. Hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường đối với khai thác khoáng sản
Do có nhiều văn bản hướng dẫn nên trong mỗi giai đoạn, khái niệm “hoạt
động CTPHMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản” được định nghĩa khác
nhau, cụ thể:
8
- Trong giai đoạn từ 2008 đến 2012 được định nghĩa là hoạt động cải tạo
hoặc phục hồi môi trường theo các yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường sau khai
thác khoáng sản quy định tại phục lục 1 của Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày
29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản áp dụng cho 04 loại mỏ khoáng sản:
Mỏ khai thác lộ thiên không có nguy cơ tạo dòng thải axit mỏ, Mỏ khai thác lộ thiên
có nguy cơ phát sinh dòng thải axit mỏ, Mỏ khai thác hầm lò; Mỏ khai thác cát sỏi,
sa khoáng lòng sông.
- Trong giai đoạn từ 2013 đến trước ngày 01/4/2015 khi Nghị định
19/2015/NĐ-CP có hiệu lực được định nghĩa chi tiết hơn, cụ thể: là hoạt động đưa
môi trường, hệ sinh thái (đất, nước, không khí, cảnh quan thiên nhiên, thảm thực
vật,...) tại khu vực khai thác khoáng sản và các khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động
khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban
đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường và phục vụ các
mục đích có lợi cho con người (khoản 1 Điều 2 Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg
ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc cải tạo, phục hồi môi trường và
ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản).
- Hiện nay khái niệm trên được định nghĩa một cách ngắn gọn, súc tích hơn,
cụ thể: là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực môi trường bị tác động
về gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn
về an toàn, môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người (khoản 1 Điều 3
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP).
1.1.5. Đối tượng lập Hồ sơ CTPHMT hoặc Hồ sơ CTPHMT bổ sung
1. Các đối tượng phải lập Hồ sơ cải tạo, phục hồi môi trường (Hiện nay là
phương án) bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
- Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản nhưng chưa có phương án
được phê duyệt hoặc chưa ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
9
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã có phương án được phê duyệt
nhưng không triển khai thực hiện dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm
được phê duyệt thì phải lập lại phương án.
2. Các đối tượng phải lập Hồ sơ cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung (nay
gọi tắt là phương án bổ sung) bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân đã có giấy phép khai thác khoáng sản và phương án được
phê duyệt nhưng thay đổi diện tích, độ sâu, công suất khai thác khoáng sản.
- Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so
với phương án đã được duyệt.
3. Các trường hợp sau không phải lập Hồ sơ:
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
trong diện tích gianh giới của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ sử
dụng cho xây dựng công trình đó.
- Hộ gia đình, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông
thường trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để
xây dựng các công trình trong diện tích đó.
1.1.6. Cấu trúc Hồ sơ cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến trước ngày 15/5/2013, các tổ chức, cá nhân
khai thác khoáng sản căn cứ vào đặc thù hoạt động khai thác khoáng sản nêu tại phụ
lục 2 Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo,
phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai
thác khoáng sản để xây dựng Dự án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc Dự án
CTPHMT bổ sung (theo mẫu phụ lục 1 Thông tư 34/2009/TT-BTNMT) và trình cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt.
Từ ngày 15/5/2013 đến trước ngày 17/8/2015, theo Quyết định số
18/2013/QĐ-TTg, Dự án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc Dự án CTPHMT bổ
sung được đổi tên thành Đề án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc Đề án CTPHMT
bổ sung nhưng cấu trúc của Đề án không đổi, vẫn theo cấu trúc của Dự án.
10
Hiện nay, căn cứ vào đặc thù hoạt động khai thác khoáng sản của mình nêu
tại Phụ lục 3 Thông tư 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản,
các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản xây dựng Phương án cải tạo, phục hồi
môi trường hoặc Phương án CTPHMT bổ sung (theo mẫu phụ lục 2 và phụ lục 4
Thông tư 38/2015/TT-BTNMT) và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
1.1.7. Mục đích và nguyên tắc của việc ký quỹ
Mục đích của việc ký quỹ là bảo đảm nguồn tài chính để cải tạo, phục hồi
môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản do các tổ chức, cá nhân khai
thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật.
Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng chi phí thực tế để cải tạo, phục hồi môi
trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
1.1.8. Đối tượng ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản
Mọi tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài khai thác
khoáng sản phải có trách nhiệm ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác
khoáng sản.
