Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã xuân hồng, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.99 KB, 86 trang )

I HC HU
TRNG I HC KINH T

t
H

u

KHOA KINH T V PHT TRIN

h

KHểA LUN TT NGHIP I HC

ng


i

h

cK

in

AẽNH GIAẽ THặC TRANG Sặ DUNG
T
NNG NGHIP TRN ậA BAèN XAẻ
XUN HệNG, HUYN NGHI XUN, TẩNH
HAè TẫNH




Sinh viờn thc hin:
Nguyn Th Huyn

Tr

Lp K42 TNMT
Niờn khúa: 2008 - 2012

Giỏo viờn hng dn:
Th.S Tụn N Hi u


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h


tế
H

uế

Huế, Khóa học 2008 - 2012


uế

Lời Cảm Ơn
ơ

tế
H

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trong quá trình nghiên
cứu, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp
đỡ từ nhiều cá nhân và tổ chức.

in

h

Với tình cảm và lòng kính trọng sâu sắc em xin chân thành cảm

cK

ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển đã truyền đạt cho

em những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và nghiên cứu tại

họ

trường.

Đ
ại

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo Th.S Tôn Nữ Hải
Âu đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.

ng

Em xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng toàn thể các

ườ

anh chị Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân và UBND xã Xuân

Tr

Hồng đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình thực
tập.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình,


bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực tập chưa


uế

nhiều, năng lực của bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi

tế
H

những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy
cô, bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

Hà Tĩnh, tháng 5 năm 2012

in

h

Sinh viên thực hiện

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ


cK

Nguyễn Thị Huyền


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn

uế

Mục lục
Danh mục các bảng

tế
H

Danh mục viết tắt

ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1

h

2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................................... 2

in

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3

4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 3

cK

5. Hạn chế của đề tài ............................................................................................................ 4
6. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................... 4

họ

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................... 5
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................................................... 5

Đ
ại

1.1.1. Các khái niệm đất đai, đất nông nghiệp, độ phì nhiêu của đất ........................ 5
1.1.1.1. Đất đai ............................................................................................................. 5
1.1.1.2. Đất nông nghiệp ............................................................................................. 6

ng

1.1.1.3. Độ phì nhiêu của đất ...................................................................................... 7

1.1.2. Đặc điểm của đất đai ............................................................................................. 8

ườ

1.1.3. Đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp .......................................................... 10


Tr

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................... 11
1.1.4.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên ............................................................ 11
1.1.4.2. Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác .............................................. 11
1.1.4.3. Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức ................................................................ 12
1.1.4.4. Nhóm các yếu tố xã hội ............................................................................... 12

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................................. 13
1.2.1. Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển sản xuất


nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam ........................................................... 13
1.2.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 13
1.2.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam........................................................................ 14
1.2.2. Hiện trạng đất Việt Nam năm 2006 .................................................................. 16

uế

1.2.3. Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .......... 16
1.2.3.1. Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............................ 16

tế
H

1.2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......................... 17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ

XUÂN HỒNG, HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH ........................... 20
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................................... 20


in

h

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 20
2.1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 20

cK

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình ........................................................................................ 20
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu ......................................................................................... 21
2.1.1.4. Đặc điểm thủy văn ....................................................................................... 21

họ

2.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên ................................................................ 21
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Xuân Hồng ................................................ 23

Đ
ại

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động...................................................................... 23
2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã ................................................ 27
2.1.2.3.Tình hình phát triển văn hóa - xã hội.......................................................... 30

ng

2.1.3. Đánh giá về tiềm năng đất đai của xã Xuân Hồng .......................................... 32
2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ XUÂN


ườ

HỒNG, HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH ................................................ 33

2.2.1. Quy mô, cơ cấu, diện tích các loại đất của xã ................................................. 33

Tr

2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp xã Xuân Hồng ........................................ 35
2.2.3. Quy mô, cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng chính của xã .......... 38

2.3. KẾT QUẢ SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP Ở XÃ ....... 40
2.3.1. Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp ở xã ................. 40
2.3.2. Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của xã ................................. 45
2.3.2.1. Diện tích năng suất và sản lượng cây lương thực của xã ........................ 46


2.3.2.2. Diện tích năng suất và sản lượng cây lấy củ, quả và rau màu của xã ... 47
2.3.2.3. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao năng suất cây
trồng của địa phương ................................................................................. 49
2.3.3. Kết quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở xã Xuân Hồng .................. 55

uế

2.3.3.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp của xã Xuân Hồng .................................... 55
2.3.3.2 Hiệu quả sử dụng đất .................................................................................... 56

tế
H


2.3.3.4. Hiệu quả môi trường .................................................................................... 58
2.3.4. Xác định các loại hình sử dụng đất có hiệu quả và có triển vọng nhằm
nâng cao năng suất cây trồng ............................................................................ 61
2.3.4.1. Những căn cứ lựa chọn các loại hình sử dụng đất ................................... 62

in

h

2.3.4.2. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất .......................................................... 62
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ ...... 64

cK

3.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất ............................................................................. 64
3.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của xã.......................................................... 64
3.3. Một số giải pháp thực tế nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cây trồng ở xã ........ 65

họ

3.4. Mục tiêu đề ra trong việc quy hoach sử dụng đất của xã trong tương lai ........... 67
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 69

