Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Xây dựng website thương mại điện tử cho công ty trách nhiệm hữu hạn toàn thủy dựa trên phần mềm quản trị nội dung wordpress

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 78 trang )

H

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
----------

h

tế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

in

XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CHO CÔNG TY TNHH TOÀN THỦY DỰA TRÊN
PHẦN MỀM QUẢN TRỊ NỘI DUNG
WORDPRESS

NGUYỄN NHẬT QUANG


Huế, tháng 5 năm 2016


H

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
----------

tế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

in

h

XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CHO CÔNG TY TNHH TOÀN THỦY DỰA TRÊN
PHẦN MỀM QUẢN TRỊ NỘI DUNG

WORDPRESS

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Nhật Quang
Lớp: K46 THKT
Niên khóa: 2012-2016

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Mai Thu Giang

Huế, tháng 5 năm 2016


Lời cảm ơn

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô

ThS. Mai Thu Giang, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Báo cáo
tốt nghiệp.

uế

Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Hệ Thống Thông Tin

Kinh Tế, Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong

H

những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành


tế

trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.

h

Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn

in

Toàn Thủy, Huế và các anh chị trong công ty đã cho phép, giúp đỡ và tạo

cK

điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Công ty.

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công

trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty

họ

trách nhiệm hữu hạn Toàn Thủy Huế luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều

Đ
ại

thành công tốt đẹp trong công việc.


Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viện thực hiện

Nguyễn Nhật Quang


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ...............................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................vi

uế

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................7

H

2. Mục tiêu của đề tài......................................................................................................8

tế

3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................8

h


5. Nội dung báo cáo khóa luận .......................................................................................8

in

PHẦN 2. NỘI DUNG....................................................................................................10

cK

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................10
1.1 Thương mại điện tử.................................................................................................10

họ

1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................10
1.1.2. Lịch sử phát triển ................................................................................................11

Đ
ại

1.1.3. Các hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT ....................................................11
1.1.4. Lợi ích của thương mại điện tử ..........................................................................14
1.1.5. Các yêu cầu trong thương mại điện tử ...............................................................17
1.1.6. Các loại hình ứng dụng thương mại điện tử ........................................................21
1.1.7. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới, ở Việt Nam và Thừa
Thiên Huế ......................................................................................................................22
1.2 Giới thiệu phần mềm quản trị nội dung WordPress ..............................................24
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................................24
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................24
SVTH: Nguyễn Nhật Quang


Trang i


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.3. Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản trị nội dung WordPress...........................25
1.2.4. Tình hình sử dụng WordPress ở Việt Nam ........................................................26
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM ........................................................................28
HỮU HẠN TOÀN THỦY............................................................................................28
2.1. Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn Thủy.............................................28

uế

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ...................................................28
2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh ..........................................................................................29

H

2.1.3. Mục tiêu chiến lược .............................................................................................29

tế

2.1.4 Cam kết.................................................................................................................30
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty...................................................................................30

h

2.1.6. Những thuận lợi, khó khăn và những định hướng phát triển của Công ty trách


in

nhiệm hữu hạn Toàn Thủy.............................................................................................32

cK

2.2. Tình hình kinh doanh những năm gần đây.................................................................33
2.3. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty ............................................................34

họ

2.3.1. Phân tích khách hàng...........................................................................................34
2.3.2. Phân tích sản phẩm ..............................................................................................35

Đ
ại

2.4. Phân tích mô hình SWOT cho công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn Thủy ....................36
2.5. Phân tích quy trình bán hàng hiện tại của công ty TNHH Toàn Thủy...................37
2.6. Thực trạng hệ thống bán hàng và tình hình ứng dụng TMĐT trong công ty trách
nhiệm hữu hạn Toàn Thủy.............................................................................................38
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ............................39
CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TOÀN THỦY ..................................39
3.1. Xây dựng Website TMĐT cho công ty TNHH Toàn Thủy..................................39
3.1.1. Phân tích hệ thống website TMĐT tại công ty TNHH Toàn Thủy.....................39
3.1.2. Sơ đồ chức năng (Business Function Diagram – BFD) ......................................40
SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang ii



Khóa luận tốt nghiệp
3.1.3. Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram – CD) ...........................................................40
3.1.4. Sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram – DFD) ..............................................41
3.1.5. Thiết kế ................................................................................................................42
3.1.6. Các modules chức năng cho website...................................................................55
3.1.7. Quy trình đặt hàng ...............................................................................................58
3.1.8. Tối ưu hóa trên các thiết bị di động.....................................................................60

uế

3.1.9. Phân tích các chỉ số khi triển khai website..........................................................61
3.2. Đề xuất về mục tiêu TMĐT....................................................................................63

