Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Ứng dụng mô hình logistic để xếp hạng tín dụng nhóm doanh nghiệp kinh doanh bđs – xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 95 trang )

AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KINH T
KHOA K TOAẽN TAèI CHấNH

in

h

t
H

u

--------

cK

KHOẽA LUN TT NGHIP AI HOĩC

TN Nặẻ XUN THI

Tr



ng


i

h



NG DNG Mễ HèNH LOGISTIC
XP HNG TN DNG NHểM DOANH NGHIP
KINH DOANH BT NG SN-XY DNG
NIấM YT TRấN SN GIAO DCH CHNG KHON
THNH PH H CH MINH

KHOẽA HOĩC 2010 - 2014


AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KINH T
KHOA K TOAẽN TAèI CHấNH

in

h

t
H

u

--------

cK

KHOẽA LUN TT NGHIP AI HOĩC

ng



i

h

NG DNG Mễ HèNH LOGISTIC
XP HNG TN DNG NHểM DOANH NGHIP
KINH DOANH BT NG SN-XY DNG
NIấM YT TRấN SN GIAO DCH CHNG KHON
THNH PH H CH MINH
Giaùo vión hổồùng dỏựn
PGS.TS. TRậNH VN SN

Tr



Sinh vión thổỷc hióỷn
TN Nặẻ XUN THI
Lồùp: K44ATCNH

KHOẽA HOĩC 2010 - 2014


Tr

ườ

ng


Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

Để hoàn thành được khóa luận tốt ngiệp và đạt được
kết quả tốt nhất có thể, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trịnh Văn Sơn. Thầy
đã có những góp ý sâu sát, mang tính định hướng, giúp tác
giả tháo gỡ những khúc mắc và bám sát được vấn đề cần
nghiên cứu.
Ngoài ra không thể không kể đến sự giúp đỡ của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế, đặc biệt là
các cán bộ thuộc phòng quan hệ khách hàng doanh
nghiệp,vì đã tạo điều kiện tốt nhất và đưa ra những lời
khuyên đúng đắn cho tác giả trong quá trình thực hiện đề
tài.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin cảm ơn những đàn anh

đàn chị sinh viên đi trước, đã truyền những kiến thức cần
thiết và những kinh nghiệm quý báu, giúp tác giả tránh
những sai sót không đáng có trong thời gian nghiên cứu.
Và đặc biệt, rất cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên
cạnh và động viên, ủng hộ tinh thần, giúp tác giả đạt được
kết quả tốt nhất có thể.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng
viên khoa Kế toán tài chính nói riêng, và trường Đại học
Kinh tế nói chung, đã tạo mọi điều kiện để các sinh viên có
thể chuyên tâm vào việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Huế, ngày 17, tháng 5, năm 2014
Sinh viên
Tôn Nữ Xuân Thi


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1

uế

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2

tế
H


4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài .....................................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG VÀ MÔ HÌNH

h

LOGISTIC .....................................................................................................................4

in

1.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng ...........................................................................4

cK

1.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng..........................................................................4
1.1.2. Mục đích của xếp hạng tín dụng.....................................................................5
1.1.2.1. Đối với ngân hàng ....................................................................................5

họ

1.1.2.2. Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoáng ................................6
1.1.2.3. Đối với các doanh nghiệp được xếp hạng. ...............................................7

Đ
ại

1.1.2.4. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước .....................................................7

1.1.2.5. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài...........................................................7
1.1.3. Đặc điểm và đối tượng xếp hạng tín dụng......................................................8
1.1.3.1. Đặc điểm của xếp hạng tín dụng ..............................................................8

ng

1.1.3.2. Đối tượng xếp hạng tín dụng....................................................................8

ườ

1.1.4. Đánh giá các nhân tố trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.........................9
1.1.4.1. Môi trường doanh nghiệp........................................................................9

Tr

1.1.4.2. Sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp ...............................................9
1.1.4.3 Quản trị doanh nghiệp ...............................................................................9
1.1.4.4. Tình hình tài chính .................................................................................10

1.1.5. Các phương pháp xếp hạng tín dụng ............................................................12
1.1.5.1. Phương pháp chuyên gia ........................................................................13
1.1.5.2. Phương pháp thống kê............................................................................14

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn


1.1.5.3. Phương pháp định giá quyền chọn .........................................................15
1.1.5.4. Phương pháp kết hợp..............................................................................16
1.1.6. Quy trình xếp hạng tín dụng .........................................................................16
1.2. Giới thiệu về mô hình hồi quy Logistic ..............................................................17

uế

1.2.1. Khái niệm về hồi quy Logistic......................................................................17
1.2.2. Lý thuyết về mô hình hồi quy Logistic và ứng dụng của mô hình trong xếp

tế
H

hạng tín dụng doanh nghiệp....................................................................................18
1.2.3. Kiểm định mô hình theo phương pháp ước lượng hợp lý tối đa ..................20
1.2.3.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình .......................................................20
1.2.3.2. Kiểm định ý nghĩa của các hệ số............................................................20

in

h

1.2.3.3. Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát....................................................20
1.2.3.4. Kiểm định tính ngẫu nhiên của phần dư ................................................21

cK

1.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ..................................................................21
1.3.1. Trên thế giới..................................................................................................21
1.3.2. Ở Việt Nam...................................................................................................23


họ

1.4. Xếp hạng tín dụng của một số nước trên thế giới và Việt Nam..........................23
1.4.1. Trên thế giới..................................................................................................23

