Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Liên hệ thực tế chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.11 KB, 9 trang )

ĐỀ TÀI: LIÊN HỆ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC TA
HIỆN NAY
1.Hỗ trợ sản xuất tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Nước ta hiện nay là nước đang phát triển, ngân sách nhà nước được trải đều cho các
lĩnh vực kinh tế xã hôi khác mà ngân sách dành cho xóa đói giảm nghèo còn hạn chế (2%
tổng ngân sách nhà nước). Do vậy chưa có đủ lực để thực hiện một cách triệt để chính
sách xóa đói giảm nghèo. - Việc lập kế hoạch, chương trình, sự phân công công việc của
các cấp các ngành chưa thật rõ ràng. Nhiều cán bộ chưa nhận thức rõ trách nhiệm của
mình nên việc đánh giá và xem xét nhìn nhận vấn đề nghèo đói chưa được khách quan
dẫn đến nhiều sai lệch trong quá trình thực thi chính sác cho nên tình trạng đói nghèo vẫn
còn ở mức 2 con số. ( Cụ thể 1 số tỉnh miền bắc )


Tuyên Quang: nghèo 22,63% cận nghèo 13,50%



Yên Bái: nghèo 29,23% cận nghèo 5,33%



Phú Thọ: nghèo 14,12% cận nghèo 11,32%



Thái Nguyên: nghèo 13,76% cận nghèo 11,24%



Lạng Sơn: nghèo 21,02% cận nghèo 8,87%




Bắc Giang: nghèo 12,11% cận nghèo 7,56%



Quảng Ninh: nghèo 3,52% cận nghèo 2,59%



Hòa Bình: nghèo 21,73% cận nghèo 16,14%



Hà Nội: nghèo 1,52% cận nghèo 3,55%



Vĩnh Phúc: nghèo 6,53% cận nghèo 4,71%



Bắc Ninh: nghèo 4,27% cận nghèo 3,75%



Hải Dương: nghèo 7,26% cận nghèo 5,39%




Hải Phòng: nghèo 4,21% cận nghèo 4,05%



Hưng Yên: nghèo 6,77% cận nghèo 4,88%



Thái Bình: nghèo 6,80% cận nghèo 3,68%



Hà Nam: nghèo 8,83% cận nghèo 6,95%



Nam Định: nghèo 6,72% cận nghèo 6,32%




Ninh Bình: nghèo 7,54% cận nghèo 6,77



Thanh Hóa: nghèo 16,56% cận nghèo 11,86%



Nghệ An: nghèo 15,61% cận nghèo 14,60%




Hà Tĩnh: nghèo 14,20% cận nghèo 15,32%

Tuy nhiên Nhà nước ta cũng đã có sự quan tâm và cố gắng trong việc xóa đói giảm
nghèo, đạt được
Những kết quả đáng mừng sau 10 năm xóa đói giảm nghèo
Sau 10 năm thực hiện “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo”
(2002-2013) và 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về
“Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo nhất trong
cả nước (2008-2013 … Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng mừng trong công tác
xóa đói giảm nghèo.
Theo Báo cáo Đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012 mới công bố của Ngân hành thế giới
World Bank, hơn 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo trong hai thập kỷ qua.
Nghèo đói ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ 60% hồi đầu những năm 1990 xuống
20,7% trong năm 2010. Việt Nam đã đạt được tỷ lệ nhập học tiểu học và trung học cơ sở
cao, lần lượt hơn 90% và 70%.
Theo đánh giá gần đây nhất của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc FAO, Việt Nam là
một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm số người bị đói từ
46,9% (32,16 triệu người) giai đoạn 1990 – 1992 xuống còn 9% (8,01 triệu người) trong
giai đoạn 2010 – 2012, và đã đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 1 (MDG1) –
hướng tới mục tiêu giảm một nửa số người bị đói vào năm 2015.
Ví dụ cụ thể về chính sách xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở Tỉnh Hưng
Yên
Từ năm 2005 đến nay, nhiều chính sách hỗ trợ cho người nghèo được tỉnh triển khai hiệu
quả như: Nghị quyết số 90 của HĐND tỉnh về miễn thủy lợi phí (năm 2007), Quyết định
số 760 của UBND tỉnh hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (năm 2009), chính sách hỗ trợ vay vốn
từ Ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách (năm 2010)...