Đ
ại

3.1. Kết luận ........................................................................................................................ 69
3.1.1. Những thuận lợi ................................................................................................... 69
3.1.2. Khó khăn .............................................................................................................. 70


ng

3.2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 70

Tr

ườ

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 72


DANH MỤC CÁC BẢNG

uế

Trang
Bảng 1: Hiện trạng phân bố dân cư, lao động của các xã năm 2010 .......................... 24

tế
H

Bảng 2: Cơ cấu lao động theo ngành năm 2011 của xã................................................. 25
Bảng 3: Cơ cấu thu nhập kinh tế của xã năm 2011 ........................................................ 26
Bảng 4: Quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của xã Xuân Hồng giai đoạn 2008 - 2011.......... 29
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất đai xã Xuân Hồng năm 2010 ..................................... 34

h

Bảng 6: Quy mô, cơ cấu, diện tích đất nông nghiệp xã Xuân Hồng qua 3 năm


in

2009-2011 ............................................................................................................... 36

cK

Bảng 7: Biến động diện tích gieo trồng một số cây trồng chủ yếu của xã Xuân
Hồng 2009-2011 .................................................................................................... 39
Bảng 10: Loại hình và các kiểu sử dụng đất của xã ....................................................... 41

họ

Bảng 8: Diện tích; sản lượng lúa Đông Xuân và Hè Thu của xã từ năm 2008 - 2011 . 46
Bảng 9: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã .................... 48

Đ
ại

Bảng 12: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt được của xã ................................................ 55
Bảng 15: Hệ số sử dụng đất canh tác của xã Xuân Hồng 2009-2011 ......................... 56
Bảng 13: Thực trạng đời sống của nhân dân trong xã năm 2011 ................................ 58

ng

Bảng 14: Tình hình đầu tư phân bón đối với một số cây trồng chính......................... 59

Tr

ườ


Bảng 16 : Bảng cân đối sử dụng đất trước và sau khi quy hoach đến năm ............... 68


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

: Loại hình sử dụng đất

VSV

: Vi sinh vật

BVTV

: Bảo vệ thực vật

TLSX

: Tư liệu sản xuất

NSRĐ

: Năng suất ruộng đất

HTX

: Hợp tác xã

in


h

tế
H

LUT ( LAND USE TYPE)

: Bảo hiểm y tế

cK

BHYT
DTGT

: Diện tích gieo trồng

DTCT

: Diện tích canh tác
: Năng suất

họ

NS
SL

Tr

ườ


ng

KT-XH

Đ
ại

DT
FAO

uế

WTO ( WORLD TRADE ORGANIZATION) : Tổ chức thương mại thế giới.

: Sản lượng
: Diện tích
Tæ chøc N«ng nghiÖp vµ L­¬ng thùc
Liªn hiÖp quèc
(Food and Agriculture Organization)
: Kinh tế xã hội


Khóa luận tốt nghiệp

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Tất cả các nước trên thế giới dù ở trình độ phát triển không giống nhau đều phải

uế


quan tâm tới việc xây dựng "một nền nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát

tế
H

triển lâu bền" với mục tiêu quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng sự
thay đổi công nghệ thoả mãn liên tục các nhu cầu của thế hệ hôm nay và mai sau.
Đất là "cơ sở của sản xuất nông nghiệp" là "tư liệu sản xuất đặc biệt" là "đối
tượng lao động độc đáo" đồng thời cũng là môi trường sản xuất ra lương thực, thực

h

phẩm với giá thành thấp nhất, là một nhân tố quan trọng hợp thành môi trường, do đó

in

chiến lược sử dụng đất hợp lý, tất yếu phải là một phần hợp thành của chiến lược nông

cK

nghiệp sinh thái và phát triển lâu bền của tất cả các nước trên thế giới cũng như ở nước
ta hiện nay.

Đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có giới hạn về diện tích, có nguy cơ bị suy

họ

thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình
hoạt động sản xuất. Trong khi đó, xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh kéo

theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, các sản phẩm công

Đ
ại

nghiệp, các nhu cầu văn hoá, xã hội, nhu cầu về đất cho xây dựng v.v... Tất cả những
cái đó đã tạo nên áp lực ngày càng lớn lên đất đai, làm cho quỹ đất nông nghiệp luôn
có nguy cơ bị giảm diện tích, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế.

ng

Do vậy cần phải có những giải pháp sử dụng đất trên quan điểm thích hợp và phát triển
bền vững.