1.1.9. Phương thức ký quỹ (Điều 13 Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT)
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác khoáng sản có thời
hạn dưới 03 (ba) năm thì thực hiện ký quỹ một lần. Mức tiền ký quỹ bằng 100%
(một trăm phần trăm) số tiền được phê duyệt, có tính yếu tố trượt giá tại thời điểm
ký quỹ.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác khoáng sản có thời
hạn từ 03 (ba) năm trở lên thì được phép ký quỹ nhiều lần. Số tiền ký quỹ lần đầu
phải tính tới yếu tố trượt giá tại thời điểm ký quỹ và được xác định như sau:
- Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 10 (mười) năm: mức ký
quỹ lần đầu bằng 25% (hai mươi lăm phần trăm) tổng số tiền ký quỹ;
- Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 10 (mười) năm đến dưới 20
(hai mươi) năm: mức ký quỹ lần đầu bằng 20% (hai mươi phần trăm) tổng số tiền
ký quỹ;
11
- Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 20 (hai mươi) năm trở lên:
mức ký quỹ lần đầu bằng 15% (mười lăm phần trăm) tổng số tiền ký quỹ.
3. Số tiền ký quỹ có tính tới yếu tố trượt giá được tổ chức, cá nhân tự kê
khai, nộp tiền ký quỹ và thông báo cho quỹ bảo vệ môi trường nơi ký quỹ theo mẫu
quy định tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp
luật nhưng dừng hoạt động khai thác từ 01 (một) năm trở lên thì phải làm văn bản
báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án, phương án bổ sung để điều
chỉnh lại khoản tiền ký quỹ của các lần tiếp theo.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản chuyển
nhượng quyền khai thác khoáng sản hoặc mua bán, đổi tên, sáp nhập, hợp nhất
doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
hoặc tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu mới của doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện
các nghĩa vụ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
theo phương án, phương án bổ sung đã phê duyệt.
1.1.10. Thời điểm ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản
1. Theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 và
Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg:
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ lần
đầu tiên trước khi bắt đầu tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản 30 (ba mươi)
ngày, đối với trường hợp ký quỹ nhiều lần, việc ký quỹ từ lần thứ hai trở đi phải
thực hiện trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo
2. Hiện nay, theo Nghị định 19/2015/NĐ-CP thời điểm ký quỹ được quy
định như sau:
- Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản thực hiện ký quỹ lần đầu trong
thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày được phê duyệt phương
án, phương án bổ sung;
- Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới thực hiện
ký quỹ lần đầu trước ngày đăng ký bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ;
12
- Trường hợp ký quỹ nhiều lần, việc ký quỹ từ lần thứ hai trở đi phải thực
hiện trước ngày 31 tháng 01 của năm ký quỹ.
1.1.11. Quản lý và sử dụng tiền ký quỹ
Theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg và
hiện nay là Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, quy định về quản lý và sử dụng tiền ký
quỹ có các nội dung chính như sau:
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ
môi trường địa phương hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Tiền ký quỹ được
nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam.
Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ trên cơ sở tổ chức, cá nhân đã hoàn thành
từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án hoặc
phương án bổ sung được phê duyệt.
Trường hợp, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ nhưng giải thể
hoặc phá sản và chưa thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng phương án
hoặc phương án bổ sung được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
phương án hoặc phương án bổ sung có trách nhiệm sử dụng số tiền đã ký quỹ bao
gồm cả tiền lãi để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.
Tổ chức, cá nhân chỉ được rút tiền lãi ký quỹ một lần sau khi có giấy xác
nhận hoàn thành toàn bộ nội dung phương án hoặc phương án bổ sung.
Riêng về nội dung tính tiền ký quỹ và lãi suất từ tiền ký quỹ, các văn bản có
sự khác nhau, cụ thể:
Theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg:
- Có quy định yếu tố trượt giá trong quá trình tính toán tiền ký quỹ nhưng
quy định chưa cụ thể, rõ ràng.
- Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và được tính từ
thời điểm ký quỹ.
Theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP và Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT:
- Quy định cụ thể về yếu tố trượt giá trong việc nộp tiền ký quỹ hằng năm
hoặc theo giai đoạn của các Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. Yếu tố trượt giá
13
đây được xác định bằng số tiền ký quỹ hàng năm nhân với chỉ số giá tiêu dùng của
các năm trước đó tính từ thời điểm phương án, phương án bổ sung được phê duyệt.