H

3.3. Đề xuất các giải pháp chiến lược cho công ty........................................................63

tế

3.3.1. Giải pháp sử dụng các hỗ trợ offline ...................................................................63
3.3.2. Giải pháp mở rộng tiện ích của thương mại điện tử............................................63

h

3.3.3. Lập phương thức hỗ trợ khách hàng qua mạng ...................................................64

in

3.4. Phân tích tính khả thi khi xây dựng website cho công ty TNHH Toàn Thủy...............65


cK

3.4.1. Về kỹ thuật...........................................................................................................65
3.4.2. Về lịch trình .........................................................................................................65

họ

3.4.3. Về chính sách ......................................................................................................65
3.4.4. Về vận hành .........................................................................................................65

Đ
ại

3.4.5. Về kinh tế.............................................................................................................65
PHẦN 3. KẾT LUẬN ...................................................................................................67
1. Kết quả đạt được.......................................................................................................67
2. Hạn chế của đề tài.....................................................................................................67
3. Hướng phát triển đề tài .............................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................69

SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang iii


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt tiếng Việt

Tiếng Việt
Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DN

Doanh nghiệp

TMĐT

Thương mại điện tử

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

H

CNTT

Tiếng Anh

tế

Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt


uế

Chữ viết tắt

Tiếng Việt

Advanced Research Projects Agency
Network

B2B

Business To Business

B2C

Business To Customer

Doanh nghiệp với khách hàng

ICT

Information and Communication
Technology

Công nghệ thông tin và
truyền thông

SEO

Search Engine Optimization


Tối ưu hoá các công cụ tìm
kiếm

World Wide Web

Mạng lưới toàn cầu

in

cK

họ

Mạng lưới cơ quan với các đề
án nghiên cứu tân tiến
Doanh nghiệp với doanh
nghiệp

Đ
ại

WWW

h

ARPANet

SVTH: Nguyễn Nhật Quang


Trang iv


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1: Tình hình sử dụng phần mềm quản trị nội dung ở Việt Nam .......................27
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty .......................................................................31
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tăng trưởng 3 năm 2012, 2013, 2014 ...........................................34
Sơ đồ 2.2. Quy trình bán hàng của công ty TNHH Toàn Thủy...................................37

uế

Hình 3.1. Sơ đồ chức năng website bán hàng ...............................................................40
Hình 3.2. Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống ...............................................................................41

H

Hình 3.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 ............................................................................42

tế

Hình 3.4. Sơ đồ thực thể mối quan hệ ...........................................................................44
Hình 3.6. Hình giao diện trang chủ ...............................................................................50

h

Hình 3.7. Hình giao diện trang tư vấn tiêu dùng ...........................................................51


in

Hình 3.8. Hình giao diện trang liên hệ ..........................................................................51

cK

Hình 3.9. Giao diện trang giới thiệu công ty .................................................................52
Hình 3.10. Giao diện trang sản phẩm ............................................................................52

họ

Hình 3.11. Giao diện trang sản phẩm ............................................................................53
Hình 3.12. Giao diện trang chi tiết sản phẩm ................................................................53

Đ
ại

Hình 3.13. Giao diện trang chi tiết sản phẩm ................................................................54
Hình 3.14. Giao diện trang giỏ hàng .............................................................................54
Hình 3.15. Giao diện trang đăng nhập...........................................................................55
Hình 3.16. Thanh toán trực tuyến thông qua Ngân Lượng ...........................................56
Hình 3.17. Thanh toán trực tuyến thông qua Bảo Kim .................................................56
Hình 3.18. Thanh toán trực tuyến thông qua PayPal.....................................................57
Hình 3.2: Fanpage của Công ty TNHH Toàn Thủy ......................................................64

SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang v



Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Bảng phân tích mô hình SWOT cho công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn
Thủy…………………………………………………………………………………. 36
Bảng 3.1. Cấu trúc dữ liệu bảng SANPHAM………………………………………..45
Bảng 3.2. Cấu trúc dữ liệu bảng DANHMUCSP…………………………………… 45
Bảng 3.3. Cấu trúc dữ liệu bảng DONDATHANG………………………………….45

uế

Bảng 3.4. Cấu trúc dữ liệu bảng TAIKHOAN……………………………………… 46

H

Bảng 3.5. Cấu trúc dữ liệu bảng KHUYENMAI…………………………………….46
Bảng 3.6. Cấu trúc dữ liệu bảng BINHLUAN……………………………………… 46

tế

Bảng 3.7. Cấu trúc dữ liệu bảng CHITIETGH………………………………………47

h

Bảng 3.8. Cấu trúc dữ liệu bảng HOADON………………………………………… 47

in

Bảng 3.9. Cấu trúc dữ liệu bảng CHITIETDDH……………………………………. 47


cK

Bảng 3.10. Cấu trúc dữ liệu bảng GIOHANG……………………………………….48
Bảng 3.11. Cấu trúc dữ liệu bảng PHANQUYEN………………………………….. 48

họ

Bảng 3.12. Cấu trúc dữ liệu bảng PHUONGTHUCTT……………………………...48
Bảng 3.13. Cấu trúc dữ liệu bảng CHITIETHD……………………………………..48