ườ

Ở nước ta, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình

chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý

Tr

kinh tế, xã hội trong nông nghiệp và ở nông thôn từ lao động thủ công là chính sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện sản xuất và
phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa
học công nghệ, tạo ra năng suất lao động trong nông nghiệp ngày càng cao, làm thay
đổi diện mạo của nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân. Tuy nhiên, nó kéo theo

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


1


Khóa luận tốt nghiệp
nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động phi nông nghiệp tăng theo. Hiện nay nhà nước
có chủ trương và đã thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới đã góp phần nâng cao
chất lượng đất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, từng bước nâng cao thu nhập
và cải thiện đời sống cho người dân, bảo vệ môi trường sống và giải quyết các vấn đề xã

uế

hội, đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững theo mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực.
Trong bối cảnh mở rộng hợp tác và giao lưu trao đổi hàng hóa với các nền kinh

tế
H

tế trên thế giới hiện nay, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đem lại cho
nền nông nghiệp nước ta những cơ hội hòa nhập nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều

khó khăn và thách thức. Việc cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn, yêu cầu về sản
phẩm và chất lượng ngày càng cao hơn, các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm càng

in

h

được chú trọng. Do đó, việc tiến hành hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn để đáp ứng
được nhu cầu con người như hiện nay là rất cần thiết. Vì vậy, việc sử dụng quỹ đất hợp


cK

lý, đặc biệt là đất nông nghiệp sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đó.
Xuân Hồng là một xã nằm cách trung tâm huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh về
phía nam 10 Km. Có quốc lộ 1A chạy dọc theo hướng Bắc nam với chiều dài 5Km.

họ

Đây là địa phương chịu ảnh hưởng của xu thế mở rộng đô thị. Thực trạng này tác động
tới quá trình sử dụng đất khi đại bộ phận dân số địa phương có sinh kế phụ thuộc vào

Đ
ại

nông nghiệp.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề, tôi chọn đề tài: “ Đánh giá
thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân,

ng

tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài thực tập khóa luận của mình.
2. Mục tiêu của đề tài

ườ

* Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên vùng

nghiên cứu.


Tr

* Mục tiêu cụ thể:
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:
- Mục tiêu 1: Hệ thống hóa các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề

sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
- Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Xuân Hồng qua 3
năm 2009 – 2011.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền

2


Khóa luận tốt nghiệp
- Mục tiêu 3: Lựa chọn loại hình sử dụng đất nông nghiệp có triển vọng trong
thời gian tới của xã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu : Là thực trạng sử dụng đất nông trên địa bàn nghiên cứu.

- Không gian : xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

uế

* Phạm vi nghiên cứu

tế
H


- Thời gian: nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất giai đoạn 2009- 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu vấn đề trên và đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng

h

một số phương pháp sau:

xây dựng tiền đề lý luận của đề tài.

in

* Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng: phương pháp này nhằm

cK

* Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:

- Phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp: Thu thập và kế thừa chọn

họ

lọc các cơ sở dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu ( sách vở, giáo trình,
internet...), từ báo cáo của các cơ quan quản lí địa phương, các nghiên cứu trước đây.
Hầu hết các số liệu phân tích trong bài này tập trung chủ yếu các số liệu thứ cấp. Chủ

Đ
ại


yếu tập trung vào các dữ liệu sau:

+ Số liệu khí tượng trung bình về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi, chế
độ gió, bão… tại trạm khí tượng trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh.

ng

+ Điều tra khảo sát thực địa nhằm thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh

tế - xã hội và môi trường trên địa bàn xã Xuân Hồng.

ườ

+ Chọn lọc tài liệu, số liệu chính xác, tiêu biểu, khoa học.
+ Các nguồn số liệu về tình hình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất nông

Tr

nghiệp thu tại phòng thống kê, phòng nông nghiệp, phòng tài nguyên và môi trường
huyện, xã.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn 30 hộ gia đình để đưa ra một số

nhận xét về mức đầu tư phân bón cho cây trồng và vấn đề bảo về đất sau khi canh tác
của người dân để làm rõ các thông tin từ các số liệu thứ cấp.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền

3



Khóa luận tốt nghiệp
* Phương pháp phân tích thông tin:
- Phương pháp thống kê: Dựa vào sự tổng hợp các số liệu thống kê để so sánh,
phân tích, làm cơ sở cho những vấn đề có tính quy luật.
- Phương pháp so sánh: Dựa vào con số thống kê để so sánh các nhóm đối tượng

uế

khác nhau, các loại đất khác nhau để tìm ra quy luật và xu hướng biến động của chúng.
- Phương pháp chuyên gia: Quá trình phân tích sẽ được tham khảo hay tham vấn

tế
H

với các cán bộ địa phương và các chuyên gia trong lĩnh vực này.
* Phương pháp dùng hàm excel:

Dùng các hàm tính toán cơ bản trong excel để xử lí các thông tin thu được từ
phỏng vấn.