Đ
ại

1.4.2. Tại Việt Nam ................................................................................................24
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NHÓM NGÀNH KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢNXÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN GDCK TP HỒ CHÍ MINH........................27

ng

2.1. Đánh giá chung về thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh ............................27
2.2. Thực trạng của nhóm DN kinh doanh bất động sản -xây dựng niêm yết trên

ườ

TTCK Việt Nam nói chung và TTCK TP Hồ Chí Minh nói riêng ............................30
2.3. Dấu hiệu xác định doanh nghiệp có nguy cơ phá sản .........................................33

Tr

CHƯƠNG III : ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC ĐỂ XẾP HẠNG
DỤNG NHÓM DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN-

TÍN
XÂY


DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN GDCK TP HỒ CHÍ MINH .................................35
3.1. Cơ sở lựa chọn mô hình Logistic ........................................................................35
3.2. Mẫu nghiên cứu...................................................................................................36
3.3. Lựa chọn biến số .................................................................................................36
Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

3.3.1. Biến phụ thuộc ..............................................................................................36
3.3.2. Biến độc lập ..................................................................................................37
3.4. Kết quả thực nghiệm ...........................................................................................41
3.4.1. Thống kê mô tả các biến ...............................................................................41

uế

3.4.2. Hồi quy mô hình Logistic với đầy đủ 10 biến số: ........................................43
3.4.3. Kiểm tra đa cộng tuyến.................................................................................44

tế
H

3.5. Hiệu chỉnh mô hình.............................................................................................46
3.5.1. Loại bớt biến không có ý nghĩa ....................................................................46
3.5.2. Hồi quy lại mô hình sau khi loại bỏ các biến không ý nghĩa .......................48
3.5.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình Logistic ...............................................49

in


h

3.6. Nhận xét ..............................................................................................................51
3.7. Kết quả xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp nhóm ngành kinh doanh bất động

cK

sản - xây dựng ............................................................................................................55
3.8. Tính thực tiễn của mô hình Logistic ...................................................................57
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................58

họ

1. Kết luận ..................................................................................................................58
2. Kiến nghị ................................................................................................................58

Đ
ại

3. Hạn chế của đề tài và hướng phát triển..................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................61

Tr

ườ

ng

PHỤ LỤC .....................................................................................................................62


Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

VIẾT ĐẦY ĐỦ

DN

DOANH NGHIỆP

NHTM

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

NHNN

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

NSNN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

VN


VIỆT NAM

tế
H

uế

VIẾT TẮT

BẤT ĐỘNG SẢN

TTCK

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

in

h

BĐS

XHTD
KH
TTS
TSCĐ

KHÁCH HÀNG
TỔNG TÀI SẢN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HÀNG TỒN KHO


DTT

DOANH THU THUẦN

NPT

NỢ PHẢI TRẢ

VCSH

VỐN CHỦ SỞ HỮU

CTCP

CÔNG TY CỔ PHẦN

GVHB

GÍA VỐN HÀNG BÁN

LNST

LỢI NHUẬN SAU THUẾ

LNTT

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

BCTC


BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Đ
ại

HTK

ng
ườ
Tr

ĐA CỘNG TUYẾN

XẾP HẠNG TÍN DỤNG

họ

ĐCT

GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

cK

GDCK

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH


Khóa luận tốt nghiệp 2014


GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

DANH MỤC SƠ ĐỒ - ĐỒ THỊ
Ký hiệu

Tên sơ đồ - đồ thị

Trang

1

Sơ đồ 1.1

Quy trình xếp hạng tín dụng

17

2

Đồ thị 2.1

Giá chào thuê văn phòng tại TP HCM năm 2012

3

Đồ thị 2.2

Số căn hộ chào bán mới tại TP HCM năm 2012


28

4

Đồ thị 2.3

Số căn hộ tồn kho tại TP HCM năm 2012

28

5

Đồ thị 3.1

27

in

h

tế
H

uế

STT

cK

Phần dư, giá trị thực tế và giá trị ước lượng của biến


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

phụ thuộcY

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

51


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Ký hiệu

1

Bảng 1.1


Bảng xếp loại tín dụng tại CIC

26

2

Bảng 3.1

Các biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu

38

3

Bảng 3.2

Thống kê mô tả các biến độc lập sử dụng trong
nghiên cứu

42

4

Bảng 3.3

Kết quả ước lượng mô hình Logistic với đầy đủ 10
biến độc lập

43


5

Bảng 3.4

Ma trận hệ số tương quan các biến độc lập

45

6

Bảng 3.5

Hệ số R2 của từng mô hình phụ

45

7

Bảng 3.6

Kết quả ước lượng mô hình Logistic sau khi loại
biến

48

8

Bảng 3.7

Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy

tổng thể

49

9

Bảng 3.8

Kết quả kiểm định mức ý nghĩa các hệ số

49

10

Bảng 3.9

Kết quả kiểm định định dạng đúng của mô hình

50

11

Bảng 3.10

Độ chính xác của dự báo

50

Kết quả XHTD 68 DN nhóm ngành kinh doanh
BĐS- xây dựng niêm yết trên sàn GDCK TP HCM

năm 2012

56

Trang

tế
H

h

in

cK

họ

Đ
ại

ng
Bảng 3.11

Tr

ườ

12

Tên bảng biểu


uế

STT

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Năm 2012, kinh tế VN đầy biến động và sóng gió, nổi bật là tình trạng đóng

uế

băng BĐS, một phần khiến nợ xấu tại các ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng đến tính
thanh khoản của ngân hàng, kéo theo TTCK cũng xuống dốc thảm hại cũng như hệ lụy

tế
H

đến toàn bộ hệ thống tài chính nói chung.

