Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

THỰC TRẠNG sản XUẤT và TIÊU THỤ ổi TRÊN địa bàn xã ĐÔNG dư, HUYỆN GIA lâm,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.64 KB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Khoa kinh tÕ Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N
= = = =  = = = =
TRẦN THÙY DƯƠNG

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ỔI TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG DƯ, HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hµ Néi 2014–
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Khoa kinh tÕ Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N
= = = =  = = = =
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ỔI TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG DƯ, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Ơ
Tên sinh viên : TRẦN THÙY DƯƠNG
Chuyên ngành : KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Lớp : K56-KTPT
Niên khóa : 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. HÀ THỊ THANH MAI

Hµ Néi 2014–
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là đề tài nghiên cứu khoa học của tôi, nội
dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa hề
được sử dụng.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực


hiện khóa luận đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Trần Thùy Dương
LỜI CẢM ƠN
i
Để thực hiện và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ThS.Hà Thị Thanh Mai,
ngườiđã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi
thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND xã Đông Dư, huyện Gia Lâm,
TP Hà Nội, Hợp tác xã Đông Dư cùng các cá nhân, tổ chức khác đã tạo điều
kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành khóa
luậnnày. Xin chân thành cảm ơn các hộ sản xuất ổi tại xã đã cung cấp thông
tin số liệu, giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người
thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Trần Thùy Dương
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đông Dư là một xã thuộc huyện Gia Lâm, TP Hà Nội với vị trí địa lý

khá thuận lợi cho giao lưu buôn bán. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã
là 353,6 ha với 4543 nhân khẩu trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 3608
chiếm 79,42%, có thể thấy đời sống của nhân dân trong xã chủ yếu là sản xuất
nông nghiệpvà sự phát triển theo hướng này vẫn có xu hướng tiếp tục. Xã từ
lâu đời đã nổi tiếng với giống ổi. Với những đặc điểm về sản xuất cũng như
tiêu thụ đã tạo cho ổi tại xã những lợi thế cũng như năng suất sản lượng tốt
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nắm bắt được điều này, trong những năm qua
các trung tâm, ngành, địa phương đã quan tâm khôi phục, phát triển sản xuất
và tiêu thụ ổi tại xã. Diện tích, quy mô, sản lượng ổi tại xã liên tục tăng qua
các năm, tuy nhiên các dự án, nghiên cứu mới chỉ bước đầu thúc đẩy sản xuất
và tiêu thụ ổi chứ chưa thể giải quyết hết các vấn đề khó khăn còn tồn tại
cũng như phát huy hết tiềm năng của ổi. Do đó đề tài chúng tôi hướng tới việc
trên cơ sở tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ ổi trên địa bàn xã Đông Dư,
đề xuất những giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ ổi góp phần tăng
thu nhập, nâng cao đời sống của các hộ nông dân tại địa phương. Và cụ thể
hóa bằng mục tiêu sau:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu
thụ ổi.
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ ổi ở xã Đông Dư.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ ổi và khó
khăn cản trở trong sản xuất và tiêu thụ của xã trong thời gian tới.
- Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu
thụ ổi ở xã Đông Dư.
Qua khảo sát nghiên cứu, chúng tôi đánh giá được thực trạng sản xuất
và tiêu thụ ổi tại xã Đông Dư:
iii
- Diện tích, năng suất, sản lượng ổi của xã có xu hướng tăng qua các
năm. Sản xuất ổi đang phát triển theo hướng mở rộng, tập trung quy mô lớn.
- Mức độ đầu tư cho ổi tại các nhóm hộ nhìn chung còn thấp. Nhóm hộ
quy mô nhỏ có khả năng tận dụng nguồn lực để giảm chi phí vật tư tốt nhất.

