Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.06 KB, 15 trang )

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môn Toán là một trong 6 môn học của học sinh lớp Một . Trong thực tế ,hầu
hết trẻ 6 tuổi đã có một số trải nghiệm liên quan đến tính toán, song việc học Toán
đối với các em vẫn hoàn toàn mới mẻ, bởi các em phải hiểu được một cách đúng
đắn những khái niệm, những kiến thức cơ bản, thành thạo những kĩ năng thực hành
tính toán, làm tiền đề để các em học tốt môn toán và vận dụng vào thực tiễn sau
này
Là một giáo viên có nhiều năm trực tiếp dạy khối 1- 2, Tôi nhận thấy các em
có một đặc tính tâm lí là nhanh nhớ nhưng cũng rất nhanh quên . Khi giáo viên
giúp học sinh nắm kiến thức, học sinh có thể thuộc ngay tại lớp nhưng ngày hôm
sau các em có thể quên gần hết (nếu các em không được ôn luyện thường xuyên)
Vì vậy ,việc dạy các phép tính, bắt đầu từ phép cộng và phép trừ ở lớp 1 là quan
trọng nhưng quan trọng hơn vẫn là làm sao cho các em học thuộc được các phép
tính trong bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. Song mạch kiến thức “Giải toán
có lời văn” là tuyến kiến thức khó khăn đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối
với học sinh lớp 1. Bởi vì đối với lớp 1: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu,
khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là học
sinh chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài
toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể
trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy, các em thực sự
lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa
biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài
giải, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, kỹ năng tính
toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp
học toán, học toán và giải toán một cách máy móc nặng về dập khuôn, bắt chước.
Xuất phát từ lý do trên và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học với phương
châm “ lấy học sinh là nhân vật trung tâm”. Người thầy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức
và hướng dẫn, còn học sinh giữ vai trò chủ đạo tích cực, chủ động học tập có kết
quả. Là một giáo viên tiểu học tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu vấn đề: “ Dạy học


1
Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán “ hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất
lượng dạy Toán cũng như góp phần làm học sinh thích học Toán, tiếp thu tri thức
hiểu bài nhanh, khắc sâu, nhớ lâu kiến thức bài học. phát triển được tư duy sáng tạo,
độc lập suy nghĩ của học sinh.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở lý luận về dạy học môn toán.
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh
của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại
cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học
và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách
tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là Giáo dục Tiểu học, đây là bậc học mang tính chất
nền móng để các em học tiếp các bậc học cao hơn.
Để đào tạo những con người đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới, đó
là nhiệm vụ của ngành giáo dục, trong đó bậc Tiểu học là bậc học đóng vai trò làm
nền móng. Nghị quyết TW II khoá VIII đã nêu rõ mục tiêu giáo dục tiểu học đến
Cùng với những môn học khác, môn Toán ở tiểu học giữ một vị trí hết sức quan
trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Nó
trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết nhằm phục vụ đời sống và phát
triển của xã hội. Môn Toán ở tiểu học là cơ sở ban đầu có tính quyết định cho việc
dạy học Toán sau này của học sinh.
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có một vị trí quan trọng. Môn Toán
trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng để ứng dụng trong đời sống. Môn Toán
đóng góp một phần rất quan trọng trong việc rèn luyện ý nghĩ, phương pháp suy
luận, pháp giải quyết vấn đề… nó đóng góp vào việc phát triển trí thông minh, cách

suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm
chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ýchí vượt
khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
II. Thực trạng của việc dạy học môn Toán ở lớp 1 ở trường tiểu học Tân Bình.
Với nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở lớp 1, Tôi thấy việc học toán của các em có
2
Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

