Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

XÂY DỰNG và TRIỂN KHAI mô HÌNH THỬ NGHIỆM xử lý KHÍ THẢI, nước THẢI LÀNG NGHỀ NHẰM xây DỰNG các QUY ĐỊNH, HƯỚNG dẫn về xử lý KHÍ THẢI và nước THẢI các LOẠI HÌNH LÀNG NGH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 43 trang )

Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG - CỤC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

Báo cáo nhiệm vụ
XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM XỬ LÝ KHÍ
THẢI, NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ NHẰM XÂY DỰNG CÁC QUY ĐỊNH,
HƯỚNG DẪN VỀ XỬ LÝ KHÍ THẢI VÀ NƯỚC THẢI CÁC LOẠI HÌNH
LÀNG NGHỀ ĐẶC THÙ CỦA VIỆT NAM

Đơn vị chủ trì nhiệm vụ
Đơn vị thực hiện
Đơn vị tư vấn

Tổng cục Môi trường
Cục Kiểm Soát ô nhiễm
Công ty CP công nghệ thân thiện
môi trường Bách Khoa

Hà Nội, 12 - 2010

1


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN
I.1. Nội dung, mục đích của dự án thử nghiệm


I.2. Căn cứ pháp lý và tiêu chuẩn áp dụng
I.3. Khảo sát hiện trạng môi trường tại 05 làng nghề
I.3.1. Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề Vân Chàng
I.3.2. Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề bánh đậu xanh Nguyên Hương,
Hải Dương;
I.3.3. Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Vân Hà, Đông
Anh, Hà Nội;
I.3.4. Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề chế biến thực phẩm Đình Dù,
Văn Lâm, Hưng Yên;
I.3.5. Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề Đồng Côi, Nam Giang, Nam
Trực, Nam Định.
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM
XỬ LÝ KHÍ THẢI, NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ
II.1. Mô hình thử nghiệm xử lý khí thải hơi kiềm - axit làng nghề Vân Chàng,
Nam Giang, Nam Trực, Nam Định;
II.1.1. Thiết kế hệ thống xử lý chất thải tại làng nghề Vân Chàng
II.1.2. Hướng dẫn vân hành hệ thống chất thải xưởng gia công nhôm
II.1.3. Dự trù và tính toán chi phí hóa chất cho hệ thống xử lý chất thải
II.2. Mô hình thử nghiệm xử lý nước thải cơ sở sản xuất bánh đậu xanh Nguyên
Hương, Hải Dương;
II.2.1. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất bánh đậu xanh Nguyên
Hương, Hải Dương;
II.2.2. Hướng dẫn vân hành hệ thống nước thải
II.2.3. Dự trù và tính toán chi phí hóa chất cho hệ thống xử lý
II.3. Mô hình thử nghiệm xử lý khí bụi chà gỗ làng nghề chế biến gỗ mỹ nghệ xã
Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội;
2


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng

dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

II.3.1. Thiết kế hệ thống xử lý bụi chà gỗ tại làng nghề
II.3.2. Hướng dẫn vân hành hệ thống xử lý bụi chà gỗ tại làng nghề
II.3.3. Dự trù và tính toán chi phí hóa chất cho hệ thống xử lý bụi
II.4. Mô hình thử nghiệm xử lý nước thải làng nghề chế biến thực phẩm Đình Dù,
Văn Lâm, Hưng Yên;
II.4.1. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải làng nghề chế biến thực phẩm
II.4.2. Hướng dẫn vân hành hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm
II.4.3. Dự trù và tính toán chi phí hóa chất cho hệ thống xử lý nước thải
II.5. Mô hình thử nghiệm xử lý nước thải mạ làng nghề Đồng Côi, Nam Giang,
Nam Trực, Nam Định.
II.5.1. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mạ làng nghề
II.5.2. Hướng dẫn vân hành hệ thống xử lý nước thải mạ làng nghề
II.5.3. Dự trù và tính toán chi phí hóa chất cho hệ thống xử lý nước thải
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
III.1 Kết quả thực hiện nhiệm vụ
III.2. Tiến độ và thời gian thực hiện:
III.3. Đánh giá hiệu quả việc thực hiện Dự án thử nghiệm
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng1: Chất lượng nước thải, khí thải của các làng nghề Vân Chàng
Bảng 2: Kết quả phân tích nước thải làng nghề bánh đậu xanh Nguyên Hương, Hải
Dương
Bảng 3: Chất lượng không khí của làng nghề gỗ VânHà,Đông Anh Hà Nội
Bảng 4: Kết quả phân tích nước thải làng nghề Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên;
Bảng5: Kết quả phân tích nước thải làng nghề Đồng Côi, Nam Giang, Nam Trực, Nam
Định.
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ xử lý hơi dung môi và nước thải của làng nghề Vân Chàng
Hình 2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải làng nghề bánh đậu xanh Nguyên Hương,
Hải Dương;
Hình 3: Sơ đồ xử lý bụi làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội;
Hình 4: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến thực phẩm Đình Dù, Văn
Lâm, Hưng Yên;
Hình 5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mạ điện làng nghề Đồng Côi, Nam Giang,
Nam Trực, Nam Định.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các hình ảnh khảo sát hiện trạng tại làng nghề
Phụ lục 2: Các bản vẽ thiết kế xây lắp hệ thống xử lý chất thải làng nghề
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
BTNMT
CKSON
BOD520
( Biochemical Oxygen Demand)
COD
QCVN
TCXDVN
HTXLNT


THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
Bộ Tài nguyên Môi trường
Cục kiểm soát ô nhiễm
Nhu cầu oxy sinh hóa đo trong thời gian 5
ngày tại nhiệt độ 200C
Nhu cầu oxy hóa học
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Hệ thống xử lý nước thải

4


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

MỞ ĐẦU
Làng nghề truyền thống Việt Nam đã xuất hiện từ thời xa xưa và đã đóng một
vai trò cực kỳ quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước. Sự phát triển làng nghề
truyền thống không những đã dóng góp một phần đáng kể sản phẩm cho đất nước
trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà còn giải quyết công ăn
việc làm cho hàng triệu lao động trong cả nước, từng bước nâng cao đời sống của nhân
dân và tháo gỡ những khó khăn cho họ. Một vấn đề khác đang được cả xã hội quan
tâm là sự xuống cấp của môi trường. Sản xuất tự phát thiếu tổ chức cùng với việc duy
trì áp dụng các công nghệ cũ đã làm cho môi trường trong các làng nghề bị ô nhiễm
nặng. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải có sự thay đổi lớn về mặt công nghệ,
nâng cao ý thức người lao động và định hướng rõ ràng cho việc duy trì và phát triển
sản xuất của các làng nghề mới có thể hạn chế được ô nhiếm môi trường vì một lẽ,
phát triển làng nghề là một tất yếu. Công việc có ý nghĩa đặc biệt đối với nước ta là: “
Kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề” bao gồm các hoạt động, biện pháp, phòng

ngừa ô nhiễm và chủ động xử lý loại trừ tác nhân gây ô nhiễm, các . Kiểm soát ô
nhiễm môi trường là sự kết hợp của nhiều hoạt động cụ thể như sau:
- Nghiên cứu, khảo sát công nghệ sản xuất, hiện trạng các nguồn thải dựa trên quá
trình quan trắc cho một cơ sở sản xuất hộ gia đình
- Áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm.
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải cuối nguồn
Dự án kiểm soát ô nhiễm môi trường các làng nghề được xếp trong danh
mục 19 chương trình, đề án, dự án ưu tiên để thực hiện kế hoạch quốc gia kiểm soát ô
nhiễm môi trường đến năm 2010. Nhiệm vụ: “Xây dựng và triển khai các mô hình về
xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng dẫn về xử lý
khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam" thuộc Dự án Kiểm
soát ô nhiễm môi trường làng nghề. Báo cáo Dự án thử nghiệm các mô hình trình diễn
xử lý này tập trung vào nội dung nghiên cứu: “Triển khai mô hình thử nghiệm 05 mô
hình xử lý khí thải, nước thải làng nghề tại các Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương
và thành phố Hà Nội” để xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường và định hướng phát
triển công nghệ phù hợp cho làng nghề trong tương lai.

5


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN
I.1- Nội dung, mục đích của dự án thử nghiệm (Nhiệm vụ)
i. Nội dung thử nghiệm (Nhiệm vụ): “Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý
khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng dẫn về xử lý khí
thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam”
Thời gian thực hiện: 1/2010 – 12/2010 (1 năm).
Nội dung chính: Xây dựng và triển khai 05 mô hình về xử lý khí thải, nước thải tại

làng nghề, cụ thể như sau:
- Mô hình thử nghiệm xử lý nước thải cơ sở sản xuất bánh đậu xanh Nguyên
Hương, Hải Dương;
- Mô hình thử nghiệm xử lý khí thải hơi kiềm - axit làng nghề Vân Chàng, Nam
Giang, Nam Trực, Nam Định;
- Mô hình thử nghiệm xử lý khí bụi chà gỗ làng nghề chế biến gỗ mỹ nghệ xã
Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội;
- Mô hình thử nghiệm xử lý nước thải làng nghề chế biến thực phẩm Đình Dù,
Văn Lâm, Hưng Yên;
- Mô hình thử nghiệm xử lý nước thải mạ làng nghề Đồng Côi, Nam Giang,
Nam Trực, Nam Định.
ii. Mục đích của dự án:
-

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xử lý khí thải và nước thải khả thi, cho các hộ
sản xuất riêng lẻ tại làng nghề. Từng bước nâng cao năng lực kiểm soát ô nhiễm
môi trường làng nghề thông qua việc xây dựng các mô hình thử nghiệm

-

Đề xuất giải pháp công nghệ khả thi để xử lý nước thải làng nghề, xác định
trách nhiệm xử lý nước thải của 01 hộ gia đình và trách nhiệm của chính quyền
thôn xã trong việc xử lý khí thải, nước thải tại làng nghề.

