Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm trên địa bàn xã phú xuân huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.02 KB, 84 trang )

Lời Cám Ơn
Tôi xin bày tỏlòng biết ơn chânành
th đến uý
Q thầy, cô giáo Trường Đại Học Kinh
Tế Huế
ã nhiệt
đ ình
t tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong
ình học
quá trtập
à nghiên
v cứu.

uế

Đặc biệt, tôi xin
ày btỏòng
l biết ơn sâu sắc nhất đến TH.S Nguyễn
ên là Đức Ki

H

ngư
ời trực tiếp hướng
à tận
dẫn
ình
t chỉ
v bảo cho tôi trong suốt ình
quálàm
tr bài khoá



tế

luận.

cK

thuỷ sảnã ở
PhúxXuân.

in

h

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến UBND
ã Phúx Xuân và các hộ nuôi trồng

họ

Cuốiùng,
c tôi xin cảm ơn gia
ình,đ bạnèblà những người
ã tạ
o đđiều kiện về thời
gian, độngên
vi và khích lệ tôi trong suốt quá
ìnhtrhọc tập
à nghiên
v cứu.


Đ
ại

Mặcùdbản th
ân đã rất cố gắng nhưng khoá
không
luận
tránh khỏi những khiếm

khuyết. Kính mong Quý Thầy giáo, cô giáo, bạn
è đóng
b góp ý kiến để àiđề
ngàyt càng
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
i


Đ
ại

họ

cK

in

h


tế

H

uế

Châu Hoàng My

ii


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ
TÔM HÀNG HÓA ..........................................................................................................4
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................................4

uế

1.1.1. Những vấn đề chung về nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản .......................................4
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản ................................................4

H

1.1.1.2. Đặc điểm trong sản xuất và kinh doanh thủy sản nói chung..............................4
1.1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của tiêu thụ thủy sản.....................................................9

tế


1.1.2. Vai trò sản xuất và tiêu thụ..................................................................................11
1.1.3. Hệ thống kênh phân phối.....................................................................................11

h

1.1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ thủy sản .............................14

in

1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế.......................................16
1.1.6. Một số chỉ tiêu phán ảnh hoạt động của chuỗi cung ...........................................17

cK

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..............................................................................................18
1.2.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam..........................................................18
1.2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở T.T.Huế............................................................22

họ

1.2.3. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Phú Vang...............................................24
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ TÔM CỦA

Đ
ại

XÃ PHÚ XUÂN............................................................................................................22
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ........................................................................................25
2.1.1. Vị trí-địa lý ..........................................................................................................25
2.1.2. Địa hình ...............................................................................................................25

2.1.3. Khí hậu-thủy văn .................................................................................................25
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI...........................................................................27
2.2.1. Dân số và lao động ..............................................................................................27
2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai ....................................................................................28
2.2.3.Tình hình phát triển kinh tế của Xã Phú Xuân .....................................................29
2.2.4. Cơ sở vật chất thiết yếu .......................................................................................30
2.3. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA XÃ PHÚ XUÂN.......................31

iii


2.3.1. Biến động diện tích nuôi thủy sản .......................................................................31
2.3.2. Sản lượng và giá trị sản lượng thủy sản nuôi trồng của xã Phú Xuân ................32
2.4. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ TÔM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ......33
2.4.1. Tình hình nuôi tôm ..............................................................................................33
2.4.1.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra ..............................................................33
2.4.1.2. Tình hình đầu tư cho nuôi tôm .........................................................................34
2.4.1.3. Kết quả và hiệu quả nuôi tôm...........................................................................37
2.4.2. Tình hình tiêu thụ tôm .........................................................................................39

uế

2.4.2.1. Chuỗi cung các yếu tố đầu vào.........................................................................39
2.4.2.2. Chuỗi cung các yếu tố đầu ra ...........................................................................42

H

2.4.2.3. Phân tích hoạt động của chuỗi..........................................................................44
2.4.2.4. Những khó khăn của chuỗi...............................................................................47


tế

2.4.3. Ảnh hưởng của một số nhân tố đến sản xuất và tiêu thụ tôm của các hộ điều tra ......47
2.4.3.1. Chính sách của nhà nước..................................................................................47

h

2.4.3.2. Sự phát triển cơ sở hạ tầng ...............................................................................48

in

2.4.3.3. Nhu cầu về tôm tăng.........................................................................................49

cK

2.4.3.4. Trình độ tổ chức sản xuất của các hộ ...............................................................51
2.4.3.5. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm .........................52
2.4.3.6. Hiểu biết của nông dân, các nhà bán buôn về công tác quản trị

họ

chất lượng sản phẩm còn rất nhiều hạn chế...................................................................52
2.4.3.7. Các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh còn thiếu và hoạt động
chưa hiệu quả.................................................................................................................52

Đ
ại

2.4.3.8. Rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.......................................................................53
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ

TIÊU THỤ TÔM HÀNG HÓA....................................................................................55

3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG...............................................................................55
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU..........................................................................55
3.2.1. Chiến lược sản phẩm ...........................................................................................55
3.2.2. Chiến lược giá......................................................................................................56
3.2.3. Chiến lược phân phối ..........................................................................................57
3.2.4. Chiến lược xúc tiến..............................................................................................58
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................59

iv


1. Kết luận......................................................................................................................59
2. Kiến nghị ...................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế


H

uế

PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

VA

Giá trị gia tăng

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

SL

Số lượng

GT


Giá trị

ĐVT

Đơn vị tính

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

BQC

Bình quân chung

NLNN

Nông lâm ngư nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

Đ
ại

họ

cK

in


h

tế

H

uế

GO

vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Sơ đồ kênh phân phối giống cây trồng và vật nuôi. .........................................12
Hình 2: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng cá nhân ....................13

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế


H

uế

Biểu đồ 1: Giá trị xuất khẩu ngành thuỷ sản .................................................................22

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (2008-2010) ..................................20

Bảng 2:

Sản lượng và giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản Việt Nam (2008-2010) 21

Bảng 3:

Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của T.T.Huế (2008-2010)........23

Bảng 4:

Tình hình dân số và lao động xã ...................................................................27

Bảng 5:

Tình hình sử dụng đất đai của xã ..................................................................28

Bảng 6:


Giá trị tổng sản xuất và cơ cấu gía trị tổng sản xuất.....................................29

Bảng 7:

Quy mô, cơ cấu diện tích các loại thuỷ sản nuôi trồng của xã .....................32

Bảng 8:

Sản lượng và giá trị tổng sản lượng thuỷ sản thuỷ sản nuôi trồng của xã ....32

H

uế

Bảng 1:

tế

Bảng 9 : Nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra (Bình quân/hộ)...............................33

h

Bảng 10: Đầu tư tư liệu sản xuất cho nuôi tôm của các hộ (BQ/ha) ............................34

in

Bảng 11: Chi phí đầu tư cho nuôi tôm của các hộ điều tra ..........................................36
Bảng 12: Kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra năm 2011 .......................38


cK

Bảng 13: Chi phí các thành phần trong chuỗi cung .....................................................45
Bảng 14: Chênh lệch giá bán tôm ................................................................................46

họ

Bảng 15: Quy mô dân số và thu nhập ..........................................................................50
Bảng 16: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất tôm của

Đ
ại

các hộ điều tra năm 2011 (BQ/ha) ................................................................51

viii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ tôm trên địa
bàn xã.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ tôm
trong thời gian tới.
`

uế

 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng.


H

- Phương pháp nghiên cứu thống kê.

tế

- Phương pháp điều tra thống kê: Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu với
kích thước mẫu là 50 hộ.

h

- Các phương pháp khác.

+ Đối tượng nghiên cứu

in

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

cK

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất và tiêu
thụ tôm của các hộ nông dân tại xã Phú Xuân, Thừa Thiên Huế.

họ

+ Phạm vị nghiên cứu

- Về không gian: các hộ nuôi tôm ở xã Phú Xuân.


Đ
ại

- Về thời gian: nghiên cứu tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm năm 2011
 Kết quả nghiên cứu đạt được

Được sự ưu đãi của thiên nhiên, nuôi trồng thuỷ sản xã Phú Xuân phát triển đa

dạng dưới nhiều hình thức. Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở xã Phú Xuân
là đúng đắn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy
nhiên, hoạt động nuôi tôm trong những năm qua gặp không ít rủi ro, khó khăn và thách
thức lớn.
 Hoạt động nuôi tôm
Nuôi tôm là hoạt động phổ biến trên địa bàn xã, nghề nuôi tôm đã có ý nghĩa

ix


lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Phần lớn
các hộ có trình độ kỹ thuật còn thấp, chủ yếu làm theo kinh nghiệm. Tuy nhiên, hiệu
quả nuôi tôm những năm gần đây có sự giảm sút đáng kể so với các năm trước do sự
tác động của nhiều nguyên nhân: Chi phí đầu vào; nguồn giống không đảm bảo chất
lượng, công tác kiểm dịch con giống còn nhiều hạn chế; môi trường nước bị ô nhiễm,
dịch bệnh xuất hiện nhiều gây thiệt hại cho người nuôi tôm…
 Tiêu thụ tôm

uế

- Chuỗi cung đầu ra của tôm có sự cạnh tranh. Các công ty, doanh nghiệp không

có sự hỗ trợ, giúp đỡ các nhà thu gom. Thông tin về thị trường, giá cả đến người nuôi

H

tôm còn hạn chế.

- Tiêu thụ tôm trên địa bàn chủ yếu là các nhà thu gom và xí nghiệp đông lạnh. Lực

tế

lượng này có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết đầu ra của tôm trên địa bàn.
- Thời điểm thu hoạch thường tập trung trong thời gian ngắn nên việc tiêu thụ

h

tôm còn gặp khó khăn.

in

- Cách thức bảo quản và phương tiện bảo quản tôm còn đơn giản, tuy nhiên

cK

khoảng cách vận chuyển không quá xa nên ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Tiêu thụ sản phẩm của các hộ đều phụ thuộc vào mạng lưới thu gom.
- Mặc dù sản phẩm thuỷ sản của xã được tiêu thụ hết nhưng giá trị hàng hoá chưa

họ

cao do sản phẩm chưa qua chế biến.


