Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ ở xã quảng phước, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.23 KB, 49 trang )

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ lâu, sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính đối với đại bộ phận dân cư
ở nông thôn Việt Nam. Trong đó, sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Nhưng cho đến nay nó có
còn giữ vững được vị trí, vai trò quan trọng như vậy nữa không khi bối cảnh thực tế
Việt Nam và thế giới hiện nay, sản xuất và lưu thông lúa gạo đã có sự thay đổi mạnh

uế

mẽ.

H

Thực tế cho thấy hiện trạng sản xuất lúa gạo của nước ta đã đổi thay rất nhiều.
Mặc dù lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của nông nghiệp Việt Nam, có vị trí hết sức quan

tế

trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đóng góp khá lớn vào kim ngạch xuất
khẩu nông sản (chiếm khoảng 25%) nhưng diện tích trồng lúa lại đang thu hẹp dần.

h

Tính riêng về diện tích trồng lúa so với tổng diện tích gieo trồng chung cả nước năm

in

1991 chiếm tới 70%, đến năm 2001 còn 60%. Tuy nhiên, nhờ các tiến bộ khoa học
được áp dụng, khả năng thâm canh của nông dân được nâng cao, cho nên năng suất,


cK

sản lượng lúa vẫn tăng.

Xã Quảng Phước là một xã vùng ven phá của huyện Quảng Điền và là trung tâm

họ

KT-VH-XH của huyện Quảng Điền. Trong nhiều năm qua sản xuất nông nghiệp đã đạt
được những tiến bộ đáng kể, trong đó cây lúa đóng vai trò là cây chủ chủ lực của
vùng, là cây cho nguồn thu nhập chính của 1176/1435 hộ gia đình. Vì vậy, việc nghiên

Đ
ại

cứu, tìm hiểu về hiệu quả của nó là rất quan trọng đối với nông dân xã Quảng Phước.
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa của các nông hộ ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của
các nông hộ trên địa bàn.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1


Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
* Số liệu sơ cấp: Chọn 30 hộ sản xuất lúa và phân loại hộ theo thu nhập để phỏng
vấn, thu thập số liệu sơ cấp.
* Số liệu thứ cấp: Là các số liệu đã công bố trên báo, trên mạng internet, các báo
cáo kinh tế xã hội hàng năm của phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền và xã Quảng
Phước.
- Phương pháp điều tra, chọn mẫu: Phỏng vấn các chủ nông hộ.

uế

- Phương pháp phân tích thống kê: Để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến
hiệu quả sản xuất lúa và quan hệ giữa các nhân tố tới năng suất, hiệu quả trồng lúa.

H

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia,

tế

người am hiểu về lĩnh vực đang điều tra như các kĩ sư, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ
khuyến nông ...

h

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi nghiên cứu:

in


- Đối tượng: Các nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Phước.

cK

+ Về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn xã Quảng Phước.
+ Về thời gian: Nghiên cứu về hiệu sản xuất lúa năm 2010.

họ

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến

Đ
ại

hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.

2


PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế

uế

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Vậy nên hiểu hiệu quả kinh tế
thế nào cho đúng. GS TS Ngô Đình Giao cho rằng: “hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao


H

nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có
sự quản lí của Nhà nước”. Theo tác giả Hồ Vinh Đào thì: “hiệu quả kinh tế còn gọi là

tế

: “ hiệu ích kinh tế” so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (
bao gồm lao động vật hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được”. Còn tiến

h

sỹ Nguyễn Tiến Mạnh: “hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản

in

ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”.

cK

Qua những quan điểm ở trên có thể khái quát lại rằng: “ Hiệu quả kinh tế là một
phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh
trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực trong đó quá trình

họ

tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”.
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế


Đ
ại

Xét đến bản chất của hiệu quả kinh tế chúng ta phải đánh giá trên nhiều phương
diện khác nhau vói nhiều khía cạnh khác nhau tuy nhiên ta có thể hiểu một cách đơn
giản rằng bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này
có quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội,
là quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả
kinh tế là đạt kết quả tối đa về chi phí nhất định và ngược lại, đạt hiệu quả nhất định
với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để
tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm lại, bản chất của
hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương
quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra.
3


1.1.2 Đặc điểm sinh thái và vai trò kinh tế của cây lúa
1.1.2.1 Đặc điểm sinh thái
1.1.2.1.1 Nguồn gốc
Lúa gồm hai loài Oryza sativa và Oryza glaberrima, thuộc Chi Oryza, họ
Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và
châu Phi.
Lúa châu Phi đã được gieo trồng trong khoảng 3.500 năm. Trong khoảng thời

uế

gian từ 1500 TCN đến 800 TCN thì Oryza glaberrima đã lan rộng từ trung tâm xuất
phát của nó là lưu vực châu thổ sông Niger và mở rộng tới Sénégal và sau đó được


H

đem trồng ở các khu vực lân cận.

Tổ tiên của lúa châu Á (Orazy sativa) là một loại lúa hoang phổ biến (Oryza

tế

rufipogon) dường như có nguồn gốc tại khu vực xung quanh chân núi Himalaya, với Orazy
sativa thứ indica ở phía Ấn Độ và Orazy sativa thứ japonica ở phía Trung Quốc. Hiện nay

h

đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới.

in

Từ thời gian từ thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và trồng ở các bang Virginia,

cK

Nam Carolina và hiện nay trồng nhiều ở California, Louisiana, Texac... Theo hướng đông,
đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indobexia, đầu tiên ở đảo Java.
Đến thế kỷ XVIII cây lúa từ Iran nhập vào trồng ở Kuban (Nga). Cho đến nay,

họ

cây lúa đã có mặt trên tất cả các châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và
một số nước ôn đới. Ở bắc bán cầu cây lúa được trồng ở Đông Bắc Trung Quốc cho tới


Đ
ại

nam bán cầu - ở châu Phi, Australia(New South Wales).
1.1.2.2. Giá trị kinh tế của cây lúa
Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1.3

tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp
năng lượng chủ yếu cho con người, bình quân 180-200 kg/người/năm tại các nước
Châu Á, khoảng 10kg/người/năm tại các nước Châu Mỹ. Ở Việt Nam dân số trên 86
triệu người và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Từ đó
cho thấy rằng vai trò của lúa gạo là hết sức quan trọng. Đặc biệt các nước Châu Á , tỉ
lệ calo cung cấp từ lúa gạo chiếm 50-60%. Ngoài sản phẩm chính, các sản phẩm phụ
của cây lúa cũng được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau.

