Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn TNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.85 KB, 10 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
* Lý do viết sáng kiến:
Trong chương trình giáo dục Tiểu học môn TNXH cùng với các môn học
khác có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho học sinh. Môn học
TNXH là môn học về môi trường tự nhiên và xã hội gẫn gũi, bao quanh học sinh,
vì vậy có rất nhiểu nguồn cung cấp kiến thức cho các em. Do đó không chỉ có giáo
viên cung cấp trí thức cho các em lĩnh vực này, các em có thể thu nhận kiến thức từ
nhiểu nguồn khác.
Môn TNXH là môn học tích hợp kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội trong đó kiến thức khoa học tự nhiên nhiều hơn so với kiên thức khoa
học xã hội. Vì vậy môn TNXH là môn học có tầm quan trọng trong sự đổi mới giáo
dục đó là việc coi trọng thực hành và vận dụng kiến thức, quan tâm đến năng lực tự
học, tự khám phá kiến thức của học sinh.
Môn TNXH được dạy ở các lớp 1,2,3 ( giai đoạn 1), lớp 4,5 ( giai đoạn 2)
phát triển thành môn khoa học, môn lịch sử và địa lí
Môn TNXH là môn học bắt buộc trong chương trình, thông qua môn học
cung cấp cho học sinh hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con
người. Học sinh có những hiểu biết cơ bản, ban đầu về các sự vật hiện tương, mối
quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, xã hội và con người là nền tảng để các em học ở
các lớp trên.
Môn học không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh một khối lượng tri
thức cần thiết, mà còn tập cho học sinh làm quen với các tư duy khoa học, rèn kỹ
năng liên hệ kiến thức với thực tế và ngược lại, giúp các em có được những phẩm
chất và năng lực cần thiết thích ứng với cuộc sống, hình thành thái độ khám phá,
tìm tòi thực tế…qua đó hình thành nhân cách cho học sinh.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà, chương trình giáo
dục bậc Tiểu học đã thực hiện đổi mới Sách giáo khoa và nội dung chương trình
dạy học ở các lớp, các môn học nói chung và môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 nói
riêng. Chương trình đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Quan điểm này
hoàn toàn phù hợp với quy luật nhận thức của con người. Từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng. Thực hiện tốt mục tiêu đổi mới của môn Tự nhiên và Xã


hội, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học
1


sinh là người chủ động, nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực sáng tạo
góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện tự giải quyết các
tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài
học, môn học.
Từ lý do trên tôi chọn “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn
TNXH” nghiên cứu và vận dụng vào công tác giảng dạy góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học ở Tiểu học Tân Bình- Như Xuân.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở lý luận:
Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, việc học tập của học sinh phải
dựa trên các hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, hướng tới sự phát
triển năng lực cá nhân thay cho việc học "áp đặt" những kiến thức sẵn có bằng cách
dạy các phương pháp tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức, kết hợp với sử
dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học.
Đối với học sinh lớp 2 tuy đã được làm quen và củng cố thêm hiểu biết từ lớp
1 song trình độ nhận thức về TNXH còn nhiều hạn chế. Các em nhận thức thế giới
dưới dạng tổng thể, khả năng phân tích chưa cao. Tư duy cụ thể còn chiếm ưu thế.
Vì vậy hoc sinh lớp 2 nhận thức thế giới xung quanh thường dựa vào những đối
tượng thực hoặc những thay thế. Do đó, những kết luận mà hoc sinh rút ra chủ yếu
dựa vào kình nghiệm sống và những quan sát trực tiếp mà ít dựa trên luận chứng
logic. Việc dạy học sinh lớp 2 đòi hỏi phải nắm chắc đặc điểm tâm lí này và lựa
chọn, bổ sung những phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy các môn học nói chung, môn TNXH nói riêng trong các nhà trường
II. Thực trạng của việc dạy và học môn TNXH ở trường tiểu học Tân Bình.
* Về giáo viên:
Môn TNXH là môn học tích hợp nhận thức của khoa học tự nhiên và khoa

học xã hội. Vì vậy phương pháp học phải thể hiện được các phương pháp đặc trưng
của các môn khoa học thực nghiệm. Song trong thực tế, người giáo viên chưa coi
trọng việc đổi mới phương pháp trong môn học này.
Là môn học đánh giá bằng nhận xét nên một bộ phận giáo viên chưa nhận
thức đúng mức về vai trò, tầm quan trọng của môn học, xem là môn phụ nên trong
2