Đặc biệt, ngày 26.10.2011, Tỉnh ủy ban hành Chương trình Dạy nghề - Việc làm - Giảm
nghèo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020. Đây là cơ sở
quan trọng để người nghèo có thêm cơ hội, công cụ, tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế.
Từ năm 2010 đến nay toàn tỉnh có khoảng 19 nghìn hộ thoát nghèo. Theo kết quả rà soát
năm 2012, toàn tỉnh còn 22.210 hộ nghèo, chiếm 6,77% và 15.997 hộ cận nghèo, chiếm
4,87%. Một trong những hoạt động mang lại kết quả rõ rệt nhất là hỗ trợ người nghèo về
vốn, sinh kế. Căn cứ quyết định phê duyệt kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hàng năm,
các ngành, đoàn thể và các địa phương phối hợp với Ngân hàng chính sách - xã hội
hướng dẫn hộ nghèo có nhu cầu vay vốn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay theo quy định.
Ước tính, mỗi năm có khoảng 600 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi được đầu tư cho hộ nghèo
phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, TTCN,
dịch vụ của người nghèo bước đầu hoạt động hiệu quả. Thực hiện Đề án dạy nghề cho lao
động nông thôn, 3 năm qua đã có trên 11 nghìn người, trong đó có trên 2 nghìn người
thuộc hộ nghèo, 652 người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ học nghề, chủ yếu là những
nghề đang được thị trường lao động cần như: may công nghiệp, cơ khí.... Đặc biệt, các
cấp hội, đoàn thể đã cụ thể hóa chương trình giảm nghèo bằng những hoạt động thiết thực
như: MTTQ với cuộc vận động xây dựng Quỹ Vì người nghèo; Hội Nông dân, Hội
LHPN Đoàn thanh niên tín chấp cho hội viên nghèo vay vốn đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh, tiếp cận tiến bộ KHKT... Hội Liên hiệp phụ nữ qua phong trào “Phụ nữ giúp
nhau phát triển kinh tế” đã giúp cho 110 nghìn lượt hội viên có hoàn cảnh khó khăn,
trong đó có trên 19 nghìn phụ nữ nghèo về giống, vốn... trị giá 137 tỷ đồng, giúp 8.968
hộ thoát nghèo...
2.Chính sách đôi với giáo dục đào tạo dậy nghề,tạo việc làm, nâng cao dân trí.
Trong những năm qua, để thúc đẩy giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học,
nhà nước đã thực hiện xã hội hóa để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho
giáo dục và đào tạo. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15%
năm 2000 lên 18% năm 2005 với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm của
ngành như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường giáo dục miền núi.



Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối
với trẻ dân tỗ thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn. Trước hết là ưu tiên đầu tư theo mục tiêu cho
các địa bàn có nhiều khó khăn, phát hành công trái giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh miền
núi, vùng khó khắn xây dựng trường học kiên cố, đạt chuẩn chất lượng và thực hiện xóa
đói giảm nghèo, thông qua đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ
giáo dục. Hệ thống các trường phổ thông nội trú và bán trú được củng cố và mở rộng với
13 trường trung ương, 50 trường tỉnh, 266 trường huyện và 519 trường bán trú xã, cụm

