Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Ứng dụng mô hình tái định giá để phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.99 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH

in

h

tế
H

uế

----------

họ

cK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đ
ại

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ ĐỂ PHÂN TÍCH
RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Thị Bích Ngọc

Tr


ườ

ng

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Thùy Trang
Lớp: K44A - TCNH
Niên khóa: 2010 - 2014

Huế, tháng 05 năm 2014


Lụứi caỷm ụn!
hon thnh khúa lun ny, ngoi s c gng v

u

n lc ca bn thõn tụi cựng vi nhng kin thc ó
tớch ly c, tụi ó nhn c rt nhiu s ng h v

t
H

giỳp ca thy cụ, c quan thc tp, gia ỡnh v bn
bố. Li u tiờn, tụi xin by t lũng bit n chõn thnh

v sõu sc nht ti cụ giỏo hng dn - Tin s Trn

h


Th Bớch Ngc ó tn tỡnh hng dn tụi trong sut

in

quỏ trỡnh nghiờn cu v thc hin ti.

cK

Tụi cng xin gi li cm n n cỏc thy cụ

Trng i hc kinh t Hu núi chung v khoa K

h

toỏn Ti chớnh núi riờng ó trang b cho tụi nhng
kin thc v kinh nghim quý giỏ trong quỏ trỡnh hc


i

tp ti trng.

Tụi xin cm n ban lónh o, tp th cỏn b cụng

nhõn viờn Ngõn hng Thng mi c phn Quõn i -

ng

MB chi nhỏnh Hu ó giỳp v to iu kin thun
li nht cho tụi trong quỏ trỡnh thc tp ti õy.


Tr



Cui cựng tụi xin c gi li cm n ti gia ỡnh

cựng ton th bn bố ó ng viờn, khớch l tụi trong

quỏ trỡnh hc tp v thc tp hon thnh khúa lun
ny.

Tụi xin gi li tri õn chõn thnh v sõu sc n tt c

mi ngi!

Hu, thỏng 5 nm 2014


Sinh viên thực hiện:

Tr

ườ

ng

Đ
ại


họ

cK

in

h

tế
H

uế

Lê Thị Thùy Trang


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc
MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................1

uế

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2

tế

H

4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2
5. Bố cục khóa luận......................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ MÔ HÌNH

h

TÁI ĐỊNH GIÁ ĐỂ PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NHTM ..................4

in

1.1. Sơ lược về NHTM.................................................................................................4

cK

1.1.1. Khái niệm về NHTM...................................................................................4
1.1.2. Chức năng của NHTM ................................................................................4
1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng..............................................................4

họ

1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán ..........................................................5
1.1.2.3. Chức năng tạo tiền ................................................................................5

Đ
ại

1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của NHTM .............................................................6

1.2. Lãi suất ..................................................................................................................6
1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................6

ng

1.2.2. Phân loại lãi suất..........................................................................................6
1.2.2.1. Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng ..........................................................6

ườ

1.2.2.2. Căn cứ vào giá trị của tiền lãi ...............................................................7
1.2.2.3. Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất ...................................................7

Tr

1.2.2.4. Căn cứ vào loại tiền cho vay.................................................................7
1.2.2.5. Căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước hay quốc tế .............................7

1.4. Rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng........................................8
1.4.1. Định nghĩa ...................................................................................................8
1.4.2. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất...................................................................8
1.4.2.1. Khi xuất hiện sự không cân xứng giữa về kì hạn giữa tài sản Có và
tài sản Nợ ...........................................................................................................8

SVTH: Lê Thị Thùy Trang


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc


1.4.2.2. Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình
huy động vốn và cho vay ...................................................................................8
1.4.2.3. Do có sự không phù hợp về khối lượng giữa nguồn vốn huy động với
việc sử dụng nguồn vốn để cho vay...................................................................9
1.4.2.4. Do tỉ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỉ lệ lạm phát dự kiến

uế

khiến vốn của ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay.......................9

tế
H

1.4.3. Tác động của rủi ro lãi suất .........................................................................9

1.4.4. Các loại rủi ro lãi suất ...............................................................................10
1.4.5. Quản trị rủi ro lãi suất ...............................................................................11
1.5. Mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất ...............................................12

h

1.5.1. Nội dung lý thuyết mô hình tái định giá....................................................12

in

1.5.2. Một số khái niệm liên quan đến mô hình tái định giá ...............................14
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ ĐỂ ...................................16

cK


2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Huế ...............................16
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội .......16

họ

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng ................................16
2.1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng..................................................17
2.1.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội....18

