Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu của các hộ nông dân thuộc huyện chư pưh, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.28 KB, 96 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KT&PT
.…..  ……

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

tế

Đề tài:

họ

cK

in

h

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ
TRỒNG TIÊU THUỘC HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiện:



Giáo viên hướng dẫn:

Đ
ại

LƯU VĂN HIẾU

PGS.TS. PHÙNG THỊ HỒNG HÀ

Lớp: K41KDNN
Niên khóa: 2007 - 2011

Huế, tháng 05 năm 2011
SVTH: LƯU VĂN HIẾU

1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự cố gắng và nổ lực của bản thân, tôi

uế

còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô trong trường, trong khoa.


H

Được sự đón nhận nồng nhiệt của cán bộ Phòng nông nghiệp huyện Chư Pưh,
tỉnh Gia Lai.

tế

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả mọi người, đặt biệt là Cô giáo –
PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành

h

khóa luận này.

in

Mặt dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực tập và viết bài, nhưng với

cK

kinh nghiệm còn hạn chế và thời gian không cho phép nên chắc chắn không thể
tránh khỏi những sai sót.

cô!

họ

Vậy, rất mong sự thông cảm, quan tâm và đóng góp ý kiến của quí thầy

Đ

ại

Xin trân trọng cảm ơn!

Huế, ngày 30 tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Lưu Văn Hiếu

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

MỤC LỤC
Trang
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................10
I. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................10
II. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................12
III. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................12
IV. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................12

uế

V. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................12
PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................14


H

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................14
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ..................................................................14

tế

1.1.1. Khái niệm của hiệu quả kinh tế....................................................................14
1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế ......................................................................14

h

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả..........................................15

in

1.1.4. Ý nghĩa của việc phân tích kết quả và hiệu quả...........................................16

cK

1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu đo lường kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh ...16
1.1.5.1. Các chỉ tiêu kết quả ...............................................................................16
1.1.5.2 . Các chỉ tiêu hiệu quả............................................................................17

họ

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu .................................18
1.1.6.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................18
1.1.6.2. Điều kiện kinh tế -xã hội ......................................................................18


Đ
ại

1.1.6.3. Các nhân tố về kỹ thuật .........................................................................19

1.2. Cơ sở lý luận về cây hồ tiêu................................................................................19
1.2.1. Nguồn gốc của cây hồ tiêu ...........................................................................19
1.2.2. Đặc điểm của chung của cây hồ tiêu............................................................19
1.2.3. Công dụng của cây hồ tiêu ...........................................................................20
1.2.4. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây hồ tiêu ..............................21
1.3. Cơ sở thực tiển của vấn đề nghiên cứu ...............................................................22
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tiêu của thế giới ...........................................22
1.3.2. Tình hình sản xuất tiêu của nước của Việt Nam ..........................................24
1.3.2.1. Quá trình phát triển của cây hồ tiêu Việt nam tron 3 thập niên gần đây24

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

1.3.2.2. Sự phát triển phát triển cây hồ tiêu của nước ta trong ba năm
(2008-2010) ........................................................................................................25
1.3.3. Tình hình sản xuất tiêu ở tỉnh Gia Lai .........................................................27
CHƯƠNG II. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU CỦA HUYỆN CHƯ PƯH29
2.1. Tình hình cơ bản của điạ bàn nghiên cứu ...........................................................29

2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................29
2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................29
2.1.1.2. Điều kiện thời tiết – khí hậu ..................................................................29

uế

2.1.1.3. Điều kiện địa hình - thổ nhưỡng............................................................29
2.1.2.Tình hình kinh tế xã hội ................................................................................31

H

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của huyện năm 2010 ..............................31
2.1.2.2. Tình hình kết cấu hạ tầng cơ bản...........................................................33

tế

2.1.2.3. Tình hình kinh tế của huyện ..................................................................34
2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện..................................................35

h

2.2. Tình hình sản xuất cây hồ tiêu của huyện Chư Pưh ...........................................36

in

2.3. Đánh giá chung tình hình của địa bàn nghiên cứu..............................................38

cK

2.3.1. Thuận lợi ......................................................................................................38

2.3.2. Khó khăn ......................................................................................................38
2.4. Năng lực sản xuất của hộ qua điều tra ................................................................39

họ

2.5. Phân tích hiệu quả kinh tế...................................................................................42
2.5.1. Chi phí cho một ha tiêu ở thời kỳ kiến thiết cơ bản.....................................42
2.5.2. Chi phí cho một ha tiêu ở thời kỳ kinh doanh..............................................47

Đ
ại

2.5.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ qua điều tra......................50
2.5.3.1. Phân tích kết quả sản xuất của các hộ qua điều tra ..............................50
2.5.3.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của cây tiêu qua các chỉ tiêu dài hạn ..........56

2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tiêu của nông hộ........................59
2.6.1. Nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ .59
2.6.1.1. Nhân tố chính sách ................................................................................59
2.6.1.2. Cơ sở hạ tầng .........................................................................................60
2.6.1.3 Các yếu tố tự nhiên.................................................................................51
2.6.1.4. Hệ thống canh tác ..................................................................................61
2.6.2. Ảnh hưởng của nhân tố vi mô đến hiệu quả sản xuất ..................................61
SVTH: LƯU VĂN HIẾU

4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


NIÊN KHÓA 2007 - 2011

2.6.2.1. Ảnh hưởng của quy mô sản xuất đến hiệu quả .....................................61
2.6.2.2. Ảnh hưởng của giá cả đầu ra và sản lượng đến hiệu quả sản xuất........54
2.6.2.3. Yếu tố thị trường ...................................................................................64
2.6.2.4. Yếu tố kỹ thuật ......................................................................................65
2.7. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất cây hồ tiêu của các hộ nông
dân huyện Chư Pưh....................................................................................................67
2.7.1. Thuận lợi ......................................................................................................67
2.7.2. Khó khăn ......................................................................................................69

uế

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP .....................................................72
3.1. Định hướng .........................................................................................................72

H

3.2. Giải pháp.............................................................................................................73
3.2.1. Giải pháp chung ...........................................................................................73

tế

3.2.1.1. Cơ sở hạ tầng .........................................................................................73
3.2.1.2. Giải pháp đất đai....................................................................................73

h

3.2.1.3. Giải pháp về vốn....................................................................................74


in

3.2.1.4. Giải pháp về lao động............................................................................74

cK

3.2.1.5. Giải pháp về kỹ thuật.............................................................................75
3.2.1.6. Giải pháp về chính sách.........................................................................76
3.2.1.7. Giải pháp về thị trường..........................................................................77

họ

PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................79
1.1. Kết luận...............................................................................................................79
1.2. Kiến nghị.............................................................................................................80

