Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở xã vinh hải, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.25 KB, 82 trang )

Khố luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

ÂẢI HC HÚ
TRỈÅÌNG ÂẢI HC KINH TÃÚ
KHOA KINH TÃÚ - PHẠT TRIÃØN
.....  .....

uế

KHỌA LÛN TÄÚT NGHIÃÛP ÂẢI HC

PHAN THË LÃÛ

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

NHỈỴNG GII PHẠP VIÃÛC LM BÃƯN VỈỴNG CHO LAO


ÂÄÜNG
ÅÍ X VINH HI HUÛN PHỤ LÄÜC TÈNH THỈÌA
THIÃN HÚ NHÀỊM THÊCH ỈÏNG VÅÏI BIÃÚN ÂÄØI KHÊ
HÁÛU

Khọa hc 2007 - 2011

Phan Thị Lệ

1


Khố luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

ÂẢI HC HÚ
TRỈÅÌNG ÂẢI HC KINH TÃÚ
KHOA KINH TÃÚ - PHẠT TRIÃØN
.....  .....

uế

KHỌA LÛN TÄÚT NGHIÃÛP ÂẢI HC

họ

cK

in


h

tế

H

NHỈỴNG GII PHẠP VIÃÛC LM BÃƯN VỈỴNG CHO LAO
ÂÄÜNG
ÅÍ X VINH HI HUÛN PHỤ LÄÜC TÈNH THỈÌA
THIÃN HÚ NHÀỊM THÊCH ỈÏNG VÅÏI BIÃÚN ÂÄØI KHÊ
HÁÛU

Đ
ại

Sinh
viãn
thỉûc
hiãûn:
Giạo viãn hỉåïng dáùn:

PHAN THË LÃÛ
TRÁƯN HỈỴU TÚN

Låïp: K41
Niãn khọa

TS.
KT - TNMT


:

2007 - 2011

Hú, thạng 5 nàm 2011

Phan Thị Lệ

2


Khố luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H


uế

Trong quá trình thực hiện
khoá luận này, em đã nhận
được
sự
giúp
đỡ
của
nhiều
tập
thể


nhân.
Trước hết em xin chân
thành cám ơn ĐH Huế, ĐH
Kinh tế, toàn thể cán bộ
giảng viên Khoa Kinh tế và
phát triển, bộ môn Kinh
tế Tài nguyên và Môi
trường đã dày công truyền
đạt tri thức khoa học cho
bản thân.
Đặc biệt em xin bày tỏ
lòng cảm ơn sâu sắc đến
Thầy
giáo_Tiến


Trần
Hữu
Tuấn
đã
tận
tình
hướng dẫn, đònh hướng và
chỉ bảo những vấn đề cụ
thể, thiết thực nhất để
bản thân hoàn thành khoá
luận này.
Cho phép em bày tỏ lời
cảm ơn sâu sắc đến sự

Phan Thị Lệ

i


Khố luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

Đ
ại

họ

cK


in

h

tế

H

uế

quan tâm giúp đỡ và góp
ý của các cán bộ UBND xã
Vinh Hải trong quá trình
thực tập.
Ngoài ra, em cũng xin cám
ơn sự động viên giúp đỡ
của gia đình, bạn bè trong
thời gian qua.
Xin chân thành cám ơn!
Huế, tháng 5
năm 2011
Sinh viên thực
hiện
Phan Thò Lệ

Phan Thị Lệ

ii



Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... i
MỤC LỤC............................................................................................................. ii
DANH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ.......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii

uế

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU...............................................................................viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 1

H

II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ....................... 2
2.1 Mục tiêu .................................................................................................... 2

tế

2.2 Nhiệm vụ................................................................................................... 3
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 3
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.................................................. 3

h


PHẦN II: NỘI DUNG.......................................................................................... 4

in

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆC LÀM BỀN VỮNG DƯỚI ẢNH
HƯỞNG CỦA BĐKH .......................................................................................... 4

cK

1.1 VIỆC LÀM BỀN VỮNG CỦA LAO ĐỘNG VÙNG VEN BIỂN.......... 4
1.1.1 Các khái niệm..................................................................................... 4
1.1.1.1 Việc làm ...................................................................................... 4

họ

1.1.1.2 Người có việc làm ....................................................................... 5
1.1.1.3 Việc làm bền vững ...................................................................... 5

Đ
ại

1.1.1.4 Việc làm bền vững ở vùng ven biển............................................ 6
1.1.2 Phân loại việc làm lao động vùng ven biển ....................................... 8
1.1.2.1 Lao động nông nghiệp................................................................. 8
1.1.2.2 Lao động nuôi trồng thuỷ sản...................................................... 8
1.1.2.3 Lao động khai thác thuỷ sản........................................................ 9
1.1.2.4 Hoạt động lâm nghiệp ................................................................. 9
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ....................................... 10
1.2.1 Những vấn đề chung ........................................................................ 10
1.2.1.1 Các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu .......................... 10

1.2.1.2 Đặc điểm của biến đổi khí hậu .................................................. 11
1.2.1.3 Nguyên nhân biến đổi khí hậu................................................... 13
1.2.2 Tác động của BĐKH tới Việt Nam.................................................. 17
Phan Thị Lệ

iii


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

1.2.2.1 Tác động đến Nông-Lâm-Thuỷ sản .......................................... 17
1.2.2.2 Tác động đến nguồn nước ......................................................... 20
1.2.2.3 Tác động đến hệ sinh thái.......................................................... 21
1.2.2.4 Tác động đến vùng duyên hải ................................................... 21
1.2.3 Về biến đổi khí hậu ở tỉnh TT-Huế.................................................. 22
1.3 NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ VIỆC THAY ĐỔI VIỆC LÀM CỦA
LAO ĐỘNG NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BĐKH......................................... 24
1.3.1 Ở trên thế giới .................................................................................. 24
1.3.1.1 Dự án năng lượng mặt trời ở Afghanistan................................. 24

uế

1.3.1.2 Vườn nổi ở Bangladesh ............................................................. 24
1.3.2 Ở Việt Nam ...................................................................................... 25