in

h

* Khảo sát thực địa, thu thập hình ảnh liên quan tới đề tài.
5. Hạn chế của đề tài

cK

Trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài này, đề tài chỉ tập trung phân tích thực trạng

sử dụng đất trên cơ sở sử dụng phần nhiều các số liệu thứ cấp đã được tổng hợp. Vì
vậy đề tài chỉ phân tích hiệu quả sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu năng suất đạt được

họ

của các loại cây trồng khác nhau, các loại đất khác nhau và hệ số sử dụng đất. Đề tài
không đi sâu phân tích các nhân tố vốn, lao động, và một số đặc điểm khác ảnh hưởng

Đ
ại

như thế nào đến hiệu quả sử dụng đất. Nếu có được những phân tích kết hợp và đầy đủ
như thế thì đề tài sẽ sâu sắc và thuyết phục hơn.
Do thời gian và năng lực hạn chế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy

ng

mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè cùng những người nghiên cứu để đề
tài được hoàn thiện hơn.

ườ

6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm có 3 chương:

Tr

Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương II: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Xuân Hồng, huyện Nghi


Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã
Xuân Hồng.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền

4


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các khái niệm đất đai, đất nông nghiệp, độ phì nhiêu của đất

tế
H

1.1.1.1. Đất đai

uế

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, "đất đai'' được nhìn nhận là một nhân
tố sinh thái. Đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái
đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Những thuộc tính

in


h

của đất đai bao gồm: khí hậu, thổ nhưỡng và lớp địa chất bên dưới, thủy văn, giới động
vật, thực vật và những tác động của quá khứ cũng như hiện tại của con người.

cK

Có thể định nghĩa theo cách khác: Một vạt đất được xác định về mặt địa lý là một
diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có

họ

tính chu kỳ có thể dự đoán được của các điều kiện sinh thái bên trên và những thay đổi
bên trong nó như: không khí, đất (soil), điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và những
hoạt động hiện trạng của con người có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và

Đ
ại

tương lai.[12]

Như vậy đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng bao gồm cả không gian, thời
gian với các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường.

ng

Đặc điểm của đất trong nghiên cứu đánh giá đất là những thuộc tính của đất mà chúng ta
có thể đo lường hoặc ước lượng được.


ườ

Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều kiểu sử dụng:

Tr

- Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và trồng rừng).
- Sử dụng cơ sở sản xuất thứ yếu/gián tiếp (chăn nuôi).
- Sử dụng vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hóa loài sinh

vật, bảo vệ các loài quý hiếm).
- Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như đường sá, dân cư, công nghiệp, an
dưỡng…

SVTH: Nguyễn Thị Huyền

5


Khóa luận tốt nghiệp
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất
với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ
thuật được xác định.
Những loại hình sử dụng đất này có thể hiểu nghĩa rộng là các loại hình sử dụng

uế

đất chính (Major type of land use), hoặc có thể được mô tả chi tiết hơn với khái niệm
là các loại hình sử dụng đất (Land use type - LUT) và các kiểu sử dụng đất.


tế
H

- Hệ thống nông nghiệp: là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành
sản xuất và kỹ thuật để thực hiện thoả mãn các nhu cầu cho một xã hội. Nó biểu hiện
sự tác động qua lại giữa các hệ thống sinh học - sinh thái và môi trường tự nhiên, là đại
diện của hệ thống văn hoá - xã hội, qua các hành động xuất phát từ những thành quả

in

h

kỹ thuật.[15]

- Hệ thống canh tác: là một tổ hợp cây trồng được bố trí trong không gian và thời

cK

gian của một vùng khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù trong một điều kiện kinh tế - xã hội
nhất định.[11]

- Hệ thống cây trồng (cơ cấu cây trồng): là thành phần các giống cây trồng và

họ

loài cây được bố trí theo không gian và thời gian trong một hệ thống sinh thái nông
nghiệp, nhằm tận dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên - kinh tế - xã hội sẵn có.[4]

Đ
ại


- Loại hình sử dụng đất (LUT): là bức tranh mô tả hiện trạng sử dụng đất của một
vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội
và kỹ thuật xác định. [5]

ng

- Loại hình sử dụng đất chính: là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu vực
hoặc vùng nông - lâm nghiệp, các loại hình sử dụng đất chính được xác định chủ yếu

ườ

dựac trên cơ sở sản xuất các cây trồng hàng năm, lâu năm, lúa, đồng cỏ, rừng, khu giải
trí nghỉ ngơi, động vật hoang dã… [3]

Tr

- Đánh giá đất: đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn

có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng
đất cần phải có.[4]
1.1.1.2. Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển

SVTH: Nguyễn Thị Huyền

6



Khóa luận tốt nghiệp
rừng. Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất
làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác.
1.1.1.3. Độ phì nhiêu của đất
Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxy và chất dinh dưỡng cần

uế

thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho
cây. Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.

tế
H

Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều
kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Những điều

kiện đó là: Đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng. Độ
ẩm thích hợp. Nhiệt độ thích hợp. Chế độ không khí thích hợp cho hô hấp của thực vật

h

và hoạt động của vi sinh vật. Không có độc chất. Không có cỏ dại, đất tơi xốp đảm bảo

in

cho hệ rễ phát triển.