Xét về mức độ rủi ro, năm 2012 là năm cạnh tranh khốc liệt, thậm chí là cuộc
chiến sống còn của DN BĐS. Hàng loạt công ty dịch vụ môi giới và cho thuê BĐS
đóng cửa. Các chủ đầu tư thiếu năng lực về tài chính gần như tuyên bố phá sản hoặc


in

h

phải rao bán dự án.

Xét về tầm ảnh hưởng, có thể thấy, thị trường BĐS là một trong những thị

cK

trường quan trọng của nền kinh tế, vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng
tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt hàng trong nền

họ

kinh tế quốc dân. Do đó so với các ngành khác, ngành BĐS ảnh hưởng rất lớn đối với
nền kinh tế, đồng nghĩa với việc mức độ rủi ro trong ngành càng cao thì áp lực tạo ra

Đ
ại

cho toàn bộ hệ thống tài chính sẽ càng lớn.

Ngành xây dựng là ngành kinh tế có sự liên kết tương hỗ đến ngành kinh doanh
BĐS, và có mối quan hệ sống còn với thị trường BĐS. Có thể nói chỉ khi thị trường
BĐS ổn định thì ngành xây dựng mới có cơ hội phát triển. Vì những tính chất liên

ng

quan đó mà ngành xây dựng và ngành kinh doanh BĐS cùng được xếp chung vào một

nhóm ngành. Cũng như ngành BĐS, năm 2012 cũng là một năm khó khăn của ngành

ườ

xây dựng, và hậu quả của nó kéo dài đến hết năm 2013.

Tr

Những điều trên cũng đã cho thấy XHTD càng có ý nghĩa hơn đối với những

DN thuộc ngành kinh tế có độ rủi ro càng cao và có mức độ ảnh hưởng lớn đến nền
kinh tế quốc dân như nhóm ngành này.
Trước thực trạng đó, nhằm tạo một cơ sở để so sánh, cung cấp thông tin kịp thời
cho các nhà đầu tư, các ngân hàng để họ có định hướng đúng đắn trong việc đầu tư vào
DN cũng như là việc cấp tín dụng cho DN, đề tài thực hiện nghiên cứu: “Ứng dụng
Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

1


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

mô hình Logistic để xếp hạng tín dụng nhóm doanh nghiệp kinh doanh BĐS – xây
dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

uế


2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tiếp cận các lý thuyết về xếp hạng tín dụng, mô hình hồi quy Logistic,

tế
H

sau đó ứng dụng mô hình Logistic để XHTD các DN thuộc một nhóm ngành cụ thể,
qua đó thu được kết quả dự báo, nhằm ra quyết định phù hợp.
2.2. Mục tiêu cụ thể

h

-Lựa chọn những chỉ số tài chính của DN thích hợp để đưa vào mô hình hồi

in

quy, nhằm đưa ra kết quả dự báo chính xác về tình hình rủi ro tính dụng của DN.

cK

-Tính toán được xác suất phá sản của DN.

-Đưa ra các quyết định trên cơ sở các phân tích nhận được.

họ

3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này thực hiện nghiên cứu theo phương pháp định lượng, phương pháp
mô hình hoá để giái quyết vấn đề nghiên cứu. Với mục tiêu xếp hạng tín dụng cho các


Đ
ại

DN niêm yết trên sàn GDCK TP HCM, đề tài sử dụng mô hình Logistic với các biến
số là các chỉ tiêu tài chính được tính toán từ các BCTC năm 2012 của các DN. Dùng
phần mềm Eviews kết hợp SPSS để xử lý số liệu và chạy mô hình hồi quy.

ng

4. Phạm vi nghiên cứu

ườ

4.1.Phạm vi không gian: 68 DN thuộc nhóm ngành kinh doanh BĐS -xây dựng, có cổ
phiếu đang niêm yết trên sàn GDCK TP Hồ Chí Minh.

Tr

4.2. Phạm vi thời gian: năm 2012
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần phụ lục, danh mục bảng biểu, bố cục chính của đề tài như sau:
Phần I : Đặt vấn đề
Phần II : Nội dung và kết quả nghiên cứu
Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

2


Khóa luận tốt nghiệp 2014


GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

Chương I : Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng và mô hình Logistic.
Chương II : Thực trạng nhóm ngành kinh doanh BĐS –xây dựng VN năm 2012.
Chương III : Ứng dụng mô hình Logistic để XHTD các DN thuộc nhóm ngành

uế

kinh doanh BĐS – xây dựng đang niêm yết trên sàn GDCK TP HCM.

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H


Phần III : Kết luận và kiến nghị.

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

3


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG
VÀ MÔ HÌNH LOGISTIC

uế

1.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng

tế
H

1.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng

Cho đến nay, nhiều tổ chức tài chính đã đưa ra những khái niệm về “xếp hạng
tín dụng” (XHTD). Tuỳ theo góc độ tiếp cận mà chúng ta có thể xác định nội dung của
thuật ngữ này, nhưng nhìn chung, nội dung cốt lõi đều bao hàm ý kiến đánh giá chất

h


lượng tín dụng hay khả năng trả nợ của chủ thể phát hành.

in

Theo tập đoàn Standards & Poor’s, XHTD là những ý kiến đánh giá về rủi ro

cK

tín dụng, khả năng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ
và đúng hạn của một chủ thể phát hành, như một DN, một Chính phủ hoặc một Ủy ban
nhân dân. XHTD cũng đề cập đến chất lượng tín dụng của một khoản nợ riêng lẻ, như

họ

một trái phiếu DN hoặc một trái phiếu của chính quyền địa phương, và xác suất tương
đối mà khoản phát hành đó có thể vỡ nợ.