4


Cây lúa còn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xuất khẩu. Sản xuất và
xuất khẩu lúa gạo đã và đang góp phần vào thắng lợi của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở các nước. Trong đó Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, đưa đất
nước từ chỗ thiếu ăn triền miên, không đảm bảo lương thực cho nhu cầu trong nước
trở thành một nước xuất khẩu gạo từ 3-4 tấn gạo/năm, đứng thứ hai trên thế giới về các
nước xuất khẩu gạo.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa
Hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như quá trình sản xuất lúa nói

uế

riêng có nhiều sự khá biệt so với các ngành sản xuất khác. Quá trình sản xuất lúa được

tiến hành trên một phạm vi không gian rộng lớn và trong một khoảng thời gian dài. Vì

H

vậy, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố:

tế

* Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên: Gồm nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nước
và đất đai.

h

* Nhóm nhân tố kinh tế xã hội: điều kiện thị trường và giá cả tiêu thụ sản phẩm,

* Nhóm nhân tố kĩ thuật :

in

tập quán canh tác và cơ chế chính sách của nhà nước.

cK

Để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng thì cần thực hiện đúng
các quy trình kĩ thuật và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản

họ

xuất. Vì vậy các biện pháp kĩ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết góp
phần nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Tùy theo tính chất từng loại đất,

từng loại cây trồng mà thực hiện các biện pháp kĩ thuật sao cho phù hợp như: kĩ thuật

Đ
ại

chăm sóc, gieo trồng, thu hoạch và sau thu hoạch…
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa
1.1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư của các yếu tố nguồn lực trên một đơn vị
diện tích cho một hoạt động cụ thể, đối với hoạt động sản xuất lúa bao gồm:
- Chi phí đầu tư phân bón/sào ( số lượng kg/sào; giá trị: 1000đ)
- Chi phí giống/sào ( số lượng: kg/sào; giá trị: 1000đ)
- Chi phí thuốc BVTV/sào ( gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ… số lượng: chai/ha; giá
trị: 1000đ)

5


- Chi phí khác/sào (bao gồm chi phí lao động thuê ngoài/sào, chi phí thủy lợi, chi
phí làm đất, chi phí tuốt lúa… đơn vị tính: 1000đ)
1.1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích ( GO ): là toàn bộ của cải vật chất
và dịch vụ hữu ích, trực tiếp do lao động sáng tạo ra trong thời kì nhất định thường là
một năm.
GO = Qi * Pi

Qi: Lượng sản phẩm i được sản xuất ra.
Pi: Giá của sản phẩm loại i.

uế


Trong đó:

H

- Chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích ( IC): bao gồm những khoản chi phí

tế

vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích( VA): là kết quả cuối cùng thu được

in

VA = GO – IC

h

sau khi trừ chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.

1.1.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa

cK

- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra
một đồng chi phí trung gian đầu tư thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

họ

- Hiệu suất chi phí trung gian tính theo giá trị gia tăng (VA/IC): được tính bằng

phần giá trị gia tăng bình quân tên một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra. Nó cho biết sẽ
có bao nhiêu thu nhập được đem lại từ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra. Đây là một

Đ
ại

chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Giá trị sản xuất trên lao động (GO/lao động)
- Giá trị gia tăng trên lao động (VA/lao động)
- Giá trị sản xuất trên vốn sản xuất kinh doanh (GO/vốn sản xuất kinh doanh)
- Giá trị gia tăng trên vốn sản xuất kinh doanh (VA/vốn sản xuất kinh doanh).
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm của Trung Bộ, ở vị trí chiến lược, là cửa ngõ nối liền Bắc Trung Bộ với

6


Nam Trung Bộ, phía Tây giáp nước bạn Lào, phía Đông là biển Đông với cảng biển
Chân Mây và phía Nam giáp thành phố có nền kinh tế đang nổi, Đà Nẵng.
Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là
điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nói chung và nghề
trồng lúa nói riêng tại địa phương.
Qua bảng số liệu đầu tiên về tình hình sản xuất lúa của Thừa Thiên Huế ta thấy,
diện tích lúa có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên mức độ tăng đang có xu
hướng chậm dần và chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng diện tích gieo trồng của tỉnh. Cụ

uế


thể, diện tích trồng lúa năm 2008 là 50,85 nghìn ha, đến năm 2009 diện tích trồng lúa
là 53,10 nghìn ha tức là tăng 2,25 nghìn ha, và năm 2010 diện tích trồng lúa đạt 53,97

H

nghìn ha tăng 0,87 nghìn ha so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho diện tích lúa của

tế

tỉnh Thừa Thiên Huế tăng là do phần đóng góp rất quan trọng của chính sách tận dụng
đất chưa sử dụng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phù hợp với đất trồng.

ĐVT

2008

in

Chỉ tiêu

h

Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế
2009

2010

-

-


-

-

Nghìn ha

50,85

53,10

53,97

Tạ/ ha

54,00

53,26

55,60

Nghìn Tấn

274,81

282,80

300,07

-


-

-

-

Diện tích

Nghìn ha

25,80

26,90

27,61

Năng suất

Tạ/ ha

54,90

55,39

56,70

Sản lượng

Nghìn Tấn


141,50

149,00

156,55

-

-

-

-

Diện tích

Nghìn ha

24,35

25,50

25,66

Năng suất

Tạ/ ha

54,30


51,96

51,20

Sản lượng

Nghìn Tấn

132,20

132,50

131,38

Diện tích
Năng suất

họ

Sản lượng

cK

Lúa cả năm

Đ
ại

Vụ Đông Xuân


Vụ Hè Thu

(Nguồn:Tổng cục thống kê tỉnh T.T.Huế)
Tuy diện tích gieo trồng lúa đang có dấu hiệu tăng dần qua các năm thì năng
suất lúa lại giảm vào năm 2009, cụ thể là năng suất lúa năm 2009 là 53,26 tạ/ha trong
khi năng suất của năm 2008 là 54,00 tạ /ha. Nguyên nhân của sự xa sút của năng suất
7


lúa là do lượng lúa tăng không tương xứng với lượng tăng thêm của diện tích gieo
trồng. Tình trạng này có thể giải thích bởi nhiều nguyên nhân như trình độ áp dụng
khoa học kỹ thuật của người dân vào khâu sản xuất lúa chưa cao, đặc biệt là thiên tai,
lũ lụt lại xảy ra liên miên ở năm 2009 khiến sản lượng lúa sụt giảm. Tuy nhiên tình
trạng đó đã nhanh chóng được người dân khắc phục nhanh vào năm 2010, điều đó
được thể hiện qua con số 55,60 tạ/ha, là năng suất lúa năm 2010 tăng 2,34 tạ/ha so với
năm 2009. Đó là bởi sự tăng nhanh vượt bật về sản lượng lúa năm 2010 là 300,07
nghìn tấn tăng 17,27 nghìn tấn so với năm 2009. Điều này chứng tỏ mảnh đất Thừa

uế

Thiên có lợi thế về trồng lúa tương xứng với điều kiện thuận lợi của về điều kiện tự
nhiên của tỉnh.

