Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá tác động kinh tế của lũ lụt năm 2009 và khả năng thích ứng của cộng đồng với lũ lụt tại huyện thăng bình tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.36 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TÃÚ PHẠT TRIÃØN
--------

tế

H

uế

KHỌA LÛN TÄÚT NGHIÃÛP ÂẢI HC

họ

cK

in

h

ÂẠNH GIẠ TẠC ÂÄÜNG KINH TÃÚ CA L
LỦT NÀM 2009
V KH NÀNG THÊCH ỈÏNG CA CÄÜNG ÂÄƯNG
VÅÏI L LỦT TẢI HUÛN THÀNG BÇNH TÈNH
QUNG NAM

Đ
ại

Sinh viãn thỉûc hiãûn:


Nguùn Thë Phỉång Ly
Låïp: K41 - KTTN&MT
Niãn khọa: 2007-2011

Giạo viãn hỉåïng dáùn:
TS. Bi Âỉïc Tênh

Huế, tháng 5 năm 2011


Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

Thực tập tốt nghiệp là một phần không thể
thiếu trong chương trình đào tạo bậc đại học nhằm
giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực

tế, đồng thời tích luỹ kiến thức thực tiễn để
phục vụ chuyên môn sau khi tốt nghiệp.
Khoá luận này được thực hiện và hoàn thành
tại huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Đó là sự kết
tinh những kinh nghiệm thực tế mà bản thân tôi
tích luỹ trong quá trình đi thực tập và sự giúp
đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè với những kiến
thức tôi còn thiếu và kinh nghiệm trong những
hoạt động thực tế.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc tới Ts Bùi Đức Tính, người thầy đã chân
thành hướng dẫn tôi trong quá trình tôi làm khoá
luận. Xin cảm ơn cán bộ phòng Tài Nguyên Môi
Trường và nhân dân huyện Thăng Bình đã cung cấp
cho tôi những số liệu bổ ích, những kiến thức
thực tế quý báu. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy
cô giáo trường ĐH Kinh Tế Huế đã dìu dắt tôi
trong suốt quá trình tôi học tập tại trường, cung
cấp những kiến thức chuyên ngành bổ ích cho tôi
hoàn thành khoá luận và công tác tốt sau này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới bạn bè và những
người thân trong gia đình đã động viên giúp đỡ
tôi rất nhiều về mặc tinh thần để tôi hoàn thành
tốt khoá luận này. Trong quá trình học tập mặc dù
bản thân đã có nhiều cố gắn để hoàn thành khoá
luận đảm bảo nội dung khoá luận, phản ánh đúng


Đ
ại


họ

cK

in

h

tế

H

uế

thực tiễn tại địa phương. Song với kiến thức và
thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi
những khuyết điểm. Vì vậy tôi mong nhận được sự
thông cảm và góp ý của thầy cô và phía bạn đọc để
khóa luận của tôi hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 5 năm
2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương
Ly


MỤC LỤC
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3
2.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................................3
2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................3

uế

3. Lợi ích từ nghiên cứu...............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3

H

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:..........................................................4
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................5

tế

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................5
1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................5

in

h

1.1.1 Khái niệm về lũ lụt và các loại lũ lụt...........................................................6
1.1.2 Một số khái niệm liên quan .........................................................................6

cK

1.1.3 Một số đặc trưng lũ lụt của các vùng (SRV 2007)......................................9
1.1.4 Tác động của lũ lụt tới kinh tế xã hội, sức khoẻ và môi trường:.................9

1.1.5 Khái niệm các chỉ tiêu về thống kê đánh giá thiệt hại kinh tế do lũ lụt ....13

họ

1.1.5.1 Nhóm chỉ tiêu nhà ở............................................................................13
1.1.5.2 Nhóm chỉ tiêu về giáo dục ..................................................................15

Đ
ại

1.1.5.3 Nhóm chỉ tiêu về nông lâm nghiệp.....................................................15
1.1.5.4 Nhóm chỉ tiêu về thuỷ lợi ...................................................................16
1.1.5.5 Nhóm chỉ tiêu về giao thông...............................................................16
1.1.5.6 Nhóm chỉ tiêu về thuỷ sản ..................................................................16

1.1.6 Tính dễ tổn thương của người nghèo với các loại hình thiên tai...............17
1.1.7 Nguyên nhân gia tăng tần suất và mức độ ảnh hưởng lũ lụt miền Trung Việt
Nam.....................................................................................................................18
1.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................................20
1.2.1 Những nghiên cứu về tình hình biến đổi khí hậu nói chung và lũ lụt nói
riêng ....................................................................................................................20


1.2.2 Các thiệt hại tiêu biểu trên thế giới ...........................................................22
1.2.3 Tổng hợp tình hình lũ lụt tỉnh Quảng Nam từ năm 2007 đến nay ............23
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KINH TẾ VÀ KHẢ NĂNG THÍCH
ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI LŨ LỤT NĂM 2009 TẠI HUYỆN THĂNG
BÌNH TỈNH QUẢNG NAM .......................................................................................26
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...........................................................................26
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .....................................................................................26


uế

2.1.1.1 Vị trí địa lý..........................................................................................27
2.1.1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết ..................................................................28

H

2.1.2 Điều kiện Kinh tế-Xã hội ..........................................................................30
2.1.2.1 Đất đai.................................................................................................30

tế

2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng thiết yếu .......................................................................32
2.1.2.3 Tình hình dân số và lao động của huyện ............................................34

h

2.1.2.4 Thế mạnh kinh tế của Huyện ..............................................................36

in

2.2 Tình hình lũ lụt huyện Thăng Bình năm 2009 .................................................40

cK

2.2.1 Diễn biến lũ lụt năm 2009 .........................................................................40
2.2.2 Tác động kinh tế của lũ lụt ........................................................................41
2.2.2.1 Tác động kinh tế của lũ lụt trên địa bàn huyện Thăng Bình trong giai


họ

đoạn 2007 -2009 .............................................................................................41
2.2.2.2 Công tác khắc phục thiệt hại của huyện ............................................44

Đ
ại

2.2.2.3 Tổng hợp thiệt hại về các lĩnh vực trong năm 2009 ...........................44
2.3. Đánh giá tác động của lũ lụt tới kinh tế của các hộ điều tra ...........................48
2.3.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ...............................48
2.3.2 Tình hình kinh tế của các hộ điều tra ........................................................50
2.3.3 Kinh nghiệm phòng chống lũ lụt của hộ điều tra: .....................................52
2.3.4 Tác động lũ lụt tới kinh tế hộ gia đình ......................................................54
2.3.5 Tổng hợp mức độ hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức .....56
2.3.6 Đánh giá năng lực thích ứng của người dân..............................................57
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA, ỨNG
PHÓ TÁC ĐỘNG LŨ LỤT TỚI KINH TẾ HUYỆN THĂNG BÌNH. ..................60


