Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tác động đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân xã phú thượng, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.73 KB, 63 trang )

Đề tài thực tập tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
------  ------

Trong quá trình thực tập nghiên cứu đề tài tốt nghiệp tại địa bàn huyện
Phú Vang, được sự khuyến khích của các cán bộ và lãnh đạo ở phòng NoPTNT huyện Phú Vang, UBND xã Phú Thượng, cùng toàn thể bà con nông
dân, sự tận tình hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Văn Lạc. Tôi đã chọn và trình

huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế".

uế

bày đề tài: "Tác động đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân xã Phú Thượng,

H

Có được thành quả hôm nay, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô
giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt 4 năm

tế

học tập và rèn luyện ở trường, giúp tôi trang bị những kiến thức cần thiết cho

h

việc hoàn thành đề tài, cũng như cho nghề nghiệp trong tương lai. Xin bày tỏ

in

lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Văn Lạc đã tận tình hướng dẫn, giúp


đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài, các Anh chị Phòng No

cK

- PTNT huyện Phú Vang và UBND xã Phú Thượng đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi được tiếp xúc với các tài liệu, học hỏi và biết thêm kinh nghiệm thực tế.

họ

Với trình độ kiến thức còn nhiều hạn chế, thời gian thực tập quá ngắn.
Tuy bản thân có rất nhiều cố gắng nhưng không sao tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong quý Thầy Cô giáo cùng lãnh đạo địa phương và các anh chị trong

Đ
ại

Phòng No - PTNT huyện tận tình chỉ dẫn để đề tài được hoàn thành tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện:

SVTH: Phan

Thị Diệp



Phan Thị Diệp



Đề tài thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC
- o-O-o
Trang
I
II+III
IV
V

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

uế

Tính cấp thiết của đề tài
Nội dung nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Hạn chế của đề tài

H

1.
2.

3.
4.
5.

01
02
02
03
03

tế

PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đ
ại

1.2

họ

cK

1.1

in

h


Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1.1 Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
1.1.2 Đô thị và vai trò của đô thị trong quá trình phát triển
1.1.3 Đô thị hóa và tính tất yếu của đô thị hóa
1.1.4 Quan điểm đô thị hóa nông thôn
1.1.5 Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa
1.1.6 Tác động của quá trình đô thị hóa
1.1.7 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu13
THỰC TIỂN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.2.1 Quá trình đô thị hoá tại một số nước trên thế giới
1.2.2 Kinh nghiệm đô thị hóa của một số nước trên thế giới
1.2.3 Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam
1.2.4 Tình hình đô thị hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 2:
THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ
THỊ HÓA TỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ PHÚ
THƯỢNG
TÌNH HÌNH CỦA XÃ PHÚ THƯỢNG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ PHÚ THƯỢNG
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển đô thị ở Phú Thượng
2.2.2 Sự biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa

2.1


2.2

SVTH: Phan

Thị Diệp



04
04
05
06
08
09
10
13

15
15
18
20

22
22
23

26
28



Đề tài thực tập tốt nghiệp

tế

H

uế

2.2.3 Sự biến động việc làm
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN KINH TẾ HỘ
2.3
NÔNG DÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRA
2.3.1 Tình hình cơ bản của hộ
2.3.2 Tình hình biến động đất đai của hộ
2.3.3 Tình hình lao động việc làm của hộ
2.3.4 Tình hình sử dụng tiền đền bù đất đai của hộ
2.3.5 Thu nhập của hộ
2.3.6 Tác động của đô thị hóa đến sản xuất của hộ điều tra
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của đô thị hóa thông qua các
2.3.7
câu hỏi định tính
2.3.8 Đánh giá chung
Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở XÃ ĐẾN
3.1
NĂM 2010
3.2
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3.2.1 Giải pháp từ chính quyền địa phương

3.2.2 Giải pháp từ hộ nông dân

32

33
35
35
37
38
39
43
45

49
50
50
55

in

KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đ
ại

họ

cK


1.
2.

h

Phần III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

SVTH: Phan

Thị Diệp



56
57
59


Đề tài thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

h

in
cK
họ
Đ

ại
SVTH: Phan

H

Đô thị hoá
Công nghiệp hoá
Hiện đại hoá
Uỷ ban nhân dân
Tài nguyên môi trường
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Số lượng
Đơn vị tính
Nông nghiệp
Nghĩa trang, nghiã địa
Mặt nước chuyên dùng
Diện tích
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Đơn vị tính

tế

ĐTH
CNH
HĐH
UBND
TNMT
BHXN

BHYT
SL
ĐVT
NN
NT, NĐ
MNCD
DT
THPT
THCS
ĐVT

uế

- o-O-o

Thị Diệp




Đề tài thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
- o-O-o

H

uế

NỘI DUNG

Tình hình biến động đất đai của xã Phú Thượng trong giai đoạn
Tình hình lao động của xã Phú Thượng
Thông tin cơ bản của hộ đều tra
Nguồn lực cơ bản của hộ đều tra
Tình hình biến động đất đai của hộ
Tình hình lao động việc làm của hộ
Tình hình sử dụng tiền đền bù của hộ
Quy mô cơ cấu thu nhập của hộ
Cơ cấu nghề nghiệp của hộ
Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp
Tác động của đô thị hoá đến sản xuất phi nông nghiệp
Đánh giá của hộ về thay đổi thu nhập do tác động của đô thị hoá

Đánh giá của hộ về nguyên nhân thay đổi hoạt động sản xuất

tế

Đánh giá chả hộ về mức độ tác động của đô thị hoá đến đời sống

Ma trận SWOT đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá

Đ
ại

họ

cK

in


h

Số hiệu
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Bảng 5
Bảng 6
Bảng 7
Bảng 8
Bảng 9
Bảng 10
Bảng 11
Bảng 12
Bảng 13
Bảng 14
Bảng 15

SVTH: Phan

Thị Diệp



Trang
28
32
33
34

35
36
37
38
40
41
42
43
43
44
46


Đề tài thực tập tốt nghiệp

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đô thị hoá là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên con đường phát triển, những năm
cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, ở những mức độ khác nhau và với những sắc thái khác
nhau, làn sóng đô thị hoá lan rộng.

uế

Ở Việt Nam, thập kỷ cuối thế kỷ XX mở ra bước phát triển mới của đô thị. Đặc
biệt là sau khi Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp (năm 2000), Luật Đất đai(năm

H

2003), Luật Đầu tư (năm 2005)…Nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài tăng vọt, gắn theo đó là sự hình thành trên diện rộng với số lượng lớn, tốc

tế

độ nhanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết

h

cấu hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn.