H

1.2.2. Tình hình sản xuất lúa tại huyện Quảng Điền giai đoạn 2008 - 2010

tế


Trong thời gian qua huyện Quảng Điền rất nỗ lực phát triển nông nghiệp, là một
trong ba chương trình kinh tế trọng điểm (nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và dịch

h

vụ). Và điều này thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Chỉ Tiêu

ĐVT
Ha

Năng Suất

Tạ/ha

Sản Lượng

Tấn

2008

2009

7233,00

7677,30

7971,33


1,06

1,04

58,40

58,30

56,38

1,00

0,97

42210,60 44771,80

44945,26

1,06

1,00

họ

cK

Diện Tích

in


Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Quảng Điền qua 3 năm 2008-2010
2010

2009/2008 2010/2009

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Điền)

Về diện tích, năm 2008 diện tích gieo trồng lúa đạt 7233,00 ha, đến năm 2009,

Đ
ại

diện tích trồng lúa đã là 7677,30 ha tức là đã tăng lên 444,30 ha so với năm 2008. Năm
2010, diện tích trồng lúa lại đạt 7971,33 ha tức là tăng 294,03 ha so với năm 2009.
Như vậy, ta thấy diện tích gieo trồng lúa của huyện Quảng Điền có sự biến động tương
đối ổn định qua 3 năm nghiên cứu.
Về năng suất, năm 2008 năng suất lúa đạt 58,40 tạ/ha. Năm 2009, năng suất lúa
đạt 58,30 tạ/ha giảm 0,10 tạ/ha so với năm 2008. Năm 2010, năng suất lúa đạt 56,38
tạ/ha tức là giảm đi 1,92 tạ/ha. Như vậy, ta thấy mặc dù năng suất ở ba năm từ năm
2008 đến năm 2010 đều giảm dần, tuy nhiên nó vẫn đạt ở vị trí cao hơn so với năng
suất trung bình của toàn tỉnh. Đây là một kết quả không mấy khả quan của ngành lúa
huyện Quảng Điền.

8


Về sản lượng, năm 2008 sản lượng lúa đạt 42210,60 tấn. Năm 2009, sản lượng
lúa của huyện đạt 44771,80 tấn tức là tăng lên 2561,20 tấn so với năm 2008. Năm
2010, sản lượng lúa lại tiếp tục tăng nhẹ đạt 44945,26 tấn, tức là tăng 173,46 tấn so với
năm 2009.

Như vậy so qua 3 năm nghiên cứu, sản lượng lúa của huyện Quảng Điền đều tăng
nhưng mức tăng lên không tương xứng với sự gia tăng của diện tích gieo trồng nên
năng suất qua từng năm giảm đi rõ rệt. Đó một phần rất đáng lưu ý trong định hướng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

phát triển nông nghiệp nói chung của huyện Quảng Điền.

9


CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC
NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG PHƯỚC, HUYỆN QUẢNG
ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý

uế

Quảng Phước là xã đồng bằng chiêm trũng ven phá Tam Giang ở cuối hạ lưu
sông Bồ, nằm về phía Đông Nam của huyện Quảng Điền, cách thành phố Huế 18 km

H

về phía Đông Bắc. Với tổng diện tích tự nhiên là 1.048 ha, chiếm 6,42% diện tích toàn
huyện. Toạ độ địa lý và ranh giới hành chính được giới hạn như sau: 16040’13’’ vĩ độ

tế

Bắc, 107021’58’’ kinh độ Đông, phía Nam giáp xã Quảng Thọ,phía Bắc giáp thị trấn
Sịa và vùng ven phá Tam Giang, phía Đông giáp xã Quảng An, và phía Tây giáp thị

in

h

trấn Sịa.
2.1.1.2. Đặc điểm thời tiết, khí hậu

cK

Khí hậu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật
và chế độ thuỷ văn trong lãnh thổ. Vì vậy khí hậu được xem là nhân tố sinh thái quan


họ

trọng và mang tính chất quyết định đến sự phân bố, phát triển cây trồng vật nuôi.
Quảng Phước nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung nên khí hậu thời
tiết gặp nhiều bất lợi, khí hậu trong năm phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ

Đ
ại

tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
* Nhiệt độ: Về mùa khô chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng. Về mùa

lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung
bình 24,80C. Tháng có nhiệt độ cao nhất: (tháng 6, tháng 7) 390C đến 440C.
Nhìn chung ở Quảng Phước có nền nhiệt độ tương đối cao và khá ổn định, nhiệt
độ trung bình năm là 24,80C do đó rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng
thuỷ sản.
* Mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau chiếm 78% lượng mưa
cả năm. Hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 11 trung bình có 20,7
đến 21,6 ngày có mưa trong tháng với lượng mưa trung bình 580,6 - 795,6 mm/tháng.
10


Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, các tháng ít mưa nhất trong năm là tháng 2,3
và tháng. Lượng mưa trung bình trong các tháng này là 47,1 đến 62,6 mm/tháng.
* Nắng: Số giờ nắng trung bình hàng năm: 1.893,6 giờ. Tháng có giờ nắng nhiều
nhất trong năm là tháng 7 (258,3 giờ) và tháng 5 (248,8 giờ). Tháng có ít giờ nắng nhất
trong năm là tháng 2 (77,5 giờ) và tháng 12 (75 giờ). Giai đoạn nắng cao nhất là tháng
4 đến tháng 9.
* Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí: Lượng bốc hơi trong năm trung bình

là 980 mm, trong đó thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 8 lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa

uế

khiến cây trồng dễ bị khô hạn vào đầu vụ hè thu. Ngược lại cuối vụ hè thu trở nên bấp

H

bênh, kém ổn định do hệ thống thuỷ lợi chưa được đảm bảo.

Độ ẩm không khí bình quân cả năm 83%, thời kỳ độ ẩm cao từ tháng 11 đến tháng 2

tế

năm sau (85 - 88%). Đây là thời kỳ có độ ẩm thuận lợi nhất cho canh tác, do vậy trong
thời kỳ này (vụ Đông Xuân) khả năng thâm canh tương đối đảm bảo cho năng suất cao,

in

2.1.1.3. Điều kiện thủy văn

h

ổn định và hầu như không bị ảnh hưởng của các yếu tố khô hạn và mưa bão.

cK

Nước là thành phần căn bản nhất tạo nên sự sống trên bề mặt trái đất, đặc biệt
trong sản xuất nông nghiệp. Đối với hệ thống cây trồng nước là yếu tố rất cần thiết vì
nó ảnh hưởng đến tính mùa vụ, năng suất và thậm chí ảnh hưởng đến việc phân bố cơ


họ

cấu cây trồng.

Xã Quảng Phước là xã có vùng đầm phá khá lớn nên các dòng sông đổ vào phá

Đ
ại

Tam Giang đều ảnh hưởng về thuỷ văn của xã, trong đó xã chịu chi phối nhiều nhất
bởi 2 con sông chính là sông Ô Lâu và sông Bồ.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Kinh tế
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của xã đã có sự chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ giảm dần tỷ trọng nông
nghiệp, tuy nhiên tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao.
- Nông nghiệp: Trong nhữn năm qua nông nghiệp của xã tăng khá toàn diện cả về
trồng trọt và về chăn nuôi, cơ cấu mùa vụ chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ giới
hóa và hướng tiến bộ KHKT được ứng dụng vào sản xuất.
11


+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9%.
+ Thu nhập bình quân đầu người đạt 8-9,5 triệu đồng/năm.
+ Sản lượng lương thực bình quân 4.455 tấn/năm.
+ Diện tích nuôi trồng 198 ha.
+ Bình quân lương thực đầu người 600 kg/năm
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: trên địa bàn xã hiện nay đã mở các lớp học
về kỹ thuật thêu ren , tạo việc làm cho người dân trong xã trong những lúc mùa vụ


thu nhập lại không ảnh hưởng đến công việc đồng án.