- Giữa sản xuất và tiêu thụ luôn tách rời nhau vì người sản xuất thiếu thông tin về

Đ
ại

thị trường và những nhà thu gom lớn đóng vai trò đầu chuỗi cung chưa định hướng
được cho người sản xuất.

x


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, ngành nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển mạnh mẽ về
diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế, trong đó phải kể đến nghề nuôi
tôm. Nghề nuôi tôm không chỉ góp phần tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập, xóa
đói giảm nghèo, mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến,
xuất khẩu thủy sản.

uế

Trải qua 10 năm ngành thủy sản đã đóng góp 4 – 5% tổng GDP cả nước, chiếm
từ 9 – 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhiều sản phẩm của thủy sản đã được thế giới

H

và khu vực biết đến và được xem là một trong những ngành có bước tăng trưởng
nhanh chóng nhất. Cùng với sự tăng trưởng đó, những năm gần đây ngành thủy sản đã


tế

góp phần to lớn vào việc giải quyết tạo công ăn việc làm, cải thiện nâng cao đời sống,

h

tăng thu nhập cho người dân, đem lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần vào việc tăng giá

in

trị xuất khẩu cũng như GDP cho đất nước. NTTS ở Việt Nam đang là một ngành nghề
tệ lớn cho đất nước.

cK

tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hơn 1 tỷ USD, là một nguồn thu ngoại
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh duyên hải Miền Trung Việt Nam với
hơn 22.000 ha mặt nước chiếm khoảng 20% tổng diện tích mặt nước toàn quốc, một

họ

tiềm năng to lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Do đó nghị quyết Đại Hội Đảng bộ
tỉnh T.T.Huế lần thứ XII đã xác định: NTTS là một trong những ngành kinh tế mũi

Đ
ại

nhọn của toàn tỉnh, một trong những hướng chủ lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vùng đầm phá ven biển.
Xã Phú Xuân là một xã ven đầm phá của huyện Phú Vang . Nơi đây, NTTS mà đặc


biệt là nuôi tôm đã có từ lâu đời và đã trở thành ngành kinh tế chủ lực ở địa phương giúp tạo
công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời cải tạo bộ mặt kinh tế xã hội
trên địa bàn. Diện tích, sản lượng NTTS của xã có sự biến động qua các năm.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm khá đa dạng, sôi động, qua nhiều “trung
gian”. Tuy nhiên, đến nay hoạt động của nó vẫn chưa theo một hệ thống thống nhất,
giá sản phẩm không ổn định, khâu thu mua có nhiều vấn đề gây bức xúc trên thị
trường trong đó người chịu thiệt thòi nhất là hộ nông dân.

1


Mặt khác, quy mô nuôi trồng thủy sản phổ biến ở dạng quy mô nhỏ, phương
thức canh tác truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún và tự phát; việc phát triển nuôi tôm một
cách ồ ạt, quản lý không phù hợp đã làm hiệu quả nghề nuôi tôm giảm sút do môi
trường ô nhiễm, dịch bệnh tràn lan.
Phong trào nuôi tôm chủ yếu dựa trên kinh nghiệm mà ít quan tâm đến vấn đề
kỹ thuật nên đã không đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Về tiêu thụ sản
phẩm, người dân có rất ít thông tin về thị trường, giá trị hàng hóa chưa cao và phụ

uế

thuộc nhiều vào người thu gom. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất và

nghề nuôi tôm của xã là sự cần thiết khách quan.

H

tiêu thụ tôm nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, đảm bảo sự ổn định bền vững của


Xuất phát từ thực tế đó, tôi nghiên cứu đề tài: “ Tình hình nuôi trồng và tiêu

tế

thụ tôm trên địa bàn xã Phú Xuân huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ”.
 Mục đích của đề tài nghiên cứu:

Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ tôm trên địa bàn xã.

-

Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ tôm

cK

trên địa bàn xã.

in

h

-

 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan

họ

hệ tác động qua lại lẫn nhau.


- Phương pháp thống kê:

Đ
ại

+ Phương pháp điều tra chọn mẫu với kích thước mẫu là 50 hộ.
+ Phương pháp tổng hợp số liệu.
- Phương pháp phân tích kinh tế phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất,

tiêu thụ sản phẩm.

- Phương pháp mô hình hoá để miêu tả kênh tiêu thụ sản phẩm.
- Phương pháp phân tổ thống kê.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất và tiêu
thụ tôm của các hộ nông dân tại xã Phú Xuân, Thừa Thiên Huế.

2


+ Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: các hộ nuôi tôm ở xã Phú Xuân.

Đ
ại

họ


cK

in

h

tế

H

uế

- Về thời gian: nghiên cứu tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm năm 2011.

3


PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU
THỤ TÔM HÀNG HÓA
1.1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản

uế

1.1.1. Những vấn đề chung về nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản

H


Thủy sản được hiểu là toàn bộ những sản phẩm của quá trình sản xuất tại ngành
thủy sản. Trong nền kinh tế thị trường, các hộ sản xuất ra sản phẩm để bán, để trao đổi

tế

trên thị trường. Thuật ngữ “nuôi trồng thủy sản” được sử dụng khá rộng rãi để chỉ việc
nuôi các động vật thủy sinh và thực vật thủy sinh trong môi trường nước mặn, ngọt và

h

lợ.Hay nói cách khác, nuôi trồng thủy sản là hoạt động canh tác ở môi trường nước. Theo

in

FAO (2008) : Nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt,

cK

mặn và lợ, bao gồm áp dụng các kỹ thuật và quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất;
thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Nuôi trồng thủy sản là một bộ phận cấu thành trong sản
xuất nông nghiệp nên mang nhiều đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Đó là:

họ

 Đối tượng của nuôi trồng thủy sản là các cơ thể sống có quy luật sinh trưởng
và phát triển riêng;bên cạnh đó lại chịu tác động rất nhiều bởi yếu tố ngoại cảnh.