Chỉ số giá tiêu dùng hàng năm áp dụng theo công bố của Tổng cục Thống kê cho
địa phương nơi khai thác khoáng sản hoặc cơ quan có thẩm quyền.
- Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất bằng lãi suất cho vay của Quỹ bảo vệ môi
trường nơi ký quỹ và được tính từ thời điểm ký quỹ.
1.1.12. Trách nhiệm của Quỹ bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận và xác nhận bằng văn bản về việc ký quỹ của các tổ chức, cá
nhân khai thác khoáng sản;
- Hoàn trả tiền ký quỹ và lãi suất tiền ký quỹ cho các tổ chức, cá nhân theo
quy định;
- Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật. Hằng năm,
báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính
về tình hình quản lý, sử dụng tiền ký quỹ;
- Đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện ký quỹ cải
tạo, phục hồi môi trường đúng hạn; kiến nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử
phạt về việc chậm ký quỹ.
1.2. Cở sở pháp lý về ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản
1.2.1. Cơ sở pháp lý do Trung ương ban hành
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
- Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010.
- Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Khoáng sản 2010.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2005.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
14
- Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt
động khai thác khoáng sản.
- Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo,
phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai
thác khoáng sản.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về CTPHMT trong hoạt động khai thác khoáng sản.
1.2.2. Cơ sở pháp lý do địa phương ban hành
Các văn bản chỉ đạo, đôn đốc của UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi
trường đối với công tác ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo hướng dẫn của
Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường và các văn bản đột xuất khác.
1.3. Cơ sở thực tiễn về ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản
1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với khai
thác khoáng sản ở một số quốc gia trên thế giới
- Kinh nghiệm ký quỹ CTPHMT ở Canada
Ký quỹ môi trường đã được áp dụng trong ngành khai thác khoáng sản tại
Quebec (Canada) từ đầu những năm 1990. Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Bộ
Môi trường Quebec trong Luật khai thác mỏ thì từ ngày 09/4/1995, bất kỳ cá nhân
nào khi tham gia khai thác mỏ hoặc điều hành hệ thống khai thác phải đệ trình kế
hoạch phục hồi và một khoản tài chính đảm bảo, chiếm 70% chi phí phục hồi khu
vực khai thác. Các doanh nghiệp khai thác mỏ phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về
bảo hiểm tài chính theo quy định của Chính phủ. Khoản tài chính này có thể ở dạng
tiền mặt, trái phiếu, séc, hoặc chứng nhận đảm bảo đầu tư. Khoản tiền hay bảo hiểm
được ký quỹ với Bộ Tài chính phải phù hợp với các hoạt động ký quỹ cho tới khi
chứng nhận được thu hồi lại. Tuy nhiên, khoản đảm bảo tài chính có thể giảm khi đề
15
án được xem xét lại nếu việc phục hồi được hoàn tất hoặc khoản đảm bảo tài chính
có thể tăng nếu người ký quỹ thay đổi các hoạt động khai thác.
Khoản ký quỹ được sử dụng cho khu vực phục hồi với các mục tiêu: nạo vét
lòng hồ bao gồm bùn đáy và cảnh quan hồ, dọn dẹp đá thải, chất thải khai thác, xử
lý chất ô nhiễm trong nước hồ. [14]
- Kinh nghiệm ký quỹ CTPHMT ở Philippine
Ký quỹ môi trường cũng được áp dụng trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tại
Philippine. Theo Nghị định sửa đồi số 7942 nhằm triển khai thực hiện Luật khai thác
mỏ năm 1995 của Philippine, tại điều 13 qui định về khoản ký quỹ mà người khai thác
khoáng sản phải chi trả để được thực hiện đề án có nội dung như sau: người ký quỹ hợp
đồng/sở hữu giấy phép/ thuê đất sẽ phải chi trả cho Chính phủ một khoản tiền đặt cọc
có giá trị tối thiểu bằng 5% giá trị thị trường của toàn bộ sản lượng khoáng sản khai
thác hoặc các sản phẩm chế biến không bảo gồm tất cả các loại thuế khác. 10% khoản
tiền trên và 10% doanh thu khác như quản lý hành chính, vệ sinh, khai thác và các chi
phí liên quan khác được thu từ hoạt động thăm dò, khai thác, phát triển và sử dụng các
nguồn tài nguyên khoáng sản cùng với khoáng sản dự trữ sẽ được Chính phủ quản lý
như một quỹ tín dụng và sẽ được ký quỹ vào ngân quỹ của Chính phủ để phân phối cho
các đề án đặc biệt và các chi phí hành chính khác liên quan đến thăm dò, khai thác,
phát triển và quản lý môi trường khoáng sản. [14]
- Kinh nghiệm ký quỹ CTPHMT ở Australia
Từ cuối năm 1980, trái phiếu môi trường được áp dụng tại Tây Australia như
là một dạng bảo hiểm nhằm đảm bảo cho khu vực tránh khỏi các nguy cơ về tài
chính trong trường hợp hoạt động khai thác mỏ thất bại trong việc phục hồi môi
trường sau khi khai thác. Trái phiếu môi trường được quản lý bởi Cục Môi trường
của Bộ mỏ và dầu khí (DMP).
