A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu
học nhằm: “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng
đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ và kỹ năng cơ bản để học tiếp lên trung học và đi
sâu vào cuộc sống lao động”.
Tiếng Việt là môn học công cụ mà trong đó tập đọc đóng vai trò khởi đầu. Đọc
giúp học sinh có khả năng hiểu biết, tiếp thu được nền văn minh của loài người.
Nhờ biết đọc các em mới có điều kiện để học và tiếp thu các môn học khác. Thông
qua môn Tập đọc học sinh mới có công cụ để học tập và giao tiếp; đọc không
những giúp học sinh phát triển tư duy mà còn bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp
góp phần phát triển nhân cách toàn diện - nhân cách con người mới xã hội chủ
nghĩa. Trên cơ sở đọc tốt, học sinh mới có thể viết tốt, thực hành tốt các hoạt động
của các môn học khác, góp phần hình thành và phát triển 5 mặt giáo dục. Nói cách
khác để đạt được mục đích giáo dục trong trường tiểu học, yêu cầu quan trọng đầu
tiên của học sinh là đọc tốt.
Thực tế trong dạy học tập đọc hiện nay cho thấy tìm hiểu cách thức để rèn
luyện khả năng đọc là cơ bản và cần thiết. Cụ thể đối với học sinh lớp 2, phân môn
Tập đọc cần đạt hai kỹ năng cơ bản đó là :Kỹ năng đọc đúng và kỹ năng đọc hiểu.
Đọc đúng giúp cho học sinh bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, giúp các em có
thể tự học. Đọc hay, đọc tốt các em sẽ thích đọc, từ đó các em tích lũy cho mình
một vốn từ ngữ. Các em không những hiểu được từ mà còn học cách sử dụng các từ
ngữ đã biết để viết đoạn văn và trình bày tư tưởng tình cảm của mình. Vốn đó sẽ
được nâng dần và làm phong phú khi học lên các lớp trên.
Với kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 2-3 tại trường, tôi thấy:
Đối với học sinh lớp 2 Miền núi vùng khó khăn như Tân Bình- Như Xuân, để dạy
cho các em đọc một cách trôi chảy, rõ ràng là cả một vấn đề hết sức khó khăn và
phức tạp chứ chưa nói đến đọc diễn cảm. Mặt dù ở lớp 1 các em được tiếp thu với 4
kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mà chủ yếu là đọc, viết. Song kết quả khi học môn
Tiếng Việt rất thấp. Học sinh còn đánh vần ê-a, ngắc ngứ trong quá trình đọc. Đây
là vấn đề mà tôi băn khoăn, trăn trở.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng
1
trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơn trong văn bản thơ,
cũng như văn bản văn xuôi, làm thế nào để giúp các em đọc tốt đây? Xuất phát từ
những yêu cầu, lý do trên tôi xin đề xuất “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp
2 đọc tốt”. mà bản thân đã vận dụng vào công tác giảng dạy ở trường TH&THCS
Tân Bình- Như Xuân.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Tập đọc là phân môn thực hành vì vậy nhiệm vụ của nó là hình thành kỹ năng
đọc cho học sinh. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh. Dạy đọc
giáo dục lòng ham đọc sách cho học sinh, giúp cho các em thấy được đây chính là
con đường để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ phát triển. Tập đọc góp phần làm
giàu vốn kiến thức ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu cái thiện và cái đẹp,
dạy cho các em cách tư duy có hình ảnh.
Đối với học sinh lớp 2 việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng bởi
mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu Tiếng
Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm
thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện
nay, ở trường tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được
chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do học sinh của chúng ta đọc và nói
chưa tốt, cũng là lý do khiến cho nhiều trường hợp học sinh không hiểu đúng văn
bản được đọc. Để khắc phục được những lỗi nêu trên, sáng kiến của tôi mục đích
đưa ra một số kinh nghiệm để giúp học sinh đọc đúng được văn bản và đọc đúng
ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng nhằm nâng cao chất lượng đọc của
học sinh lớp 2..
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC TẬP ĐỌC LỚP 2.