in

Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, kết cấu hạ tầng ở nông thôn – xưa nay vốn
yếu kém, đã có sự cải thiện đáng kể. Các làng nghề được chấn hưng, mở mang góp phần

K

làm sôi động thêm quá trình đô thị ở nông thôn. Sự hình thành trên địa bàn nông thôn
những khu công nghiệp, khu chế xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới …đã

họ
c

nâng giá trị sử dụng đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao
động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ…Đô thị hoá kích thích và
tạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương

ại

thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát


Đ

triển, đời sống của nhười lao động được cải thiện – đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích
cực của đô thị hoá. Bên cạnh đó, trong quá trình đô thị hoá các nhà đầu tư, các chủ dự án
chưa quan tâm đầy đủ đối với nông dân. Các dự án phát triển khu công nghiệp, khu đô thị
đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đời sống của người dân nông thôn cả về khía cạnh
tích cực lẫn tiêu cực.
Cũng theo xu hướng phát triển chung của đất nước, hiện nay quá trình đô thị hoá ở
Thừa Thiên Huế nói chung và xã Phú Thượng huyện Phú Vang nói riêng đang diễn ra rất
mạnh mẽ. Sự hình thành khu đô thị mới Mỹ Thượng, các tuyến đường giao thông quan
trọng (Quốc lộ 49), các công trình phúc lợi, trường học, các công ty lần lượt được quy
SVTH: Phan

Thị Diệp



1


Đề tài thực tập tốt nghiệp
hoạch và xây dựng. Một bộ phận lớn các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, nhiều
cơ hội cũng như thách thức mà các hộ nông dân phải đối mặt. Xuất phát từ thực tế đó để
nghiên cứu những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến hoạt động xản xuất, việc làm,
thu nhập và đời sống của người dân ở đây. Tôi chọ đề tài “Tác động đô thị hóa đến
kinh tế hộ nông dân xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề
tài nghiên cứu của mình.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


uế

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về xu hướng đô thị hóa và ảnh

H

hưởng của nó tới kinh tế hộ nông dân

- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình đô thị hóa và ảnh hưởng của quá trình đô

tế

thị hóa đến kinh tế hộ nông dân ở xã Phú Thượng, huyện Phú Vang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần cải thiện đời sống kinh tế của các hộ

h

nông dân ở xã Phú Thượng

in

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

K

- Phương pháp thu thập số liệu

họ

c

+Số liệu thứ cấp: thu thập các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của địa
phương. Tình hình thu hồi đất, phát triển các khu dân cư, cơ sở hạ tầng, khu công
nghiệp…từ UBND xã Phú Thượng, Phòng TNMT, phòng No – PTNT, Phòng Công
Thương, Ban Đầu tư Xây dựng…huyện Phú Vang. Các thông tin về tình hình đô thị hoá ở

ại

Việt Nam trên các trang web…

Đ

+Số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân ở xã Phú Thượng

theo phiếu điều tra được thiết kế sẵn. Phiếu điều tra bao gồm các nội dung liên quan đến
các nguồn lực của hộ, tình hình thu hồi đất, biến động việc làm thu nhập, cơ cấu ngành
nghề trước và sau đô thị hoá, những ảnh hưởng của đô thị hoá đến đời sống của hộ nông
dân ở đây.
-Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Phỏng vấn những người có kinh nghiệm,
những cán bộ sở TNMT, cán bộ dịa phương về những vấn đề liên quan đến đô thị hoá và
kinh tế hộ nông dân.

SVTH: Phan

Thị Diệp



2



Đề tài thực tập tốt nghiệp
-Phương pháp phân tích thống kê: Phân tích số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát
triển, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp… được sử dụng để phân tích các số
liệu liên quan đến đề tài.
-Phương pháp sử lý số liệu: số liệu được sử lý trên phần mềm Spss.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian: Quá trình đô thị hoã ở xã Phú Thượng từ năm 2006- 2010.
- Không gian: xã Phú Thượng, huyện Phú Vang.

uế

5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

H

Do phạm vi của đề tài rộng, liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp, thời gian nghiên
cứu ngắn và những hạn chế của bản thân nên đề tài chưa đánh giá được một cách toàn

Đ

ại

họ
c

K

in


h

tế

diện nhất những tác động của quá trình đô thị hoá đến kinh tế hộ nông dân.

SVTH: Phan

Thị Diệp



3


Đề tài thực tập tốt nghiệp

PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1.1 Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân

uế

Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát

H


triển nông thôn. Tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ
yếu được thực hiện thông qua sự hoạt động của hộ nông dân. Hộ nông dân là những hộ

tế

chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khái niệm hộ nông dân được định nghĩa như
sau:

h

Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng

in

chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng
hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt

K

động với một tốc độ hoàn chỉnh không cao.

họ
c

Kinh tế hộ nông dân là khái niệm gắn liền với hoạt động kinh tế của hộ, bao gồm
tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ việc cung cấp các yếu tố và dịch vụ đầu vào của
sản xuất tới quá trình kết hợp các yếu tố để sản xuất kinh doanh, cũng như việc phân phối
và tiêu dùng kết quả làm ra.


ại

Giáo sư Frank Ellis Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1988) đưa ra một định

Đ

nghĩa về nông dân, nông hộ. Theo ông các đặc điểm đặc trưng của đơn vị kinh tế mà
chúng phân biệt gia đình nông dân với những người làm kinh tế khác trong một nền kinh
tế thị trường là:
Thứ nhất, đất đai: Người nông dân với ruộng đất là chính là một yếu tố hơn hẳn
các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống của gia đình
nông dân trước những thiên tai.
Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính kinh
tế nổi bật của người nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là
yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp.
SVTH: Phan

Thị Diệp



4


Đề tài thực tập tốt nghiệp
Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “người nông dân làm công
việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần tuý” (Woly,1966) nó
khác với đặc điểm của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tư và tích luỹ
cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận.
1.1.2 Đô thị và vai trò của đô thị trong quá trình phát triển

1.1.2.1 Đô Thị
Trên góc độ quản lý kinh tế - xã hội, đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ

uế

cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng

H

hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong

tế

huyện. Ở Việt Nam đô thị được nhà nước quy định là các thành phố, thị xã, thị trấn có số
dân từ 4000 người trở lên, trong đó có 65% lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.

h

Hiện nay quan điểm đựơc các nhà quản lý bổ sung thêm một tiêu chuẩn nữa là cơ sở hạ

in

tầng kỹ thuật đô thị, cơ cở hạ tầng kỹ thuật đô thị có thể hoàng chỉnh, đồng bộ hoặc chưa
hoàn chỉnh, chưa đồng bộ nhưng phải có quy hoạch chung cho tương lai.