Đ
ại

Bảng 3.14. Bảng dự trù kinh phí……………………………………………………..66

SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang vi


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng số hóa đã đưa xã hội loài người lên một tầm cao mới, với sự
thay đổi về mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hóa. Cuốn theo trào lưu của thời đại,
hoạt động thương mại cũng biến đổi một cách mạnh mẽ. Giờ đây, bên cạnh hình thức
thương mại truyền thống đã xuất hiện thêm một hình thức thương mại mới, thương
mại điện tử. Thuật ngữ “thương mại điện tử” đang trở thành từ xuất hiện nhiều nhất


uế

trên các diễn đàn kinh tế. Giới kinh doanh đang thay đổi một phần quan điểm của
mình, từ bỏ kiểu kinh doanh truyền thống để bước vào một kiểu kinh doanh hoàn

H

toàn mới, được gọi là Thương mại điện tử.

tế

Lợi ích lớn nhất mà Thương mại điện tử đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí
và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Với Thương mại điện tử, các bên có thể tiến

h

hành giao dịch khi ở cách xa, giữa thành phố với nông thôn,… hay nói cách khác là

in

không bị giới hạn bởi không gian mua bán. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại
nhà để đặt hàng, mua sắm hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng.

cK

Tại Việt Nam, thương mại điện tử đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Những tập
đoàn lớn và cả những công ty nhỏ đều đã bắt đầu tìm thấy tác dụng của mạng

họ


Internet đối với khả năng phát triển và tồn tại của công ty mình. Đây là cơ hội tốt
nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới.
Công ty TNHH Toàn Thủy là công ty chuyên kinh doanh thiết bị điện tử, điện

Đ
ại

lạnh và điện gia dụng. Hiện nay công ty đang tiến hành nhiều chiến lược kinh doanh
mới cùng lúc nhằm quảng bá rộng rãi thương hiệu của mình trên thị trường. Để góp
phần thúc đẩy các chiến lược kinh doanh của mình thành công và gia nhập vào lĩnh
vực thương mại điện tử, công ty cần phải xây dựng một website riêng cho mình. Trên
cơ sở nhu cầu cần thiết kế một website cho Công ty TNHH Toàn Thủy, đề tài mà em
thực hiện nhằm thiết kế một website thương mại điện tử đáp ứng các yêu cầu từ phía
lãnh đạo công ty. Đó chính là lý do em lựa chọn đề tài “Xây dựng website thương
mại điện tử cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn Thủy dựa trên phần mềm
quản trị nội dung WordPress”.

SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp

2. Mục tiêu của đề tài
- Giới thiệu về công ty TNHH Toàn Thủy cũng như giới thiệu sản phẩm của công
ty.
- Xây dựng website với đầy đủ các chức năng như: giới thiệu hàng, đặt hàng,
thanh toán tiền hàng và tích hợp các công cụ tiện ích cho website với hình thức thân

thiện, dễ dùng.

3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập các tài liệu và báo cáo từ công ty.

uế

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo các tài liệu liên quan như tạp
chí, cẩm nang người sử dụng nghiệp vụ, các website, báo cáo thường niên của công

H

ty,…

- Phương pháp quan sát: Quan sát cách làm việc của nhân viên, các thao tác

tế

nghiệp vụ của nhân viên... trong quá trình thực tập nhằm thu thập thêm số liệu,
phương thức cho bài làm chi tiết hơn.

h

- Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp gặp và hỏi trực tiếp những đối

in

tượng liên quan trực tiếp trong đơn vị thực tập, các tổ, phòng ban cụ thể là phòng
Kinh doanh Dịch vụ và phòng Tin học, nhằm tìm kiếm những thông tin hữu ích,


cK

những dữ liệu cần thiết cho đề tài.

- Phương pháp phát triển hệ thống thông tin: Dựa trên những thông tin thu
được để tiến hành phân tích, thiết kế website bao gồm những chức năng chính của

họ

website sẽ xây dựng thông qua quá trình mô hình hóa, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu một
cách phù hợp.

Đ
ại

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Quy trình kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn Thủy.
- Quy trình xây dựng Website Thương mại điện tử.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đề tài thực hiện tại công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn Thủy.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2015.
- Về thời gian thực tập: 10/02/2016 – 15/05/2016

5. Nội dung báo cáo khóa luận

SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 8



Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận bao gồm 3
chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Trình bày một số khái niệm, phương pháp luận trong quy trình xây dựng
Website cho công ty như giới thiệu về thương mại điện tử (TMĐT) và các vấn đề
liên quan đến TMĐT. Ngoài ra, chương này còn dành thời gian để giới thiệu về
WordPress.
Chương 2: Tổng quan và tình hình ứng dụng TMĐT của công ty TNHH

uế

Toàn Thủy

Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Toàn Thủy, tình hình hoạt động kinh

H

doanh của công ty, phân tích những đối thủ cạnh tranh, sản phẩm, khách hàng, những
điểm mạnh điểm yếu của công ty.

tế

Chương 3: Xây dựng website thương mại điện tử cho công ty TNHH Toàn
Thủy

h

Chương này sẽ trình bày các kết quả quan trọng nhất của việc nghiên cứu đề


in

tài “Xây dựng website thương mại điện tử cho công ty trách nhiệm hữu hạn

cK

Toàn Thủy dựa trên phần mềm quản trị nội dung WordPress”. Kết quả đạt được
sau quá trình nghiên cứu là đã xây dựng thành công một website bán hàng điện máy,
điện lạnh trực tuyến cho công ty, tích hợp được các hình thức thanh toán online,

Đ
ại

họ

quảng cáo website thành công trên các mạng xã hội.

SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm
Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương

mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương
mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e-business).

uế

Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống
nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên

H

cứu. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua
các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng

tế

công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán
đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách

h

hàng,… Hiện nay, có rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra định nghĩa về thương mại điện

in

tử, song chưa có một định nghĩa thống nhất nào. Tuy nhiên, người ta đều cho rằng
thương mại điện tử là quá trình mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua mạng điện

cK

tử, thông qua phương tiện phổ biến hiện nay là Internet [1].

* Theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ
Internet.

họ

thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và

Đ
ại

Như vậy, theo nghĩa hẹp, TMĐT bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng
các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hoá và dịch vụ, các giao
dịch có thể giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách
hàng cá nhân, hoặc giữa cá nhân với nhau.
* Theo nghĩa rộng
TMĐT là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán hàng hoá, dịch vụ,
giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số hoá, chuyển tiền điện tử, đấu giá
thương mại, hợp tác thiết kế và sản xuất, tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến, mua
sắm trực tuyến, marketing trực tuyến, dịch vụ khách hàng trực tuyến…

SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp
Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và
Internet vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như Marketing, bán hàng, phân

phối, thanh toán thì được coi là tham gia thương mại điện tử.
1.1.2. Lịch sử phát triển
Các mốc thời gian liên quan trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của ngành
thương mại điện tử phải kể đến đó là:
- Internet được hình thành năm 1969.

uế

- World Wide Web (www) được phát minh vào những năm 1990, gần 30 năm
sau khi Internet ra đời.

H

- Từ khi có các trang web, doanh nghiệp thấy mình có thể đưa thông tin lên web
để cho cả thế giới có thể đọc, ban đầu chỉ là những dòng chữ đơn thuần, càng về sau

tế

công nghệ càng phát triển, những trang www đã trở nên đẹp hơn, kiểu dữ liệu, thông
tin phức tạp hơn, có thể là hình, là âm thanh, là video, là flash v.v...

h

- Trên thế giới, Amazon.com và eBay.com cùng được thành lập từ năm 1995 và

cK

mại điện tử trên thế giới.

in


cùng tồn tại và nổi tiếng cho đến nay. Có thể coi năm 1995 là mốc phát triển Thương

- Ở Việt Nam, năm 1997 người dân bắt đầu dùng Internet nhưng chưa phổ biến,
trong giai đoạn này hầu như rất ít doanh nghiệp có website. Để bắt kịp tình hình phát

họ

triển thương mại điện tử trên thế giới, năm 2004 Bộ Thương mại đã thành lập Vụ
Thương mại điện tử (nay là Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin).

Đ
ại

Như vậy, trên thế giới ngành thương mại điện tử đã trải qua 20 năm phát triển.
Đến nay “ở lứa tuổi 20” nó phát triển và bùng nổ dữ dội hơn bao giờ hết. Ngành
thương mại điện tử ở Việt Nam ra đời sau nên còn chậm phát triển so với một số nước
tiên tiến trên thế giới nhưng cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong tương
lai, thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa.[8]
1.1.3. Các hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT
* Thư điện tử
Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, cá nhân, tổ chức… sử dụng thư điện
tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử

SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp

(electronic mail, viết tắt là e – mail). Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo
một cấu trúc định trước nào.
* Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua phương tiện điện tử, ví dụ,
trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ
mua hàng, thẻ tín dụng… thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. Ngày nay, với sự
phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là:

uế

- Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange,
gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch

H

với nhau bằng điện tử.

- Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành

tế

(ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó) sau đó được chuyển đổi tự do sang các
đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như giữa

h

các quốc gia; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hoá, vì thế tiền mặt này còn

in


có tên gọi là “tiền mặt số hoá” (digital cash). Tiền lẻ điện tử đang trên đà phát triển

cK

nhanh, nó có ưu điểm nổi bật sau:

+ Dùng để thanh toán những món hàng giá trị nhỏ vì phí giao dịch
mua hàng và chuyển tiền rất thấp.

họ

+ Có thể tiến hành giữa hai cá nhân hoặc hai công ty bất kỳ, các

thanh toán là vô danh.

Đ
ại

+ Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả.