Đ
ại

2.2. Tình hình lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2013........................................22
2.3. Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội thời gian qua......25
2.4. Ứng dụng mô hình tái định giá để phân tích rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP

ng

Quân Đội ....................................................................................................................26
2.4.1. Phân tích tài sản Có của Ngân hàng ..........................................................26

ườ

2.4.2. Phân tích tài sản Nợ của Ngân hàng..........................................................31

Tr

2.4.3. Phân tích rủi ro lãi suất bằng mô hình tái định giá....................................33
2.4.3.1. Các giả định và điều kiện áp dụng ......................................................33

2.4.3.2. Khe hở nhạy cảm lãi suất ...................................................................35
2.4.3.3. Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất ........................................................................41

2.5. Đánh giá hoat động quản trị rủi ro lãi suất và việc ứng dụng mô hình tái định giá
để phân tích rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội......................................43
2.5.1. Những mặt đạt được ..................................................................................43
SVTH: Lê Thị Thùy Trang


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại.........................................................................43
2.5.3. Nguyên nhân..............................................................................................44
2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan....................................................................44
2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan........................................................................45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG

uế

TMCP QUÂN ĐỘI.......................................................................................................46

tế
H

3.1. Định hướng phát triển hoạt động và yêu cầu đặt ra đối với quản trị rủi ro lãi suất

thời gian tới tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Huế....................................46
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động ..............................................................46

3.1.2. Yêu cầu đặt ra đối với quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng .....................47

h

3.2. Giải pháp cần thực hiện để quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội ....47

in

3.2.1. Giải pháp hoán đổi các khoản mục đầu tư ................................................48
3.2.2. Giải pháp hoán đổi các khoản mục tài sản Nợ ..........................................48

cK

3.2.3. Giải pháp cân đối phù hợp về mặt thời gian giữa tài sản Có và tài sản Nợ ...48
3.2.4. Giải pháp thiết lập quy trình quản trị rủi ro...............................................49

họ

3.2.5. Giải pháp về mô hình tổ chức quản trị rủi ro ............................................50
3.2.6. Giải pháp sử dụng thêm các công cụ phái sinh .........................................51
3.2.6.1. Hợp đồng lãi suất kì hạn .....................................................................51

Đ
ại

3.2.6.2. Hợp đồng lãi suất tương lai.................................................................52
3.2.6.3. Hợp đồng hoán đổi lãi suất (swaps)....................................................52
3.2.6.4. Hợp đồng quyền chọn lãi suất ............................................................53

ng


3.2.7. Giải pháp về công tác nhân sự...................................................................54
3.2.8. Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin .............................................55

ườ

PHẦN III: KẾT LUẬN ...............................................................................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................57

Tr

PHỤ LỤC

SVTH: Lê Thị Thùy Trang


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

: Giải thích

NHTM

: Ngân hàng thương mại

TMCP

: Thương mại cổ phần


TCTD

: Tổ chức tín dụng

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

TN

: Thu nhập

CKKD

: Chứng khoán kinh doanh

CKĐT

: Chứng khoán đầu tư

CP

: Chi phí

DN

: Doanh nghiệp

Tr


ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

Kí hiệu

SVTH: Lê Thị Thùy Trang


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Thu nhập của MB trong giai đoạn 2011 – 2013 .......................................19

uế

Biểu đồ 2.2: Tổng lợi nhuận trước thuế MB giai đoạn 2011 – 2013 ............................21

DANH MỤC SƠ ĐỒ

tế
H

Biểu đồ 2.3: Lãi suất của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 ..........................................22

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in


h

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của MB................................................................................17

SVTH: Lê Thị Thùy Trang


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của MB giai đoạn 2011 – 2013....18
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản Có của MB giai đoạn 2011 - 2013 ........................................27

uế

Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản Nợ của MB giai đoạn 2011 - 2013........................................31
Bảng 2.4: Khe hở nhạy cảm lãi suất của MB trong 4 quý năm 2011............................35

tế
H

Bảng 2.5: Khe hở nhạy cảm lãi suất của MB trong 4 quý năm 2012............................37
Bảng 2.6: Khe hở nhạy cảm lãi suất của MB trong 4 quý năm 2013............................39

Tr

ườ


ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

Bảng 2.7: Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất của MB trong giai đoạn 2011 – 2013 ......................41