K

Từ các quan điểm trên đây, và trong điều kiện hiện nay, quan niệm về đô thị cần có


họ
c

sự đổi mới. Quan niệm chung về đô thị như sau: Đô thị là một không gian cư trú của con
người, ở đó cư dân sống tập trung với mật độ cao, lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh
vực phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, khinh tế, xã hội phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế- xã hội của một lãnh thổ nhất định

ại

1.1.2.2 Phân loại đô thị

Đ

Ngày 5/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng( nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ra quyết

định về phân cấp, phân loại đô thị. Đô thị nước ta được chia làm 5 loại:
- Đô thị loại 1: là loại đô thị rất lớn, dân số từ 1 triệu người trở lên, mật độ 15.000
người/km2.
- Đô thị loại 2: là loại đô thị lớn, dân số từ 35 vạn đến 1 triệu người, mật độ 12.000
người/km2.
- Đô thị loại 3: là loại đô thị trung bình lớn, dân số từ 10 vạn đến 35 vạn người,
mậy độ 10000 người/km2.

SVTH: Phan

Thị Diệp




5


Đề tài thực tập tốt nghiệp
- Đô thị loại 4: là loại đô thị trung bình nhỏ, dân số từ 3 vạn đến 10 vạn (vùng núi
có thể thấp hơn), mật độ 8000 người/km2.
- Đô thị loại 5: là loại đô thị nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh tế - xã hội, hoặc trung
tâm chuyên ngành tiểu thủ công nghiệp…có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện,
dân số từ 4 nghìn đến 3 vạn (vùng miền núi có thể thấp hơn).
1.1.2.3 Vai trò của đô thị
Đô thị thường đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại, văn hoá

uế

của xã hội; là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật

H

và văn hoá.

Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng

tế

trong quá trình phát triển kinh tế, là điều kiện cho giao thương và sản xuất phát triển,
tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá nhanh chóng. Đô thị tối ưu hoá việc sử dụng

h

năng lượng, con người và máy móc, cho phép vận chuyển nhanh và rẻ, tạo ra thị trường


in

linh hoạt, có năng suất lao động cao. Các đô thị tạo điều kiện thuận lợi phân phối sản
phẩm và phân bố nguồn nhân lực giữa các không gian đô thị, ven đô, ngoại thành và

K

nông thôn. Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước.

họ
c

Đô thị luôn phải giữ vai trò đầu tàu cho sự phát triển, dẫn dắt các cộng đồng
nông thôn đi trên con đường tiến bộ và văn minh.
1.1.3 Đô thị hóa và tính tất yếu của đô thị hóa
1.1.3.1 Đô thị hoá

ại

Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu quá trình ĐTH và đưa ra

Đ

không ít định nghĩa cùng với những định giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo
tương lai của quá trình này.
“Đô thị hoá” được hiểu theo chiều rộng là sự phát triển của thành phố và việc
nâng cao vai trò của đô thị trong đời sống của mỗi quốc gia với những dấu hiệu đặc
trưng như: tổng số thành phố và tổng số cư dân đô thị [3, 28]. Theo khái niệm này thì
quá trình ĐTH chính là sự di cư từ nông thôn vào thành thị. Đó cũng là quá trình gia

tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia.
Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận nhân khẩu học như trên thì sẽ

SVTH: Phan

Thị Diệp



6


Đề tài thực tập tốt nghiệp
không thể nào giải thích được toàn bộ tầm quan trọng và vai trò của ĐTH cũng như
ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại. Các nhà khoa học ngày càng
ngả sang cách hiểu ĐTH như một phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh quá trình chuyển
hoá và chuyển dịch chủ yếu sang phương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh
hoạt mới - phương thức đô thị. Đây là một quá trình song song với sự phát triển
CNH và cách mạng khoa học công nghệ.
Tóm lại, ĐTH là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong

uế

nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện

đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số

tế

1.1.3.2 Phân loại quá trình đô thị hoá


H

sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện

Quá trình ĐTH diễn ra trên thế giới có thể phân chia thành 2 loại :

h

- Quá trình ĐTH ở các nước đã phát triển: đặc trưng cho sự phát triển này là

in

nhân tố chiều sâu và sự tận dụng tối đa những lợi ích, hạn chế những ảnh hưởng xấu

K

của quá trình ĐTH. ĐTH diễn ra do nhu cầu công nghiệp phát triển, mang tính tự nhiên.
- Quá trình ĐTH ở các nước đang phát triển: có đặc trưng là ĐTH không đi đôi

họ
c

với CNH (trừ một số nước công nghiệp mới - NIC). Sự bùng nổ dân số đô thị quá tải
không mang tính tự nhiên mà do sức hấp dẫn từ sự cách biệt sâu sắc về chất lượng cuộc
sống giữa đô thị và nông thôn.

ại

* Đô thị hoá diễn ra theo hai xu hướng

- ĐTH tập trung (ĐTH “hướng tâm”): đó chính là sự tích tụ các nguồn lực tư

Đ

bản và chất xám hình thành nên các trung tâm đô thị công nghiệp tập trung cao độ,
những thành phố toàn cầu như Tokyo, Seoul,... Điều này sẽ dẫn đến xu hướng “CNH co
cụm”, khi đó, chỉ những khu vực đô thị trung tâm là nơi thu hút vốn đầu tư, tập trung
các hoạt động công nghiệp, trong khi các lĩnh vực vẫn chỉ là nông thôn và sản xuất nông
nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo tạo ra sự đối lập giữa đô thị và nông thôn, đồng thời gây ra
mất cân bằng sinh thái.
- ĐTH phân tán (ĐTH “ly tâm”): là xu hướng dịch chuyển đầu tư và hoạt động sản
xuất công nghiệp từ các lĩnh vực trung tâm ra các vùng ngoại vi, tạo nên hiệu ứng lan

SVTH: Phan

Thị Diệp



7


Đề tài thực tập tốt nghiệp
toả, thúc đẩy sự ra đời và hình thành các trung tâm vệ tinh công nghiệp. Điều này dẫn
đến tiến trình “CNH lan toả”, các hoạt động công nghiệp ở đô thị trung tâm có xu
hướng dịch chuyển ra ngoại vi để chuyển sang các hoạt động công nghiệp mức cao
hơn, hay chuyên môn hoá các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Xu hướng
này sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều kiện việc làm, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt
cho dân đô thị và nông thôn.
1.1.3.3 Tính tất yếu của quá trình đô thị hoá


uế

Bất cứ một quốc gia nào, dù là phát triển hay đang phát triển, khi chuyển

H

biến từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp bằng con đường CNH, đều
gắn liền với ĐTH.