Năm 2000, việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Từ năm
học 2002-2003, tỷ lệ biết chữ của người lớn trong độ tuổi 15-24 đã đạt gần 95%, số năm
đi học trung bình của người dân đạt mức 7.3 năm. Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy
mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh.
Ngành giáo dục và đào tạo đã đạt và vượt các chỉ tiêu cơ bản mà chiến lược phát triển
giáo dục đề ra năm 2005 trong năm học 2003-2004. Phổ cập giáo dục tiểu học đã đạt
được thành tích đáng kể ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Việt Nam được đánh giá là
có tiến bộ nhanh hơn so với phần lớn các nước có thu nhập thấp khác trên thế giới trong
việc khắc phục những sự chênh lệch về giới và về tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi
Một số khó khăn:
- Vẫn còn tình trạng tái mù chữ ở đồng bào vùng cao, vùng sâu vùng xa. Hay như tình
trạng bỏ học để có nhân công đi làm nương rẫy.
- Địa bàn dân cư phân bố thưa thớt, Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là
ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”. gây khó khăn cho công tác dân số, chăm
sóc sức khỏe cho người dân nông thôn.
Chính sách, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác y tế, chăm sóc sức khỏe không ngừng
được triển khai. Chẳng hạn như chương trình đào tạo” Cô đỡ thôn bản” đã thu được kết
quả lớn:
Theo điều tra mới nhất 11/2010 tại tất cả các tỉnh tham gia đào tạo cô đỡ thôn bản kể cả
giai đoạn thí điểm, có tổng cộng 841 cô đỡ thôn bản được đào tạo, trong đó:



113 cô đỡ thôn bản của giai đoạn thí điểm


728 cô đỡ thôn bản trong chương trình đào tạo với tài trợ của GSK
Kết quả cho thấy có 554/785 cô đỡ thôn bản còn hoạt động, chiếm 70,6%. Trong đó cao
nhất là ĐăkLăk (91,92%), thấp nhất là Bình Phước (41,08%).
Trong 554 cô đỡ thôn bản còn hoạt động, các hình thức hoạt động gồm:


Y tế thôn bản: 422 chiếm 76,3%
• Cộng tác viên: 32 chiếm 5,7%
• Hoạt động độc lập: 85 chiếm 15,3%
• Khác: 15 chiếm 2,7%
Trong điều tra mới nhất phối hợp giữa Bệnh viện Từ Dũ và ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh,
kết quả hoạt động chuyên môn của cô đỡ thôn bản 12 tỉnh Tây nguyên và miền Trung
năm 2010 (1/1-31/10/2010) như sau:


Khám thai và tư vấn: 13.423 lượt, trong đó:
o Tại nhà: 8.001 lượt – 59,6 %
o Tại TYT: 5.422 lượt – 40,4 %
• Chuyển tuyến đúng: 1.324 ca
• Số đỡ sanh: 2.753 ca, trong đó:
o Tại nhà: 1.493 ca – 54,23 %
o Tại rẫy: 47 ca – 1,7 %
o Tại TYT: 1.213 ca – 44,06%
Số đẻ tại nhà và tại rẫy do cô đỡ thôn bản đỡ chỉ chiếm 6,5% (1.540/23.629) tổng số
trường hợp sanh mà không sanh tại cơ sở y tế của 12 tỉnh trên.



Tai biến khi sanh: 0
Như vậy, chương trình này đã giảm đáng kể tình trạng chết non ở trẻ sơ sinh trong những
năm qua tại nhiều vùng nông thôn, miền núi.


Cũng nhằm nâng cao dân trí, công tác tuyền truyền nâng cao nhận thức để người dân
nông thôn miền núi, bãi bỏ các hủ tục lạc hậu trong đời sống hằng ngày, trong việc tổ
chức lễ hội cũng đã thu được kết quả tích cực.
Ví dụ như lễ hội chém lợn ở Ném Thượng sau khi bị phê phán năm nay đã tổ chức kín
đáo hơn không phô trương như trước đây, các lễ hội như chùa Hương, Gióng đã được tổ
chức quy mô và văn minh trật tự. Việc nhà nước quan tâm đến vấn đề này vừa nhằm đảm
bảo đời sống tinh thần, truyền thống văn hóa ở nông thôn, cũng góp phần phù hợp hơn
với bối cảnh hiện nay để” phép vua không thua lệ làng mà làm lệ làng văn minh hơn”.
Trước đây khi công tác tuyên truyền còn chưa phát triển, khi bị ốm người dân thường tìm
đến thầy mo, thầy cúng để chữa bệnh. Nhưng giờ đây khi được vận động người dân đã
đến trạm y tế để khám chữa.