SVTH: Lê Thị Thùy Trang


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Công tác quản trị rủi ro lãi suất ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng hiện nay. Việc ứng dụng các mô hình trong công

uế

tác quản trị rủi ro lãi suất sẽ giúp cho hoạt động này được thực hiện chính xác và có
hiệu quả.. Do vậy, luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Ứng dụng mô hình tái định giá


tế
H

để phân tích rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân đội” được thực hiện với ba
mục tiêu. Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến rủi ro lãi suất và

mô hình tái định giá để phân tích rủi ro lãi suất tại NHTM. Thứ hai, ứng dụng mô

h

hình tái định giá để phân tích rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Thứ ba,

in

một số giải pháp được đề ra cho công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP
Quân đội.

cK

Mặc dù đề tài đã giải quyết được ba mục tiêu trên nhưng vẫn còn tồn tại một số
hạn chế ảnh hưởng đến nội dung khóa luận như giới hạn về thời gian, kiến thức, nhược

Tr

ườ

ng

Đ

ại

mới cho những đề tài sau.

họ

điểm của mô hình.... Từ những hạn chế đó, đề tài đã đưa ra hướng mở rộng nghiên cứu

SVTH: Lê Thị Thùy Trang


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, ở các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển, các cơ quan quản lý ngân

uế

hàng ngày càng lưu ý đến tác động của lãi suất đối với vốn và lợi nhuận của ngân hàng.

Bên cạnh đó, những thay đổi diễn ra trên thị trường tài chính mà và sự gia tăng tính không

tế
H

ổn định của lãi suất trong nền kinh tế khiến tầm quan trọng của nhiệm vụ kiểm soát rủi ro
lãi suất được nâng lên vị trí hàng đầu cùng với rủi ro tín dụng và rủi ro tỉ giá.


Ở Việt Nam, việc thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất đã làm cho các loại lãi suất

h

thường xuyên thay đổi, có những biến động thất thường và khó dự đoán. Bên cạnh đó,

in

áp lực cạnh tranh giữa ngày càng mạnh mẽ khiến cho các NHTM phải đối mặt với
nguy cơ rủi ro lãi suất ngày càng cao. Trong khi đó, do xuất phát điểm của các ngân

cK

hàng Việt Nam khá thấp so với trung bình trong khu vực nên việc quan tâm đến lợi
nhuận được xem là ưu tiên số một và hệ thống quản lý rủi ro bao gồm cả hệ thống

họ

quản trị rủi ro lãi suất vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Do đó, việc chú trọng hoàn thiện
hệ thống quản trị rủi ro lãi suất là rất cần thiết để có thể giảm thiểu rủi ro mà các ngân

Đ
ại

hàng phải đối mặt xuống mức thấp nhất.

Mặc dù công tác quản trị rủi ro lãi suất đã bắt đầu được các NHTM nói chung và
Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng quan tâm, tuy nhiên trình độ cũng như nghiệp vụ
phòng chống rủi ro lãi suất vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, xuất phát từ những vấn đề


ng

trên, em đã quyết định chọn đề tài “ Ứng dụng mô hình tái định giá để phân tích rủi ro

ườ

lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân đội ” làm khóa luận của mình.

Tr

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quan đến rủi ro lãi suất và

mô hình tái định giá để phân tích rủi ro lãi suất tại NHTM.
Mục tiêu 2: Ứng dụng mô hình tái định giá để phân tích rủi ro lãi suất tại NHTM.
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM

SVTH: Lê Thị Thùy Trang

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc ứng dụng mô hình tái định giá để
phân tích rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội


+ Phạm vi không gian: Ngân hàng TMCP Quân Đội

tế
H

+ Phạm vi thời gian: 3 năm (2011- 2013).

uế

- Phạm vi nghiên cứu:

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp được sử dụng để tìm hiểu

h

những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận về quản trị rủi ro lãi suất và mô hình tái định

in

giá trong phân tích rủi ro lãi suất thông qua các tài liệu như giáo trình, sách báo, tạp

cK

chí, các tài liệu có liên quan tại đơn vị thực tập… Đặc biệt là tìm hiều về tình hình
kinh tế vĩ mô, tình hình hệ thống ngân hàng trong những năm vừa qua nói chung và

tài của mình.


họ

Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng nhằm phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu đề

- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu bao gồm

Đ
ại

số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Ngân hàng
TMCP Quân đội.

- Phương pháp xử lí số liệu:

ng

+ Phương pháp phân tích: sử dụng hoặc tính toán các số tuyệt đối và tương đối

dựa trên số liệu thu thập được nhằm đánh giá các vấn đề liên quan mô hình tái định giá

ườ

để phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng.

Tr

+ Phương pháp so sánh: So sánh đối chiếu các chỉ tiêu thông qua từng năm để

đánh giá sự biến động của từng chỉ tiêu.

+ Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp lại thông tin đã thu thập được sao cho phù

hợp với đề tài nghiên cứu và rút ra được kết luận cần thiết.