Đ
ại


 Nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ, khối lượng đầu ra không tương ứng
cả về số lượng cũng như chất lượng so với đầu vào.
 Đất và nước là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được.
 Nuôi trồng thủy sản thường có chu kỳ dài và phần lớn được tiến hành ở

ngoài trời nên chịu tác động và ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên.
1.1.1.2. Đặc điểm trong sản xuất và kinh doanh thủy sản nói chung
Thủy sản là một bộ phận của nông nghiệp theo nghĩa rộng, nên sản xuất kinh
doanh thủy sản có những đặc điểm tương tự những đặc điểm của sản xuất kinh doanh
nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của đối tượng lao động nên
biểu hiện của những đặc điểm chung trong ngành thủy sản lại có những nét riêng.

4


 Đối tượng sản xuất là các sinh vật sống trong nước
Các loài động thực vật sống trong môi trường nước mặt là đối tượng sản xuất
của ngành thủy sản. Môi trường nước mặt cho sản xuất thủy sản gồm có biển và các
mặt nước trong nội địa. Những sinh vật sống trong môi trường nước, với đặc tính là
đối tượng lao động của ngành thủy sản nên có một số đặc điểm đáng lưu ý sau:
- Về trữ lượng khó xác định một cách chính xác trữ lượng thủy sản có trong một ao
hồ hay ngư trường. Đặc biệt ở các vùng mặt nước rộng lớn, các sinh vật có thể di chuyển

uế

tự do trong ngư trường hoặc di chuyền từ vùng này đến vùng khác không phụ thuộc vào
ranh giới hành chính. Hướng di chuyển của các luồng tôm cá chịu tác động của nhiều yếu

H


tố như thời tiết khí hậu, dòng chảy và đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên.

- Các loài sinh vật trong nước sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động của

tế

điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình, thủy văn... Trong nuôi trồng thủy sản,
cần tạo những điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cao của các loài thủy

h

sản như: tạo dòng chảy bằng máy bơm, tạo ôxi bằng quạt sục nước.

in

- Các sản phẩm thủy sản đánh bắt đều rất dễ ươn thối, hư hỏng vì chúng đều là
những sản phẩm sinh vật đã bị tách ra khỏi môi trường sống. Để tránh tổn thất trong sản

cK

xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi sự liên kết chặt chẻ giữa các khâu từ khai
thác, nuôi trồng đến chế biến và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, từ khai thác đến đầu tư

họ

tái tạo nguồn lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ một cách đồng bộ.
- Cần có những nghiên cứu cơ bản để nắm vững qui luật sinh trưởng và phát
triển của từng giống, loài thủy sản như qui luật sinh sản, sinh trưởng, di cư, qui luật

Đ

ại

cạnh tranh quân đoàn, các tập tính ăn hay tự vệ ... Trên cơ sở đó triển khai thực hiện
các biện pháp nuôi trồng, khai thác phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo
vệ và phát triển nguồn lợi, bảo đảm phát triển bền vững của ngành.
 Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế
Các loại mặt nước bao gồm: sông, hồ, ao, mặt nước ruộng, cửa sông, biển... gọi
chung là thủy vực được sử dụng vào nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Tương tự như
ruộng đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, thủy vực là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ
yếu không thể thay thế của ngành thủy sản. Không có thủy vực sẽ không có sản xuất
thủy sản. Do vậy, để sử dụng có hiệu quả và bảo vệ thủy vực trong ngành thủy sản cần
chú ý những vấn đề sau:

5


- Thực hiện qui hoạch các loại hình thủy vực và xác định hướng sử dụng thủy
vực cho ngành thủy sản. Trong qui hoạch cần chú ý những thủy vực có mục đích sử
dụng chính vào nuôi trồng thủy sản cần kết hợp các hướng kinh doanh khác, còn
những thủy vực được qui hoạch sử dụng cho mục đích phát triển giao thông, thủy
điện... là chính thì cần kết hợp hợp lý với việc phát triển thủy sản để nâng cao hiệu quả
sử dụng thủy vực.
- Chú trọng việc bảo vệ môi trường nước, kể cả nước biển. Thực hiện những

uế

biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn mọi nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Mặt

vật nhằm nâng cao năng suất sinh học của thủy vực.


H

khác, phải thường xuyên cải tạo thủy vực, tăng nguồn dinh dưỡng cho các thủy sinh

- Sử dụng thủy vực một cách tiết kiệm, đặc biệt cần hạn chế chuyển đổi mục đích

tế

sử dụng thủy vực là các ao, hồ... sang đất sử dụng cơ bản hay mục đích khác.
 Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao

h

Cơ cấu sản xuất ngành thủy sản là tập hợp các bộ phận những hoạt động sản

in

xuất thủy sản tương tự nhau và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó hợp thành

cK

hệ thống sản xuất kinh doanh thủy sản. Cơ cấu ngành thủy sản được hình thành và
phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và
chuyên môn hóa sản xuất, hình thành nên hai bộ phận sản xuất chủ yếu là nuôi trồng

họ

thủy sản và công nghiệp thủy sản với những chức năng khác nhau:
- Nuôi trồng thủy sản: bộ phận sản xuất có tính chất nông nghiệp, thường được


