uế
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
--------
tế
H
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đ
ại
họ
cK
in
h
HIỆU QUẢ CỦA NUÔI TÔM TRÊN CÁT
Ở MỘT SỐ
XÃ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
HỒ THỊ HUYỀN
KHĨA HỌC 2007 - 2011
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
--------
H
uế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đ
ại
họ
cK
in
h
tế
HIỆU QUẢ CỦA NUÔI TÔM TRÊN CÁT
Ở MỘT SỐ
XÃ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
Sinh viên thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
HỒ THỊ HUYỀN
Lớp: K41 - KDNN
Niên khóa: 2007 – 2011
TS. TRẦN VĂN HỊA
ii
Đ
ại
họ
cK
in
h
tế
H
uế
HUẾ, THÁNG 5/2011
iii
Đ
ại
họ
cK
in
h
tế
H
uế
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo của trường Đại học Kinh Tế Huế đã dạy bảo để tôi
được học tập, được trang bò đầy đủ những kiến thức
vững vàng bước vào đời.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến
Thầy giáo_ Tiến só Trần Văn Hòa đã tận tình hướng
dẫn, đònh hướng và chỉ bảo cho tôi những vấn đề cụ
thể, thiết thực nhất để tôi hoàn thành khoá luận này.
Cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến sự quan
tâm giúp đỡ và góp ý từ phía các anh chò tại Sở Nông
nghiệp, UBND huyện Bố Trạch, UBND xã Nhân Trạch, UBND
xã Đại Trạch. Đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu giúp
tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn các hộ nuôi
tôm ở hai xã Nhân Trạch và Đại Trạch đã dành thời gian
cung cấp những ý kiến, thông tin rất cần thiết, trả lời
các câu hỏi phỏng vấn, đóng góp kinh nghiệm quý báu
giúp tôi có cơ sở hoàn thành bài khoá luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn và lời chúc tốt
đẹp nhất đến ba mẹ, những người thân trong gia đình tôi
đã luôn yêu thương, lo lắng và động viên tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi trong những ngày học tập vừa qua
và trưởng thành như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2011
Sinh viên: Hồ Thò Huyền
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ...................................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................. VII
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...............................................................................VIII
uế
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI .......................................................................................................IX
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... xiii
H
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
tế
2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
h
3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3
in
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................5
cK
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
họ
1.1.1. Hiệu quả kinh tế .................................................................................. 5
1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế.................................. 5
1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản.................................. 7
Đ
ại
1.1.1.3. Đặc điểm sinh vật học của tôm .................................................... 7
1.1.1.4. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi tôm...................................... 9
1.1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm trên cát ở vùng
ven biển ................................................................................................... 11
1.1.2. Các hình thức nuôi tôm ..................................................................... 12
1.1.2.1. Hình thức nuôi tôm quảng canh (Extensive culture) ................. 13
1.1.2.2. Hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến (Improved extensive
culture) .................................................................................................... 13
1.1.2.3. Hình thức nuôi bán thâm canh (Semi-intensive culture) ........... 14
i
v
1.1.2.4. Hình thức nuôi tôm thâm canh (Intensive culture) .................... 14
1.1.2.5. Nuôi sinh thái (Organic farming)............................................... 14
1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá ................................................................ 15
1.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực sản xuất................................ 15
1.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất .................. 16
1.1.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ................................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18
uế
1.2.1.Vai trò của ngành Thủy sản ............................................................... 18
H
1.2.2. Vai trò của nghề nuôi tôm................................................................. 20
1.2.3. Khái quát tình hình nuôi tôm ở Việt Nam và trên thế giới ............... 21
tế
1.2.4. Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Quảng Bình............................................. 23
1.2.5. Tình hình nuôi tôm ở huyện Bố Trạch.............................................. 24
h
1.2.6. Kinh nghiệm tiêu thụ thủy sản nói chung và tiêu thụ tôm trên thế
in
giới và ở Việt Nam ...................................................................................... 28
cK
1.2.7. Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước và địa phương
tác động đến nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ............... 29
họ
Chương 2: HIỆU QUẢ CỦA NUÔI TÔM TRÊN CÁT Ở MỘT SỐ XÃ
VÙNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH .........................32
2.1. Một số đặc điểm cơ bản của huyện Bố Trạch.......................................... 32
Đ
ại
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên......................................................... 32
2.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................. 32
2.1.1.2. Địa hình ...................................................................................... 32