SVTH: Lê Thị Thùy Trang

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

5. Bố cục khóa luận
Nội dung khóa luận gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về rủi ro lãi suất và mô hình tái định giá để phân tích rủi

uế

ro lãi suất trong NHTM
Chương 2: Ứng dụng mô hình tái định giá để phân tích rủi ro lãi suất tại Ngân

tế
H

hàng TMCP Quân đội

Tr

ườ


ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân đội

SVTH: Lê Thị Thùy Trang

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ MÔ HÌNH
TÁI ĐỊNH GIÁ ĐỂ PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NHTM

uế


1.1. Sơ lược về NHTM

tế
H

1.1.1. Khái niệm về NHTM

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: NHTM là một loại hình
doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và ứng dụng

h

Theo pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: NHTM là một tổ chức

in

kinh doanh tiền tệ và nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách
hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó cho vay, chiết khấu và làm

cK

phương tiện thanh toán.

Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Ngân hàng thương mại là loại hình

họ

ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.


Đ
ại

Như vậy có thể nói rằng NHTM là một loại định chế tài chính trung gian cực kì
quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian
này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung

ng

lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục
đích phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.

ườ

1.1.2. Chức năng của NHTM

Tr

1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất và quan trọng của

NHTM. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cấu nối
trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của
những người thừa vốn, biến nó thành nguồn vốn để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kinh
doanh, tiêu dùng,…cho các đối tượng có nhu cầu. Với chức năng này NHTM đóng vai

SVTH: Lê Thị Thùy Trang

4



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

trò vừa là ngươi đi vay, vừa là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch
giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay. Thông qua chức năng này NHTM thực sự đã
huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hóa, thực hiện các dịch vụ tiện ích cho xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển

uế

của nền kinh tế.

tế
H

1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán

Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân thực
hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi
của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của

h

khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu theo lệnh của họ. Các NHTM cung

in


cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy

cK

nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,… Tùy theo nhu cầu khách hàng
có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh
tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người, gặp người

họ

phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức thanh toán
nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể sẽ tiết kiệm được

Đ
ại

nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình
chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp
phần phát triển kinh tế.

ng

1.1.2.3. Chức năng tạo tiền

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với

ườ

mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của
mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình


Tr

chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực hiện
trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh
toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động
được để cho vay, số tiền còn lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh
toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn
được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh

SVTH: Lê Thị Thùy Trang

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

toán dịch vụ,… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện
thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của NHTM

uế

- Hoạt động huy động vốn
- Hoạt động tín dụng

tế
H


- Hoạt động khác như: mua bán ngoại tệ và dịch vụ chuyển ngoại tệ, tư vấn tài

chính, thu chi tiền mặt, làm đại lí mua bán cổ phiếu, trái phiếu, dịch vụ thanh toán với
khách hàng…

h

1.2. Lãi suất

in

1.2.1. Khái niệm

cK

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời
gian nhất định (ngày, tuần, tháng hay năm). Lãi suất được xem là tỉ lệ sinh lời mà chủ

họ

sở hữu thu được từ khoản vốn cho vay.

Khác với giá cả hàng hóa, lãi suất không được biểu diễn dưới dạng số tuyệt đối
mà dưới dạng tỉ lệ phần trăm (%).

Đ
ại

1.2.2. Phân loại lãi suất


1.2.2.1. Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng

ng

Lãi suất tiền gửi: là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng.
Lãi suất tín dụng: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng.

ườ

Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức

chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác nhưng chưa đến hạn thanh toán của

Tr

khách hàng.
Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng trung ương cho các NHTM vay

dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn khác nhưng
chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này.

SVTH: Lê Thị Thùy Trang

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc


Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay
trên thị trường liên ngân hàng.
Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở ấn định mức
lãi suất kinh doanh của mình.

uế

1.2.2.2. Căn cứ vào giá trị của tiền lãi

tế
H

Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ hay nói
cách khác là loại lãi suất chưa trừ đi tỉ lệ lạm phát.

Lãi suất thực: là loại lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi

h

về lạm phát, hay nói cách khác là lãi suất đã trừ đi tỉ lệ lạm phát.

in

Lãi suất thực trả: lãi suất ghi trên hợp đồng tuy nhiên việc trả lãi có thể diễn ra
hàng tháng, 6 tháng…, do đó, so với mức lãi suất ghi trên hợp đồng, thì lãi suất thực

cK

trả sẽ cao hơn.