cK


Do đó, muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần
phải tác động đồng thời các yếu tố đối với đời sống cây trồng. Có thể dùng các biện
pháp như thủy lợi, kỹ thuật làm đất, phân bón, chế độ canh tác…để cải tạo đất. Ngoài

họ

luân canh cây trồng, các nhà khoa học đề xuất một số biện pháp kỹ thuật khác để cải
thiện và phục hồi độ phì nhiêu của đất. Đó là cải thiện chất hữu cơ trong đất bằng cách
bón phân hữu cơ hoặc phân rơm đã được ủ cho hoai. Sử dụng các loài nấm và vi khuẩn

Đ
ại

phân hủy rơm rạ trả lại dinh dưỡng cho đất. Tiến hành các biện pháp làm đất thích
hợp: Đối với canh tác rau màu nên làm ở độ ẩm thích hợp. Đối với canh tác lúa nên sử
dụng các loại máy cày nhỏ trong khâu chuẩn bị đất để hạn chế tác động nén dẽ trong

ng

điều kiện làm đất ướt. Những biện pháp này cũng đã được thực hiện mô hình thí
nghiệm và cho kết quả khả quan.

ườ

Tùy theo mục đích khác nhau, người ta chia độ phì nhiêu của đất đai ra thành các

loại: Độ phì nhiêu tự nhiên, độ phì nhiêu nhân tạo, độ phì nhiêu tiềm tàng và độ phì

Tr


nhiêu kinh tế.
- Độ phì nhiêu tự nhiên là do kết quả của quá trình phong hóa tự nhiên. Nó gắn

liền với thuộc tính hóa học, lý học và sinh vật của đất và môi trường xung quanh.
- Độ phì nhiêu nhân tạo là do kết quả của sự tác động có ý thức của con người,
bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý( cày, bừa, bón phân, luân canh cây trồng
và tưới tiêu), có căn cứ khoa học để thỏa mãn mục đích của con người.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền

7


Khóa luận tốt nghiệp
- Độ phì nhiêu tiềm tàng là hàm lượng các chất dinh dưỡng đất, tính ở thời điểm
đó. Nó là kết quả của sự tác động tổng hợp của các tác nhân tự nhiên và con người.
- Độ phì nhiêu kinh tế là độ phì nhiêu mà con người đã khai thác sử dụng cho
mục đích kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyển hóa của cây trồng sau một quá trình

uế

sản xuất.

Ngoài ra người ta còn chia độ phì nhiêu thành độ phì nhiêu tuyệt đối và độ phì

tế
H

nhiêu tương đối. Độ phì nhiêu của đất là một tiêu thức quan trọng để đánh giá kinh tế
đất và phân hạng đất và bố trí hợp lí cây trồng, vật nuôi để vừa khai thác tốt đất đai

vừa giữ gìn và bảo vệ đất.

h

- Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất:

nhu cầu của rễ cây và sinh vật đất phát triển.

in

+ Đất có độ xốp cao: >50% thể tích là kẽ hở, để chứa đủ nước và không khí cho

lượng, trung lượng và vi lượng.

cK

+ Giàu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng, bao gồm các nguyên tố đa

họ

+ Giàu chất hữu cơ (>5%) để: Cung cấp thức ăn cho cây và cho sinh vật đất.
Tạo độ xốp cho đất. Tăng tính đệm của đất (tính đệm là khả năng giảm chua, giảm

Đ
ại

kiềm, giảm độ độc của đất). Tăng tính hấp thu của đất, để giảm rửa trôi, bay hơi mất
dinh dưỡng. Khả năng trao đổi ion ( CEC) cao để giữu gìn dinh dưỡng và tiết dần
cho cây hấp thu.


+ Giàu vi sinh vật (VSV) có ích, gồm VSV tạo dinh dưỡng và VSV đối kháng

ng

(với VSV gây bệnh cây).

ườ

- Các biện pháp bảo vệ độ phì nhiêu cho đất:
+ Tăng cường bón phân hữu cơ cho đất, trong điều kiện Việt Nam hiện nay thì

Tr

càng nhiều càng tốt. Bón phân hóa học vừa đủ, cân đối.
+ Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV bằng các hóa chất độc hại và nếu có

điều kiện thì sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc để thay thế.
1.1.2. Đặc điểm của đất đai
Đất đai có những đặc điểm độc đáo, khác biệt với các tư liệu sản xuất khác và có
một số đặc điểm sau:

SVTH: Nguyễn Thị Huyền

8


Khóa luận tốt nghiệp
Thứ nhất, Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tặng vật của thiên nhiên cho loài
người, con người không thể làm ra đất mà chỉ có thể tác động lên nó tùy mục đích sử
dụng. Đất đai được cố định bởi không gian và diện tích nhất định nó chỉ biến đổi từ

dạng này sang dạng khác, từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác.

uế

Thứ hai, Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, bất cứ quốc gia
nào cũng cần có đất, nhà nước nào cũng phải có đất và phải có đất để tồn tại và phát triển.

tế
H

Chính là tài nguyên quý giá của quốc gia cho nên phải biết quý trọng và bảo vệ giữ gìn để

phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng nó có
chứa đựng những yếu tố lao động sống hoặc lao động vật hóa của con người.