2.1.1.3. Khí hậu ....................................................................................... 33
2.1.1.4. Tài nguyên nước......................................................................... 34
2.1.1.5. Tài nguyên biển và bờ biển........................................................ 35
2.1.1.6. Tài nguyên đất............................................................................ 36
2.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản .............................................................. 37
2.1.1.8. Tài nguyên rừng ......................................................................... 38
ii
vi
2.1.1.9. Tài nguyên du lịch...................................................................... 38
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội................................................................ 38
2.1.2.1. Dân số và lao động..................................................................... 38
2.1.2.2. Tình hình phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao của
huyện Bố Trạch trong 3 năm 2008 – 2010. ............................................ 40
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Bố Trạch..................................... 42
2.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh
uế
tế - xã hội của huyện Bố Trạch ................................................................... 43
H
2.1.3.1. Thuận lợi .................................................................................... 43
2.1.3.2. Khó khăn .................................................................................... 44
tế
2.2. Hiệu quả của nuôi tôm trên cát ở một số xã vùng ven biển huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình................................................................................... 45
h
2.2.1. Tình hình nhân khẩu, lao động, quy mô diện tích nuôi tôm của
in
các hộ điều tra tại địa bàn nghiên cứu......................................................... 45
cK
2.2.2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản cho nuôi tôm của các hộ điều
tra................................................................................................................. 47
họ
2.2.3. Tình hình chi phí sản xuất cho nuôi tôm.......................................... 48
2.2.3.1. Chi phí về giống ......................................................................... 48
2.2.3.2. Chi phí về thức ăn ...................................................................... 49
Đ
ại
2.2.3.3. Chi phí tu bổ, xử lý ao nuôi ...................................................... 50
2.2.3.4. Chi phí lao động. ........................................................................ 51
2.2.3.5. Tổng hợp về chi phí sản xuất của các hộ nuôi tôm.................... 53
2.3. Kết quả của hoạt động nuôi tôm trên cát của các hộ điều tra năm 2010 . 55
2.4. Hiệu quả của hoạt động nuôi tôm trên cát của các hộ điều tra năm
2010 ................................................................................................................. 57
2.4.1. Hiệu quả về kinh tế ........................................................................... 57
2.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội...................................................................... 60
2.4.3. Đối với môi trường............................................................................ 61
iii
vii
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nuôi tôm trên cát của các hộ
điều tra............................................................................................................. 64
2.5.1. Ảnh hưởng của quy mô diện tích nuôi trồng .................................... 64
2.5.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản
xuất nuôi tôm trên cát của các hộ điều tra................................................... 66
2.5.3. Ảnh hưởng của mật độ giống đến kết quả, hiệu quả kinh tế của
nuôi tôm trên cát.......................................................................................... 69
uế
2.6. Sử dụng hàm Cobb – Douglas phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
H
sản lượng tôm nuôi ở một số xã vùng ven biển huyện Bố Trạch – tỉnh
Quảng Bình. .................................................................................................... 71
tế
2.7. Thị trường tiêu thụ ................................................................................... 74
2.8. Đánh giá môi trường vùng nuôi ............................................................... 76
h
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
in
NUÔI TÔM Ở MỘT SỐ XÃ VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH – TỈNH
cK
QUẢNG BÌNH .............................................................................................................79
3.1. Đánh giá chung về điều kiện sản xuất của các xã ven biển huyện Bố
Trạch................................................................................................................ 79
họ
3.2. Các định hướng ........................................................................................ 81
3.3. Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm
Đ
ại
trên cát ............................................................................................................. 82
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch..................................................................... 82
3.3.2. Giải pháp về thị trường ..................................................................... 82
3.3.3. Giải pháp về vốn đầu tư và tín dụng ................................................. 83
3.3.4. Giải pháp về khoa học kĩ thuật.......................................................... 84
3.3.5. Giải pháp về môi trường ................................................................... 84
3.3.6. Giải pháp về chính sách .................................................................... 84
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................85