H

2.1.2.2. Văn hóa – xã hội

uế

nông nhàn, đây là những việc làm thêm, vừa giúp tiết kiệm thời gian rảnh rỗi, vừa tăng

- Văn hóa, Thôg tin, thể dục thể thao: trên địa bàn xã có 1242/1435 gia đình đạt

tế

gia đình văn hóa, có 8/8 Thôn được công nhận là Thôn văn hóa.

h

- Giáo dục – đào tạo: trên địa bàn xã có 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1

in

trường trung học cơ sở, 1 trường PTTH.

- Y tế, chăm sóc sức khỏe: trên địa bàn xã có 1 trung tâm y tế dự phòng, 1 trạm y

nhân dân trong xã.

cK


tế. Nằm ở trung tâm xã được trang bị đầy đủ thiết bị đáp ứng nhu cầu khám bệnh cho

- Chính sách xã hội: thực hiện tốt, đầy đủ các chính sách xã hội, chăm lo tới gia

họ

đình và các đối tượng chính sách xã hội như: gia đình thương binh liệt sĩ, hộ nghèo.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Đ
ại

Quảng Phước là một xã thuần nông với diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu, cây

lúa là cây trồng chủ đạo. Nguồn thu từ cây lúa là nguồn thu nhập chính cho 1176 hộ
gia đình tại địa phương với 7,2 sào bình quân trên hộ của toàn xã. Vì vậy, sản xuất như
thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất là công việc rất quan trọng trong việc nâng cao
thu nhập góp phần phát triển kinh tế xã hội nơi đây. Dưới đây là tình hình sản xuất lúa
của xã trong 3 năm từ 2008 – 2010.

12


Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở xã Quảng Phước qua 3 năm
2008-2010
So sánh
ĐVT
2008
2009

2010
2009/2008
2010/2009
+/%
+/%
Diện tích
Ha
456,03
441,85 423,71 -14,18 -3,11 -18,14 -4,11
Năng suất
Tạ/ha
66,00
66,12
70,08
0,12
0,18
3,96
5,99
Sản lượng
Tấn
3009,80 2921,51 2969,36 -88,29 -2,93
47,85
1,64
(Nguồn: Số liệu thống kê của UBND xã Quảng Phước)
Từ bảng số liệu 3, diện tích năm 2008 diện tích gieo trồng lúa đạt 456,03 ha, đến

uế

Năm
/ chỉ tiêu


năm 2009, diện tích trồng lúa còn 441,85 ha tức là đã giảm đi 14,18 ha hay giảm đi

H

3,11% so với năm 2008. Năm 2010, diện tích trồng lúa lại đạt 423,71 ha tức là giảm
18,14 ha so với năm 2009 hay đồng nghĩa với giảm 4,11% so với cùng kỳ năm ngoái.

tế

Như vậy, ta thấy diện tích gieo trồng lúa của huyện Quảng Điền có sự biến động theo
chiều hướng giảm dần qua 3 năm nghiên cứu.

h

Về năng suất, năm 2008 năng suất lúa đạt 66 tạ/ha. Năm 2009, năng suất lúa đạt

in

66,12 tạ/ha tăng 0,12 tạ/ha hay tăng 0,18% so với năm 2008 . Năm 2010, năng suất lúa

cK

đạt 70,08 tạ/ha tức là tăng lên 3,96 tạ/ha. Như vậy, ta thấy năng suất ở hai năm trước
đó là năm 2008 và năm 2009 luôn đạt cao so với năng suất của tỉnh và của cả nước.
Đến năm 2010, vừa qua thì năng suất lúa của huyện đã có sự tiến bộ rất lớn. Cụ thể ta

họ

thấy năng suất lúa của xã Quảng Phước năm 2010 đạt 70,08 tạ/ha hay tăng hơn cùng

kỳ năm 2009 đến 5,99%. Đây là một kết quả rất tốt của ngành lúa xã Quảng Phước.

Đ
ại

Về sản lượng, năm 2008 sản lượng lúa đạt 3009,80 tấn. Năm 2009, sản lượng lúa
của huyện chỉ đạt 2921,51 tấn tức là giảm đi 88,29 tấn hay giảm đi 2,93% so với năm
2008. Năm 2010, sản lượng lúa lại đạt 2969 tấn, tức là tăng 47,85 tấn so với năm 2009.
Như vậy so với hai năm trước đó, năm 2010, lúa của xã Quảng Phước được mùa nên
năng suất và sản lượng đều tăng cao rõ rệt mặc dù diện tích gieo trồng đã bị thu hẹp
dần. Đó một phần là do chủ trương, định hướng phát triển nông nghiệp nói chung, và
sự lãnh đạo của UBND xã Quảng Phước, phòng nông nghiệp huyện và chính quyền
địa phương các xã.

13


2.3. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÁC NHÓM HỘ ĐIỀU TRA.
2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra.
Lao động là nguồn lực sản xuất chính của nông hộ trong việc trồng lúa. Việc bố
trí, sử dụng lao động thích hợp ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa của người dân nói
riêng và tới thu nhập của các hộ nói chung. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới sự phân công
lao động xã hội và của chính các hộ.
Qua bảng số liệu 4 về nhân khẩu và lao động của các hộ ở hai thôn, nhìn chung
bình quân nhân khẩu/hộ là tương đối cao với 4,60 người. Trong đó bình quân nhân

uế

khẩu/hộ của thôn Thủ Lễ cao hơn với 5 người, và thôn Mai Dương đạt thấp hơn với
trung bình 4,2 người/hộ.


H

Bảng 4: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

ĐVT

Thôn

Thôn

Thủ Lễ

Mai Dương

BQC

h

Chỉ tiêu

tế

Nhóm hộ

15,00

15,00

15,00


Khẩu

75,00

63,00

69,00

Khẩu

5,00

4,20

4,60

4. Tổng số lao động

Lao động

43,00

34,00

38,50

5. Số lao động BQ/hộ

Lao động


2,87

2,27

2,57

6. Tuổi BQ chủ hộ

Tuổi

51,00

53,00

52,00

7. Trình độ văn hóa BQ chủ hộ

Lớp

11,00

10,80

10,90

Hộ

2. Tổng số nhân khẩu


Đ
ại

họ

cK

3. Số nhân khẩu BQ/hộ

in

1. Tổng số hộ

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2010)