- Ví điện tử (electronic purse): Là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ

thông minh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card), tiền được trả cho
bất kỳ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụng
cho “tiền lẻ điện tử”. Thẻ thông minh, nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng, nhưng ở mặt
sau của thẻ, có một chíp máy tính điện tử có một bộ nhớ để lưu trữ tiền số hoá, tiền ấy
chỉ được “chi trả” khi sử dụng hoặc thư yêu cầu (như xác nhận thanh toán hoá đơn)
được xác thực là “đúng.
- Giao dịch điện tử của ngân hàng: Hệ thống thanh toán điện tử của ngân
hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ.

SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp
- Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện tử, tại các điểm bán
lẻ, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua
Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp…
- Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán.
- Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng.
- Thanh toán liên ngân hàng.
* Trao đổi dữ liệu điện tử

uế

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI) là việc trao đổi các
dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”, từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác,

H

giữa các công ty hoặc đơn vị đã thoả thuận buôn bán với nhau.

Theo Uỷ ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), “Trao

tế

đổi dữ liệu điện tử là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính
điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận


h

để cấu trúc thông tin”.

in

EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho việc

cK

mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hoá đơn
v.v…), người ta cũng dùng cho các mục đích khác, như thanh toán tiền khám bệnh,
trao đổi các kết quả xét nghiệm…

họ

Trước khi có Internet đã có EDI, khi đó người ta dùng “mạng giá trị gia tăng”
(Value Added Network – VAN) để liên kết các đối tác EDI với nhau; cốt lõi của VAN

Đ
ại

là một hệ thống thư điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau, và
hoạt động như một phương tiện lưu trữ và tìm kiếm; khi nối vào VAN, một doanh
nghiệp có thể liên lạc với nhiều máy tính điện tử nằm ở nhiều thành phố trên khắp thế
giới.

Ngày nay, EDI chủ yếu được thực hiện thông qua mạng Internet. Để phục vụ
cho buôn bán giữa các doanh nghiệp thuận lợi hơn với chi phí truyền thông không quá
tốn kém, người ta đã xây dựng một kiểu mạng mới gọi là “mạng riêng ảo” (VPN –

Virtual Private Network), là mạng riêng dạng Internet của một doanh nghiệp nhưng
được thiết lập dựa trên chuẩn trang Web và truyền thông qua mạng Internet.
Công việc trao đổi EDI trong TMĐT thường gồm các nội dung sau:
SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp
+ Giao dịch kết nối
+ Đặt hàng
+ Giao dịch gửi hàng
+ Thanh toán
Vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu và xử lý, đặc biệt là buôn bán giữa
các nước có quan điểm chính sách và luật pháp thương mại khác nhau, đòi hỏi phải có
một hệ thống pháp lý chung trên nền tảng thống nhất quan điểm về tự do hoá thương

uế

mại và tự do hoá việc sử dụng mạng Internet, chỉ như vậy mới đảm bảo được tính khả
thi, tính an toàn và tính có hiệu quả của việc trao đổi dữ liệu điện tử.

H

* Truyền dữ liệu

Dữ liệu là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang

tế


tin mà nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hoá số có thể được giao qua mạng.
Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật bằng cách đưa vào đĩa, băng, in

h

thành sách báo, thành văn bản, đóng gói bao bì chuyển đến tay người sử dụng, hoặc

in

đến điểm phân phối (như cửa hàng, quầy báo v.v…) để người sử dụng mua và nhận

cK

trực tiếp. Ngày nay, dung liệu được số hoá và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi
số hoá” (digital delivery).

Các tờ báo, các tư liệu công ty, các catalog sản phẩm lần lượt được đưa lên

họ

Web, người ta gọi là “xuất bản điện tử” (electronic publishing hoặc Web publishing),
khoảng 2700 tờ báo đã được đưa lên Web gọi là “sách điện tử”…

Đ
ại

* Mua bán hàng hoá hữu hình
Đến nay, danh sách các hàng hoá bán lẻ qua mạng đã mở rộng, và xuất hiện

một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử”, hay “mua hàng trên mạng”; ở một số

nước, Internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hoá hữu hình. Tận
dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web, người bán xây dựng trên mạng
các “cửa hàng ảo”, gọi là ảo bởi vì cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang
cảnh cửa hàng và các hàng hoá chứa trong đó trên từng trang màn hình một.[1]
1.1.4. Lợi ích của thương mại điện tử
1.1.4.1. Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp
- Mở rộng thị trường: Với chi phí nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền
thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm sản phẩm, tiếp cận nhà cung
cấp. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp cũng cho phép các tổ chức có thể mua với
giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.
- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí chia sẻ thông tin, chi phí
in ấn, gửi văn bản truyền thông.
- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân

uế

phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các
showroom trên mạng.

H

- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hoá các giao dịch thông qua web và
internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều


tế

chi phí biến đổi.

- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Nhằm mục đích lôi kéo khách hàng đến với

h

doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

cK

giá trị mới cho khách hàng.

in

- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và

- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng
phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản

họ

phẩm ra thị trường.