H

1.3.3 Ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế.................................................... 26


tế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG Ở XÃ VINH
HẢI, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.................................. 28
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA XÃ VINH HẢI ..28

h

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................ 28

in

2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội của xã Vinh Hải........................................ 29
2.1.2.1 Dân số và lao động .................................................................... 29

cK

2.1.2.2 Đặc điểm các ngành kinh tế của xã ........................................... 30
2.2 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu và các tác động của nó đến

họ

xã Vinh Hải ............................................................................................................34
2.2.1 Biểu hiện của BĐKH ....................................................................... 34
2.2.1.1 Gió to và bão ............................................................................. 34
2.2.1.2 Lũ lụt ......................................................................................... 35

Đ
ại


2.2.1.3 Nước biển dâng ......................................................................... 35
2.2.1.4 Xói lở bờ.................................................................................... 35
2.2.1.5 Hạn hán...................................................................................... 35

2.2.2 Thiệt hại gây ra do biến đổi khí hậu ................................................ 35
2.3 Cơ cấu việc làm và biến động việc làm của lao động ở xã Vinh Hải . 41

2.4 Khả năng thích ứng thay đổi việc làm của lao động dưới ảnh hưởng của
BĐKH ở xã Vinh Hải ................................................................................... 43
2.4.1 Chấp nhận những tổn thất ................................................................ 44
2.4.2 Chia sẽ những tổn thất ..................................................................... 45
2.4.3 Giảm nhẹ nguy cơ và ngăn chặn tác động ....................................... 45
2.4.4 Thay đổi cách sử dụng ..................................................................... 47
2.4.5 Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi .................... 47
Phan Thị Lệ

iv


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VIỆC LÀM BỀN VỮNG
NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở XÃ VINH HẢI ........... 50
3. 1 PHƯƠNG HƯỚNG............................................................................... 50
3.2 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ..................................................................... 51
3.2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................... 51
3.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................. 52

3.3 GIẢI PHÁP VIỆC LÀM BỀN VỮNG NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG VEN BIỂN XÃ VINH HẢI ............................... 52
3.3.1 Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật

uế

nuôi............................................................................................................ 52
3.3.2 Phát triển làng nghề thủ công truyền thông-dịch vụ ........................ 54

H

3.3.3 Ứng dụng khoa học kĩ thuật và áp dụng mô hình theo hướng thích
nghi với BĐKH ......................................................................................... 55

tế

3.3.4 Tham gia các loại hình bảo hiểm ..................................................... 57
3.3.5 Nâng cao nhận thức về việc làm dưới tác động BĐKH................... 58

h

3.3.6 Quy hoạch vùng sản xuất và chính sách hỗ trợ................................ 59

in

3.3.7 Xuất khẩu lao động và di cư tìm việc làm ....................................... 59
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 61

cK


I. KẾT LUẬN ................................................................................................... 61
II. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 62

Đ
ại

họ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Phan Thị Lệ

v


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

DANG MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Biến đổi khí hậu

CHNC:

Chi hội nghề cá

CFC:


Khí clo-flo-cacbon (Chloroflourocarbon)

CH4:

Khí mêtan (methane)

HCF:

Hỗn hợp khí hi-đrô flourit cacbon
(hydroflourocarbon)

H

uế

BĐKH:

Tổ chức lao động quốc tế

IMOLA:

Dự án quản lý tổng hợp các hoạt động đàm phá

IPCC:

Liên ban chính phủ về biến đổi khí hậu

N20:

Khí nitơ ôxit (nitrous oxide)

Nuôi trồng thuỷ sản

Đ
ại

họ

NTTS:

cK

in

h

tế

ILO:

Phan Thị Lệ

vi


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Hình 1: Sơ đồ hành chính xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc........................... 28

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

Biểu đồ 1: Cơ cấu tăng trưởng giá trị sản xuất ......................................... 32

Phan Thị Lệ

vii


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT


DANH MỤC CÁC BẢNG

Dân số và lao động ở xã Vinh Hải ............................................. 29

Bảng 2:

Tình hình sản xuất nông nghiệp xã Vinh Hải ............................ 30

Bảng 3:

Tình hình kinh tế của xã Vinh Hải ............................................. 31

Bảng 4:

Thống kê lao động và việc làm qua các năm.............................. 33

Bảng 5:

Xếp loại các loại hình thiên tai ................................................... 34

Bảng 6:

Báo cáo thiệt hại do thiên tai gây ra qua các năm của

H

uế

Bảng 1:


tế

UBND xã Vinh Hải .................................................................... 35
Thống kê các loại thiệt hại trong vòng 5 năm qua...................... 36

Bảng 8:

Hộ nhận được hỗ trợ để thích nghi với thiên tai ......................... 37

Bảng 9:

Các loại hỗ trợ và nguồn hỗ trợ .................................................. 37

cK

in

h

Bảng 7:

Bảng 10: Nguồn tiền khắc phục thiên tai ................................................... 38

họ

Bảng 11: Số liệu thống kê liên quan đến thuật ngữ BĐKH ....................... 39
Bảng 12: Đặc điểm chung của các hộ điều tra ........................................... 41

Đ
ại


Bảng 13: Thống kê một số nghề chính của xã ............................................. 2
Bảng 14: Thống kê những nghề có thu nhập cao nhất ở xã Vinh Hải ...... 42
Bảng 15: Chính sách giải quyết việc làm ................................................... 43
Bảng 16: Thống kê thích nghi với BĐKH ................................................. 44
Bảng 17: Các hoạt động thích nghi với BĐKH đã áp dụng ....................... 46
Bảng 18: Trình độ văn hoá của người được phỏng vấn ............................. 47

Phan Thị Lệ

viii


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tôi đã chọn đề tài: Những giải pháp việc
làm bền vững cho lao động ở xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận về việc làm bền vững của lao động nông thôn trên địa bàn xã
Vinh Hải..
- Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH ở Thừa Thiên Huế nói chung và ở xã

uế

Vinh Hải nói riêng.