Trong khi nhóm hộ quy mô lớn có khả năng sử dụng vật tư cùng công lao
động hiệu quả cao nhất.
- Hiệu quả kinh tế sản xuất ổi tại các hộ có quy mô sản xuất hợp lý, áp
dụng đúng kĩ thuật sẽ cao hơn các hộ khác với mức vốn đầu tư như nhau.
- Ổi chủ yếu được tiêu thụ qua 3 kênh phân phối chính là: kênh tiêu
thụ trực tiếp từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng) kênh này chiếm khoảng 5-
10% tổng sản lượng ổi hàng năm; kênh tiêu thụ thông qua bán buôn và các
hộ thu gom chiếm khoảng 70-80%; kênh tiêu thụ bán lẻ chiếm khoảng 10-
20% tổng sản lượng ổi hàng năm tại xã. Các kênh tiêu thụ ổi nhìn chung vẫn
còn sơ khai, các tác nhân hoạt động không mang tính chuyên trách, giá cả vẫn
chưa được điều chỉnh hợp lý.
Sản xuất và tiêu thụ ổi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có
chia thành 3 nhóm yếu tố chính: nhóm yếu tố tác động tới sản xuất ổi; nhóm
yếu tố tác động tới tiêu thụ; nhóm yếu tố chung ảnh hưởng tới sản xuất và
tiêu thụ. Sản xuất và tiêu thụ ổi còn gặp khá nhiều khó khăn như: công nghệ
chế biến và bảo quản còn hạn chế, sản xuất ổi vẫn phụ thuộc vào thời tiết,
trình độ sản xuất còn hạn chế, chưa có liên kết trong tiêu thụ, chưa khai thác
hết tiềm năng về bảo hộ chỉ dẫn địa lý do đó rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của
các ngành các cấp. Một số giải pháp được đưa ra: khuyến khích dồn điền đổi
thửa, mở rộng quy mô sản xuất của hộ, nâng cao trình độ, khả năng áp dụng
khoa học kĩ thuật vào sản xuất ổi và nhóm giải pháp hỗ trợ tiêu thụ như:
nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho người trồng ổi, tăng cường khai
thác những lợi ích mà bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang lại, tăng cường liên kết
trong tiêu thụ và công tác xúc tiến thương mại.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC HỘP ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ ỔI 4
2.1 Cơ sở lý luận về sản xuất và tiệu thụ ổi 4
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan 4
2.1.2 Vai trò của sản xuất và tiêu thụ 8
2.1.3 Đặc điểm của sản xuất và tiêu thụ ổi 9
2.1.4 Nội dung nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ ổi 14
2.2 Cơ sở thực tiễn 17
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi trên thế giới 17
v
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi ở Việt Nam 18
2.2.3 Bài học kinh nghiệm về sản xuất và tiêu thụ ổi ở một số nước trên thế
giới và địa phương trong nước 20
2.2.4. Một số nghiên cứu có liên quan 23
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 25
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 25
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 27
3.2 Phương pháp nghiên cứu 34
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 34
3.2.2 Thu thập số liệu 35
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 37
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
4.1 Thực trạng chung về sản xuất và tiêu thụ ổi ở xã Đông Dư- huyện Gia
Lâm- TP Hà Nội 42
4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ ổi của các hộ điều tra 45
4.2.1 Tình hình chung của các hộ điều tra 45
4.2.2 Thực trạng sản xuất ổi tại các nhóm hộ điều tra 48
4.2.3 Thực trạng tiêu thụ ổi tại các hộ điều tra 58
4.2.4 Hệ thống kênh tiêu thụ ổi trên địa bàn xã Đông Dư 61
4.2.5 Những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ ổi 65
4.3 Những yếu tố ảnh hưởngđến sản xuất và tiêu thụ ổi 66
4.3.1 Các yếu tố tác động tới sản xuất ổi 66
4.3.2 Các yếu tố tác động tới tiêu thụ ổi 70
4.3.3 Các yếu tố chung ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ ổi 72
vi
4.4 Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ ổi ở địa phương trong
thời gian tới 75
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
5.1 Kết luận 80
5.2 Kiến nghị 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang

Bảng 3.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai tại xã Đông Dư (2011-2013)
28
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động tại xã Đông Dư (2011-2013) 30
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã đến ngày 31/5/2014 31
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Đông Dư qua 3 năm ( 2011-
2013) 33
Bảng 3.5 Tỷ lệ nhóm hộ sản xuất ổi điều tra 36
Bảng 4.1 Tình hình sản xuất ổi tại xã Đông Dư giai đoạn 2011-2013 43
Bảng 4.2 Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra 46
Bảng 4.3 Diện tích, sản lượng và năng suất ổi bình quân của các nhóm hộ
điều tra năm 2014 48
Bảng 4.4 Mật độ trồng ổi trong các nhóm hộ điều tra 49
Bảng 4.5: Áp dụng kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ ổi tại các nhóm hộ 51
Bảng 4.6 Tình hình đầu tư cho sản xuất ổi tại các hộ điều tra năm 2014 53
Bảng 4.7 Kết quả và hiệu quả sản xuất ổi tại các nhóm hộ điều tra năm 2014
56
Bảng 4.8 Khối lượng ổi bình quân hộ được bán qua các kênh tiêu thụ năm
2014 59
Bảng 4.9 Giá ổi tiêu thụ qua các kênh của hộ nông dân năm 2014 60
Bảng 4.10 Tham gia tập huấn của chủ hộ 68
Bảng 4.11 Kinh nghiệm trồng ổi của chủ hộ 68
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
viii
Hình 2.1 Sơ đồ các hình thức kênh tiêu thụ 7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 4.1: Biến động giá trên kênh bán lẻ theo mùa vụ 70
DANH MỤC HỘP
STT Tên hộp Trang

Hộp 4.1: Ảnh hưởng của việc thực hiện quy trình kỹ thuật 66
Hộp 4.2: Ý kiến về việc tham gia tập huấn 67
Hộp 4.3 Dấu hiệu của bệnh sâu đục trái 67
Hộp 4.4 Mở rộng diện tích trồng ổi 70
Hộp 4.5 Sở thích người tiêu dùng 71
Hộp 4.6 Tiếp cận thông tin thị trường 72
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á
BQ : Bình quân
BVTV : Bảo vệ thực vật
CC : Cơ cấu
CDĐL : Chỉ dẫn địa lý
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
DN : Doanh nghiệp
DT : Diện tích
ĐVT : Đơn vị tính
HTX : Hợp tác xã
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KN : Kinh nghiệm
KT-XH : Kinh tế- xã hội
LĐ : Lao động
NN : Nông nghiệp
SL : Số lượng
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thong
TN : Tự nhiên
TTCN-CN-XD : Tiểu thủ công nghiệp- Công nghiệp- Xây dựng
UBND : Ủy ban nhân dân
VMI : Viện quản lý chất lượng đo lường Việt Nam

XHCN : Xã hội chủ nghĩa
x
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam là một nước nhiệt đới với rất nhiều sản vật phong phú. Mỗi
vùng miền trên cả nước đều có những loại quả mang đặc trưng của vùng đó:
vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), nhãn lồng Hưng Yên. Những sản vật đó đã
đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên, còn rất
nhiều sản vật vẫn chưa được khai thác, phát huy hết tiềm năng, lợi thế sẵn có.
Ổi (Psidium guajava L.) là cây ăn quả được trồng ở hầu hết các quốc
gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ổi là loại quả có hàm lượng dinh
dưỡng cao, đặc biệt có nhiều loại vitamin và khoáng chất, có thể ăn tươi,làm
nước nước ép ổi. Quả non, búp ổi, vỏ cây và rễ ổi có thể làm thuốc chữa bệnh.
Ở nước ta, cây ổi được đánh giá là loại cây dễ trồng, thích hợp nhiều loại đất,
có khả năng chịu hạn, chịu úng tốt, cho năng suất cao nếu được chăm sóc tốt.
Ở các tỉnh phía Bắc, cây ổi từ lâu đã đem lại thu nhập không nhỏ cho người
sản xuất tại một số vùng như Hà Nội, Hải Dương và Thái Bình. Các giống ổi
đang được trồng ở một số tỉnh như ổi đào, ổi mỡ, ổi Đông Dư, ổi Bo, ổi trắng,
ổi Vẹt
Ổi Đông Dư là một sản phẩm đặc sản nổi tiếng của xã Đông Dư,
huyện Gia Lâm từ lâu đời. Khác với các loại ổi thông thường, ổi Đông Dư
quả to vừa phải, ăn giòn và ngọt, hạt ổi mềm, vỏ ổi không chát. Ổi Đông Dư
còn đặc biệt vì cho trái cả bốn mùa, các mùa đông, xuân trái ít hơn vào mùa
chính. Toàn xã có 353,61ha đất tự nhiên, 286ha đất nông nghiệp, trong đó
hiện diện tích đất trồng ổi khoảng hơn 40ha.
Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển, trồng và sản xuất ổi Đông Dư còn
nhiều hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tiếp cận thị trường của người sản xuất
còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù giá bán trên thị trường khá cao, nhưng lợi
nhuận chính chủ yếu tập trung vào các nhóm tư thương. Người trồng ổi chủ
yếu bán ổi tươi nhỏ lẻ, chưa tiếp cận được các kênh tiêu thụ sản phảm hiệu