những vướng mắc sau:
- Học sinh lớp Một ở độ tuổi dễ nhớ nhưng rất chóng quên, nên việc thuộc và
nhớ các bảng cộng trừ ở các em không có tính bền vững, nhất là ở giai đoạn đầu, do
đó đã gây không ít khó khăn cho việc học toán của các em. Đó là : HS thường làm
sai và lúng túng trong dạng bài tập :
* Về các phép tính:
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
2 + ... = 3 ; ... + 4 = 4 ;
5 - ... = 1 ; 2 + 3 = 3 + ...
- Ngoài ra , do các em chưa quen , chưa hiểu được yêu cầu bài tập nên thực hiện
sai yêu cầu ở một số dạng toán :
- Điền dấu ( < , > , = ) vào chỗ chấm :
1 + 2 .... 4 ; 4 + 3 ... 3 + 4 ;
2 + 2 ... 5 - 2
Học sinh điền cùng một dấu vào vì :
* Ở dạng: 1 + 2 ... 4 , học sinh điền dấu < vì tưởng so sánh 2 với 4.
* Ở các dạng còn lại, học sinh cũng có sự nhầm lẫn tương tự hoặc sử dung sai
dấu < , > do các em chưa nhớ phân biệt được hai dấu này .
- Tính giá trị biểu thức có hai phép tính: 2 + 1 + 4 = ; 2 + 4 - 1 = ; 5 - 1- 2 =

Một số học sinh lúng túng chỉ tính 2 + 1 hoặc 2 + 4 , hoặc 5 - 2 ,.... do thiếu sự
thành thạo .
* Về giải toán có lời văn:
Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai
phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ
có khoảng 20% số học sinh biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn
lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi
viết các em lại rất lung túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại lại
không biết để trả lời . Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách
giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần
này.
3
Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

Từ thực trạng trên tôi đã đưa ra các biện pháp sau để áp dụng vào dạy học môn
toán cho học sinh lớp 1 tai trường Tiểu học Tân Bình như sau:
III. Các biện pháp thực hiện dạy học môn toán lớp 1:
Biện pháp: Sử dụng đúng lúc, đúng mức độ các đồ dùng học toán ở lớp Một.
Giáo viên nên tổ chức, hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học tập, học sinh
phải huy động mọi giác quan ( tay cầm, mắt nhìn, tai nghe, ...) đặc biệt là phải hoạt
động trên các đồ dùng học tập đó để nhận biết, tìm tòi, củng cố kiến thức mới.
* Ví dụ 1:
Ở lớp 1, khi dạy bài: "Các số 1, 2, 3" giáo viên và học sinh cần có các nhóm
có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại. Chẳng hạn: 3 bông hoa, 3 hình vuông, 3 con bướm, 3
hình tròn, 3 tờ bìa. Trên mỗi tờ bìa viết sẵn một trong các số 1, 2, 3; 1 chấm tròn, 2
chấm tròn, 3 chấm tròn.
Giáo viên cần giới htiệu từng số 1( 2, 3) theo các bước sau:

Bước 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các nhóm chỉ có một phần tử ( từ cụ
thể đến trừu tượng, khái quát), chẳng hạn: bức ảnh (mô hình) có một con chim, bức
tranh có một cô gái, tờ bìa vẽ một chấm tròn, ... Mỗi lần cho học sinh quan sát một
nhóm đồ vật, học sinh nêu, chẳng hạn: học sinh chỉ vào bức tranh và nói: "Có một
bạn gái, có một con chim, có một chấm tròn."
Bước 2:
Học sinh quan sát – Giáo viên hỏi:
Hoạt động của thầy
Hỏi: Có mấy con chim?
Hỏi: Có mấy bạn gái?
Hỏi: Tờ bìa vẽ mấy chấm tròn?

Hoạt động của trò
- Có một con chim.
- Có một bạn gái.
- Tờ bìa vẽ một chấm tròn.