H

- Đánh giá việc làm của lao động ven biển thay đổi như thế nào nhằm thích
ứng với BĐKH.

tế

- Những giải pháp bền vững của việc làm cho lao động ở xã Vinh Hải nhằm

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:

h

thích ứng với BĐKH.

in

- Số liệu thứ cấp: các báo cáo, quyết định của UBND; các tạp chí, trang web ...

cK

- Số liệu sơ cấp: Số liệu điều tra thực tế gồm 50 hộ ở xã Vinh Hải.
Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số nghiên cứu sau:

Lênin.

họ


- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-

Đ
ại

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp chọn mẫu kết hợp.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
- Phương pháp thống kê và phương pháp phân tích thống kê kinh tế.
Kết quả nghiên cứu: Khoá luận đã trình bày được hệ thống lý luận và thực
tiễn về việc làm bền vững đặc biệt là ở vùng ven biển, đã phân tích đánh giá
được việc làm ở vùng ven biển của xã Vinh Hải huyện Phú Lộc tỉnh TT-Huế và
nêu ra được hệ thống các giải pháp có tính khả thi về việc làm bền vững ở vùng
ven biển của xã Vinh Hải huyện Phú Lộc tỉnh TT-Huế.

Phan Thị Lệ

ix


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Các báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPPC, 2007) đã
cho thấy rằng biến đổi khí hậu (BĐKH) là một vấn đề toàn cầu, làm gia tăng khủng
hoảng về kinh tế, sức khoẻ, an ninh lương thực và nhiều lĩnh vực khác. Sự thay đổi
về các kiểu thời tiết đe doạ đến sản xuất nông nghiệp, nước biển dâng làm nhiễm

mặn nguồn nước ngọt vùng duyên hải và tăng nguy cơ lụt lớn, bầu khí quyển ấm lên

uế

tạo môi trường cho sâu bọ gây hại mùa màng và dịch bệnh phát triển.

H

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam châu Á chịu ảnh
hưởng của vùng gió mùa, khí hậu nóng và ẩm rất đặc trưng. Việt Nam có một bờ

tế

biển dài 3.444 km nhìn ra Thái Bình Dương. Việt Nam hiện nay (2009) khoảng
89 triệu người, mật độ dân số cao ở các vùng tập trung nguồn nước như các châu

h

thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các cửa sông, cửa biển dọc theo miền Trung.

in

Hoạt động sản xuất chính ở Việt Nam là nông nghiệp, thuỷ hải sản diễn ra chủ

cK

yếu ở vùng nông thôn, vùng núi và vùng ven biển. Hầu hết các thiên tai gây thiệt
hại cho sản xuất và đời sống ở Việt Nam đều có liên quan với sự bất thường của
khí hậu và nguồn nước.


họ

Biến đổi khí hậu là một thực thể diễn tiến trong quá khứ và hiện tại và được
phỏng đoán là có thể biến động nhanh hơn trong tương lai. Sự phát thải quá

Đ
ại

nhiều chất khí như CO2, CH4, CFC,... vào bầu khí quyển gây nên hiệu ứng nhà
kính, hệ quả tạo nên hiện tượng nóng lên toàn cầu làm băng ở Bắc và Nam cực,
cũng như các dải băng dãy núi cao tan nhanh hơn khiến mực nước biển đang có
xu thế dâng cao, cán cân tuần hoàn nước thay đổi làm đe dọa toàn bộ hệ sinh thái
hiện hữu, đặc biệt là các vùng đất thấp, vùng ven biển.
Nằm trong vùng duyên hải miền Trung, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phải đối
mặt với các tác động tiềm tàng của BĐKH như nước biển dâng, các loại thiên tai
và khí hậu khắc nghiệt. Các lĩnh vực, đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn
thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), an ninh
lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ, nơi cư trú. Khu vực dễ tổn thương là
vùng ven biển, ven sông và vùng núi. Các cộng đồng dễ bị tổn thương là nông
Phan Thị Lệ

1


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

dân, ngư dân, dân tộc thiểu số, người già, trẻ em, phụ nữ và các tầng lớp nghèo
nhất ở đô thị là những đối tượng ít có cơ hội lựa chọn.

Phú Lộc là huyện có địa hình điển hình chịu ảnh hưởng của BĐKH vì địa
hình đặc trưng của vùng cao, thấp, đồng bằng, đầm phá, vùng trũng và vùng ven
biển. Tổng diện tích tự nhiên là 72.955,56 ha. Đời sống của người dân chủ yếu
dựa vào nông nghiệp với 44.979,03 ha đất nông nghiệp, NTTS với diện tích mặt
nước đầm phá là 11.241 ha và đường bờ biển dài 60 km. Có hai đầm lớn là đầm
Cầu Hai và Lăng Cô. Với vị trí địa lý như vậy, huyện Phú Lộc phải chịu đựng

uế

các loại thiên tai như gió mùa, lũ lụt, bão, sạt lở đất, hạn hán đặc biệt là nước
biển dâng đã gây tác động đến vùng đầm phá và cộng đồng ven biển như Vinh

H

Hải, Vinh Hưng, Vinh Giang, Lộc An...

Vinh Hải là một vùng bãi ngang ven biển của huyện Phú Lộc có bờ biển dài

tế

gần 5,7 km vì thế hàng năm nước biển xâm thực khoảng 20m, chịu ảnh hưởng
trực tiếp của lụt, bão, triều cường. Đời sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với

h

tổng diện tích trồng lúa khoảng 202 ha và NTTS dọc các hồ ven biển. BĐKH sẽ

in

làm thay đổi môi sinh và hệ sinh thái ven biển, đến việc đánh bắt và nuôi trồng


cK

thuỷ hải sản. Diện tích NTTS bị thu hẹp làm thay đổi thời vụ đánh bắt, cây lúa,
hoa màu, lạc đều bị tác động bởi BĐKH, an ninh lương thực bị đe doạ. Vì thế
ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, sức khoẻ của người dân và vật nuôi cũng bị đe

họ

dọa (UBND xã Vinh Hải).