Đ
ại

gọi là ngành nuôi trồng thủy sản, có chức năng duy trì, bổ sung tái tạo và phát triển
nguồn lợi thủy sản để cung cấp sản phẩm trực tiếp cho tiêu dùng, xuất khẩu và nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến và các ngành khác.
- Công nghiệp thủy sản: bộ phận sản xuất có tính chất công nghiệp bao gồm

khai thác và chế biến thủy sản. Những hoạt động này có nhiệm vụ khai thác nguồn lợi
thủy sản và chế biến chúng thành các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội
và xuất khẩu.
- Ngoài ra, để phục vụ sản xuất kinh doanh còn có các hoạt động sản xuất phụ
trợ và phục vụ khác như: đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất nước đá, sản xuất
bao bì, ngư cụ… Tất cả các hoạt động sản xuất phụ trợ và phục vụ nói trên cùng với

6


nuôi trồng và công nghiệp thủy sản có mối quan hệ chặt chẻ với nhau tạo thành cơ cấu
ngành thủy sản. Cơ cấu ngành thủy sản Việt Nam có thể được minh họa như sau:
Ngành công nghiệp thủy sản
Ngành nuôi trồng
Các ngành phụ trợ và
thủy sản
Ngành khai thác Ngành chế biến
phục vụ
- Nuôi thủy sản
- Khai thác các sản - Chế biến đông - Đóng sửa tàu thuyền
phẩm nuôi trồng lạnh


- Nuôi trồng hải sản - Đánh bắt hải sản

- Chế biến đồ

- Dịch vụ vận chuyển

hộp

- Dịch vụ cảng, kho lạnh

uế

- Nuôi trồng nước lợ

- Sản xuất sửa chữa ngư cụ

- Chế biến hàng - Sản xuất nước đá
khô

- Sản xuất bao bì

H

nước ngọt

tế

- Chế biến nước - Sản xuất thức ăn cho nuôi
trồng


h

mắm

in

 Sản xuất kinh doanh thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao

cK

Hầu hết các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản đều đòi hỏi đầu tư
ban đầu tương đối lớn. Trong hoạt động nuôi trồng, nếu không kể những hoạt động nuôi
cá trong ao hồ có sẵn, nuôi cá ruộng, nuôi lồng ở sông suối thì hầu hết các hoạt động đầu

họ

tư nuôi thủy sản đều cần vốn lớn như: đào ao thả cá trên đất canh tác hiệu quả thấp được
chuyển đổi mục đích sử dụng, đầu tư cải tạo đầm nuôi thủy sản ở ven biển, cửa sông …
Trong hoạt động đánh bắt, nhất là đánh bắt xa bờ đòi hỏi vốn đầu tư đóng mới tàu

Đ
ại

thuyền lên tới hàng tỷ đồng. Nhu cầu đầu tư vốn ban đầu tương đối lớn cho phát triển
của các hoạt động kinh tế như trên là vượt quá khả năng tự tích lũy và đầu tư của từng
chủ thể kinh tế trong ngành thủy sản, đặc biệt là khả năng của các hộ. Do vậy, để phát
triển thủy sản, nhà nước phải xây dựng và thực hiện chính sách cho vay vốn theo các
chương trình phát triển riêng của ngành này như: Cho vay trong chương trình khai thác
xa bờ, tín dụng đầu tư xây dựng các cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá theo qui hoạch…
Sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự

nhiên nhất là điều kiện thủy văn, bão, lũ. Đối với những nước như nước ta có bờ biển
dài, diễn biến bão lũ phức tạp, nhiều trận bão lũ lớn đã gây thiệt hại nặng cho nghề

7


nuôi trồng thủy sản của cả một vùng hay một địa phương. Trong nhiều trường hợp,
thiên tai có thể gây thiệt hại cả đến tính mạng của ngư dân, nhất là ngư dân làm nghề
đánh bắt ngoài khơi. Để hạn chế tối đa những hậu quả có thể gây ra do thiên tai và
khắc phục hậu quả thiên tai nhằm nhanh chóng phục hồi sản xuất, cần chú ý những
vấn đề chủ yếu sau:
- Cần đầu tư các phương tiện thực hiện dự báo khí tượng thủy văn phát hiện và
cảnh báo sớm các thiên tai như bão biến, lũ lụt … cho ngư dân. Xây dựng các vùng

uế

tránh bão cho tàu thuyền đành cá, xây dựng lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp
để bảo vệ tài sản và tính mạng của ngư dân.

H

- Ban hành và thực thi những chính sách ưu đãi cho các vùng, các hoạt động
kinh doanh nuôi trồng, khai thác hay chế biến của các chủ thê kinh doanh để khắc

tế

phục rủi ro hay thiên tai nhằm nhanh chóng ổn định đời sống và phát triển sản xuất.
- Cần từng bước nghiên cứu xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với

h


các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thủy sản

in

Ngoài những đặc điểm chung như trình bày trên, ngành thủy sản Việt Nam còn

cK

có những đặc điểm riêng đáng lưu ý sau đây:

- Thủy vực và nguồn lợi thủy sản Việt Nam đa dạng và khá phong phú. Đối với
nước ta, nếu không kể tiềm năng mặt nước và nguồn lợi thủy sản nội địa, ta còn có tiềm

họ

năng về biển cho phát triển thủy sản. Biển Đông của Việt Nam có diện tích 3.447 ngàn
Km2, độ sâu trung bình 1.140m và bờ biển dài trên 3.260 km, khá dồi dào về nguồn lợi