1.2.2.3. Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất

họ

Lãi suất cố định: là loại lãi suất được cố định trong suốt thời hạn vay.
Lãi suất thả nổi: là loại lãi suất được quy định là có thể lên xuống theo lãi suất

Đ
ại

thị trường trong thời hạn tín dụng.

1.2.2.4. Căn cứ vào loại tiền cho vay

ng

Lãi suất nội tệ: là loại lãi suất đi vay và cho vay bằng đồng nội tệ.
Lãi suất ngoại tệ: là loại lãi suất đi vay và cho vay bằng đồng ngoại tệ.

ườ

1.2.2.5. Căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước hay quốc tế
Lãi suất trong nước hay lãi suất địa phương: là lãi suất áp dụng cho các hợp

Tr

đồng tín dụng trong một quốc gia.
Lãi suất quốc tế: là lãi suất áp dụng cho các hợp đồng tín dụng quốc tế.


SVTH: Lê Thị Thùy Trang

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

1.4. Rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng
1.4.1. Định nghĩa
Theo Timothy W. Koch (Bank Management 1995- University of South

uế

Crolina): “Rủi ro lãi suất là sự thay đổi tiềm tàng về thu nhập lãi ròng và giá trị thị
trường của vốn ngân hàng xuất phát từ sự thay đổi của mức lãi suất”. Còn theo

tế
H

Thomas P. Fitch (Dictionary of Banking Terms 1997- Barron’s Educational Series,

Inc) thì “rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất thị trường sẽ dẫn đến tài sản sinh
lời giảm giá trị”.

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng các khái niệm cùng có hàm ý như

h


nhau là: Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị

cK

thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng.

in

trường hoặc những yếu tố khác có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động

1.4.2. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất

họ

1.4.2.1. Khi xuất hiện sự không cân xứng giữa về kì hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ
Trường hợp 1: Kỳ hạn của tài sản Có lớn hơn kỳ hạn của tài sản Nợ: ngân hàng

Đ
ại

huy động vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư dài hạn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu
lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên trong khi lãi suất cho vay và đầu
tư dài hạn không đổi.

ng

Trường hợp 2: Kỳ hạn của tài sản Có nhỏ hơn kỳ hạn của tài sản Nợ: ngân hàng
huy động vốn có kỳ hạn dài để cho vay và đầu tư với kỳ hạn ngắn. Rủi ro sẽ trở thành

ườ


hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi trong khi lãi suất
cho vay và đầu tư giảm xuống.

Tr

1.4.2.2. Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy
động vốn và cho vay
Trường hợp 1: Ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay với lãi
suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi
trong khi thu nhập lãi giảm. Dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm.

SVTH: Lê Thị Thùy Trang

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

Trường hợp 2: Ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay với lãi
suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi tăng theo lãi
suất thị trường, trong khi thu nhập lãi không đổi. Dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm.
1.4.2.3. Do có sự không phù hợp về khối lượng giữa nguồn vốn huy động với việc sử

uế

dụng nguồn vốn để cho vay


tế
H

Ví dụ: Ngân hàng huy động vốn 100, lãi suất 1%/tháng, thời hạn 6 tháng, chi
phí lãi 100 x 1% x 6 = 6

Cho vay 60, lãi suất 1,2%/tháng, thời hạn 6 tháng, thu nhập lãi 60 x 1,2% x 6 = 4,32

h

1.4.2.4. Do tỉ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỉ lệ lạm phát dự kiến khiến vốn

in

của ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay

cK

Lãi suất cho vay danh nghĩa= Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát dự kiến
Ví dụ: Khi dự kiến lãi suất cho vay 8% = 3% (lãi suất thực) + 5% (dự kiến tỷ lệ
lạm phát)

hàng được hưởng là 0%

họ

Nhưng nếu sau khi cho vay tỷ lệ lạm phát thực tế là 8% thì lãi suất thực ngân

Đ
ại


1.4.3. Tác động của rủi ro lãi suất

Lãi suất thay đổi có thể làm tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản
của ngân hàng. Rủi ro lãi suất cũng làm giảm giá trị thị trường của tài sản Có và vốn

ng

chủ sở hữu của ngân hàng, cụ thể:

ườ

Xét trên khía cạnh lợi nhuận:
Thu nhập ròng từ lãi chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận của ngân hàng. Khi lãi

Tr

suất thị trường thay đổi thì thu nhập từ lãi suất của ngân hàng cũng biến động do
những nguồn thu từ danh mục cho vay và đầu tư cũng như chi phí lãi từ các khoản tiền
gửi đều bị tác động.
Xem xét khía cạnh lợi nhuận chỉ cho thấy tác động ngắn hạn của lãi suất và không
đưa ra được dự báo chính xác về tác động này đối với tình hình chung của ngân hàng.