-

Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm làng nghề trên cơ sở hoàn thiện và phổ
biến áp dụng văn bản quy phạm pháp luật và một số công cụ kiểm soát ô nhiễm
môi trường phù hợp cho làng nghề, các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ
môi trường các cấp, chính quyền địa phương và cộng đồng.


-

Tổng hợp, đúc kết nhằm đưa ra được những biện pháp khả thi, phù hợp với
từng loại hình làng nghề để phổ biến, nhân rộng cho các làng nghề.

iii. Cách tiếp cận nghiên cứu

6


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

- Khảo sát và đánh giá hiện trạng đầu tư phát triển và ô nhiễm môi trường tại các làng
nghề trên địa bàn cả nước, đặc biệt tại 05 làng nghề thí điểm
- Nghiên cứu khảo sát thực tế để thiết kế hệ thống xử lý chất thải khả thi
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định các thông số công nghệ tối ưu để tính toán thiết kế
triển khai triển khai các giải pháp xử lý khí thải, nước thải khả thi cho các làng nghề
iv. Tổ chức thực hiên :
1) Chủ trì nhiệm vụ: Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục môi trường
- Đại diện là : Ông Hoàng Minh Đạo - Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm
- Địa chỉ

: 409 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

- Điện thoại

:


(04) 3.7713172

Fax: (04)3.7713176

2) Đơn vị tư vấn thiết kế dự án: Công ty Cổ phần Công nghệ thân thiện môi trường
Bách Khoa;
- Đại diện là :
Ông Vũ Văn Mạnh - Giám đốc Công ty
- Địa chỉ :

Nhà D6 - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội , Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà

Trưng, Hà Nội
- Điện thoại

:

(04) 2.2181598

Fax: (04) 3.8693551

Các cán bộ tham gia thực hiện dự án của đơn vị tư vấn: GS. TS. Đặng Kim Chi; TS.
Vũ văn Mạnh, TS. Đặng Xuân Việt, Th.S Tạ Văn Sơn, KS. Nguyễn Tuấn Anh, KS.
Dương Ngọc Tân; KS. Nguyễn Ngọc Việt, KS. Nguyễn Hồng Quang, KS. Trần Phước
Long, KS. Lê Đức Anh
3) Các cán bộ tham gia thực hiện dự án:
Phòng Môi trường, Cục kiểm soát ô nhiễm. . Các Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc
các địa phương có làng nghề, phòng quản lý tài nguyên và môi trường các huyện và
Các cán bộ thực hiện dự án của các xã xây dựng triển khai mô hình. UBND các xã có
làng nghề và các hộ sản xuất có đủ năng lực tham gia thực hiện theo đề nghị của đơn

vị chủ trì.
I.2. Căn cứ pháp lý và tiêu chuẩn áp dụng
1. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Môi trường về việc phê duyệt dự toán điều chỉnh kinh phí Nhiệm vụ
“Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây
dựng các quy định, hướng dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề

7


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

đặc thù của Việt Nam” thuộc Dự án Kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề năm
2010;
- Căn cứ Hợp đồng kinh tế số 06/2010/HĐKT-KSON ngày 27 tháng 7 năm 2010
giữa Cục Kiểm soát ô nhiễm và Công ty Cổ phần Công nghệ thân thiện môi trường
Bách Khoa;
- Căn cứ vào nội dung làm việc, ngày 17 tháng 3 năm 2010: Hai bên đã thống nhất
một số nội dung, tiến độ triển khai thực hiện năm 2010 của Nhiệm vụ III thuộc Dự án
Kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề, cụ thể như sau:
- Chỉ thị số 199/TTg của Thủ tướng Chính Phủ về những biện pháp cấp bách trong
công tác quản lý chất thải ở khu đô thị và khu Công nghiệp.
- Thông tư số 09 BKH/ VPTĐ ngày 21/9/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn về lập và thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư.
- Nghị định số 52/1999/NĐ - CP ngày 08/7/1999, số 12/2000/NĐ - CP ngày
05/5/2000 và Số 07/2003/NĐ - CP ngày 30/01/2003 của Chính Phủ ban hành Quy chế
Quản lý đầu tư và Xây dựng.
- Nghị định 117/NĐ – CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 về xử lý vi phạm pháp luật

