Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất ở tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.27 KB, 63 trang )

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
------

H

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

NGUYỄN VĂN DUY

KHÓA HỌC 2007 - 2011



uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
------

H

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Duy

Lớp: K41A Kinh tế nông nghiệp
Niên khóa: 2007 – 2011

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S. Phạm Thị Thanh Xuân

Huế, tháng 5 năm 2011


Lời cảm ơn

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

Sau thời gian thực tập, tìm hiểu, thu thập số liệu tại
Chi cục Quản lý Đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường

tỉnh Bình Dương. Đến nay đề tài “Đánh giá hiện trạng
quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương” đã hoàn
thành. Để hoàn thành chuyên đề này, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến.
- Cô giáo, thạc sỹ Phạm Thò Thanh Xuân, người đã
trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành
chuyên đề với tất cả lòng nhiệt tình và tinh thần trách
nhiệm.
- Ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo vụ, cùng
toàn thể quý thầy cô đã hết lòng dạy dỗ, truyền thụ
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu suốt thời gian
học tập tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, Chi
cục Quản lý Đất đai tỉnh Bình Dương đã tận tình giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề của
mình.
- Gia đình, bạn bè xung quanh tôi đã động viên,
khuyến khích tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành chuyên đề.
Qua đây tôi cũng mong muốn được sự đóng góp ý
kiến quý báu của quý thầy cô, các tổ chức và bạn bè
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 5 năm 2011.
Sinh viên
Nguyễn Văn Duy
i


MỤC LỤC


cK

in

h

tế

H

uế

Nội dung
Trang
Lời cảm ơn.......................................................................................................................i
Danh mục các thuật ngữ viết tắt .................................................................................... iii
Danh mục các bảng biểu.................................................................................................iv
Tóm tắt nghiên cứu..........................................................................................................v
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................3

1.1.1. Khái niệm chung về đất đai............................................................................3
1.1.2. Vai trò của đất đai ..........................................................................................3
1.1.3. Khái niệm, nội dung và nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai ..................4
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hiệu quả quản lý và sử dụng đất .....................7
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................8
1.2.1. Căn cứ pháp lý quy hoạch đất đai ..................................................................8
1.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam .........................................9
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH
BÌNH DƯƠNG........................................................................................................................12

Đ
ại

họ

2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương ....................................12
2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................12
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội...........................................................15
2.1.3. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Dương.......................20
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh Bình Dương ..................................22
2.2.1. Tình hình quản lý đất đai .............................................................................22
2.2.2. Thực trạng sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương .................................................27
2.2.3. Phân tích đánh giá biến động diện tích sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương .....34
2.3. Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương ........................41
2.3.1. Đánh giá tình quản lý đất đai ở tỉnh Bình Dương........................................41
2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương .....................................42

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG ĐẤT Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG ..................................................................................50


3.1. Định hướng dử dụng đất của tỉnh Bình Dương đến năm 2020...........................50
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất .........................................51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................ 54

ii


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Diện tích nông nghiệp

GCNSDĐ:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX:

Giá trị sản xuất

LĐNN:

Lao động nông nghiệp

SXNN:

Sản xuất nông nghiệp


TX:

Thị xã

UBND:

Ủy ban nhân dân

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

DTTN:

iii



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng
Trang
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương GĐ 2001-2010 ....... 16
Bảng 2.2. Dân số và lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương GĐ 2001 – 2009....... 18
Bảng 2.3. Kết quả cho thuê đất với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trên địa
bàn tỉnh Bình Dương ............................................................................................... 24
Bảng 2.4. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Dương năm 2010 ................. 27
Bảng 2.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2010 .......... 28

uế

Bảng 2.6. Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2010 phân theo huyện và
loại rừng ................................................................................................................... 30

H

Bảng 2.7. Diện tích đất ở và bình quân đất ở tỉnh Bình Dương năm 2010 ............. 32
Bảng 2.8. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2010 .... 33

tế

Bảng 2.9. Biến động sử dụng đất tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001 – 2010 ........... 35
Bảng 2.10. Biến động sử dụng đất NN tỉnh Bình Dương GĐ 2001-2010 .............. 37

h

Bảng 2.11. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn

in


2001-2010 ................................................................................................................ 38

cK

Bảng 2.12. Biến động diện tích đất trồng lúa tỉnh Bình Dương GĐ 2001 -2010 ... 39
Bảng 2.13. Biến động diện tích đất phi NN tỉnh Bình Dương GĐ 2001 – 2010 .... 41
Bảng 2.14. Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình
Dương giai đoạn 2001 – 2009 ................................................................................. 43

Đ
ại

họ

Bảng 2.15. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của tỉnh Bình
Dương qua 2 năm 2005, 2010
44

iv


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tôi xin tóm tắt một số nội dung chính của đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng
quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương” như sau:
- Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương, từ đó có định
hướng và đề xuất một số giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
đất đai ở tỉnh Bình Dương.


uế

- Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu:
+ Các sách báo, tạp chí, Internet;
+ Các khóa luận, chuyên đề của khóa trước.
- Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu:

H

+ Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ;

tế

+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
+ Phương pháp thu thập số liệu;

h

+ Phương pháp phân tích thống kê;

cK

in

+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
Sau một thời gian ngắn đi thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu thực tế về hiện trạng
quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương, tôi đã thu được một số kết quả như sau:
+ Nghiên cứu về quy mô, sự biến động và tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn
tỉnh:


họ

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp.
Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp.