SVTH: Lê Thị Thùy Trang

9


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

Xét trên khía cạnh giá trị kinh tế:
Gía trị kinh tế của một tài sản là hiện giá của dòng tiền trong tương lai. Biến
động lãi suất thị trường có thể tác động lên giá tri thị trường của tài sản Có, tài sản Nợ
và các hạng mục ngoại bảng của ngân hàng.

uế

Theo quan điểm này, khía cạnh giá trị kinh tế phản ánh phản ánh quan điểm về

tế
H

độ nhạy cảm của giá trị ròng ngân hàng trước biến động lãi suất. Do đó, nó cho thấy
tác động lâu dài của biến động lãi suất đối với hoạt động ngân hàng
1.4.4. Các loại rủi ro lãi suất

h

Cho đến nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất về phân loại rủi ro lãi suất giữa

in

các chuyên gia quản lý rủi ro. Vì lí do này mà ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài, sự

Theo đó rủi ro lãi suất bao gồm:

cK


phân loại rủi ro quy định trong các văn băn của Uỷ ban Basel được thừa nhận rộng rãi.

(1) Rủi ro cơ bản (Basic risk): Rủi ro này nảy sinh từ mối quan hệ không hoàn

họ

hảo trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay và lãi suất phải trả đối với các sản phẩm
khác nhau nhưng có cùng đặc tính định giá lại. Ví dụ ngân hàng huy động được một
khoản tiền gửi bằng USD từ một khách hàng. Sau đó, ngân hàng này lại gửi số tiền

Đ
ại

trên vào tài khoản của mình tại ngân hàng nước ngoài nhằm thu được lợi từ chênh lệch
lãi suất. Tuy nhiên, ngân hàng có thể sẽ phải chịu rủi ro khi biên độ chênh lệch của 2
khoản lãi suất đó thay đổi không đoán trước được do sự thay đổi lãi suất bởi Cục dự

ng

trữ liên bang Mỹ (FED).

ườ

(2) Rủi ro định giá lại (Repricing risk): Thực chất nảy sinh khi xuất hiện sự

chênh lệch về kì hạn của tài sản Có và tài sản Nợ của ngân hàng (đối với các khoản
mục tài sản có lãi suất cố định) và chênh lệch về thời điểm định giá lại tài sản (đối với

Tr


các khoản mục tài sản có lãi suất thả nổi). Nguyên nhân cơ bản là do những khác biệt
trong độ nhạy cảm đối với lãi suất- sự chênh lệch về kì hạn cho vay và huy động.
(3) Rủi ro quyền chọn (Option risk): Ngoài kì hạn huy động và sử dụng
nguồn vốn, những đặc điểm riêng biệt của các dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung
cấp và các công cụ tài chính được ngân hàng mua và bán (ví dụ các điều kiện hủy

SVTH: Lê Thị Thùy Trang

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

bỏ các hợp đồng tiền gửi) cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Các hợp đồng quyền chọn
là các sản phẩm phái sinh gắn liền với nhiều khoản mục tài sản Có, tài sản Nợ và
các tài sản ngoại bảng cũng là một nguyên nhân mang đến rủi ro lãi suất cho ngân
hàng. Một hợp đồng quyền chọn mang lại quyền, không phải nghĩa vụ mua/ bán, do

uế

đó làm thay đổi dòng tiền của một công cụ hay một hợp đồng tài chính. Đó là các
điều khoản quyền chọn mua hay bán các loại kì phiếu, trái phiếu, cổ phiếu… hay

tế
H

các khoản cho vay, trong đó có điều khoản cho phép người vay quyền trả nợ trước
hạn hay các công cụ huy động vốn khác cho phép người gửi tiền rút tiền bất cứ lúc


nào mà không chịu phạt. Trong trường hợp này, thời gian tái định giá của tài sản

in

gây nên rủi ro lãi suất cho ngân hàng.

h

Có và tài sản Nợ sẽ thay đổi mà ngân hàng không lường trước được. Do vậy có thể

(4) Rủi ro kinh tế: Rủi ro này phản ánh sự tổn thất vì sự thay đổi cung cầu đối

cK

với các công cụ tài chính cụ thể do những biến động bất lợi của lãi suất. Chẳng hạn, lãi
suất tiền gửi danh nghĩa giảm thấp hơn mức lạm phát chắc chắn sẽ làm giảm cầu đối

họ

với một số dịch vụ của ngân hàng.