tế

Trong lịch sử cận đại, ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình công
nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và sau này là kết quả của quá trình cơ cấu lại các nền kinh

h

tế theo hướng hiện đại hoá: tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm

in

tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP. Nhìn chung, từ góc độ

K

kinh tế, ĐTH là một xu hướng tất yếu của sự phát triển.
Như vậy, ĐTH là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm tình hình

họ
c


chung của mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sử, toàn cầu và không thể
đảo ngược của sự phát triển xã hội. ĐTH là hệ quả của sức mạnh công nghiệp và trở
thành mục tiêu của nền văn minh thế giới.
1.1. 4 Quan điểm đô thị hóa nông thôn

ại

Công nghiệp hoá và cùng với nó là ĐTH trở thành xu thế chung của mọi quá trình

Đ

chuyển từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp. Vấn đề quan
trọng đặt ra là làm gì và bằng cách nào để phát huy tối đa mặt tích cực của đô thị hoá,
đồng thời hạn chế và đi đến thủ tiêu mặt tiêu cực của nó. Điều này cũng đồng nghĩa với
việc quá trình đô thị hoá phải gắn liền với khái niệm “Phát triển bền vững”.
Theo Burger (1998) thì một xã hội phát triển bền vững phải thoả mãn nhu cầu
con người không chỉ trong giai đoạn hiện tại (kể cả trong quá khứ) mà còn cho cả
tương lai, ngoài ra xã hội đó còn đáp ứng đồng thời cả yêu cầu phát triển kinh tế lẫn
bảo vệ môi trường . Khái niệm này có thể minh hoạ qua sơ đồ sau:

SVTH: Phan

Thị Diệp



8



Đề tài thực tập tốt nghiệp

Thương mại

Xã hội

Môi trường

Kinh tế

H

Sơ đồ 1.1 Phát triển bền vững

uế

Quá khứ

Như vậy, ĐTH phải vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa phải đảm bảo môi

tế

trường tự nhiên, xã hội trong lành, sự công bằng và tiến bộ xã hội.

Tuy rằng tăng trưởng kinh tế là yếu tố cần thiết và quan trọng bậc nhất của quá

h

trình ĐTH song nó vẫn chỉ là một nhân tố, một phương tiện hơn là một mục tiêu tối


in

thượng. Mục tiêu của ĐTH là phải không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống vật

K

chất và tinh thần của con người, tức là phát triển đô thị lấy con người làm trọng tâm.
1.1. 5 Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa

họ
c

Đô thị hoá là một quá trình song song với sự phát triển CNH và cách mạng khoa
học kỹ thuật. Quá trình ĐTH phản ánh tiến trình CNH, HĐH trong nền kinh tế thị trường.
Không ai phủ nhận rằng một quốc gia được coi là CNH thành công lại không có tỷ lệ

ại

cư dân đô thị ngày càng chiếm vị trí áp đảo so với cư dân nông thôn. Đó cũng là lý do
mà kinh tế học phát triển đã coi sự gia tăng tỷ lệ cư dân đô thị như một trong những chỉ

Đ

tiêu chủ yếu phản ánh tình trạng “có phát triển” của nền kinh tế chậm phát triển đang
tiến hành CNH hiện nay. ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình CNH và sau
này là hệ quả của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng HĐH: tăng tỷ trọng của
các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu
và khối lượng GDP.
Đồng thời, trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, ĐTH giữ vai trò đặc
biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, đảm bảo an ninh

quốc phòng và bảo vệ môi trường. ĐTH xúc tiến tối đa CNH

SVTH: Phan

Thị Diệp



9


Đề tài thực tập tốt nghiệp
- HĐH đất nước. Sự nghiệp CNH - HĐH muốn thực hiện thành công cần phải
chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp với
kỹ thuật cao, thay đổi cơ cấu lao động. Trước hết có sự tập trung cao các điểm dân cư,
kết hợp với xây dựng đồng bộ và khoa học các cơ qua và các xí nghiệp trung tâm...
Quá trình này là bước chuẩn bị lực lượng ban đầu cho CNH - HĐH đất nước. Khi đó
máy móc hiện đại được đưa vào sản xuất nhiều hơn kéo theo việc nâng cao trình độ tay
nghề công nhân, đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý. ĐTH sẽ đánh dấu

uế

giai đoạn phát triển mới của tiến trình CNH, trong đó, công nghiệp và dịch vụ trở thành

H

lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế, không chỉ xét về phương diện đóng góp tỷ trọng
trong GDP mà còn cả về phương diện phân bố nguồn lao động xã hội.

tế


1.1. 6 Tác động của quá trình đô thị hóa

ĐTH là một quá trình đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra một cách phổ biến trên thế

h

giới. ĐTH từng bước đưa con người tiếp cận cuộc sống văn minh, đồng thời cũng đặt

in

ra không ít vấn đề tiêu cực, khó khăn - những vấn đề ảnh hưởng xấu đối với quá trình

* Mặt tích cực

K

ĐTH một cách bền vững.

họ
c

Một là, ĐTH thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ thường
đạt hiệu quả cao tại những đô thị lớn - nơi có quy mô mật độ dân số tương đối lớn với
nguồn lao động dồi dào, có quy mô hoạt động kinh tế đủ lớn do các doanh nghiệp tập
trung đông, có hệ thống phân phối rộng khắp trên một không gian đô thị nhất định. Đồng

ại

thời khi kinh tế của các đô thị lớn đạt tới độ tăng trưởng cao thì nó sẽ gây ra hiệu ứng


Đ

lan toả kích thích mạnh tới tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Hai là, ĐTH đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Trong quá trình ĐTH, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng của khu
vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối
với sản xuất nông nghiệp nói riêng, ĐTH góp phần làm thay đổi về cơ cấu diện tích
gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất.
Các loại cây có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động đang có xu hướng
giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động hơn và cho giá trị kinh tế cao hơn đang

SVTH: Phan

Thị Diệp



10


Đề tài thực tập tốt nghiệp
được tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp
thì xu hướng chung là giảm dần tỷ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành
chăn nuôi.
Ba là, cải tạo kết cấu hạ tầng. Xu hướng ĐTH tạo ra sự tập trung sản xuất
công nghiệp và thương mại, đòi hỏi phải tập trung dân cư, khoa học, văn hóa và thông
tin. Những điều kiện đáp ứng nhu cầu đó là sự phát triển kết cấu hạ tầng, nhà ở, các dịch
vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. Do đó mà hệ thống giao thông vận tải,


uế

năng lượng, bưu chính viễn thông và cấp thoát nước cũng sẽ được cải tiến về quy mô và

H

chất lượng.