Đ
ại

Tình hình sử dụng đất chưa sử dụng.
Nhìn chung, tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh là khá tốt. Tuy nhiên, vẫn

có những vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Trên cơ sở đó, tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

v


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư,
xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Vai trò của đất
đai đối với con người và các hoạt động sống trên trái đất rất quan trọng, nhưng lại giới

uế

hạn về diện tích và cố định về vị trí. Do vậy, việc sử dụng đất phải hết sức tiết kiệm và
hợp lý trên cơ sở hiệu quả, bền vững.


H

Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường,
thực hiện chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới cùng với đó là các vấn đề về

tế

quản lý và sử dụng đất đang là vấn đề được các cấp ngành quan tâm.

h

Mặt khác, trên đà phát triển mạnh mẽ và không ngừng của đất nước, cùng với sự

in

bùng nổ dân số, tình hình di cư vẫn xảy ra nhiều, dẫn đến tình hình quản lý sử dụng
đất gặp nhiều khó khăn. Hệ thống quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được

cK

nhu cầu thực tiễn, tính khả thi chưa cao. Hệ thống đăng ký đất đai còn mang tính thủ
công, thiếu đồng bộ và chưa phát huy được vai trò là công cụ để thống nhất quản lý
nhà nước về đất đai. Bên cạnh đó tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu nại tố cáo về

họ

quản lý và sử dụng đất đai có xu hướng tăng mà nhất là đất ở, việc giải quyết khiếu nại
tố cáo thiếu hiệu quả trong khi đó lực lượng thanh tra, kiểm tra vừa mỏng, vừa yếu

Đ

ại

phải tập trung giải quyết khiếu nại tố cáo nên chưa thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời
các trường hợp vi phạm đất đai.
Chính vì vậy, việc đánh giá hiện trạng về tình hình quản lý quản lý và sử dụng

đất đai là công tác quan trọng cần phải tiến hành kịp thời để bổ sung, chỉnh lý và hoàn
chỉnh phương án quy hoạch tổng thể và chi tiết nhằm khắc phục những tồn tại và
vướng mắc trong khâu quản lý và sử dụng đất, đảm bảo cho việc sử dụng đất đạt hiệu
quả bền vững lâu dài.
Xuất phát từ nhiều lý do trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý và
sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất ở tỉnh
Bình Dương, từ đó có định hướng và đề xuất một số giải pháp hợp lý nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh Bình Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng quản lý đất đai và sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương.
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng đất, qua đó thấy được

uế

những khó khăn, thuận lợi trong việc quản lý và sử dụng đất.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh

H


Bình Dương.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

tế

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh Bình Dương.

in

đất ở tỉnh Bình Dương.

h

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá việc quản lý và sử dụng

cK

- Phạm vi thời gian: số liệu chủ yếu được thu thập từ năm 2007 đến 2010.
- Phạm vi không gian: tỉnh Bình Dương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: đây là phương pháp nghiên

họ

cứu các hiện tượng kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận xem xét một số vấn đề quan hệ

Đ

ại

thống nhất hữu cơ và ràng buộc lẫn nhau ở từng hoàn cảnh điều kiện lịch sử cụ thể
trong quá trình tồn tại và phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các

nguồn tài liệu: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, báo cáo quy hoạch sử dụng đất
tỉnh Bình Dương, báo cáo tổng kết lấy từ Chi cục Quản lý Đất đai, Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Bình Dương; số liệu từ sách, báo, mạng...
- Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng các phương pháp phân tổ, so sánh,
tổng hợp, phân tích số tương đối, tuyệt đối...
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.

2


NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm chung về đất đai
Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm: lớp phủ
thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và
khoáng sản trong lòng đất; theo chiều nằm ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ

uế

nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác, nó tác động
giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc
sống của xã hội loài người.


H

Các chức năng (công năng) của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của
xã hội loài người được thể hiện qua các mặt sau: sản xuất, môi trường sống, cân bằng

tế

sinh thái, tàng trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ (nguyên liệu và khoáng sản trong
lòng đất), không gian sự sống, bảo tồn, bảo tàng sự sống, vật mang sự sống, phân dị

h

lãnh thổ.

in

Luật Đất đai năm 1993 cũng đã khẳng định đất đai:
Là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá.

cK

Là tư liệu sản xuất đặc biệt.