1.Thực trạng của giáo viên:
Được dự các tiết tập đọc chuyên đề của trường nói chung và của tổ nói riêng,
tôi nhận thấy phần lớn giáo viên đều đầu tư vào công tác soạn giảng cũng như
chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy. Phương pháp và hình thức dạy học có đổi mới, phù
hợp với đặc trưng môn học. Giáo viên có chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh, song
do thời gian bị hạn chế nên việc sửa lỗi do chỉ được thực hiện lướt qua khi luyện
đọc từ hoặc câu giáo viên thường chỉ cho học sinh luyện những từ và câu mà sách
2
giáo khoa yêu cầu chứ chưa chọn lọc ra những từ hoặc câu mà học sinh của mình
hay nhầm lẫn.
Khi dạy một tiết Tập đọc, nhiều giáo viên chưa thực sự chú ý rèn đọc cho học
sinh khi học sinh đọc sai. Số ít giáo viên chưa chú ý tới việc luyện cách đọc một
câu văn dài, học sinh đọc còn gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, số ít giáo viên chưa chú ý cho học sinh cách đọc đúng nhịp điệu
thơ, đọc ngắc ngứ những câu văn dài. Trong khi tìm hiểu nội dung bài, một số giáo
viên dành nhiều thời gian để giảng giải, đàm thoại (thầy hỏi – trò suy nghĩ, sau đó
gọi 1 – 2 em lên trả lời). Vì vậy, giáo viên chưa kiểm soát được số đông học sinh
trong lớp và dành nhiều thời gian hợp lý cho các em hoạt động tự tìm kiếm, lĩnh
hội kiến thức theo khả năng của mình.
Trong giờ tập đọc giáo viên còn làm mẫu nhiều mà chưa để các em tự phát
hiện ra cách đọc. Nhất là khi có người dự giờ thì giáo viên còn ít chú ý đến học
sinh yếu vì đối tượng này thường đọc chậm, làm mất thời gian, làm giảm tiến độ
của tiết dạy.
2. Thực trạng của học sinh:
Qua điều tra thực tế việc đọc của học sinh, tôi thấy thực trạng của học sinh
lớp tôi có ưu nhược điểm sau đây:
Phần đa học sinh trong lớp chăm ngoan, biết nghe lời, có đủ SGK 2 môn Toán
và Tiếng Việt. Đọc thông được văn bản và trả lời được câu hỏi trong sách giáo
khoa.
Bên cạnh đó còn một số học sinh ngồi học không đúng tư thế, cầm sách đọc
tuỳ tiện, mắt nhìn quá gần với sách. Phần đa là học sinh dân tộc thiểu số nên các
em chưa mạnh dạn trước đông người, đọc và trả lời câu hỏi lí nhí không đủ để học
sinh trong lớp nghe.
Do tập tục địa phương nên các em rất hay đọc ngọng phụ âm ( l/n, r/d ,ch/tr,
s/x), một số em thuộc dân Hoằng Thanh- Hoàng Hoá định cư lên lại đọc sai các
tiếng có âm đôi (iê, uô, ươ) và ngọng về dấu hỏi – ngã. Một số em khi được gọi đọc
bài còn mắc nhiều lỗi phát âm, trả lời không đủ câu, đọc kéo dài
Một số học sinh yếu vừa đọc vừa đánh vần, số đông học sinh khác đọc trôi
chảy song chưa biết nhấn mạnh ở các từ ngữ cần chú ý cũng như cách ngắt nghỉ
đúng dấu câu.
Ví dụ: Chỗ ngừng giọng giữa chủ ngữ và vị ngữ, giữa động từ và bổ ngữ. Đó
3
là chưa kể trong thơ, hầu như người ta đã bỏ các dấu câu, nhiều bài văn xuôi tác giả
không dùng các dấu phẩy như yêu cầu của giáo viên. Đây là nguyên nhân dẫn đến
học sinh không đọc đúng chỗ ngắt giọng ở những câu dài có cấu trúc ngữ pháp
phức tạp.
Tôi thực hiện khảo sát tiết tập đọc thu được kết quả như sau:
Lớp 2A
Học sinh đọc đúng
văn bản ( lưu loát)
Số HS
25 em
Tỷ lệ
HS đọc ngọng, phát
âm không chuẩn
Số HS
TL
HS đọc còn đánh vần,
ê a, ngắc ngứ
Số HS
T
L
10
40 %
8
32%
7
28%
Từ thực trạng nêu trên để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm
thực tế của học sinh. Tôi đã vận dụng những kinh nghiệm của bản thân vào công
tác giảng dạy để nâng cao hiệu quả của việc đọc ở lớp 2 như sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1. Giúp học sinh chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc đọc.