Với nhận định và cảnh báo về BĐKH nói trên, Vinh Hải có nguy cơ tái

Đ
ại

nghèo do thiên tai gây nên, tỷ lệ thất nghiệp bỏ quê hương đi làm ăn xa ngày
càng tăng lên. Trong khi đó, việc làm của lao động nông thôn đang là vấn đề tồn
tại trong nhiều năm qua, đặc biệt là dưới tác động của BĐKH giải quyết việc làm
cho đối tượng này càng trở nên khó khăn. Để nghiên cứu vấn đề này, tôi đã chọn
đề tài “Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở xã Vinh Hải,
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu”.
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục tiêu
Nghiên cứu vấn đề việc làm của lao động ở xã Vinh Hải dưới tác động của
BĐKH và trên cơ sở đó đề ra giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở xã
Vinh Hải huyện Phú Lộc.
Phan Thị Lệ

2



Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

2.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu lý luận về việc làm bền vững của lao động nông thôn trên địa
bàn cụ thể.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH ở Thừa Thiên Huế nói chung và ở xã
Vinh Hải nói riêng.
- Đánh giá việc làm của lao động ven biển thay đổi như thế nào nhằm thích
ứng với BĐKH.

thích ứng với BĐKH.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

uế

- Những giải pháp bền vững của việc làm cho lao động ở xã Vinh Hải nhằm

H

Đối tượng: Nghiên cứu việc làm bền vững cho lao động ở xã Vinh Hải

tế

không ở dạng tĩnh mà ở dạng động nhằm thích ứng với BĐKH.
Phạm vi nghiên cứu: Tại địa bàn xã Vinh Hải.


h

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

in

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số nghiên cứu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lênin.

cK

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp chọn mẫu kết hợp

họ

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Đ
ại

- Phương pháp thống kê và phương pháp phân tích kinh tế

Phan Thị Lệ

3


Khoá luận tốt nghiệp


K41 KT-TNMT

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆC LÀM BỀN VỮNG
DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA BĐKH
1.1 VIỆC LÀM BỀN VỮNG CỦA LAO ĐỘNG VÙNG VEN BIỂN
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Việc làm

uế

Việc làm có ý nghĩa quan trọng đối mỗi người vì nhờ nó con người có điều
kiện tạo thu nhập để đảm bảo nhu cầu vật chất, tinh thần của mình và các thành

H

viên trong gia đình, đồng thời là điều kiện để con người tham gia vào các hoạt
động xã hội, qua đó khẳng định vai trò, giá trị xã hội của mình.

tế

Điều 3, chương II, Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam định nghĩa việc làm như sau: “Mỗi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập,

h

không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

in


Theo khái niệm này thì một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn
hai điều kiện sau:

cK

Thứ nhất, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động
và cho các thành viên trong gia đình.

họ

Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp
lý của việc làm. Hoạt động có ích không bị giới hạn về ngành nghề và hoàn toàn phù
hợp với thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều

Đ
ại

thành phần. Người lao động ngày nay được đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do tìm
kiếm việc làm, hoặc tạo ra việc làm cho người khác trong khuôn khổ pháp luật,
không bị phân biệt đối xử cho dù trong hay ngoài khu vực nhà nước.
Tuy nhiên, khái niệm này có những hạn chế: Tính hợp pháp của một hoạt
động được thừa nhận là việc làm tuỳ thuộc vào pháp luật và thể chế của mỗi
nước và có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Có những hoạt động được coi là việc
làm của nước này nhưng không được công nhân là việc làm ở nước khác. Bên
cạnh đó, không phải hoạt động có ích và cần thiết cho gia đình, cho xã hội đều
tạo ra thu nhập, mặc dù nó góp phần giảm chi tiêu cho gia đình, cụ thể “công
việc nội trợ” của người phụ nữ.
Phan Thị Lệ

4



Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

1.1.1.2 Người có việc làm
Là những người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được
thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang
tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được thừa nhận
tiền công hoặc hiện vật.
Còn trong điều kiện cụ thể Việt Nam thì người có việc làm là người làm
việc trong những lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp
luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời góp

uế

một phần cho xã hội.

Các số liệu thu thập được trong báo cáo về xu hướng việc làm của Tổ chức

H

lao động quốc tế (ILO) chia vị thế công việc làm bốn loại:

tế

- Lao động làm công ăn lương

- Tự làm có thuê lao động (chủ cơ sở sản xuất kinh doanh)


h

- Lao đông tự làm

in

- Lao động gia đình không được trả lương.
Nhóm lao động “không được trả lương” được xác định gồm những người

cK

làm việc cho nông trại hoặc công việc sản xuất kinh doanh của gia đình nhưng
không nhận tiền công. Những người này thường là vợ, chồng, con cái của người

họ

chủ, người điều hành công việc kinh doanh nhưng cũng có thể là thành viên của
một gia đình lớn như ông, bà, cô, dì, chú, bác. Nhóm này rất phổ biến ở vùng
nông thôn Việt Nam.

Đ
ại

Theo khảo sát của ILO, đang có sự khác biệt giữa hai giới ở nhóm lao động

gia đình không được trả lương; hơn một nữa (53%) tổng số phụ nữ có việc làm là
những người làm việc cho gia đình không được trả lương, so với tỷ lệ 32% ở nam
giới. Kết quả này là một con số thống kê đáng chú ý, bởi vì nó thể hiện một cách
rõ ràng rằng hơn nữa số phụ nữ có việc làm ở nước ta không nhận tiền lương cho

công việc họ làm. Thông tin này cũng không cho biết được là sức lao động của
những người phụ nữ này đã tạo bao nhiêu thu nhập cho gia đình.
1.1.1.3 Việc làm bền vững
Tổ chức ILO định nghĩa “Việc làm bền vững là tổng hợp các nguyện vọng của
con người trong đời sống việc làm của họ. Bao gồm, các cơ hội đối với việc làm hữu
Phan Thị Lệ