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Các tiêu chuẩn áp dụng
- Xây dựng hệ thống xử lý khí thải công nghiệp đạt TCVN 6993:2001 (chất lượng không
khí theo cột B - Tiêu chuẩn thải các chất vô cơ trong vùng nông thôn và miền núi).
- Xây dựng hệ thống xử lý khí thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo
QĐ3733/2002/QĐ-BYT
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
QCVN 24-2009 (chất lượng theo cột B).
- Tiêu chuẩn xây dựng: Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép theo Quy phạm thi công và
nghiệm thu TCXDVN 390-2007. Yêu cầu bảo dưỡng theo TCXDVN 391-2007.
- Tiêu chuẩn điện: Tiêu chuẩn chiếu sáng các công trình công nghiệp TCXDVN 2532001. Tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện TCXDVN 394-2007.
I.3. Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề
I.3.1. Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề Vân Chàng
i. Chất lượng môi trường của làng nghề Vân Chàng
Hàng năm, hoạt động sản xuất của làng nghề trong thời gian từ tháng 3 đến tháng
9 có phần giảm, nhưng từ đầu tháng 10 đến tháng 2 năm sau hoạt động sản xuất diễn
ra trên khắp cả làng và làm hầu như suốt ngày. Bên cạnh đó môi trường không khí nơi
đây có mùi hóa chất được sử dụng, khí thải từ các lò cán gây ra cảm giác khó thở. Các
8


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

sông, kênh mương chạy quanh làng chính là những nguồn tiếp nhận tất cả nguồn nước
thải của “nền công nghiệp làng” với màu đen kịt, bốc lên mùi hôi rất khó chịu và độ
lưu thông của dòng nước rất thấp. Rãnh nước dẫn nước thải từ các hộ dân làm nghề
nhôm, rèn sắt đặc sệt màu vàng sánh. Âm thanh phát ra từ các chiếc máy cán nhôm,
cán sắt... càng góp phần làm cho không khí đến ngột ngạt. Nước thải tự do ra ao, hồ,
ngấm cả vào lòng đất. không khí, đất, nước bị ô nhiễm nặng nề.

Về môi trường nước, toàn làng có 14 bể mạ hàng ngày thải ra sông Vân Chàng
40 – 50 m3 nước thải chưa được xử lý nhưng vẫn được thải vào kênh thủy lợi phục vụ
tưới tiêu. Trong nước thải mạ có nhiều hoá chất nguy hiểm như: HCl, H 2SO4 và đặc
biệt hàm lượng chất độc Cianua vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải ngấm
trực tiếp vào nước ngầm, bụi ảnh hưởng tới nước mưa khiến người dân phải khoan
giếng rất sâu mới đủ nước để dùng. Nhiều bệnh nguy hiểm được phát hiện tại Vân
Chàng. Tuổi thọ trung bình của người dân Vân Chàng là 55, thấp hơn nhiều so với tuổi
thọ trung bình của cả nước. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của làng nghề Vân
Chàng trong Bảng 1.
Bảng 1. Chất lượng nước thải của làng nghề Vân Chàng
TT Thông số

Vị trí lấy mẫu
ND.11.01 ND.11.02 ND.11.03
ND.11.04 ND.11.06 ND.11.08
1
pH
2,08
6,62
6,76
6,66
3
DO
2,9
5,0
4,7
6,9
4
COD
709

Không làm Không làm
27
5
BOD5
130
Không làm Không làm
20
6
SS
180
7056
820
76
7
∑N
26,02
13,90
56,49
5,12
8
∑P
1,31
17,4
2,14
0,96
9
∑Cr
3,96
844
17,6

10
Ni
2,05
2,33
0,0028
11
Zn
5,02
12 Dầu mỡ
3,455
7,896
0,097
0,292
13 Coliform
2
<2
Âm tính
2800
(Đơn vị lấy mẫu và phân tích: Công ty CP Công nghệ Thân thiện Môi trường Bách
Khoa– ĐHBK Hà Nội ngày 12/09/2009)
ND.11.01: mẫu nước lấy tại cơ sở mạ
Cr, Ni Trần Quốc Vượng
ND.12.02: mẫu nước lấy tại cơ sở mạ
Cr, Ni Vũ Huy Giao.
ND.12.03: mẫu nước lấy tại cơ sở
nhúng nhôm Vũ Nam Duy

ND.12.04 mẫu nước lấy tại:cơ sở mạ
kẽm Vũ Mạnh Kháng
ND.12.06 mẫu nước lấy tại cống dẫn

nước thải tập trung của làng
ND.12.08 mẫu nước lấy tại cơ sở nhúng
nhôm Đoàn Hữu Dinh
9


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

Theo điều tra của Công ty CP Công nghệ Thân thiện Môi trường Bách Khoa tại
Vân Chàng: hàm lượng bụi tổng khu vực sản xuất vượt từ 1,5 đến 3 lần tiêu chuẩn
cho phép; khí độc như SO2, CO, NO... tại các cơ sở sản xuất vượt từ 1, 2 đến 2, 5 lần,
tại khu trung tâm rèn dập tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trong thời gian cao
điểm tiếng ồn từ các máy dập với mức ồn lên đến 100dBA. Các thông số ô nhiễm đặc
trưng về khí thải khu vực xưởng có thể tóm tắt trong Bảng 2.