I. KẾT LUẬN.................................................................................................. 85
iv
viii
II. KIẾN NGHỊ................................................................................................ 86
2.1. Đối với Nhà Nước và chính quyền các cấp ......................................... 86
2.2. Đối với chính quyền địa phương.......................................................... 87
Đ
ại
họ
cK
in
h
tế
H
uế
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................89
v
ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
:
Bình quân
BQC
:
Bình quân chung
CHND
:
Cộng hòa nhân dân
ĐVT
:
Đơn vị tính
GO
:
Giá trị sản xuất
IC
:
Chi phí trung gian
KHTSCĐ
:
Khấu hao tài sản cố định
MI
:
Thu nhập hỗn hợp
N
:
Năng suất
NN & PTNT
:
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTTS
:
Nuôi trồng thủy sản
Pr
:
Lợi nhuận
Q
:
Sản lượng
S
:
Diện tích
TC
:
Tổng chi phí sản xuất
TLSX
:
Tư liệu sản xuất
Tr.đ
:
Triệu đồng
Đ
ại
họ
cK
in
h
tế
H
uế
BQ
TS
Thủy sản
TSCĐ
:
Tài sản cố định
UBND
:
Ủy Ban nhân dân
VA
:
Tổng giá trị gia tăng
XHCN
:
Xã hội chủ nghĩa
vi
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Sản lượng tôm nuôi tại Châu Á và Châu Mỹ Latin giai đoạn năm 2008 –
2010. ..............................................................................................................................21
Bảng 2: Tình hình NTTS ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2010. ..........................23
Bảng 3: Tình hình NTTS của huyện Bố Trạch qua 3 năm 2008 – 2010.......................24
uế
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của huyện trong 3 năm 2008 – 2010. ...............39
Bảng 6: Tình hình văn hóa, giáo dục, y tế của huyện trong 3 năm 2008 – 2010. .........41
H
Bảng 7: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra năm 2010. .......................46
Bảng 8: Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản cho nuôi tôm. ............................................47
tế
Bảng 9: Số lượng, chi phí giống, mật độ thả giống của các hộ điều tra năm 2010.......49
Bảng 10: Lượng thức ăn và chi phí thức ăn của các hộ điều tra năm 2010. .................49
h
Bảng 11: Chi phí về xử lý ao, điện, phòng trừ dich bệnh của các hộ điều tra năm
in
2010. ..............................................................................................................................50
cK
Bảng 12: Chi phí lao động của các hộ điều tra năm 2010.............................................52
Bảng 13: Tình hình chi phí đầu tư nuôi tôm của các hộ điều tra năm 2010. ................53
Bảng 14: Kết quả nuôi tôm trên cát của các hộ điều tra năm 2010...............................55
họ
Bảng 15: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát của các hộ điều tra năm 2010.................58
Bảng 16: Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm trên
Đ
ại
cát của các hộ điều tra. ..................................................................................................65
Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm trên
cát của các hộ điều tra. ..................................................................................................68
Bảng 18: Ảnh hưởng của mật độ tôm giống đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của
các hộ điều tra................................................................................................................70
Bảng 19: Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb - Douglas đối với các hộ nuôi tôm..72
Bảng 20: Tình hình tiêu thụ tôm của các hộ điều tra. ...................................................75
Bảng 21: Đánh giá môi trường nước tại vùng nuôi của các hộ điều tra........................77
vii
xi
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
=
10.000 m2
1 vạn
=
10.000
Đ
ại
họ
cK
in
h
tế
H
uế
1 ha
viii
xii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại UBND xã Nhân Trạch, UBND xã Đại
Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả của nuôi tôm
trên cát ở một số xã vùng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm khóa
luận tốt nghiệp.
* Mục đích nghiên cứu.
uế
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực triễn về hiệu quả kinh tế.
- Phân tích thực trạng, kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát ở một số xã
H
ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của nuôi tôm trên cát
tế
tại địa bàn nghiên cứu.
- Đưa ra các định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu
h
quả kinh tế nuôi tôm trên cát ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
in
* Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu.
cK
- Nguồn dữ liệu chính (số liệu sơ cấp): Được thu thập và tổng hợp thông qua điều
tra phỏng vấn trực tiếp của các hộ nuôi tôm trên địa bàn hai xã: Nhân Trạch và Đại
Trạch.
họ
- Nguồn dữ liệu bổ sung (số liệu thứ cấp): Gồm các số liệu được cung cấp từ các
xã, phòng Nông nghiệp huyện Bố Trạch như các báo cáo tổng kết chương trình phát
Đ
ại
triển thủy sản giai đoạn 2006 – 2010, các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội
năm 2010 và kế hoạch năm 2011 của huyện Bố Trạch… Ngoài ra đề tài còn sử dụng
nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ nhiều sách báo, tạp chí liên quan, các Website…
* Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu: số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp.
- Phương pháp phân tích số liệu: Phân tích thống kê, phân tổ thống kê, toán kinh
tế, hạch toán kinh tế.
* Các kết quả đạt được của đề tài.
- Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kết quả và hiệu quả kinh tế
của nuôi tôm trên cát ở một số xã ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
ix
xiii
- Đánh giá được thực trạng nuôi tôm của huyện năm 2010, kết quả và hiệu quả
nuôi tôm của các hộ điều tra ở huyện Bố Trạch năm 2010.
- Đề tài đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi
tôm trên cát của các hộ điều tra. Đồng thời đánh giá được những thuận lợi, khó khăn
trong hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ của các hộ điều tra tại địa bàn nghiên cứu.