3.1 Định hướng trong công tác phòng chống, giảm nhẹ tác động của lũ lụt .........60
3.2 Biện pháp phòng tránh ứng phó khắc phục ảnh hưởng của lũ lụt trên địa bàn
huyện Thăng Bình ..................................................................................................60
3.2.1 Biện pháp kỹ thuật.....................................................................................60
3.2.2 Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin..................................................61
3.2.3 Biện pháp truyền thông .............................................................................62
3.2.4 Biện pháp chỉ đạo ......................................................................................62

uế


3.2.5 Biện pháp quy hoạch tổng thể ...................................................................64
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................66

H

1. Kết luận..................................................................................................................66
2. Kiến nghị................................................................................................................67

tế

2.1 Đối với nhà nước..............................................................................................67
2.2 Đối với địa phương ..........................................................................................67

Đ
ại

họ

cK

in

h

2.3 Đối với người dân ............................................................................................68


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NN&PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

: Niên giám thống kê.

CCFSC

: Central committe for Flood and Storm Control.

NAV

: Nordic assistance to VietNam.

SRV

: Socialist Republic of Vietnam.

UBND

: Uỷ ban nhân dân.

: Áp thấp nhiệt đới

Đ
ại

họ

cK

in

h


tế

H

ATNĐ

uế

NGTK


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Mối tương quan về tần suất xuất hiện thiên tai ở Việt Nam..............................5
Bảng 2: Hiểm hoạ ở các vùng khác nhau của Việt Nam.................................................5
Bảng 3: Thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn Quảng Nam từ 2007-2009 ..............25
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất của huyện Thăng Bình giai đoạn 2007-2009...............31
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của huyện .........................................................35

uế

Bảng 6: Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản qua các năm.................................39
Bảng 7: Sự chuyển dịch cơ cấu của huyện. ...................................................................40

H

Bảng 8: Thống kê tình hình thiệt hại do lũ lụt tại huyện Thăng Bình trong giai đoạn
2007-2009 ......................................................................................................................43


tế

Bảng 9: Đánh giá thiệt hại nông nghiệp năm 2009 của huyện Thăng Bình..................45
Bảng 10: Thiệt hại về thuỷ sản của huyện năm 2009....................................................47

h

Bảng 11: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra....................................49

in

Bảng 12: Tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra......................................50

cK

Bảng 13: Cơ cấu nguồn thu nhập của hộ điều tra..........................................................50
Bảng 14 :Mối liên hệ giữa mức sống và thiệt hại do lũ lụt gây ra ................................51
Bảng 15: Kinh nghiệm phòng chống của các hộ điều tra..............................................53

họ

Bảng 16: Đánh giá mức độ thiệt hại của hộ điều tra. ....................................................54
Bảng 17: Đánh giá mức độ chi tiêu sau lũ lụt của hộ dân .............................................55

Đ
ại

Bảng 18: Thiệt hại trung bình của các hộ dân trong mùa lũ lụt. ...................................55
Bảng 19: Mức độ hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức cứu trợ .............57
Bảng 20: Hành động thích ứng của hộ điều tra .............................................................59



TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Ngày nay cùng với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá sự phát triển vượt
bậc của nền kinh tế kéo theo những thảm hoạ cho môi trường. Hệ quả là biến đổi khí
hậu toàn cầu và những biển hiện của nó đang gây ra nhiều khó khăn cho nhân loại, lũ
lụt được nhận định là loại hình thiên tai ngày càng có sự gia tăng về tần suất và mức
độ ảnh hưởng. Vì vậy cần có những dự án, nghiên cứu để đánh giá tác động của lũ lụt
nhằm đưa ra những giải pháp cho việc giảm tác động đó trong tương lai. Huyện Thăng

uế

Bình là một trong bốn huyện của tỉnh Quảng Nam chịu những thiệt hại nặng nề của
loại hình thiên tai này. Từ những lý do đó tôi chọn đề tài “ Đánh giá tác động kinh tế

H

của lũ lụt năm 2009 và khả năng thích ứng của cộng đồng với lũ lụt tại huyện Thăng
Bình tỉnh Quảng Nam ”.

tế

Mục tiêu nghiên cứu:

in

Bình- Quảng Nam những năm gần đây.

h


- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về vấn đề lũ lụt, tình hình lũ lụt của huyện Thăng

- Đánh giá tác động kinh tế của lũ lụt tới người dân huyện Thăng Bình.

cK

- Tìm hiểu khả năng ứng phó hiện tại của người dân đối với lũ lụt
- Đề xuất một số kiến nghị để hỗ trợ các nhà hoạch động chính sách và các nhà
chức trách địa phương trong việc lập kế hoạch và sử dụng các công cụ thích hợp để

họ

giảm thiểu các tác động của lũ lụt, tăng cường năng lực của các cộng đồng địa phương.
Dữ liệu thu thập:

Đ
ại

Số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ một số xã điều tra phòng NNPTNT

huyện Thăng Bình, phòng Tài Nguyên Môi Trường, chi cục Thống Kê huyện Thăng
Bình...

Số liệu sơ cấp từ quá trình điều tra hộ.
Tham khảo sách, báo tạp chí liên quan, các trang web.
Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành bài khoá luận này tôi đã sử dụng một số phương pháp:
-

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp


-

Phương pháp so sánh

-

Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia.


-

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.

-

Phương pháp điều tra hộ.

Nội dung nghiên cứu:
Đề tài “ Đánh giá tác động kinh tế của lũ lụt năm 2009 và khả năng thích ứng
của cộng đồng với lũ lụt tại huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam” đã tổng quan lại cơ
sở lý luận và cơ sở thực tiển về vấn đề lũ lụt trên thế giới, Việt Nam nói chung và tình
hình lũ lụt Quảng Nam. Đề tài tập trung vào việc phân tích những biến động về tình

uế

hình lũ lụt của huyện Thăng Bình trong năm 2009
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại huyện. Thống kê lại những thiệt

H


hại do lũ lụt gây ra đối với kinh tế trong năm 2009, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp
và nuôi trồng thuỷ sản vì đây là hai lĩnh vực dễ bị tổn thương.

tế

Trong phần điều tra hộ, đề tài đã đi vào tìm hiểu kinh tế của các hộ gia đình,
khả năng thích ứng, ứng phó công tác khắc phục của người dân khi có lũ lụt và rút ra

h

những kết luận về mức độ ảnh hưởng của nó tới kinh tế hộ.

in

Qua quá trình nghiên cứu tình hình và những thiệt hại về lũ lụt những năm qua, đề tài

cK

cũng đưa ra một số giải pháp cho công tác phòng chống và giảm nhẹ tác động của lũ

Đ
ại

họ

lụt, một số kiến nghị đối với nhà nước, chính quyền địa phương và hộ dân.


PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế đặc biệt là công nghiệp hiện đại
thì vấn đề biến đổi khí hậu cũng trở nên nghiêm trọng hơn gây nên những thảm hoạ
khó lường đối với con người. Thiên tai ở Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng

uế

về tần suất, độ lớn và biến động (SRV, 2007). Việt Nam nằm trong khu vực bị tác
động nặng nề của các loai thiên tai như: bão nhiệt đới, bão áp thấp, hạn hán, đặc biệt

H

là sự hoành hành của các cơn bão, tình trạng mưa kéo dài gây nên ngập úng trong
những năm gần đây.

tế

Trong mười năm qua, Việt Nam chịu tác động vô cùng nặng nề. Các cơn bão
Linda năm 1997 ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giết chết gần 3.000

h

người. Năm 1999, lũ lịch sử ở miền Trung Việt Nam là một tồi tệ nhất trong nhiều

in

thập niên trước đây, kết quả lũ lụt đã giết chết 715 người, gần 1 triệu căn nhà bị ngập,


cK

làm tổn thất cho nền kinh tế khoảng 350 triệu USD. Tổn thất này là thiệt hại lớn nhất
trong thế kỷ 20 tại Việt Nam (CCFSC, 2005). Vào tháng Mười 2008, lũ lụt trong 20
tỉnh thành phố phía Bắc và thủ đô Hà Nội kết quả 85 người chết, phá hủy hơn

họ

100.000 ngôi nhà hoặc bị hư hại, và bị ảnh hưởng đáng kể cơ sở hạ tầng và nông
nghiệp cây trồng.

Đ
ại

Ở miền Trung Việt Nam, hình thức chung nhất là địa hình vùng núi ở phía tây
và biển phía đông. Một đồng bằng hẹp nằm ngay phía đông của dãy núi Trường Sơn.
Khu vực này là đặc trưng của núi rừng, đồi núi, sông, suối, ruộng lúa, đầm phá ven
biển, vùng biển, và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các lưu vực sông
chính thì hoạt động nông nghiệp là hoạt động chính của cộng đồng địa phương.
Những khu vực này rất dễ bị thiên tai do những điều kiện địa lý và khí tượng. Trong
mùa mưa, cộng đồng địa phương bị thiệt hại rất lớn về các loại cây trồng, cơ sở hạ
tầng, môi trường tự nhiên, và sự mất mát khác của cuộc sống do tai hại của lũ lụt,
bão. Tổn thất lớn như vậy làm cho nhiều hộ gia đình bị mắc kẹt trong một vòng tròn
luẩn quẩn của đói nghèo.
Trang 1


Nam Trung bộ là nơi có bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ nhiều nhất so với nước
ta. Bão và áp thấp nhiệt đới các tỉnh ven biển miền Trung thường kéo theo mưa lớn,
gây ra lũ lụt và sạt lở đất đá ở các vùng miền núi. Sạt lở đất đá thường xảy ra tại các

tỉnh như: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi….gây thiệt hại về
người và tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Việc nghiên
cứu nguyên nhân, cơ chế hình thành các tai biến thiên nhiên, trong đó có nguyên nhân
và giải pháp là cần thiết cấp bách, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với các tỉnh

uế

Nam Trung bộ nói chung và Quảng Nam nói riêng.
Trong những năm gần đây tần suất các thảm hoạ do thiên nhiên gây ra ngày càng

H

gia tăng đặc biệt là lũ lụt. Lũ lụt đã và đang ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, kinh tế xã
hội, dịch bệnh ở các tỉnh miền trung Việt Nam, trong đó Quảng Nam nằm trong những

tế

tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tình hình có khả năng trở nên tồi tệ hơn khi các vấn đề
kinh tế, hệ thống tự nhiên xã hội khá nhạy cảm với vấn đề lũ lụt vì khả năng thích ứng

h

với lũ lụt. vì vậy thiệt hại ngày càng nghiêm trọng và không thể đảo ngược. Dân cư của

in

tỉnh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đời sống của đại bộ phận

cK


dân cư dựa vào tài nguyên thiên nhiên nên họ rất dễ bị tác động của thiên tai lũ lụt.
Những năm gần đây chính phủ đã có những quan tâm thích đáng tới vấn đề phòng và
chống lũ lụt, các chuyên gia cũng có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.

họ

Huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam là huyện với dân cư sống chủ yếu dựa vào
sản xuất nông nghiệp và kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nguồn thu này, ngành

Đ
ại

nông nghiệp là ngành phụ thuộc vào thiên nhiên nên dễ chịu ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đặc biệt là lũ lụt . Năm 2006, 2007 huyện phải hứng chịu tác động nặng nề của
các cơn bão, lụt nghiêm trọng và gần đây nhất là năm 2009 gây thiệt hại lớn cho kinh
tế huyện. Vì vậy việc tìm hiểu tác động kinh tế của lũ lụt 2009 và khả năng thích ứng
của cộng đồng với lũ lụt tại huyện Thăng Bình, đưa ra những dự báo biện pháp phòng
ngừa trở thành vấn đề cấp bách.
Xuất phát từ lý do trên, trong thời gian thực tập tại Phòng Tài Nguyên Môi
Trường huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam tôi đã chọn đề tài “ Đánh giá tác động
kinh tế của lũ lụt tới kinh tế năm 2009 và khả năng thích ứng của cộng đồng với lũ lụt
tại huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam" làm đề tài nghiên cứu.
Trang 2


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tác động của lũ lụt tới đời sống của người dân tại huyện Thăng Bình
làm cơ sở cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại huyện.
2.2 Mục tiêu cụ thể

1 Hệ thống hoá cơ sở lý luận về vấn đề lũ lụt, tình hình lũ lụt của huyện Thăng
Bình- Quảng Nam những năm gần đây

uế

2 Đánh giá tác động kinh tế của lũ lụt tới người dân huyện Thăng Bình năm
2009.Cụ thể là:

H

- Đánh giá những thiệt hại do lũ lụt gây ra ( thiệt hại về nhà ở tiện nghi trong
gia đình, cơ sở hạ tầng địa phương chi phí thay thế và sữa chữa..)