Là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.
Là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội,

Đ
ại

họ


an ninh và quốc phòng. Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị
trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện đầu tiên, là cơ sở cần thiết
của mọi quá trình sản xuất; là nơi tìm ra công cụ lao động, nguyên liệu lao động và là
nơi sinh tồn của xã hội loài người.
1.1.2. Vai trò của đất đai
Đất đai là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết (điều kiện chung) đối với mọi

quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nói
khác đi - không có đất sẽ không có sản xuất, cũng như không có sự tồn tại của chính
con người.
Vai trò của đất đai với từng ngành rất khác nhau:
a. Trong các ngành phi nông nghiệp
Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn
thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các khoáng sản). Quá trình

3


sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất,
chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
b. Trong các ngành nông lâm nghiệp
Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất, đồng thời
là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất, như: cày, bừa, xới
xáo) và công cụ lao động hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn
nuôi...). Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu
và quá trình sinh học tự nhiên của đất.

uế


Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và
phát triển của mọi nền văn minh vật chất, văn minh tinh thần, các thành tựu khoa học

H

công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất.

Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội, khi mức sống của con người còn
thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong

tế

sản xuất nông nghiệp. Thời kỳ cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của
đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn. Điều đó có nghĩa,

h

đất đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như

in

cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân
phát triển.

cK

loại. Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế
Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối
quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con người


họ

trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến huỷ hoại môi trường

Đ
ại

đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên
quan trọng và mang tính toàn cầu. Với sự phát triển không ngừng của sức sản xuất,
công năng của đất đai cần được nâng cao theo hướng đa dạng, nhiều mức độ, để truyền
lại lâu dài cho các thế hệ sau.
1.1.3. Khái niệm, nội dung và nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
1.1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 1993 khẳng định: “Đất đai thuộc sở

hữu của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý”. Luật Đất đai năm 2003 nêu: “Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Do đó, quản lý Nhà
nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để
thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động
nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy
4


hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các
nguồn lợi từ đất đai.
1.1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Tại khoản 2 điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định về nội dung quản lý Nhà
nước về đất đai như sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó;

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản

uế

đồ hành chính;
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện

H

trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

tế

6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
7. Thống kê, kiểm kê đất đai;

in

8. Quản lý tài chính về đất đai;

h

nhận quyền sử dụng đất;

sản;

cK


9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và

họ

xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

Đ
ại

12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
1.1.3.3. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai
Trong quản lý Nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy, không

thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài
sản riêng của mình được. Chỉ có Nhà nước - chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp cho
toàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện
sự tập trung quyền lực và thống nhất của Nhà nước trong quản lý nói chung và trong
lĩnh vực đất đai nói riêng. Vấn đề này được quy định tại Điều 18, Hiến pháp năm 1992
5


"Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử
dụng đúng mục đích và có hiệu quả" và được cụ thể hơn tại Điều 5, Luật Đất đai 2003

"Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu", "Nhà nước thực
hiện quyền định đoạt đối với đất đai", "Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn
lợi từ đất thông qua các chính sách tài chính về đất đai".
b) Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng
đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng
Theo Luật Dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất đai,

uế

quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai. Quyền sử dụng
đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai của chủ sở hữu

H

đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng.
Từ khi Hiến pháp 1980 ra đời quyền sở hữu đất đai ở nước ta chỉ nằm trong tay
Nhà nước còn quyền sử dụng đất đai vừa có ở Nhà nước, vừa có ở trong từng chủ sử

tế

dụng cụ thể. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền sử dụng đất
đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng... từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất

h

đai. Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể

in

trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo


cK

lợi ích cho người trực tiếp sử dụng, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước.
Vấn đề này được thể hiện ở Điều 5, Luật Đất đai 2003: "Nhà nước trao quyền sử
dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ

họ

của người sử dụng đất".

Đ
ại

c) Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất quản lý đất
đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc này.
Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong quản lý đất
đai được thể hiện bằng việc:
- Xây dựng tốt các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả thi cao
- Quản lý và giám sát tốt việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ tốt cho chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được mục
đích đề ra.

6



1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hiệu quả quản lý và sử dụng đất
1.1.4.1. Về quản lý đất đai
Dựa vào nội dung sau:
- Lập quản lý hồ sơ địa giới hành chính và các loại bản đồ về đất đai.
- Quan hệ, kế hoạch sử dụng đất.
- Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Thu hồi đất.
- Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
- Tài chính về đất đai và giá đất.
- Quyền sử dụng trong thị trường bất động sản.

uế

nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai.