Lao động bình quân mỗi hộ là 2,57 lao động. Trong đó vẫn là sự chênh lệch

tương ứng từ bình quân nhân khẩu/hộ của hai thôn. Cụ thể, nhóm hộ thôn Thủ Lễ có
lao động bình quân mỗi hộ là 2,87 lao động, nhóm hộ thôn Mai Dương đạt khoảng
2,27 lao động tính bình quân trên hộ. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do sự di
chuyển lao động của thôn Mai Dương lên thành thị mà cụ thể là thành phố Huế tăng
nên lượng nhân khẩu trên mỗi hộ giảm, chỉ còn nhiều người già và trẻ em chưa đến
tuổi lao động.
Độ tuổi và trình độ văn hóa của chủ hộ cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sản
xuất của các nông hộ. Theo kết quả điều tra ở bảng trên, thôn Thủ Lễ có độ tuổi trung
14


bình khoảng chừng 51 tuổi và trình độ văn hóa cũng tương đối cao trung bình học đến

lớp 11. Ngược lại nhóm hộ thôn Mai Dương có độ tuổi trung bình cao hơn với 53 tuổi
nhưng trình độ văn hóa lại thấp hơn, khoảng chừng lớp 10,80.
2.3.2. Tình hình đất đai.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp của người dân, là
thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, các cơ sở kinh
tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng.
Bảng 5: Tình hình đất đai của các hộ điều tra (tính bình quân/hộ) (ĐVT: sào)

uế

Thôn Thủ Thôn Mai

Chỉ tiêu

BQC

Dương

1. Tổng diện tích sử dụng

13,10

7,94

10,52

2. Đất nhà ở

1,17


0,92

1,05

3. Đất trồng lúa bình quân

11,93

3,20

7,57

4. Đất nuôi trồng thủy sản

-

3,82

-

0,76

1,57

1,41

2,78

tế


h
2,39

in

5. Đất trồng lúa BQ/khẩu

H

Lễ

cK

6. Đất trồng lúa BQ/lao động

4,16

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

Qua bảng số liệu 5, ta thấy tổng diện tích đất sử dụng bình quân các nhóm hộ là

họ

10,52 sào. Trong đó, tổng diện tích đất bình quân của nhóm hộ thôn Thủ Lễ là lớn nhất
với 13,10 sào, và thấp hơn là nhóm hộ thôn Mai Dương với 7,94 sào. Trong cơ cấu
tổng diện tích đất, diện tích đất trồng lúa bình quân chiếm tỷ lệ khá cao, với bình quân

Đ
ại


chung của các nhóm hộ chiếm 7,57 sào. Trong đó, diện tích đất trồng lúa ở nhóm hộ
thôn Thủ Lễ chiếm tới 11,93 sào, trong khi diện tích đất trồng lúa bình quân chung các
nhóm hộ thôn Mai Dương chỉ khoảng 3,20 sào. Như vậy, ta thấy đất của người dân nơi
đây chủ yếu là đất dùng trong sản xuất nông nghiệp đó là đất trồng lúa, đất trồng cây
khác hay hoa màu như ngô, sắn,...
Thôn Mai Dương ngoài việc trồng lúa, thôn còn có nuôi trồng thủy sản, ngành mà
thôn Thủ Lễ không có và việc nuôi trồng thủy sản được xem như ngành chủ lực của
Mai Dương. Và diện tích đất trung bình giành cho việc nuôi trồng thủy sản chiếm 3,82
sào/hộ. Trong khi trồng lúa là ngành chủ đạo của Thủ Lễ thì Mai Dương vừa trồng lúa

15


vừa nuôi trồng thủy sản. Đó là lý do tại sao tôi lại chọn điều tra tại 2 thôn này để điều
tra để đánh giá hiệu quả về sản xuất lúa.
Về giá trị tuyệt đối, diện tích đất trồng lúa bình quân của các hộ khá lớn với 7,57
sào, trong đó là nhóm hộ thôn Thủ Lễ với 11,93 sào, và nhóm hộ thôn Mai Dương với
3,20 sào; Sở dĩ thôn Thủ Lễ có diện tích trồng lúa bình quân lớn hơn hẳn so với Mai
Dương là bởi trồng lúa là ngành chủ đạo của thôn, ngoài ra diện tích đấu hoặc mượn
tính trung bình vào khoảng 4,20 sào. Bên cạnh đó, diện tích đất ao hồ, nuôi trồng thủy
sản tính bình quân của nhóm hộ thôn Mai Dương đạt 3,82 sào.

uế

Đất trồng lúa bình quân một lao động của các nhóm hộ đạt 2,78 sào. Trong đó,
nhóm hộ thôn Thủ Lễ đạt chỉ tiêu này cao hơn với bình quân một lao động sẽ sản xuất

H

4,16 sào lúa. Nhóm hộ thôn Mai Dương với bình quân một lao động sẽ sản xuất 1,41


tế

sào đất trồng lúa. Đất trồng lúa bình quân một nhân khẩu của các nhóm hộ là 1,57 sào.
Trong đó, cao nhất vẫn là nhóm hộ thôn Thủ Lễ với 2,39 sào trên một nhân khẩu, còn

h

lại là nhóm hộ thôn Mai Dương với 0,76 sào trên một nhân khẩu. Nguyên nhân là do

in

nhóm hộ thôn Mai Dương có ít lao động, lại có nhiều người già và trẻ em nên diện tích
đất trồng lúa bình quân một nhân khẩu đạt thấp hơn, và diện tích đất trồng lúa bình

cK

quân một lao động thì cũng vậy.

2.3.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra

họ

Công cụ, dụng cụ và tư liệu sản xuất là yếu tố nguồn lực rất quan trọng trong việc
trồng lúa của nguời nông dân. Nó gián tiếp ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng lúa và
cuối cùng là kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ. Dưới đây là tình hình

Đ
ại


trang bị công cụ, tư liệu lao động của các nông hộ sản xuất lúa được điều tra trên địa
bàn nghiên cứu.

Theo bảng số liệu 6 ta thấy bình quân chung về tư liệu sản xuất của mỗi hộ là

319,25 nghìn đồng/hộ .Tư liệu sản xuất mà các nông hộ sử dụng nhiều nhất là bình
phun thuốc và các loại công cụ nhỏ như cào, cuốc, trang…. Đây là những công cụ cơ
bản và chủ yếu , cần thiết trong sản xuất nên 100% các hộ đều đầu tư mua sắm.

16


Bảng 6: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất tính BQ/hộ của nhóm hộ điều tra
(Tính: BQ/hộ)
Thôn Thủ Lễ
Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

Thôn Mai Dương

Giá trị
(1000đ)

Số lượng

Giá trị
(1000đ)


BQC
Số lượng

Giá trị
(1000đ)

Bình

1,07

160,50

1,00

150,00

1,04

155,25

2.Dụng cụ nhỏ

Cái

7,60

-

5,40


-

6,50

-

- Liềm

Cái

2,60

52,00

2,07

41,40

2,34

46,70

- Cuốc

Cái

2,20

88,00


1,20

48,00

1,70

68,00

- Trang

Cái

1,40

28,00

1,00

20,00

1,20

24,00

- Dụng cụ gánh

Cái

1,40


28,00

1,13

22,60

1,27

25,30

1000 đ

-

356,50

-

282,00

-

319,25

H

tế

Tổng giá trị


uế

1.Bình phun

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

h

Đối với bình phun thuốc đây là dụng cụ chuyên dụng để phòng trừ sâu bệnh nên

in

hộ nào cũng có một cái giá trị từ 120.000đ đến 150.000đ. Đối với các dụng cụ khác

cK

như liềm, quốc, trang đây là dụng cụ thông dụng, giá trị thấp, thời gian sử dụng thường
là 1 năm, nên năm cũng mua và hộ nào cũng có từ 1 đến 2 cái giá trị mỗi cái từ 20.000
tới 40.000 đồng. Do điều kiện kinh tế của các nông hộ còn hạn hẹp nên đối với các tư

họ

liệu sản xuất có giá trị như máy cày, máy tuốt, máy bơm nước,… hầu hết là các hộ
không có khả năng đầu tư và chỉ thuê từ các dịch vụ của HTX hay tư nhân.