Đ
ại

Theo tập đoàn Moody’s, XHTD là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín
dụng và khả năng thanh toán nợ của một nghĩa vụ nợ riêng lẻ hoặc của chủ thể phát
hành dựa trên các kết quả phân tích tín dụng cơ bản và thể hiện thông qua hệ thống ký

ng

hiệu từ Aaa đến C.

Theo Viện nghiên cứu Nomura1, XHTD là đánh giá hiện tại về mức độ sẵn


ườ

sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành

Tr

trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó.
Từ những khái niệm được đưa ra bởi những tổ chức có uy tín trong cùng lĩnh

vực, có thể tổng hợp được định nghĩa tổng quát nhất của XHTD, đó là: “XHTD là các
ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài
chính (gốc và lãi) của một đối tượng xếp hạng một cách đầy đủ và đúng hạn thông
1

Viết tắt là NRI: Học viện nghiên cứu tổng hợp uy tín của Nhật Bản.

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

4


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

qua hệ thống phân loại theo ký hiệu đã được xác định trước trong suốt thời gian tồn
tại của đối tượng xếp hạng đó”1. Hay hiểu một cách ngắn gọn: đây là việc phân loại,
sắp xếp, đánh giá một đối tượng trên cơ sở đo lường rủi ro tín dụng.
1.1.2. Mục đích của xếp hạng tín dụng


uế

Xếp hạng tín dụng ngày càng trở nên quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Có

tế
H

thể nói rằng đây là "tấm hộ chiếu" cho quá trình quốc tế hóa thương hiệu DN nói riêng

và hội nhập nói chung. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các ngân hàng, các tổ
chức tín dụng, DN và các nhà đầu tư có những mục đích khác nhau trong việc XHTD.
Do đó, những nhóm chủ thể này cũng có những nhận định đối với XHTD là không

h

giống nhau.

in

1.1.2.1. Đối với ngân hàng

cK

Hoạt động của NHTM bao gồm nhiều loại nghiệp vụ, nhưng tựu trung lại, đây
là loại hình kinh doanh tiền tệ - tín dụng của một trung gian tài chính dựa trên cơ sở
thu hút tiền của KH (dưới hình thức nhận tiền gửi huy động bằng trái phiếu, kỳ phiếu

họ


và đi vay...) và hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán. Như vậy, NHTM sẽ dễ gặp phải rủi ro thanh toán khi không thu hồi được

Đ
ại

nợ, khiến rủi ro lan ra cả hệ thống tài chính. Như thế, mục đích của XHTD đối với
ngân hàng là:

-Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất,

ng

biện pháp bảo đảm tiền vay,...

ườ

- Giám sát và đánh giá KH, khi khoản tín dụng đang còn dư nợ. Thứ hạng KH cho

phép Ngân hàng dự báo chất lượng tín dụng và có những biện pháp đối phó kịp thời.

Tr

Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục đầu tư, XHTD còn nhằm mục đích:
-Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các KH ít rủi ro hơn.
-Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ khó thu hồi được để trích lập dự phòng rủi

ro tín dụng, tính giá trị rủi ro.
1


Theo VietNam rating

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

5


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

1.1.2.2. Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán
Trong nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hóa như hiện nay, sự tồn tại và
phát triển của thị trường chứng khoán là một tất yếu khách quan. Cùng với đó, các
thông tin về XHTD của các chứng khoán cũng như các tổ chức phát hành ngày càng

uế

có vai trò quan trọng. Vì vậy, mục đích của XHTD đối với các nhà đầu tư và thị

tế
H

trường chứng khoán là:

- XHTD cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà đầu tư về tình trạng của
DN để lựa chọn khi đầu tư vào một chứng khoán thích hợp.

- XHTD tạo điều kiện huy động vốn trên thị trường chứng khoán thực hiện


h

được dễ dàng, thuận lợi hơn. Vì dựa vào kết quả XHTD, nhà đầu tư sẽ an tâm, tin

in

tưởng và dễ dàng lựa chọn chứng khoán để đầu tư. Từ đó làm cho nhà phát hành dễ

cK

dàng tiếp cận được với các nguồn tài chính để thực hiện huy động với quy mô lớn và
phạm vi rộng kể cả nguồn vốn từ nước ngoài.

- Đối với những nhà phát hành có khả năng tài chính tốt, việc XHTD sẽ cung

họ

cấp những thông tin tích cực cho nhà đầu tư, do đó việc phát hành chứng khoán sẽ
thuận lợi, dễ dàng hơn, góp phần quan trọng vào việc giảm bớt chi phí sử dụng vốn.

Đ
ại

Khi có uy tín, các nhà phát hành có thể phát hành trái phiếu với mức lãi suất thấp vẫn
thu hút được các nhà đầu tư.