H

1.1.4.2. Về kết quả và hiệu quả sử dụng đất
- Năng suất ruộng đất: là chỉ tiêu biểu hiện tổng giá trị sản lượng nông nghiệp

tế

hay giá trị sản lượng hàng hóa tính trên đơn vị diện tích canh tác hay đất nông nghiệp.
Chỉ tiêu này biểu hiện ở hai mặt:

h

+ Mặt hiện vật: N = Q/S (tính cho từng loại cây trồng)

in


Trong đó: Q: khối lượng sản phẩm sản xuất

cK

S: diện tích đất canh tác
N

QiPi
Di

+ Mặt giá trị:
Trong đó: Qi: là khối lượng sản phẩm loại cây trồng sản xuất trong năm

họ

Pi: là đơn giá từng loại nông sản i
Di: là diện tích từng loại cây trồng i

Đ
ại

- Năng suất cây trồng: là lượng sản phẩm chính của loại cây trồng tính trên một
ha đất của loại cây trồng đó trong một vụ hay một năm, chỉ tiêu này phản ánh trình độ
sản suất của hộ, của địa phương hay toàn ngành.
Sản lượng cây trồng chính
Năng suất cây trồng chính =
Diện tích canh tác
+ Hệ số sử dụng đất: là chỉ tiêu phản ánh cường độ sử dụng đất canh tác. Cách
tính như sau:

Tổng diện tích gieo trồng
Hệ số sử dụng đất =
Tổng diện tích canh tác
7


Tổng diện tích đất nông nghiệp
+ Diện tích đất nông nghiệp/khẩu =
Tổng số nhân khẩu
+ Diện tích đất canh tác/khẩu: chỉ tiêu này phản ánh số lượng diện tích đất canh
tác của một khẩu
Tổng diện tích đất canh tác

H

Tổng số khẩu

uế

Diện tích đất canh tác/khẩu =

Tổng diện tích đất canh tác
Diện tích đất nông nghiệp/lao động =

tế

Tổng số lao động

1.2. Cơ sở thực tiễn


in

h

1.2.1. Căn cứ pháp lý quy hoạch đất đai
Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 28/11/2007 của Chính phủ về phê duyệt Điều
kỳ cuối 2006-2010.

cK

chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai.

họ

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định

Đ
ại

bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư.
Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020 và tầm nhìn đến sau năm 2020 (phạm vi quy hoạch bao gồm thành phố

Hồ Chí Minh và các đô thị xung quanh thuộc các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long
An, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu có bán kính ảnh hưởng từ 30-50 km).

8


Quyết định số 3950/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Giao thông
Vận tải về việc phê duyệt Đầu tư dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn
Thành – Đức Hòa, thuộc các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An.
Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến
năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Kèm theo danh mục các tuyến đường bộ cao tốc
quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn ngoài năm 2020; bảng tổng hợp diện tích đất đai
chiếm dụng của quy hoạch.

uế

Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg về Quy chế quản lý cụm công nghiệp do Thủ
tướng Chính phủ ban hành ngày 19/8/2009.

H

Công văn số 265/TTg-KTN ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương; Công văn số
1158/TTg-KTN ngày 08/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung KCN Tân

tế

Bình tỉnh Bình Dương vào quy hoạch các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020,


h

được phê duyệt theo Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

in

Quyết định số 3123/QĐ-UBND ngày 11/7/2007 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về

cK

việc phê duyệt phương án quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương đến năm
2020.

Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND ngày 20/03/2006 của UBND tỉnh Bình Dương
về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bình

họ

Dương đến năm 2020.

Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2011-2015.

Đ
ại

1.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam
Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước đều có

những chính sách pháp luật đổi mới về đất đai để phù hợp với tình hình phát triển của

đất nước.
Cuối năm 1953, Quốc hội đã thông qua luật cải cách ruộng đất, Điều này cho
thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, xem xét đất đai là vấn đề hết sức hệ
trọng của đất nước.
Ngày 8/1/1988 Hội đồng Nhà nước đã công bố Luật Đất đai đầu tiên được Quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII kỳ họp thứ 2 thông qua
ngày 19/2/1988. Luật đã khẳng định: “Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được cho sản xuất nông
9


nghiệp”. Bộ Luật Đất đai ra đời là một bước tiến lớn trong việc cụ thể hóa đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước, nó có ý nghĩa to lớn về kinh tế, xã hội và pháp lý.
Thể hiện tinh thần đổi mới nhằm từng bước đưa công tác quản lý và sử dụng đất đai
vào nề nếp, kỷ cương.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986, Đảng và Nhà nước ta thực hiện
chính sách mở cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn. Từ đó, Luật Đất đai
năm 1993 ra đời và khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nguyên tắc giao đất
sử dụng ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời nó còn quy định

uế

các quyền như: quyền chuyển đổi, quyền thừa kế, thế chấp, quyền cho thuê, quyền
chuyển nhượng đối với chủ thể sử dụng đất.