- Xây dựng và đề xuất một số giải pháp giúp phát triển nghề nuôi tôm trên cát
Đ
ại
họ
cK
in
h
tế
H
uế
bền vững góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu.
x
xiv
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh tế sang cơ chế thị trường, các lĩnh vực sản
xuất xã hội như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển và đặc biệt là
tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao. Sản xuất nông nghiệp giữ vị trí quan trọng
hàng đầu trong phát triển kinh tế Việt Nam: cung cấp những sản phẩm thiết yếu, trực
tiếp cho đời sống của con người như: lương thực, thực phẩm và các sản phẩm tiêu
uế
dùng khác có nguồn gốc nguyên liệu từ lâm sản, thủy sản, cung cấp nguyên liệu cho
ngành công nghiệp nhẹ và là ngành tạo ra nguồn thu ngân sách lớn cho Nhà Nước
H
thông qua xuất khẩu thu ngoại tệ. Dân số sống bằng nghề nông chiếm 70% dân số cả
nước, 57% lực lượng lao động xã hội làm việc trong nghành nông nghiệp, sản xuất
tế
nông nghiệp trong nhiều năm, đặc biệt trong những năm gần đây đã đóng góp một
h
phần rất lớn trong tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Trong xu thế phát triển
in
đó, Việt Nam đã từng bước gia nhập vào nền kinh tế thế giới nói chung, và đã xuất đi
nhiều nước với nhiều mặt hàng khác nhau như: Gạo, cao su, cà phê, thủy hải sản…
cK
Xuất khẩu thủy sản được coi là mặt hàng có tiềm năng của đất nước. Các sản phẩm
thủy sản của Việt Nam đã từng bước khẳng định mình và dần có chỗ đứng trên thị
họ
trường thủy sản thế giới. Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản trong nước và ngoài nước
ngày càng tăng, đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi và trở thành động lực cho
việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.
Đ
ại
Trong đó phải kể đến là phong trào nuôi tôm. Tuy mới ra đời và phát triển, song
ngành nuôi tôm đã khẳng định được chỗ đứng của mình về lợi thế tự nhiên và thị
trường, vì tôm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Mặt khác ngành nuôi tôm
đã mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, giải quyết việc làm cho người
dân ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân,
đồng thời nuôi tôm còn có tác dụng bảo vệ nguồn lợi thủy sản của đất nước tránh khỏi
nguy cơ bị cạn kiệt, tận dụng được lợi thế so sánh của một quốc gia ở vùng ven biển
nhiệt đới như ở nước ta.
Là một tỉnh ven biển miền Trung, có đường bờ biển dài, vùng ven biển Quảng
Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy hải sản, trong đó nuôi trồng
1
thủy sản đang là định hướng phát triển trong việc khai thác những tiềm năng và lợi thế
vùng ven biển phục vụ cho mục đích kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho người lao động
và nâng cao đời sống của người dân.
Bố Trạch có tiềm năng lớn và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế
thủy sản. Trong nhiều năm trở lại đây nghề nuôi trồng thủy sản được coi là một ngành
kinh tế có nhiều tiềm năng và đã có những bước phát triển đáng kể cả về diện tích và
giá trị sản lượng. Với trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế của huyện là phát
quả về tiềm năng đất đai, mặt nước, lao động…
uế
triển kinh tế thủy sản, trong đó mũi nhọn là nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác có hiệu
H
Tuy việc nuôi tôm vùng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ngày càng
phát triển và đạt được những thành tựu lớn nhưng nghề nuôi tôm ở đây do thiếu tính
tế
quy hoạch đã gây ra không ít những mặt trái làm cho nguồn tài nguyên không được sử
dụng một cách hợp lí dẫn đến những tác động nghiêm trọng đối với các vấn đề về kinh
h
tế, xã hội và môi trường. Nuôi tôm vùng ven biển thực sự là giấc mơ làm giàu của
in
người dân ở đây nhưng nó đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn và trở
cK
thành một vấn đề đáng quan tâm. Qua thực tế nghiên cứu cho thấy sự phát triển chưa
ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Quá trình nuôi, kỹ thuật nuôi chưa
đảm bảo, dịch bệnh, nguồn giống còn gặp nhiều khó khăn… Những nhân tố này ảnh
họ
hưởng tiêu cực đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của huyện. Xuất phát từ thực tiễn đó
mà tôi chọn thực hiện đề tài: “HIỆU QUẢ CỦA NUÔI TÔM TRÊN CÁT Ở MỘT
SỐ XÃ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH”.
Đ
ại
1. Mục tiêu nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế, biện pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế nói chung và của ngành nuôi tôm nói riêng.
+ Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế mà nghề nuôi tôm
trên cát đem lại.
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của nghề nuôi tôm
trên cát.
+ Đưa ra một số định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả của nghề nuôi tôm trên cát ở một số xã vùng ven biển huyện Bố Trạch.