- XHTD thúc đẩy nhà phát hành nâng cao hơn trách nhiệm đối với các nhà đầu

ng


tư. Việc XHTD liên quan chặt chẽ đến uy tín của nhà phát hành, điều đó thúc đẩy nhà
phát hành thực hiện tốt hơn các cam kết đối với các nhà đầu tư trong việc đảm bảo

ườ

thanh toán lãi và vốn vay.
- XHTD là công cụ quản lý danh mục đầu tư. Trong danh mục đầu tư có rất

Tr

nhiều loại chứng khoán khác nhau, dựa vào sự thay đổi của XHTD các nhà đầu tư
đánh đổi các chứng khoán trong danh mục đầu tư để thu lợi nhuận và hạn chế rủi ro.
- XHTD là công cụ đánh giá một số rủi ro có liên quan. Các ngân hàng và các
tổ chức tài chính trung gian khác với tư cách là một nhà đầu tư sử dụng XHTD làm
một tiêu chuẩn quan trọng khi quyết định cho vay, tài trợ dự án, thoả thuận swap.
Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

6


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

1.1.2.3. Đối với các doanh nghiệp được xếp hạng.
Các DN sử dụng XHTD nhằm biết rõ tình trạng hoạt động kinh doanh thực tế
của mình, triển vọng phát triển trong tương lai, cũng như những rủi ro có thể gặp phải.
Trên cơ sở đó đề ra các kế hoạch điều chỉnh chiến lược trong hoạt động kinh doanh

uế


nhằm nâng cao hiệu quả hay khả năng cạnh tranh.

tế
H

Trong trường hợp DN phát hành cổ phiếu lần đầu hay tiến hành cổ phần hóa,
kết quả của XHTD là cơ sở để xây dựng giá trị của DN và giá trị của mỗi cổ phần phát
hành. Đồng thời, XHTD là cơ sở cho phép các DN so sánh vị thế cạnh tranh của mình

in

1.1.2.4. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

h

với các DN khác.

Thông tin XHTD DN sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được

cK

đối tượng quản lý của mình, có cơ sở thông tin để so sánh theo ngành kinh tế, lĩnh vực
hoạt động của các DN, và đưa ra những giải pháp thích hợp nhất để thúc đẩy sự phát
triển và hoạt động của các DN trong ngành kinh tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói

họ

chung, nhằm bảo đảm một môi trường kinh tế hoạt động lành mạnh.
Thông tin XHTD DN sẽ giúp chính phủ có thể xác định được hiệu quả quản trị,


Đ
ại

hiệu quả kinh doanh của các DN Nhà nước. Trên cơ sở đó, chính phủ có thể quyết
định cổ phần hóa, sát nhập hay giải thể DN.
Đối với NHNN, qua thông tin từ XHTD DN, NHNN có thể biết mức độ rủi ro

ng

theo từng ngành, vùng kinh tế, loại hình DN, từ đó có chính sách tiền tệ, tín dụng thích

ườ

hợp, thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng và cung cấp những thông tin cần thiết cho
các NHTM trong việc ra quyết định tín dụng đối với các DN.

Tr

1.1.2.5. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Trong quá trình hồi nhập kinh tế quốc tế, các đối tác nước ngoài trước khi vào

đầu tư, liên doanh liên kết, cần thiết phải thông qua một tổ chức nào đó để xác định độ
tin cậy của đối tác trong nước. Do vậy, một tổ chức trung gian có các thông tin về DN
sẽ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào VN hơn.

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

7



Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

Dựa trên các kết quả XHTD, các nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về sức mạnh tài
chính của các công ty, từ đó có căn cứ để thẩm định, lựa chọn danh mục đầu tư, dự
báo tình hình phát triển DN và đưa ra quyết định đầu tư.

Như vậy, dù có những khác biệt về mục đích, song mục tiêu chung nhất của

tế
H

một DN, nhà phát hành,....phục vụ cho việc ra quyết định tài chính.

uế

việc XHTD là đều nhằm dự báo, đánh giá triển vọng, và những nguy cơ tiềm tàng của

1.1.3. Đặc điểm và đối tượng xếp hạng tín dụng
1.1.3.1. Đặc điểm của xếp hạng tín dụng

h

- XHTD được tiến hành dựa trên những thông tin thu thập được từ những đối

in

tượng được XHTD, và những nguồn thông tin được coi là đáng tin cậy.

- XHTD không phải là một sự giới thiệu để mua hay bán một đối tượng nào đó,

cK

mà XHTD chỉ thực hiện chức năng độc lập là đánh giá mức độ rủi ro tín dụng hay mức
độ tín nhiệm của một đối tượng được xếp hạng.

họ

- Kết quả XHTD chỉ là một tiêu chí phục vụ cho quá trình đưa ra các quyết định
và có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định.

Đ
ại

Như vậy, XHTD là một nhân tố quan trọng, nhưng không thể thay thế hoàn
toàn cho việc thuyết minh về tính đáng tin cậy của đối tượng được XHTD.
1.1.3.2. Đối tượng xếp hạng tín dụng

ng

Có nhiều cách để phân loại XHTD, tùy thuộc vào các căn cứ khác nhau, người

ta có thể phân loại như sau: XHTD cá nhân; XHTD DN; XHTD quốc gia; XHTD các

ườ

công cụ đầu tư (trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và các loại trái phiếu, kì phiếu

Tr


ngân hàng, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường,…)
Ở VN hiện nay mới chỉ tập trung xếp hạng các DN tham gia hoạt động tín dụng

ở các NHTM và các DN niêm yết trên TTCK, trong khi đó XHTD các công cụ đầu tư
là chưa được chú ý. Xếp hạng quốc gia hiện VN vẫn chưa thực hiện được mà chỉ dành
cho những tổ chức xếp hạng lớn như Moody’s, Standard &Poor’s hay Fitch,… xếp
hạng. XHTD cá nhân thì do việc thu thập và tìm kiếm thông tin đối với những đối

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

8


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

tượng này khá phức tạp và khó kiểm soát, nên việc XHTD cá nhân vẫn chưa tiến hành
phổ biến.
1.1.4. Đánh giá các nhân tố trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

uế

XHTD DN là đánh giá thành tích, triển vọng và rủi ro của một DN, nói cách
khác là việc phân loại DN trên cơ sở đo lường rủi ro tín dụng. Thành tích, triển vọng

tế
H


và rủi ro của một DN lại là hệ quả tổng hòa của các nhân tố bên trong và bên ngoài

DN. Vì vậy, khi tiến hành XHTD DN, cần phải xem xét đến các nội dung này, bao
gồm:

h

1.1.4.1. Môi trường doanh nghiệp

in

Mỗi DN đều hoạt động trong một điều kiện cụ thể nào đó của môi trường
kinh doanh, và những cơ hội hay nguy cơ xuất phát từ những thay đổi của môi

cK

trường tạo ra những tác động đến DN. Trong quá trình XHTD DN, cần áp dụng
những phương pháp thích hợp để có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi

họ

trường một cách chính xác nhất.