H

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng tiến bộ, công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được triển khai đồng bộ trên cả nước. Công tác đo đạc, lập bản
đồ địa chính, hồ sơ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền


tế

sử dụng đất trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Hệ thống quản lý được tăng
cường từng bước phân cấp nhiều hơn cho địa phương. Đội ngũ cán bộ quản lý đất đai

h

được tăng cường cả về số lượng lẫn về chất lượng.

in

Việc giao đất cho thuê đã từng bước xác lập chủ sử dụng cụ thể đối với từng

cK

mảnh đất, đồng thời các quyền của người sử dụng đất được mở rộng, làm cho người sử
dụng đất gắn bó nhiều hơn, tạo điều kiện chuyển dịch hợp lý và sử dụng đất càng hiệu
quả hơn.
Tuy nhiên, chủ trương của Đảng về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai chưa

họ

được cụ thể hóa. Vai trò và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với đất đai

Đ
ại

chưa xác định rõ. Hệ thống pháp luật đất đai hiện hành còn rất phức tạp, chồng chéo
nhau; mâu thuẫn với nhau, thiếu an toàn pháp lý cho người sử dụng đất. Bộ máy quản

lý Nhà nước về đất đai còn thiếu, yếu so với nhu cầu phát triển của đất nước hiện nay,
đặc biệt là khi các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn thì vấn đề đất đai là vấn đề thiết
yếu. Người sử dụng đất chưa thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Khi chuyển
nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, phần lớn tổ chức, cá nhân chưa thực hiện đúng
quy định của pháp luật, không qua các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, những
năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai ngày càng tăng nhưng
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai ở các địa phương chưa đáp
ứng được yêu cầu.

10


Đất nước ta hội nhập và phát triển, nền kinh tế thị trường làm phát sinh nhiều vấn
đề, Luật Đất đai khó giải quyết được. Trước tình hình như thế, Luật Đất đai liên tục
phải sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với thực tế, cụ thể như sau:
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai ban hành ngày 02/12/1988,
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai ban hành ngày 01/10/2001 nhằm
quy định khung giá đất. Ngày 10/12/2003, Luật Đất đai năm 2003 tiếp tục sửa đổi cho
phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời đại mới được ban hành và có hiệu lực từ
ngày 01/07/2004.

uế

Hiện nay, Luật Đất đai tiếp tục được sửa đổi, những văn bản dưới luật được áp

Đ
ại

họ


cK

in

h

tế

H

dụng và thực hiện.

11


CHƯƠNG 2.
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bình Dương nằm ở vùng Đông Nam bộ, vị trí địa lý được xác định như sau:

uế

- Phía bắc giáp tỉnh Bình Phước,
- Phía nam giáp Tp. Hồ Chí Minh,

H


- Phía đông giáp tỉnh Đồng Nai,

- Phía tây giáp Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh.

tế

Tọa độ địa lý: từ 10o51’46’’- 11o30’ vĩ độ Bắc, từ 106o20’ - 106o58’ kinh độ Đông.
người, mật độ dân số 555 người/km2.

h

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 2.694,43 km2 (năm 2008: 2.695,22 km2), dân số 1.479.117

in

Tỉnh Bình Dương hiện có 7 đơn vị hành chính trực thuộc là: TX. Thủ Dầu Một,
TX. Dĩ An, TX. Thuận An, các huyện: Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên.

cK

2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Nằm trên nền địa hình chuyển tiếp từ vùng đồi núi thấp xuống vùng đồng bằng hạ
lưu hệ thống sông Đồng Nai, địa hình tỉnh Bình Dương có hướng thấp dần từ phía bắc

họ

xuống phía nam.

Khu vực phía bắc có độ cao phổ biến từ 35-45 m so với mực nước biển, cục bộ có


Đ
ại

một số ngọn núi khá cao (ở phía Tây Bắc) như núi Ông (284,6 m).
Khu vực phía nam có cao độ phổ biến từ 5-15m so với mực nước biển; riêng khu

vực ven sông Sài Gòn từ TX. Thủ Dầu Một trở xuống có địa hình bằng và thấp nên dễ
bị ngập nước vào mùa mưa lũ, nhất là khi các hồ thượng lưu xả lũ.
Nằm giữa 2 sông lớn là Đồng Nai và Sài Gòn, được chia cắt bởi 2 sông nhánh

lớn ở nội địa là sông Thị Tính và sông Bé; nhìn chung, địa hình trên phạm vi toàn tỉnh
có dạng đồi thoải với độ dốc nhỏ (hầu hết dưới 8o), xen kẽ với các thung lũng nhỏ và
các dải đất bằng ven sông. Do địa hình dốc thoải, nền đất vững chắc, có thể tận dụng
mạng lưới sông suối tự nhiên để làm các trục thoát nước ra 2 sông chính hoặc đưa
nước từ các công trình ở thượng nguồn về nên chi phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng và
các khu dân cư, khu công nghiệp ít tốn kém. Nếu biết vận dụng tốt cốt nền trong xây
dựng, có thể giảm chi phí đầu tư qua tận dụng đất san nền hiện là loại vật liệu đang có
12


nhu cầu lớn ở Tp Hồ Chí Minh và cho san lấp các khu vực đất thấp ở các huyện phía
nam Bình Dương. Ngoài ra, có thể lợi dụng các khu vực đất trũng ven sông suối vào
xây dựng các hồ chứa nước để dự trữ nước cho mùa khô, tạo cảnh quan, góp phần cải
thiện tiểu khí hậu và nước ngầm.
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới cận xích đạo, khí hậu tỉnh Bình Dương có những đặc
trưng chính như sau:
- Nắng nhiều, bình quân 2.401 giờ nắng/năm (6,58 giờ/ngày); năng lượng bức xạ
dồi dào, bình quân (75 - 80 Kcal/cm/năm); nhiệt độ cao đều quanh năm, (bình quân


uế

các tháng trong năm từ 250C - 270C), tổng tích ôn lớn (9.4680C -9.6840C).