Đ
ại

Nói tóm lại, việc trang bị tư liệu lao động cho hoạt động sản xuất lúa của các

nhóm hộ còn thấp, chưa thể đáp ứng toàn bộ quá trình sản xuất. Vấn đề đặt ra trong
thời gian tới cần đầu tư thêm máy móc để tăng năng suất và hiệu quả lao động, đóng
góp cho nền nông nghiệp xã.
2.4. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ THÂM CANH CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA
2.4.1. Tình hình sử dụng giống lúa, phân bón và thuốc BVTV của các nhóm hộ
Trong sản xuất nông nghiệp giống là một đầu vào quan trọng bậc nhấc và không
thể thiếu được, ông cha ta đã có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, ngay
từ xa xưa ông cha ta đã nhận thức được vai trò quan trọng của giống là vậy đó. Về loại
giống sử dụng của nông hộ, theo lịch và sự bố trị hoạt động trong khâu xuống vụ nên
hầu hết các nông hộ đều sử dụng giống 4B cho vụ Đông Xuân và giống H5 cho vụ hè
17


thu, đây là do trong sự khác nhau về đặc tính thời gian giữa hai vụ, đồng thời là hệ quả
khi địa phương mang kiểu thời tiết và khí hậu đặc trưng, đồng thời là khu vực thấp
trũng gần với khu vực đầm Phá Tam Giang. Chính vì vậy vụ Đông Xuân có thể sử
dụng lúa dài ngày và 4B là một sự lựa chọn hợp lý đây là loại giống có phẩm chất tốt,
năng xuất tương đối cao, đối với vụ Hè Thu thì do thời điểm thu hoạch sẽ phải đối mặt
với nguy cơ từ lũ lội nên yêu cầu cần loại giống có thời gian ngắn hơn đồng thời phải
đáp ứng được khã năng chống chịu sâu bệnh tốt, bởi thời gian sinh trưởng và phát triển
của lúa trong vụ này trúng thời điểm hè đây là cơ hội để những loại dịch hại tấn công

uế

làm giảm năng xuất lúa, bởi vậy H5 là giống lúa thích hợp nhất cho vụ Hè Thu.
*Về giống: lượng giống sử dụng có xu hương tăng từ vụ ĐX đến vụ HT và

H

nguyên nhân chính như đã nêu trên, với vụ ĐX mức giống sử dụng là 7 Kg/Sào cho


tế

mỗi địa phường và ở đây ta tính mức giá đồng nhất tính cho mỗi kg lúa giống dù 4B
hay H5 cũng là 20.000đ/kg nên giá trị đầu tư cho giống sẽ tăng lên tương ứng như sự

h

thể hiện qua bảng. Và cũng như vụ ĐX, mức đầu tư về giống cho vụ Hè Thu cũng như

không thay đổi gì nhiều.

in

vậy nhưng thay vì 4B thì ta sử dụng giống lúa H5, mức giá cho mỗi kg lúa giống cũng

cK

*Về phân bón: tương tự như vậy cũng với phân Urê hay còn gọi là phân Đạm,
thường cũng có xu hương đầu tư nhiều hơn vụ Hè Thu so với vụ ĐX, và điều này cũng

họ

hoàn toàn phù hợp với nguyên nhân chúng ta đã đề cập ở phần trước, tuy nhiên có thể
thấy rõ hơn rằng những người nông dân ở Mai Dương đã chủ động bón nhiều phân
hơn vì họ ý thức được rằng mình canh tác ở khu vực kém thuận lợi hơn nhiều và

Đ
ại


khuynh hướng tăng lượng bón từ vụ ĐX sang vụ HT cũng đúng với phân Kali.
Trong khuôn khổ phân tích ở mục này ta chỉ đề cập đến sự khác nhau về mức độ

đầu tư phân bón giữa các vụ và hai khu vực tương ứng với hai Thôn có sự khác nhau
về điều kiện thủy lợi và địa hình.
*Đối với thuốc BVTV: Nông hộ thường phun thuốc định kỳ theo sự hướng dẫn
của cán bộ khuyến nông, khi nhận được chỉ thị thông báo về việc phun trị sâu, rầy cho
lúa thì người dân đồng loạt sử dụng, tuy nhiên các loại thuốc mà người dân sử dụng thì
khác nhau và vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm truyền thống hay sự hiểu biết không
đầy đủ về chức năng của các loại thuốc.

18


Bảng 7: Tình hình sử dụng giống, phân bón và thuốc BVTV của các hộ điều tra
(Tính: BQ/sào)
BQC

Đông
Xuân

Hè Thu

Đông
Xuân

Hè Thu

Đông
Xuân


Hè Thu

1. Giống
- Lượng giống
- Chi phí

Kg
1000đ

7,00
140,00

7,00
133,00

7,00
140,00

7,00
133,00

7,00
140,00

7,00
133,00

2. Phân chuồng
- Lượng giống

- Chi phí
3. Đạm

Kg
1000đ
-

130,00
65,00
-

100,00
50,00
-

130,00
65,00
-

120,00
60,00
-

130,00
65,00
-

110,00
55,00
-


- Lượng bón
- Chi phí
4. Lân
- Lượng bón
- Chi phí
5. Kali

Kg
1000đ
-

5,80
58,00
-

6,01
60,10
-

5,90
59,00
-

6,00
60,00
-

5,85
58,50

-

6,01
60,05
-

Kg
1000đ
-

20,00
400,00
-

20,56
411,20
-

21,52
430,40
-

22,00
440,00
-

20,76
415,20
-


21,28
425,60
-

- Lượng bón
- Chi phí
6. Vôi

Kg
1000đ
-

7,00
105,00
-

7,24
108,60
-

7,10
106,50
-

7,30
109,50
-

7,05
105,75

-

7,27
109,05
-

- Lượng bón
- Chi phí

Kg
1000đ

25,60
38,40

27,20
40,80

26,50
39,75

30,00
45,00

26,05
39,08

28,60
42,90


-

-

-

-

-

-

-

Chai
1000đ
-

0,50
12,50
818,90

0,50
12,50
816,20

0,50
12,50
853,15


0,50
12,50
860,00

0,50
12,50
836,03

0,50
12,50
838,10

tế

h

in

họ

Đ
ại

7.Thuốc BVTV
- Số lượng
- Chi phí
Tổng

uế


ĐVT

cK

Chỉ tiêu

Thôn Mai Dương

H

Thôn Thủ Lễ

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
2.4.2. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và

hiệu quả sản xuất. Để nâng cao hiệu quả kinh tế thì cần phải tối đa hóa doanh thu và
tối thiểu hóa chi phí. Việc đầu tư các khoản chi phí phải được tính toán hợp lí nhằm
đưa lại kết quả tốt nhất. Và phải biết đầu tư vào những khoản mục phí nào để nâng cao
năng suất cây lúa đồng thời đảm bảo được chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó việc cắt
giảm những chi phí không hợp lí là điều cần thiết nhằm vừa đảm bảo hiệu quả trong
quá trình sản xuất vừa tránh lãng phí tiền vốn và lao động.