- Giảm chi phí thông tin liên lạc: Email tiết kiệm hơn fax hay gửi thư truyền

Đ
ại


thống.

- Giảm chi phí mua sắm: Thông qua việc giảm các chi phí quản lý hành chính

(80%), chi phí mua hàng(5-15%).
- Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng,

quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá
biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng
cố lòng trung thành.
- Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ đều được
cập nhật nhanh chóng và kịp thời.

SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp
- Chi phí đăng ký kinh doanh và các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh
doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn
giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất; giảm chi phí giấy tờ;
tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong
giao dịch và hoạt động kinh doanh.
1.1.4.2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng
- Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép

uế


khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.
- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người

H

mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.

- Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách

tế

hàng có thể so sánh giá cả giữa nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá
phù hợp nhất.

h

- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số

in

hóa được như: phim, nhạc, sách, phần mềm… việc giao hàng được thực hiện dễ dàng

cK

thông qua Internet.

- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ
dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm, các

họ


thông tin đa phương tiện, giúp quảng bá và giới thiệu sản phẩm tốt hơn.
- Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể

Đ
ại

tham giá mua và bán trên các sàn đấu giá.
- Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi

người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệp một cách hiệu quả và
nhanh chóng.

- Đáp ứng mọi nhu cầu: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn
hàng khác nhau từ mọi khách hàng.
- Thuế: Trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, nhiều nước khuyến khích
bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng.
1.1.4.3. Lợi ích của thương mại điện tử với xã hội

SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp
- Hoạt động trực tuyến: TMĐT tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao
dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn giao thông.
- Nâng cao mức sống: Có nhiều hàng hoá sẽ làm tăng khả năng mua sắm của
khách hàng, nâng cao mức sống.
- Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản

phẩm dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và thương mại điện tử.
Đồng thời, cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng… đào tạo qua mạng cũng

uế

nhanh chóng giúp các nước này tiếp thu công nghệ mới.
- Dịch vụ công cộng được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như

H

y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ… được thực hiện quan mạng với chi
phí thấp hơn, thuận tiện hơn.

tế

1.1.5. Các yêu cầu trong thương mại điện tử
* Cơ sở hạ tầng pháp lý

h

1.1.5.1. Cơ sở hạ tầng

in

Thương mại điện tử với đặc trưng có hạ tầng công nghệ phát triển rất nhanh,

cK

do đó xây dựng cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử không những phải đạt được
mục tiêu tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại điện tử, mà còn phải mang tính

mở để tạo điều kiện ứng dụng những công nghệ mới cho thương mại điện tử ngày

họ

càng phát triển hơn.

Cơ sở pháp lý của thương mại điện tử bao gồm hàng loạt các vấn đề như: các

Đ
ại

đạo luật và chính sách về thương mại điện tử, các quy định cụ thể về thương mại
điện tử trong hệ thống các quy định pháp lý của quốc gia.
Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách thương mại điện tử cần phải giải quyết

được những vấn đề chính sau:
- Thừa nhận giá trị pháp lý cho tất cả những giao dịch được thực hiện thông
qua phương thức điện tử: Điều này đảm bảo cho các doanh nghiệp tham gia thương
mại điện tử, trong khuôn khổ cho phép, tính hợp pháp khi thực hiện những hoạt động
thương mại điện tử.
- Hài hòa hóa giữa các quy định có liên quan của pháp luật liên quan đến
thương mại điện tử: Ngoài việc thừa nhận giá trị pháp lý cho các giao dịch thương
SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 17


Khóa luận tốt nghiệp
mại điện tử, các vấn đề liên quan như: văn bản, vấn đề bản gốc, vấn đề chữ ký và con
dấu, vấn đề giá trị làm chứng cứ, … mà trong các luật chung hoặc luật chuyên ngành

yêu cầu đối với các giao dịch truyền thống, phải được quy định cụ thể đối với giao
dịch thương mại điện tử.
- Có chính sách để tạo ra môi trường cạnh tranh nhất để phát triển những nền
tảng cho thương mại điện tử: Như chính sách đầu tư và phát triển đối với thị trường
ICT, chính sách ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ ICT vào trong hoạt động

uế

của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân,…
- Có chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng.

H

* Cơ sở hạ tầng công nghệ

Thương mại điện tử là những giao dịch thương mại được thực hiện chủ yếu

tế

thông qua máy tính và mạng Internet. Do đó, để thương mại điện tử có thể phát triển
được, yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là không thể thiếu.

h

Các yếu tố trong hạ tầng CNTT và truyền thông bao gồm:

in

- Ngành công nghệ thiết bị ICT (máy tính, thiết bị mạng,…). Đây là những


cK

yếu tố thuộc về “phần cứng” trong đầu tư cho thương mại điện tử.
- Ngành công nghệ phần mềm.

- Ngành viễn thông (các hệ thống dịch vụ viễn thông cố định, di động,…).

họ

- Internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên nền Internet.
- Bảo mật, an toàn và an ninh mạng.