Ở nông thôn, việc cải tạo kết cấu hạ tầng đang được thực hiện với chủ trương

tế

“điện, đường, trường, trạm” tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nâng
cao đời sống của người nông dân.

h

Bốn là, ĐTH nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Các đô thị ngày

in

càng áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng quản lý tổ chức sản xuất hiện đại, làm

K

tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong sản xuất nông nghiệp, quá trình ĐTH cung cấp những cơ sở kỹ thuật

họ

c

cần thiết cho người nông dân như thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học
hóa để làm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng tốt,
đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp chế biến và thị trường
trong ngoài nước.

ại

Năm là, ĐTH góp phần cải thiện đời sống của dân cư đô thị và các vùng lân cận.

Đ

Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà các đô thị có thể tạo ra nhiều cơ
hội việc làm mới cho người dân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập
cho họ. Khi mức thu nhập bình quân người/ tháng tăng lên thì nhu cầu chi tiêu đời sống
của dân cư cũng tăng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Điều đó cho
thấy ĐTH làm mức sống của dân cư được cải thiện đáng kể, góp phần vào việc thực hiện
xóa đói giảm nghèo.
Sáu là, ĐTH cũng đem lại một số tiến bộ về mặt xã hội đó là: nâng tuổi thọ
trung bình, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tăng tỷ lệ dân

SVTH: Phan

Thị Diệp



11



Đề tài thực tập tốt nghiệp
cư dùng nước sạch, phát triển giáo dục, văn hóa,...
* Mặc tiêu cực:
Bên cạnh những mặt mạnh của ĐTH như trên thì ĐTH cũng kéo theo hàng
loạt vấn đề tiêu cực khác, đó là:
Thứ nhất, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Quá trình ĐTH nhanh đã làm cho
nhu cầu về sử dụng đất chuyên dùng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và đất đô thị tăng
lên rất nhanh. Điều này dẫn đến tình trạng nuốt chửng những diện tích đất nông nghiệp

uế

vốn rất cần thiết cho một đô thị như: sản xuất lương thực thực phẩm, tạo mảng không

H

gian xanh có vai trò “giải độc” cho môi trường sống, tạo khu nghỉ ngơi cho thị dân...
Đồng thời sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc cải

tế

thiện mức sống của nhiều người dân ở khu vực ngoại ô vì họ trở nên thiếu phương tiện
lao động và kế sinh nhai truyền thống.

h

Thứ hai, khoét sâu hố phân cách giàu nghèo. Quá trình ĐTH nhanh đã làm cho

in


hố phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong đô thị, giữa nông thôn và thành

K

thị trở nên trầm trọng hơn.

Thứ ba, gia tăng tình trạng di dân. Chính sự chênh lệch về mức sống, điều

họ
c

kiện sống, khả năng tìm kiếm việc làm và cơ hội tăng thu nhập đã và đang được coi
là những nguyên nhân kinh tế quan trọng nhất thúc đẩy một bộ phận lớn người dân rời
khỏi khu vực nông thôn để di dân tới thành thị. Lực lượng lao động ở nông thôn chỉ

ại

còn lại những người già yếu và trẻ nhỏ, không đáp ứng được những công việc nhà nông
vất vả. Cơ cấu lao động ở nông thôn hoàn toàn bị thay đổi theo hướng suy kiệt nguồn

Đ

lực lao động. Đồng thời thị trường lao động ở thành thị lại bị ứ đọng.
Thứ tư, môi trường bị ô nhiễm. Chất lượng môi trường đô thị bị suy thoái khá

nặng nề do mật độ dân số tập trung cao, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát
sinh một lượng chất thải, trong đó chất thải gây hại ngày càng gia tăng; bùng nổ giao
thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn.
Thứ năm, phát sinh các tệ nạn xã hội. Đây chính là mặt trái của đời sống đô thị
hay của cả quá trình ĐTH. Trong khi nhiều khía cạnh tốt đẹp của văn hóa truyền thống

bị mai một, không lành mạnh lại đang ngự trị trong lối sống đô thị hiện nay. Những tệ

SVTH: Phan

Thị Diệp



12


Đề tài thực tập tốt nghiệp
nạn xã hội phổ biến nhất hiện nay đều được phát sinh và phát triển tại các trung tâm đô
thị lớn.
Tóm lại, trong công cuộc CNH, HĐH đất nước thì quá trình ĐTH ngày càng gia
tăng... Vậy chúng ta phải làm thế nào để quá trình ĐTH phát triển lành mạnh và bền
vững. Tăng trưởng kinh tế do quá trình này đem lại phải được chú trọng đồng thời
việc phát triển văn hóa, lấy việc biến động nguồn nhân lực con người làm trọng tâm.
1.1.7 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

uế

- Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất.

H

+ Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra
trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đây là tổng thu của hộ:

Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i


tế

GO = ∑PiQi

h

Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

in

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng

K

trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí giống, phân bón, dụng cụ reư tiền mau

họ
c

hỏng trong một vụ sản xuất…

IC = ∑Ci

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i.
- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất trong

Đ

ại


một thời kỳ nhất định.

VA = GO – IC

- Lợi nhuận (TP):

TP = GO – TC

Trong đó: TC là tổng chi phí (toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng cho sản
xuất).
* Chỉ tiêu đánh giá thu nhập bình quân của hộ.
Như ta đã biết thu nhập bình quân của hộ được cấu thành bởi thu nhập bình quân
của các lao động trong hộ gia đình. Vì vậy ta xác định thu nhập của hộ chính là tổng thu
nhập của các lao động trong gia đình. Ta tính thu nhập của hộ theo công thức:
SVTH: Phan

Thị Diệp



13


Đề tài thực tập tốt nghiệp
Thu nhập =

Thu từ
tiền lương, +
Tiền công


Thu từ
sản xuất nông,
lâm,ngư

thu từ
+ sản xuất
KD,DV

Trong đó: thu từ tiền lương bao gồm
+ Tiền lương, tiền công ( không kể BHXH).
+ Phụ cấp thêm giờ, ăn trưa, nghĩ trưa, ăn giữa ca, phụ cấp.
+ Phụ cấp độc hại.

uế

+ Thưởng và các khoản khác.

=

tế

Chi phí
vật
+
chất

-

Chi phí

dịch
vụ

h

=

K

Chi phí
Sản suất nông,
Lâm, ngư nghiệp

Tổng thu từ
sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp

in

Thu nhập từ
Sản xuất nông,
Lâm, ngư nghiệp

H

- Thu nhập từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệpbao gồm.