tế

- Ảnh hưởng của lũ lụt tới sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp của Huyện Thăng Bình ( chi phí khắc phục và những thiệt hại tới doanh thu)

h

- Đánh giá thiệt hại trong nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản

in

3 Tìm hiểu khả năng ứng phó hiện tại của người dân đối với lũ lụt.

cK

4 Đề xuất một số kiến nghị để hỗ trợ các nhà hoạch động chính sách và các nhà
chức trách địa phương trong việc lập kế hoạch và sử dụng các công cụ thích hợp để

giảm thiểu các tác động của lũ lụt, tăng cường năng lực của các cộng đồng địa phương

họ

3. Lợi ích từ nghiên cứu

Có nhiều bên liên quan sẽ được hưởng lơi từ nghiên cứu này:

Đ
ại

Cộng đồng địa phương sẽ có những hiểu biết về tác động của lũ lụt lên đời sống
kinh tế xã hôi, sức khoẻ và biện pháp giảm thiểu tác động của nó.
Các nhà chức trách địa phương sẽ có những kiến thức về các thảm hoạ của tự nhiên

để thiết kế các công cụ sáng kiến địa phương trong việc giảm thiểu các tác động của lũ lụt.
Người làm nghiên cứu sẽ có thêm kinh nghiệm, học hỏi những kiến thức thực
tiễn và áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
1) Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu từ các cơ quan địa
phương, từ các nghiên cứu, dự án liên quan và các trang web. Phương pháp này sẽ
cung cấp thông tin sau:
Trang 3


- Danh sách các xã bị ngập lụt nặng nề, và khu vực không bị ngập lụt trong năm 2009.
- Bộ dữ liệu thứ cấp về các tác động của lũ lụt của huyện Thăng Bình trong các
năm 2007 - 2009
- Các thông tin về nhân khẩu của địa phương, điều kiện tự nhiên, bối cảnh kinh
tế xã hội của huyện Thăng Bình

- Danh sách các hộ gia đình chịu ảnh hưởng nặng hơn trong lũ lụt.
3) Phương pháp so sánh:

uế

Tình hình lũ lụt qua các năm có sự khác biệt gì về tần suất, mức độ ảnh hưởng,
mức độ thiệt hại về kinh tế đặc biệt là nông nghiệp và thuỷ hải sản

H

4) Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia:Tham khảo ý kiến của thầy
hướng dẫn, cán bộ địa phương những người am hiểu về tình hình lũ lụt và những thiệt

tế

hại của nó

5) Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: từ những số liệu điều tra được

h

ước tính tổng chi phí khắc phục tác động của lũ lụt, thiệt hại về sản lượng sản xuất

in

nông nghiệp, doanh thu và chi phí khắc phục những thiệt hại về công nghiệp, tiểu thủ

cK

công nghiệp... Sử dụng excel, spss... để tổng hợp số liệu

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
5.1. Đối tượng nghiên cứu: các hộ gia đình ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam bị

họ

ảnh hưởng bởi lũ lụt năm 2009.

Đ
ại

5.2. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tại huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam

Trang 4


PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận
Việt Nam là đất nước có nhiều thiên tai, đặc biệt là các thiên tai từ sông biển và

uế

khí quyển, hay nói cách khác đi là thiên tai ở Việt Nam đến có liên quan ít nhiều đến
nước. Thiên tai là một trong những nguyên nhân chính làm cản trở sự phát triển kinh

H


tế và xã hội ở Việt Nam. (PCTT .Ths Lê Anh Tuấn, 2004 ). Theo nghiên cứu của Đơn

tế

vị Quản lý Thiên tai (Disaster Management Unit - DMU), có thể phân ra mức độ thiên
tai ở Việt Nam

Trung bình

Thấp

Lũ lụt

Mưa đá và Mưa

Động đất

Bão

Hạn hán

Thảm hoạ công nghệ

Trượt đất

Sương mù

Ngập lụt

cK


Cao

in

h

Bảng 1: Mối tương quan về tần suất xuất hiện thiên tai ở Việt Nam

họ

Xói mòn/ bồi lắng
Sự nhiễm mặn

Cháy

Phá rừng

Đ
ại

(Nguồn: Dự án UNDP:VIE/97/002- Đơn vị Quản lý Thiên tai)

Bảng 2: Hiểm hoạ ở các vùng khác nhau của Việt Nam
Các vùng

Thiên tai chính

Vùng núi phía Bắc


Lũ quét, sạt lỡ đất

Đồng bằng sông Hồng

Lũ lụt, bão

Các tỉnh Miền Trung

Bão, lụt, lũ quét, sạt lỡ đất, hạn hán, nhiễm mặn

Vùng Tây Nguyên

Lũ quét, sạt lỡ đât

Vùng ĐB sông Cửu Long

Lũ lụt, bão

(Nguồn: Dự án UNDP:VIE/97/002- Đơn vị Quản lý Thiên tai)
Trang 5


Thống kê cho thấy loại hình thiên tai có tần suất xuất hiện nhiều nhất ở Việt
Nam là lũ lụt. Lũ lụt cũng là loại hình thiên tai chính ở các tỉnh Miền Trung Việt Nam.
(CCFSC, 2005).
Hoạt động sản xuất chính ở Việt Nam là nông nghiệp, thuỷ hải sản và diễn ra
chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng núi và vùng ven biển. Hầu hết các thiên tai gây thiệt
hại cho sản xuất và đời sống ở Việt Nam đều có liên quan với sự bất thường của khí
hậu và nguồn nước (Tuấn, 2009)


uế

1.1.1 Khái niệm về lũ lụt và các loại lũ lụt
Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên, gần như xảy ra hằng năm. Lũ do nước sông

H

dâng cao trong mùa mưa. Số lượng nước dâng cao xảy ra trên một số con sông ở mức
độ tạo thành lũ có thể xảy ra một lần hoặc nhiều lần trong năm. Khi nước sông dâng

tế

lên cao (do mưa lớn hoặc do triều cao), vượt qua khỏi bờ, chảy tràn vào các vùng trũng
và gây ngập trên một diện rộng trong một khoảng thời gian nào đó gọi là ngập lụt. Lũ

h

lụt được gọi là lớn khi nó gây ra thiệt hại lớn và kéo dài về người và tài sản.

in

Lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt có thể dùng

cK

để chỉ ngập do thuỷ triều, nước biển dâng cao do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước
trong sông hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng nước có thể
thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thuỷ hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt

họ


trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất trong vùng như làng
thành phố hoặc khu định cư khác.

