Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

báo cáo điều TRA TÌNH HÌNH sản XUẤT và TIÊU THỤ RAU TRÊN địa bàn THÔN từ hồ xã yên PHÚ – HUYỆN yên mỹ TỈNH HƯNG yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 19 trang )

BÁO CÁO
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU TRÊN ĐỊA BÀN
THÔN TỪ HỒ - XÃ YÊN PHÚ – HUYỆN YÊN MỸ - TỈNH HƯNG YÊN
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Thị Minh Hằng
Nhóm sinh viên thực hiện:
LÊ THỊ NGỌC 562300 K56 - KHCTC
ĐINH THỊ NỤ 562303 K56 - KHCTC
NGUYỄN THỊ HỢP 562271 K56 - KHCTC
ĐÀM THỊ HẢI VÂN 562350 K56 - KHCTC
TRẦN HẬU HÙNG 562278 K56 - KHCTC
A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày của mỗi con người, là nguồn
cung cấp vitamin phong phú, rẻ tiền và chủ yếu cho cơ thể con người.
Ngoài ra, rau còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm (bánh mứt
kẹo, giải khát…), góp phần vào việc xuất khẩu và cung cấp thức ăn cho chăn nuôi gia
súc.
Rau thì có rất nhiều loại rau: rau ăn lá như rau lang, rau rền, rau muống, ; rau ăn quả
như cà chua, mướp, bầu, cà tím,…; rau ăn củ như củ cải; rau ăn thân như măng, măng
tây,… Trong tất cả các loại rau phục vụ đời sống con người thì có hơn 50% sản lượng các
loại rau thuộc họ thập tự như: su hào, cải bắp, cải đông dư, xúp lơ, cải xanh, cải thìa,…
Đây là nhóm rau chủ lực chiếm tỷ lớn trọng lớn trong cơ cấu gieo trồng các loại rau hàng
năm của nước ta.
Cải đông dư là 1 trong những loại rau chủ lực trong họ cải. Nó thuộc nhóm rau có
nguồn gốc ôn đới, nên được trồng rất phổ biến ở miền Bắc nước ta vào vụ đông xuân.
Với đặc điểm dễ trồng và khả năng thích nghi rộng, năng suất cao, chất lượng tốt, dễ bảo
quản và chịu vẫn chuyển, cải đông dư có giá trị sử dụng cao. Từ cải đông dư con người
có thể chế biến hàng chục món ăn khác nhau như: xào, luộc, muối chua, nấu súp…
Ngày nay nhu cầu về các loại rau nói chung và rau cải đông dư nói riêng mỗi ngày
một biến động kể cả về sức tiêu thụ hay về giá cả trên thị trường ảnh hưởng rất lớn đến


khả năng sản xuất của người nông dân.
Thôn Từ Hồ - Yên Mỹ - Yên Phú - Hưng Yên là một khu vực thuận lợi về giao thông
do nằm gần các trục đường chính, thuận lợi cho việc vẩn chuyển sản phẩm.Hơn thế nữa,
ở đây có truyền thống làm nông nghiệp từ xa xưa và cải đông dư là loại rau chủ lực được
sản xuất trong vụ đông xuân nên có khá nhiều kinh nghiệm trong việc trồng rau cải đông
dư.
Trước thực trạng đó, việc tìm hiểu thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ rau tại khu
vực, xác định những thuận lợi cũng như khó khăn, trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp
chủ yếu góp phần đẩy mạnh quá trình sản xuất và tiêu thụ rau cải đông dư tại địa bàn
thôn là việc làm cần thiết. Vì vậy nhóm chúng em tiến hành điều tra: “Tình hình sản xuất
và tiêu thụ rau cải đông dư trên địa bàn thôn Từ Hồ - Yên Phú – Yên Mỹ - Hưng Yên ”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích điều tra
- Thông qua điều tra tình hình sản xuất đông dư ở khu vực thôn, sinh viên
được tiếp cận với thực tế sản xuất rau cải đông dư, hiểu được thực tế sản xuất và nắm
được quy trình sản xuất rau của bà con nông dân. Trên cơ sở đó củng cố thêm kiến thức
và rèn luyện kỹ năng mà môn học đã đặt ra. Đồng thời giúp cho sinh viên có khả năng
thiết kế phiếu điều tra, tiến hành điều tra, biết cách xử lý số liệu, và trình bày báo cáo
theo nhóm.
- Rèn luyện và nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, thu thập số liệu sơ cấp
và thứ cấp, khả năng giao tiếp với đối tượng nông dân.
2. Yêu cầu
− Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên kinh tế của vùng.
− Nắm được các thông về nông hộ sản xuất rau.
− Nắm được toàn bộ quy trình sản xuất cải bắp mà nông hộ đã áp dụng và tình
hình tiêu thụ sản phẩm tại đó.
III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA
1. Nội dung
− Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng: vị trí địa lý, khí
hậu thời tiết, đất đai, điều kiện kinh tế, dân trí, dân số và số lao động của vùng.