Tổng chi từ
sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp

Các khoản
chi phí
+
khác

+

các
khoản
đã nộp

- Thu từ sản xuất kinh doanh ngành nghề dịch vụ.
=

tổng thu từ
các hoạt động
sản xuất KD, DV

họ
c

Thu nhập
Từ xản xuất
KD, DV

chi phí từ
sản xuất KD, DV
và thuế phí

+


- Các khoản thu được tính vào thu nhập phi nông nghiệp:

ại

+ Giá trị hiện vật và tiền của người gửi về cho, biếu, mừng, giúp.

Đ

+ Lương, hưu, trợ cấp mất sức, trợ cấp mất việc một lần.

1.2 THỰC TIỂN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT

NAM

1.2.1 Quá trình đô thị hoá tại một số nước trên thế giới
Đô thị hoá là hệ quả tất yếu của nền kinh tế phát triển theo hướng CNH- HĐH ở
bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nó đã trở thành xu thế chung của quá trình chuyển từ
nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp. Đầu thế kỷ XX cả thế giới chỉ
có khoản 10% dân sối là cư dân đô thị, đến nay là hơn 50% và sẽ tiếp tục gia tăng trong
tiến trình đô thị hoá, đặt biệt là ở nước ta đang phát triển. Vào năm 1950, dân cư đô thị
SVTH: Phan

Thị Diệp



14



Đề tài thực tập tốt nghiệp
chiếm 16% dân số ở các nước này đến năm 1985 tăng lên 30%. Và theo ước tính của Liên
Hợp Quốc số dân cư đô thị tại các nước đang phát triển là hơn 2 tỷ người, còn số đô thị có
hơn 1 Tỷ người đã tăng vọt từ 31 đô thị vào năm 1950lên 150 đô thị vào năm 1991 và
năm 2000 là 297 đô thị. Tốc độ đô thị hoá của mổi quốc gia, mỗi vùng miền khác nhau là
khác nhau. Trên thế giới, có những vùng, quốc gia bắt đầu đô thị hoá rất sớm và tốc độ đô
thị hoá rất nhanh. Chẳng hạn như các thành phố Seoul của Hàn Quốc được hình thành từ
600 năm trước đay. Song từ những năm 1990 trở lại đay đã phát triển nhanh chóng, năm

uế

1990 chỉ có 10 triệu dân chiếm 25% dâo số cả nước, đến năm 1995 đã có 24,4 triệu dân
chiếm 45% dân số cả nước. Tokyo của Nhật Bản, từ năm 1960 đô thị hoá đã diến ra rất

H

mạnh mẽ với diện tích 2187 Km2, số dân là 12 triệu người chiếm 50% các hoạt động kinh

tế

tế xã hội của nước. Và hiện tại là một trong những thành phố có số dân đông nhất thế
giới(với trên 30 triệu dân). Hay là thủ đô Băngkok ở Thái Lan, đô thị hoá phát triển mạnh

h

từ những năm 1970, với diện tích 2400Km2, dân số 7 triệu người. Bắc Kinh của Trung

in

Quốc, đô thị hoá phát triển mạnh và những năm 1977 từ 17,6% dân số đô thị lên 29,04%

năm 1995 với diện tích 17000Km2, dân số 7 triệu người.

K

Những số liệu trên cho thấy, đô thị hoa ở các nước châu Á diễn ra rất mạnh mẽ

họ
c

trong vòng mấy thập kỷ gần đây. Đồng thời với quá trình đô thị hoá là quá trình suy giảm
quỹ đất nông nghiệp, sự gia tăng dân số đô thị cùng với sự phát triển kinh tế của các
ngành phi nông nghiệp, vấn đề về môi trương trở nên bức súc… Để giảm bớt áp lực dân
số đô thị và ô nhiễm môi trường, các quốc gia điều đã quy hoạch mở rộng các thành phố:

ại

Tokyo mở rộng 7 tỉnh xung quanh, lập vành đai xanh, hạn chế các phương tiện các nhân

Đ

đi lại để giảm bớt ô nhiễm: Trung Quốc đã quy hoạch vành đai xanh và mở rộng 12 thành
phố vệ tinh cách điều xung quanh Bắc Kinh 40 Km
1.2.2 Kinh nghiệm đô thị hóa của một số nước trên thế giới
1.2.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh và tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh. Nếu vào năm 1949, Trung Quốc có 136 thành phố với số dân khoảng 54
triệu người, chiếm khoảng 10,6% dân số cả nước thì đến năm 2005, dân số đô thị nước
này đã đạt tới 800 triệu người sống ở trên 700 thành phố, tỷ lệ bằng 37%. Có những dự

SVTH: Phan


Thị Diệp



15


Đề tài thực tập tốt nghiệp
đoán cho rằng đến năm 2050, tỷ lệ ĐTH sẽ đạt 75%. Tính trung bình mỗi năm có 12
triệu người ở nông thôn vào sinh sống ở đô thị .
Như vậy là một lượng lớn nhân công đã di chuyển khỏi vòng nông thông lạc hậu
và hiệu quả kém sang các thành phố - nơi có trình độ tiên tiến hơn, năng suất cao,
hiệu quả cao. Không những bản thân người lao động có mức sống khá hơn mà gia
đình họ cũng đỡ gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, có thể trang trải các khoản
ăn mặc, học hành, thiết bị sản xuất, tình trạng đói nghèo ở nông thôn được giảm bớt.

uế

Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề di chuyển nhân công từ nông thôn ra thành phố là rất rõ

H

rệt, trở thành mâu thuẫn chủ yếu của quá trình ĐTH ở Trung Quốc. Nhiều hậu quả
kinh tế-xã hội nghiêm trọng đang thách đố các giải pháp và khả năng quản lý của Nhà

tế

nước như thiếu nhà ở cho người nghèo, sự phân hoá xã hội, việc sinh để không thể kiểm
soát, trật tự trị an kém, môi trường ô nhiễm, kết cấu hạ tầng thiếu thốn...


h

Mặt khác, trước đây ở Trung Quốc đã có một thời kỳ công nghiệp hương trấn phân

in

bố quá phân tán, xây dựng các thành phố nhỏ và thị trấn một cách bừa bãi, thiếu quy hoạch

K

làm lãng phí nguồn lực của nông thôn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và làm mất
đi đặc điểm, ưu thế của nông thôn.

họ
c

Để đối phó với tình hình trên, Nhà nước Trung Quốc đã coi trọng tiếp tục giữ vững
nguyên tắc phát triển hài hoà, tiên tiến, tránh tình trạng mở rộng ào ạt các đô thị lớn, làn
sang nhân công lưu động tràn vào thành phố quá lớn, làm xáo trộn hoạt động kinh tế. Tư

ại

tưởng chiến lược ĐTH của Trung Quốc nay là: khai thác tiềm lực các thành phố lớn, mở
rộng và xây dựng các thành phố loại vừa, phát triển có lựa chọn và thích hợp các thành phố

Đ

nhỏ và thị trấn .