giảng dạy chưa nhiệt tình, chưa tìm tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng môn học.
Đồ dùng dạy học của bộ môn còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Một bộ phận giáo viên còn dạy chay, áp đặt kiến thức cho học sinh nên các
em chóng quên, tiết học không thu hút, không kích thích hoạt động học tập của học
sinh dẫn đến hiệu quả thấp.
* Về học sinh:
Học sinh Tiểu học dÔ nhí nhng chãng quªn nhÊt lµ khi c¸c em không tập
trung cao độ.
Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện
tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em
chóng chán.
III. Các biện pháp thực hiện.
1. Tăng cường tính chủ động nhận thức và khai thác vốn sống của học sinh:
Để phấn đấu đạt được những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học. Phát
huy tính chủ động của học sinh, người giáo viên cần tăng cường tính chủ động
nhận thức của học sinh. Để đào tạo những con người lao động có năng lực, thích
nghi với điều kiện phát triển, ngay từ những lớp đầu cấp tiểu học, người giáo viên
phải biết dẫn dắt học sinh dựa vào kinh nghiệm cá nhân và vốn hiểu biết của học
sinh giúp học sinh tự phát hiện kiến thức. Giáo viên tổ chức các hoạt động học tập
trong quá trình học như phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp…
Giáo viên lựa chọn những bài có vấn đề nhằm củng cố và phát huy trình độ

vốn có của học sinh trong chương trình để lựa chọn phương pháp. Trong chương
trình TNXH lớp 2 từ bài 1 đến bài 33 đều có thể sử dụng giải pháp này.
Ví dụ: Dạy bài “hệ cơ” – Bài 3- Sách TNXH lớp 2
Giáo viên dẫn dắt học sinh từ cái cụ thể, những kinh nghiệm vốn có của học
sinh: tự co tay, duỗi tay, tự co chân, duỗi chân, tự véo vào mông, vào bụng…để
thấy được cơ bám vào xương và nhờ có cơ mà ta có thể thực hiện được mọi cử
động như chạy, nhảy, đi đứng, viết, xoay người, cười, nói, ăn, uống…
2. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.
Khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng đồ dùng dạy học là

3


cực kỳ quan trọng với tất cả các môn học. Đồ dùng dạy học quyết định sự thành
công của một tiết dạy.Vì vậy, trước mỗi tiết dạy người giáo viên cần chuẩn bị đầy
đủ các đồ dùng phục vụ cho tiết dạy của mình. Giáo viên phải có phương pháp sử
dụng thích hợp đối với mỗi loại thiết bị dạy học. Giáo viên cần sử dụng thiết bị dạy
học như một nguồn cung cấp kiến thức chứ không phải để minh hoạ cho bài học,
làm đẹp cho giờ học.
Khi sử dụng đồ dùng dạy học, giáo viên cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học.
- Cần nghiên cứu, sử dụng thành thạo các loại đồ dùng.
- Lựa chọn đúng thời điểm phù hợp để đưa ra đồ dùng.
- Cần huy động tối đa những đồ dùng học tập học sinh có thể chuẩn bị được
để phục vụ cho các hoạt động tập thể, tranh ảnh, vật thật.
Đối với học sinh cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập đã được giáo
viên giao, tham gia xây dựng bài học một cách hiệu quả.
Ví dụ: Bài 24 :Cây sống ở đâu?
Học sinh phải chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh, cây, lá thật quanh các em để phục
vụ cho bài học.

Bài 25: Một số loài cây sống trên cạn.
Giáo viên cần chuẩn bị các loài cây có xung quanh như: Cây ngô, cành thông,
cây đu đủ, cây sả, cây lạc,…
Bài 28: Một số loài vật sống trên cạn.
Việc đưa tranh ảnh với các con vật có trong bài. Giáo viên đã sưu tầm thêm
tranh ảnh con vật khác gần gũi với các em, để giới thiệu thêm cho các em rõ hơn về
loài vật sống trên cạn, nhưng ở xứ nóng, xứ lạnh. Loài vật sống hoang dã, hoặc vật
nuôi. Để các em tìm hiểu thêm về ích lợi của các con vật đó.
3. Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với bài học.
Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng do vậy người giáo viên phải có
sự lựa chọn kết hợp giữa các phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc trưng môn
học, đặc biệt là môn TNXH. Bên cạnh đó người giáo viên cần căn cứ vào hoàn
cảnh, tình hình cụ thể của lớp học và đặc điểm tâm lý của hcọ sinh để thay đổi hình
thức học tập, tạo hứng thú cho học sinh nhằm giúp học sinh tìm ra kiến thức bằng
con đường ngắn nhất, nhanh nhất. Do vậy người giáo viên cần nắm vững và sử
4