1.1.4.2. Sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp

Đ
ại

Khi đánh giá sản phẩm của DN, cần đánh giá trên các phương diện như: tầm
quan trọng, chu kỳ sống,…Từ những đánh giá này có thể nhận thấy vị thế của DN

thông qua sản phẩm và thị trường của DN, tạo cơ sở để có những nhận xét chính xác

ng

về rủi ro của DN. Nếu DN kinh doanh nhiều sản phẩm, người đánh giá cần đánh giá
lần lượt từng sản phẩm, sau đó căn cứ vào mức độ đóng góp của mỗi sản phẩm đối

ườ

với DN để xác định vị thế của DN. Các kết quả đánh giá sẽ cho thấy vị thế cạnh tranh

Tr

hiện tại, tương lai và những triển vọng sản phẩm và thị trường của DN.
1.1.4.3 Quản trị doanh nghiệp
Mục tiêu của các hoạt động quản trị là nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của DN

và hướng tới sự phát triển bền vững. Như vậy, một DN được quản trị tốt, sử dụng hiệu
quả các nguồn lực có thể đạt được những thành công ngay cả khi điều kiện môi trường
kinh doanh gặp những bất lợi. Vì vậy, thông qua những đánh giá này có thể thấy rõ
Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

9


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

tính hiệu quả của các hoạt động quản trị bên trong của DN, từ đó có căn cứ vững chắc

hơn để XHTD.
1.1.4.4. Tình hình tài chính
Phân tích thông tin tài chính là trọng tâm của XHTD DN, vì đây là cơ sở cung

uế

cấp cho chúng ta về tình trạng hoạt động kinh doanh của DN. Các nội dung cần đánh

tế
H

giá bao gồm:
 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính, có thể xác định tình hình tài chính
của DN ở thời điểm hiện tại. Đồng thời các chỉ tiêu tài chính cũng tạo điều kiện cho

h

việc so sánh “sức khoẻ” của bản thân DN giữa các thời kỳ, với các DN khác hay giá

in

trị trung bình của ngành. Hệ thống chỉ tiêu tài chính dùng để phân tích đánh giá tín

cK

dụng DN thường được chia thành các nhóm như sau:
 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản


Đây là nhóm chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ của DN,

họ

đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn. Các tỷ số thường được sử dụng trong nhóm chỉ tiêu
thanh khoản như: tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện thời, tỷ số nợ,…..

Đ
ại

 Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Đây là nhóm đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của DN.
Các chỉ tiêu hoạt động được thiết lập dựa trên doanh thu, nhằm mục đích xác định tốc

ng

độ quay vòng của một số đại lượng, cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác
quản trị tài chính, nó cũng là những chỉ tiêu cho biết được mức độ rủi ro tài chính của

ườ

DN. Các tỷ số thường được sử dụng: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình

Tr

quân,…

 Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy


Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ so với vốn chủ sở hữu của DN, là

bằng chứng về khả năng hoàn trả các khoản nợ của DN trong dài hạn, là một nhân tố
quan trọng trong bất kỳ một loại hình xác định mức độ rủi ro của DN. Đối với mỗi
DN, sử dụng đòn bẩy kinh doanh càng lớn thì khả năng chống đỡ những cú sốc khắc

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

10


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

nghiệt của môi trường kinh doanh mà nó hoạt động càng thấp. Điều này có nghĩa là
xác suất có nguy cơ phá sản tăng khi đòn bẩy kinh doanh tăng. Một số tỷ số trong
nhóm chỉ tiêu này bao gồm: Nợ phải trả/ Tổng tài sản, Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu,
Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư…

uế

 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

Đây là nhóm chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực

tế
H

của DN để tạo lợi nhuận. Có nghĩa là, giá trị hay lợi nhuận của các DN càng lớn thì sẽ

có nhiều khả năng thanh toán để làm giảm đi nguy cơ phá sản.

Nhiều kết quả nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, các biểu đồ về tần suất có

h

nguy cơ phá sản được vẽ cho các chỉ tiêu về khả năng sinh lời như: ROE, lợi nhuận

in

ròng, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản,…ít nhiều cho

cK

thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tần suất vỡ nợ và khả năng sinh lời.
 Hiệu quả

Đây là chi phí cho việc tạo ra doanh thu được đo lường bằng cách theo dõi hai

 Doanh thu

họ

phạm trù chi phí lớn là chi phí nhân công và chi phí vật tư…

Đ
ại

Theo các kết quả nghiên cứu đã được công bố, thì tỷ số doanh thu/ tài sản cao là
điều kiện đầu tiên để đạt được thu hồi vốn cao với sự đầu tư tương đối thấp, và có

những ảnh hưởng tích cực lên khả năng thanh toán bằng tiền mặt của DN, do vậy sẽ

ng

giảm nguy cơ phá sản.