Đ
ại

Xây dựng hạ tầng CNTT và truyền thông để thương mại điện tử phát triển
phải đạt được những mục tiêu sau:
- Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các thiết bị

CNTT và truyền thông như máy tính và các thiết bị xử lý.
- Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch
vụ viễn thông cơ bản và Internet với giá rẻ. Ngoài ra, mọi doanh nghiệp, cộng đồng
và công dân đều được kết nối và tiếp cận tới cơ sở hạ tầng băng rộng và mobile.
- Thiết lập được các hệ thống mạng viễn thông cố định và không dây mạnh.
- Nâng cao năng lực đường truyền với hệ thống băng thông rộng, cho phép các
tổ chức và doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ chất lượng cao vào các ứng dụng
SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 18



Khóa luận tốt nghiệp
thương mại điện tử của mình với chi phí chấp nhận được. Ngoài việc đầu tư mới cho
các thiết bị, việc nâng cấp các hệ thống thiết bị hiện thời là không thể thiếu, vì các
ứng dụng thương mại điện tử ngày càng phức tạp hơn, dung lượng dữ liệu cần truyền
tải ngày càng lớn hơn. Do đó, yêu cầu về mặt thiết bị và công nghệ cũng cao hơn.
Vì vậy, để phát triển thương mại điện tử, cơ sở hạ tầng công nghệ phải đảm
bảo tính hiện hữu, nghĩa là phải có một hệ thống các chuẩn của doanh nghiệp, các
quốc gia và các chuẩn này phải phù hợp với quốc tế. Cùng với tính hiện hữu, hạ tầng

uế

cơ sở công nghệ của thương mại điện tử còn phải đảm bảo tính kinh tế, nghĩa là chi
phí của hệ thống thiết bị kỹ thuật và chi phí dịch vụ truyền thông phải ở mức hợp lý

H

để đảm bảo cho các tổ chức và cá nhân đều có khả năng chi trả và bảo đảm giá cả
của các hàng hóa và dịch vụ thực hiện qua thương mại điện tử không cao hơn so với

tế

thương mại truyền thống.
1.1.5.2. Nhân lực

h

Thương mại điện tử liên quan đến việc sử dụng và ứng dụng công nghệ cao

in


vào các giao dịch thương mại. Để phát triển thương mại điện tử cần phải có những

cK

con người có trình độ tương ứng. Do đó, phải có chính sách về tuyên truyền và đào
tạo nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, phổ biến kiến thức chung cho mọi người
dân về việc sử dụng cũng như vận hành các phần mềm thương mại điện tử.

họ

1.1.5.3. Bảo mật và an toàn

Giao dịch thương mại dựa trên các phương tiện điện tử đặt ra các đòi hỏi rất

Đ
ại

cao về bảo mật và an toàn, đặc biệt hiện nay, lượng thông tin và giao dịch trao đổi
qua mạng tăng nhanh, vấn đề an toàn, an ninh mạng nói chung và cho thương mại
điện tử nói riêng đang ngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm.
Việc xây dựng hệ thống bảo mật trong thương mại điện tử đạt được những

mục tiêu cơ bản:
- Chống lại các cuộc tấn cống với các mục đích lấy cắp thông tin: Thông tin
trong các giao dịch thương mại điện tử rất nhạy cảm và cần thiết được bảo vệ. Có rất
nhiều dạng tấn công nhằm nắm bắt các thông tin: tấn công trên đường truyền dữ liệu,
ngăn chặn các thông báo giữa máy chủ và máy khách, hoặc truy cập vào máy
chủ/máy khách, là các điểm nguồn và đích của thông báo, để đọc được nội dung của
SVTH: Nguyễn Nhật Quang


Trang 19


Khóa luận tốt nghiệp
các thông báo. Dù ở dạng nào, các hệ thống cũng phải có các biện pháp thích hợp để
phản ứng và ngăn chặn các cuộc tấn công trên.
- Đảm bảo tính bí mật của thông tin: chỉ có những người có quyền mới được
phép xem và sửa đổi nội dung thông tin. Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm có
thể bị xâm phạm bất hợp pháp và điều này có thể gây ra những hiệu quả rất lớn nếu
không được ngăn chặn.
- Bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin: Thông tin đi từ nguồn tới đích không

uế

bị sửa đổi. Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm bị đối thủ chặn lại trên đường đi,
tìm cách sửa đổi nội dung rồi tiếp tục gửi đến địa chỉ đích mà người nhận hoàn toàn

H

không biết về việc sửa đổi này. Do vậy, hệ thống thương mại điện tử cần có những
giải pháp kiểm soát thông tin, nhằm phát hiện ra sự mạo danh cũng như sự không

tế

toàn vẹn của thông tin.