dụng thành thạo các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới kế thừa được những
ưu điểm của phương pháp truyền thống, sử dụng đa dạng hoá cá hình thức học tập
như: thảo luận nhóm, đàm thoại, trực quan, luyện tập thực hành, trò chơi… để tiết
dạy diễn ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.
Ví dụ: Bài 28 : Một số loài vật sống trên cạn.
Tôi tổ chức với các hoạt động sau:
HĐ1: Thảo luận nêu tên các con vật.
Bước1: Thảo luận nhóm:
- Giáo viên giao việc: chia nhóm, giao việc cho học sinh quan sát và nêu tên
các con vật trong hình, con nào là vật nuôi, con nào sống hoang dã ?
- Học sinh quan sát, động não, thảo luận theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Cho đại diện nhóm trình bày hoặc từng cặp hỏi đáp về các con vật mà nhóm
mình vừa thảo luận.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
HĐ2: Trò chơi : Đố bạn con gì ?
Bước 1: Giáo viên nêu cách chơi với mục tiêu giúp học sinh nhớ lại đặc điểm
chính, ích lợi của con vật sống trên cạn đã học.
Bước 2: Học sinh thực hiện chơi nêu tên các con vật.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, khen động viên học sinh và kết luận.
4. Sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính chủ động nhận thức của học
sinh:
Việc dạy học đối với mỗi bài học là trách nhiệm của mỗi giáo viên, vì vậy
chính giáo viên là người quyết định cho việc lựa chọn phương pháp dạy học thích
hợp cho từng bài học, sao cho tương tác giữa thầy và trò trong quá trình lĩnh hội tri
thức của trò đạt hiệu quả cao nhất. Kinh nghiệm cho thấy, trong một bài giảng
thành công không bao giờ chỉ dùng một phương pháp mà phải phối hợp nhiều
phương pháp, cả phương pháp hiện đại và phương pháp truyền thống một cách hợp
lí. Muốn đạt hiệu quả cao trong việc vận dụng các phương pháp người giáo viên
cần:
- Nắm chắc phương pháp dạy từng nhóm phương pháp
5


- Lựa chọn phương pháp thích hợp để bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
- Chuẩn bị nội dung, hình thức dạy học tương ứng.
Ví dụ: bài 22 : Cuộc sống xung quanh
có thể sử dụng nhiều phương pháp phối hợp như: quan sát - thảo luận.
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ, tổ chức hướng dẫn cho học sinh quan sát
- Giáo viên nêu mục đích quan sát: Quan sát tranh cho biết tranh vẽ cảnh ở
đâu? Vì sao em biết? Kể tên một số nghề của người dân nơi đây?

Phiếu hướng dẫn học sinh quan sát:
1. Tranh vẽ cảnh ở đâu?
a - Nông thôn ; b - Thành phố
; c - Nông thôn và thành phố
2. Đường ở đây như thế nào?
3. Nhà cửa ra sao?
4. Người và xe cộ đi lại như thế nào?
5. Kể tên một số nghề của người dân qua tranh vẽ?
Bước 2: Tổ chức cho học sinh quan sát theo nhóm 4. Tất cả các nhóm có nội dung
thảo luận như nhau. Tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia. Đại diện nhóm
báo cáo kết quả.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này là:
- Thảo luận tránh làm hình thức chỉ có cá nhân nhóm trưởng tham gia
- Giáo viên phải bao quát được lớp học tránh sự lộn xộng khi thảo luận.
Ví dụ:
Dạy bài “Ăn uống đầy đủ” – có thể sử dụng phối hợp phương pháp: thảo
luận - hỏi đáp – Trò chơi.
Bước 1: Chuẩn bị nội dung thảo luận
Giáo viên chuẩn bị trước các câu hỏi thảo luận:
- Vì sao chúng ta cần ăn no đủ?
- Tại sao cần phải uống đủ nước?
- Nếu ta thường xuyên bị đói, bị khát thì điều gì sẽ xảy ra?
Bước 2: Học sinh thảo luận các nội dung trên
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày ý kiến
Bước 4: Giáo viên tổng kết: Chúng ta cần ăn đủ các loại thức ăn và phải ăn đủ
6


lượng thức ăn; phải uống đủ nước để chúng biến thành các chất bổ dưỡng nuôi

dưỡng cơ thể chóng lớn, khoẻ mạnh. Nếu cơ thể thường xuyên bị đói, bị khát thì sẽ
mệt mỏi, gầy yếu và có thể còn mắc nhiều bệnh ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và
làm việc.
Bước 5: Chơi trò chơi tiếp sức…
Tóm lại: Nhờ phối hợp các phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống
mà học sinh có được cơ hội trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình và tạo điều kiện
phát triển kĩ năng giao tiếp, tranh luận mà trước đây chỉ dùng phương pháp truyền
thống còn hạn chế.
IV. Kết quả thực hiện.
Quá trình vận dụng các phương pháp dạy học trên vào công tác giảng dạy ở
nhà trường, chất lượng dạy và học môn TNXH đạt được kết quả rõ rệt. Học sinh
học tập tích cực hứng thú chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, không khí lớp học
sôi nổi, hào hứng với môn TNXH. Môn Tự nhiên và Xã hội không còn là môn phụ,
mà thực sự đã trở thành một môn học có tác dụng giáo dục quan trọng, góp phần rất
hiệu quả vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Kết quả học tập môn TNXH năm học 2010- 2011 và 2011- 2012 được xếp
loại như sau:
Năm học