- Học sinh nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng
một. Sau đó giáo viên chốt (chỉ vào từng nhóm đồ vật và nói): Một con chim bồ
câu, một bạn gái, một chấm tròn, ... đều có số lượng là một. Ta dùng số một để chỉ
số lượng mỗi nhóm đồ vật đó; số một viết bằng chữ số một, viết như sau:
- Giáo viên viết mẫu: 1
4
Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ số 1 in, chữ số 1 viết, học sinh

chỉ vào từng chữ số và đều đọc là: Một
- Giới thiệu số 2, số 3 tương tự như giới thiệu số 1.
Bước 3:
Học sinh chỉ vào hình vẽ các cột hình lập phương để đếm xem có bao nhiêu
hình, rồi đếm từ 1 --> 3, ( một, hai, ba) rồi đọc ngược lại( ba, hai, một).
Biện pháp 2: Chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện trực quan từ dạng
cụ thể sang dạng trừu tượng hơn.
* Ví dụ 3:
Chẳng hạn khi dạy bài số 6, giáo viên cần xác định rõ:
+ Mục tiêu:
- Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 6. Biết đọc, viết số 6, đếm và so
sánh các số trong phạm vi 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6, vị trí của số 6
trong dãy số từ 1 đến 6.
- Xác định được mục tiêu chính của bài rồi, giáo viên cần:
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại.
- Sáu miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 6 trên từng miếng bìa.
- Sách giáo khoa, que tính, bộ đồ dùng học toán.
Bước 1:
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh
Hỏi: Trong tranh có mấy bạn đang chơi? - Có 5 bạn đang chơi.
- Thêm mấy bạn đang đi tới?
- Thêm một bạn đi tới.
- Tất cả có mấy bạn?
- 5 bạn thêm 1 bạn là 6 bạn. Tất
cả có 6 bạn.
- HS nhắc lại: có 6 bạn.
Qua việc sử dụng trực quan là tranh vẽ, học sinh hình thành số 6( là 5 thêm 1)
- Học sinh lấy 5 hình tròn, lấy thêm 1
hình tròn.


- Học sinh thực hiện và nói: năm hình tròn
thêm một hình tròn là sáu hình tròn.
5

Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

- Học sinh được trực tiếp sử dụng đồ dùng trực quan để khắc sâu kiến thức.
- Học sinh quan sát tranh vẽ sách giáo - Năm chấm tròn thêm một chấm tròn là
khoa.
sáu chấm tròn.
- Năm que tính thêm một que tính là sáu
que tính.
- Giáo viên chỉ vào các tranh vẽ, các - Có sáu bạn, sáu chấm tròn, sáu que tính.
nhóm đồ vật.
=> Tất cả các tranh vẽ, các nhóm đồ vật đều có số lượng là sáu
Bước 2:
- Giáo viên giới thiệu: chữ số 6 in, chữ số 6 viết.
- Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- Học sinh đọc: Sáu.
- Học sinh viết bảng con: 6
Bước 3:
Nhận biết thứ tự của số 6:
- Học sinh được thực hành trên trực quan để củng cố, khắc sâu kiến thức. Học
sinh dùng que tính đếm xuôi, ngược. Sau đó học sinh đếm buông( không dùng que
tính đếm). Học sinh nhìn vào dãy số nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3,
4, 5, 6; số 6 đứng liền sau số 5.

Như vậy, việc sử dụng trực quan trong việc hình thành số 6 được tiến hành theo
từng giai đoạn, phù hợp với sự phát triển trí tuệ của trẻ được nâng dần lên ở từng
mức độ cụ thể( trực quan từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng), tránh dùng trực
quan không cần thiết.
Biện pháp 3: Khắc sâu kiến thức bài dạy, rèn luyện kĩ năng tính toán bằng
cách để học sinh tự nêu ví dụ .
Sau khi sử dụng đồ dùng học tập của cô, trò để hình thành kiến thức thì việc
khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán là vô cùng cần thiết, bởi đây mới
nói lên được hiệu quả tiết dạy. Biện pháp mà Tôi thấy rất hữu hiệu đó là để học
sinh tự nêu ví dụ tương tự với những gì vừa học.
6
Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