- Bảo đảm tính sẵn sàng của dữ liệu: Khi người sử dụng cần đến thông tin,

h


chúng phải có và ở trạng thái có thể khai thác được. Trên thực tế, tin tặc có thể dùng

in

nhiều hình thức để làm giảm tính sẵn sàng của hệ thống, hoặc nghiêm trọng hơn, làm

cK

tê liệt hệ thống với cách thức đơn giản nhất là tạo ra một số lượng lớn các gói tin yêu
cầu được xử lý trong cùng một thời gian, làm cho hệ thống không có khả năng đáp
ứng.

họ

Để đạt được những mục tiêu trên, mỗi tổ chức hay tác nhân đều phải nghiên
cứu đầu tư, xây dựng một chiến lược an toàn mạng cho chính mình. Bước đầu tiên

Đ
ại

cho chiến lược này, đó là xác định những “tài sản” hay những thông tin gì cần phải
bảo mật (ví dụ số thẻ tín dụng của các khách hàng). Sau đó, xác định quyền truy cập
những thông tin đó thuộc về những ai trong công ty hay tổ chức của mình, và cuối
cùng, tìm kiếm những nguồn lực và giải pháp để bảo vệ những thông tin ấy. Những
nguồn lực ấy có thể là: tự xây dựng hoặc mua các phần mềm bảo mật, phần cứng, các
thiết bị bảo vệ,…
1.1.5.4. Bảo vệ quyền lợi khách hàng và bản quyền kinh doanh
Nhìn nhận trên cơ sở lý luận thương mại và lý thuyết thông tin, một thị trường
bị sụp đổ bao giờ cũng bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là thông tin không tương

xứng. Trong thương mại điện tử, thông tin về hàng hóa đều là thông tin số, người
SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 20


Khóa luận tốt nghiệp
mua không có điều kiện “xem thử”, “nếm thử” hàng trước khi mua, khả năng mua
phải những sản phẩm chất lượng thấp mà chỉ người bán mới biết là rất lớn, thậm chí
còn có khả năng bị nhầm lẫn cơ sở dữ liệu, bị lừa gạt bởi các thông tin và các tổ chức
phi pháp có mặt trên mạng. Vì thế, đang xuất hiện nhu cầu có một trung gian bảo
đảm chất lượng hoạt động hữu hiệu và ít tốn kém. Cơ chế bảo đảm chất lượng đặc
biệt có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển – nơi mà người dân cho
tới nay vẫn có thói quen tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa để kiểm tra trước khi mua.

uế

1.1.6. Các loại hình ứng dụng thương mại điện tử
Dựa vào chủ thể của TMĐT, có thể phân chia TMĐT ra các loại hình phổ biến

H

như sau:

* Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to

tế

Business electronic commerce – B2B): Theo tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và
phát triển kinh tế, TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%). Các


in

h

giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng
giá trị gia tăng, dây chuyền cung ứng hàng hóa, dịch vụ, các sàn giao dịch TMĐT,..

cK

các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, kí kết hợp đồng,
thanh toán qua các hệ thống này. TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh
nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng

họ

cáo, tiếp thị, đàm phán,...

* Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business to

Đ
ại

Consumer electronic commerce – B2C): Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện
điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các
phương tiện điện tử để lựa chọn, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy
chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng. Để
tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website,
hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng
cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh

nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không
cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phi quản lý cũng giảm.

SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 21


Khóa luận tốt nghiệp
Người tiêu dùng cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng chọn
và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc.
* Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (Business
to Government – B2G): Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan
nhà nước được tiến hành thông qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng
có thể thiết lập những website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng
của các cơ quan nhà nước, tiến hành đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và lựa chọn nhà cung

tăng tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công khai.

uế

cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời

H

* Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (Consumer
to Consumer electronic commerce – C2C): Sự phát triển của các phương tiện điện

tế


tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người
bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh

h

những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số

in

món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên tính đa dạng cho thị trường.

cK

* Thương mại điện tử giữa chính phủ và cá nhân (Government to
Consumer – G2C): Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể
mang những yếu tố TMĐT[1][2].

họ

1.1.7. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới, ở Việt Nam và
Thừa Thiên Huế

Đ
ại

1.1.7.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới
Trong những năm gần đây, doanh thu từ TMĐT trên thế giới tăng với tốc độ

200%/năm. Theo thống kê của Gartner, Inc., TMĐT đạt mức doanh thu 6000 tỷ USD
năm 2015 và dự đoán năm 2016 sẽ đạt mức 9000 tỷ USD.

Trong tổng khối lượng TMĐT toàn thế giới, thương mại B2B chiếm khoảng
50%, dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác khoảng 45%, bán lẻ khoảng 5%.
TMĐT cũng được mở rộng trên khắp Trung Đông. Với sự ghi nhận là khu vực
có tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong việc sử dụng Internet từ năm 2000 đến năm
2009, hiện thời khu vực có hơn 60 triệu người sử dụng Internet. Bán lẻ, du lịch và chơi
game là các phần trong TMĐT hàng đầu ở khu vực, mặc dù có các khó khăn như thiếu
SVTH: Nguyễn Nhật Quang

Trang 22


×