Các chủ khai thác khoáng sản phải đảm bảo tuân thủ các quy định về thăm
dò, khai thác và cho thuê giấy phép khai thác theo Luật khai thác mỏ 1975. Khoản
trái phiếu được ước tính bằng các tiêu chí tối thiểu do DMP ban hành nhằm phản
ánh các chi phí phục hồi khai thác khoáng sản. Khoản bảo hiểm khai thác mỏ thông
thường được ước tính khoảng 25% tổng chi phí phục hồi. [14]
16
1.3.2. Hoạt động ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
ở Việt Nam
a. Về số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
Theo thống kê từ năm 2008 đế n cuối năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã phê duyê ̣t 114 đề án cải tạo, phục hồi môi trường (không cùng với Báo
cáo đánh giá tác động môi trường) với tổ ng số tiề n phê duyệt ký quỹ khoảng 1.720
tỷ đồ ng trong đó: có 102 dự án khai thác lộ thiên với tổng số tiền ký quỹ gần 1.600
tỷ đồng; 08 dự án khai thác than hầm lò với tổng số tiền ký quỹ gần 113 tỷ đồng; 04
dự án khai thác cát, sỏi, lòng sông, cát ven biển với tổng số tiền ký quỹ gần 7,3 tỷ
đồng. Theo loại hình khai thác khoáng sản, có 30 dự án khai thác than với tổng số
tiền ký quỹ gần 839 tỷ đồng; có 20 dự án khai thác kim loại (sắt, nikel, bauxite…)
với tổng số tiền ký quỹ trên 507 tỷ đồng; có 59 dự án khai thác phi kim loại (chủ
yếu là đá, sét) với tổng số tiền ký quỹ trên 356 tỷ đồng; có 05 dự án khai thác cát,
đất hiếm với tổng số tiền ký quỹ gần 16 tỷ đồng. Trong đó, có 03 dự án khai thác
than, bauxite có tổng số tiền ký quỹ trên 100 tỷ đồng; có 09 dự án ký quỹ từ 30 –
100 tỷ đồng/dự án; 22 dự án ký quỹ từ 10 - 30 tỷ đồng/dự án và 80 dự án ký quỹ
dưới 10 tỷ đồng/dự án.
Theo kết quả thống kê từ 53/63 báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương về kế t quả thực hiện công tác ký quỹ và cải tạo, phục
hồi môi trường cho thấy: tính đến tháng 12 năm 2014, trên cả nước có trên 2.900 dự
án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt với tổng số tiền ký quỹ trên 2.000 tỷ
đồng. Trong đó một số tỉnh, thành phố có số lượng lớn các các đề án được phê
duyệt là: tỉnh Bình Dương phê duyệt 128 đề án với tổng số tiền phê duyệt trên 113
tỷ đồng; tỉnh Cao Bằng phê duyệt 134 đề án với tổng số tiền phê duyệt trên 30 tỷ
đồng; tỉnh Gia Lai phê duyệt 134 đề án với số tiền phê duyệt gần 67 tỷ đồng; tỉnh
Hà Tĩnh phê duyệt 114 đề án với tổng số tiền phê duyệt gần 45 tỷ đồng; tỉnh Thái
Nguyên phê duyê ̣t đươ ̣c 93 đề án với tổng số tiền phê duyệt trên 115 tỷ đồng; tỉnh
Yên Bái phê duyệt 120 đề án với tổng số tiền phê duyệt trên 184 tỷ đồng, tỉnh