1
quả, mang lại lợi nhuận chưa cao. Ngoài ra, do chạy theo nhu cầu của thị
trường nên người dân không quan tâm đến đảm bảo chất lượng, công nghệ
bảo quản còn hạn chế, công nghiệp sau chế biến về sản phẩm ổi chưa được
chú trọng. Tuy đã được bảo hộ nhưng do chưa có biện pháp quản lý và khai
thác nên hiệu quả quảng cáo sản phẩm và hiệu quả kinh tế- xã hội mang lại
cho người sản xuất và vùng chỉ dẫn địa lý chưa cao. Thậm chí hiện nay còn có
hiện tượng ổi được trồng ở nơi khác với chất lượng kém hơn được bán trên thị
trường cũng lấy tên là ổi Đông Dư làm giảm uy tín cũng như thiệt hại tới
người trồng ổi Đông Dư thật. Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài
“Thực trạng sản xuất và tiêu thụ ổi trên địa bàn xã Đông Dư, huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ ổi trên địa bàn xã
Đông Dư, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất ổi ở địa phương trong thời gian
tới góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của các hộ nông dân tại địa
phương.
1.2.2Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễnvề việc sản xuất và
tiêu thụ ổi.
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ ổi trên địa bàn xã Đông Dư,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ ổi ở Đông Dư.
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ ổi ở Đông
Dư.
2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sản xuất và tiêu thụ ổi
tại xã Đông Dư.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất
và tiêu thụ ổi tại xã Đông Dư, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất ổi ở địa phương trong thời gian tới.
- Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn xã Đông Dư,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu đề tài chủ yếu từ năm 2011-
2013.
-Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 21/5/2014 đến ngày 21/11/2014
3
PHẦN II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN
XUẤT VÀ TIÊU THỤ ỔI
2.1 Cơ sở lý luận về sản xuất và tiệu thụ ổi
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan
* Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch
vụ(đầu ra) (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).
Quá trình sản xuất là việc chuyển các đầu vào, dưới hình thức lao
động của con người và những nguồn lực vật chất khác, thành đầu ra. Những
đầu ra này có thể được sử dụng là đầu vào cho quá trình sản xuất khác hoặc là
những sản phẩm cuối cùng được phân chia cho các thành viên trong xã hội
với vai trò là người tiêu dùng cuối cùng (Neva Goodwin, Phạm Vũ Luận,
2002).
Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như sau: lao động, đất đai,
máy móc, vốn, nguyên liệu, trình độ quản lý các yếu tố này tác động qua lại
lẫn nhau.
Đầu ra là kết quả quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như: lương

thực, thực phẩm, rau xanh, hoa quả nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con
người.
Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra được thể hiện ở hàm sản xuất
(hàm sản xuất là mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa đầu vào và đầu ra).
Q= F(X
1,
X
2,
X
3, ,
X
n
)
Trong đó: Q là sản lượng sản phẩm nhất định
X
1
,X
2,
X
3, ,
X
n
là lượng của một số yếu tố đầu vào được sử
dụng trong quá trình sản xuất
Có 2 phương thức sản xuất là:
4
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm
bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung
cấp cho thị trường.

- Sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu
trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng
sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản
phẩm hàng hóa cao.
Phương thức sản xuất theo hướng thị trường tập trung vào ba câu hỏi
cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Theo đó,
sản xuất hướng tới tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tất cả các
khâu của quá trình sản xuất.
Tóm lại, sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra các
sản phẩm đầu ra, là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản
xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục
vụ đời sống con người.
* Khái niệm về tiêu thụ
Tiêu thụ là quá trình thực hiện tổng thể các hoạt động có mối quan hệ
logic và chặt chẽ bởi một tập hợp các cá nhân, doanh nghiệp phụ thuộc lẫn
nhau nhằm thực hiện quá trình chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất tới nơi tiêu
dùng. Tiêu thụ thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng nó là khâu lưu
thông hàng hoá là cầu nối trung gian một bên là sản xuất một bên là tiêu dùng
(Huỳnh Thị Mị, 2010).
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối của sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng
như người sản xuất (Phạm Văn Đình và cộng sự, 1997).
Có thể hiểu tiêu thụ là quá trình chuyển hóa quyền sở hữu và quyền
sử dụng hàng hóa tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế. Trong sản xuất hàng hóa thì
5
khâu quan trọng nhất là khâu tiêu thụ, bởi đó là đầu ra trong nền kinh tế thị
trường, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất kinh
doanh.
* Kênh tiêu thụ sản phẩm
Kênh tiêu thụ sản phẩm là sự kết hợp qua lại với nhau giữa người sản

xuất và người trung gian để thực hiện việc chuyển giao hàng hoá một cách
hợp lý nhất, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng (Ngô Đình
Giao, 1966).
* Các yếu tố cấu thành hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm
+ Người cung ứng: Người sản xuất hoặc công ty thương mại.
+ Người trung gian: Người bán buôn, đại lý, người bán lẻ và môi giới.
+ Người tiêu dùng: là người cuối cùng của kênh phân phối, họ mua sản
phẩm để tiêu dùng cho cuộc sống.
* Các loại kênh tiêu thụ sản phẩm:
- Kênh trực tiếp (kênh không cấp)
Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, không
thông qua khâu trung gian. Người sản xuất kiêm luôn bán hàng. Họ có hệ
thống cửa hàng, siêu thị để bán sản phẩm sản xuất ra.
Ưu điểm của kênh này là: giảm chi phí, đẩy nhanh tốc độ lưu thông
hàng hoá,các sản phẩm được đưa nhanh vào tiêu thụ, đảm bảo cho sự giao
tiếp của doanh nghiệp và ngừơi tiêu dùng, doanh nghiệp thường xuyên tiếp
xúc với khách hàng, thị trường từ đó hiểu rõ nhu cầu của thị trường và tình
hình giá cả giúp doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để tạo uy tín với khách
hàng, đảm bảo tín nhiệm của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh, doanh
nghiệp thường thu lợi nhuận cao hơn.
Nhược điểm là: chi phí khấu hao bán hàng tăng, chu chuyển vốn
chậmquản lý phức tạp, hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm, doanh
nghiệp phải quan hệ với nhiều bạn hàng.
6
- Kênh gián tiếp
Người sản xuất bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ
thống trung gian bao gồm người bán buôn, đại lý, người bán lẻ.
Hình 2.1 Sơ đồ các hình thức kênh tiêu thụ
Tùy theo thành phần trung gian tham gia mà kênh phân phối được chia
thành các cấp khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là sản