− Thu thập các thông tin cơ bản về nông hộ điều tra: tên , tuổi chủ hộ, nhân
khẩu và lao động, diện tích đất ở và canh tác, loại cây trồng sản xuất của hộ, tình hình thu
thập.
− Điều tra các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng và tình hình đầu tư thâm canh rau
cải bắp của hộ: thời vụ, giống, làm đất trồng, mật độ khoảng cách trồng, bón phân tưới
nước, xới xáo làm cỏ, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, so chế, bảo quản…
− Tiêu thụ: địa điểm, hình thức, lượng rau tiêu thụ hàng ngày.
2. Phương pháp điều tra
− Tham khảo tài liệu về đối tượng điều tra
− Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng ban chức năng, internet, các phương tiện
thông tin đại chúng…
− Điều tra khảo sát thực địa: tại ruộng trồng rau , chợ bán rau, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh rau…,ghi chép ghi hình lại những gì quan sát được.
− Phỏng vấn trực tiếp nông dân: chọn ít nhất 2 hộ nông dân sản xuất một loại
rau đang điều tra để phỏng vấn dựa theo phiếu điều tra đã được lập sẵn.
3. Phạm vi điều tra
Địa bàn thôn Từ Hồ - Yên Phú – Yên Mỹ - Hưng Yên.
Một số ảnh đều tra:
IV. TỔNG QUAN VỀ CÂY CẢI ĐÔNG DƯ
1. Đặc điểm chung
Cải Đông Dư thuộc nhóm cải bẹ (Brassica juncea L.) thuộc họ thập tự, có bẹ lá to,
dày và trắng, có lá non cuốn lại thành cuộn ở giữa, dùng để muối dưa ăn giòn, ngọt, hoặc
có thể dùng chế biến các món salat, sào, v.v Có bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu,bộ lá
khá phát triển to bản nhưng chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh. Cải đông dư có thể trồng
được quanh năm nhưng thường trồng vào vụ đông xuân vì cho năng suất cao hơn, nếu
trồng trong vụ Hè càn phải có giàn che nắng và hệ thống nước tưới đầy đủ. Vụ đông –
Xuân thì gieo hạt từ tháng 8 đến tháng 11. Có thể gieo trực tiếp ngoài ruộng hoặc gieo ở
vườn ươm rồi đem ra cấy.
Khác với các loại rau quả khác cải Đông Dư có ít ứng dụng hơn, trong đó chủ yếu là
muối dưa, rất ít khi nấu canh và sào. Dưa cải Đông Dư là một trong những sản phẩm

muối dưa chua phổ biến nhất ở nước ta. Độ già của rau tốt nhất ở độ bánh tẻ, mới chớm
có hoa, không sử dụng dưa quá già hay quá non. Nên sử dụng cây dưa có bẹ, trung bình
mỗi cây từ 1-2 kg với hàm lượng trung bình trong nguyên liệu từ 2- 2.5%.
Bảng 1 :Một số thành phần có trong rau cải Đông Dư
Nướ
c
Prot
ein
Đườ
ng
Chất

Tro Vitamin, mg%
93.8 1.7 2.1 1.8 0.6 B
1
B
2
C
0.07 0.1 51
2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây rau cải Đông Dư
2.2.1. Yêu cầu điều kiện nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Cây có thể sinh trưởng trong một khoảng nhiệt độ khá rộng vì vậy các loại cây
trồng khác nhau tồn tại những điểm tối thấp và tối cao khác nhau. Trong giới hạn nhiệt độ
sinh trưởng của cây, cây trồng sinh trưởng và phát bình thường. Cải đông dư là loại cây
có khả năng chịu lạnh, nhiệt độ thích hợp từ 15-220C. Khi nhiệt độ tăng quá cao khả
năng sinh trưởng của cây giảm dần, cây sẽ ra hoa và kết quả sớm. Bên cạnh đó nhiệt độ
cũng ảnh hưởng tới hàm lượng NO3- trồng rau. Nhiệt độ quá cao gây trở ngại cho quá
trình khử nitrat ở rễ nên hàm lượng nitrat trong rau sẽ cao (Phan Thị Thu Hằng (2008)).
2.2.2. Yêu cầu về ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với thực vật, Các loại cây trồng khác
nhau yêu cầu điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có loại cây ưa sáng, cần có ánh sáng trực
tiếp tác động vào. Có loại ưa bóng, chúng sống ở dưới tán của các cây ưa sáng và chỉ cần
ánh sáng tán xạ là đủ. Ánh sáng làm cho nhiều quá trình phát sinh hình thái xuất hiện:
Tạo lông ở biểu bì, hình thành antoxyan ở tế bào ưới biểu bì, hình thành diệp lục ở lá…
Khi cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thiếu ánh sáng, cây thường mọc vống, yếu và
cho năng suất thấp… Ánh sáng cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng tới sự tích lũy
nitrat trong rau xanh. Theo Phan Thị Thu Hằng (2008) cho biết: Trong giai đoạn cuối
chuẩn bị thu hoạch, nếu gặp thời tiết lạnh, trời âm u thì khả năng tích luỹ NO3- rất lớn.
Cây trồng trong điều kiện bình thường có dư lượng NO3- thấp hơn cây trồng trong
nhà kính từ 2 - 12 lần, nhất là các cây rau ăn lá, với cùng một lượng phân đạm cải đông
dư trồng trong nhà kính có hàm lượng NO3- cao hơn so với khi trồng ngoài đồng (Venter
và cs, 2007). Thời gian chiếu sáng trong ngày dài thì hàm lượng nitrat trong cây sẽ giảm,
nếu giảm mức chiếu sáng 20% thì hàm lượng nitrat trong quả dưa chuột tăng lên 2,5 lần
(Cantlife, 1972).
Cây rau cải Đông Dư là cây ưa sáng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thời kỳ
sinh trưởng cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp. Mặt khác để hạn chế sự tích lũy nitrat
trong cây cần trồng cây tại những nơi có đủ ánh sáng
2.2.3. Yêu cầu về đất
Cải Đông Dư ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, có độ pH= 5,6-6,0.
Đất trồng có ảnh hưởng lớn tới khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây. Đất tơi xốp, thoáng
khí, có độ ẩm thích hợp cho quá trình oxy hóa, cây rau sẽ dễ hấp thu dinh dưỡng hơn
(Phan Thị Thu Hằng (2008) ).
2.2.4. Yêu cầu về dinh dưỡng
Để tăng năng suất cho cây, bón lót phân chuồng cho rau cải đông dư là một yêu
cầu quan trọng. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại đất trồng mà tiến hành bón phân
chuồng cho rau cải đông dư với lượng khác nhau. Thông thường lượng phân
chuồng bón cho 1 ha rau cải đông dư từ 10-20 tấn. Trong điều kiện đất đai cụ thể thì tỷ lệ
các nguyên tố NPK trong phân bón cho cải đông dư là khác nhau. Cải đông dư là cây đòi
hỏi bón nhiều phân, trừ lân. Cây sẽ sinh trưởng và phát triển kém nếu N không được