3.Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo.
Điều động, luân chuyển (ĐĐLC) là cơ hội để đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ,
đảng viên phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa
đói, giảm nghèo của địa phương. Đây cũng là giải pháp hiệu quả cho việc bố trí, sắp xếp
và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch, tạo điều kiện cho cán bộ khi hết thời
gian ĐĐLC được chuyển công tác mới phù hợp với năng lực và sở trường.
Qua thực tiễn công tác ĐĐLC cán bộ cho thấy, nhiều cán bộ đã trưởng thành, phát huy tốt
năng lực, sở trường từ đó xuất hiện nhiều cách làm hay, kinh nghiệm quý làm cơ sở để
Thường trực Tỉnh ủy có những chỉ đạo kịp thời về công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ của tỉnh trong tình hình mới.
Ví dụ thực tế tại Huyện Thọ Xuân – Thanh

Được điều động về làm Phó Bí thư Huyện ủy Thọ Xuân, qua một thời gian công tác, thử
thách tại cơ sở, bằng sự nỗ lực, cố gắng trong công việc, được cán bộ, đảng viên và nhân
dân tin tưởng, tín nhiệm, đồng chí Lê Anh Xuân được bầu giữ chức Bí thư Huyện ủy Thọ
Xuân. Đồng chí cho biết: Trong quá trình công tác tại cơ sở, tôi được mọi người quý mến
và tin tưởng. Đây là món quà lớn, sự động viên trong quá trình hoạt động của mình. Ở
mỗi vị trí, mỗi công việc có đặc thù khác nhau nên tôi luôn tự học hỏi, nghiên cứu tài liệu
và linh hoạt giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân dân và có lợi cho nhân dân. Từ
công việc ở huyện, bản thân được rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng qua thực tiễn, được học
hỏi, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý; gần dân, hiểu dân, lăn lộn với
phong trào của địa phương để giải quyết những vấn đề đặt ra từ cuộc sống, từ đó đồng chí
được cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong huyện tin tưởng, tín nhiệm.
Có nhiều chính sách đãi ngộ đối với cán bộ ở các huyện nghèo để tạo động lực thu hút trí
thực trẻ
Tình trạng thiếu cán bộ đã được cải thiện ở một số huyện nghèo, đời sống người dân
cũng được cải thiện do sự quan tâm đặc biệt từ nhà nước … tuy nhiên bên cạnh đó nhiều
nơi
Ví dụ thực tế ở Lai Châu
Theo đó, sinh viên trong và ngoài tỉnh tốt nghiệp các trường đại học chính quy loại khá
trở lên có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, tình nguyện công tác lâu dài tại Lai Châu
được bố trí đúng nghề, được sự hỗ trợ ban đầu là 3 triệu đồng/người (riêng đối với Đại
học Y khoa, Dược, Sư phạm, sinh viên là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ 5 triệu
đồng). Sinh viên có trình độ thạc sĩ trở lên được hỗ trợ ban đầu là 5 triệu đồng. Nhưng
những ưu đãi này vẫn chưa đủ sức nặng để kéo thêm nhiều cử nhân đến với Lai Châu.
Bà Hồ Thanh Hiệng, Phó trưởng phòng Đào tạo bồi dưỡng, Sở Nội vụ tỉnh cho biết, hiện
nay cán bộ có trình độ chuyên môn cao tại các ngành như y tế, xây dựng, kỹ thuật đối với
tỉnh Lai Châu rất thiếu. Nhưng với chính sách, chế độ đãi ngộ còn nhiều hạn chế nên kết
quả thu hút đối tượng lao động có trình độ chuyên môn cao rất khó.