Đ
ại

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................75
PHỤ LỤC

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

H
tế

13. CN – XD:
14. NN – LN – NTTS:
15. NN - NN&PTNT:

cK

in

h

16. NNCS:
17. TKKTCB:
18. TKKD:
19. TLSX:
20. BQC:
21. DTBQ:
22. ĐVSP:
23. FAO (Food and Agriculture Orgnization):
24. DK:
25. ĐVT:
26. BVTV:

Đ
ại


họ

Hiệp hội hồ tiêu quốc tế
Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam
Giá trị sản xuất
Giá trị gia tăng
Chi phí trung gian
Thu nhập hổn hợp
Lợi nhuận
Hiện giá thu nhập thuần
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
Tỷ số lợi ích – Chi phí
Tài sản cố định
Thương mại – Du lịch – Dịch
vụ
Công nghiệp – Xây dựng
Nông nghiệp – Lâm nghiệp –
Nuôi trồng thuỷ sản
Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn
Ngân hàng chính sách
Thời kỳ kiến thiết cơ bản
Thời kỳ kinh doanh
Tư liệu sản xuất
Bình quân chung
Diện tích bình quân
Đơn vị sản phẩm
Tổ chức nông lương thế giới
Dự kiến

Đơn vị tính
Bảo vệ thực vật

uế

1. IPC:
2. VPA (Vietnam Perper Association):
3. GO:
4. VA:
5. IC:
6. MI:
7. NB:
8. NPV (Net Present Value):
9. IRR:
10. B/C (Benefits – Cost):
11. TSCĐ:
12. TM - DL - DV:

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Trang


Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

Biểu đồ 1: Tình hình giá cả của 12 tháng trong năm 2010 ................................62

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 1: Tình hình sản xuất tiêu của các nước trên thế giới ..................................... 14
Bảng 2: Bảng diện tích, sản lượng và năng suất tiêu Việt Nam ............................... 17
Bảng 3: Tình hình sản xuất cây tiêu của tỉnh Gia Lai qua 3 năm 2008 – 2010........ 19
Bảng 4: Tình hình đất đai của huyện Chư Pưh......................................................... 21
Bảng 5: Tình hình xã hội của huyện Chư Pưh.......................................................... 23

uế

Bảng 6: Tình hình kết cấu hạ tầng cơ bản của huyện .............................................. 24

H

Bảng 7: Bảng thể hiện tình hình kinh tế của huyện qua hai năm (2009 – 2010)...... 25
Bảng 8: Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện................................................. 26

tế

Bảng 9: Tình hình sản xuất cây công nghiệp dài ngày của huyện Chư Pưh ............ 28
Bảng 10: Bảng tình hình cơ bản của các hộ qua điều tra.......................................... 32

h

Bảng 11: Bảng chi phí TKKTCB của các hộ qua điều tra........................................ 37

in

Bảng 12: Bảng tổng hợp chi phí của một ha tiêu TKKTCB .................................... 38
Bảng 13: Bảng chi phí cho một ha tiêu TKKD ........................................................ 40

cK


Bảng 14: Bảng tổng hợp chi phí cho một ha tiêu TKKD ......................................... 42
Bảng 15: Bảng kết quả kinh doanh tiêu của các hộ qua điều tra .............................. 43

họ

Bảng 16: Bảng hiệu quả kinh doanh theo phương pháp hạch toán .......................... 46
Bảng 17: Bảng giá bán hồ tiêu trong những năm gần đây........................................ 48
Bảng 18: Bảng hiệu quả kinh tế của cây tiêu qua các chỉ tiêu dài hạn..................... 49

Đ
ại

Bảng 19: Nhân tố quy mô ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ................................... 52
Bảng 20: Ảnh hưởng của giá đầu ra và sản lượng đến giá trị sản xuất ................... 55
Bảng 21: Thị trường tiêu thụ sản phẩm hạt tiêu của nông hộ................................... 58
Bảng 22: Ảnh hưởng của các loại trụ ....................................................................... 59
Bảng 23: Hiệu quả mức bón phân hữu cơ ................................................................ 60

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

TÓM TẮC NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá thực trạng năng lực đầu tư và hiệu quả sản

xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.
Bằng các số liệu sơ cấp thu thập được từ quá trình điều tra trực tiếp hộ nông dân tại
địa phương và số liệu thứ cấp thu thập được từ các phòng ban của huyện đặt biệt là

uế

phòng nông nghiệp huyện Chư Pưh cùng với một số tài liệu liên quan. Với các biện
pháp phân tích và xử lý số liệu, dùng các chỉ tiêu so sánh, phương pháp phân tổ thống

H

kê, phương pháp chỉ số…

tế

Qua quá trình nghiên cứu, tôi nhận ra rằng: hoạt động sản xuất hồ tiêu ở đây mang

h

lại hiệu quả kinh tế khá cao nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của

in

vùng.

cK

Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tình hình giá cả thị trường ngày càng thuận lợi cho
việc phát triển hồ tiêu, hệ thống các yếu tố đầu vào – đầu ra ngày càng được cải


họ

thiện…

Một số khó khó khăn mà việc sản xuất gặp phải như: quy mô sản xuất manh mún

Đ
ại

nhỏ lẻ, tình hình sâu bệnh phá hoại nghiêm trọng, tình hình hạn hán có xu hướng phức
tạp.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây giá cả hồ tiêu tăng nhanh cộng với những lợi

thế mà huyện có thì việc phát triển hồ tiêu theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng
được chú ý đến.
Qua tìm hiểu và phân tích tôi đã đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sản
xuất hồ tiêu nông hộ tại đây.

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Tính cấp thiết của đề tài

Tình hình thế giới trong những năm gần đây diễn biến hết sức phức tạp như: Sự
nóng lên của trái đất làm cho thảm họa thiên nhiên xãy ra triền miên: động đất ở Haiti,
lũ lụt ở Ôxstraylia, Trung Quốc, Inđônesia, lốc xoáy ở Mỹ…đặt biệt là trận động đất
kèm theo sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản; Tình hình về tranh chấp lãnh thổ và chủ

uế

quyền của các quốc gia như Việt Nam - Trung Quốc, Trung Quốc - Nhật Bản, Thái

H

Lan - Campuchia,… rồi khủng hoảng chính trị ở Trung đông, Bắc Phi, Thái Lan, và
hàng loạt những vụ đánh bom liều chết, khủng bố và các vụ biểu tình bạo động quy

tế

mô lớn…; Thế giới đã trãi qua nhiều cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng tài
chính bắt đầu ở Mỹ sau đó lan rộng ra toàn thế giới, rồi khủng hoảng lương thực… Và

h

hàng loạt những vấn đề khác như ô nhiểm môi trường, vũ khí hạt nhân, cùng với đó là

in

sự phát triển rất mạnh mẽ của các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi ở
Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ…), ở Nam Mỹ (Brazin, Achentina, Chi Lê…). Tất cả

cK


những vấn đề trên làm cho tình hình thế giới nói chung và tình hình kinh tê thế giới
nói riêng đã và đang đối mặt với nhiều thách thức nhất là khi giá dầu mỏ và than đá

họ

liên tục tăng nhanh làm cho việc sản xuất gặp nhiều khó khăn. Việt Nam là nước nông
nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá… Tuy nhiên trong 10 năm trở lại đây khi nhìn
lại ta thấy đã đạt nhiều thành tự về kinh tế xã hội rất đáng ghi nhận: GDP bình quân