TSHS

A+
SL

TL

A
SL

TL


B
SL

TL

2010- 2011

188

40

21,2%

146

77,8%

2

2011- 2012

182

45

24,7%

137


75,3%

0

1,0%

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
1. Kết luận:
Việc dạy tốt môn TNXH là một yêu cầu đã và đang được quan tâm song
song với những môn khác. Cùng với việc đổi mới các phương pháp dạy học trong
nhà trường tiểu học mà môn TNXH được thay đổi theo hướng tích cực. Giáo viên
nhiệt tình, có trình độ tay nghề, trình độ khoa học công nghệ nâng lên sẽ là điều
kiện thuận lợi cho việc tổ chức giờ học nhẹ nhàng mà hiệu quả giúp hs học tập.

7


Dạy học môn TNXH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, góp
phần tạo ra không khí học tập vui tươi hồn nhiên, sinh động làm thay đổi không khí
học tập giúp học sinh học tốt các môn học tiếp theo.
Dạy đúng theo hướng đổi mới phương pháp tổ chức, các hoạt động học tập
để học sinh tích cực tham gia xây dựng bài học. Khi tổ chức dạy học giáo viên cần
chú ý đến nghệ thuật thu hút học sinh, cần tạo ra những động cơ thúc đẩy các em
học tập như: tuyên dương, khen ngợi…
Bên cạnh đó kỹ thuật giao việc cho học sinh cũng cần phải khéo léo, mỗi câu
hỏi của giáo viên đưa ra cần đảm bảo tính vừa sức, tính phù hợp làm sao để mỗi đối
tượng học sinh đều lĩnh hội được được kiến thức của bài học mọt cách đầy đủ, sáng
tạo. Học sinh phải thấy được chính xác các em là người tìm ra kiến thức và hứng
thú xây dựng bài học một cách tích cực.
2. Bài học kinh nghiệm.

Giáo viên là nhân tố quyết định kết quả và hiệu quả đào tạo, việc nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên là rất quan trọng. Vì vậy giáo viên
cần nắm vững kiến thức trong toàn cấp học môn TNXH nói riêng và môn học khác
nói chung. Có kiến thức tích hợp trong từng loại bài, từng chủ điểm trong từng khối
lớp để thuận lợi trong việc thiết kế bài học, định hướng các phương pháp dạy học
trong từng chủ điểm của môn học phù hợp.
Nắm vững các phương pháp hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn kết hợp các
phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài dạy và chủ điểm của bài học đó.
Căn cứ vào đối tượng vào đối tượng học sinh mà sử dụng các phương pháp dạy học
một cách hợp lý linh hoạt và đúng mức.
Cần khéo léo sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, các hình thức tổ
chức, dẫn dắt học sinh đạt được đích cần đến sau những hoạt động kông tách rời
các hoạt động mà phải có sự đan xen, liên kết hỗ trợ giữa các hoạt động với nhau.
Để tiết học nhẹ nhàng có hiệu quả, giáo viên cần giao việc rõ ràng, chốt nội
dung kiến thức ở từng hoạt động luôn tôn trọng mọi suy nghĩ ý kiến hoặc câu trả lời
của học sinh.
Trên đây là kinh nghiệm bản thân tôi đã vận dụng trong công tác giảng dạy
môn TNXH ở trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân trong những năm qua. Do thời

8


gian cũng như kinh nghiệm có hạn, mong bạn đọc và đồng nghiệp góp ý để các
phương pháp dạy học của tôi được hoàn thiện hơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tân Bình, ngày 14 tháng 4 năm 2013.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép của người khác.
Người viết.


Quách Thị Tính

9


MỤC LỤC.
NỘI DUNG
A. Đặt vấn đề

TRANG
1

B. Giải quyết vấn đề

2

I. Cơ sở lý luận

2

II. Thực trạng của dạy học môn TNXH ở trường TH Tân Bình

2

III. Các biện pháp thực hiện.

3

1. Tăng cường tính chủ động nhận thức và khai thác vốn sống của

học sinh.
2. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.

3

3. Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với bài học.

4

4. Sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính chủ động nhận
thức của học sinh.

5

IV. Kết quả thực hiện

7

C. Kết luận và đề xuất

7

1. Kết luận

7

2. Bài học kinh nghiệm

8


3

10



×