H

- Lượng mưa khá cao, bình quân trong 14 năm từ 1996 – 2009 là 1.890 mm/năm,
số ngày có mưa bình quân 158-179 ngày/năm; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
chiếm trên 84% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, chỉ chiếm

tế

dưới 16% tổng lượng mưa cả năm.
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

in

h

2.1.1.4.1. Tài nguyên đất
Theo bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

cK

miền Nam xây dựng, với đề tài “Điều tra chỉnh lý bản đồ đất, xây dựng bản đồ đánh
giá đất đai, đề xuất định hướng sử dụng tài nguyên đất tỉnh Bình Dương” (đã được
nghiệm thu trong năm 2010); trên phạm vi tỉnh Bình Dương có 7 nhóm đất, bao gồm
11 đơn vị phân loại.


Đ
ại

họ

Về đặc điểm:
- Nhìn chung đất ít dốc: trong tổng diện tích tự nhiên, đất có độ dốc cấp I (tương
đối bằng) chiếm tới 81,5%, đất có độ dốc cấp II (dốc ít) chiếm 12,6%, đất có độ dốc
cấp III (khá dốc) chiếm 4,3%, đất có độ dốc lớn cấp IV và cấp V chỉ chiếm 1,6%; rất
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu dân
cư, khu công nghiệp.
- Đất có tầng dày từ 70 cm trở lên (loại 1 và loại 2) chiếm tới 93,9%, khá thích
hợp với phát triển các loại cây lâu năm.
- Hầu hết diện tích có nguồn gốc phát sinh từ phù sa cổ nên đất có thành phần cơ
giới nhẹ, thoát nước tốt, nhưng độ phì nhiêu không cao. Tuy thích hợp với phát triển
nông nghiệp nhưng kém màu mỡ hơn nhiều so với các loại đất phù sa ở Đồng bằng
sông Cửu Long và đất đỏ vàng mà nhất là đất phát triển trên đá Bazan ở vùng Đông
Nam bộ và Tây Nguyên. Hầu hết diện tích thuộc các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, bắc
13


Tân Uyên và Bến Cát được sử dụng trồng cây lâu năm mà chủ yếu là cao su, hiện cho
hiệu quả khá cao về kinh tế - xã hội – môi trường.
- Các khu vực có tầng đất mỏng, độ phì thấp, phần lớn được sử dụng làm khu
công nghiệp, khu dân cư và đã phát huy hiệu quả cao gấp nhiều lần so với sản xuất
nông nghiệp.
- Các loại đất dốc tụ, đất phù sa ven sông, đất phèn có tầng phèn sâu với địa hình
khá bằng phẳng, thuận lợi về nguồn nước hiện đang được sử dụng trồng cây ăn trái,
rau màu; số ít trên đất thấp trũng được trồng lúa nước nhưng chủ yếu là đất 1 vụ lúa,


uế

hiệu quả thấp hơn nhiều so với các loại rau màu và cây lâu năm như cây ăn quả, cao
su.

H

2.1.1.4.2. Tài nguyên nước
Tỉnh Bình Dương có các sông lớn chảy qua là sông Sài Gòn, sông Bé, sông Đồng
Nai và sông Thị Tính (là nhánh của sông Sài Gòn). Mật độ sông suối khá dày, hiện có

tế

91 con suối đã được thống kê và mật độ sông suối bình quân ở thượng nguồn khoảng
0,7-0,9 km/km2, khu vực hạ lưu khoảng 0,4-0,5 km/km2.

h

Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng 46 công trình thủy lợi, trong đó có 38 công trình

in

cấp nước (5 hồ, 9 đập, 12 cản, 11 trạm bơm điện) nhưng chỉ mới tưới được cho khoảng

cK

5.000 ha. Ngoài ra, người dân còn dùng máy bơm để đưa nước từ sông suối lên tưới
cho diện tích khoảng 18.887 ha. So với tổng lượng nước đến của các sông suối thì
lượng nước khai thác tưới cho cây trồng còn rất hạn chế, ngay cả khi xây dựng hệ
thống thủy lợi Phước Hòa thì diện tích tưới từ dự án này cũng chỉ giúp tăng thêm


họ

4.500 - 5.000 ha.