Hơn 3 năm thực hiện, số lượng lao động được hưởng chính sách đãi ngộ vẫn chỉ dừng ở

con số rất khiêm tốn. Từ năm 2005 đến nay toàn tỉnh chỉ thu hút được 145 người lao
động có trình độ đại học, trong đó có 124 người làm việc ở cấp tỉnh và 24 người làm việc
ở cấp huyện. Đáng buồn hơn, đối tượng sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ trở lên, tình nguyện
lên công tác ở địa phương chưa có trường hợp nào.
Việc thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn cao tình nguyện lên công tác, gắn bó với Lai
Châu là điều rất khó khăn, đặc biệt là trong những ngành đòi hỏi trình độ chuyên môn
cao như Y tế, xây dựng... Bác sĩ Đỗ Văn Giang, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho
biết: "Bệnh viện rất thiếu bác sĩ có tay nghề, mấy năm liền bệnh viện có chủ trương tuyển
dụng bác sĩ chuyên khoa sâu, bác sĩ định hướng, bác sĩ chuyên ngành nhưng là rất khó
mặc dù Sở Y tế và tỉnh cũng đã kêu gọi, có những chế độ đãi ngộ tốt hơn các ngành
khác".
Rất nhiều bác sĩ lên đây nhưng chỉ được 3 - 4 tháng tự bỏ về vì gặp quá nhiều gian khổ,
cường độ lao động cao, trang thiết bị làm việc nghèo nàn chưa đáp ứng việc khám chữa
bệnh, chính sách đãi ngộ chưa thoả đáng, môi trường, khí hậu khắc nghiệt, giao tiếp giữa
bác sĩ và bệnh nhân rất khó vì bất đồng về ngôn ngữ, đời sống sinh hoạt vất vả... Ngay cả
một số bác sĩ của Lai Châu cũng đã rời đi bởi tác động của kinh tế thị trường, khoảng
cách giữa miền núi và miền xuôi còn rất xa, ở miền xuôi có điều kiện học tập, nghiên cứu
khoa học cao hơn, lợi ích được hưởng bù đắp được công sức họ bỏ ra...
Ngày 30-9, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thí điểm tuyển chọn 500 trí thức trẻ
tăng cường về các xã nghèo nhất nước để các bạn trẻ này cùng đội ngũ cán bộ cốt cán của
xã tham gia phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi. Cũng giống Dự án 600 Phó
Chủ tịch về các xã nghèo mà Bộ Nội vụ đang thực hiện, đội ngũ cán bộ trẻ của dự án này
sẽ là cán bộ nguồn bổ sung cho các địa phương.
Kết quả thực hiện:
Các đội viên Đề án 500 trí thức trẻ, qua 6 tháng công tác bước đầu đã tiếp cận và thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao ở địa phương. Hầu hết các đội viên đã được trang bị các
phương tiện và điều kiện làm việc thuận lợi. Qua đánh giá, đối với Dự án 600 PCT xã, có
02 đội viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 19 đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, 01 đội
viên hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; đối với Đề án 500 trí thức trẻ,
06/06 đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bên cạnh kết quả đạt được, hội nghị đã chỉ ra một số hạn chế trong thực hiện án. Cụ thể:
Một số đội viên dự án, đề án còn thiếu kinh nghiệm nên chỉ đạo, điều hành và thực hiện
công tác còn chậm, chưa linh hoạt khi xử lý các tình huống phát sinh. Một số đội viên
chưa chủ động, mạnh dạn tham mưu, đề xuất trong lĩnh vực được giao. Trong khi đó, có