Trước hết Tôi hướng dẫn học sinh cách ngồi đọc sao cho đúng tư thế. Khi ngồi
đọc cần phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong khoảng
30-35 cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi, học sinh phải
bình tĩnh, tự tin, không vội vàng đọc ngay.
Học sinh cần đọc to, rõ ràng. Khi đọc thành tiếng, học sinh có thể đọc cho
mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai. Đọc cùng với phát biểu trong lớp là hai
hình thức giao tiếp trước đám đông đầu tiên của các em nên giáo viên phải coi
trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo sự thành công, tạo cho các em sự tự tin cần thiết.
Khi đọc thành tiếng, giáo viên cần cho các em hiểu rằng các em đọc không phải chỉ
cho mình cô giáo mà để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn để cho tất
cả những người này nghe rõ. Nhưng như thế không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào
lên, hay đọc quá nhanh
Tôi cho học sinh đứng trên bảng để đối diện với những người nghe. Tư thế
đứng đọc phải vừa đàng hoàng, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm
bằng hai tay.
2. Giáo viên đọc mẫu.
Bài đọc mẫu của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, chính xác, đọc
rõ ràng, trôi chảy và diễn cảm với từng văn bản. Biết hướng dẫn học sinh về cách
4
đọc, sử dụng các biện pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh trong hoạt động và rèn luyện kỹ năng đọc, đọc thành
tiếng, đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài, tham gia các trò chơi luyện đọc…
Để phát triển kỹ năng đọc cho học sinh, tôi chú trọng cách đọc mẫu làm thế
nào cho hấp dẫn, lôi cuốn được các em bắt trước cách đọc diễn cảm.
Ví dụ: Khi dạy bài “Bà cháu”
Đọc mẫu giọng to, rõ ràng, thong thả và phân biệt được giọng đọc ở các nhân
vật như:
+ Người dẫn chuyện: đọc thong thả, chậm rãi.
+ Giọng cô tiên: trầm ấm, hiền từ và nhấn giọng ở các từ “ gieo hạt đào, giàu
sang, sung sướng”
+ Giọng hai anh em: cảm động tha thiết và nhấn giọng ở các từ và cụm từ
“nhớ bà, xin bà sống lại”.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Đàn gà mới nở”
Toàn bài thơ đọc với giọng âu yếm, hồn nhiên, vui tươi và chú ý thay đổi
giọng từng khổ thơ.
+ Khổ thơ 1: giọng đọc trải dài, dịu dàng, vui tươi khi tả đàn gà con đáng yêu.
+ Khổ thơ 2: nhịp đọc dồn dập hơn khi tả sự nguy hiểm, cả đàn gà con phải
núp vào đôi cánh của gà mẹ.
+ Khổ thơ 3: trở lại nhịp đọc khoan thai vì nguy hiểm đã qua đi.
+ Khổ thơ 4-5: nhịp đọc trải dài tả vẻ đẹp của đàn gà con.
3. Hướng dẫn luyện đọc đúng:
- Đọc đúng là tái hiện âm thanh bài học cần đọc chính xác, không đọc thừa,
thiếu; sót âm, vần. Đọc đúng phải thể hiện ngữ âm chuẩn để hệ thống ngữ âm tiếng
mẹ đẻ không bị lẫn lộn.
- Đọc đúng còn có nghĩa là đọc đúng ngữ điệu, tiết tấu, ngắt nghỉ hơi đúng, thay
đổi giọng đọc phù hợp với bài đọc.
- Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh đọc đúng âm vị Tiếng Việt.
3.1: Luyện đọc đúng từ ngữ:
Phần này gồm đọc mẫu của giáo viên và hướng dẫn học sinh đọc. Vì thế giáo
viên cần đọc mẫu thật chuẩn, thể hiện đúng hệ thống chính âm. Trong quá trình
chuẩn bị bài dạy giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài dạy, chuẩn bị tốt các bước lên lớp,
5
có sự phối hợp nhịp nhàng giữa việc làm của giáo viên và học sinh. Đồng thời giáo
viên phải dự tính cụ thể lỗi của bài hôm đó mà học sinh hay mắc để tìm cách khắc
phục cho các em trong giờ học. Đặc biệt với học sinh dân tộc không để hệ thống
ngữ âm tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng tiêu cực đến phát âm tiếng việt.