Đ
ại

tăng khoảng 7%, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, mới đây (03/2011)
nước Anh đã đưa nước ta ra khỏi danh sách các nước đuợc viện trợ), cơ cấu nền kinh
tế đang thây đổi nhanh về tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ ngày
càng tăng… Nhưng cho đến thời điểm hiện tại (2011) nước ta vẫn là nước nông nghiệp
và có vai trò cực kỳ quang trọng trong nền kinh tế (giải quyết vấn đề an ninh lương
thực, tạo thu nhập, việc làm, xuất khẩu…) mà đặt biệt là cây công nghiệp dài ngày
trong đó có cây hồ tiêu.
Cây hồ tiêu (Piper nigrum Linnaeus) thuộc họ tiêu Piperaceae, có nguồn gốc ở
miền tây nam Ấn Độ thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm. Hiện nay, cây tiêu đã được

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011


gieo trồng ở khoảng 70 nước trên thế giới. Sản lượng tiêu thế giới tăng từ năm 1954
đến năm 1983 (năm 1954 khoảng 64.600 tấn tiêu hạt, năm 1978 khoảng 160.000 tấn
và năm 1983 khoảng 180.000 tấn), từ năm 1984 sản lượng tiêu trên toàn thế giới giảm
dần do sản xuất không hiệu quả. Sâu bệnh gây hại, thời tiết bất thuận lợi như hạn hán,
sâu bệnh,… làm chết cây. Sau năm 1983 giá tiêu tăng, nên từ năm 1989 – 1990 các
nước đẩy mạnh phát triển trồng tiêu nên diện tích tăng lên bằng năm 1982 và sản
lượng đạt khoảng 185.000 tấn. Hiện nay các nước trồng tiêu với diện tích và sản lượng

uế

cao trên thế giới là: Việt Nam, Ấn Độ, Indonêxia, Srilanca, Malayxia, Banglades…
Hiện nay Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu (theo

H

VPA thì lượng xuất khẩu chiếm 40%, 50% thị phần xuất khẩu). Hồ tiêu là loại cây dễ
trồng, cho hiệu quả kinh tế cao, là cây góp phần quan trọng vào việc xoá đói giảm

tế

nghèo cho nhiều vùng đất đồi núi tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, và các tỉnh
miền Đông Nam bộ... Các vùng trồng hồ tiêu chủ yếu của nước ta tập trung từ Quảng

h

Trị đến các vùng đất đỏ cao nguyên Trung bộ, Đông Nam bộ và đảo Phú Quốc (Kiên

in


Giang). Từ năm 1995 trở lại đây, cây hồ tiêu phát triển với quy mô và tốc độ khá cao,

cK

điển hình là các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Dương, Bình Phước, Phú
Quốc, Đồng Nai và Quảng Trị. Đến cuối năm 1999, đầu năm 2000, diện tích trồng tiêu
của cả nước mới khoảng 15.000 ha, sản lượng khoảng 24.000 tấn. Đến cuối năm 2006,

họ

diện tích trồng tiêu của cả nước ta đạt gần 50.000 ha, sản lượng đạt khoảng 77.000 tấn
và Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu tiêu đứng đầu thế giới. Trong các tỉnh trồng

Đ
ại

tiêu hiện nay Gia Lai đang nổi lên là lá cờ đầu của cả nước trong việc phát triển sản
xuất cây hồ tiêu. Minh chững rõ nét là ở cả nước chỉ mới có huyện Chư Sê có hiệp hội
hồ tiêu và được công nhận là có thương hiệu. Ở Gia Lai hiện nay cây hồ tiêu tập trung
chủ yếu ở các huyện Chư Sê, Iale, Chư Pưh… Trong đó Chư Pưh là huyện được tách
ra từ huyện Chư Sê năm 2009 nên huyện còn gặp nhiều khó khăn tuy nhiên kinh tế vẫn
tăng trưởng cao, đặt biệt là ngành sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, đời sống của người
dân được cải thiện rõ rệt. Sản phẩm từ cây tiêu được sử dụng làm gia vị, trong y dược,
trong công nghiệp hương liệu và làm chất trừ côn trùng. Đặc biệt hồ tiêu còn có giá trị
xuất khẩu rất lớn.

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

11



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

Vì giá trị mà cây hồ tiêu mang lại rất lớn mà từ trước đến nay huyện Chư Pưh đã và
đang mở rộng diện tích hồ tiêu để tạo công ăn việc làm cho người lao động, sử dụng
hợp lý và hiệu quả đất đỏ bazan, tăng hiệu quả sử dụng đất vườn tạp của các hộ gia
đình, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên
thực tế sản xuất trong những năm qua cho thấy, sản xuất tiêu của nước ta nói chung
của tỉnh Gia Lai và huyện Chư Pưh nói riêng vẫn chưa ổn định, năng suất chưa cao,
thu nhập của người sản xuất chưa xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó tình hình giá cả

uế

nguyên vật liệu đặt biệt là giá nhiên liệu tăng nhanh, hạn hán, bão, sâu - bệnh, giá cả
thị trường diễn biến thất thường, công tác khuyến nông chưa được chú trọng…. Nhiều

H

diện tích đã bị chết phải thay thế bằng cây trồng khác khi đang ở thời kỳ đầu hoặc
đỉnh cao kinh doanh. Xuất phát từ thực trạng nói tên tôi đã quyết định chọn đề tài:

Lai”, để làm đề tài tốt nghiệp của mình.

in

h

II. Mục tiêu nghiên cứu


tế

“Hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu của các hộ nông dân thuộc huyện Chư Pưh, tỉnh Gia

- Tìm hiểu ánh giá thực trạng sản xuất cây hồ tiêu huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

cK

- Thu thập thông tin về các loại chi phí, sản lượng và việc tiêu thụ hồ tiêu của các
hộ gia đình từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của các nông hộ.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu.

họ

- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu
của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

Đ
ại

III. Đối tượng nghiên cứu

- Hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu của các hộ gia đình huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

IV. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Là các hộ gia đình trồng tiêu của huyện.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ 2008 – 2010.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ năm 2008-2010.


V. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các
phương pháp sau đây:

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

12


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

- Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ
qua lại lẫn nhau.
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Để có nguồn số liệu hoàn thiện đề tài tôi
đã tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn khác nhau:
+ Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập nguồn số liệu từ các báo cáo, tài liệu của các
ban, nghành tỉnh Gia Lai, huyện Chư Pưh; Nguồn số liệu từ Niên giám thống kê huyện
qua các năm. Ngoài ra còn thu thập thông tin từ các đề tài nghiên cứu đã được công

uế

bố, các tư liệu trên sách báo , tạp chí, mạng internet.v..v.
+ Nguồn số liệu sơ cấp: Là nguồn số liệu có được do điều tra thu thập được trên

H

địa bàn huyện Chư Puwh trong thời gian thực tập thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi
như phụ lục đính kèm.


tế

- Phương pháp thống kê, mô tả: Trong phương pháp này tôi sẽ dựa vào số liệu thu
thập được để tổng hợp, trên cơ sở đó phân tích, mô tả các con số bằng cách so sánh các

h

chỉ số tương đối, số tuyệt đối để phản ánh sự biến động tình hình sản xuất hồ tiêu của

in

huyện nói chung và của các nông hộ nói riêng.

cK

- Phương pháp phân tổ thống kê để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến

Đ
ại

họ

hiệu quả sản xuất hổ tiêu nông hộ.

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

13



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển theo

uế

chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất
nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là chỉ tiêu tương đối được biểu hiện bằng sự

H

so sánh giữa kết quả sản xuất với chi phí sản xuất. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất còn
được gọi là chỉ tiêu năng suất.

tế

1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật và giá trị trong

h

việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất. Nói cách khác, hiệu quả kinh tế là kết quả


in

đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố cơ bản trong sản xuất kinh doanh. Hai yếu tố đó

cK

là:

- Yếu tố đầu vào: Gồm chi phí trung gian, lao động gia đình, khấu hao tài sản,
thuế…

họ

- Yếu tố đầu ra: Số lượng và giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập, giá trị gia
tăng, lợi nhuận…

Đ
ại

Việc xác định các yếu tố đầu vào trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế nhiều khi
gặp khó khăn do có những tư liệu sản xuất tham gia vào nhiều quá trình sản xuất hoặc
có những yếu tố phi vật chất như: công nghệ, chính sách môi trường… Trong khi đánh
giá hiệu quả kinh tế yêu cầu phải toàn diện. Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương
quan so sánh tương đối và tuyệt đối giữa lượng kết quả thu được với lượng chi phí bỏ
ra. Ở đây chúng ta cần xác định hai khái niệm kết quả và hiệu quả.
- Kết quả là đại lượng vật chất được tạo ra có mục đích của con người. Có rất nhiều
chỉ tiêu, các nội dung để đánh giá kết quả. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà ta
sử dụng hệ thống các chỉ tiêu ấy, nội dung ấy sao cho phù hợp. Nhưng điều quan trọng
hơn là khi đánh giá kết quả của một quá trình sản xuất kinh doanh cần phải xem xét

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

14


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

kết quả đó được tạo ra như thế nào và mất chi phí bao nhiêu. Việc đánh giá kết quả của
hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc đánh giá kết quả
đạt được mà còn đánh giá chất lượng của hoạt động đó. Đánh giá chất lượng của hoạt
động sản xuất kinh doanh chính là đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh đó.
- Trên bình diện xã hội, các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả nào đó chính là hao
phí lao động xã hội. Cho nên thước đo của hiệu quả là mức độ tối đa hóa trên một đơn

uế

vị hao phí lao động xã hội tối thiểu. Nói cách khác, hiệu quả chính là sự tiết kiệm tối
đa các nguồn lực đang có. Chỉ khi nào việc sử dụng các nguồn lực đạt cả chỉ tiêu về

H

hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Do
đó, nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng nhất của các đơn vị sản xuất kinh

tế

doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cụ thể:


Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu

h

vào hay công nghệ áp dụng vào sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương

in

diện vật chất của sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vào bản chất kỹ thuật và công

cK

nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng sản xuất cũng như môi trường kinh
tế xã hội khác trong đó kỹ thuật được áp dụng.
Hiệu quả phân bổ là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm.

họ

Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào.
Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên.

Đ
ại

Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt được khi
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa. Điều đó có nghĩa là cả hai
yếu tố giá trị và hiện vật tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đồng thời đạt được hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung của các doanh nghiệp hay vùng
kinh tế nói riêng thì 4 yếu tố: vốn, lao động, đất đai, và khoa học công nghệ là quyết
định phần lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất.

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

15


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

Ngoài các yếu tố trên thì để nâng cao hiệu quả kinh tế chúng ta cần chú ý đến các
vấn đề: khoa học kỹ thuật, thời tiết, khí hậu, địa hình, các yếu tố thuộc về văn hoá xã
hội, đặt biệt là yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay .
1.1.4. Ý nghĩa của việc phân tích kết quả và hiệu quả
Nâng cao hiệu quả kinh tế là sử dụng hợp lý hơn các yếu tố của quá trình sản xuất,
với chi phí không đổi nhưng tạo ra nhiều kết quả hơn. Như vậy, phấn đấu nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh của

uế

doanh nghiệp.
1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu đo lường kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh

H

1.1.5.1. Các chỉ tiêu kết quả


Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hồ

tế

tiêu nói riêng như: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị gia tăng (VA),
thu nhập hỗn hợp (MI) và lợi nhuận kinh tế (NB).

h

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu được

in

trên một đơn vị diện tích canh tác trong một thời gian sản xuất nhất định.

cK

GO = Q * P

Trong đó:

Q: Là khối lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích
P: Là giá bán đơn vị sản phẩm

họ

- Chi phí trung gian (IC): Là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất (chi phí vật
chất và chi phí dịch vụ thuê mua ngoài mà chi trực tiếp bằng tiền).


Đ
ại

- Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung
gian của hoặt động sản xuất kinh doanh.
VA = GO – IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao động

của gia đình tham gia sản xuất.
MI = VA – Khấu hao TSCĐ – Thuế
- Lợi nhuận (NB): Là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi
phí lao động gia đình và chi phí hiện vật của hộ.