cung cấp đầy đủ. Ngược lại nếu dư N có thể gây ra hiện tượng thối nhũn ở bên trong.
Nếu thiếu K có thể gây nên hiện tượng bạc mép lá và giảm phẩm chất của cây. Nhưng khi
bón thừa K làm cây không hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như magie, natri
v.v Cây rau cải đông dư có yêu cầu cao đối với S và rất nhậy cảm với sự thiếu hụt Mg
và B.
B. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA XÃ YÊN PHÚ
1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Yên Phú là 1 xã thuộc huyện Yên Mỹ nằm ở trung điểm phía Bắc
của tỉnh Hưng Yên, cách thành phố Hưng Yên khoảng 30 Km, cách thủ đô Hà Nội 30
Km; xã Yên Phú có các huyết mạch giao thông chính như quốc lộ 5A, 39A, đường cao
tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Hà Nội - Hưng Yên và một số huyết mạch giao thông
quan trọng khác. Với vị trí địa lý của Yên Phú tạo cơ hội thuận lợi để phát triển thành
vùng trồng rau trọng điểm giúp huyện Yên Mỹ liên doanh, liên kết với các tỉnh và huyện
bạn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tư
trong và ngoài nước đến đầu tư trên địa bàn.
Đặc điểm địa hình: Huyện Yên Mỹ có độ cao trung bình từ 3 - 4m, thoải dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam, theo hướng chung của tỉnh Hưng Yên. Địa hình này không cản
trở đến việc cơ giới hóa và thủy lợi hóa trong quá trình phát triển nông nghiệp. Xã Yên
Phú là 1 trong những địa phương nằm trong vùng đất cao trung bình của huyện.
Khí hậu: Huyện Yên Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình từ 18 - 27
o
C, số giờ nắng trung bình hàng năm là 1519 giờ, lượng mưa hàng
năm từ 1.600 - 1.700mm, và tập trung vào các tháng 8, 9; độ ẩm trung bình là 85 - 87%,
đặc điểm trên tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Song ở Yên Mỹ mùa đông
thường khô lạnh thiếu nước.
2. Điều kiện kinh tế xã hội
Yên Phú là xã thuần nông của huyện Yên Mỹ với diện tích đất canh tác khoảng 480 ha,
gồm 3.280 hộ với trên 11.500 nhân khẩu được phân bố ở 7 thôn. Từ nhiều năm trước,