5


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

ích và thu nhập công bằng; an toàn nơi làm việc và chế độ xã hội đối với gia đình;
triển vọng phát triển cá nhân và hoà nhập xã hội; tự do bày tỏ các mối quan tâm; tổ
chức và tham gia vào việc ra những quyết định mà có ảnh hưởng đến cuộc sống của
người lao động; sự bình đẳng trong cơ hội và đối xử cho nam và nữ”.
Tổ chức ILO cho rằng việc làm bền vững là một khái niệm không còn mới,
nó mở rộng và có một nội dung đạo đức sâu sắc. Khái niệm này được cấu thành
bởi các đặc điểm sau:
- Đó là công việc hữu ích và an toàn;

uế

- Đảm bảo tôn trọng quyền lao động;
- Tạo thu nhập thoả đáng;

H


- Tạo ra phúc lợi xã hội;

tế

- Bao gồm đối thoại xã hội, hiệp hội tự do, thương lượng và tham gia tập thể.
Cũng theo ILO, việc làm bền vững được chú trọng trong bốn mục tiêu chiến

h

lược: (1) Các nguyên tắc cơ bản và các quyền tại nơi làm việc và tiêu chuẩn lao

in

động quốc tế; (2) cơ hội làm việc và thu nhập; (3) bảo trợ xã hội và an ninh xã hội;
(4) đối thoại xã hội và ba bên (chính phủ, các tổ chức của những người lao động và

cK

người sử dụng lao động). Các mục tiêu này dành cho tất cả các người lao động, nam
và nữ, cả hệ thống kinh tế chính thức và không chính thức; tiền công lao động hoặc

họ

làm việc cho chính họ; ở đồng ruộng, nhà máy hay công sở; ở nhà hay cộng đồng.
Việc làm bền vững là biện pháp chủ yếu cho các nổ lực giảm đói nghèo và là một
cách thức để đạt tới sự phát triển bền vững, công bằng và toàn bộ.

Đ
ại


1.1.1.4 Việc làm bền vững ở vùng ven biển
Cộng đồng cư dân sinh sống ở vùng ven biển chủ yếu dựa vào ba hoạt động

tạo thu nhập chính: nông nghiệp bao gồm cả lâm nghiệp và chăn nuôi, đánh bắt
và nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra có các nghề bổ trợ bao gồm công việc theo mùa
vụ, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Người dân nuôi trồng thuỷ sản như là một
hoạt động chính cũng như làm nông nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt thuỷ sản trong
lúc nông dân làm ruộng như là một hoạt động chính cũng tiến hành chăn nuôi
nhưng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản rất hạn chế. Ngư dân cũng tham gia nuôi
tôm và chăn nuôi nhưng không làm nông nghiệp.

Phan Thị Lệ

6


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

Việc làm bền vững của mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực đều có những nguyên
tắc cơ bản khác nhau, những đặc thù riêng biệt. Do đó, dựa trên nguyên tắc
chung về việc làm bền vững, vùng ven biển cần thoả mãn các yêu cầu:
- Đó là công việc lâu dài, có thu nhập thoả đáng, đảm bảo chi tiêu sinh hoạt
tối thiểu cho bản thân và thành viên phụ thuộc trong gia đình.
- Có điều kiện lao động sản xuất an toàn.
- Thích nghi với điều kiện khí hậu (thiên tai khắc nghiệt).
- Tạo ra phúc lợi xã hội.

uế


- Người lao động được phép tham gia các loại hình bảo hiểm.

Đặc thù công việc của cư dân ven biển là phụ thuộc vào các yếu tố thiên

H

nhiên như diện tích canh tác, chất lượng đất và nước, khí hậu, thời tiết,... Và do

tế

đặc điểm về địa lý vùng ven biển là khu vực rất dễ bị tổn thương với thiên tai như
lụt bão, tố lốc... Hằng năm người dân phải chịu đựng rủi ro thiên tai, những thiệt

h

hại và mất mát nặng nề do các loại thiên tai này mang lại. Trong khi đó loại hình

in

bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) rất cần thiết cho người dân thì việc phát triển
BHNN vẫn chưa tìm được lối ra vì nhiều nguyên nhân mà trong đó nhận thức của

cK

người dân về vấn đề BHNN còn rất xa vời.

Sự gia tăng dân số khiến cư dân ven biển chịu sức ép về kinh tế, sinh ra

họ


hiện tượng khai thác quá mức tài nguyên thủy sản, xung đột về nhu cầu sử dụng
tài nguyên nước (người nông dân thải hoá chất vào nguồn nước trong khi người
khác sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản), diện tích canh tác ngày càng thu hẹp do

Đ
ại

nhu cầu đất ở và phát triển cơ sở hạ tầng...
Ô nhiễm nguồn nước cũng ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của các loài

thuỷ sinh khiến một số loại có nguy cơ biến mất và ảnh hưởng đến đời sống
người dân địa phương. Một yếu tố cần chú ý nữa, đó là hầu hết lao động vùng
ven biển thuộc nhóm lao động “không được trả lương” họ dễ bị tổn thương và
không có điều kiện để tham gia an sinh xã hội.
Các yếu tố trên chứng tỏ rằng việc làm của cư dân ven biển chưa thể bền
vững được khi mà cư dân vùng ven biển phải thưòng xuyên đối mặt với các khó
khăn và rủi ro do thiên tai gây nên.

Phan Thị Lệ

7


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

1.1.2 Phân loại việc làm lao động vùng ven biển
1.1.2.1 Lao động nông nghiệp

Lúa là cây nông nghiệp chính và là nguồn lương thực chủ yếu ở vùng ven
biển. Lúa được trồng hai vụ mỗi năm. Vụ Đông Xuân bắt đầu từ tháng 11 và kết
thúc vào tháng 5. Vụ hè thu bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9. Ngoài lúa thì người
ta còn trồng một số loại cây khác bao gồm sắn công nghiệp, khoai, đậu lạc, rau,
dưa. Các loại cây này cung cấp thực phẩm cho người và cho động vật.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp có đặc điểm là thực hiện công việc phân

uế

tán trên một diện tích rộng, môi trường lao động tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm
mà bình thường ta thường ít để ý đến (trên đồng ruộng, sông hồ). Đặc biệt, với