Phần luyện đọc tiếng, từ, cụm từ tôi luyện đọc cho học sinh sau phần giáo viên
đọc mẫu lần một - học sinh đọc nối tiếp từng câu, sau đó giáo viên rút ra từ khó mà
học sinh dễ sai để luyện đọc.
Khi luyện đọc từ ngữ, tôi gọi nhiều học sinh yếu đọc. Đồng thời nếu em đọc
còn chậm, nhận diện vần còn lâu thì tôi yêu cầu em phân tích từng tiếng một. Tuy
nhiên để giúp các em yếu đọc tốt tôi cũng cần gọi một vài em giỏi đọc trước vì các
em này đọc to, chính xác nên các em yếu sẽ bắt trước mà đọc tốt hơn. Tuy vậy,
cũng cần chỉ các từ không theo thứ tự để tránh các em yếu “đọc vẹt”. Sau khi học
sinh đọc được từ, tôi kết hợp giảng nghĩa của từ luôn, có thể bằng tranh, ảnh, vật
thật để giúp các em đọc hiểu được nghĩa của từ mà đọc được đúng hơn. Cần tăng
cường cho các em nhận xét nhau đọc, đúng hay sai, nếu sai thì ở đâu, các em có thể
tự sửa lại cho bạn. Nếu học sinh không làm được việc đó, tôi kịp thời uốn nắn sửa
sai ngay cho các em. Nhất thiết phải có khen chê kịp thời. Sau đó cả lớp sẽ đọc
đồng thanh thứ tự các từ khó
* Về luyện đọc âm đầu:
Ví dụ: “ lo lắng” đọc sai là “ no nắng”; “ cá rô” đọc sainlà “ cá dô”; “ trời
mưa” đọc sai là : “chời mưa”; “ sung sướng” đọc sai là “ xung xướng”
Khi đọc sai các lỗi này tôi ghi ngay từ học sinh đọc sai lên bảng sau đó tôi đọc
thật chuẩn các tiếng, từ đó rồi gọi một số em đọc tốt đọc lại, sau đó gọi từng em
đọc sai đọc lại từ đó nhiều lần.
Tôi hướng dẫn cách phát âm “s”; “x” như sau:
+ Âm “sờ”: lưỡi cong lên chạm lợi hơi đi ra phía trên hai bên lưỡi.
+ Âm “xờ”: đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra cả miệng lẫn lưỡi.
* Về luyện đọc đúng vần
Ví dụ: khi đọc học sinh hay đọc sai như: “ nghề nghiệp” đọc là “ nghề nghịp”;
“thiệp mời” đọc là “ thịp mời” ; “ hiểu biết” đọc là “ hỉu bít”; “ chai rượu” đọc là “
6
chai riệu, hay chai dịu”
Tôi tiến hành phân tích cho các em về sự khác nhau giữa âm chính mà các em
đọc sai và tôi cho các em đánh vần tiếng “ nghiệp” hay “ nghịp”, “thiệp” hay
“thịp”; “ hiểu” và tiếng “ hỉu”; “rượu” và tiếng “riệu hạy dịu”. Từ đó các em đọc
đúng không đọc nhầm nữa.
Như vậy, để luyện cho các em đọc đúng tiếng, từ, cụm từ thì trước tiên ta phải
luyện âm một cách chính xác và có hiệu quả.
Không chỉ luyện đọc đúng từ trong giờ tập đọc mà trong các tiết tăng cường
Tiếng Việt tôi cũng luôn đưa ra những bài tập phân biệt phụ âm đầu và vần để giúp
các em phát âm tốt hơn.
Ví dụ: Dạng bài tập điền phụ âm đầu.
+ Bài tập 1: Điền l hay n..
….o…..ắng ; …o…ê ; ….í….ẽ ; ….áo…ức
+ Bài tập 2: Điền r, d, gi.