người dân nơi đây quen trồng lúa, ngô - những cây trồng có giá trị kinh tế thấp và canh tác
theo chu kỳ một năm hai vụ, phần diện tích trồng rau màu chịu ảnh hưởng nhiều của thời
tiết bất lợi. Không có nghề truyền thống, thiếu vốn và ít kinh nghiệm trong kinh doanh
dịch vụ nên tỷ lệ hộ nghèo trước kia của xã khá cao. Đến cuối năm 2010, số hộ nghèo của
xã có 412 hộ, chiếm tỷ lệ 12,53% số hộ trong xã. Tuy nhiên, cùng với sự quan tâm hỗ trợ
của các cấp chính quyền lãnh đạo, người dân nơi đây đã dần cải thiện được cuộc sống. Biết
áp dụng các công nghệ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng được các mô hình,
cách làm hay về sản xuất nông nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản xuất. Đến đầu
năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 168 hộ (5,01%).
Đồng thời xã đã và đang tiến hành đầu tư xây dựng trải bê tông các tuyến đường ra đồng
cho tất cả các thôn trong xã. Đến năm 2013, xã đã hoàn thành xây dựng hơn 10 km đường
ra đồng, bằng 30% tổng chiều dài đường giao thông nội đồng của xã. Các tuyến đường
được trải bê tông rộng 2 - 2,5 m phục vụ nông dân thuận lợi trong sản xuất, đặc biệt là
những người buôn bán rau, củ, quả có thể đưa ô tô đến tận ruộng thu mua nông sản cho
nông dân. Ngoài ra xã tăng cường công tác an ninh trật tự, thông tin bố trí các điểm thu
mua nông sản dọc đường 206 không để xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán giữa những
người thu mua nông sản ở nơi khác đến với những người ở địa phương. Nếu có nhu cầu,
những người thu mua rau củ quả có thể được xã giúp thông báo miễn phí trên hệ thống loa
truyền thanh về số lượng rau củ, quả cần mua và giá thu mua rau, củ, quả của mình để các
hộ dân trong xã có nông sản cung ứng kịp thời.
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NÓI CHUNG CỦA XÃ
Nhiều năm qua, xã Yên Phú (Yên Mỹ - Hưng Yên) là điểm sáng về chuyển đổi cơ cấu cây
trồng. Nông dân trong xã sản xuất đa dạng các loại cây rau màu và cây ăn quả bằng các
biện pháp luân canh, xen canh nâng thu nhập bình quân trên 1 ha rau màu của xã lên 150
triệu đồng/năm.
Với lợi thế về đất đai màu mỡ và kinh nghiệm của bà con trong xã về sản xuất rau màu, xã
Yên Phú vốn có truyền thống trồng, thâm canh rau màu đạt hiệu quả cao. Khoảng 10 năm
gần đây phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng rau màu, cây ăn quả phát triển mạnh thực
sự đổi thay cuộc sống nhân dân trong xã. Hiện nay, xã Yên Phú có diện tích trồng các loại
cây rau màu, cây ăn quả lên tới 340,92 ha, bằng 68,5% tổng diện tích gieo trồng của xã.

Trong đó rau màu các loại 164,52 ha, cây ăn quả 115,2 ha và 61,2 ha ngô. Rau màu và cây
ăn quả trồng trên đồng đất Yên Phú có hàng chục loại cây, trong đó phổ biến là cải ngọt,
cải đông dư, cà chua, ngô ngọt, đỗ leo, mướp đắng, dưa chuột, su hào, bắp cải, bí; cam
đường canh, bưởi diễn, táo, chuối… Mùa nào cây ấy, nông dân Yên Phú không cho đất
nghỉ nên đồng ruộng bốn mùa xanh tươi. Ranh giới giữa thời vụ chính xuân hè, hè thu và
vụ đông hàng năm bị xoá nhoà trên đồng ruộng Yên Phú bởi bà con nơi đây liên tục trồng
luân canh, xen canh, gối vụ hoặc trồng trái vụ các loại cây rau màu. Từ thực tế sản xuất
nông dân Yên Phú có những “công thức” luân canh, xen canh rau màu rất hiệu quả. Chẳng
hạn như vụ đông cây bí leo cần bảo đảm gieo trồng đúng thời vụ nên khi cà chua, cà pháo
bắt đầu rạc nông dân đã làm bầu cho bí trồng xen canh với cà chua, cà pháo. Ớt là cây
trồng dài ngày (12 tháng) được trồng xen canh giữa các luống cải bắp. Thu hoạch xong cải
bắp, bà con có thể tiếp tục thu hoạch ớt. Với giá bán bình quân 3.000 đồng/kg bắp cải và
18.000 đồng/kg ớt, mỗi sào bắp cải cho thu nhập 7,5 triệu đồng/vụ và mỗi sào ớt cho thu
nhập 12,6 triệu đồng/năm. Trồng xen canh bắp cải và ớt, bà con có thể đạt thu nhập hơn 20
triệu đồng/sào/năm. Hoặc bà con trồng xen canh rau màu, cây dược liệu ngắn ngày trên
những diện tích trồng cây ăn quả là tăng hiệu quả sử dụng đất. Điển hình là trồng xen canh
địa liền với cam, bưởi. Để cải tạo đất và hạn chế sâu bệnh, bà con trong xã liên tục trồng
luân canh theo công thức rau - ngô - đỗ, lạc - rau - ngô… Nhờ các biện pháp trồng luân
canh, xen canh, hệ số sử dụng đất trồng rau màu của xã tăng lên 4 - 5 lần/năm. Bên cạnh
đó bà con đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng được nhiều loại rau màu trái vụ
như cà chua, cải bắp, cải trắng. Những rau màu trái vụ thường bán được giá, cao hơn
khoảng 30% so với giá bán khi chính vụ. Theo phản ánh của nhiều hộ nông dân trong xã,
thu nhập bình quân từ 1 sào trồng rau màu của xã 5 - 7 triệu đồng/sào/năm, tương đương
150 triệu đồng/ha/năm. Sản xuất rau màu ở xã phát triển mạnh đã hình thành nghề làm cây
giống các loại rau màu tập trung ở thôn Mễ Hạ. Hàng năm, các hộ làm cây rau màu giống
cung ứng hàng trăm triệu cây giống cho nông dân trong xã, các địa phương lân cận và các
tỉnh, thành phố miền Bắc, miền Trung mang lại thu nhập cao. Một số chủ hộ chuyên ươm
giống các loại cây rau màu, làm cây giống các loại rau màu cho thu nhập cao gấp 2 - 3
trồng rau màu nhưng đầu tư lớn, bận rộn và rủi ro cao hơn. Chủ tịch UBND xã Yên Phú
Hoàng Hữu Hải cho biết để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là thâm canh