2
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá hiệu quả của nghề nuôi tôm trên
cát ở hai xã ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: 60 hộ nuôi tôm trên cát thuộc hai xã Nhân Trạch, Đại Trạch,
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: Nghiên cứu thông tin, số liệu liên quan huyện Bố Trạch tập
uế
trung vào ba năm: 2008, 2009, 2010. Điều tra phỏng vấn trực tiếp, thu thập tổng hợp
các số liệu liên quan đến hoạt động nuôi tôm trên cát của hai xã: Nhân Trạch và Đại
H
Trạch trong năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
tế
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp gồm:
h
Các số liệu được cung cấp từ hai xã (Nhân Trạch, Đại Trạch), phòng nông
in
nghiệp huyện Bố Trạch, phòng thống kê huyện Bố Trạch, UBND huyện Bố Trạch.
cK
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng thu thập số liệu trên internet, thông tin đại chúng,
kết hợp tìm đọc và tham khảo thêm một số tài liệu liên quan khác.
+ Số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp có chọn mẫu:
họ
Tập trung nghiên cứu 60 hộ nông dân thuộc hai xã bao gồm: xã Nhân Trạch, xã
Đại Trạch là hai xã đi đầu, triển khai mô hình nuôi tôm trên cát.
Đ
ại
- Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp hệ thống hóa và phân tích, từ đó
tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất.
- Phương pháp phân tích kinh doanh: Vận dụng các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối,
bình quân và các chỉ tiêu đánh giá mức độ biến động của tiêu thức nhằm biểu hiện quy
mô, số lượng của hiện tượng, biểu hiện sự biến động của các chỉ tiêu qua thời gian.
- Phương pháp so sánh: Xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu
phân tích. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất được tính toán, thống kê
qua các chỉ tiêu năng suất: GO, VA, GO/IC, VA/IC… Khi đánh giá mức độ đạt được
về mặt kết quả và hiệu quả cần so sánh các chỉ tiêu đó qua thời gian, qua không gian
và giữa các chỉ tiêu đó với nhau, từ đó đưa ra nhận xét và kết luận.
3
- Phương pháp phân tổ thống kê: Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng
nhằm hệ thống hóa các số liệu thu thập được dưới dạng các chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó
đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian. Phương pháp này còn được dùng để phân tích sự
tác động của các yếu tố đầu vào với yếu tố đầu ra cũng như biểu hiện mối quan hệ giữa
yếu tố đầu ra với các yếu tố đầu vào.
- Phương pháp toán kinh tế: Hàm sản xuất là sự thể hiện mối quan hệ hiện vật
giữa đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất. Hàm sản xuất mô tả các tỷ lệ mà theo
uế
đó các nguồn lực được chuyển hoá thành sản phẩm. Hàm sản xuất có thể được mô tả
thông qua mô hình toán học như sau:
Trong đó:
(1)
H
Y = f (X1,X2,....Xn)
Y là khối lượng sản phẩm đầu ra;
tế
X1, X2,....Xn là lượng các yếu tố đầu vào.
Phương trình hàm sản xuất (1) thoả mãn các điều kiện: Hàm Y là hàm liên tục.
h
Các biến Xi (i=1÷n) và Y nhận giá trị không âm, tức Xi (i=1÷n) ≥ 0 và Y ≥ 0.
in
Mặt dù đã rất cố gắng để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Tuy nhiên do
cK
giới hạn về thời gian tiếp cận đề tài cũng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực
tế chưa nhiều, năng lực của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến qúy báu của các thầy cô giáo, bạn bè để đề tài
Đ
ại
họ
được hoàn thiện hơn.
4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào của đơn vị, cá nhân đều đưa yếu tố
uế
hiệu quả làm đầu. Bởi nó quyết định sự tồn tại của đơn vị, cá nhân sản xuất đó. Ngoài
H
ra, hiệu quả còn là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án
hành động. Vì vậy, hiệu quả được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau và hình thành rất
tế
nhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị - xã
hội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp… Thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau
h
về hiệu quả, trong đó hiệu quả kinh tế được xem là khái quát nhất. Theo GS – TS Ngô
in
Đình Giao: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của
cK
các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước”.
Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”.
họ
Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì hiệu quả kinh tế chỉ tính
được một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế
Đ
ại
trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối”.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào sản xuất. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương
diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại
thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả kỹ thuật cũng là mức sản lượng tối đa có thể đạt được ở một mức chi phí
nguồn lực nhất định trong điều kiện có nhiều công nghệ kỹ thuật sản xuất khác nhau.
Hay nói cách khác, hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ kỹ thuật, chuyên môn
và tay nghề của người sản xuất trong việc sử dụng các đầu vào.
5
Hiệu quả phân phối (hiệu quả giá): là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá
sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một
đồng chi phí thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra, người
ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa.
Thực chất của hiệu quả phân phối, chính là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các
yếu tố đầu vào và đầu ra hay chính là hiệu quả về giá. Khái niệm hiệu quả phân phối
chỉ đề cập tới sự điều chỉnh các chi phí nguồn lực và sản lượng để phản ánh các giá cả
uế
có liên quan và kỹ thuật sản xuất đã được chọn.