Đối với quá trình ĐTH nông thôn, Trung Quốc chủ trương tiếp tục xây dựng xí

nghiệp hương trấn theo hướng khắc phục dần tình trạng thô sơ, phân tán trong phân
công lao động giữa công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện khẩu hiện “ly điền bất ly
hương”, “ly hương bất ly điền”, dần dần tiến tới phân công lao động theo chiều sâu.
Nhà nước cũng chủ trương phải có chính sách giảm bớt bạn đồng hành của việc phát
triển các đô thị nhỏ, đó là sự tụt hậu về văn hoá, giáo dục, trình độ quản lý, ô nhiễm
môi trường, lấn chiếm nhiều đất canh tác.

SVTH: Phan

Thị Diệp



16


Đề tài thực tập tốt nghiệp
Tóm lại, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy ĐTH không được bó hẹp trong
phạm vi đô thị mà phải bao gồm cả địa bàn nông thôn. Chúng ta còn phải phát triển
mạng lưới đô thị hợp lý, xây dựng các đô thị có quy mô vừa phải, gắn kết với hệ thống
đô thị vệ tinh. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải gắn ĐTH với quá trình CNH-HĐH đất
nước. Khi làm quy hoạch phát triển 1 thành phố cụ thể cần có kế hoạch xây dựng đồng
bộ về nhà ở, kết cấu hạ tầng, hệ thống dịch vụ, hệ thống xử lý nước thải...
1.2.2.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

uế

Quá trình công nghiệp hoá ở Nhật Bản cũng bắt đầu bằng thời gian dài tăng trưởng


H

trong nông nghiệp. Nhật Bản là nước luôn bị giới hạn bởi tài nguyên đất đai ít và dân số
đông, diện tích đất canh tác bình quân của một số hộ nông dân khoảng 0.8 ha. Nhât Bản

tế

thực hiện chính sách đưa công nghiệp về nông thôn. Chính điều này đã làm cho cơ cấu
nông thôn thay đổi, các ngành phi nông nghiệp đã đóng góp ngày càng tăng vào thu nhập

h

của người dân nông thôn (1950 tỷ lệ này là 29% đã tăng lên 85% năm 1990). Việc chú

in

trọng vào phát triển nông nghiệp thu hút nhiều lao động trong giai đoạn đầu của quá trình
công nghiệp hoá đã cơ bản giả quyết được vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp,

K

mặc dù diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng giảm. Ngoài ra, Nhật Bản còn phân

họ
c

bố các ngành công nghiệp các nhà máy về nông thôn để tạo việc làm phi nông nghiệp cho
lao động nông thôn.


Chính phủ Nhật Bản đã thành lập mạng thông tin việc làm trên khắp đất nước với
mục đích cung cấp đầy đủ các thông tin về việc làm các tổ chức, doanh nghiệp qua

ại

Internet đến những người đang tìm việc, giúp họ có những lựa chọn phù hợp với năng lực,

Đ

điều kiện của mình. Chính phủ cũng bối dưỡng những công nhân có tay nghề cao qua việc
hỗ trợ tài chính, tạo cơ hội phát triển năng lực, nâng cao chất lượng các tổ chức giáo dục
đào tạo trên cơ sở nhu cầu của mỗi vùng. Hoạt động giải quyết việc làm cho người cao
tuổi cũng được chú trong để xoá bỏ những bất cân đối về việc làm do tuổi tác gây ra. Luật
về ổn định việc làm cho người cao tuổi nhấn mạnh yêu cầu các công ty kéo dài tuổi về
hưu bắt buộc và thuê mướn những người có năng lực nhiều chính sách cũng được đưa ra
như : Các chính sách về đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho lao động trung niên. Các loại
hình tuyển dụng và thuê mướn cũng được đa dạng hoá coi trọng các công việc làm thêm
không chính thức như là bán thời gian, tam thời hoặc bất thường. Chế đô tuyển dụng thay
SVTH: Phan

Thị Diệp



17


Đề tài thực tập tốt nghiệp
đổi theo khu vực, không tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như trước kia mà chuyển
sang các khu lân cận và địa phương.

Từ chính sách của Nhật Bản trong quá trình đô thị hoá có thể rút ra một số bài học
kinh nghiệm sau:
+ Không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trên cơ sở nhu
cầu lao động của xã hội.
+ Phát triển mạnh mẽ những ngành nghề ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỷ thuật

uế

và những ngành sử dụng nhiều lao động .

H

+ Phát triển hệ thống dịch vụ việc làm và thông tin thị trường lao động.
+ Thực hiện cải cách chế độ tiền lương, thu nhập của người lao động.

tế

1.2.3 Tình hình đô thị hóa ở Việt nam

Ở Việt Nam phát triển đô thị được chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn trước

h

năm 1954, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, cũng cố và mở rộng các thành phố cũ và phát

in

triển thành phố mới. Năm 1972, Hải phòng còn nguyên sơ là một làng chài, dến năm 1933
đã trở thành một thành phố cản sầm uất. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh có


K

mức tăng dân số đột ngột từ năm 1943. Tời kỳ này, công nghiệp đã phát triển nhưng còn

họ
c

rất yếu.

Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1990: Từ thời điểm năm 1954 hòa bình lập lại
nhưng đất nước bị chia cắt. Miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển đất nước,
dân số đô thị chỉ mới chiếm 7,4%; năm 1960 là 8,9%; năm 1965 là 9,8%;năm 1972 là

ại

10,5%. Miền Nam nằm dưới chính quyền tay sai được đế quố Mỹ viện trợ, và tỷ lệ dân số

Đ

đô thị ở miền Nam cao hơn miền Bắc. Năm 1954 là 14,2%; năm 1960 là 22,2%; năm
1975 là 43%. Trong khi miền Bắc đang khôi phục kinh tế thì thì đế quốc Mỹ lại gây ra
cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân kéo dài gần 10 năm, hầu hết thành phố làng
mạt bị tàn phá, dân cư đô thị phải đi sơ tán , việc xây dựng kinh tế và phát triển đô thị bị
ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh. Do dó vào những năm 1954 đến năm 1975, tố độ đô
thị hóa của Việt Nam đã phát triển nhưng còn chậm. Từ năm 1975 đến năm 1990, đây là
giai đoạn nước ta mới dành được độc lập, nền kinh té còn trong tình trạng trì trệ nên tốc
độ đô thị hóa diễn ra chậm, năm 1980 tỷ lệ dân số đô thị là 19,72% và đến năm 1990 là
21,89%.
SVTH: Phan