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

16


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

1.1.5.2. Các chỉ tiêu hiệu quả
- Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho
biết với một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Giá trị gia tăng tính cho một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho
biết với một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- Thu nhập hỗn hợp tính cho một đơn vị chi phí trung gian (MI/IC): Chỉ tiêu này
cho biết với một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập hổn


uế

hợp.
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung gian (NB/IC): Chỉ tiêu này cho biết với một

H

đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Ngoài ra, để đánh giá quy mô lãi cả chu kỳ kinh tế trung bình của cây tiêu là 30

tế

năm trong phân tích tài chính thường sử dụng các chỉ tiêu: giá trị hiện tại thu nhập
thuần (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ số lợi ích - chi phí (B/C).

h

- Giá trị hiện tại thu nhập thuần là giá trị của dòng tiền dự kiến trong tương lai

in

được quy về hiện giá trừ đi vốn đầu tư ban đầu của dự án. Thu nhập thuần của hoặt

cK

động sản xuất hồ tiêu được chuyển về thời điểm hiện tại ký hiệu là NPV (Net Present
Value). Được xác định theo công thức:
n






họ

NPV

i  0

B i
(1  r )

i



n



i  0

C i
(1  r )

i

Trong đó: Bi Thu nhập năm i


Đ
ại

Ci: Chi phí đầu tư ban đầu năm i
n : Chu kì kinh tế của cây tiêu
r: Tỷ suất chiếc khấu được chọn

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): Tỷ suất hoàn vốn nội bộ được xác định bằng việc

tìm ra một tỷ lệ lãi suất mà tại đó NPV = 0.
Tính IRR: Chọn r1 sao cho NPV1 đủ dương, Chọn r2 sao cho NPV2 đủ âm (r2 > r1),
ta có công thức tính IRR như sau:
NPV1
IRR = r1 + (r2 – r1).
NPV1 + NPV2
SVTH: LƯU VĂN HIẾU

17


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

- Tỷ số lợi ích - chi phí ( Benefits – Costratio): Kí hiệu là B/C được xác định bằng
tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. Lợi ích và chi phí của hoặt động sản xuất
có thể tính về thời điểm hiện tại hoặc thời điểm tương lai. Việc quy về thời điểm tương
lai để tính chỉ tiêu này thường ít được sử dụng. Bởi vậy, chỉ tiêu B/C thường được xác
định theo công thức sau:


B / C



n



i  o

B i
(1  r )

n

i

/



i  0

C i
(1  r )

i

uế


1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu
1.1.6.1 Điều kiện tự nhiên

H

- Điều kiện về đất đai: Cây tiêu ở nước ta được trồng trên nhiều đất khác nhau
nhiều nhất trên các đất đỏ, nâu đỏ phân hoá từ đá bazan. Lý tưởng nhất là đất có nguồn

tế

gốc đất đỏ bazan hoặc đất phù sa mới bồi, thoát nước tốt, đất có tầng canh tác dày trên
50 cm, nhiều mùn, độ PH từ 5,5 - 6,5 nếu đất chua thì bón thêm vôi. Tránh trồng tiêu ở

in

h

những vùng đất cát khô, sét nặng hoặc quá nặng, đất phèn, đất úng thuỷ.
- Điều kiện thời tiết: Từ vĩ tuyến 17 trở vào thì thời tiết của nước ta rất thích hợp

cK

cho cây tiêu phát triển. Cây tiêu thích hợp với nhiệt độ bình quân trong vùng từ 25300C, độ ẩm bình quân từ 80 - 90%, lưọng mưa hàng năm khoảng 2000 - 2500mm,
phân phối đều trong năm. Mưa to, gió lơn sẽ làm cho tiêu cho tỷ lệ hạt tiêu đậu thấp và

họ

tiêu dễ chết vì úng nước.


Nhìn chung, các yếu tố khí hậu nước ta thuận lợi cho cây tiêu phát triển, duy chỉ có

Đ
ại

lượng mưa vì không phân phối đều trong năm, chúng ta có một mùa mưa rất tập trung
và một mùa khô kéo dài đến 3- 4 tháng. Do đó cần phải chuẩn bị nước cho tiêu trong
mùa khô và có biện pháp thoát nước trong mùa mưa.
1.1.6.2. Điều kiện kinh tế -xã hội
- Thị trường tiêu thụ, là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng, là nơi
thực hiện giá trị hàng hoá, nên việc xác định thị trường cho ngành sản xuất có tác dụng
quan trọng nhằm xác định đúng phương pháp, mục tiêu của ngành. Từ đó xây dựng
các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của xã hội. Nhu cầu của thị
trường là yếu tố quan trọng để xác định diện tích, giống tiêu và chất lượng sản phẩm
cho các nhà máy chế biến và nhu cầu xuất khẩu. Thông qua thị trường mà lợi nhuận
SVTH: LƯU VĂN HIẾU

18


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

trong ngành được phân phối hợp lý cho những người sản xuất và cả những người mua,
bán.
- Tổ chức sản xuất, sản xuất tiêu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội thì phải
sản xuất tập trung với quy mô lớn, sản xuất có kế hoạch. Vì vậy việc quy hoạch, phân
vùng để khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng để phát triển sản xuất cây tiêu là hết sức
quan trọng. Phân vùng hợp lý sẽ giữ được cân bằng sinh thái, khai thác tiềm năng và

lợi thế của đất đai, lao động và các yếu tố khác trong vùng nhằm đảm bảo hiệu quả

uế

trước mắt và lâu dài.
1.1.6.3. Các nhân tố về kỹ thuật

H

Việc ứng dụng kỹ thuật trồng tiêu kết hợp với kinh nghiệm sản xuất đúng mức sẽ
làm cho hiệu quả của việc trồng tiêu mang lại sẽ cao hơn nhiều so với trồng tự phát.

tế

Trong trồng tiêu cần chú ý đến các yếu tố như: Kỹ thuật đất đai, chọn giống, loại trụ,

1.2. Cơ sở lý luận về cây hồ tiêu

in

1.2.1. Nguồn gốc của cây hồ tiêu

h

kỹ thuật trồng, xác định thời điểm thu hoạch, công tác sơ chế, bảo quản phải hợp lý.

cK

Tiêu có nguồn gốc ở vùng Ghats miền Tây Ấn Độ, ở đây có nhiều giống tiêu hoang
dại, mọc rất lâu đời. Sau đó tiêu được người Hindu mang tới Java (Indonesia) vào

khoảng 600 năm sau công nguyên. Cuối thế kỷ XII tiêu được trồng ở Mã Lai đến thế

họ

kỷ XVIII tiêu được trồng ở Srilanka và Campuchia. Vào đầu thế kỷ XX thì tiêu được
trồng nhiều ở các nước nhiệt đới như Châu Phi với Mandagasca, Nigieria, Congo và