Đ
ại

Lũ là một hiện tượng tự nhiên xảy ra khi có sự dâng lên đột ngột, bất thường
của dòng nước làm tràn ngập các khu vực xung quanh trong khoảng thời gian, đặc
trưng của lũ là dòng chảy đạt cực đại và thời gian diễn ra ngắn.
1.1.2 Một số khái niệm liên quan
Mực nước: là cao độ mực nước so với công trình chuẩn ( thường so sánh với
mức nước biển trung bình. Mực nước thường ký hiệu là H và đơn vị là cm
Lưu lượng: là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng dẫn trong một đơn vị
thời gian. Lưu lượng thường ký hiệu là Q và đơn vị là l/s hoặc m3/h
Đỉnh lũ: là giá trị mực nước lớn nhất ( Hmax) và lưu lượng lớn nhất (Qmax) trong
một trận lũ.
Trang 6


Chân lũ trên: là thời điểm từ mực nước bắt đầu dâng cao so với mức bình thường.
Chân lũ xuống: là thời điểm từ khi mực nước xuống đến so với mức bình thường
Thời gian lũ lên: là khoảng thời gian từ chân lũ cho đến đỉnh lũ.
Thời gian lũ xuống: là khoảng thời gian từ đỉnh lũ cho tới chân lũ xuống.
Biên độ lũ: là chênh lệnh giữa mực nước đỉnh lũ và mực nước chân lũ.
Cường suất lũ: là tốc độ nước lên hoặc nước xuống, đo bằng cm/h hoặc m/ngày
Tổng lượng lũ: là lượng nước lũ gây ra trong một trận lũ, tính bằng m3

uế


a. Lũ lớn

Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau

H

đó giảm dần. Trong mùa mưa lũ, những trận mưa từng đợt liên tiếp trên lưu vực sông,

tế

làm cho nước sông từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra những trận lũ trong sông,
suối. Vào các tháng mùa mưa có các trận mưa lớn, cường độ mạnh, nước mưa tích luỹ

h

nhanh, nếu đất tại chỗ đã no nước thì nước mưa đổ cả vào dòng chảy, dễ gây ra lũ. Khi

in

lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông (đê), chảy vào những chỗ trũng và gây ra ngập lụt trên
một diện rộng. Lũ lớn và đặc biệt lớn nhiều khi gây ra những thiệt hại to lớn về người

cK

và của cải. Cha ông ta đã xếp lũ, lụt là một trong những loại thiên tai nguy hiểm nhất.
Nước lũ do mưa (hay băng, tuyết ở những nước vùng vĩ độ cao) sinh ra nên

họ

mùa lũ thường đi đôi với mùa mưa. Mùa lũ ở Bắc bộ từ tháng 5-6 đến tháng 9-10, Bắc

Trung bộ từ tháng 6-7 đến tháng 10-11, Trung và Nam Trung bộ: tháng 10-12, Tây

Đ
ại

nguyên: tháng 6-12, Nam bộ: tháng 7-12. Tuy vậy đầu mùa mưa cũng có thể có lũ
sớm, như lũ "tiểu mãn", thường xảy ra vào "tiết tiểu mãn" (tháng 5) hàng năm ở vùng
núi phía bắc nước ta. Song mùa lũ hàng năm cũng biến động cùng với mùa mưa, thậm
chí sớm muộn 1-2 tháng so với trung bình nhiều năm.
Ở sông Hồng đã xảy ra hai trận lũ đặc biệt lớn vào tháng 8 năm 1945 và tháng
8 năm 1971, đã gây ra vỡ đê nhiều nơi. Trận lũ năm 1971 là trận lũ lớn nhất trong
vòng 100 năm qua ở sông Hồng. Ngoài ra, còn có các trận lũ lớn xảy ra vào các năm:
1913, 1915, 1917, 1926, 1964, 1968, 1969, 1970, 1986, 1996, 2002...
Ở đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra một số trận lũ lớn vào các năm: 1961,
1966, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000, 2001…
Trang 7


Ở miền Trung những trận lũ lụt lớn đã xảy ra vào các năm: 1964, 1980, 1983,
1990, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003…
Một số biện pháp phòng chống lũ lụt lớn: trong phòng chống lũ, lụt nhằm
giảm nhẹ thiệt hại người ta quy thành hai biện pháp, gồm: biện pháp công trình và
biện pháp không công trình. Biện pháp công trình là nhằm thay đổi đặc tính của
thiên tai như xây dựng các hồ chứa để điều tiết lũ, xây dựng các hệ thống đê ngăn
lũ tràn vào đồng bằng, tu bổ bảo vệ đê điều, giải pháp phân, chậm lũ…. Biện pháp

uế

không công trình là nhằm thay đổi tác động của thiên tai như trồng và bảo vệ rừng
đầu nguồn để giảm thấp cường độ lũ lụt, xây nhà ở có khả năng chịu được nước lụt


H

(chung sống với lũ)…
b. Lũ quét

tế

Lũ lớn trên sông diễn biến chậm và thường xảy ra trên diện rộng và kéo dài,
còn lũ quét là một hiện tượng thiên tai có tính chất và đặc điểm khác biệt là lũ diễn

h

biến nhanh, mang tính bất thần và khốc liệt, mỗi trận xảy ra trên một diện hẹp và phạm

in

vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông. Nếu mưa lớn, nước mưa lại bị tích luỹ bởi các

cK

trướng ngại vật như đất đá, cây cối cho đến khi lượng nước vượt quá sức chịu đựng
của vật chắn, phá vỡ vật chắn, ào xuống cấp tập (rất nhanh), cuốn theo đất đá, cây cối
và quét đi mọi vật có thể quét theo dòng chảy thì được gọi là lũ quét (hay lũ ống),

họ

thường diễn ra rất nhanh, khoảng 3-6 giờ. Lũ quét xảy ra bất ngờ, nhanh, có sức tàn
phá lớn ở các lưu vực nhỏ. Tiếng Anh lũ là flood, lũ quét là flash flood (flash là vụt