Đ
ại

sinh vật biển. Nguồn lợi sinh vật biển có khoảng 11.000 loài động vật và thực vật biển,
trong đó: động vật nổi có 468 loài, động vật đáy có 6.377 loài, cá biển có hơn 2000 loài
thuộc 717 giống, 178 họ, tôm biển có 225 loài… Ngoài ra còn nhiều loại động thực vật
biển phong phú và có giá trị khác như: chim biển, thú biển, thực vật nổi và thực vật ngập
mặn… Với tiềm năng mặt nước lớn và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam hoàn
toàn có thể và cần thiết phải phát triển ngành thủy sản thành một ngành kinh tế mũi nhọn
của khu vực nông, lâm, thủy sản trên cơ sở những thuận lợi chủ yếu là:
Chủng loại thủy sản nuôi trồng khá phong phú với nhiều giống loài từ nhiệt đới

đến ôn đới như cá trê phi, rô phi, cá chim trắng, tôm thẻ chân trắng, bống tượng, trắm
cỏ, chép lai…

8


Khả năng nuôi trồng và khai thác thủy sản có thể diễn ra quanh năm, trong khi ở
các nước xứ lạnh chỉ có thể nuôi trồng, khai thác một vụ với quy mô lớn ngoài trời.
Giống loài động thực vật trong nước đa dạng, đặc biệt có nhiều loài có giá trị
kinh tế và xuất khẩu cao.
Tuy nhiên do điều kiện địa hình và thủy vực phức tạp, lại nằm trong vùng có
nhiều mưa, bão, lũ, rét và hay bị hạn vào mùa đông gây ra những kho khăn, thậm chí
những tổn thất trong phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản.

uế

- Ngành thủy sản Việt Nam hiện nay đang ở trình độ thấp, có mặt còn lạc hậu,
đang trong quá trình đổi mới để phát triển và hội nhập. Do vậy, cần chú ý những vấn

H

đề chủ yếu sau:

Xây dựng và thực hiện việc quy hoạch phát triển ngành thủy sản theo hướng

tế

tăng trưởng ổn định và bền vững đối với tất cả các khâu từ nuôi trồng, khai thác, đến
chế biến và tiêu thụ, kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.


h

Từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho ngành thủy sản, tập

in

trung vào việc xây dựng các vùng nuôi trồng đủ tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, đầu tư cho

cK

chế biến và các cơ sở hạ tầng phục vụ khác.

Nhanh chóng áp dụng các thành tựu về khoa học và quản lý trong phát triển
ngành. Tăng cường năng lực hoạt động của mạng lưới khuyến ngư từ Trung ương đến

họ

đại phương để hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức cho người sản xuất.
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ đồng bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển

Đ
ại

ngành thủy sản.

1.1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của tiêu thụ thủy sản
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa.

Đó là những cách thức, những con đường kết hợp hữu cơ giữa những người sản xuất
và trung gian khác nhau trong quá trình vận động và phân phối hàng hóa đến người

tiêu dùng cuối cùng.
Tiêu thụ giữ vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội. Trong phạm
vi doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp đó.

9


Tiêu thụ sản phẩm thủy sản được thể hiện trên kênh lưu thông qua nhiều cấp
và nhiều khâu khác nhau. Tùy theo trình độ phát triển của mỗi nền sản xuất, lưu
thông hàng hóa và tính chất của từng loại sản phẩm mà kênh tiêu thụ có thể ngắn
hoặc dài, trực tiếp hay gián tiếp. Nghĩa là sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu
dùng cuối cùng có thể trực tiếp thông qua khâu trung gian hoặc gián tiếp phải qua
nhiều khâu trung gian. Sản phẩm thủy sản trực tiếp tới tay người tiêu dùng dưới hình
thức bán lẻ ở ngay các ngư trại nuôi trồng thủy sản, hoặc có thể ở các làng cá trên bờ

uế

biển, hoặc có thể bán lẻ ở các chợ nông thôn và thành phố. Sản phẩm thủy sản lưu
thông tới tay người tiêu dùng có thể trải qua nhiều khâu trung gian như: thương mại

H

thu gom sản phẩm, chế biến, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng …
Việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản có những đặc điểm riêng của nó. Đó là:

tế

+ Do sản xuất mang tính thời vụ nên tiêu thụ sản phẩm cũng mang tính thời vụ
rõ rệt, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản tươi sống.


h

+ Quá trình tiêu thụ thủy sản gắn liền với quá trình bảo quản, chế biến sản

in

phẩm do sản phẩm thủy sản khi mới sản xuất ra đều ở dạng tươi sống.

cK

+ Cũng như các nông sản khác, sản phẩm thủy sản vừa được tiêu dùng tại chỗ
vừa được trao đổi trên thị trường

+ Tổng sản lượng thay đổi trong ngắn hạn. Do diện tích phạm vi nuôi trồng,

họ

đánh bắt thủy hải sản khó có thể thay đổi đối tượng nuôi trồng vì các yếu tố đảm bảo
cho quá trình nuôi trồng của những đối tượng khác nhau là rất khác nhau.