19


Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất trồng lúa nói riêng, tổng chi
phí bao gồm chi phí trung gian và chi phi công lao động gia đình. Chi phí trung gian
để tạo ra lúa gạo sản phẩm hàng hoá là nhân tố rất quan trọng quyết định đến đến kết
quả và hiệu quả trồng lúa của người dân. Vì vậy nó cần được tính toán hết sức hợp lý

khi sử dụng để cho năng suất lúa đạt cao nhất có thể.
Phân chuồng là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất lúa nhưng nó không được
giao bán, trao đổi chính thức trên thị trường, và vì thế nó không có giá xác định. Cho
nên chỉ tiêu chi phí về phân chuồng, tôi sẽ không đưa vào tính trong chi phí trung gian

uế

sản xuất lúa.

Nhìn vào bảng số liệu 8, ta thấy tổng chi phí đầu tư bình quân một sào lúa vụ Đông

H

Xuân là 1331,31 nghìn đồng. Trong đó chi phí trung gian chiếm tỷ lệ lớn nhất với 81,47%

tế

tương ứng với 1084,63 nghìn đồng, còn lại là lao động gia đình quy ra tiền chiếm 18,53%
tương ứng 246,68 nghìn đồng. Trong cơ cấu chi phí trung gian ta thấy: chi phí thuê ngoài

h

là khoản chi lớn thứ hai với 254,68 nghìn đồng chiếm 23,47% trong chi phí trung gian,

in

trong đó chi phí thuê máy chiếm tỷ lệ cao nhất với 57,17% toàn bộ chi phí thuê ngoài.
Mức chi phí lớn nhất trong chi phí trung gian là chi phí phân bón chiếm 53,,42% tương

cK


ứng với 579,45 nghìn đồng. Chi phí thuốc BVTV được xem là thấp nhất với 1,15% hay
chỉ 12.500đ/sào và giống chiếm 12,91%, tương ứng với 140 nghìn đồng. Nhìn chung tùy

họ

thuộc vào tình hình sản xuất của mỗi hộ mà chi phí trung gian cũng như tỷ trọng của từng
loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất có sự khác nhau.
Qua bảng số liệu 8 ta thấy có sự chênh lệch về tổng chi phí giữa hai nhóm hộ.

Đ
ại

Tổng chi phí của nhóm hộ thôn Thủ Lễ là 1300,35 nghìn đồng thấp hơn nhóm hộ thôn
Mai Dương là 61,91 nghìn đồng/sào hay thấp hơn 4,54%, điều này chứng tỏ có sự
chuyên môn hóa trong sản xuất lúa của các hộ ở thôn Thủ Lễ. Điều này cũng dễ hiểu
các nhóm hộ thôn này gieo trồng với diện tích lớn hơn, thu nhập chủ yếu phụ thuộc
vào việc sản xuất lúa nên có sự đầu tư thích đáng và hợp lí.
Xét về cơ cấu chi phí trung gian ta thấy, về chi phí giống, nhóm hộ thôn Thủ Lễ
cũng như là Mai Dương, chi phí bỏ ra điều là 140 nghìn đồng/sào, chiếm 13,52% đối
với Thủ Lễ và 12,35% đối với Mai Dương. Sở dĩ có điều này là vì cả hai thôn đều nằm
cùng một xã nên nơi cung cấp giống và kỹ thuật trồng đều như nhau. Tiếp đến là chi
phí phân bón, ta thấy chi phí phân bón của các nhóm hộ thôn Thủ Lễ là 563 nghìn

20


đồng/sào chiếm 54,38% chi phí trung gian, khi đó chi phí phân bón ở Mai Dương là
595,90 nghìn đồng/sào chiếm 52,55% chi phí trung gian. Như vậy chi phí phân bón ở
vụ Đông Xuân của nhóm hộ Thủ Lễ thấp hơn nhóm hộ Mai Dương là 32,90 nghìn

đồng/sào tức thấp hơn 5,52%. Điều này là do chất đất ở vùng Thủ Lễ màu mỡ hơn
vùng Mai Dương nên đầu tư phân bón ít hơn. Tuy nhiên, yếu tố đất đai không thể
quyết định tất cả, nhờ sự quan tâm đầu tư đúng mức nên cũng như hệ thống giao thông
thủy lợi ở vùng cao thuận lợi hơn nên bà con nông dân ở đây dễ dàng hơn trong khâu
canh tác. Đối với vùng thấp địa hình thấp trũng gần đầm phá như Mai Dương, mặc dù

uế

đất đai màu mỡ hơn nhưng thường bị ngập úng nên lúa dễ chết khi gieo. Về thuốc
BVTV, nhóm hộ thôn Thủ Lễ cũng như Mai Dương đầu tư 12,50 nghìn đồng/sào

H

chiếm 1,21% đối với Thủ Lễ và 1,10% đối với Mai Dương trong tổng chi phí trung

tế

gian. Qua đó nói lên rằng các nhóm hộ đều có trình độ hiểu biết về các biện pháp
phòng trừ sâu hại và dịch bệnh do cùng tham gia lớp tập huấn.

h

Khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc áp dụng máy móc vào sản xuất là điều tất

in

yếu. Ở xã, các khâu trong hoạt động sản xuất lúa đều thông qua thuê tư nhân hay
HTX, chính vì thế mà lượng vốn bỏ ra cho các khoản chi phí này chiếm tỷ lệ lớn nhất

cK


trong chi phí trung gian. Trong 30 hộ tôi điều tra thì 100% số hộ đều thuê các khoản
chi phí làm đất, thủy lợi và tuốt lúa cũng như các khoản hoạt động do ban quản trị

họ

HTX ban hành.

Chi phí trang bị tư liệu sản xuất sbình quân trên sào thôn Thủ Lễ là 29,88 nghìn
đồng, chiếm 2,89% chi phí trung gian. Thôn Mai Dương do có diện tích đất trồng lúa

Đ
ại

thấp hơn nên chi phí cho công cụ sản xuất tính bình quân trên sào cao hơn đáng kể, cụ
thể là 88,13 nghìn đồng, tức cao hơn so với thôn Thủ Lễ là 66,10%.
Để có được lúa thu hoạch về nhà cần phải có các chi phí công lao động về cày

bừa, làm đất, chi phí tuốt lúa, cấy, gặt. Đây là các loại chi phí dịch vụ mà các nhóm hộ
phải chịu, và thường nó có giá chung cho toàn xã. Nếu lao động thuê ngoài thì ta tính
vào chi phí thuê ngoài. Và nếu đây là công lao động của gia đình thì khoảng chi phí đó
được tính vào chi phí tự có, hay không dược tính vào chi phí trung gian. Chi phí lao
động gia đình của thôn Thủ Lễ là 265,03 nghìn đồng/sào cao hơn Mai Dương là 36,70
nghìn đồng/sào. Qua đó ta thấy sự đầu tư chăm sóc nhiều hơn từ thôn Thủ Lễ.