Đ
ại

hiện rồi tắt), tiếng Trung Quốc lũ là "hồng thuỷ", nghĩa là "nước lớn".
Lũ lụt là hiện tương thuỷ văn đặc biệt nguy hiểm, nhất là lũ quét. Trong một số

trường hợp nó có sức tàn phá khủng khiếp và trở thành thảm hoạ tự nhiên, như trận lũ
quét năm 1998 ở thị xã Lai châu (cũ) đã xoá sổ cả bản Mường Lay và khu vực thị xã.
Lũ thường xảy ra ở vùng núi, nơi có địa hình đồi núi cao xen kẽ với thung lũng và
sông suối thấp.
Lũ quét tạm thời có thể phân chia làm 3 loại: + Lũ gây ra do mưa địa phương,
tập trung lớn ở các lưu vực tự nhiên (hầu như chưa có tác động của con người); + Lũ
gây ra do mưa lớn trên các lưu vực đã chịu tác động mạnh của các hoạt động kinh tế
của con người làm mất ổn định hay phá vỡ cân bằng sinh thái lưu vực (thay đổi lớp
Trang 8


phủ, chế độ dòng chảy, lượng trữ hay các đặc tính lưu vực…)+ Lũ gây ra do tháo, vỡ
thình lình một lượng nước tích do vỡ đập chắn hay các đập giữ nước, các đập băng...
Lũ quét thường gây họa cho các sông nhỏ và vừa nhưng ít đối với sông lớn. ở các
lưu vực sông suối nhỏ miền núi, điều kiện thuận lợi để hình thành lũ quét như: địa hình
chia cắt, độ dốc lưu vực và độ dốc lòng sông /suối lớn, độ ổn định của lớp đất trên bề mặt
lưu vực yếu do quá trình phong hóa mạnh, lớp phủ thực vật bị tàn phá… ở những nơi này,
khả năng xảy ra mưa lớn, tập trung trong một thời gian ngắn thì dễ xảy ra lũ quét.

uế

Trong những năm gần đây lũ quét đã xảy ra thường xuyên hơn tại Việt Nam với
khoảng 2-4 trận lũ quét mỗi năm. Sự xuất hiện của lũ quét ở quy mô nhỏ nhưng thiệt


H

hại rất lớn về người và tài sản (SRV 2007)

1.1.3 Một số đặc trưng lũ lụt của các vùng (SRV 2007)

tế

Lũ lụt ở hệ thống sông miền Bắc: mùa lũ trên các sông Hồng và sông Thái Bình
xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9, tính trung bình mỗi năm khu vực này phải đối mặt

in

thuộc vào quy mô và sức mạnh của nó.

h

với khoảng 3- 5 trận lũ lụt, mỗi trận lũ lụt như thế có thể kéo dài từ 8-15 ngày tuỳ

cK

Lũ trên khu vực sông miền Trung: Mùa lũ trên các sông từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh
là từ tháng 6 đến tháng 10 mỗi năm. Lũ trên các con sông này thường xảy ra trên chính
dòng chảy nhờ hệ thống đê điều ngăn chặn việc chảy tràn. Trên các con sông từ Quảng

họ

Bình đến Bình Thuận, mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12. Khu vực này được đặc trưng bởi hệ
thống sông ngắn và dốc, hệ thống đê còn dở dang nhiều và chất lượng thấp. Do đó, lũ


Đ
ại

không chỉ xảy ra trên các con sông chính mà còn lan rộng và gây thiệt hại trên diện rộng.
Lũ trên các sông ở Tây Nguyên: trong khu vực không có hệ thống sông lớn và

lượng mưa hằng năm thấp, phạm vi chịu lũ lụt hẹp và chủ yếu là lũ quét.
Lũ lụt trên sông Đông Nam Bộ: lũ lụt không lớn nhưng kéo dài hơn.
Lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long: mức ngập lụt ở khu vực này được tạo ra bởi
lũ thượng nguồn và cũng trực tiếp chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Lũ lụt đồng bằng
sông Cửu Long chậm nhưng lũ kéo dài gây ngập lụt trên diện rộng.
1.1.4 Tác động của lũ lụt tới kinh tế xã hội, sức khoẻ và môi trường:
Lũ lụt có thể gây ra những tác động tiêu cực tới đời sống xã hội sức khoẻ, môi
trường, làm tổn hại cho nền kinh tế qua các năm:
Trang 9


a. Về xã hội:
Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những người nông dân nghèo, các dân
tộc thiểu số vùng núi, người già trẻ em và phụ nữ. Hiện nay tình hình di cư của lao động
nông thôn lên thành thị ngày càng gia tăng dẫn đến một thực tế là trong mùa lũ không có
nguồn nhân lực cho ứng phó lũ lụt cũng như công tác phục hồi sau lũ, chủ yếu còn cư
trú tại các vùng nông thôn là phụ nữ, người già và trẻ em. Một số lượng lớn trẻ em
không thể đến trường trong mùa lũ, số lượng học sinh tại các trường cũng giảm đi trong

uế

mùa lũ (IMOLA 2006). Người già có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trong mùa lũ.
Tác động tích cực về mặt xã hội của thiên tai, chúng ta thấy được sự gắn kết


H

cộng đồng đã được mạnh mẽ hơn và mọi người đã có sự giúp đỡ nhau trong trận lũ
lụt năm 1999 (Trần et al 2008). Nghiên cứu của Malin (2005) đã chỉ ra rằng xã hội

tế

Việt Nam phải đối phó nhiều với lũ lụt, một tỷ lệ lớn người dân đã nhận được sự hỗ
trợ từ Chính phủ, các tổ chức từ thiện và chính quyền địa phương trong công tác

h

phục hồi sau lũ lụt, sự tương thân giúp đỡ nhau giữa cộng đồng là yếu tố quan trọng

in

cho sự phục hồi.

cK

Tình trạng mưa to và lũ lớn làm thiệt hại về tính mạng của người dân và ảnh
hưởng gián tiếp tới sức khỏe thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng dịch bệnh.
Tại các cộng đồng nghèo, các cơ sở vệ sinh môi trường và các cơ sở hạ tầng khác

họ

thường bị phá huỷ sau khi xảy ra thiên tai. Sự di dời dân trong mùa lũ cũng làm căng
thẳng thêm hệ thống vệ sinh môi trường ở những nơi cư trú tạm thời, lũ lụt làm hạn chế

Đ

ại

tiếp xúc với nguồn nước an toàn (NAV 2010). Nước lũ làm gia tăng các bệnh từ nước.
Lũ lụt gây ra vấn đề nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân địa phương đặc

biệt là người già và tàn tật trong gia đình, phụ nữ và trẻ em sống trong cộng đồng nghèo
với nguồn thực phẩm bị hạn chế, thiếu nguồn nước uống và vệ sinh kém. Tình hình
dịch bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy ở những người khác khi lũ lụt xảy ra.
b. Về môi trường:
Thiên tai là yếu tố trực tiếp gây nên suy thoái môi trường, thiên tai tạo ra cho tự
nhiên khả năng phục hồi thấp (NAV, 2010)
Một tác động nghiêm trọng của lũ lụt là tác động tới sức khoẻ con người, đặc
biệt là những cộng đồng thiếu nước sạch, nước uống an toàn. Nước lũ cũng có thể tăng
Trang 1
0


nguy cơ từ các tác nhân gây bệnh truyền qua nước. Vùng hạ lưu của các con sông và
khu vực trũng thấp có thể nhận một lượng rác ứ đọng, xác chết động thực vật, bùn từ
thượng nguồn trong mùa mưa lũ (P.Tran, 2007).Từ nước, chất bẩn và mầm bệnh
nhiễm vào đất, cây trồng, vật nuôi, nhà cửa, đồ dùng... Do đó rất dễ bùng phát các loại
bệnh dịch như: tiêu chảy, đau mắt, viêm da, sốt xuất huyết, sốt rét... ô nhiễm môi
trường làm tăng nguy cơ gây bệnh, lây lan mầm bệnh từ nơi này tới nơi khác.
Ảnh hưởng quan trọng của lũ lụt là sự huỷ hoại môi trường dẫn tới sự suy giảm

uế

chất lượng môi trường như: sự tồn tại của các đầm lầy sau lũ trở thành nên sinh sản
của các dịch bệnh truyền qua nước, phá huỷ các cánh đồng cùng với cây trồng vật