H

thời tiết khắc nghiệt như giông tố, bão lụt thì các yếu tố nguy hiểm, có hại ngày

tế

càng có điều kiện phát triển. Các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất nông
nghiệp có thể kể đến như: gây chấn thương cơ học cho các bộ phận của máy móc

h

nông nghiệp, cơ cấu truyền động, các mảnh dụng cụ; trơn, trượt ngã; nguy hiểm

bảo vệ thực vật, phân bón).

in

về điện, chết do lũ lụt, bão; sét đánh, do nhiệt; do cháy nổ; do hoá chất (thuốc


cK

Lao động nông nghiệp do thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm
và có hại nêu trên nên việc xảy ra tai nạn lao động hoặc mắc một số bệnh hiểm

họ

nghèo như ung thư. Đặc biệt nhiều lao động nữ thường bị bệnh phụ khoa do
thường xuyên sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn.
1.1.2.2 Lao động nuôi trồng thuỷ sản

Đ
ại

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản khởi động ở vùng đầm phá, ven biển Huế

khoảng 20 năm trước và trong mấy năm gần đây đã phát triển đáng kể. Hàng
ngàn hecta đất nông nghiệp chuyển đổi sang làm hồ nuôi trồng thuỷ sản. Theo Sở
Thuỷ sản tỉnh TT-Huế, NTTS đã có nhiều thành tựu, đóng góp vào việc tăng thu
nhập cho người dân.
Theo quy hoạch của tỉnh, hoạt động nuôi nước ngọt có thể được mở rộng,
làm giảm thêm diện tích trồng lúa và lấn sang diện tích đất cát. Tuy nhiên, nuôi
tôm, cá có thể coi là hoạt động NTTS quan trọng về diện tích, số người tham gia
cũng như lượng tiền đầu tư. Tỉnh đặc biệt chú trọng nền công nghiệp này, coi đó là
phương tiện xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong vùng.
Phan Thị Lệ

8



Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

Mặc dù những vụ NTTS đầu thành công, mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho
người nông dân, nhưng NTTS vẫn là một nghề nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến sinh
kế của người dân cũng như môi trường đầm phá. Đặc trưng của môi trường sống,
ô nhiếm nguồn nước, dịch bệnh và xung đột giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, bài
học thất bại nuôi tôm trong những năm qua ở xã và một số huyện quanh vùng
đầm phá và ven biển vẫn còn đó, các hộ nuôi tôm vẫn chưa trả được nợ. Tất cả
đều gây khó khăn cho sự phát triển bền vững của ngành.
1.1.2.3 Lao động khai thác thuỷ sản

uế

Khai thác đánh bắt là nghề truyền thống của cư dân ven biển TT-Huế và có thể
định nghĩa là nghề cá quy mô nhỏ và sinh kế thuỷ sản phổ thông. Đây còn là nghề cá

H

sử dụng nhiều ngư cụ và đánh bắt tạp, rất phổ biến ở những nước nhiệt đới. Ngư dân
dùng một hoặc nhiều loại ngư cụ tuỳ theo địa điểm và mùa vụ đánh bắt.

tế

Dự án IMOLA cho rằng hiện nay lao động khai thác đánh bắt thuỷ sản cùng
với số lượng ngư cụ trong đó có một số ngư cụ đánh bắt huỷ diệt gia tăng, chiếm

h


hầu hết những mặt nước đầm phá đã gây những tác động xấu không thể tránh khỏi

in

đối với hệ sinh thái đầm phá và vung ven bờ. Quá nhiều ngư cụ cắm dày đặc gây

cK

cản lưu thông dòng chảy. Khi số lượng ao NTTS gia tăng thì những ngư cụ này
biến thành những bãi thu giữ chất thải từ ao thải ra, làm cho toàn bộ hệ sinh thái
đầm phá và ven bờ bị suy thoái. Hơn nữa, mắt lưới ngư cụ quá nhỏ, các cá con đều

họ

bị bắt, mà đây là thành phần nếu để sinh sống trong nước tự nhiên có thể duy trì
trữ lượng cá. Bảo vệ vùng bãi đẻ không cho đánh bắt là những vấn đề khác liên

Đ
ại

quan đến việc duy trì số lượng cá ở đầm phá ổn định và phong phú. Đây cũng
chính là nguyên nhân khiến sản lượng cá đánh bắt giảm sút và việc kiếm sống của
lao động khai thác đánh bắt thuỷ sản ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Một số xã còn đánh bắt trên sông và gần bờ như Quảng Công và Lộc Bình.

Xã Hải Dương có đánh bắt xa bờ trong khuôn khổ một dự án của tỉnh năm 2001,
tuy nhiên dự án không thành công và nay đã ngưng. Kế hoạch Kinh tế - Xã hội
tỉnh TT-Huế tập trung khôi phục hoạt động đánh bắt xa bờ, chủ yếu là xây dựng
thêm cơ sở hạ tầng các thôn đánh cá Thuận An, Tư Hiền và Cầu Hai.

1.1.2.4 Hoạt động lâm nghiệp
Lâm nghiệp vùng đầm phá, ven biển được tiến hành xuất phát hai lý do cơ
bản là bảo vệ môi trường và tái tạo môi trường đem lại thu nhập. So với các vùng
Phan Thị Lệ

9


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

nội địa tỉnh TT-Huế, hoạt đông lâm nghiệp quanh vùng đầm phá, ven biển không
được xem là hướng sinh kế chủ yếu. Vào năm 2005 có 55% tổng dân số có đất
rừng và giữ lấy giấy chứng nhân quyền sử dụng đất rừng trong 20 năm. Các loại
cây như phi lao, bạch đàn, keo, dương được trồng trên vùng đất khô cằn, ven
biển để bảo vệ môi trường, chắn gió, làm nhiên liệu. Thu nhập từ lâm nghiệp
thấp hơn so với các ngành khác.
Cách đây vài năm phần lớn diện tích nông nghiệp trồng các loại cây phụ
được chuyển thành đất lâm nghiệp. Ngoài việc sử dụng nhiên liệu phục vụ nhu

uế

cầu cuộc sống, người dân còn khai thác gỗ nhiên liệu để bán có được thu nhập
khá cao từ lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, giá nhiên liệu giảm