Ví dụ : Ở bài "Phép cộng trong phạm vi 6" , sau khi đã hình thành kiến thức 5 +
1 = 6 rồi cho học sinh quan sát các nhóm mẫu vật để thấy : 5 + 1 = 6 thì 1 + 5 = 6
, và sau bước thành lập công thức 4 + 2 = 6, giáo viên nên hỏi : Em đã biết 5 + 1 =
6 thì 1 + 5 = 6, vậy bây giờ 2 + 4 = .... để học sinh tự hình thành 2 + 4 = 6. Và
đến bài "Phép cộng trong phạm vi 7" , sau khi có được 6 + 1 = 7 , giáo viên yêu
cầu học sinh, " Với 3 số 6 ; 1 ; 7 em hãy lập một phép tính cộng mới " . Do đó, khi
gặp các bài tập liên quan đến tính chất giao hoán của phép cộng, học sinh sẽ thực
hiện tốt và nhanh
Biện pháp 4: Giúp học sinh thực hiện tốt "Giải bài toán có lời văn"
* Quy trình " Giải bài toán có lời văn " thông thường qua 4 bước:
- Đọc và tìm hiểu đề bài.
- Tìm đường lối giải bài toán.
- Trình bày bài giải
- Kiểm tra lại bài giải.

a) Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu đề toán.
Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên
là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Tôi đã tổ chức cho các
em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như: "thêm,và, tất cả,... "
hoặc "bớt, bay đi, ăn mất, còn lại , ..." (có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ
trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính
trong đề bài. Một số giáo viên còn gạch chân quá nhiều các từ ngữ, hoặc gạch
chân các từ chưa sát với nội dung cần tóm tắt. Khi gạch chân nên dùng phấn
màu khác cho dễ nhìn.
Trong thời kỳ đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách
đàm thoại " Bài toán cho gì? Hỏi gì?" và dựa vào câu trả lời của học sinh để
viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là
cách rất tốt để giúp trẻ ngầm phân tích đề toán.
Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các
em nhìn tranh và trả lời câu hỏi. Ví dụ ( bài 3 trang 118) giáo viên có thể hỏi:
- Em thấy dới ao có mấy con vịt? (... có 5 con vịt)
7
Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

- Trên bờ có mấy con vịt? ( ... có 4 con vịt)
- Em có bài toán thế nào? (...)
Sau đó giáo viên cho học sinh đọc (hoặc nêu) đề toán ở sách giáo khoa.
Trong trường hợp không có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể gắn
mẫu vật (gà, vịt, ...) lên bảng từ (bảng cài, bảng nỉ, ...) để thay cho tranh; hoặc
dùng tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ học sinh đọc đề toán.
* Thông thường có 3 cách tóm tắt đề toán:
- Tóm tắt bằng lời:

Ví dụ 1: An :
5 quả
Đạt:
4 quả
Cả hai bạn có: ... quả ?
(A)
- Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
12 bạn
Ví dụ 2: Bạn trai
17 bạn
? bạn
( B)
Bạn gái
- Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vật:
Ví dụ 3: Cành trên:
? quả cam

( C)

Cành dưới:
Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh dễ hiểu và dễ sử dụng.
Với cách viết thẳng theo cột như: 34 bông

48 quả
25 bông
31 quả
... bông
... quả
Kiểu tóm tắt như thế này khá gần gũi với cách đặt tính dọc nên có tác dụng
gợi ý cho học sinh lựa chọn phép tính giải.

Có thể lồng "cốt câu" lời giải vào trong tóm tắt, để dựa vào đó học sinh dễ
viết câu lời giải hơn. Chẳng hạn, dựa vào dòng cuối của tóm tắt (A) học sinh có
thể viết ngay câu lời giải là : "Cả hai bạn có:" hoặc "Số quả cả hai bạn có:"
8
Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