cấp ủy, chính quyền địa phương còn lúng túng trong công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí
và sử dụng đội viên Dự án 600 PCT xã sau khi hoàn thành nhiệm vụ…
4. Chính sách phát triển
Xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển
nông nghiệp, nông thôn, từng bước đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống người
dân cơ sở hạ tầng ở nông thôn
- Hạ tầng giao thông nông thôn đã có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều tuyến giao thông
được đầu tư, mở rộng góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn
Theo Bộ Giao thông vận tải, từ năm 2008 đến 2013, các địa phương cả nước đã huy động
gần 50 nghìn tỷ đồng xây dựng giao thông nông thôn; trong đó, Trung ương hỗ trợ hơn
12 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 19 nghìn tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần
10 nghìn tỷ đồng,... Các địa phương đã huy động hơn 165 triệu ngày công lao động xây
dựng giao thông nông thôn, mở mới hơn 15 nghìn km, sửa chữa, nâng cấp gần 75 nghìn
km đường các loại. Tính đến hết năm 2013, đã có 9.051 trong số 9.200 xã có đường ô tô
về trung tâm xã.
Tại Đồng Tháp, chỉ trong hai năm đã huy động được 88 tỷ đồng, xây dựng 200 cây cầu
nông thôn.
Điển hình là Nghệ An với mô hình vận động nhân dân, doanh nghiệp đóng góp để xây
dựng đường GTNT giai đoạn (2010 - 2015) gắn với mục tiêu xây dựng NTM. Tính đến
nay, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh đã hỗ trợ làm đường GTNT với tổng
trị giá trên 110 tỷ đồng. Sau hơn 5 năm, toàn tỉnh đã xây dựng, nâng cấp được 6.609 km
các loại đường giao thông nông thôn và làm cầu cống dân sinh, với tổng kinh phí 8.528 tỷ
đồng, trong đó, đã huy động nhân dân đóng góp được 1.674 tỷ đồng (chiếm 19,6%). Đến
nay trên toàn tỉnh có 83 xã đạt tiêu chí số 2 (giao thông), tăng 83 xã so với năm 2010

-Các trường học được xây dựng kiên cố, trag thiết bị được cung cấp đảm bảo phục vụ cho
việc giảng dậy
- Hệ thống thủy lợi cũng được đảm bảo , người dân được cung cấp nước đầy đủ phục vụ
cho các vụ mùa, Đê bờ được kiên cố hạn chế tình trạng ngập nước ảnh hưởng tới vụ mùa,


Tuy Nhiên những khó khăn ở các tỉnh vùng sâu vùng xa điều điện địa hình khó khăn thì
cơ sở hạ tầng vẫn gặp nhiều khó khắn
Ví dụ Tân Dân- Hòa Bình
Hiện nay tại 36 thôn, bản khó khăn nhất vẫn là hệ thống cơ sở hạ tầng còn rất yếu và
thiếu, đặc biệt là hệ thống đường giao thông từ trung tâm xã đến thôn, bản, hầu hết là
đường mòn, do người dân tự mở để phục vụ việc đi lại, vận chuyển hàng hóa bằng những
phương tiện thô sơ, gùi hàng trên vai hoặc sử dụng những chiếc xe do súc vật kéo. Một số
công trình lớp học, bể nước sinh hoạt, công trình tưới tiêu cũng đã được xây dựng, đã bị
xuống cấp và chưa đáp ứng được nhu cầu cho đời sống và sản xuất của người dân. Ngoài
các thôn, bản chưa có đường giao thông đến trung tâm xóm, còn lại đều chưa có điện sinh
hoạt, hoặc đang sử dụng bằng nguồn điện tự kéo từ nơi khác đến không bảo đảm an toàn
và chất lượng điện. Một số hộ dân tự thiết kế và lắp đặt máy phát điện mi-ni với công
suất nhỏ, truyền tải bằng dây không có vỏ bọc rất nguy hiểm. Các công trình khác như
nhà văn hóa chưa có, hoặc có nhưng chưa đạt chuẩn và thiếu trang thiết bị phục vụ cho
các hoạt động chung.
KẾT LUẬN



×