… ộn….ã , …..ập ….ờn ,
tháng…..iêng
+ Bài tập 3: Điền s, x
…ản …uất ; …anh….anh
; …o….ánh
…ung phong ;
….ừng…ững
Sau khi học sinh điền xong giáo viên phải yêu cầu và kiểm tra các em đọc.
Nếu các em đọc sai tôi phải kịp thời uốn nắn ngay. Phần luyện đọc từ nếu giáo viên
làm tốt, hướng dẫn học sinh đọc kỹ sẽ giúp cho các em đọc trơn bài đọc tốt hơn.
3.2: Luyện đọc câu:
Sau khi luyện đọc tiếng, từ, cụm từ tôi chuyển sang luyện đọc câu. Trong quá
trình học sinh đọc, tôi thấy học sinh ngắt, nghỉ hơi một cách tuỳ tiện. Để hướng dẫn
học sinh đọc đúng, tôi thực hiện như sau: Đầu tiên tôi chép câu khó lên bảng, sau
đó tôi đọc cả câu cho học sinh lắng nghe phát hiện xem cô ngắt hơi, nghỉ hơi ở chỗ
nào? Rồi tôi dùng phấn kẻ một nét xiên ( / ) ngắt hơi và 2 nét xiên ( // ) nghỉ hơi, “
↑ ” lên giọng, “ ↓ ” xuống giọng, “…” đọc chậm lại, kéo dài, dấu gạch chân biểu
thị sự nhấn giọng; khoanh tròn vào các tiếng có vần khó cần luyện đọc, tiếp đến tôi
cho học sinh dùng bút chì ghi ký hiệu để ghi lại ngữ điệu của bài. Tiếp theo tôi sẽ
đọc mẫu lại và cho 2 học sinh đọc tốt đọc cho cả lớp nghe. Cho học sinh luyện đọc
7
cá nhân.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Một trí khôn hơn trăm trí khôn”
câu: Gà rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.
Tôi tiến hành hướng dẫn đọc như sau:
- Tôi đọc cho học sinh phát hiện cô ngắt nghỉ ở chỗ nào? ( Ngắt ở từ “thân”,
nghỉ ở từ “bạn”).
Hỏi: Vì sao cô ngắt ở từ “thân”? (vì đọc đến đó ta thấy nó diễn đạt một ý
tương đối trọn vẹn).
Sau đó tôi dùng phấn gạch một nét xiên ( / ) sau từ “thân” để trong quá trình
đọc học sinh đọc đúng.
Hỏi: Vì sao cô nghỉ hơi ở từ “bạn”- học sinh nêu cách nhận biết: (vì đã có dấu
kết thúc câu). Tôi gạch 2 nét xiên ( // ) sau từ “ bạn”.
Cho vài học sinh khá đọc và luyện đọc cho học sinh. Lưu ý cho học sinh khi
đọc câu văn dài các em cần ngắt hơi ở một số cụm từ dài và cụm từ đó phải diễn
đạt một ý tương đối trọn vẹn.
- Tôi hướng dẫn thêm cách ngắt nhịp trong câu thơ.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cây dừa”
Tôi hướng dẫn học sinh ngắt nhịp thơ bằng cách giáo viên đọc, học sinh lắng
nghe sau đó học sinh nói rõ trong câu đó ngắt nhịp mấy cho hợp lý rồi tiến hành
luyện đọc.
Ai mang nước ngọt, / nước lành, /
Hay: Tiếng dừa / làm dịu nắng trưa /
Thực tế học hay đọc ngắt nhịp 3/3 ở hai câu trên.
3.3: Luyện đọc tốc độ:
Hướng dẫn học sinh đọc giữ tốc độ không đọc ê-a, không đọc quá nhanh hoặc
qúa nhỏ, giáo viên điều chỉnh tốc độ bằng việc giữ nhịp đọc. Ngoài ra việc đọc
nhẩm còn có sự kiểm tra của thầy và bạn. Để điều chỉnh tốc độ bằng cách trước khi
dạy, giáo viên đếm trong bài có bao nhiêu tiếng rồi dự kiến bao nhiêu phút.
3.4: Đọc diễn cảm:
8
Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc một tác phẩm có tính chất văn
chương. Đó là thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu để biểu đạt ý nghĩa và tình cảm
mà tác giả gửi gắm trong bài. Đọc diễn cảm trên cơ sở đọc đúng tốc độ. Đọc diễn
cảm ở lớp 2 cũng chưa phải là yêu cầu nhất thiết với tất cả học sinh mà riêng đối
với một số học sinh có trình độ khá, giáo viên nên khuyến khích, giúp học sinh
bước đầu có ý thức đọc diễn cảm.