H

nhanh chóng khiến cho thu nhập người dân giảm đi. Lợi nhuận trung bình (2006)


tế

thu được từ một hecta cây phi lao và bạch đàn sau 15 năm chỉ là 2 triệu đồng.
Người dân địa phương đang đối đầu với nhiều khó khăn và tìm hướng thay đổi

in

đất cát ven biển của các thôn.

h

cây trồng, loại cây có thể đêm lại thu nhập cao hơn và sử dụng để trồng trên vùng

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

cK

1.2.1 Những vấn đề chung

1.2.1.1 Các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu

họ

- Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định
bởi một tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, mưa, tốc độ gió,...
- Khí hậu thường được định nghĩa là trung bình theo thời gian của thời tiết

Đ
ại


(thường là 30 năm, WMO).
- Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình

và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là
vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên
trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
- Khả năng bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà
một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc
không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

Phan Thị Lệ

10


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

- Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích
ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc
con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả
năng bị tổn thương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và
tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc
cường độ phát thải khí nhà kính.

uế


- Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về
sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa KT-XH, GDP, phát thải

H

khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản biến

tế

đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về
mối ràng buộc giữa phát triển và hành động.

h

- Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong

in

đó không bao gồm triều, nước dâng do bão. Nước biển dâng tại một vị trí nào đó
có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về

cK

nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)
1.2.1.2 Đặc điểm của biến đổi khí hậu

họ

Biến đồi khí hậu có nhiều đặc điểm, tuy nhiên có 4 đặc điểm được cho là cơ

bản nhất bao gồm:

Thứ nhất, BĐKH diễn ra trên phạm vi toàn cầu: tác động đến tất cả các

Đ
ại

châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự sống (động vật thực vật, đa
dạng sinh học, cảnh quan, môi trường sống,..). Sự tích tụ của các loại khí nhà
kính trong khí quyển ảnh hưởng đến các hệ thống vật lý và hoá học mà chúng
thực sự tạo nên khí hậu khắp nơi trên trái đất. Tác động của sự nóng lên toàn cậu
sẽ làm thay đổi mỗi nơi một khác, không có nước nào tránh khỏi.
Thứ hai, BĐKH là thách thức có tính lâu dài: Ở kết quả đo đạc thời gian địa
chất, độ dốc của sự tích tụ của các loại khí hậu nhà kính trong khí quyển qua nhiều
thế kỷ và các tác động có thể xảy ra dường như đột ngột và dốc đứng. Nhưng kết
quả đo đạc ở mức độ đời người, BĐKH di chuyển rất chậm. Sự tăng thêm cacbon
dioxide mà hiện nay đang đè nặng bầu khí quyển đã tích luỹ qua quá trình diễn
Phan Thị Lệ

11


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

biến của nhiều thế hệ. Các nhà khoa học tin rằng chiều hướng ấm lên nay đã bắt
đầu. Những năm 90 là thập kỷ nóng nhất của thiên niên kỷ qua. Năm 1997, 1998
và 1999 là 3 năm nóng nhất chưa từng có và năm cuối cùng đã được xem là năm
nóng nhất thứ hai. Các nhà khoa học cũng tin rằng họ bắt đầu thấy những tác động

đầu tiên. Đỉnh của băng Artic đang trở nên mỏng hơn. Mùa xuân đến sớm hơn ở
Mỹ và châu Âu. Và khắp nơi trên thế giới, các dòng sông băng đang lên dần. Lại
thêm các loại tác động mà sẽ gây ra tổn hại nghiêm trọng như thiên tai khắc nghiệt,
nước biển dâng kịch tính, sự lan truyền các loại bệnh nhiệt đới, và sự phá vỡ của

uế

các nguồn cung cấp nông nghiệp và nước. Và tác động toàn diện của phát thải
ngày hôm nay sẽ không được thấy cho tới thế kỷ tiếp theo.

H

Thứ ba, BĐKH mang tính dự báo, không chắc chắn: có rất nhiều thứ mà

tế

chúng ta không biết về BĐKH. Chúng ta chỉ biết nó đang diễn ra nhưng chúng ta
không thể dự đoán chính xác nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên hoặc tăng nhanh như

h

thế nào. Hoặc nó sẽ chỉ tăng lên cao 100C? Chúng ta cũng không thể dự báo một

in

cách chính xác các tác động nào sẽ được cảm thấy ở đâu. Có an toàn khi cho rằng
có một sự tăng lên từ từ của nhiệt độ và các tác động? Hoặc như vài nhà khoa

cK


học tin rằng có một nguy cơ đáng kể của việc khởi sự các biến đổi đột ngột trong
hệ thống khí hậu mà sẽ có hậu quả nhanh chóng và tàn khốc? Cũng có những

họ

điều không chắc chắn lớn về kinh tế. Làm thế nào mà các kỹ sư có thể tạo nên
công nghệ thân thiện với thời thiết một cách nhanh chóng? Làm thế nào mà các
công ty và khách hàng chấp nhận chúng một cách nhanh chóng? Liệu lợi ích kinh

Đ
ại

tế hướng đến BĐKH có thể tốt hơn chúng ta nghĩ không bởi vì chúng ta sẽ xử lý
các vấn đề khác cùng một thời điểm, như ô nhiễm không khí và sự dựa dẫm tai
hại vào nguồn dầu nhập khẩu.
Thứ tư, BĐKH không tác động công bằng với tất cả mọi người: Đặc điểm

thứ nhất đã đề cập đến việc BĐKH ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Nó đại diện
cho một mối đe dọa chung, một thách thức chung. Nhưng BĐKH khiến chúng ta
phải đương đầu với sự không công bằng khác thường. Trước tiên, ai là người
chịu trách nhiệm? Nếu nhìn lại quá khứ, câu trả lời dường như rõ ràng: các nước
công nghiệp. Gần 2/3 các khí nhà kính đã tăng thêm vào khí quyển hơn thế kỷ
qua như là một kết quả của hoạt động của con người từ các nước đã phát triển.
Phan Thị Lệ