21


Cũng như vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu chi phí trung gian chiếm tỷ lệ cao nhất
trong tổng chi phí, bình quân là 1089,10 nghìn đồng/ha tương ứng chiếm 81,53% tổng

chi phí sản xuất. Với trong từng loại chi phí thì không có gì khác biệt so với vụ Đông
Xuân.
Khi tiến hành so sánh chi phí đầu tư giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ta thấy
tổng chi phí đầu tư bình quân cho vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân. Cụ thể là tổng
bình quân chi phí đầu tư bình cho vụ Đông Xuân năm 2010 là 1331,31 nghìn
đồng/sào, còn ở vụ Hè Thu là 1435,78 nghìn đồng/ha. Điều này cũng dễ hiểu vì vụ Hè

uế

Thu thời tiết thường khắc nghiệt hơn so với vụ Đông Xuân, đầu vụ thường chịu nắng,

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

bón cũng như các khoản chi phí khác cũng cao hơn.

H

cuối vụ thường ngập úng và nhiệt độ trung bình hằng ngày cao hơn, vì vậy lượng phân


22


cK

in

h

tế

Thôn Mai Dương
1000đ
(%)
1133,93
83,24
140,00
12,35
595,90
52,55
39,75
3,51
12,50
1,10
22,72
257,65
148,61
115,92
32,69


109,04
88,13
228,33
1362,26

57,68
78,00
22,00
42,32

7,77
16,76
100,00

TL/MD
BQC
1000đ
(%)
1000đ
(%)
-98,61
-8,70
1084,63
81,47
0,00
0,00
140,00
12,91
-32,90
-5,52

579,45
53,42
-1,35
-3,40
39,08
3,60
0,00
0,00
12,50
1,15
-6,11
-2,37
254,60
23,47
-6,11
-4,11
145,56
57,17
-4,77
-4,11
113,54
78,00
-1,34
-4,10
32,02
22,00
0,00
0,00
109,04
42,83

-58,25 -66,10
59,01
5,44
36,70
16,07
246,68
18,53
-61,91
-4,54
1331,31 100,00
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2010)

Đ

ại

1. Chi phí trung gian
- Giống
- Phân bón
- Vôi
- Thuốc BVTV
- Chi phí thuê ngoài
+ Chi phí Thuê máy
. Làm đất
. Tuốt lúa
+ Thủy lợi phí
- Chi phí trang bị TLSX
2. LĐGĐ quy ra tiền
Tổng chi phí


Thôn Thủ Lễ
1000đ
(%)
1035,32
79,62
140,00
13,52
563,00
54,38
38,40
3,71
12,50
1,21
24,30
251,54
142,50
56,65
78,00
111,15
22,00
31,35
43,35
109,04
29,88
2,89
265,03
20,38
1300,35 100,00

họ


Chỉ tiêu

(Tính: BQ/sào)

H

uế

Bảng 8: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Đông Xuân của các nhóm hộ điều tra năm 2010

23


56,09
78,00
22,00

109,04
29,88
265,03
1308,37

43,91
2,86
20,26
100,00

h


137,69
107,40
30,29
109,04

55,81
78,00
22,00
44,19

88,13
228,33
1363,19

7,77
16,75
100,00

Đ

ại

TL/MD
BQC
1000đ
(%)
1000đ
(%)
-91,52 -8,06 1089,10
81,53

0,00
0,00
133,00
12,21
-29,60 -4,86
594,70
54,60
-5,25 -11,67
42,38
3,89
0,00
0,00
12,50
1,15
1,58
0,64
247,52
22,73
1,58
1,15
138,48
55,95
1,23
1,15
108,02
78,00
0,35
1,16
30,47
22,00

0,00
0,00
109,04
44,05
-58,25 -66,10
59,01
5,42
36,70 16,07
246,68
18,47
-54,82 -4,02 1335,78 100,00
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2010)

tế

Thôn Mai Dương
1000đ
(%)
1134,86
83,25
133,00
11,72
609,50
53,71
45,00
3,97
12,50
1,10
21,74
246,73


in

139,27
108,63
30,64

họ

1. Chi phí trung gian
- Giống
- Phân bón
- Vôi
- Thuốc BVTV
- Chi phí thuê ngoài
+ Chi phí Thuê máy
. Làm đất
. Tuốt lúa
+ Thủy lợi phí
- Chi phí trang bị TLSX
2. LĐGĐ quy ra tiền
Tổng chi phí

Thôn Thủ Lễ
1000đ
(%)
1043,34
79,74
133,00
12,75

579,90
55,58
39,75
3,81
12,50
1,20
23,80
248,31

cK

Chỉ tiêu

(Tính: BQ/sào)

H

uế

Bảng 9: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Hè Thu của các nhóm hộ điều tra năm 2010

24


2.5. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG
PHƯỚC
2.5.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các nông hộ điều tra
Từ khâu chọn giống đến việc bón phân đúng quy trình kĩ thuật, sử dụng thuốc
BVTV hợp lí cũng như các khoản thuê ngoài đều không nằm ngoài mục đích nâng cao
năng suất. Bởi vậy, năng suất là mục đích hướng đến của người trồng lúa, nó thể hiện sự

bội thu hay thất thu của vụ mùa. Để thấy rõ hơn về tình hình này ta đi vào phân tích bảng
10.

uế

Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các nhóm hộ điều tra
Nhóm hộ
Thôn Thủ Lễ
Vụ ĐX

Vụ HT

Sào

11,93

11,93

2. Năng suất

Tạ/sào

3,50

3,00

3. Sản lượng

Tạ


41,77

35,80

Vụ ĐX

Vụ HT

in

BQC

Vụ ĐX

Vụ HT

3,20

3,20

7,57

7,57

3,50

3,00

3,50


3,00

9,60

26,49

22,70

h

1. Diện tích

Thôn Mai Dương

H

ĐVT

tế

Chỉ tiêu

11,20

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

cK

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các chỉ tiêu trên của nhóm hộ vùng cao đều cao hơn
nhóm hộ vùng thấp. Về diện tích gieo trồng, chỉ tiêu này trong hai vụ Đông Xuân và


họ

Hè Thu đều như nhau. Diện tích bình quân của ruộng thôn Thủ Lễ là 11,93 sào/hộ
trong khi diện tích bình quân ruộng vùng thấp là 3,20 sào/hộ thấp hơn 8,73 sào/hộ. Sự
chênh lệch diện tích này là do sự chuyên canh về cây lúa của thôn Thủ Lễ, còn Mai

Đ
ại

Dương ngoài trồng lúa còn có nuôi trồng thủy sản. Về năng suất, hai nhóm hộ như
nhau đều đạt 3,50 tạ/sào vào vụ Đông Xuân và đạt 3 tạ/sào vào vụ Hè Thu. Như vậy
năng suất của nhóm hộ vùng cao cao hơn vùng thấp tương ứng 2,9 tạ/ha vào vụ Đông
Xuân và 2,6 tạ/ha vào vụ Hè Thu. So sánh giữa hai vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu, năng
suất bình quân chung là 3,5 tạ/sào vào vụ Đông Xuân và 3 tạ/sào vào vụ Hè Thu.
Nguyên nhân là do vụ Đông Xuân có điều kiện thuận lợi hơn, thời tiết lại ấm áp còn
vụ Hè Thu thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh thường phát triển làm thiệt hại không
nhỏ đến năng suất.
Năng suất như nhau, sự chênh lệch về diện tích dẫn đến sự khác biệt về sản
lượng. Do vậy sản lượng của nhóm hộ thôn Thủ Lễ cao hơn thôn Mai Dương, cũng

25


×