Bảng 1-2: Chất lượng không khí của làng nghề Vân Chàng
Thông số
Trung bình
Bụi tổng
520
SO2.
96
CO
1300
HCl (trong xưởng trường hợp 102
có sử dụng dung môi)
Các hợp chất Amoni
142


Đơn vị
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3

Qua các đợt tiến hành khảo sát đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng
nghề Vân Tràng của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường kết hợp với: Đại diện
Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, Trưởng
thôn làng Vân Chàng, bước đầu có thể rút ra nhân xét sau:
-

Môi trường không khí bị ô nhiễm trầm trọng bởi các chất độc hại ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khoẻ của người lao động và dân cư tại địa phương . Nước thải
từ các cơ sở sản xuất, nước thải sinh hoạt chưa được phân luồng để xử lý. Một
số cơ sở sản xuất xả thẳng nước thải xuống kênh thuỷ nông, thay vì xả vào cống
chung của làng tới khu xử lý tập trung có thể dẫn tới sự tích luỹ các kim loại về
lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân.
10


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

-

Người lao động tại địa phương còn chưa chú ý tới vấn đề an toàn lao động, tuy
làm việc trong môi trường độc hại nhưng thường không đeo khẩu trang, găng
tay.


-

Vấn đề quản lý chất thải nói chung của làng còn chưa được chú trọng, đã gây o
nhiễm môi trường cục bộ. Điều này có thể thấy được ngay trước cổng cơ quan
chính quyền địa phương hình thành một bãi rác lộ thiên bốc lên những mùi xú
uế, gây mấy mỹ quan, đã và đang có những khiếu kiện về môi trường của dân
cư trong xã.

ii. Các vấn đề môi trường của xưởng gia công bề mặt nhôm làng Vân Chàng
Quá trình sản xuất của làng Vân Chàng sử dụng nguyên liệu chính là các phế liệu
kim loại. Ngoài ra làng còn sử dung các nguyên liêu khác như: Nước cho sinh hoạt và
sản xuất, ước tính tổng lượng nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất làng nghề khoảng
14.200 m3/ngđ, trong đó nguồn nước sinh hoạt được cung cấp từ hệ thống cấp nước
sạch của xã, còn nước sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như nước giếng khoan, ao.
Lượng than được sử dụng khá lớn, mỗi ngày của làng khoảng 30 tấn và lượng lớn các
hoá chất có thể gây tác hại đến môi trường.
Các hoá chất này thường là axit, xút và các muối vô cơ với các chức năng để tẩy
rỉ, dầu mỡ làm sạch bề mặt các chi tiết trước khi đem mạ, ngoài ra là các dung dịch mạ
trong nước rửa chi tiết sau mạ bị rò rỉ ra ngoài. Các dung dịch mạ điện thường chứa
các kim loại nặng dưới dạng CrO 3, NiSO4. Quy trình sản xuất của ngành cơ kim khí có
thể khái quát theo hình II.1. Nước thải từ các xưởng mạ điện, xưởng xử lý bề mặt
nhôm thường chứa các ion kim loại rất độc như Cr 6+, Ni2+, Zn2+, Cu2+, Cd2+, Sn2+, v.v.
và một lượng dầu mỡ đủ lớn, chưa kể đền các loại hoá chất và dung môi sử dụng trong
mạ điện và các quá trình chuẩn bị và hoàn thiện sản phẩm, có thể gây nguy hại cho các
nguồn nước nếu như chúng không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Hơi
kim loại và axit cũng như các khí độc thoát ra trong quá trình mạ, xử lý bề mặt nhôm
như: Kiềm, NH3, NH4Cl, CxHy, H2SO4, v.v. là chất thải nguy hại cần phải xử lý. Đối
với loại hình tái chế nhôm, các cơ sở chủ yếu làm gia công theo các đơn đặt hàng cho
những cơ sở lớn. Quy trình tái chế nhôm kèm dòng thải của làng nghề Vân Chàng

Hình 2.
Hiện tại, làng Vân Chàng còn có hàng chục các cơ sở mạ điện, xử lý bề mặt
nhôm của tư nhân, chủ yếu là mạ các chi tiết và phụ tùng xe máy, xe đạp và đồ nhôm
gia dụng. Các xưởng hoạt đông không liên tục, thường làm theo đơn đặt hàng của một
số cơ sở lắp ráp và bán lẻ. Nước thải, khí thải của những cơ sở này không được kiểm
11