rau màu, cây ăn quả, bên cạnh các chính sách định hướng, khuyến khích xã tập trung tạo
môi trường, tạo các điều kiện thuận lợi nhất phục vụ sản xuất của nhân dân. Trước hết xã
đặc biệt quan tâm bảo đảm chủ động khâu tưới tiêu cho các diện tích trồng rau màu của bà
con. Cùng với hệ thống trạm bơm, kênh mương của Nhà nước do Xí nghiệp khai thác công
trình thuỷ lợi huyện quản lý, xã đã xây dựng 7 trạm bơm dã chiến, hàng năm nạo vét gần
10 nghìn m3 bùn đất thuỷ lợi nội đồng, xây dựng kiên cố hoá 1 km kênh mương. Do đó xã
hoàn toàn chủ động tưới tiêu cho 100% diện tích trồng rau màu cây ăn quả trên địa bàn.
Hiện nay trên diện tích đất thuộc quyền sử dụng của mình, các hộ nông dân trong xã khá
năng động và linh hoạt lựa chọn cây trồng trong mỗi vụ, mỗi năm phù hợp với nhu cầu thị
trường bảo đảm đạt hiệu quả kinh tế cao. Song thực tế này khiến các diện tích trồng các
loại rau màu ở xã còn đan xen chưa hình thành được những vùng chuyên canh rộng lớn,
trồng rau an toàn. Nhằm thúc đẩy bà con đổi mới tư duy, tiếp cận với phương thức sản
xuất tiến bộ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, xã đã tiếp nhận và triển khai
dự án trồng rau an toàn quy mô 3 ha với 40 hộ dân tham gia trong 3 năm. Theo đó các hộ
dân tham gia dự án được hỗ trợ giống, sử dụng phân bón vi sinh đúng cách, đúng liều
lượng, quy trình kỹ thuật thâm canh…để sản xuất các sản phẩm rau sạch cung ứng cho thị
trường. Qua đó xã bước đầu hình thành mô hình vùng sản xuất rau tập trung lớn, chú trọng
các loại rau củ quả ít sâu bệnh và phát triển nhân rộng. Đây là hướng đi lâu dài của xã phát
triển sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng rau màu theo hướng bền vững và tiến lên quy mô
lớn.
Sản lượng một số loại rau trồng chính của hợp tác xã:
Sản phẩm
Sản lượng
(tấn/ năm)
Sản phẩm
Sản lượng
(tấn/ năm)
Cải ngọt 113 Hành 180
Cải Đông Dư 300 ớt 80
Bắp cải 540 Rau mùi 200

Su hào 300 Thì là 100
Dưa chuột 162 Cà pháo 500
Bí xanh 200 Ngô ngọt 300
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU CẢI ĐÔNG DƯ CỦA THÔN TỪ HỒ
Thôn Từ Hồ là 1 trong những thôn có diện tích trồng rau lớn của xã Yên Phú. Ở đây
nông dân trồng rau là chủ yếu. Hầu như tất cả các hộ gia đình trong thôn đều trồng rau.
Các loại rau được trồng ở đây khá đa dạng như: đông dư, cải bắp, su hào, súp lơ, cải ngọt,
đậu đỗ, mùi, thì là, cà…
Cải đông dư là cây ưa khí hậu ôn hòa, có khả năng chịu lạnh, thích hợp với điều kiện
khí hậu mùa đông ở nước ta. Do đó cải đông dư được trồng chủ yếu vào vụ đông – xuân.
Hơn nữa đất đai ở khu vực này chủ yếu là đất cát pha thịt nhẹ, thích hợp với yêu cầu về
đất đai của cây cải đông dư. Vì vậy, cải đông dư là cây trồng chủ lực trong vụ đông –
xuân ở đây. Với vụ động – xuân chính vụ, hầu như diện tích đất trồng rau ở đây đều trồng
cải đông dư, chỉ có một số ít trồng các loại rau khác như rau mùi, thì là, cải bắp… Cải
bắp thì được trồng trước khi trồng cải đông dư. Một số hộ khác còn có diện tích trồng cây
ăn quả xen vào đất trồng rau.
Tuy nhiên, ở đây nông dân không trồng cây giống mà đi mua cây con từ thôn bên
cạnh (Mễ Hạ) chuyên trồng giống cây về cấy ra ruộng sản xuất nên sản xuất cải đông dư
ở đây không trải qua giai đoạn vườn ươm. Hơn nữa, có nhiều hộ nông dân hiện nay
không sử dụng cây giống mà gieo trực tiếp bằng hạt mua từ các đại lí bán hạt giống rau
trong vùng.
Song ở đây, việc sản xuất rau cải đông dư chưa có tập chung, quy mô lớn mà vẫn sản
xuất theo từng hộ ra đình nhỏ lẻ. sản xuất còn phân tán ở khắp bãi, xen lẫn với các loại
rau khác, mà chưa quy hoạch về một khu vực chuyên trồng rau cải đông dư. Một số gia
đình đang có xu hướng trồng cải bắp là chính nhưng vẫn trồng xen với cải đông dư
Hình 1: Trồng xen cải bắp với cải đông dư
III. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT
1. Thời vụ trồng:
Do ở đây, bà con không làm vườn ươm cây giống mà đi mua cây con giống về trồng
ra ruộng sản xuất nên thời vụ trồng được tính từ khi cấy cây con ra ruộng sản xuất.