hoặc: "Cả hai bạn có số quả là:". Cần lưu ý trước đây người ta thường đặt dấu?
lên trước các từ như cái, quả, bạn... Song làm như vậy thì hơi thiếu chuẩn mực
về mặt Tiếng Việt vì tất cả học sinh đều biết là dấu ? phải đặt cuối câu hỏi. Nếu
tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc sơ đồ mẫu vật thì đặt dấu ? ở đằng trước
các từ như quyển, quả ,... cũng được vì các tóm tắt ấy không phải là những câu.
Tuy nhiên học sinh thường có thói quen cứ thấy dấu ... là điền số (dấu) vào đó
nên giáo viên cần lưu ý các em là: "Riêng trong trờng hợp này (trong tóm tắt )
thì dấu ... thay cho từ "mấy" hoặc "bao nhiêu" ; các em sẽ phải tìm cho ra số đó
để ghi vào Đáp số của Bài giải chứ không phải để ghi vào chỗ ... trong tóm tắt.
Nếu không thể giải thích cho học sinh hiểu được ý trên thì chúng ta cứ quay lại
lối cũ, tức là đặt dấu hỏi (?) ra đằng trước theo kiểu "Còn ? quả" cũng được,
không nên quá cứng nhắc.
Giai đoạn đầu nói chung bài toán nào cũng nên tóm tắt rồi cho học sinh dựa
vào tóm tắt nêu đề toán. Cần lưu ý dạy giải toán là một quá trình. Không nên
vội vàng yêu cầu các em phải đọc thông thạo đề toán, viết được các câu lời
giải, phép tính và đáp số để có một bài chuẩn mực ngay từ tuần 23, 24. Chúng
ta cần bình tĩnh rèn cho học sinh từng bước, miễn sao đến cuối năm (tuần 33,
34, 35) học sinh đọc và giải được bài toán là đạt yêu cầu.
b) Hướng dẫn học sinh tìm đường lối giải bài toán.
* Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải
tìm, chẳng hạn:

- Bài toán cho gì? (Nhà An có 5 con gà)
- Còn cho gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà)
- Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?)
Giáo viên nêu tiếp: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm tính gì?
(tính cộng) Mấy cộng mấy? (5 + 4) ; 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9); hoặc: "Muốn
biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5 + 4 = 9); hoặc: "Nhà An
có tất cả mấy con gà ?" (9) Em tính thế nào để được 9 ? (5 + 4 = 9).
Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp "9 này là 9 con gà", nên ta viết
"con gà" vào trong dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà).
9
Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

Tuy nhiên cũng có những học sinh nhìn tranh ở sách giáo khoa để đếm ra kết
quả mà không phải là do tính toán. Trong trường hợp này giáo viên vẫn xác
nhận kết quả là đúng, song cần hỏi thêm: "Em tính thế nào?" (5 + 4 = 9). Sau
đó nhấn mạnh: "Khi giải toán em phải nêu được phép tính để tìm ra đáp số (ở
đây là 9). Nếu chỉ nêu đáp số thì chưa phải là giải toán.
* Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi việc hướng dẫn học
sinh đặt câu lời giải còn khó hơn (thậm chí khó hơn nhiều) việc chọn phép tính
và tính ra đáp số. Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với cách giải
loại toán này nên các em rất lúng túng. Thế nào là câu lời giải, vì sao phải viết
câu lời giải? Không thể giải thích cho học sinh lớp 1 hiểu một cách thấu đáo
nên có thể giúp học sinh bước đầu hiểu và nắm được cách làm. Có thể dùng
một trong các cách sau:
Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy
con gà ?) để có câu lời giải : "Nhà An có tất cả:" hoặc thêm từ "là" để có câu
lời giải : "Nhà An có tất cả là: "

Cách 2: Đưa từ "con gà" ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ "Hỏi" và
thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có: "Số con gà nhà An có tất cả là:"
Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là "từ khoá" của câu lời
giải rồi thêm thắt chút ít.
Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: "Có tất cả: ... con gà ?". Học sinh viết câu
lời giải: "Nhà An có tất cả:"
Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: "Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?" để
học sinh trả lời miệng: "Nhà An có tất cả 9 con gà" rồi chèn phép tính vào để
có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính):
Nhà An có tất cả:
5 + 4 = 9 (con gà)
Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 5 + 4 = 9 (con gà), giáo viên chỉ vào 9
và hỏi: "9 con gà ở đây là số gà của nhà ai?" (là số gà nhà An có tất cả). Từ câu
trả lời của học sinh, ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: "Số gà nhà An
có tất cả là" v.v...
10
Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

Giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau,
sau đó bàn bạc để chọn câu thích hợp nhất. Không nên bắt buộc trẻ nhất nhất
phải viết theo một kiểu.
c) Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải.
Có thể coi việc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư duy. Thực
tế hiện nay các em học sinh lớp 1 trình bày bài giải còn rất hạn chế, kể cả học
sinh khá giỏi. Cần rèn cho học sinh nề nếp và thói quen trình bày bài giải một
cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trong giấy nháp, bảng lớp, bảng con hay
vở, giấy kiểm tra. Cần trình bày bài giải một bài toán có lời văn như sau:

Bài giải
Nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 ( con gà )
Đáp số : 9 con gà
Nếu lời giải ghi: "Số gà nhà An là:" thì phép tính có thể ghi: “5 + 4 = 9
(con)”. (Lời giải đã có sẵn danh từ "gà"). Tuy nhiên nếu học sinh viết quá chậm
mà lại gặp phải các từ khó như "thuyền, quyển, ..." thì có thể lợc bớt danh từ
cho nhanh.
Giáo viên cần hiểu rõ lý do tại sao từ "con gà" lại được dặt trong dấu ngoặc
đơn? Đúng ra thì 5 + 4 chỉ bằng 9 thôi (5 + 4 = 9) chứ 5 + 4 không thể bằng 9
con gà được. Do đó, nếu viết: "5 + 4 = 9 con gà" là sai. Nói cách khác , nếu vẫn
muốn được kết quả là 9 con gà thì ta phải viết như sau mới đúng: "5 con gà + 4
con gà = 9 con gà". Song cách viết phép tính với các danh số đầy đủ như vậy
khá phiền phức và dài dòng, gây khó khăn và tốn nhiều thời gian đối với học
sinh lớp 1. Ngoài ra học sinh cũng hay viết thiếu và sai như sau:
5 con gà + 4 = 9 con gà
5 + 4 con gà = 9 con gà
5 con gà + 4 con gà = 9
Về mặt toán học thì ta phải dừng lại ở 9, nghĩa là chỉ được viết 5 + 4 = 9 thôi.
Song vì các đơn vị cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các phép tính giải
nên vẫn phải tìm cách để đưa chúng vào phép tính. Do đó, ta mới ghi thêm đơn
11
Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

vị "con gà" ở trong dấu ngoặc đơn để chú thích cho số 9 đó. Có thể hiểu rằng
chữ "con gà” viết trong dấu ngoặc ở đây chỉ có một sự ràng buộc về mặt ngữ
nghĩa với số 9, chứ không có sự ràng buộc chặt chẽ về toán học với số 9. Do

đó, nên hiểu: 5 + 4 = 9 (con gà) là cách viết của một câu văn hoàn chỉnh như
sau: "5 + 4 = 9, ở đây 9 là 9 con gà". Như vậy cách viết 5 + 4 = 9 (con gà) là
một cách viết phù hợp. Trong đáp số của bài giải toán thì không có phép tính
nên ta cứ việc ghi: "Đáp số : 9 con gà" mà không cần ngoặc đơn.
d) Hướng dẫn học sinh kiểm tra lại bài giải.
Học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp Một thường có thói quen khi làm
bài xong không hay xem, kiểm tra lại bài đã làm. Giáo viên cần giúp học sinh
xây dựng thói quen học tập này. Cần kiểm tra về lời giải, về phép tính, về đáp
số hoặc tìm cách giải hoặc câu trả lời khác.
IV. Kết quả thực hiện:
Trong quá trình áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy, chất lượng học tập môn
Toán của lớp 1B đạt kết quả đáp ứng với yêu cầu đề ra, qua các lần kiểm tra chất
lượng kỳ sau cao hơn kỳ trước, cụ thể như sau:
Lớp1B
20 em

Kết quả KTĐK lần 1

Kết quả KTĐK lần 2

Kết quả KTĐK lần 3

Giỏi

Khá

TB

Yếu


Giỏi

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

2

3

11

4

4

6

9


1

5

7

8

0

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận.
Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú học
tập cho học sinh, đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều điều. Trước hết giáo viên phải
có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ, tức là phải có năng lực sư
phạm. Ngoài ra giáo viên muốn phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh
cần phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. Sự đa dạng của
phương pháp dạy học trong sự phối hợp đòi hỏi phải có một số hình thức tổ chức
dạy học thích hợp. Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có tác dụng tích cực phát
12
Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

triển học sinh một khía cạnh nào đó. Vì vậy, chúng ta cần biết kết hợp nhiều hình
thức tổ chức để phát huy thế mạnh của mỗi hình thức tổ chức dạy học. Phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh đòi hỏi phải có hình thức tổ chức
dạy học tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận với nhau
nhiều hơn.