Thực tế trong quá trình luyện đọc tôi thấy học sinh đọc đúng, to, lưu loát
nhưng để đọc diễn cảm thì chưa được, học sinh chưa biết làm chủ được ngữ điệu,
đọc chưa đúng tốc độ và chưa biết nhấn giọng ở một số từ : “chìa khóa”. Theo tôi,
đối với học sinh lớp 2 đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể là:
-Thể hiện giọng điệu của từng nhân vật.
- Thể hiện tình cảm của người viết. Đọc diễn cảm là biết làm chủ ngữ điệu,
đọc đúng tốc độ và nhấn giọng ở một từ “ chìa khóa ”.
Để học sinh đọc diễn cảm tôi thường thực hiện như sau:
Ví dụ: Dạy bài “Mùa xuân đến”
+ Đầu tiên tôi viết đoạn văn cần luyện đọc lên bảng.
“Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày
càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi nảy lộc.”
+ Hỏi học sinh: Câu văn nào cho thấy sự thay đổi khi mùa xuân về?
(Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi nảy
lộc.)
Hỏi: Từ nào cho biết điều đó? (Ngày thêm xanh, ngày càng rực rỡ, đâm chồi
nảy lộc).
Hỏi: Để đọc hay, diễn cảm trong đoạn văn này ta cần nhấn giọng ở những từ
ngữ nào? (ngày thêm xanh, ngày càng rực rỡ, đâm chồi nảy lộc). Vậy khi nào ta
cần nhấn giọng các từ trên?
Giáo viên đọc mẫu một lần, luyện đọc cá nhân cho học sinh. Giáo viên chú ý
sửa chữa kịp thời cho học sinh..
3.5. Luyện đọc củng cố và nâng cao.
9
Để giúp học sinh đọc bài một cách chắc chắn, tôi luôn dành thời gian để luyện
đọc củng cố và nâng cao. Trong phần này tôi cho học sinh luyện đọc cá nhân Tôi
chú ý tới các em đọc yếu để em đó được tham gia đọc và động viên khích lệ kịp
thời. Trong quá trình học sinh đọc tôi quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho các
em. Đối với những bài đọc có lời đối thoại tôi cho các em đọc theo lối phân vai.
Đối với bài thơ cần cho các em đọc nhiều. Một tiết học tập đọc chỉ có 35 – 40 phút
vì vậy để đảm bảo thời gian và chất lượng giờ học, học sinh phải đọc trước văn bản
ở nhà. Tôi có sự chuẩn bị chu đáo và đưa ra các tình huống có thể xảy ra khi hướng
dẫn học sinh đọc cho đúng, cho hay. Tôi luôn trau dồi kiến thức, luôn thay đổi
phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong giờ học, tôi
chỉ là người hướng dẫn, tổ chức để học sinh tự tìm ra kiến thức.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
Lớp 2A
25 em
Kết quả sau khi
vận dụng các
biện pháp trên
HS đọc đúng văn HS đọc ngọng, phát HS đọc còn đánh
bản ( lưu loát)
âm không chuẩn
vần, ê a, ngắc ngứ
Số HS
Tỷ lệ
Số HS
10
40 %
8
19
75%
5
TL
Số HS
TL
32%
7
28%
20%
1
4%
So sánh 2 kết quả thu được ở trên tôi nhận thấy việc áp dụng một số biện
pháp nêu trên vào việc hướng dẫn học sinh luyện đọc đã phát huy được tính chủ
động sáng tạo và tạo được sự hứng thú say mê của học sinh. Chất lượng dạy và học
phân môn tập đọc được nâng lên rõ rệt, là cơ sở giúp các em học tốt các môn học
khác trong trường phổ thông.
C. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
I. KẾT LUẬN.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện để dạy phân môn tập đọc mà nội dung
trọng tâm là giúp học sinh lớp 2 học đọc tốt. Tôi thấy rằng đây là một phương pháp
và hình thức nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh vì khi thực hiện phương
pháp và hình thức này học sinh hoàn toàn chủ động tự giác sáng tạo và tích cực tiếp
thu tri thức mới. Đây là mục đích của quá trình dạy học hiện nay và hoàn toàn phù
10
hợp với đặc điểm phát triển sinh lý của học sinh lớp 2.