- Vụ cải sớm: trồng cuối tháng 9 đầu tháng 10 (cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch) và
thu vào tháng 11, tháng 12.
- Chính vụ: trồng giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 để thu hoạch vào tháng 1-2 năm
sau.
- Vụ cải muộn: trồng vào cuối tháng 12, đầu tháng 1 để thu hoạch vào tháng 2 - 3
năm sau.
2. Cơ cấu luân canh chủ yếu đang áp dụng:
Cải bắp đông (trồng từ tháng 8 – 9 , thu hoạch tháng 12) – Cải đông dư đông – xuân
(trồng cuối tháng 12 – thu hoạch tháng 2 – 3) – Ngô hè thu (gieo tháng 3 – thu hoạch
tháng 7).
Một số hộ nông dân thực hiện công thức luân canh khác:Cải đông dư đông-xuân – cà.
3. Giống cây con
Các hộ dân ở thôn Từ Hồ mua giống ở thôn Mễ Hạ bên cạnh hoặc mua hạt giống về
tự gieo. Các loại hạt giống hầu như có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Hình 2: Hạt giống cải đông dư
Kỹ thuật vườn ươm giống (ở thôn Mễ Hạ)
Vườn ươm: Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Bón lót phân
chuồng hoai mục 2-3kg/m
2
hoặc tro bếp. Lượng hạt giống gieo liền chân 0,5-1g/m
2
. Gieo
xong phủ trấu hoặc rơm rạ lên mặt luống, dùng vòi phun odoa tưới mỗi ngày một lần.
Dùng Busudin bột 1kg/sào Bắc bộ (rắc đều vào luống trước khi gieo) hoặc Padan 0,1%
(phun sau khi gieo hạt) để phòng trừ kiến, dế cắn hạt giống. Phun Alvin, Carbezim cho cây
con 1-2 lần để phòng bệnh lở cổ rễ.
3. Chuẩn bị đất trồng
Đất thịt nhẹ, thoát nước và giữ ẩm tốt. Độ PH thích hợp 6 – 6,5. Đất cần được cày
(nếu vào mùa khô cần được phơi ải trước khi lên liếp từ 8 ÷ 10 ngày), dọn sạch cỏ dại và
tàn dư cây trồng vụ trước, bừa kỹ và san bằng mặt luống trước khi làm liếp, xử lý đất

trước khi gieo trồng bằng cách bón vôi từ 25 ÷ 30 kg/sào.
Chú ý: Lên luống tạo cho lớp đất trên cùng nhỏ hơn ở lớp đất dưới, không nên làm
đất nhỏ quá sẽ dẫn đến đóng váng trên bề mặt sau khi tưới nước, không làm đất quá to
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ, trong quá trình làm đất thu gom, nhặt sạch cỏ
dại, đặc biệt cỏ thân ngầm.
Mặt luống cải đông dư rộng 0,8 - 1 m, cao 15 - 20cm, rãnh luống rộng 25 - 30cm. Vụ
sớm lên luống mai rùa cao để phòng mưa. Vụ chính và vụ muộn làm luống phẳng.
Phân bón lót cho 1 sào bắc bộ :Phân chuồng hoai mục 0,8-1 tấn hoặc 40kg phân vi
sinh, 30kg phân NPK (5:10:3) của Lâm Thao hoặc Apaptít Lào Cai, đạm ure 3-5kg, kali
sunfat 1-3kg, supe lân Lâm Thao 0-15kg (nếu dùng phân NPK thì bón lượng đạm, lân,
kali ở mức tối thiểu). Tuy nhiên hiện nay, người dân ở đây rất ít sử dụng phân chuồng mà
thay vào đó là tro bếp, 3 bao/ sào, 5 kg/bao
Cách bón : Rắc đều phân chuồng, NPK, tro bếp lên mặt luống sau đó lấp một lớp đất
khoảng 0.5-1 cm,sau đó bón phân vi sinh và lấp 1 lớp đất mỏng.
4. Cách trồng
- Trồng gieo sạ (vãi):
+ Gieo trực tiếp thành từng hàng ít tốn hạt giống hơn, 0,4-0,6 kg hạt giống rau/ 1000
m2
+ Gieo vãi cần 0,6 kg hạt giống rau/ 1000 m2
Sau khi gieo thì phủ trấu hoặc rơm rạ lên mặt luống, sau đó bơm nước tưới ngập
luống.
- Trồng cây con: cây giống khi đem trồng có từ 2 – 3 lá thật, trồng với khoảng
cách: Cây cách cây 10 cm, hàng cách hàng 15 cm
Chú ý: - Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc buổi tối
- Sau khi trồng cần tưới đẫm nước trồng
5. Chăm sóc
5.1. Chăm sóc:
Chăm sóc theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây
- Chăm sóc thời kỳ trồng – hồi xanh:
+ Tưới nước: Tưới ngay và duy trì đến khi cây hồi xanh