Như vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh tế phải nâng cao hiệu quả kỹ thuật và hiệu
H
quả giá. Với bản chất của hiệu quả sản xuất thì hiệu quả được xét trên hai phương diện.
+ Mặt chất: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực.
tế
+ Mặt lượng: phán ánh mối tương quan của kết quả đạt được và chi phí bỏ ra
Nói tóm lại, mặc dù có rất nhiều quan niệm nhưng có thể hiểu: Hiệu quả là một
h
phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích thu được từ các chi phí bỏ ra để tiến hành một quá
in
trình sản xuất hay kinh doanh phù hợp với mục đích đặt ra. Như đã phân tích ở trên thì
hiệu quả cũng được phản ánh thông qua các kết quả đạt được (sản phẩm đầu ra) và chi
cK
phí (các nguồn lực đầu vào) của một quá trình sản xuất.
Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế:
họ
Chúng ta thường nghe các khẩu hiệu: “Phấn đấu nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả”
Như vậy, ý nghĩa hàm chứa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là sử dụng hợp
Đ
ại
lý hơn các yếu tố của quá trình sản xuất, với chi phí không đổi nhưng tạo ra được
nhiều kết quả hơn. Như vậy, phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm
giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mặt khác, cần thiết phải xác định hiệu quả kinh tế. Vì:
+ Để biết được mức hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Vì một số các nguồn lực
sản xuất xã hội có nguy cơ khan hiếm. Trong khi các nguồn lực càng giảm thì nhu cầu
của con người ngày càng tăng. Như vậy để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thì
bắt buộc các doanh nghiệp cần phải tạo ra hay duy trì lợi thế cạnh tranh cho mình. Mà
một trong những lợi thế đó chính là doanh nghiệp phải biết tiết kiệm các nguồn lực sản
xuất.
6
+ Biết được các nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nhằm có các biện
pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Đồng thời làm căn cứ để
xây dựng phương hướng tăng trưởng cao. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng
sản lượng bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. Nếu muốn đạt hiệu quả kinh
tế cao, để tăng sản lượng cần phải thực hiện đổi mới công nghệ.
1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản
Ngành NTTS là ngành có đối tượng nuôi phong phú, gồm nhiều loại thủy hải
uế
sản sống trong phạm vi không gian và môi trường rộng lớn. Điều này tạo ra sự đa dạng
sản phẩm nuôi giúp cho ngành NTTS phát triển, đóng vai trò quan trọng đối với ngành
H
thủy sản cũng như ngành nông nghiệp.
Quan niệm về hiệu quả kinh tế NTTS cũng giống quan niệm về hiệu quả kinh tế
tế
đã đề cập ở trên. Hiệu quả kinh tế NTTS là tương quan so sánh giữa các yếu tố nguồn
lực và chi phí đầu vào với kết quả kinh tế đầu ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh
h
thủy sản. Quá trình NTTS là một quá trình hoạt động lấy hiệu quả kinh tế làm cơ sở để
in
phát triển.
cK
Bên cạnh đó cần hướng đến kết quả xã hội, tức là đạt hiệu quả xã hội. Mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung và quá trình NTTS nói riêng đều có mục đích chủ
yếu là kinh tế. Vì vậy kết quả kinh tế không phải là kết quả duy nhất đạt được mà bên
họ
cạnh đó, hoạt động kinh doanh còn tạo nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế xã
hội của con người như cải thiện điều kiện sống và làm việc của con người, cải thiện
Đ
ại
môi trường sinh thái, nâng cao đời sống tinh thần và văn hóa cho nhân dân. Một hoạt
động NTTS có thể đem lại kết quả cho một cá nhân, nhưng xét trên phạm vi toàn bộ
nền kinh tế thì có tác động ngoại ứng đến lợi ích và hiệu quả chung của toàn xã hội,
ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội khác. Do vậy muốn nghề nuôi tôm phát triển bền
vững thì cần phải kết hợp hài hòa lợi ích của các hoạt động kinh tế xã hội có liên quan.
Đánh giá hiệu quả NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng là tương quan so sánh giữa
các nguồn lực và chi phí đầu vào với đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doanh.
1.1.1.3. Đặc điểm sinh vật học của tôm
a, Tôm Sú.
+ Phân loại:
7
Tôm sú (Tên tiếng Anh:Giant/Black Tiger Prawn)
Tôm Sú được định loại: Ngành: Arthropoda, lớp: Crustacea, bộ: Decapoda, họ
chung: Penaeidea, họ: Penaeus Fabricius, giống: Penaeus, loài: Monodon.