H

nuôi, ảnh hưởng tới đa dạng sinh học do sự du nhập của các loài ngoại lai...Lũ lụt
chiếm một nửa số vụ thiên tai trên toàn thế giới và 84% các thảm họa tử vong. Lũ lụt

tế

có thể gây ô nhiễm nguồn nước cấp và khi xảy ra tại các đô thị có dịch vụ nước và vệ
sinh kém sẽ dẫn đến tình trạng bệnh tật gia tăng. Trên thế giới có nhiều đô thị nằm ven

h

biển, dễ bị tổn thương trước nguy cơ lũ lụt.

in

Chỉ tiêu đánh giá thiệt hại về môi trường:

cK

Hoa Kỳ có các đạo luật quy định các cơ quan chức năng từ liên bang, bang cho
đến địa phương có năng lực đánh giá thiệt hại về môi trường. Các thiệt hại được đo
lường bao gồm (1) chi phí phục hồi tài nguyên môi trường bị tổn hại, (2) suy giảm

họ

phúc lợi xã hội trong thời gian tài nguyên môi trường bị tổn hại và chưa được phục
hồi; và (3) chi phí đánh giá thiệt hại (Swanson and Kontoleon, 2003).

Đ

ại

Bộ NN&PTNN, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão đã có hướng dẫn
về việc đánh giá thiệt hại của thiên tai. Thiệt hại môi trường được đánh giá thông qua:
Diện tích vùng dân cư bị ô nhiễm: là diện tích mặt đất những nơi có nguồn

nước (gồm nước sinh hoạt, nước sản xuất, nước cho nuôi trồng thuỷ hải sản...) hoặc
môi trường không khí có đặc tính hoá học vượt các tiêu chuẩn an toàn cho phép gây
nguy hiểm cho con người cũng như các loài động thực vật. Chúng ta không ước tính
giá trị thiệt hại của diện tích vùng dân bị ô nhiễm.
Số người thiếu nước sạch sử dụng: người thiếu nước sạch là người không đủ 20
lít nước cho ăn, uống tắm giặt bình quân một ngày, không ước tính giá trị thiệt hại về
số người thiếu nước sạch sử dụng.
Trang 1
1


c. Về kinh tế
N.Xten (Nicholas Stern, 2000), tác giả của Báo cáo đánh giá tổng quan “
Nghiên cứu kinh tế về biến đổi khí hậu” đã ước tính rằng, nếu chúng ta không hành
động tổng chi phí và rủi ro chung do biến đổi khí hậu gây ra có thể tương đương với
việc mất ít nhất 5% GDP toàn cầu/năm. Con số thiệt hại có thể tăng lên 20% GDP
hoặc cao hơn nếu một loạt những rủi ro và tác động không được xem xét tới. Trong đó
chi phí tổn thất của các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với những nước phát

uế

triển. Carraro và Alessandra (2008) đã đánh giá giá trị kinh tế các tác động của biến
đổi khí hậu cho các thành phần kinh tế và các khu vực tại nước Ý.


H

Thiên tai ở Việt Nam là trở ngại trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, quá trình
thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ...Việt Nam có hơn 80% dân số sống có nguy cơ tác

tế

động trực tiếp của thiên tai. Thiên tai đã lấy đi nhiều thành tích trong phát triển kinh tế
(SRV 2007). Ví dụ , trong thời gian 5 năm 2002-2006, thiên tai Việt Nam đã giết chết

h

1.700 người, làm thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 75.000 tỷ đồng. Lũ lụt có nhiều ảnh

in

hưởng tiêu cực tới nông nghiệp như thiệt hại về lúa, hoa màu và cây lương thực bị hư

cK

hại, gia cầm, gia súc bị chết trong lũ và vì dịch bệnh sau lũ.
Chăn nuôi là một trong những hoạt động sinh kế phổ biến nhất của các hộ gia
đình ở Việt Nam, khi thiên tai xảy ra hộ gia đình bị mất mát tài sản của họ bao gồm cả

họ

việc suy giảm chất lượng chăn nuôi (Malin, 2005). Vật nuôi sống sót được sau những
trận lũ lụt thì cũng phải chống chọi với dich bệnh. Dân số Việt Nam chủ yếu hoạt động

Đ

ại

trong sản xuất nông nghiệp và phụ thuộc vào các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt
là nông nghiệp và thuỷ sản. Người ta ước tính khoảng 70% dân số sống ở nông thôn và
các hoạt động nông nghiệp là nguồn thu nhập chính (Viner, 2006). Lũ lụt sẽ gây tác
động to lớn về nông nghiệp như tăng trưởng của các loài cây trồng, tăng nguy cơ dịch
bệnh dẫn tới sự suy giảm của sản lượng cây trồng. Trong tháng 11 và tháng 12 năm
1999, hai trận lụt được coi là lớn nhất trong vòng một trăm năm đã xảy ra tại miền
Trung. Lũ lụt đã làm ngập trên chín tỉnh, dẫn đến thiệt hại nặng nề về người, vật chất,
thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Thiệt hại nặng nề nhất là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, chi phí thiệt hại vật chất trong khu vực
ước tính là hơn 340 triệu đô, chiếm khoảng 2% GDP cả nước (CCFSC, 1999)
Trang 1
2


Về cơ sở hạ tầng: Trong mùa mưa, cơ sở hạ tầng và các khu dân cư của lưu vực
sông bị thiệt hại rất lớn do lũ lụt (NAV, 2010). Lũ lụt phá vỡ nhiều tuyến đường giao
thông gây ra tình trạng bị cô lập ở nhiều nơi, làm trì hoãn hoạt động sản xuất kinh
doanh và khả năng tiếp cận với dịch vụ của người dân.
Đối với cư dân ven biển, cộng đồng dựa này sinh sống dựa vào đánh bắt và
nuôi trồng thuỷ hải sản thì thiên tai đặc biệt là bão lũ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh
kế của người dân trong mùa lũ. Hoạt động đánh bắt xa bờ của cư dân bị hạn chế và dễ

uế

gặp phải rủi ro khi tham gia đánh bắt trong mùa mưa lũ về tính mạng và tài sản. Hằng

lớn tới kinh tế xã hôi và sức khoẻ. (Tuấn, 2009).