+ Xới phá váng: khi xuất hiện trên mặt luống rau thành váng gặp khi trời mưa, tưới
nhiều nước cho cây rau.
+ Dặm cây chết: Sau 3 ngày thấy cây nào bị chết cần bổ sung cây khác
+ Xới sâu và rộng để làm tơi xốp đất và trừ cỏ dại
+ Bón thúc phân phun phân bón lá
* Chú ý: Đối với trồng bằng hình thức gieo sạ (gieo vãi) hay trồng liền chân giai
đoạn này cây đã được 14 – 16 ngày sau gieo. Có các biện pháp chăm sóc:
Tưới nước: tưới rãnh, trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh: tưới 2 lần/ngày, tưới
vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trời rét tùy độ ẩm đất: tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày,
tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều
Bón thúc tối đa 2 lần: Lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 – 10
ngày
Tỉa cây: lần 1 khi cây có 1 lá thật, lần 2 khi cây có 3 lá thật để khoảng cách cây cách
cây 5- 6 cm.
- Chăm sóc thời kỳ cây cải phát triển thân lá:
Tưới nước: tưới thường xuyên luôn duy trì độ ẩm cho đất, hình thức tưới phổ biến
thường được áp dụng:
+ Tưới rãnh: dùng hệ thống máy bơm được xây dựng ở mỗi hộ nông dân để bơm tưới
rãnh, tưới khi thấy đất khô, thường khoảng 5 -7 ngày tưới 1 lần.
Hình 3: Hệ thống máy bơm được xây dựng ở góc ruộng của mỗi hộ dân
+ Bón phân thúc lần 2: Lượng phân đạm còn lại, ½ kali clorua
+ Kiểm tra theo dõi tình hình sâu, bệnh
+ Tỉa cây: Đối với vườn gieo vãi luôn duy trì với khoảng cách cây cách cây 10 cm x
hàng cách hàng 15 cm
Chú ý: - Cây phát triển yếu, còi cọc tiếp tục bón phân đạm
- Trước lúc thu hoạch dừng bón phân đạm 20 ngày
5.2. Quản lý sâu bệnh hại
* Bọ nhảy:
- Sâu non bọ nhảy sống ở rễ, cần rải Basudin 10 H, với lượng 3 kg/ 1.000 m2 ngay
sau khi trồng. Trong vòng 10 ngày sau nếu bọ nhảy xuất hiện có thể sử dụng thuốc

Polytrin P440ND, Forwathion 50 EC, Cyperan 25 EC, hoạch Alpha 50 EC. Thời gian sau
nếu bọ nhảy xuất hiện nhiều có thể sử dụng thuốc Alpha 50 EC, Match 50 ND, Peran
5EC, hoặc Alphan 50 EC.
- Nếu 5 ngày trước khi thu hoạch mà vẫn bị bỏ nhảy phá có thể sử dụng thuốc
Forvin 85 WP, Vertimex 1,8 EC, và Success 25 SC.
* Sâu tơ:
- Triệu chứng gây hại: Sâu tơ chỉ gây hại các cây thuộc họ cải, sâu non ăn lá, khi mật
số sâu tơ cao ăn tạo các lỗ thủng lá, làm lá cải xơ xác.
Đối tượng gây hại: sâu non có 6 tuổi, tuổi 1 - 2 màu trắng lợt, tuổi 3 trở đi chuyển
dần sang màu xanh, mới nở sâu ăn biểu bì lá chừa lại lớp, màng mỏng, tuổi lớn sâu có thể
ăn thủng lá chỉ chừa gân chính nên với mật độ cao, lá bị hại rỗ có dạng như lưới.
*Bệnh đốm sương: Triệu chứng gây hại: Khi trời có nhiều sương gió nồm, lá rau cải bị tái,
vàng bắt đầu từ dưới gốc
Nếu phòng trừ kịp thời thì có thể khống chế mức gây hại của bệnh, nếu không thì gây thiệt
hại nặng nề.
*Bệnh thối nhũn đầu lá: Triệu chứng: khi bị bệnh, cây rau có biểu hiện thối nhũn đen ở các
đầu lá
Hình 4: Cây rau bị sâu bệnh phá hại
- Biện pháp quản lý
+ Biện pháp sinh học:
Sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm ăn mồi, nhóm ong ký sinh, nhóm vi sinh
vật gây bệnh khi mật số sâu trên ruộng ít rất có ý nghĩa là thức ăn cho thiên địch. Dùng
bẫy pheromone có hiệu quả diệt trưởng thành sâu tơ.
+ Biện pháp canh tác:
Bố trí thời vụ thích hợp; nếu trồng muộn trong vụ đông xuân, sâu tơ hại nhiều. Nên
trồng xen với cây họ cà sẽ đuổi được bướm sâu tơ.
Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng hủy bỏ tàn dư cây trồng.
+ Biện pháp hóa học:
Sử dụng thuốc hóa học khi thấy sâu xuất hiện: Match, Pegasus, Proclaim, Kuraba,
Marshan.