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

soát, thường được thải thẳng ra môi trường không khí và hệ thống thoát nước chung
của làng. Công nghệ tái chế nhôm của làng Vân Chàng là loại công nghệ lạc hậu, thao
tác còn thủ công. Nguồn phát thải chủ yếu bao gồm khí thải hơi dung môi và khí từ
quá trình nhúng trực tiếp các sản phẩn váo các dung môi độc hại, có khả năng bốc hơi
mạnh trong không khí. Nước thải từ quá trình gia công bề mặt sản phẩm hoặc vật liệu
cần gia công chảy tràn trên bề mặt và vào hệ thống cống rãnh
I.3.2. Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề bánh đậu xanh Nguyên Hương,
Hải Dương
Công ty CP Công nghệ Thân thiện Môi trường Bách Khoa đã tiến hành khảo sát,
lấy mẫu ngày 11 tháng 9 năm 2010. Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế tại cơ sở cho
thấy: có hai nguồn nước thải chính đó là nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt với
các đặc trưng như sau:
Nguồn 1: Nước thải sinh hoạt bao gồm: Nước thải tại các khu vệ sinh chung đã được
xử lý bằng hệ thống bể phốt và nước thải khu vực nhà ăn của cơ sở
Nguồn 2: Nước thải sản xuất của cơ sở chủ yếu là nước thải từ các khu vực: Nước thải
từ quá trình vo, ngâm gạo. Lượng nước thải này khoảng 8m 3/ngày.đêm. Các thành
phần gây ô nhiễm chính của nguồn nước này là: : pH, BOD5 (20 0C), COD, Chất rắn lơ
lửng, Nitrit, Tổng Nito, Tổng photpho, Coliform do vậy cần xử lý trước khi tái sử
dụng hoặc thải ra môi trường. Nguồn 2 không ổn định, biến đổi rất nhiều theo quá

trình sản xuất và hiện nay được trộn lẫn với lượng nước mưa vì vậy cần xây dựng hệ
thống thu gom riêng. Kết quả phân tích và so sánh với tiêu chuẩn cụ thể theo bảng sau:
Bảng 2: Kết quả phân tích nước thải làng nghề bánh đậu xanh Nguyên Hương,
Hải Dương
Stt

1
2
3
4
5
6
7

Chỉ tiêu phân
tích

Đơn vị

pH
BOD5 (200C)
COD
Chất rắn lơ lửng
Tổng Nito
Tổng photpho
Coliform

mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l
MPN/100 ml

Kết quả
Mẫu 1
5,5 – 9
50
100
100
30
6
5000

- Các loại sản phẩm của làng nghề, nguyên liệu, năng lượng
+ Bánh đậu xanh, kẹo lạc.
12


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

+ Đỗ xanh, mỡ lợn, lạc, nha .v.v.
- Các đặc trưng nước thải của cơ sở SX
+ Nước thải từ quá trình luộc đỗ.
+ Nước thải từ quá trình rửa mỡ và luộc mỡ lợn.
+ Nước thải từ các nhà vệ sinh.
I.3.3. Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Vân Hà, Đông
Anh, Hà Nội;
Công ty CP Công nghệ Thân thiện Môi trường Bách Khoa đã tiến hành khảo sát,

lấy mẫu ngày 11 tháng 9 năm 2010. Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế tại cơ sở cho
thấy: có hai nguồn thải chính của các cơ sở sản xuất là bụi thải bay lơ lửng trong
không khí môi trường làm việc và chất thải rắn với các đặc trưng như sau:
Nguồn 1: Bụi thải gỗ bay lơ lửng trong không khí, hiện tại không được xử lý.
Nguồn 2: Chất thải rắn phát sinh từ quá trình gia công chế biến gỗ: mùn cưa, mùn chà,
dăm bào, hiện tại đang được hộ sản suất thu gom một phần nhỏ, còn lại là thải ra môi
trường xung quanh như ra các bãi đất gần các cơ sở sản xuất hoặc các ao hồ. Kết quả
phân tích chất lượng không khí khu vực sản xuất và so sánh với tiêu chuẩn cụ thể theo
bảng sau:
Bảng 3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí làng nghề gỗ Vân Hà,
Đông Anh Hà Nội
( Khu vực sản xuất tại hộ sản xuất gia công đồ gỗ nhà ông Hợi Vân Hà, Đông Anh Hà
Nội)
Stt

Chỉ tiêu
phân tích

Đơn vị

Kết quả
Mẫu 1
20
75
12
1

Mẫu 2
20
75

0,27
1

o
1
Nhiệt độ
C
30
2
Tiếng ồn
dBA
85
3
Bụi lơ lửng mg/m3
6*
4
Tốc độ gió
m/s
1,5
Ghi chú:
- Mẫu 1: mẫu không khí khu vực sản xuất trong quá trình không vận hành thiết bị.
- Mẫu 2: mẫu không khí khu vực sản xuất trong quá trình có vận hành thiết bị.
- QĐ 3733/2002/QĐ -BYT-2002: Quyết định của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩnvệ
sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động
- (*): áp dụng giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi trọng lượng với hàm lượng si líc ≤ 20%

I.3.4. Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề chế biến thực phẩm Đình Dù,
Văn Lâm, Hưng Yên;