phẩm hàng hóa đều phải qua tay các trung gian trước khi đến tay người tiêu
dùng nên các kênh có những ưu điểm như: tổ chức chặt chẽ hơn, quy mô hàng
hóa lớn và quay vòng vốn, thu hồi vốn nhanh tiết kiệm được chi phí bảo quản.
Qua mỗi một trung gian hàng hóa có thể được biến đổi để phù hợp hơn với thị
trường (Marketing cho sản phẩm). DN có thể tiêu thụ sản phẩm trong một
thời gian ngắn nhất với khối lượng hàng lớn.
Nhưng nhược điểm là: thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài, chi phí
tiêu thụ tăng, DN khó kiểm soát được các khâu tiêu dùng, có thể mang lại rủi
7
ro cho trung gian, đôi khi do phân phối lợi ích không hợp lý mà hiệu quả phân
phối không được đảm bảo nhất là đối với các kênh lớn có nhiều thành phần
trung gian tham gia.
2.1.2 Vai trò của sản xuất và tiêu thụ
2.1.2.1 Vai trò của sản xuất
Sản xuất luôn giữ vai trò quy định sự tồn tại, phát triển của con người
và xã hội loài người, làhoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những
mối quan hệ xã hội, là cơ sở của sự hình thành,biến đổi và phát triển của xã
hội loài người.
- Mọi thành viên trong xã hội đều tiêu dùng (ăn, uống, ở, mặc v.v).
Những thứ có sẵn trong tự nhiênkhông thể thoả mãn mọi nhu cầu của con
người, nên nó phải sản xuấtra của cải vật chất. Sản xuất vậtchất là yêu cầu
khách quan cơ bản; là một hành động lịch sử mà hiện nay cũng như hàng
ngàn nămtrước đây con người vẫn phải tiến hành. Cùng với việc cải biến giới
tự nhiên, con người cũng cải biếnchính bản thân mình và cải biến cả các mối
quan hệ giữa con người với nhau và chính việc cải biến đólàm cho việc chinh
phục giới tự nhiên đạt hiệu quả cao hơn.
- Xã hội loài người tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ sản xuất
vật chất. Lịch sử xã hội loài người, do vậy và trước hết là lịch sử phát triển
của sản xuất vật chất.
- Sản xuất là cơ sở để hình thành nên các mối quan hệ xã hội khác. Xã

hội loài người là một tổ chức vật chất và giữa các yếu tố cấu thành nó cũng có
những kiểu quan hệ nhất định. Các quan hệ xãhội về nhà nước, chính trị, pháp
quyền, đạo đức, nghệ thuật, khoa học v.v (cái thứ hai) đều được hìnhthành và
phát triển trên cơ sở sản xuất vật chất (cái thứ nhất) nhất định. Trong quá trình
đó, con ngườiđồng thời cũng sản xuất ra và tái sản xuất ra những quan hệ xã
hội của mình.
8
- Sản xuất là cơ sở của sự tiến bộ xã hội. Sản xuất vật chất không
ngừng được các thế hệ người phát triển từ thấp đến cao. Mỗi khi phương thức
sản xuất thay đổi, quan hệ giữa người với người trong sản xuất cũng thay đổi,
và do vậy, mọi mặt của đời sống xã hội đều có sự thay đổi theo sự tiến bộ của
phương thức sản xuất (Lê Thị Hường, 2014).
2.1.2.2 Vai trò của tiêu thụ
- Tiêu thụ là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh của các thành
phần kinh tế. Đó là quá trình thực hiện giá trị sản phẩm, là giai đoạn đưa sản
phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào lưu thông và từ lưu thông tới người
tiêu dùng. Tiêu thụ hết và kịp thời giá trị sản phẩm là một tín hiệu tốt cho các
cơ sở sản xuất điều chỉnh kế hoạch hợp lý cho quá trình sản xuất tiếp theo
giúp cho cơ sở sử dụng hợp lý các yếu tố nguồn lực.
- Tiêu thụ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong sản xuất hàng
hóa tiêu thụ đóng vai trò quyết định. Sản phẩm mà sản xuất ra không tiêu thụ
được báo hiệu sự bế tắc không phát triển được của cơ sở sản xuất, nguy cơ
thua lỗ phá sản là không thể tránh khỏi. Mặc dù tiêu thụ là khâu cuối cùng của
quá trình sản xuất kinh doanh nó chỉ diễn ra sau khi quá trình sản xuất kết
thúc nhưng lại là khâu đóng vai trò định hướng phát triển cho các cơ sở
(Nguyễn Thùy Linh, 2012).
2.1.3 Đặc điểm của sản xuất và tiêu thụ ổi
2.1.3.1 Sản xuất ổi mang tính thời vụ
Cây ổi thường cho quả vào hai vụ chính, ở miền Bắc trồng chủ yếu vào
vụ xuân hè (tháng 3 - tháng 5) và vụ hè thu (tháng 8 - tháng 10); ở miền Nam

trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5- tháng 6).
2.1.3.2 Sản xuất ổi đòi hỏi điều kiện về đất đai, khí hậu đặc thù và kỹ thuật
sản xuất, bảo quản phù hợp
Do có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên ổi được đánh giá là loại cây có
phổ thích ứng rất rộng. Hiện nay nó đã được thích nghi và trồng phổ biến ở
9
hầu khắp các nước nhiệt đới. Ở các nước á nhiệt đới nó đã lên tới độ cao 1500
m chứng tỏ thích nghi rất rộng. Ổi là cây ăn quả xếp thứ 4 của Ấn độ sau
xoài, chuối và cam quýt về sản lượng.
Ở Việt Nam, cây ổi được phát triển khắp cả nước, trừ những vùng núi
cao. Ở đồng bằng cũng như miền núi, miền Nam cũng như miền Bắc, không
hiếm những rừng ổi, rặng ổi hoàn toàn không được chăm sóc và mùa mưa
tháng 8 có nơi quả chín nhanh đến độ không thu hái kịp, chim chóc đến rỉa, ổi
chín rụng đầy mặt đất, cây ổi thích hợp ở nhiệt độ bình quân năm 25 - 27
0
C.
Cây ổi không chịu được rét, so với cam ổi kém chịu rét hơn, nhưng với đu đủ,
chuối tiêu thì ổi hơn hẳn, độ nhiệt – 20
0
C cả cây lớn cũng chết. Ngược lại ổi
chịu đựng dễ dàng với nhiệt độ cao ở các sa mạc nếu có đủ nước. Nhiệt độ
thấp, ví dụ dưới 18 - 20
0
C quả bé, phát triển chậm, chất lượng kém. Ổi
thích nghi với khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1500 - 4000mm phân bố
tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi
đột ngột của ẩm độ trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả
năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3 - 4m và có
thể hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao, ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt
đất do đó không bị ngạt. Thậm chí ngập vài ngày ổi cũng không chết. Có thể

lợi dụng đặc điểm này chủ động điều khiển mạch nước ngầm bằng phương
pháp tưới tiêu để cho rễ ăn nông ở lớp đất mặt nhiều màu mỡ. Ổi phát triển tốt
ở nhiều loại đất khác nhau, pH thích hợp dao động từ 4,5 đến 8,2. Tuy nhiên
muốn đạt năng suất cao và chất lượng tốt phải được trồng trên đất giàu chất
dinh dưỡng và phải bón phân đầy đủ hợp lý. Cây ổi mọc được ở bất cứ đất
nào nhưng nó chỉ mọc, có cành lá, nếu muốn có nhiều quả, chất lượng tốt phải
bón nhiều phân. Ngoài ra phải bảo quản ổi phù hợp, ổi không sợ gió nhưng
những giống quả to, lá to khicó bão bị rách lá, rụng quả vì vậy nên chọn chỗ
khuất gió hoặc trồng hàng rào chắn gió. Chính vì những đặc điểm trên mà
10
Việt Nam là nơi có điều kiện thích hợp để có thể chọn tạo các giống ổi bằng
nhiều phương pháp khác nhau (Nguyễn Thế Tục, 1999).
2.1.3.3 Các tổ chức kinh tế tham gia sản xuất ổi đa dạng
Chương trình cấp Nhà nước nghiên cứu chọn tạo giốngcây trồng nông
lâm nghiệp giai đoạn 2001-2005 đã xác định cây mẹ và nhân giống lưu giữ
được nhiều giống cây ăn quả quý có nguồn gốc bản địa và nhập nội như xoài,
ổi, cam, quýt, nhãn, vải, thanh long, mít, nho, dứa v.v Các kết quả du nhập
giống cây ăn quả thuộc đề tài DA15 do Viện Di truyền nông nghiệp tiến hành
đã lưu giữ được các giống cam, quýt, nho, dứa, dừa, ổi, táo có chất lượng cao
đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và đang được phát triển ở nhiều
vùng trong nước.
Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện đang lưu giữ một tập đoàn
các cây ưu tú và cây đầu dòng về nhãn, bưởi, cam, quýt, xoài, vải, ổi, khế…
có chất lượng cao đã và đang được đánh giá và khảo nghiệm ở các vùng sản
xuất trong nước. Trường trong khuôn khổ kết hợp với các địa phương đã xây
dựng các mô hình vườn ươm nhân giống, vườn cây mẹ, phổ biến và ứng dụng
nhiều công nghệ nhân giống mới, kỹ thuật canh tác tiên tiến đạt kết quả tốt.
Các giống ổi trong nước được trồng chủ yếu ngoài sản xuất vẫn là các giống
địa phương: ổi Bo, ổi Đông Dư, ổi Mỡ, ổi đào…chưa có nhiều những nghiên
cứu điều tra tuyển chọn cụ thể đối với các giống này.