Đ
ại

2.1.1.4.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu điều tra năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 15.138 ha.
Trong đó, đất có rừng tự nhiên 1.147 ha, rừng trồng 12.401 ha, đất chưa có rừng và đất
khác 1.590 ha.
Trong diện tích đất rừng trồng, rừng có trữ lượng 696 ha, rừng chưa có trữ lượng
2.250 ha, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm 9.455 ha (chủ yếu là cao su). Các
loại cây rừng bao gồm họ dầu, họ đậu, họ cánh bướm, tre, trúc, xà cừ, bạch đàn, tràm
bông vàng, v.v…
2.1.1.4.4. Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu do Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam bàn giao cho tỉnh năm
2006, trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có 57 vùng mỏ lớn nhỏ với các loại khoáng
sản chủ yếu sau: đá xây dựng, sét gạch ngói, cát xây dựng, sạn sỏi, laterit, kaolain,
14


than bùn. Các loại khoáng sản rất có ích cho khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội
nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng.
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trên 10 năm qua, kinh tế Bình Dương tăng trưởng với tốc độ nhanh, ổn định và
được đánh giá là một biểu tượng của thành công nổi trội về tăng trưởng và phát triển
kinh tế:

Tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm (GDP) luôn ở mức cao nhất so với các tỉnh

uế

thành trong cả nước, giai đoạn 1997 - 2000: 14,15%/năm, giai đoạn 2001 - 2005:
15,33%/năm và 2006-2010: 14,04%/năm. Năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng

H

hoảng tài chính, suy thoái kinh tế nhưng GDP vẫn tăng 10,3%/năm so với năm 2008.
Năm 2010 ước tăng 12,58% so với năm 2009; mức tăng bình quân giai đoạn 2001 2010 gấp 2,0 lần mức tăng bình quân của cả nước.

tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng, phát huy hiệu quả đầu tư. Khu
vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 58,09% năm 2000 lên 63,50% năm 2005 và giảm

h

nhẹ xuống 63,00% năm 2010. Dịch vụ, thương mại tăng tương ứng từ 25,23% lên

in

28,10% và 32,56%. Nông, lâm, ngư nghiệp giảm tương ứng từ 16,69% xuống 8,40 và

cK

4,44%.

Kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhanh, từ 0,53 tỷ USD năm 2000 lên 3,05 tỷ USD

năm 2005, ước đạt 5,66 tỷ USD 9 tháng đầu năm và 8,53 tỷ USD cả năm 2010.
Bình quân GDP đầu người năm 2010 ước đạt 30,1 triệu đồng gấp 1,6 lần mức

họ

bình quân của cả nước.

Đ
ại

Nguồn thu ngân sách tăng rất cao, năm 2010 ước 9 tháng đầu năm đạt 14.500 tỷ
đồng, cả năm đạt 16.600 tỷ đồng, gấp 2,46 lần chi ngân sách và gấp 11,9 lần thu ngân
sách năm 2000; đã đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách cả nước.
Đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 ước đạt 26.700 tỷ đồng, cao hơn 20.793
tỷ đồng so với năm 2000. Năng lực cạnh tranh luôn đứng hàng đầu trong cả nước (theo
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, với dự án nâng cao năng lực cạnh tranh
(Dự án USAID tài trợ) đã tính toán chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh từ năm 2005 đến 2009,
tỉnh Bình Dương đã 3 năm liền (2005 - 2007) xếp thứ 1 và 2 năm (2008; 2009) xếp thứ
2 so với các tỉnh, thành của Việt Nam).

15


Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2010

2.3
2.4

Triệu đ


2005
Giá trị

-

Giá trị

Tỷ lệ
(%)

16.359
16.359
5.515
892
46.604
29.362
15.172
2.070

100,00
63
32,56
4,44

15,33
17,94
15,47
2,83

13,51


-

30,06

-

10,58

tế

100,00
63,5
28,1
8,4

in

8,17

Tỷ lệ
(%)

2001
-2005

8.482
5.802
1.876
804

14.938
9.486
4.198
1.255

h

4.156
2.543
914
700
6.067 100,00
3.524 58,08
1.531 25,23
1.013 16,69

2010

H

Tỷ lệ
(%)

cK

2
2.1
2.2

Tỷ đ

Tỷ đ
Tỷ đ
Tỷ đ
Tỷ đ
Tỷ đ
Tỷ đ
Tỷ đ

Giá
trị

họ

1.2

Tổng sản phẩm
Tính theo giá so sánh (1994)
- Công nghiệp - xây dựng
- Dịch vụ – thương mại
- Nông - lâm – ngư nghiệp
Tính theo giá thực tế
- Công nghiệp - xây dựng
- Dịch vụ – thương mại
- Nông - lâm – ngư nghiệp
Các chỉ tiêu khác
B.Quân GDP/người/năm
Thu chi ngân sách
- Tổng thu
- Tổng chi
Tổng đầu tư toàn xã hội

Kim ngạch xuất khẩu

2000

-

2006
-2010

14,04
11,4
24,07
2,1
17,35

2001
-2010

14,69
14,62
19,69
2,45
13,91

Tỷ đ
1.278
5.399
16.600
33,41
25,19

29,23
Tỷ đ
710
1.946
6.500
22,35
27,28
24,79
Tỷ đ
5.907
13.451
27.600
17,89
15,46
16,67
Triệu USD 530,10
3.045,80
8.372,00
41,87
22,41
(Nguồn: Niên giám TK tỉnh Bình Dương và Văn kiện ĐH Đảng bộ Bình Dương NK 2011-2015).