H

năm Quảng Nam thường chịu tác động của 3 - 4 trận lụt, tình trạng lũ lụt gây thiệt hại

Đặc biệt là lũ quét đã gây ra những thiệt hại to lớn về người và của đối với một

tế

bộ phận nhân dân thuộc vùng sâu, vùng xa mà đại bộ phận là thuộc dân tộc thiểu số.

1.1.5.1 Nhóm chỉ tiêu nhà ở

in

( Bộ NN&PTNN -Dự án VIE/01/014)

h

1.1.5 Khái niệm các chỉ tiêu về thống kê đánh giá thiệt hại kinh tế do lũ lụt

cK

1.1.5.1.1 Các định nghĩa về nhà ở

Nhà kiên cố: gồm biệt thự, nhà cao tầng, nhà một tầng mái bằng, thời gian sử
dụng cao (từ 50 năm trở lên)

họ

Nhà bán kiên cố: là nhà có chất lượng xây dựng và thời gian sử dụng thấp so

với nhà kiên cố (khoảng trên dưới 20 năm). Bao gồm các nhà tường xây hay ghép gỗ,

Đ
ại

mái ngói, mái tôn (hoặc vật liệu tương đương).
Nhà tạm và các loại nhà khác: là các loại nhà không thuộc các nhóm trên. Gồm

nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng để ở
có tính chất tạm thời.

1.1.5.1.2 Các chỉ tiêu về nhà ở
a. Nhà sập đổ, cuốn trôi:
Khái niệm / định nghĩa:
Nhà ở bị sập đổ, bị cuốn trôi là những ngôi nhà ở của dân (gồm cả nhà tập thể,
nhà ở của dân do nhà nước cấp) bị sập đổ hoàn toàn hoặc bị cuốn trôi do ảnh hưởng
của lụt, bão thiên tai mà không thể sửa chữa hoặc khắc phục lại được.
Trang 1
3


Phương pháp tính:
Ước giá trị thiệt hại: Cần đánh giá từng hạng mục/công trình một. Giá trị thiệt
hại của ngôi nhà là giá trị còn lại của ngôi nhà đó trước khi bị thiên tai, không tính giá
trị tài sản có trong căn nhà đó. Đánh giá theo các bước:
+ Giá trị xây dựng ban đầu
+ Thời gian có thể sử dụng để ở
+ Thời gian đã ở

uế


+ Khấu hao từng năm = giá trị xây dựng ban đầu/thời gian sử dụng để ở

(Thời gian có thể sử dụng để ở- Thời gian đã ở)
b) Nhà bị hư hại:

tế

Khái niệm / định nghĩa

H

+ Giá trị còn lại của ngôi nhà= giá trị xây dựng ban đầu- (khấu hao từng năm)*

Nhà ở bị hư hại là nhà ở của dân bị hư hại một phần như tốc mái, lở tường... do

bảo an toàn để ở.

cK

Phương pháp tính:

in

h

ảnh hưởng trực tiếp của lụt, bão mà có thể sửa chữa, khôi phục hoặc cải tạo lại đảm

Ước giá trị thiệt hại: Cần đánh giá từng hạng mục/công trình một. Đánh giá cần
dựa trên:


họ

+ Giá trị còn lại của ngôi nhà (tính như đối với nhà ở bị sập đổ hoàn toàn)
+ Mức độ thiệt hại do lụt, bão gây ra (%)

Đ
ại

+ Ước thiệt hại= giá trị còn lại * mức độ thiệt hại
c) Nhà bị ngập nước:
Khái niệm / định nghĩa
Nhà bị ngập nước là những ngôi nhà ở của dân bị ngập sàn, nền, mức độ ngập

từ 0,2 m trở lên đối với diên tích sinh hoạt thường xuyên.
Phương pháp tính
Ước giá trị thiệt hại: (như mục nhà bị hư hỏng)
d) Tài sản bị thiệt hại
Khái niệm / định nghĩa

Trang 1
4


Tài sản bị thiệt hại: là toàn bộ tài sản của các hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp
do lụt, gây ra (bàn, ghế, giường, tủ, máy giặt, máy tính, ti vi, điện thoại...) bị cuốn trôi
hoặc bị hỏng (có thể hoặc không thể sửa chữa được).
Phương pháp tính
Ước giá trị thiệt hại của các tài sản: cần đánh giá để tính toán cho từng loại tài
sản một.

+ Đối với các tài sản bị trôi hoặc bị hỏng mà không sửa chữa được: tính giá trị

uế

còn lại của tài sản đó (theo giá thị trường nếu bán tài sản đó đi)

H

+ Đối với các tài sản bị hỏng có thể sửa chữa được cần tính:

Tính giá trị còn lại của tài sản đó (theo giá thị trường nếu bán tài sản đó đi)

tế

Mức độ hư hỏng của tài sản đó (%)

Khái niệm / định nghĩa:

in

1.1.5.2 Nhóm chỉ tiêu về giáo dục

h

Giá trị thiệt hại = giá trị còn lại * mức độ hư hỏng

cK

- Điểm trường là cơ sở vật chất của trường học. Điểm trường là nơi có các
phòng học, có bàn ghế cho học sinh đến học. Một trường học có thể có một hoặc nhiều

điểm trường.

họ

- Điểm trường bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt là điểm trường có cơ sở vật chất
của trường như phòng học, bàn ghế, sách vở, dụng cụ học tập dành cho học

Đ
ại

sinh... bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt.
Phương pháp tính:
Ước tính thiệt hại của số điểm trường bị thiệt hại bằng tổng số thiệt hại của:

phòng học bị đổ trôi, phòng học bị hư hại
1.1.5.3 Nhóm chỉ tiêu về nông lâm nghiệp
Đại gia súc bị thiệt hại: là số gia súc (con) có trọng lượng và giá trị lớn như:
trâu, bò, ngựa... bị chết hoặc bị mất do thiên tai gây ra.
Tiểu gia súc bị thiệt hại: là số gia súc (con) có trọng lượng và giá trị nhỏ hơn
như: dê, lợn, chó... bị chết hoặc bị mất do lũ lụt gây ra.
Trang 1
5


×