Đối với môn Toán: Khi hướng dẫn học sinh trả lời bài cũ: Giáo viên yêu cầu
học sinh trả lời ngắn gọn, nắm vững kiến thức trọng tâm, trả lời hoặc làm bài tập có
liên quan đến kiến thức đã học, hoàn thành bài với phép tính dễ hiểu với bước giải
nhanh nhất. Khi hướng dẫn học bài mới, giáo viên sử dụng nhiều phương pháp
như: Trực quan, đàm thoại, thuyết trình, thực hành. Bởi vì học sinh tiểu học, tư duy
của các em là trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng. Do đó, giáo viên nên dành
nhiều thời gian cho học sinh thực hành nhằm phát huy óc tưởng tượng, tư duy sáng
tạo của các em. Sau mỗi dạng bài chúng ta nên cho học sinh chốt kiến thức bài đó.
Ngoài ra tạo hứng thú cho các em bằng cách: Tổ chức thi giải toán nhanh; đố vui để
học hoặc trò chơi học tập; thi điền đúng điền nhanh kết quả giữa các cá nhân, giữa
các tổ, nhóm...Sau đó cho học sinh cả lớp nhận xét, đánh giá, giáo viên bổ sung và
tuyên dương, khen thưởng.
2. Đề xuất:
* Đối với giáo viên:
Giáo viên chúng ta cần đến với học sinh bằng cả tình yêu nghề mến trẻ, bằng
cả tấm lòng vì học sinh thân yêu. Biết quan tâm lắng nghe thấu hiểu học sinh. Từ
đó nắm bắt tâm lý, hoàn cảnh riêng, khả năng nhận thức, tiếp thu của học sinh để
có biện
pháp dạy học phù hợp.
Thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn. Tham gia
tích cực trong việc học hỏi và áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học.
Cần nghiên cứu kỹ bài và đồ dùng trước khi lên lớp. Xác định mục tiêu từng
bài tập đạt theo chuẩn kiến thức kỹ năng theo các đối tượng học sinh trong lớp.
* Đối với nhà trường:
13
Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán


Có kế hoạch mua sắm bộ thiết bị đồ dùng phục vụ dạy học đảm bảo đủ số lớp,
đặc biệt là bộ đồ dùng dạy môn Tiếng việt và Toán lớp 1.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã vận dụng trong dạy học môn toán lớp 1
tại trường Tiểu học Tân Bình, mong quí đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm cho tốt
hơn, tôi chân thành cảm ơn. /

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tân Bình, ngày 10 tháng 4 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép của người khác.
Người viết.

Hà Thị Khuyên

MỤC LỤC.
14
Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán

NỘI DUNG
A. Đặt vấn đề

TRANG
1

B. Giải quyết vấn đề


2

I. Cơ sở lý luận về dạy học môn Toán.

2

II. Thực trạng của dạy học môn Toán ở lớp 1.

2

III. Các biện pháp thực hiện dạy học môn Toán lớp 1

4

1. Sử dụng đúng lúc, đúng mức độ các đồ dùng dạy học môn
Toán ở lớp 1.
2. Chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện trực quan từ
dạng cụ thể sang dạng trừu tượng hơn.
3. Khắc sâu kiến thức bài dạy, rèn luyện kỹ năng tính toán bằng
cách để học sinh tự nêu ví dụ.
4. Giúp học sinh thực hiện tốt " Giải bài toán có lời văn".

4

IV. Kết quả thực hiện

12

C. Kết luận


12

1. Kết luận

12

2. Kiến nghị

13

5
6
7

15
Hà Thị Khuyên- Giáo viên- Trường Tiểu học Tân Bình- Như Xuân



×