+ Phân bố: Rộng ở các thủy vực vùng nhiệt đới, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật
Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía nam châu Úc và phía tây châu Phi. Nhìn chung
tôm sú phân bố từ kinh độ 30oĐ -155oĐ, từ vĩ độ 35oB - 35oN xung quanh các nước vùng
xích đạo đặc biệt là Indonexia, Malaixia, Philippin. Ở Việt Nam phân bố chủ yếu cả ba
uế
miền: Bắc, Trung Nam, đặc biệt tập trung nhiều ở vùng duyên hải miền Trung.
+ Hình thái: Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn
H
con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái thông qua cơ quan sinh dục phụ
bên ngoài.
tế
+ Tập tính ăn:
Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác
h
thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, giun nhiều
in
tơ, côn trùng. Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thủy triều rút. Nuôi tôm sú
cK
trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối.
+ Môi trường sống:
Nhìn chung tôm sú là loài thích sống ở đáy cát, cát bùn trong nước, và độ mặn
họ
cao, sống ở vùng nước lợ, cửa sông, ven biển... Nhiệt độ thuận lợi cho tôm sú sinh
trưởng và phát triển từ 25-30oC. Tôm sú có khả năng chịu độ muối thấp đến 0 ‰. Nếu
Đ
ại
độ muối cao trên 40 ‰ thì khả năng sống của tôm sú giảm, đặc biệt đối với ấu trùng.
Nhìn chung tôm sú sinh trưởng trong khoảng độ muối thích hợp là 15 - 25‰. pH thích
hợp: 7,5 - 8,5. Hàm lượng oxy hòa tan phù hợp với tôm là 5 mg/lít trở lên.
b, Tôm thẻ chân trắng.
+ Phân loài:
Tôm thẻ chân trắng( tên tiếng anh: White Leg shrimp).
Được định loại là: Ngành: Arthropoda, lớp: Crustacea, bộ: Decapoda, họ
chung: Penaeidea, họ: Penaeus Fabricius, giống: Penaeus, loài: Penaeus vannamei.
+ Phân bố: chủ yếu ở Châu Mỹ La Tinh, Hawaii, hiện nay được nuôi ở nhiều
nước trên thế giới như: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam...
8
+ Hình thái:
Cũng như các loài tôm cùng họ, tôm chân trắng cái ký thác hoặc rải trứng ra
thay vì mang trứng tới khi trứng nở. Tôm nhỏ lúc thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứng
nhưng khi tôm đã lớn thì cần khoảng 1 - 2 ngày.
Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển
có độ sâu 70m với nhiệt độ 26 - 28oC, độ mặn khá cao 35‰. Trứng nở ra ấu trùng và
vẫn loanh quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và
uế
sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Sau một vài tháng, tôm con trưởng thành
chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm trọn chu kỳ.
H
Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với
mật độ 100 con/ m² không kém gì tôm sú, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn
tế
chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực.
+ Tập tính ăn:
h
Tôm chân trắng không cần đồ ăn có lượng prôtêin con như tôm sú, 35% prôtêin
in
được coi là phù hợp, trong đồ ăn có thêm mực tươi rất được tôm ưa chuộng. Tôm ăn
cK
tạp, nhu cầu thức ăn là từ lòng trắng trứng tương đối thấp.
+ Môi trường sống:
Khoảng dao động về độ mặn mà tôm chân trắng có thể thích ứng tương đối lớn,
họ
tôm có thể sinh trưởng trong nước biển, cũng có thể sinh trưởng trong nước ngọt,
nhưng chỉ sinh trưởng và phát triển mạnh trong nước biển, nhiệt độ thích hợp là 18 -
Đ
ại
35 oC, dưới 15 oC tôm sẽ chết. Loài tôm này sống trong tự nhiên thường ẩn mình trong
cát, hiện đã được chuyển nuôi thành công trong điều kiện nước ngọt, nếu nuôi trong
đầm, ao có bùn, cát thì sản lượng tôm thu được còn cao hơn.
1.1.1.4. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi tôm
Kỹ thuật nuôi tôm trên cát nhìn chung cũng giống như kỹ thuật nuôi tôm bán
thâm canh và thâm canh đang áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nuôi tôm trên cát
cũng có một số khâu kỹ thuật khác biệt cần hết sức lưu ý:
a, Chọn địa điểm xây dựng ao.
Chọn địa điểm xây dựng là một trong những khâu quan trọng nhất của nghề
nuôi tôm. Địa điểm xây dựng phải đảm bảo các điều kiện sau:
9
+ Gần nguồn nước biển, nước biển không bị ô nhiễm.
+ Có nguồn nước ngọt đảm bảo, có thể là nước ngầm.
+ Xa khu dân cư, không chịu ảnh hưởng của nước thải công nghiệp.
+ Gần đường giao thông, có hệ thống điện lưới quốc gia.
b, Thiết kế và xây dựng ao nuôi.