Các loại thuốc trừ bệnh hại thì đa phần các hộ dân không nắm được do thuốc có
nguồn gốc từ Trung Quốc, chỉ biết thuốc có tên PTS hoặc SPS

Hình 5: Thuốc trừ bệnh cho cải đông dư
IV. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN
1. Thu hoạch
Thu hoạch: 35 - 40 NST bắt đầu thu hoạch. Khi cây cải đã hơi chuyển màu, có bụp,
ngồng bắt đầu phân hoá mầm hoa thì thu hoạch ,tránh để quá già, khi thu dùng dao cắt sát
gốc, tránh dập nát.
Thời điểm thu hoạch: thường vào sáng sớm hoặc chiều mát, chủ yếu vào khi chiều
mát.
Chú ý ngưng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón trước khi thu hoạch từ ít nhất 10 ngày.
Hình 6: Thu hoạch cải đông dư
2. Bảo quản
Sau thu hoạch cải đông dư rất dễ bị mất nước và chất dinh dưỡng, nên phải có biện
pháp bảo quản hợp lí.
Nên bảo quản rau cải ở nơi thoáng gió, có nhiệt độ thấp.
Thường thì các hộ trong thôn sau khi thu hoạch xong mang về nhà và bao gói sản
phẩm luôn, 20 kg/bao.
V. TIÊU THỤ
Việc tiêu thụ được lượng rau sản xuất ra là một vấn đề rất quan trọng đối với người
trồng rau. Thêm vào đó là việc ở đây, với quy mô sản xuất cải đông dư nhỏ lẻ theo từng
hộ gia đình, chưa tập trung, thì việc tiêu thụ lại càng khó khăn hơn. Nếu như quy mô lớn
có thể sẽ có những công ty đứng ra đặt hàng với khối lượng lớn rau.Nhưng hình thức bán
chủ yếu ở đây là có những người đi buôn rau đến mua tại ruộng cả ruộng rau, hoặc nhà tự
mang đi tiêu thụ nhưng không tiêu thụ được hết luôn, do đó chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi
sự biến động giá cả. Các hộ nông dân tự tiêu thụ sản phẩm rau của mình thường là đem ra
các chợ đầu mối ở các khu vự lân cận, có khi đem lên tận Sơn La để bán và chủ yếu là
bán buôn, số ít thì bán lẻ.
Về vấn đề giá bán cải đông dư thì có thể nhận định một câu là rất thất thường, bất ổn

định. Có những khi giá cải đông dư lên tới 5.000đ/1kg cải tươi, nhưng có những khi chỉ
1.000đ/1kg và thậm chí là 8.00đ/1kg hoặc có thời gian không ai mua. Một hiện thực nữa
đó là với những hộ gia đình không có phương tiện, thời gian đi bán lẻ thì việc bán buôn ở
nhà thường bị các nhà buôn ép giá. Có những khi giá bán lẻ ở chợ lên tới 5 – 6.000đ/1kg
nhưng ở nhà các nhà buôn chỉ trả cho nông dân 1 – 1.500đ/kg cải tươi
Giá cả bán cải bị chi phối bởi nhiều yếu tố như thời tiết, diện tích cải trồng cùng đợt
hay đợt cải rộ, thời gian bán cải. Thường những thời gian thời tiết lạnh, càng lạnh thì giá
càng cao, nhưng không phải năm nào cũng thế. Ví dụ đợt giáp Tết Nguyên Đán, thời tiết
lạnh nhưng giá cải vẫn thấp. Điều này có một nguyên nhân do thị trường khu đó có nhiều
rau các loại, cải đông dư cũng nhiều. Hay trong thời gian sinh trưởng của cải điều kiện
thời tiết biến động làm giảm năng suất cải thì vụ cải đó giá sẽ cao,…
Tóm lại, giá cả bán cải đông dư ở đây rất không ổn định, gây nhiều hạn chế trong
việc sản xuất rau, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.

×