(5) Rủi ro thay đổi đường cong lãi suất (Yield curve risk): Rủi ro của ngân hàng

Đ
ại

trước những thay đổi về độ dốc và hình dạng của đường cong lãi suất. Một sự dịch
chuyển không thuận lợi của đường cong lãi suất hay thay đổi hình dạng của nó có thể
làm giảm đáng kể lợi nhuận hay vốn tự có của ngân hàng.


ng

1.4.5. Quản trị rủi ro lãi suất

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ

ườ

thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hường bất lợi của rủi ro. Tiếp cận quản trị rủi ro theo cách này là xem xét

Tr

rủi ro lãi suất trong tổng thể rủi ro của ngân hàng và được quản trị chung cùng với các
loại rủi ro khác. Tuy nhiên, theo cách tiếp cận của đề tài này, quản trị rủi ro lãi suất
được tiếp cận theo mô hình để từ đó đo lường và đưa ra các giải pháp kiểm soát rủi ro.
Mục tiêu quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất là hạn chế tới mức tối đa
những thiệt hại từ ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.

SVTH: Lê Thị Thùy Trang

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

1.5. Mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất

1.5.1. Nội dung lý thuyết mô hình tái định giá
Mô hình tái định giá đo lường sự thay đổi giá trị của tài sản Có và tài sản Nợ

uế

khi lãi suất biến động dựa vào việc phân chia nhóm tài sản Có - Nợ theo kì hạn định
giá lại của chúng. Nội dung của mô hình là phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên

tế
H

tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa phải thu nhập lãi suất từ tài sản có với

chi phí lãi suất phải trả cho tài sản nợ sau một thời gian nhất định. Phân loại như trên
nhằm đưa các tài sản có và tài sản nợ về cùng một nhóm có cùng kì hạn từ đó đo lường
sự thay đổi của thu nhập ròng từ lãi suất của các nhóm với sự thay đổi lãi suất từ thị

h

trường. Gía trị tài sản và nợ trong các nhóm dùng để tính chênh lệch là giá trị lịch sử,

in

khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest- rate sensitive gap- IS GAP) được dùng để đo lường

cK

sự nhạy cảm lãi suất của chúng:

IS GAP = RSA – RSL


họ

Trong đó:

IS GAP: Khe hở nhạy cảm lãi suất

Đ
ại

RSA: Giá trị tài sản Có nhạy cảm lãi suất
RSL: Giá trị tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất
Nếu giá trị tài sản Có nhạy cảm lãi suất trong mỗi giai đoạn kế hoạch (ngày,

ng

tuần, tháng…) lớn hơn giá trị tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất, ngân hàng được xem là có
khe hở nhạy cảm lãi suất dương (IS GAP > 0) hay nhạy cảm tài sản Có. Nếu lãi suất

ườ

tăng thì thu nhập lãi ròng của ngân hàng sẽ tăng vì thu từ lãi trên tài sản Có sẽ tăng
nhiều hơn chi phí trả lãi cho tài sản Nợ. Nếu lãi suất giảm, thu nhập lãi ròng của ngân

Tr

hàng sẽ giảm vì thu từ lãi trên tài sản giảm nhiều hơn chi phí trả lãi cho các nguồn vốn.
Khi IS GAP âm (RSA – RSL < 0): ngân hàng được xem là có khe hở nhạy cảm

lãi suất âm hay nhạy cảm tài sản Nợ. Lãi suất tăng sẽ làm giảm thu nhập lãi ròng của

ngân hàng vì chi phí cho những khoản nợ nhạy cảm lãi suất sẽ tăng nhiều hơn mức
tăng thêm trong lãi thu về từ các tài sản Có nhạy cảm lãi suất của ngân hàng. Ngược

SVTH: Lê Thị Thùy Trang

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

lại sự sụt giảm lãi suất sẽ làm tăng thu nhập lãi ròng vì chi phí trả lãi giảm nhiều hơn
lãi thu về.
Hiện nay, mô hình tái định giá đang được áp dụng tại Mỹ. Cục dự trữ liên bang
Mỹ (FED) thường yêu cầu các ngân hàng Mỹ phải báo định kì hàng quý chênh lệch

uế

giữa tài sản Có và tài sản Nợ theo các kì hạn sau:

tế
H

1. Kì hạn đến một tháng
2. Trên 3 tháng đến 6 tháng
3. Trên 6 tháng đến 1 năm

h


4. Trên 1 năm đến 5 năm

in

5. Trên 5 năm

cK

Tuy nhiên, các nhà quản trị ngân hàng thường tính toán chênh lệch giữa tài sản
Có và tài sản Nợ theo kì hạn đến dưới 1 năm (12 tháng). Vì những tài sản Có và Nợ

họ

này thường nhạy cảm cao đối với sự thay đổi của lãi suất.
Ngoài ra, trên thực tế ngân hàng có thể đo lường rủi ro lãi suất bằng tỉ lệ nhạy
cảm lãi suất (ISR)