ườ

 Tỷ lệ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng của một DN là một nhân tố quan trọng trong việc tính toán

Tr

xác suất có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng với tỷ lệ
vỡ nợ không đơn giản như những tỷ lệ khác so với tỷ lệ vỡ nợ. Vì các DN tăng trưởng
nhanh thường không thể đương đầu với những thách thức quản lý bởi chính bản thân
họ. Thêm nữa, tăng trưởng quá nhanh không chắc là do được tài trợ từ lợi nhuận, dẫn
đến kết quả là khả năng nợ và các rủi ro liên quan tăng lên.

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

11


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

Việc đánh giá các chỉ số tài chính là tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào

mục đích đánh giá. Bởi vậy, với cùng một giá trị của một tỷ số tài chính những người
đánh giá sẽ có thể đưa ra những kết quả khác nhau.
 Chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

uế

Chính sách phân chia lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển

tế
H

của DN và sự gia tăng giá trị của vốn chủ sở hữu. Nếu DN xây dựng một chính sách

phân chia lợi nhuận hợp lý sẽ gia tăng tiềm năng tăng trưởng của DN, bởi lợi nhuận
giữ lại là một nguồn tài trợ ngân quỹ để tái đầu tư mở rộng kinh doanh rất quan trọng.
Tiềm năng tăng trưởng làm gia tăng sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tiềm tàng. Các

in

DN có chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý.

h

chủ nợ tiềm tàng, các nhà cung cấp và công chúng đầu tư thường đánh giá cao những

cK

 Lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp

Phân tích luồng tiền (Cash flows) là nhằm đánh giá nguy cơ phá sản, hay thanh

toán cho các khoản chi tiêu, hay tái đầu tư mở rộng sản xuất. Khả năng này được thể

họ

hiện qua chỉ tiêu giữa giá trị dòng tiền thu trong kỳ và các nhu cầu chi tiêu cho đầu tư
và trả nợ của DN. Bởi vậy, luồng tiền là một chỉ số dự báo chính xác “tình hình sức

Đ
ại

khoẻ” tài chính của DN, nhờ bản chất giá trị thời gian của nó. Nhiều DN mặc dù có
triển vọng, sinh lời rất khả quan nhưng luồng tiền bị cạn kiệt nên dẫn tới bị phá sản.
 Thông tin về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

ng

Hiệu quả kinh tế là phần giá trị kinh tế tăng thêm trong kỳ xuất phát từ hiệu
năng quản lý của các nhà quản trị của DN. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giúp đo lường

ườ

chất lượng của đội ngũ các nhà quản trị trên phương diện tài chính.

 Như vậy, mục đích chính của phân tích tình hình tài chính là giúp các đối

Tr

tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, tình trạng hoạt động trong
quá khứ và hiện tại của DN, khả năng sinh lời, rủi ro và triển vọng của DN từ đó đưa
ra các quyết định đúng đắn phù hợpvới mục tiêu mà họ quan tâm.

1.1.5. Các phương pháp xếp hạng tín dụng

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

12


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

Căn cứ vào mục đích và đối tượng của XHTD có thể chia thành các phương
pháp sau: phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê, phương pháp định giá
quyền chọn và phương pháp kết hợp.
1.1.5.1. Phương pháp chuyên gia

uế

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá

tế
H

dự báo dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai

một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một
cách khoa học, nhằm đưa ra những dự báo khách quan về tình hình hiện tại và
tương lai phát triển của một lĩnh vực khoa học, cụ thể ở đây là lĩnh vực XHTD. Qua

h


đó có thể tìm ra bản chất của mối quan hệ giữa nguy cơ phá sản và các nhân tố ảnh

in

hưởng đến nó.

cK

* Ưu điểm

• Tận dụng được kinh nghiệm và tri thức chuyên sâu của các chuyên gia trong

họ

chuyên ngành của họ.

• Do kết quả được tập hợp từ nhiều người nên nó được xem xét trên nhiều
phương diện khác nhau. Vì vậy mức độ tin cậy khá cao và có thể tránh được sự phiến

Đ
ại

diện, một chiều.

* Nhược điểm

ng

• Chi phí đánh giá có thể rất cao khi số lượng người tham gia đông và số vòng

thu thập ý kiến gồm nhiều lần.

ườ

• Không thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh chủ quan trong kết quả đánh giá.

Tr

Người đánh giá có thể rơi vào những cái bẫy do con số tạo ra.
• Do tiến hành đánh giá trong một khoảng thời gian dài nên nhân sự của nhóm

chuyên gia có thể biến động, dễ gây sự thiếu thống nhất trong quan điểm và quá trình.
*Phạm vi áp dụng
Phương pháp chuyên gia thường được áp dụng nhằm thu thập ý kiến dự báo và
đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực như:
Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

13


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

• Đánh giá tiềm năng thị trường và chiến lược cạnh tranh của DN.
• Đánh giá và xếp hạng DN về tổ chức quản lý, tình hình quản trị nguồn nhân lực.
• Đánh giá và xếp hạng DN trên phương diện tài chính .

uế


• Dự báo về những biến động của môi trường kinh doanh.
• Dự báo và đánh giá triển vọng và xu hướng của nền kinh tế, của các ngành

tế
H

như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, biến động tỷ giá hối đoái, triển vọng của một
ngành kinh tế.

• Dự báo và đánh giá về triển vọng và chu kỳ phát triển công nghệ của các ngành.

h

• Đánh giá về địa điểm và địa bàn hoạt động của DN .

cK

1.1.5.2. Phương pháp thống kê

in

• Đánh giá và dự báo tiềm năng thị trường sản phẩm của DN.