13



Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

Đặc tính nước thải làm đậu phụ và sau Biogas làng nghề chế biến thực phẩm Đình
Dù, Văn Lâm, Hưng Yên;
Với công suất chế biến 20 – 30 kg đậu tương một ngày, lượng nước thải được ước tính
khoảng 4-5 m3/ngày. Tuy nhiên lượng nước thải không phân bố đều theo thời gian mà
chỉ tập trung vào khoảng thời gian làm đậu (2-5 giờ sáng). Nước thải của quá trình làm
đậu được chủ hộ tách riêng với nước thải chăn nuôi do chênh lệch độ cao nền chuồng
trại và nền khu vực làm đậu.
Nước thải từ các chuồng lợn khoảng 80 con (đầu lợn), được thu gom đưa về bể Biogas
có dung tích khoảng 6 m3, nước đầu ra của bể Biogas được thải trực tiếp ra môi
trường. Tuy nhiên do số lượng lợn nhiều, thường xuyên khoảng 60 con trong chuồng
(số liệu do chủ nhà cung cấp), lượng nước sử dụng rất lớn (10-12 m3/ngày, số liệu ước
tính dựa vào công suất máy bơm và thời gian sử dụng bơm), do đó thời gian xử lý
trong bể Biogas không đảm bảo. Cụ thể các chỉ tiêu về nước thải đều cao hơn so với
tiêu chuẩn cho phép. Tthanhf phần nước thải tại cống ra của bể Biogas và nước thải
của quá trình sản xuất đậu phụ được thể hiện trong bảng kết quả như sau:
Bảng 4: Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải làm đậu phụ và sau Biogas
STT
1
2
3
4
5

Thông số
mg/l

COD
BOD5
pH
NH4+
Tổng P

Nước thải
làm đậu
1530
825
6,5
95
9

Nước thải
sau Biogas
320
130
5,2
40
5,2

QCVN 24:2009
/BTNMT (cột B)

80
50
5-9
30
6


I.3.5. Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề Đồng Côi, Nam Giang, Nam
Trực, Nam Định.
Nước thải mạ điện được sinh ra từ các khâu như: xử lý bề mặt (tẩy rỉ, tẩy dầu mỡ...),
rửa tràn, mạ điện... Về cơ bản COD, BOD và hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải
xưởng mạ điện thấp. Nước thải có độ pH dao động mạnh từ axit đến kiềm tùy theo nước
thải của từng công đoạn. Tuy nhiên, hàm lượng các kim loại nặng như: Cr +6, Ni2+, Cu2+,
Zn2+...trong nước thải ở cơ sở mạ là rất cao. Ngoài ra, trong nước thải xưởng mạ còn chứa
kiềm, axit hay một số gốc axit như PO42-, Cl-, SO42-... có nguồn gốc từ các hóa chất được
sử dụng trong quá trình mạ. Quá trình khảo sát cho thấy lưu lượng nước thải của các cơ sở
mạ không lớn khoảng 10 m3/ngày. Tuy nhiên do hàm lượng chất thải độc hại cao cần thiết
phải được xử lý trước khi thải bỏ ra ngoài môi trường. Trước tình hình này, Cục Kiểm
14


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

Soát Ô Nhiễm đã phối hợp với Công ty CP Công nghệ Thân thiện Môi trường Bách Khoa
đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu ngày 11 tháng 9 năm 2010. Căn cứ vào kết quả khảo sát
thực tế tại cơ sở cho thấy nước thải mạ ở làng nghệ Đồng Côi có đặc trưng như sau:
Bảng 5: Đặc trưng nước thải mạ tại các cơ sở sản xuất tại làng nghề
Stt

Chỉ tiêu phân
tích

Đơn vị

Kết quả


pH
COD
Chất rắn lơ lửng
Chì
Cadimi
Dầu mỡ khoáng
Crom
Niken

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

1,0
800
98
0,004
0,0003
2,3
1,0
2,733

QCVN 24:2009/
BTNMT (Cột B)
5,5 – 9

100
100
0,5
0,01
5
0,1
0,5

15


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC MÔ HÌNH
THỬ NGHIỆM XỬ LÝ KHÍ THẢI, NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ
II.1. Mô hình thử nghiệm xử lý khí thải hơi kiềm - axit làng nghề Vân Chàng,
Nam Giang, Nam Trực, Nam Định;
II.1.1. Thiết kế hệ thống xử lý chất thải xưởng gia công bề mặt nhôm
tại làng nghề Vân Chàng
i. Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý hơi dung môi làng Vân Chàng
. Căn cứ vào các phương án xử lý khí thải, hơi kiềm, axit như đã nêu ở phần

trước chúng tôi lựa chọn tháp rửa khí kết hợp xử lý nước thải. Đây là phương án khả
thi có thể áp dụng đối với xưởng gia công bề mặt nhôm mà không cần bổ xung hoá
chất. Tuy nhiên để nước thải sau hệ thống xử lý có thành phần chất lượng cao, có thể
tái sử dung trong sản xuất cần kết hợp thêm lượng nhỏ nước vôi và phèn. Thiết bị xử
lý khí thải, nước thải này không những góp phần cải thiện chất lượng môi trường làng
nghề mà còn mang lại hiệu quả kinh tế từ chất thải
Hỗn hợp khí thải chứa hơi kiềm, hơi axit phát sinh tại các vị trí xử lý bề mặt