Thứ ba, Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất đai

in

h

là môi trường sống của các loại sinh vật trong đó có cả con người. Trong đời sống xã
hội đất đai là công cụ lao động chung là điều kiện cần thiết để thực hiện tất cả các quá

cK

trình sản xuất. Đưa đất vào sản xuất thì đất trở thành tư liệu sản xuất nhưng vai trò của
đất đai trong các lĩnh vực không giống nhau. Đất đai gắn bó mật thiết với môi trường
sống, mối trường sống lại ảnh hưởng trực tiếp tới đất đai. Tính chất của đất cũng phần


họ

nào ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh lý của con người sống trên đất đó.
Thứ tư, Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, là nơi xây dựng của khu công nghiệp,

Đ
ại

an ninh quốc phòng. Con người và sinh vật cần có đất để trú ngụ. Thông qua lao động
con người trồng trọt, chăn nuôi trên đất, từ đó cho sản phẩm để con người nuôi sống
mình. Trong công nghiệp chế biến và xây dựng thì đất đai là địa điểm, là chỗ đứng, là

ng

nền tảng không gian để thực hiện quá trình lao động và còn là kho tài nguyên thiên
nhiên vật liệu. Đất đai còn là nơi xây dựng khu văn hóa, du lịch, là địa bàn phân bố an

ườ

ninh quốc phòng.

Thứ năm, Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với nông lâm nghiệp. Đất khác

Tr

với tư liệu sản xuất khác ở chỗ đất đai là tư liệu sản xuất gắn chặt với sự cố định địa
điểm. Trong nông nghiệp,lâm nghiệp đất đai hạn chế về diện tích và không gì thay thế
được. Các tư liệu sản xuất khác theo mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể
thay đổi về số lượng, những cái chưa được hoặc kém hoàn thiện có thể thay thế những
cái hoàn thiện hơn. Trong sản xuất nông lâm nghiệp đất đai có đặc tính tuyệt vời sử

dụng đúng thì độ phì nhiêu tăng và từ đó tăng năng suất cây trổng.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền

9


Khóa luận tốt nghiệp
1.1.3. Đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp
- Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động: đất đai vốn
là sản phẩm của tự nhiên, đất đai là kết tinh lao động của con người và đồng thời trở
thành sản phẩm của lao động, từ khi con người tiến hành khai phá đưa đất hoang hóa

uế

vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho con người. Đặc điểm này cần được lưu ý, trong
qua trình sử dụng đất con người phải không ngừng cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất. Bên

tế
H

cạnh đó, khi xây dựng các chính sách kinh tế có liên quan đến sử dụng đất nông
nghiệp thì cũng cần quan tâm đến đặc điểm này.

- Đất đai bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của đất đai là không
có giới hạn: cần phải quý trọng và sử dụng hợp lý đất đai, sử dụng một cách tiết kiệm,

in

h


hạn chế việc chuyển dịch ruộng đất sang mục đích khác vì số lượng diện tích đất đai
đưa vào canh tác bị giới hạn bởi không gian nhất định. Mặc dù bị giới hạn về mặt

cK

không gian, nhưng sức sản xuất của đất đai là không có giới hạn. Điều đó có nghĩa là
mỗi đơn vị diện tích đất đai nhờ tăng cường đầu tư sức lao động, đầu tư vốn và đưa

diện tích ngày càng nhiều.

họ

khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất mà sản phẩm mang lại trên một đơn vị

- Ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều: Các TLSX khác có

Đ
ại

thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác khi cần thiết còn ruộng đất thì ngược lại.
Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu có vị trí cố định gắn liền với tự nhiên, điều kiện
kinh tế và điều kiện xã hội của mỗi vùng, ruộng đất không thể di chuyển theo ý luốn

ng

của con người. Do đó, khi sử dụng ruộng đất để sản xuất cần căn cứ vào điều kiện tự
nhiên, xã hội và văn hóa của từng vùng để bố trí sản xuất. Ruộng đất có chất lượng

ườ


không đồng đều giữa các khu vực và ngay cả trên cánh đồng, đây là kết quả của một
mặt là của quá trình hình thành đất, mặt khác quan trọng hơn là do quá trình canh tác

Tr

của con người.
- Đất đai không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp

lý thì chất lượng đất đai sẽ ngày càng tốt hơn. Các TLSX khác sau một thời gian sử
dụng sẽ đều bị hao mòn hữu hình hoặc bị hao mòn vô hình, và cuối cùng sẽ bị đào thải
khỏi quá trình sản xuất và sẽ được thay thế bằng những tư liệu sản xuất mới có chất
lượng tốt hơn và giá cả rẻ hơn. Còn đối với TLSX là ruộng đất thì nếu được sử dụng