Đ
ại

Châu Mỹ với Brazil, Mexico… Tiêu du nhập vào Đông Dương từ thế kỷ XVII nhưng
mãi đến thế kỷ XVIII mới bắt đầu phát triển mạnh khi một số người Trung Hoa di dân
vào Campuchia ở vùng dọc bờ biển vịnh Thái Lan như Konpong, Trach,… và tiêu vào
Đồng bằng Sông Cửu Long qua ngõ Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang, rồi sau đó lan dần
đến các tỉnh khác ở miền Trung như Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị…
1.2.2. Đặc điểm của chung của cây hồ tiêu
Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm, thân bò, rễ móc nên cần có trụ (choái) để cây
bám rễ phụ. Rễ tiêu gồm hệ thống rễ dưới mặt đất (3-6 rễ cái và nhiều rễ phụ) dùng hút
nước và phân bón. Hệ thống rễ bám mọc từ đốt thân để bám vào trụ, giúp cây hồ tiêu

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

19


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

vươn lên và cũng có khả năng hút nước, phân bón tuy khả năng này yếu hơn so với rễ

mọc trong đất.
Cây hồ tiêu thích hợp với khí hậu vùng xích đạo và nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp
trung bình 25-30oC. Hồ tiêu yêu cầu lượng mưa hằng năm từ 2000-2500 mm, phân bổ
đều trong 7-8 tháng và cần 3-5 tháng không mưa ở cuối giai đoạn thu hoạch để phân
hóa mầm hoa tốt, ra hoa tập trung. Hồ tiêu có thể trồng được trên nhiều vùng đất
nhưng đất thích hợp phải là đất tơi xốp, nhiều mùn, PH 5,5 - 7, thoát nước tốt. Mật độ

uế

trồng thích hợp nhất của hồ tiêu từ 1500-2000 trụ/ha, trồng dày hay thưa tuỳ thuộc vào
tính chất của từng loại đất. Đất dốc cần bố trí hàng tiêu theo đường đồng mức để giảm

H

bớt rửa trôi dinh dưỡng và xói mòn đất.
1.2.3. Công dụng của cây hồ tiêu

tế

Tiêu là loại cây trồng có thể sống lâu năm và có giá trị kinh tế cao. Tiêu được sử
dụng làm gia vị, trong y dược, trong công nghiệp hương liệu và làm chất trừ côn trùng.

h

- Chất gia vị, hạt tiêu có vị nóng, cay, có mùi thơm hấp dẫn nên rất thích hợp cho

in

việc chế biến các món ăn. Vì vậy mà tiêu đã trở thành gia vị được dùng rất phổ biến


cK

trên thế giới.

- Trong y dược, do có sự hiện diện của chất piperin, tinh dầu và nhựa có mùi thơm,
cay, nóng đặc biệt, tiêu có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm cho ăn ngon miệng. Ngoài

họ

ra, tiêu còn có tác dụng làm cho ấm bụng, thường dùng chung với gừng để chữa chứng
tiêu chảy, nôn mửa khi ăn nhằm món ăn lạ, dùng chung với hành lá trong tô cháo giải

Đ
ại

cảm… Tuy nhiên, khi dùng quá nhiều, tiêu có thể gây táo bón, kích thích niêm mạc dạ
dày, gây sốt, viêm đường tiểu và có khi gây tiểu ra máu.
- Trong công nghiệp hương liệu, chất piperin trong hạt tiêu được thủy phân thành

piperidin và acid piperic. Oxy hóa acid piperic bằng permanganate kali (KMnO4), ta
thu được piperonal (heliotropin nhân tạo) có mùi hương tương tự như heliotropin và
coumarin, dùng để thay thế các hương liệu này trong kỹ nghệ làm nước hoa. Tinh dầu
tiêu với mùi thơm đặc biệt được sử dụng trong công nghiệp hương liệu và hóa dược để
trừ côn trùng: Trước kia, người ta dùng dung dịch chiết xuất từ hạt tiêu xay tẩm vào da
để ngừa côn trùng, nhưng từ khi xuất hiện các loại thuốc hóa học công dụng và rẻ tiền
hơn thì tiêu không còn được sử dụng trong lĩnh vực này nữa.
SVTH: LƯU VĂN HIẾU

20



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

1.2.4. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây hồ tiêu
Hồ tiêu có thời gian cho quả trung bình từ 22-27 năm. Nếu được chăm sóc tốt thời
gian cho quả có thể kéo dài đến 30 năm, tuổi thọ trung bình trên 30 năm. Tiêu thuộc
loại dây leo, do đó trong kỹ thuật trồng trọt việc chuẩn bị trụ cho tiêu leo bám là một
trong những khâu quan trọng trong kỹ thuật canh tác. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng
phát triển có thể chia cây tiêu ra làm 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sinh trưởng, cây tiêu
có một nhu cầu riêng về điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, đó là cơ sở để chúng

uế

tác động vào trong quá trình chăm sóc.
- Thời kỳ sinh trưởng, Được tính từ khi trồng đến khi bắt đầu ra quả. Thời kỳ này

H

kéo dài từ 2 - 6 năm tuỳ theo phương pháp nhân giống. Tiêu trồng bằng phương pháp
nhân giống (hom) thời kỳ này khoảng 2 - 3 năm, trồng bằng hạt là 5 - 6 năm. Đây là

tế

thời kỳ kiến thiết cơ bản, yêu cầu chăm sóc chu đáo, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
đặc biệt là đạm và lân để phát triển bộ rễ và cành lá, giai đoạn này cần che bóng mát

h


cho cây.

in

- Thời kỳ sinh trưởng phát quả, Từ khi bắt đầu ra hoa kết quả cho đến trước thời kỳ

cK

cho sản lượng cao, nói chung kéo dài khoảng 1-2 năm. Thời gian dài, ngắn khác nhau
tuỳ theo giống, giống lá to tương đối ngắn hơn giống lá nhỏ. Trong thời kỳ này cả 2
phần trên mặt đất và dưới mặt đất vẫn đang phát triển mạnh, đồng thời cây vẫn ra hoa,

họ

kết quả, tán cây không ngừng phát triển về bề rộng. Đây là giai đoạn tiêu bước vào
thời kỳ kinh doanh cần cung cấp nước, phân kịp thời, điều tiết giữa sinh trưởng và sản