Đ
ại

Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất (ISR)= RSA/ RSL

- Nếu ISR < 1: ngân hàng trong tình trạng nhạy cảm tài sản Nợ

ng

- Nếu ISR > 1: ngân hàng trong tình trạng nhạy cảm tài sản Có
Ta có bảng tổng kết sau:

ườ


Ngân hàng nhạy cảm tài sản Có khi:

Tr

Khe hở tuyệt đối dương (IS GAP > 0)

Ngân hàng nhạy cảm tài sản Nợ khi:
Khe hở tuyệt đối âm (IS GAP < 0)

Khe hở tương đối dương (IS GAP tương

Khe hở tương đối âm (IS GAP tương

đối > 0)

đối < 0)

Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất lớn hơn 1 (ISR > 1) Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn 1 (ISR
< 1)

SVTH: Lê Thị Thùy Trang

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc


Từ đó, để xác định sự thay đổi thu nhập lãi ròng (hay cũng chính là sự thay đổi
thu nhập) của ngân hàng, ta sử dụng công thức sau:
NII = (RSA – RSL) x R

uế

Trong đó: NII: Mức thay đổi thu nhập lãi ròng do biến động của lãi suất thị trường
R: Mức thay đổi lãi suất dự kiến

tế
H

RSA: Tài sản Có nhạy cảm lãi suất
RSL: Tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất

LÃI SUẤT
Tăng

cK

IS GAP > 0
(RSA > RSL)

Đ
ại

IS GAP = 0
(RSA = RSL)

THU NHẬP

Tăng

Giảm

Giảm

Tăng

Giảm

họ

IS GAP < 0
(RSA < RSL)

in

Tình hình IS GAP

h

Ta có mối quan hệ giữa khe hở nhạy cảm lãi suất và thu nhập của ngân hàng như sau:

Giảm

Tăng

Tăng

Không thay đổi


Giảm

Không thay đổi

Nhìn chung, mô hình tái định giá giúp các nhà quản trị ngân hàng thực hiện

ng

được mục tiêu hạn chế mọi ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất đến thu nhập của
ngân hàng. Đây là mô hình được sử dụng rộng rãi nhất tại các ngân hàng thương mại

ườ

của nhiều quốc gia trên thế giới do việc thực hiện tương đối đơn giản, không đòi hỏi
những kỹ thuật phức tạp như một số mô hình khác. Bên cạnh đó, mô hình tái định giá

Tr

có thể là một công cụ hữu ích đối với nhà quản trị ngân hàng trong việc phòng ngừa
rủi ro lãi suất.
1.5.2. Một số khái niệm liên quan đến mô hình tái định giá
Khoản mục tài sản Có và Nợ được coi là nhạy cảm với lãi suất là những tài sản
Có và Nợ được định lại lãi suất theo hoặc gần bằng với lãi suất thị trường trong kì kế

SVTH: Lê Thị Thùy Trang

14



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc

hoạch (gọi là kì hạn định giá lại). Kì hạn định giá lại thường là: đến 1 tháng, trên 1
tháng đến 3 tháng, trên 3 tháng đến 6 tháng, trên 6 tháng đến 1 năm, trên 1 năm đến 5
năm, trên 5 năm.
Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất (có thể được định giá lại) bao gồm:

uế

- Các khoản cho vay và đầu tư có lãi suất thả nổi.

tế
H

- Các khoản cho vay (thường là ngắn hạn) sắp đáo hạn hoặc gia hạn
- Chứng khoán đầu tư sắp đáo hạn.

- Tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng, tiền gửi không kì hạn tại ngân hàng
khác (ngân hàng thương mại khác).

h

Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (có thể được định giá lại) bao gồm:

in

- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kì hạn, tiền gửi giao dịch) và tiết kiệm


cK

không kì hạn của khách hàng.

- Tiền gửi có kì hạn và tiết kiệm có kì hạn (thường là ngắn hạn) sắp đáo hạn.

trường liên ngân hàng…).

họ

- Các khoản cho vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ sắp đáo hạn (vay trên thị

- Tiền gửi và các khoản vay (bao gồm phát hành giấy tờ có giá) với lãi suất thả nổi.

Tr

ườ

ng

Đ
ại

- Giấy tờ có giá (thường là ngắn hạn) sắp đáo hạn.

SVTH: Lê Thị Thùy Trang

15



×