ại

1
1.1

Hạng mục

Đ


STT

Đơn
vị
tính

Tăng BQ (%/năm)

uế

Các năm

16


Điểm nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương là đã phát huy cao
yếu tố con người, từ đó đã phát huy các thế mạnh về vị trí địa lý, tài nguyên, khắc
phục các hạn chế, giảm thiểu tiêu cực. Đã tạo được phong cách làm việc tiến bộ, tạo
thiện cảm, lòng tin cho các nhà đầu tư trong hợp tác phát triển, giảm thiểu tiêu cực.
Đến cuối tháng 9 năm 2010, về thu hút đầu tư trong nước đã có 9.868 dự án với tổng
vốn đăng ký 67.853 tỷ đồng; thu hút đầu tư nước ngoài đã có 1.999 dự án với tổng vốn
đăng ký 13,688 tỷ USD. Tuy nhiên, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn còn chưa có
điều kiện để được tập trung cao hơn, hiện bình quân trong 9 năm qua chỉ với mức 33,7

uế

tỷ đồng/năm, chiếm 3,43% tổng đầu tư toàn tỉnh. Liên kết phát triển giữa các khu vực
còn chưa chặt chẽ và thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp – nông thôn trên địa


H

bàn tỉnh vào các phát triển các khu công nghiệp – đô thị cũng còn hạn chế nên tuy đã
giải tỏa được sức ép về việc làm và nâng cao thu nhập cho khu vực nông nghiệp –
nông thôn, nhưng tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chưa cao.

tế

2.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số tỉnh Bình Dương tăng rất nhanh trong giai đoạn 2001-2009; trong đó,

h

tăng dân số tự nhiên có hướng giảm dần, từ 1,38% năm 2000 xuống 1,14 % năm 2005

in

và 1,04% vào năm 2009. Đóng vai trò chủ yếu vào tăng dân số là tăng cơ học, mà tác

cK

nhân chính là thu hút lao động trẻ vào các khu công nghiệp và các ngành kinh tế. Dân
số toàn tỉnh tăng từ 742.790 người năm 2000 lên 1.109.318 người năm 2005 và
1.497.117 người năm 2009, ước năm 2010 là 1.550.000 người (theo Cục Thống kê
Bình Dương).

họ

Mật độ dân số còn thấp ở 4 huyện phía Bắc và rất cao ở 3 huyện thị phía Nam.


Đ
ại

Trong 3 huyện thị phía Nam, mật độ dân số TX. Dĩ An và TX. Thuận An cao hơn
nhiều so với TX. Thủ Dầu Một. Về thực chất, dân cư trong khu vực này có mức độ đô
thị hóa khá cao. Trong tương lai, cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và khuyến
khích mạnh mẽ hơn về thu hút đầu tư cho phát triển khu vực các huyện phía Bắc.
Thống kê tình hình dân số và lao động của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001 2009 được thể hiện qua bảng 2.2.
Kinh tế phát triển mạnh nên lao động cũng phát triển nhanh về lực lượng, chất
lượng và chuyển dịch cơ cấu theo chiều hướng tích cực.

17


Bảng 2.2. Dân số và lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001 – 2009
Các năm

uế

H

45,46
34,47
20,07

722.518
138.521
418.304
165.693


19,17
57,90
22,93

958.539
122.193
624.359
211.987

2001
-2005

2006
-2009

2001
-2009

8,35

7,78

8,1

15,96

6,87

11,83


82,32
5,41
12,27

15,96
14,39
15,59
31,97

6,87
7,32
0,71
7,02

11,83
11,19
8,72
20,23

12,75
65,14
22,11

14,39
-3,75
26,89
17,48

9,88
-4,09

14,28
8,56

12,68
-3,88
22,01
14,05

tế

h

1.164.408
80,94
958.539
6,86
63.049
12,20
142.820

in

86,64
6,97
6,39

892.689
722.518
61.284
108.887


cK

Tổng dân số
Tổng lao động
Lao động phân theo nguồn
Tổng số
425.768
Đang làm việc trong nền KT
368.867
Đang đi học
29.700
LĐ nội trợ,chưa có việc…
27.201
LĐ đang làm việc phân theo khu vực
Tổng số
368.867
Nông-lâm-ngư nghiệp
167.673
Công nghiệp-xây dựng
127.151
Dịch vụ
74.043

họ

2

2000
2005

2009
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
(người)
(%)
(người)
(%)
(người)
(%)
742.790
100 1.109.318
100 1.497.117
100
425.768
100
892.689
100 1.164.408
100

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2000 và năm 2009).

ại

1

Hạng mục

Đ

Số
TT


Tăng Bquân (%/năm)

18


×