Thị Diệp



18


Đề tài thực tập tốt nghiệp
Giai đoạn năm 1990 trở lại đây, đô thị hóa của Việt Nam phát triển mạnh. Năm
1990, cả nước mới có 50 đô thị lớn nhỏ dến năm 2000 đã tăng lên 649 đô thị và năm 2003
số đô thị đã tănbg tới 656 đô thị, trong đó có 4 thành phố loại I, 10 thành phố loại II, 13
thành phố loại III,59 thành phố loại IV, và 570 đô thị laọi V. Theo phân cấp quản lý, cả
nước có 4 thành phố trực thuộc Trung ương, 83 thành phố, thị xã thuộc tỉnh, còn lại là thị
trấn. Dân số đô thị tăng từ 11,87 triệu người năm 1986 (chiềm 19,30% dân số cả nước)
lên 13 triệu người năm 1990 (chiếm 20,75 dân số cả nước); năm 2000 chiếm 25%; dự báo

uế

đến năm 2010 là 33% và đến năm 2020 chiếm 45%; các khu công nghiệp cũng phát triển

H

mạnh, năm 1991 mới có một khu công nghiệp mới nhưng đến năm 2003 cả nước đã thành
lập thêm 82 khu công nghiệp tập trung, 22 khu đô thị mới và 18 khu kinh tế cửa khẩu. Đô

tế

thị hóa, công nghiệp hóa ở nước ta diễn ra mạnh nhất ở 3 vùng trọng điểm phát triển kinh
tế - xã hội Bắc, Trung, Nam, ở vùng duyên hải, kể cả các đảo lớn như Phú Quốc, Côn


h

Đảo, Vân Đồn, Cát Bà,...Cùng với sự gia tăng dân số, tang trưởng không gian đô thị cũng

in

đạt tỷ lệ đáng kể đất đô thị cung tăng từ 0,2% tổng diện tích đất tự hiên của quốc gia (năm
1999) lên 1% (năm 2003). Nhiều diện tích đất nông, lâm nghiệp chuyển thành đất đô thị,

K

khu công nghiệp, đường giao thông,...

họ
c

Như vậy đô thị hóa ở Việt Nam còn ở mức thấp so với khu vực và trên thê giới. Ví
dụ, tỷ lệ dân đô thị châu Á trung bình là 28%, châu Phi là 32%, Mỹ La Tinh là 68%. Tăng
trưởng kinh tế hàng năm của các đô thị ở Việt Nam trung bình là 12-15%.Thu nhập đầu
người tăng nhanh, tại các đô thị lớn đạt khoản 1.000 USD/năm và tại các đô thị trung bình

ại

đạt trên 500 USD/năm...Song cũng như các nước trong khu vực đó: Sự gia tăng tỷ lệ dân

Đ

số đô thị, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp; huyển dịch cơ cấu kinh tế (nhiều ngành,
nhiều nghề mới xuất hiện, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ tăng tỷ trọng các ngành phi
nông nghiệp; kết cấu hạ tầng cơ sở ; văn hóa xã hội; mội trường sinh thái điều thay đổi

theo. Là một quốc gia đất chật người đông, đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện
nền kinh tế còn kém phát triển. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất của xã hội
với tiến trình đô thị hóa, chúng ta cần phải thực hiện tốt một số nội dung: tiếp thu kinh
nghiệm của các nước đi trước, đặc biệt là các nước trong khu vựcquán triệt chủ trương
đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước; phải đình hưỡng quy hoạch

SVTH: Phan

Thị Diệp



19


Đề tài thực tập tốt nghiệp
tổng thẻ cho phát triển đô thị trước mắt và lâu dài phù hợp với quỹ đât từng vùng, từng
địa phương,...
1.2.4 Tình hình đô thị hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong thời gian qua, cùng vời với tốc độ phát triển của cả nươc, Kinh tế - xã hội ở
Thừa Thiên Huế cũng phát triển nhanh chóng, nhu cầu về đất đai cho xây dựng cơ sở hạ
tầng các khu công nghiệp, khu đô thị, các công trình công công ngày càng nhiều làm cho
biến động đất đai cũng diễn ra mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu trên, thành phố đã tiến hành

uế

thu hồi đất và coi đó là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất

H


đai.

Trong thời gian từ năm 2005 – 2010, tỉnh đã thu hồi hàng nghìn ha đất để phục vụ

tế

cho việc phát triển của thành phố. Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa
Thiên Huế trong giai đoạn (2005 – 2009), số diện tích đất đã được chuyển đổi mục đích

h

sử dụng là 3.621,134 ha, trong đó năm 2005 diện tích bị thu hồi là 611,273 ha, năm 2006

in

là 258,646 ha, năm 2007 là 1.016,924 ha, năm 2008 là 817,662 ha và năm 2009 là
916,632 ha. Diện tích đất đưa và mục đích xây dựng cụm công nghiệp, công ty, nhà

họ
c

đô thị là 2.391,690 ha.

K

xưởng là 745,315 ha; xây dựng cơ quan, trụ sở là 484,134 ha và xây dựng kết cấu hạ tầng

Đất bị thu hồi có nhiều loại đất như đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và
các loại đất khác. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm một tỷ lệ nhỏ so với
diện tích đất nông nghiệp nhưng quỹ đất đó lại tập trung ở một số phường, xã như: An


ại

Đông, Vỹ Dạ, Phú Thượng, Hương Sơ, Thuỷ Xuân, Xuân Phú, cụ thể là Phường An

Đ

Đông và Xuân Phú có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 116,451ha, Phường Hương
Sơ là 29,786 ha, Phường Vỹ Dạ là 39,044 ha,… làm ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân.
Hiên nay, có hơn 250 hộ 250 hộ của 5 phường, xã trên của thành phố bị thu hồi đất nông
nghiệp.
Trước tốc độ đô thị hoá của thành phố diễn ra mạnh mẽ. Năm 2009, đã có nhiều dự
án thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình đô thị, trong đó có dự án giải phóng
mặt bằng xây dựng thuyến đường trung tâm mặt cắt 100 m, khu đô thị mới An Vân
Dương tại hai phương An Đông và Xuân Phú của thành phố Huế. Diện tích đất thu hồi là
142,66 ha trong đó đất nông nghiệp bị thu hồi là 116,451 ha làm ảnh hưởng đến 153 hộ
SVTH: Phan

Thị Diệp



20


×