Trong giai đoạn 2001 - 2005 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
đã nghiên cứu tuyển chọn và xác định các dòng, giống ổi có triển vọng có thể
phát triển ra ngoài sản xuất như giống ổi Trắng số 1. Ngoài ra còn một số giống
ổi khác như ổi Trắng số 5, ổi đào 102, ổi đào 138… có chất lượng khá tốt.
Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam trong những năm qua đã nhập
nội và khảo nghiệm một số giống ổi từ Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và đã có
những giống đang được sản xuất chấp nhận như giống ổi Xá lỵ cây sinh
trưởng mạnh, tỷ lệ đậu quả và năng suất cao, quả hình quả lê ổn định, thịt
11
quảmàu trắng dòn, hương vị thơm và ngon. Vỏ quả hơi sần và lõi quả có hạt
cứng (tỉ lệ thịt quả < 77%); ổi Đài Loan (cây sinh trưởng khá mạnh, tỷ lệ đậu
quảkhá cao và năng suất cao, quả hình cầu ổn định, vỏ quả láng, thịt quả màu
trắng, dòn, hương vị thơm ngon. Lõi quả có hạt cứng và sốhạt/quảtrung
bình, tỷ lệ thịt quả<74%; giống ổi Thái Lan (cây sinh trưởng mạnh, quả thuôn
dài khá ổn định, vỏ quả trơn láng, thịt quả màu trắng kem, chắc, giòn, hương
thơm trung bình vị chua ngọt và không có hạt, tỷ lệ thịt quả cao >90%).
Từ những năm 1990 các nhà khoa học Viện Cây lương thực và Cây
thực phẩm tiến hành nghiên cứu sâu về chọn giống đã đạt được nhữngthành
tựu đáng kể. Bằng phương pháp nhập nội, lai hữu tính, đến nay Viện Cây
lương thực đã tạo được một số giống ổi mới có năng suất cao, chất lượng tốt:
ổi trắng Số 1, ổi trắng Số2, ổi đào Số 1, ổi Tím được sản xuất chấp nhận và
đang được phát triển trong sản xuất đại trà cho hiệu quả kinh tế cao (Nguyễn
Văn Dự, 2013).
2.3.1.4 Các kênh tiêu thụ đa dạng
Trong nền kinh tế thị trường việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện
bằng nhiều kênh khác nhau, qua đó sản phẩm được chuyển từ hãng sản xuất
đến tay người tiêu dùng. Tuy có nhiều hình tiêu thụ khác nhau nhưng việc các
doanh nghiệp áp dụng hình thức tiêu thụ này hay hình thức tiêu thụ khác phần
lớn là do đặc điểm của sản phẩm sản xuất quy định.
Việc phân phối hàng hoá và các kênh tiêu thụ chính là những quyết

định đưa nhằm hàng hoá về tay người sản xuất đến người tiêu thụ cuối cùng
thông qua các hình thức khác nhau, phục vụ tốt nhất nhu cầu thị trường và tối
đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp.
Hiện nay, căn cứ vào mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu
dùng cuối cùng, việc tiêu thụ ổi có 2 hình thức tiêu thụ như sau:
+ Tiêu thụ trực tiếp
+ Tiêu thụ gián tiếp
12
Đối với hình thức tiêu thụ trực tiếp: Người sản xuất không sử dụng
người mua trung gian để phân phối ổi. Lực lượng bán hàng chịu trách nhiệm
trực tiếp bán hàng đến tận tay người tiêu dùng. Được mô tả như sau:
Sơ đồ 1: Tiêu thụ trực tiếp
Đối với hình thức tiêu thụ gián tiếp: Họ bán ổi cho người tiêu dùng
thông qua các người mua trung gian (nhà buôn các cấp, nhà bán lẻ) tuỳ theo
từng trường hợp khách hàng trực tiếp là bán buôn hoặc bán lẻ.
Sơ đồ 2: Tiêu thụ gián tiếp
13

×