Để giờ dạy tập đọc đạt kết quả cao giáo viên cần áp dụng linh hoạt các biện
pháp trong phần luyện đọc đúng. Tuỳ từng bài giáo viên chọn các biện pháp phù
hợp để làm sao đạt kết quả cao nhất trong giờ tập đọc. Đồng thời người giáo viên
phải thực sự năng động, sáng tạo, luôn trăn trở tìm tòi suy nghĩ, hình thức tổ chức
dạy học. Trong quá trình dạy học Tập đọc phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của
học sinh. Học sinh lớp 2, các em thích được động viên, khuyến khích, thích được
chiều chuộng, gần gũi. Để thực hiện mỗi tiết dạy, giáo viên cần hiểu thật rõ, nắm
vững nội dung, yêu cầu của từng tiết, toàn bài phải đọc giọng điệu chung như thế
nào, tốc độ, cường độ, chỗ nào phải nhấn giọng, hạ giọng, từ nào, câu nào học sinh
hay đọc sai, đọc lẫn… để giờ dạy có hiệu quả.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM..
Để giờ dạy tập đọc đạt kết quả cao giáo viên cần áp dụng linh hoạt các biện
pháp trong phần luyện đọc đúng. Nắm chắc đặc trưng của phân môn Tập đọc 2,
trong giờ học, tôi phân bố thời gian theo trình tự giáo án nhưng chú trọng các yếu
tố như:
Đọc mẫu của giáo viên: Đọc mẫu nhằm giới thiệu, tạo hứng thú và tâm thế
học tập.
Nếu giáo viên đọc mẫu cho học sinh tốt cũng đã dạy cho học sinh được rất
nhiều. Đọc câu, đoạn nhằm minh họa, hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh tự tìm cách
đọc.
Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng đọc,
nghe và nói. Đọc là quá trình tiếp nhận thông tin; do đó các kỹ năng đọc, nghe và
nói có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự tạo thành các kỹ năng này giúp học sinh
đạt kết quả cao trong giao tiếp.
Giáo viên cần nắm chắc đặc trưng của phân môn Tập đọc 2, trong giờ học, tôi
phân bố thời gian theo trình tự giáo án nhưng chú trọng đến yếu tố: “ Đọc mẫu của
giáo viên” Đọc mẫu nhằm giới thiệu, tạo hứng thú và tâm thế học tập.
Nếu giáo viên đọc mẫu cho học sinh tốt cũng đã dạy cho học sinh được rất
nhiều. Đọc câu, đoạn nhằm minh họa, hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh tự tìm cách
đọc. Muốn có kết quả cao thì cả thầy lẫn trò đều phải cố gắng, phải kiên trì trong
quá trình rèn đọc. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn cố gắng đọc đúng, đọc chuẩn,
diễn cảm.
11
Ngoài ra còn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người giáo viên, luôn cải
tiến phương pháp soạn giảng, sửa lỗi kịp thời cho từng học sinh.
Do điều kiện và năng lực có hạn, sáng kiến còn nhiều thiếu sót, có những vấn
đề chưa thể đề cập đến. Mặc dù bản thân tôi đẫ hết sức cố gắng; rất mong được sự
giúp đỡ, góp ý, bổ xung của đồng nghiệp để các biện pháp giảng dạy của tôi được
hoàn thiện hơn./
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Tân Bình, ngày 14 tháng 3 năm 2014.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép của người khác.
Người viết.
Lê Thị Thủy
MỤC LỤC.
12
NỘI DUNG
A. Đặt vấn đề
B. Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng của việc dạy và hoc tập đọc lớp 2
III. Các biện pháp thực hiện.
1. Giúp học sinh chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc đọc
2. Giáo viên đọc mẫu
3. Hướng dẫn luyện đọc đúng
IV. Kết quả thực hiện
C. Kết luận và bài học kinh nghiệm
1. Kết luận
2. Bài học kinh nghiệm
TRANG
1
2
2
2
4
4
4
5-10
10
11
11
12
13