Phương pháp thống kê là một quá trình, bao gồm điều tra thống kê, khái quát

họ

hoá thông tin (còn gọi là tổng hợp thống kê), phân tích và dự báo. Đây chính là quá
trình mô hình hóa toán học các vấn đề cần phân tích theo mục tiêu của nghiên cứu.
Bao gồm các mô hình thống kê sau: Mô hình phân tích phân biệt; mô hình hồi quy; mô


Đ
ại

hình Logistic, Probit; mô hình mạng thần kinh…
Trong khi các mô hình chẩn đoán XHTD phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của
các chuyên gia tín dụng, những mô hình thống kê lại kiểm định các giả thuyết sử dụng

ng

trong mô hình dựa trên bộ dữ liệu thực nghiệm. Trong quá trình XHTD, sử dụng các

ườ

phương pháp thống kê đòi hỏi việc đưa ra các giả thuyết liên quan tới tiêu chuẩn nguy
cơ phá sản tiềm năng.

Tr

Sự phù hợp của mô hình thống kê, phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của bộ dữ

liệu thực nghiệm. Thứ nhất, phải đảm bảo rằng bộ số liệu là đủ lớn và thoả mãn các
giả thuyết về mặt thống kê. Thứ hai, đảm bảo rằng dữ liệu sử dụng phản ánh chính xác
lĩnh vực mà tổ chức tín dụng có kế hoạch sử dụng mô hình.
* Ưu điểm

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

14



Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

• Dễ áp dụng, đơn giản và việc đánh giá, xếp hạng hoàn toàn dựa trên cơ sở
định lượng. Phương pháp này có chi phí thấp và có thể tiến hành khá nhanh chóng.
• Có thể loại bỏ khía cạnh chủ quan trong kết quả đánh giá.

uế

* Nhược điểm
• Trong trường hợp thu thập số liệu gặp khó khăn hoặc số liệu kém tin cậy thì

tế
H

việc triển khai phương pháp thống kê khó có thể thực hiện được.

• Ngoài ra khi áp dụng phương pháp này trong một số mô hình phải thoả mãn
các giả thiết đưa ra nên đó lại chính là những hạn chế. Bởi nếu các giả thiết của mô

h

hình không được thoả mãn thì kết quả xếp hạng có thể không đáng tin cậy.

in

* Phạm vi áp dụng


diện tài chính, phi tài chính,…

cK

Thường được áp dụng trong lĩnhvực đánh giá và xếp hạng DN trên các phương

họ

1.1.5.3. Phương pháp định giá quyền chọn

Phương pháp định giá quyền chọn trong XHTD còn được gọi là các mô hình lý
thuyết. Với các mô hình lý thuyết thủ tục XHTD được rút ra từ mối liên hệ phân tích

Đ
ại

trực tiếp nguy cơ phá sản trên cơ sở lý thuyết kinh tế.
* Ưu điểm

Do áp dụng phương pháp mô hình nên phương pháp định giá quyền chọn dễ

ng

hiểu và kiểm chứng được bằng thực nghiệm. Kết quả đánh giá mang tính khách

ườ

quan cao.

Tr


* Nhược điểm
Kết quả của quá trình xếp hạng không được giải thích cặn kẽ nên việc áp dụng

vào các môi trường mới khó có khả năng chỉnh sửa theo phương pháp này.
* Phạm vi áp dụng
• Phương pháp định giá quyền chọn chỉ thích hợp với những DN đại chúng
đang niêm yết trên TTCK chính thức hoặc không chính thức (OTC).

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

15


Khóa luận tốt nghiệp 2014

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

• Đánh giá và xếp hạng trên phương diện tài chính.
1.1.5.4. Phương pháp kết hợp
Nội dung của phương pháp kết hợp là việc áp dụng nhiều phương pháp trong
quá trình đánh giá và với mỗi nội dung cần đánh giá chỉ áp dụng những phương pháp

uế

đánh giá phù hợp với tiêu thức đó. Bằng cách này, sẽ tận dụng những ưu điểm và hạn

tế
H


chế nhược điểm của mỗi phương pháp riêng lẻ.Vì vậy, tùy theo mục đích của xếp
hạng, số liệu,…người ta có thể đưa ra những dạng kết hợp khác nhau phù hợp với
những điều kiện trong thực tế.

h

*Ưu điểm

in

Ưu điểm nổi bật của phương pháp kết hợp là có thể tận dụng được những mặt
mạnh của từng phương pháp đánh giá trong những phạm vi phù hợp. Đồng thời, có thể

cK

hạn chế được những mặt yếu của mỗi phương pháp. Để nâng cao tính chính xác của
kết quả, người đánh giá có thể áp dụng nhiều phương pháp và so sánh các kết quả để

họ

đưa ra kết quả chính thức.

* Phạm vi áp dụng: Đánh giá trên tất cả các phương diện.

Đ
ại

1.1.6. Quy trình xếp hạng tín dụng

Trong quá trình tiến hành XHTD một đối tượng, người ta phải thực hiện nhiều

công việc khác nhau có những mối liên kết và bổ sung lẫn nhau theo một trình tự nhất

ng

định. Trên cơ sở tham khảo và đúc rút kinh nghiệm của các quy trình xếp hạng đã
được công bố trên thế giới cho thấy, khi tiến hành XHTD cần thiết lập một quy trình

ườ

phù hợp với những đặc điểm cụ thể của mỗi quốc gia và đối tượng được xếp hạng
cũng như tuân thủ quy trình đó. Tuy nhiên, trình tự cơ bản của XHTD thường được

Tr

tiến hành theo sơ đồ dưới đây:

Tôn Nữ Xuân Thi – K44ATCNH

16


×