12


Khoá luận tốt nghiệp


K41 KT-TNMT

Gần 1/3 được đóng góp bởi một mình nước Mỹ. Đó không những bởi vì dân số
Mỹ lớn hơn mà còn bởi vì Mỹ giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Phát thải trên
đầu người ở Mỹ cao hơn ở Ấn Độ gần 20 lần. Tuy nhiên nếu nhìn về tương lai
phép tính sẽ thay đổi. Vì các nước đang phát triển ưu tiên phát triển kinh tế thì
phát thải của họ cũng tăng lên và trong vòng một vài thập kỷ, chúng sẽ vượt trội
hơn các nước đã công nghiệp hoá.
Thậm chí có một sự không công bằng nhiều hơn, đó là sự phân bổ tác động
của BĐKH. Một cách đơn giản, bởi vì vị trí trên hành tinh và tài sản tự nhiên mà

uế

các nước khác nhau sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Và tác động tồi tệ nhất sẽ rơi
một cách không tương xứng vào các nước nghèo hơn. Các nước như Bangladesh

H

nơi mà tình trạng ngập lụt làm hàng triệu người mất nơi ở, hoặc người dân của
quốc đảo nhỏ như Tuvalu ở Nam Thái Bình Dương đã quyết định từ bỏ quê

tế

hương trước khi nó bị nuốt chửng bởi nước biển dâng. Hoặc hạn hán và sa mạc
hoá gia tăng ở các nước châu Phi sẽ khiến nạn đói lan rộng. Nói cách khác, hậu

in

ít có khả năng đối phó với chúng.


h

quả của BĐKH sẽ rơi một cách nặng nề nhất vào các nước ít chịu trách nhiệm và

cK

1.2.1.3 Nguyên nhân biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học quốc tế đã chia nguyên nhân BĐKH thành hai loại: do
thiên nhiên và do con người:

họ

- Nguyên nhân do thiên nhiên

Nhiệt độ trái đất bị ảnh hưởng và thay đổi bởi các nguyên nhân thiên nhiên

Đ
ại

như phun trào núi lửa, dòng chảy đại dương, thay đổi quỹ đạo trái đất và giao
động mặt trời.

Núi lửa phun trào
Khi núi lửa phun trào, nó đẩy ra một khối lượng lớn bao gồm sulphur

dioxide (SO2), hơi nuớc, bụi và tro vào bầu khí quyển. Lượng khí và tro có thể
ảnh hưởng đến các kiểu thời tiết trong nhiều năm bởi việc gia tăng hệ số phản xạ
của hành tinh làm không khí trở nên lạnh hơn. Các phần tử nhỏ bé cũng được tạo
ra bởi các núi lửa và bởi vì các phần tử này bức xạ năng lượng mặt trời ngược

vào không gian nên chúng cũng có tác động làm lạnh thế giới. Khí nhà kính
cacbon dioxide cũng đựơc tạo ra, tuy nhiên việc tạo ra khí này bởi thiên nhiên là
không đáng kể nếu so với phát thải tạo ra bởi con người.
Phan Thị Lệ

13


Khoá luận tốt nghiệp

K41 KT-TNMT

Dòng chảy đại dương
Các đại dương là một hợp phần chính của hệ thống khí hậu. Các dòng chảy
đại dương chuyển các khối lượng khổng lồ hơi nóng vào hành tinh. Các cơn gió
thổi theo chiều ngang ngược lại với mặt biển và lái các kiểu dòng chảy đại
dương. Sự tương tác giữa đại dương và khí quyển cũng có thể tạo ra các hiện
tượng như El Nino xảy ra định kì 2 hoặc 6 năm một lần. Nếu không có sự lưu
thông dưới đáy đại dương của dòng nước lạnh từ hai Cực hướng đến Xích đạo và
sự di chuyển của dòng nước nóng từ Xích đạo ngược về hai Cực thì các Cực sẽ

uế

lạnh hơn và Xích đạo sẽ nóng hơn. Các đại dương đóng vai trò quan trọng trong
việc định đoạt sự tập trung khí CO2 trong khí quyển. Như vậy, các thay đổi ở sự

H

lưu thông của đại dương có thể tác động đến khí hậu qua sự di chuyển của khí


tế

CO2 vào hoặc ra bầu khí quyển.
Sự thay đổi quỹ đạo trái đất

h

Trái đất quay xung quanh mặt trời theo một quỹ đạo. Nó nghiêng một góc

in

23.50 đối với mặt phẳng thẳng đứng của đường quỹ đạo. Sự thay đổi về độ
nghiêng của trái đất có thể dẫn tới sự thay đổi nhỏ nhưng quan trọng về phương

cK

diện khí hậu ở các mùa trong năm, nếu độ nghiêng tăng thì mùa hè nóng hơn và
mùa đông lạnh hơn, nếu độ nghiêng giảm thì mùa hè mát mẻ hơn và mùa đông

họ

ôn hoà hơn. Sự thay đổi trong quỹ đạo trái đất dẫn tới sự thay đổi nhỏ nhưng
quan trọng về sự ổn định của các mùa hơn mười ngàn năm qua. Các phản hồi của
khuyếch đại những thay đổi nhỏ này do đó tạo ra thời kì băng hà.

Đ
ại

Sự giao động mặt trời
Mặt trời là nguồn năng lượng cho hệ thống khí hậu của trái đất. Mặc dù


năng lượng mặt trời xuất hiện không thay đổi hằng ngày, nhưng các thay đổi nhỏ
vượt qua ngưỡng một thời kì nào đó có thể dẫn tới BĐKH. Một số nhà khoa học
nghi ngờ rằng một phần của sự ấm lên nữa đầu thế kỷ 20 là bởi vì sự gia tăng
năng lượng mặt trời. Vì mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản, là phương tiện của
hệ thống khí hậu nên thật hợp lí khi cho rằng các thay đổi trong năng lượng mặt
trời gây ra thay đổi khí hậu. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng sự biến thiên
mặt trời đã thực hiện một vai trò trong sự BĐKH ở quá khứ. Chẳng hạn việc
giảm hoạt động mặt trời đã tạo ra thời kỳ băng hà nhỏ khoảng giữa những năm
Phan Thị Lệ

14


×