Lưu ý khi thiết kế và xây dựng ao nuôi tôm trên cát cần đảm bảo các yếu tố sau:
+ Xây dựng hệ thống công trình ao nuôi tôm trên cát phải có diện tích từ 1ha trở lên
uế
để có thể bố trí đầy đủ các công trình phụ trợ đảm bảo nuôi tôm ổn định và có hiệu quả.
+ Nuôi tôm trên cát cần nên bố trí kết hợp với trồng rừng để tránh hiện tượng
H
cát bay, vừa đảm bảo giữ được lượng nước ngầm, có thể bố trí trồng rừng theo vành
đai và theo các lối đi, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp.
tế
+ Phải bố trí xây dựng đầy đủ hệ thống gồm ao nuôi tôm, ao chứa lắng dự trữ nước,
ao chứa nước thải đảm bảo không tháo nước trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường.
h
+ Xây dựng ao phải được kè bờ và lót toàn bộ đáy ao bằng nhựa chống thấm
in
giải quyết vấn đề rò rỉ mất nước nhanh trong ao.
cK
* Thiết kế và xây dựng ao nuôi tôm.
+ Ao nuôi tôm có thể thiết kế theo hình vuông hoặc hình chữ nhật để dễ chăm
sóc quản lý.
họ
+ Đáy ao bằng phẳng và hơi nghiêng về giữa ao nơi có lắp đặt hệ thống xả đáy.
+ Độ sâu ao từ 1,5m trở lên.
Đ
ại
+ Bờ ao thoai thoãi, được kè bằng nhựa chống thấm Tapolin.
+ Toàn bộ đáy ao được lót bằng nhựa nilon, nhựa Tapolin hoặc nhựa cao cấp.
c, Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả tôm.
+ Đối với ao mới xây dựng xong, trước hết cần bơm nước vào ao sau đó tháo
cạn để rửa ao.
+ Đối với ao đã nuôi tôm: Sau mỗi vụ nuôi cần phải cải tạo ao bằng cách nạo
vét hết bùn dơ đưa lên bờ, bổ sung cát mới vào ao.
+ Bón vôi Ca(OH)2 xuống ao.
10
+ Ao nuôi xây dựng trên vùng đất cát rất nghèo dinh dưỡng, có thể bón lót thêm
phân chuồng đã ủ hoai với lượng 60 - 100 kg/sào. Phân chuồng có thể sử dựng các loại
như: phân gà, phân bò, phân dê...
+ Bố trí máy quạt nước đặt đúng các vị trí để tạo dòng nước chảy tuần hoàn.
+ Lúc nước triều lên cao bơm nước vào các ao nuôi, nước phải qua lớp lưới dày
hoặc vải lọc ngăn chặn các động vật khác xâm nhập vào ao.
+ Cấp nước một lần đạt độ sâu 0,6 - 0,8 m, giữ nước 1 - 2 ngày cho trứng tôm
uế
nở. Sau đó tiến hành diệt tạp bằng Saponin 5 - 100 ppm (4 -8 kg/ sào).
+ Dùng phân gây màu nước trong ao: dùng phân hóa học sử dụng Urê, NPK .
H
+ Sau 5 -7 ngày, độ trong đạt 30 - 40cm có thể tiến hành thả tôm.
1.1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm trên cát ở vùng ven biển
tế
Muốn quản lý một ao nuôi tôm trên cát có hiệu quả cần phải có những thông
tin đặc trưng về các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, pH, độ trong, màu nước,
h
oxy hòa tan, H2S, NH3… với các số liệu đo hàng ngày và nhận biết được sự biến đổi
in
của nó trong ao nuôi.
cK
a, Nhiệt độ.
Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể
tôm, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự lột xác, liên quan đến khả năng bắt mồi
họ
và sự sinh trưởng của tôm.
Do đặc điểm thổ nhưỡng của vùng đất cát nên khi xây dựng công trình ao nuôi
Đ
ại
phải kè bạt bờ và lót bạt đáy ao cho nên khả năng hấp thụ nhiệt vào ban ngày rất lớn,
do đó nhiệt độ nước trong ao có khả năng tăng lên rất cao. Để khắc phục được việc
tăng cao của nhiệt độ nước, biện pháp kỹ thuật tốt nhất là nâng cao mực nước trong ao
từ 1,2m trở lên, độ dày lớp cát phủ đáy ao trên 0,5m.
b, Độ mặn.
Độ mặn của nước phụ thuộc vào sự hòa trộn giữa nước ngọt và nước mặn. Vì
vậy trong quá trình chăm sóc quản lý việc cấp nước ngọt hoặc nước biển cần có giới
hạn nhất định, nếu thay đổi quá đột ngột thì dễ làm cho tôm bị sock và nhiễm bệnh.
Khác với các vùng nuôi khác, nguồn nước ngọt cấp vào ao nuôi tôm trên cát chủ yếu
là sử dụng nước ngầm từ các giếng khoan cho nên khi cấp nước vào ao cần kiểm tra
11