Đ
ại

lượng sao cho cành và thân vẫn tiếp tục sinh trưởng để hình thành số lượng cành, quả
được nhiều hơn làm cơ sở cho giai đoạn sản lượng cao.
-Thời kỳ sản lượng cao, Là lúc cây ra hoa kết quả nhiều và cho sản lượng cao nhất

trong chu kỳ sống của cây tiêu. Đặc điểm của thời kỳ này là sinh trưởng dinh dưỡng
giảm sinh trưởng sinh thực chiếm ưu thế. Đỉnh ngọn các cành chết khô từng phần, tán
cây ở thế ổn định về sinh trưởng đồng thời sản sinh một lượng lớn các loại cành quả
cấp 3 và cấp 4, sản lượng lúc này đạt cao nhất. Thời kỳ này cần chăm sóc cây tiêu cho
tốt, cung cấp đầy đủ nước, phân cho cây chú ý cắt tỉa hợp lý giữa sinh trưởng sinh
dưỡng và sinh trưởng sinh thực, xúc tiến cho cành nhánh phát triển một lượng nhất


SVTH: LƯU VĂN HIẾU

21


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

định để có cơ sở kéo dài thời kỳ sản lượng cao và ổn định. Thời kỳ này thường kéo dài
khoảng 15-20 năm.
-Thời kỳ già cỗi, Bắt đầu từ khi cây biểu hiện giảm sản lượng cho đến khi cây hết
khả năng cho quả. Thời gian đầu cành và một số bộ phận rễ khô chết dần, số cành quả
bị chết khô tăng lên, cành tăm xuất hiện nhiều. Thời kỳ này muốn kéo dài thời gian
cho quả cần bón phân, cung cấp nước đầy đủ, cắt tỉa kịp thời nhưng có thể chọn để giữ
lại một số thân mới và vun gốc. Nếu chăm sóc tốt thời kỳ này có thể kéo dài 7 - 8 năm.

uế

Quá trình xử lý sâu bệnh hại tiêu được thực hiện trong suốt thời kỳ sinh trưởng và
phát triển của cây. Các bệnh tiêu thường gặp là: Tuyến trùng nốt sần, bệnh gây nên các

H

đốm khô ở lá, sâu đục quả non....khi phát hiện kịp thời dùng các loại thuốc như:
Mocap, Bordeaux, Oxycloride, Padan, Oxpatoc. Tiêu được thu hoạch từ khi chuyển từ

tế


màu xanh xám sang vàng óng, có sọ cứng, hái cả buồng nếu tỷ lệ lớn hơn 5%, tách hạt
sao cho ít bị dập, nhúng vào nước sôi 1-2 phút, đảo đều rồi đem ra phơi.

h

1.3. Cơ sở thực tiển của vấn đề nghiên cứu

in

1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tiêu của thế giới

cK

Mặc dù cây tiêu xuất hiện khá lâu, nhưng cho đến đầu thế kỷ XX mới được trồng
phổ biến. Tiêu chủ yếu trồng tập trung ở một số nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới từ 200 vĩ Bắc đến 200 vĩ Nam. Sản phẩm tiêu lưu thông trên thị trường thế giới chủ

họ

yếu là tiêu đen, và một số sản phẩm khác như tiêu sọ, tiêu xanh ,dầu nhựa tiêu. Việc
sản xuất và tiêu thị trên thế giới nói chung và các nước trồng tiêu nói riêng đang có

Đ
ại

những thuận lợi, khó khăn nhất định. Thách thức đòi hỏi các nước sản xuất tiêu trên
thế giới phải liên kết với nhau, để tháo gỡ vượt qua những khó khăn và thử thách đó.
Theo thống kê của FAO hiện nay có khoảng 70 quốc gia trồng tiêu tập trung chủ

yếu ở một số nước: ẤN Độ, Indonesia, Brazil, Malaysia, Việt Nam, chiếm phần lớn

trong tổng sản lượng thế giới. Vì vậy nguồn cung cấp tương đối ổn định và khá tập
trung. Ngành hàng hồ tiêu đã có một tổ chức có tên: Uỷ ban hồ tiêu quốc tế hay còn
gọi là hiệp hội hồ tiêu quốc tế (IPC) được thành lập năm 1972. IPC giữ vai trò tổ chức
phân phối, cân đối và kiểm soát các hoạt động liên quan đến kinh tế hồ tiêu tạo điều
kiện thuận lợi cho các nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu.

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

22


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

Bảng 1: Tình hình sản xuất tiêu của các nước trên thế giới
ĐVT: Tấn
2008

2009

2010

Xuất

Sản

Xuất

Sản


Xuất

lượng

khẩu

lượng

khẩu

lượng

khẩu

1. Việt Nam

90.000

90.000

100.000

134.240

95.000

109.909

2. Ấn Độ


50.000

33.000

48.000

30.000

60.000

48.000

3. Indonesia

40.000

35.000

45.000

30.000

60.000

35.000

4. Brazil

35.000


25.000

40.000

28.000

40.000

28.000

5. Malaysia

31.000

23.000

33.000

20.000

20.000

12.000

6. Trung Quốc

20.000

15.000


23.000

15.000

20.000

10.000

7. Sirilanka

15.000

5.000

13.000

5.000

13.000

6.000

8. Các nước khác

8.000

5.000

6.240


8.380

4.741

268.380

316.380

237.650

H

tế

h

231.000

319.620

cK

290.000

8.620

in

Tổng


uế

Sản

Tên nước

Nguồn: Bộ NN&PTNT

Tuy nhiên tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới còn nhiều biến động cả diện tích,

họ

năng suất và sản lượng nếu trồng ở đất xấu, mật độ thưa (600- 800 trụ/ha) theo hình
thức quảng canh thì đạt 350-450 kg/ha. Nếu trồng trên đất tốt, mật độ 1500-2000
trụ/ha. Với hình thức thâm canh cũng đạt 3,5-4,5 tấn/1 ha. Những nước có sản lượng

Đ
ại

tiêu lớn vào đầu những năm 1990 là Brazil, Indonesia, Malaysia. Hiện nay Việt Nam
và Ấn Độ là hai nước dẫn đầu về xuất khẩu tiêu.
Từ bảng số liệu (bảng 1) cho ta thấy tình hình sản xuất và xuất khẩu tiêu của các

nước trên thế giới qua 3 năm có xu hướng giảm. Nhìn chung tổng sản lượng và lượng
xuất khẩu có biến động nhưng không đáng kể. Việt Nam là nước dẫn đầu về sản xuất
cũng như xuất khẩu hạt tiêu với mức sản lượng và mức xuất khẩu trên 90 tấn chiếm
gần 40 % sản lượng. Đáng chú ý nhất là năm 2010 mức sản lượng giảm nhưng lượng
xuất khẩu lại vượt mức sản lượng sản xuất ra là do: tình hình kinh tế thế giới đi vào ổn
định nên và cầu về hạt tiêu của thế giới tăng nhanh nên lượng tồn kho được xuất ra

bán. Tiếp theo là Ấn Độ sản lượng và mức xuất khẩu bằng nữa Việt Nam. Tuy nhiên
SVTH: LƯU VĂN HIẾU