SVTH: Nguyễn Thị Huyền

10


Khóa luận tốt nghiệp
hợp lý thì chất lượng sẽ ngày càng tốt hơn, sức sản xuất sẽ tốt hơn và mang lại nhiều
sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đặc điểm này yêu cầu người sử
dụng đất phải nắm được quy luật tự nhiên về đất, để có phương pháp sử dụng đất hợp
lý. Đồng thời còn phụ thuộc vào chính sách ruộng đất của nhà nước, các chính sách

tiến bộ khoa học-công nghệ của từng giai đoạn phát triển nhất định.

uế

kinh tế vĩ mô khác và tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các


tế
H

- Đất đai thường không đồng nhất về mặt chất lượng: Đặc điểm này là do cấu tạo

vị trí, địa hình, thổ nhưỡng, độ màu mỡ của đất đai thường là khác nhau, bên cạnh đó
còn do chế độ chăm sóc, tưới nước, bón phân, luân canh cây trồng trong quá trình sử
dụng của con người.

in

h

Từ những đặc điểm trên đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của đất đai. Để giữ
gìn, bảo vệ và phát triển quỹ đất ngày càng hạn hẹp như hiện nay thì cần phải nắm

cK

chắc chất lượng đất, đầu tư thâm canh cải tạo đất, sử dụng đất hợp lý để tăng năng suât
cây trồng.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

họ

1.1.4.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng...) có ảnh


Đ
ại

hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp , vì các yếu tố
của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối. Vì vậy, cần đánh giá
đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp,

ng

định hướng đầu tư thâm canh đúng.

Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I. Theo

ườ

N.Borlang, người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các nước phát triển
cho rằng: yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới

Tr

trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì đất .[14]
1.1.4.2. Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng,

vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để hình
thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện sự hiểu
biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


11


Khóa luận tốt nghiệp
những dự báo thông minh và sắc sảo [9]. Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên
của sinh vật để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng
các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra. Theo Frank Ellis và Douglass
C.North, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ

uế

lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có
nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế

tế
H

nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta,

quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế [14]. Như vậy, nhóm
các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo
chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

cK

- Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất

in

Nhóm yếu tố này bao gồm:


h

1.1.4.3. Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức

Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên
cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu của thị trường, gắn với quy hoạch phát

họ

triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và các thể chế
luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường [16]. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây

Đ
ại

trồng vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên môn hoá, hiện đại hoá
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

ng

- Hình thức tổ chức sản xuất

Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức khai thác

ườ

và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [14]. Vì thế, cần phát huy thế mạnh của
các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất, thực hiện đa dạng hoá các


Tr

hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp
và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó [2] .
1.1.4.4. Nhóm các yếu tố xã hội
Nhóm yếu tố này bao gồm :
- Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị trường
nông sản phẩm. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [15], 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến

SVTH: Nguyễn Thị Huyền

12


Khóa luận tốt nghiệp
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị
trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
- Hệ thống chính sách (đất đai, hỗ trợ, điều chỉnh cơ cấu đầu tư…).
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển

uế

sản xuất nông nghiệp của Nhà nước.
- Những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các

tế
H

chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư.


Theo Douglas C.North, sự thay đổi công nghệ và sự thay đổi hợp lý các thể chế
là những yếu tố then chốt cho sự tiến triển của kinh tế - xã hội [18].

h

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

cK

1.2.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới

in

1.2.1. Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển sản xuất

Dân số tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu của con người về những sản phẩm lấy từ

họ

đất ngày càng tăng, trong khi diện tích đất có hạn, do đó việc nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các phương pháp đã được

Đ
ại

nghiên cứu, áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở các nước
Đông Nam Á như: phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp

phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia... Bằng những phương pháp đó

ng

các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại

ườ

cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ
cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng.

Tr

Hàng năm, các Viện nghiên cứu nông nghiệp các nước trên thế giới cũng đã đưa

ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới giúp cho việc tạo thành một
số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn trước. Viện Lúa quốc tế
IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh
tác. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở
các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật [17].

SVTH: Nguyễn Thị Huyền

13


Khóa luận tốt nghiệp
Nhà khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự
hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống
nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế và xã hội.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai

uế

thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và
gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ

tế
H

chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm [13].

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu
tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc
đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất

in

h

cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của
nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “Ly nông bất ly hương” đã thúc đẩy

cK

phát triển kinh tế - xã hội nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp [8].

Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng


họ

cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất
nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn [10]. Một trong chính sách tập trung vào

Đ
ại

hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Theo
Vũ Thị Phương Thuỵ (2000) [18], ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD, chiếm 28,3%
trong tổng thu nhập của nông nghiệp; ở Canađa tương ứng là 5,7 tỉ chiếm 39,1%; ở

ng

Ôxtrâylia 1,7 tỉ chiếm 14,5%; ở Nhật Bản là 42,3 tỉ chiếm 68,9%; ở Áo là 1,6 tỉ chiếm
35,3%; cộng đồng châu Âu 67,2 tỉ chiếm 40,1% trong tổng thu nhập của nông nghiệp.

ườ

1.2.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất

Tr

nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên/người
là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135/160 nước trên thế giới,
xếp thứ 9/10 nước Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện
tích đất trên người lại càng giảm. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1 - 1,2% năm thì
dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 [18]. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới [8].


SVTH: Nguyễn Thị Huyền

14


Khóa luận tốt nghiệp
Thực tế, những năm qua nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật
và kinh tế, tổ chức trong việc sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng
được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao,
bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện,

uế

liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất [2].
Trên các phạm vi, các vùng sinh thái khác nhau, có các công trình nghiên cứu

tế
H

khoa học khác nhau, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng
và sử dụng đất thích hợp. Cụ thể:

Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu
đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả

h

Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995); Đánh giá phân hạng


in

toàn quốc của tác giả Tôn Thất Chiểu và các cộng sự (1986), thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ

cK

bản đồ 1/500.000 ... [8].

Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN-01 (1991 - 1995) do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên

họ

các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông
Cửu Long... nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đó.

Đ
ại

Ở vùng đồng bằng Bắc bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 - 4
vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái gần ven đô, tưới
tiêu chủ động đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố
trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao như: hoa, cây thực phẩm cao

ng

cấp đạt giá trị sản lượng bình quân từ 30 - 35 triệu đồng/năm.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây

ườ


là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo
vệ đất cũng như xác định các chỉ tiêu cho đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Tr

hàng hoá trong điều kiện cụ thể của từng vùng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu về đất và sử dụng đất mới được thực

hiện trên phạm vi vùng không gian rộng, cho nên tính thực tiễn của nó chưa cao. Do
vậy, trong thời gian tới cần phải có những nghiên cứu về đất và sử dụng đất mang tính
chất cụ thể hơn, thực tiễn hơn cho từng địa phương (như cấp xã, cụm xã, cấp huyện),
có như vậy thì mới đem lại hiệu quả sử dụng đất bền vững.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền

15


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2. Hiện trạng đất Việt Nam năm 2006
Theo số liệu báo cáo của Chính Phủ trình Quốc hội khóa XI, tổng diện tích tự
nhiên cả nước là 33.121.159 ha, hiện trạng sử dụng đất năm 2006 khái quát như sau:
* Đất nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp toàn quốc là 24.822.560 ha, tăng

uế

3.290.410 ha so với năm 2000. Trong đó:
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 9.415.568 ha, giảm 154.403 ha so với năm


tế
H

2000. Trong đó, diện tích đất trồng lúa nước 4.033.742 ha, giảm 234.107 ha so với năm
2000; diện tích đất trồng cây lâu năm 3.045.539 ha, tăng 235.132 ha so với năm 2000.
- Diện tích đất lâm nghiệp là 14.677.409 ha, tăng 3.101.980 ha so với năm 2000.
Độ che phủ rừng năm 2006 là 390.659 ha, diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng là

h

1.433.674 ha.

in

- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 700.061 ha, tăng 332.215 ha so với năm 2000.

cK

- Diện tích đất làm muối là 14.075 ha, giảm 4.829 ha so với năm 2000.
* Đất phi nông nghiệp: năm 2006, diện tích đất phi nông nghiệp của cả nước là
3.232.715 ha, tăng 375.442 ha so với năm 2000. Trong đó:

họ

- Đất ở có 598.428 ha, tăng 155.250 ha so với năm 2000.
- Đất chuyên dùng có 1.383.766 ha, tăng 311.564 ha so với năm 2000. Diện tích
đất chuyên dùng tăng chủ yếu do phát triển các công trình công nghiệp, mở rộng các

Đ
ại


khu đô thị và phát triển hạ tầng kỹ thuật.
- Còn lại là 1.250.521 ha các loại đất phi nông nghiệp khác.
* Đất chưa sử dụng: diện tích đất chưa sử dụng năm 2006 là 5.065.884 ha, trong

ng

đó vùng có tỷ trọng cao nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ, thấp nhất là Đông Nam Bộ.
So với năm 2000, diện tích đất chưa sử dụng đã giảm 3.197.210 ha, là do khoanh nuôi

ườ

tái sinh rừng, trồng rừng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
1.2.3. Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Tr

1.2.3.1. Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Do dân số tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu của con người về những sản phẩm lấy

từ đất ngày càng tăng, trong khi diện tích đất có hạn, vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem xét ở các khía cạnh sau:
- Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào kinh
tế và không kinh tế (ánh sáng, nhiệt độ, không khí...). Vì thế, khi đánh giá hiệu quả sử

SVTH: Nguyễn Thị Huyền

16



×