Đ
ại

+ Cung trên thị trường có hệ số co giãn thấp đối với giá cả trong ngắn hạn,
cung sản phẩm thủy sản luôn là một lượng biến động không đổi với biến động của giá.
+ Việc tiêu dùng thủy sản chịu ảnh hưởng lớn bởi thói quen tiêu dùng đó là

khẩu vị của người tiêu dùng.
+ Chất lượng và điều kiện về vệ sinh dịch tễ có tác dụng rất lớn tới nhu cầu

tiêu thụ thủy sản. Việc tiêu dùng sản phẩm thủy sản có tác động trực tiếp tới dinh
dưỡng và sức khỏe của người tiêu dùng, bởi vậy yêu cầu về vệ sinh dịch tễ được đặt
lên hàng đầu.
+ Sản phẩm thủy sản có khả năng thay thế cao. Hầu hết các nhu cầu tiêu dùng
thủy sản đều có thể thay thế bằng sản phẩm thủy sản khác.

10


+ Gía cả dễ biến động nhanh: Giá cả của sản phẩm thủy sản có thể thay đổi
đáng kể và đột ngột trong vòng một ngày hoặc một tuần. Mức độ biến động giá do
cung cầu điều phối kém hoặc do không thể bảo quản lâu mà phải bán ngay. Do đó, giá
của sản phẩm thủy sản có xu hướng giảm nhiều vào cuối ngày hoặc khi có một lượng
thủy sản lớn đột ngột xâm nhập làm cung vượt quá nhu cầu của thị trường.
+ Tính rủi ro cao: Rủi ro cao là đặc điểm cơ bản của thị trường hàng hóa thủy
sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. Giá cả biến động là nguyên nhân chính của rủi ro

uế

trong nuôi tôm, một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi tôm
đó là dịch bệnh. Một yếu tố rủi ro khác là hao hụt sản phẩm do thối hỏng, sản phẩm

H

thủy sản dễ bị ươn thối do không có phương tiện bảo quản, thời gian vận chuyển, lưu
kho dài. Những yếu tố này đều dẫn đến sự thua thiệt về tài chính đối với nông dân và

tế

thương nhân.

1.1.2. Vai trò sản xuất và tiêu thụ

in

luôn gữ vai trò nhất định.

h

Ngành thủy sản là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế quốc dân và

cK

+ Thủy sản là ngành kinh tế vật chất có vai trò cung cấp thực phẩm đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Tiêu thụ sản phẩm thủy sản được thực hiện tốt giúp cho quá trình tái sản xuất

họ

trong ngành thủy sản được diễn ra liên tục và phục hồi không ngừng.
+ Phát triển sản xuất và tiêu thụ thủy sản giúp giải quyết công ăn việc làm, tạo

Đ
ại

thu nhập cho người lao động.

+ Ngành thủy sản là thị trường tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của các ngành kinh tế khác.
+ Mở rộng sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ thủy sản tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho

đất nước.


1.1.3. Hệ thống kênh phân phối
Việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện thông qua kênh phân phối. Đó là tổ hợp
các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động dịch vụ vận động và phân phối hàng hóa
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Với sự phát triển về chiều sâu và chiều rộng của thị trường, hệ thống kênh phân
phối cũng được đa dạng hóa với nhiều loại hình khác nhau. Do đặc thù cảu ngành

11


nông nghiệp là sản xuất có tính thời vụ, sản phẩm mau hỏng và hầu hết sử dụng cho
tiêu dùng cá nhân nên kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp cũng có kênh phân phối
sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Bao gồm:
- Kênh phân phối giống cây trồng vật nuôi: là kênh phân phối hàng hóa tư liệu sinh vật
nông nghiệp. Kênh này có những đặc trưng sau:
Các công ty, XN và cung cấp
giống cấp tỉnh

Người sản xuất
nông nghiệp

uế

Trung tâm
giống quốc gia

Hình 1: Sơ đồ kênh phân phối giống cây trồng và vật nuôi.

H


+ Đó là kênh sản xuất và chuyên giao công nghệ về giống và sử dụng giống.
+ Kênh kết hợp nghiên cứu với sản xuất hoàn thiện về sản phẩm trong quá trình

tế

chuyển giao công nghệ giống, trong đó nghiên cứu và chất xám đóng vai trò then chốt.
+ Là loại kênh phân phối sản phẩm mới vừa mang tính độc quyền của Nhà

h

nước, vừa mang tính xã hội cao.

in

+ Kênh mang tính trực tiếp và cung cấp là chủ yếu.

cK

- Kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng cá nhân có số lượng kênh
nhiều hơn và có số lượng kênh gián tiếp nhìn chung nhiều hơn so với kênh tiêu thụ