23


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

họ vẫn giữ một mức sản lượng và xuất khẩu khá ổn định. Tình hình sản xuất và tiêu
thụ tiêu của thế giới trong những năm gần đây đang đi vào ổn định mặt dù gặp nhiều
khó khăn do sự biến động của nền kinh tế thế giới.
1.3.2. Tình hình sản xuất tiêu của nước của Việt Nam
1.3.2.1. Quá trình phát triển của cây hồ tiêu Việt nam tron 3 thập niên gần đây
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam:
Năm 1975, diện tích cây tiêu ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 100 ha, chủ yếu trồng

uế

ở Quảng Trị, Bà Rịa Vũng Tàu và đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Sản lượng chỉ gần 100
tấn/năm. Sau 10 năm, đến năm 1985 diện tích chưa vượt quá 2.200 ha và sản lượng

mức 7.000 ha, sản lượng chưa đầy 20.000 tấn.

H

cũng chỉ đạt 1.300 tấn/năm. Trong 10 năm tiếp theo, 1986 - 1995 diện tích vẫn chỉ ở

tế


Bước vào những năm 90, nhờ có chính sách mới cải cách sâu rộng và mở cửa ra thị
trường thế giới của chính phủ nên kinh tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu.

h

Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp nhiều mặt hàng nông sản đã có sự khởi sắc

in

trong đó có mặt hàng hồ tiêu. Và hơn mười năm sau (1996 - 2006), Hồ tiêu Việt Nam

cK

đã có bước phát triển vượt bậc vượt cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Bắt đầu từ
năm 2001 sản lượng đứng đầu thế giới, từ năm 2003, số lượng xuất khẩu đứng đầu thế
giới và bỏ xa các nước trong cộng đồng Hồ tiêu quốc tế. Năm 1996 diện tích ước tính

họ

khoảng 15.000 ha, sản lượng 30.000 tấn, xuất khẩu 25.300 tấn. Năm 2006, diện tích
đạt khoảng 50.000 ha, sản lượng 100.000 tấn, xuất khẩu 116.670 tấn. So với năm 1996

Đ
ại

diện tích tăng 233%, sản lượng tăng 233%, xuất khẩu tăng 361%.
Mặc dù thị trường tiêu của thế giới đã có sự thay đổi lớn về giá, quy mô xuất khẩu,

từ 9.000 tấn (1990) lên 47.000 tấn (2003). Song hầu hết sản phẩm tiêu của Việt Nam

đều chỉ xuất khẩu ở giai đoạn trung gian. Vì thế vì giá tiêu trên thị trường thế giới
giảm, dẫn đến giá trị tiêu từ 1999 - 2000 cũng giảm theo. Sản lượng xuất khẩu năm
1999 thấp hơn 2002 trong khi giá trị xuất khẩu lại cao hơn 1999, giá trị xuất khẩu 2002
là 137 triệu USD, tăng 21%. Những năm trước, thị trường tiêu chủ yếu ở Việt Nam và
các nước ASEAN, năm 1999 tiêu của nước ta đã xuất khẩu sang Singapo 40,6%, Lào
19,3%... đến nay thị trường của Việt Nam đã mở rộng sang các quốc gia khác như:

SVTH: LƯU VĂN HIẾU

24


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2007 - 2011

Mỹ, Ilen và Đức. Sản lượng tiêu xuất khẩu sang Mỹ tăng 65% của tiêu Việt Nam trên
thị trường quốc tế.
Việc sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu ở nước ta đạt được kết quả khả quan như vậy là
nhờ các chính sách hỗ trợ của chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi và kích thích người
trồng tiêu thâm canh, phát huy được tiềm tăng vốn có của như: đất đai, lao động,...
Bên cạnh đó ngành hồ tiêu cũng đã thành lập với tên gọi “hiệp hội hồ tiêu Việt Nam”
(viết tắc là VPA- Vietnam Pepper Association) ngày 02/07/2001. VPA đóng vai trò

uế

quan trọng giữ vai trò phát triển ổn định và bền vững ngành hàng hồ tiêu Việt Nam.
Tuy đã đạt được những kết quả tương đối tốt trong những năm gần đây việc sản

H


xuất và xuất khẩu tiêu của nước cũng đứng trước những khó khăn và thách thức là:
- Sự tăng diện tích một cách ồ ạt và tự phát trong khi người dân chưa được trang bị

tế

những kiến thức về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chế biến, những thông tin về thị trường.
Mặt khác cũng chung với thế giới, tình hình sâu bệnh phải phát triển mạnh đã ảnh

h

hưởng lớn đế năng suất chất lượng, số lượng tăng do diện tích mỡ rộng nhưng chất

in

lượng không tăng đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu.

cK

- Sự thiếu hụt do đầu tư sản xuất và chế biến. Theo cung giám định cà phê và hàng
hoá nông sản xuất khẩu, thì sản lượng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là tiêu đen chiếm
95%, tiêu sọ 4%. Chúng ta chưa có nhiều sản phẩm chế biến từ tiêu như: dầu nhựa

họ

tiêu, tiêu xanh, dầu thêm, và dược phẩm tiêu... do đó tính cạnh tranh còn hạn chế.
Đứng trước những thuận lợi, khó khăn và thử thách, nhận rõ vai trò của các loại

Đ
ại


hình nông sản trong nền kinh tế Việt Nam ở thế kỷ XXI, với xu hướng toàn cầu hoá,
khu vực hoá các hoạt động kinh tế, hồ tiêu Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản
phẩm, hướng vào thị trường xuất khẩu, duy trì và tăng thị phần hồ tiêu Việt Nam trên
thế giới, chúng ta phải đầu tư vào các hoạt động để đẩy mạnh sản xuất chế biến nhằm
hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng.
1.3.2.2. Sự phát triển phát triển cây hồ tiêu của nước ta trong ba năm (2008-2010)
Tuy nhiên, kể từ khi đổi mới nền kinh tế trong đó ngành nông nghiệp đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Sự hội nhập ngày càng sâu rộng (ASIAN, WTO,…) đã tạo điều
kiện cho nước ta có cơ hội tiếp thu những thành tựu của thế giới như: cách mạng xanh
(Ấn Độ, Mêxicô…), khoa học kỹ thuật,… Từ đó, sản lượng nông nghiệp không ngừng
SVTH: LƯU VĂN HIẾU

25


×