Đ
ại

họ

hàng hóa công nghiệp và dịch vụ hàng hóa tiêu dùng cá nhân. Cụ thể như sau

12



KI

KII
SXNN

KIV

KV

KVI

KVII

SXNN

SXNN

SXNN

SXNN

SXNN

Thu gom

Thu gom

Thu gom


Thu gom

Thu gom

Ng.XK

Ng.XK

H

uế

SXNN

KIII

Ng.XK

B.buôn
TP

B.buôn
NN

B.buôn
NN

B.buôn
NN


B.buôn
NN

B.buôn
NN

B.buôn
NN

TDNN

TDNN

TDNN

TDNN

tế

Ng.XK

B.buôn
NN

Đ
ại

họ


B.buôn
NN

cK

in

h

B.buôn
TP

TDNN

TDNN

TDNN

Hình 2: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng cá nhân

13


Một là: tùy thuộc vào mức độ sản xuất gắn kết với thị trường mà các kênh phân
phối sản phẩm nông nghiệp chia làm 3 cấp độ khác nhau, hai kênh đầu KI và KII là hai
kênh ngắn nhất, mang tính trực tiếp hoạt động chủ yếu ở nông thôn. Ba kênh giữa qua
2 hay 3 khâu trung gian hoạt động dịch vụ cho người tiêu dùng thành thị vốn đông đúc
và đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao. Còn hai kênh dài nhất KVI, KVII làm nhiệm vụ
phân phối nông sản xuất khẩu.
Hai là: ngoài hai kênh ngắn trực tiếp hoạt động ở nông thôn, trong 5 kênh còn


uế

lại khâu trung gian đầu tiên là người thu gom hoặc người chế biến và có chức năng thu
mua và là chức năng đầu tiên. Đặc trưng này là phù hợp vì sản phẩm nông nghiệp

H

không thể đưa ra ngay vào bán buôn hoặc sang sơ chế nếu chưa qua khâu tập trung,
phân loại và xử lý ban đầu.

tế

Ba là: đối với chủ kênh phân phối, người sản xuất nông nghiệp chỉ thực hiên

mình đứng ra làm chủ.

h

được vao trò đó trong 2 kênh đầu. Còn lại là do người trung gian nào đó vơi vị thế của

in

Bốn là: người nông dân không phải là chủ kênh nên phần lớn họ chỉ quan tâm

cK

đến khâu trung gian đầu tiên trực tiếp quan hệ với họ. Họ đòi hỏi những người trung
gian quan hệ trực tiếp đó phải là những người kinh doanh mua bán rõ ràng, mua hàng
nhiều, lấy hàng nhanh và đúng hẹn, giá cả công khai, thanh toán sòng phẳng.


họ

1.1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ thủy sản
Thị trường của một loại sản phẩm được hình thành khi có cả cung lẫn cầu của

Đ
ại

sản phẩm đó, thiếu một trong hai nhân tố đều không tạo nên thị trường và sẽ không có
hoạt động sản xuất và tiêu thụ.
Bất kỳ hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hoá dịch vụ nào đều chịu sự tác

động qua lại của cung và cầu trên thị trường. Sự thay đổi cung, cầu hàng hoá dịch vụ
sẽ ảnh hưởng đến cơ chế hình thành giá, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hoá dịch vụ đó.
- Cung nông sản hàng hóa là lượng nông sản mà tất cả người sản xuất sẵn
sàng bán trên thị trường trong một khoảng thời gian nào đó ứng với một mức giá nhất
định. Cung nông sản hàng hóa bị ảnh hưởng bởi:

14


+ Giá cả nguyên liệu đầu vào: bao gồm giá cả con giống, thức ăn, thuốc
BVTV, nhiên liệu vật tư… Giá cả nguyên liệu đầu vào tăng sẽ làm tăng giá thành và
có tác động làm giảm cung.
+ Năng suất nuôi trồng: việc tăng năng suất nuôi trồng sẽ làm tăng khối lượng
đầu ra, hạ giá thành đơn vị sản phẩm.
+ Mức độ rủi ro: đặc điểm quan trọng của quá trình sản xuất thủy sản là mức
độ rủi ro rất cao. Các rủi ro trong ngành thủy sản có thể kể đến là dịch bệnh, lũ lụt,


nhau đến kết quả cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh.

uế

thiên tai, hạn hán, rủi ro thị trường…Các rủi ro trên tác động ở những mức độ khác

H

- Cầu nông sản hàng hóa là lượng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nông sản trên thị
trường ứng với một mức giá nhất định tại một thời điểm nhất định. Nó chịu ảnh hưởng

tế

của các nhân tố:

+ Thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hóa dịch vụ.

h

Thường thì thu nhập càng cao, người ta càng có xu hướng tiêu dùng nhiều hàng hóa

in

dịch vụ.

cK

+ Công nghiệp chế biến là khu vực tiêu thụ sản phẩm thủy sản với vai trò là
nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất chế biến. Trình độ công nghệ chế biến càng

cao, quy mô càng mở rộng thì khối lượng thủy sản được qua chế biến càng lớn. Nông

họ

sản hàng hóa được chia làm hai nhóm: loại tiêu dùng trực tiếp và loại phải qua chế
biến; trong đó loại phải qua chế biến chiếm tỷ trọng lớn. Chế biến nông sản là cần thiết

Đ
ại

để giải quyết tình trạng cung thừa lúc thu hoạch và cung thiếu lúc khan hiếm. Nông
sản hàng hóa chỉ qua chế biến mới có thể nâng cao được nhiều lần giá trị sản phẩm so
với sản phẩm thô ban đầu.
+ Khả năng xuất khẩu nông sản phụ thuộc nhiều yếu tố như chất lượng sản

phẩm đầu ra, khả năng xúc tiến thương mại của nhà xuất khẩu, nhu cầu của thị trường
nhập khẩu, các chính sách thương mại của các tổ chức thương mại quốc tế, hàng rào
thuế quan và phi thuế quan của các quốc gia…Tăng cường mở rộng thị trường xuất
khẩu sẽ có tác dụng kích thích sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế
biến nông sản xuất khẩu.

15


×