nhôm được các chụp hút khí cục bộ (lắp đặt tại các vị trí phát sinh khí) thu gom vào hệ
thống đường ống dẫn khí, quạt hút khí thổi hỗn hợp khí này vào thiết ị rửa khí. Tại
tháp rửa khí xảy ra đồng thời các quá trình tách bụi theo phương pháp dùng lực ly tâm
và xử lý các thành phần khí gây ô nhiễm môi trường theo phương pháp hấp thụ và
phản ứng hóa học, khí thải sau khi xử lý được thải ra môi trường băng ống khói. Hơi
dung môi và dung dịch xử lý thu tại đáy thiết bị được định kỳ tách bùn và bổ sung hóa
chất. Sau khi khí thải qua hệ thống xử lý khí thải trên sẽ đạt TCVN 6993:2001.
Nước thải phát sinh trong quá trình xử lý bề mặt bề mặt sản phẩm. Dung dịch
xử lý mang tính axit hoặc kiềm có tác dụng làm sạch bề mặt vật liệu, khi xử lý bề mặt
nước thải hòa tan một phần kim loại và kim loại nặng như Cr6+ … và có môi trường
pH của dung dịch (axit hoặc kiềm) sau một thời gian làm việc nước thải này được thải
bỏ và có chứa nhiều các thành phần gây ô nhiễm môi trường nên cần phải xử lý. Hệ
thống xử lý gồm có 3 ngăn, gồm một ngăn thu nước thải mang tính axit và một ngăn
thu gom nước có tính kiềm, các ngăn này được bố trí các lớp đệm xử lý. Nước thải sau
khi đươc thu gom và các ngăn được lắng cặn thô và xảy ra các phản ứng hoá học
chuyển hoác các thành phần gây ô nhiễm sang dạng không ô nhiễm sau đó chảy tràn
vào hệ thống ống sang ngăn thứ 3, tại đây dòng nước thải được trung hòa và lắng các
16


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

kết tủa, bùn thải được định kỳ thu gom đưa đi xử lý, nước thải được xả ra môi trường
bằng bơm điều khiển bằng van phao điện từ. Nước thải sau khi ra khỏi thiết bị đạt tiêu
chuẩn xả thải. Sau khi nước thải qua hệ thống xử lý trên sẽ đạt
QCVN24:2009/BTNMT.

Hình1: Sơ đồ công nghệ xử lý hơi dung môi
ii. Thiết kế hệ thống xử lý hơi dung môi và nước thải xưởng gia công nhôm

1. Hố gom kết hợp loại rác
Kích thước: Φ 1,0 m, H 1,5 m
Vật liệu: Bê tông ống cống hoặc xây bằng gạch
Lưới chắn rác: lồng thép bọc nhựa (400 x 400 x 400) mm, khe (2 x 2) mm
2. Bể xử lý nước thải
Kích thước toàn bể H x Bx L: (1,6 x 2 x 6,15) m
Ngăn lắng H x Bx L: (1,6 x 2 x 3,5) m
Ngăn lọc (một ngăn) H x Bx L: (1,6 x 2 x 0,7) m
17


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

Thiết bị: Vật liệu đệm phoi thep: 0,5 m3
Khung lưới đỡ vật liệu đệm, Ống phân phối nước, khí, Ống thu bùn
3. Tháp hấp thụ xử lý khí thải
Quạt hút ly tâm: Q= 1-1.5kw, Q = 3000 m3/h
Tháp hấp thụ khí loại màng nước
II.1.2. Hướng dẫn vân hành hệ thống chất thải xưởng gia công bề mặt nhôm
1. Quy trình vận hành hệ thống xử lý khí thải
Khí thải thoát ra từ các bể nhúng kiềm, axit xử lý bề mặt nhôm được quạt hút vào tháp
hấp thụ theo sơ đồ hình 3 . Khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN19: 2009/BTNMT
(loại B) sẽ được thải ra môi trường theo ống khói. Nước thải sau khi hấp thụ khí được
dẫn về hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN24: 2009/BTNMT (loại B).
2. Quy trình vân hành hệ thống xử lý nước thải
Nước thải mạ tại cơ sở sản xuất được phân luồng thành 2 dòng thải riêng biệt là dòng
nước thải chứa kiềm và dòng nước thải chứa axit, Crom được dẫn vào 2 bể chứa khác
nhau. Tại bể chứa 2 có lớp phoi xỉ sắt để xử lý Cr 6+. Nước thải sau khi qua 2 bể chứa
sẽ được nhập chung vào bể điều hòa nhằm ổn định và điều hòa lưu lượng nước thải.

Tiếp đó được đưa sang thiết bị hợp khối được chế tạo tại xưởng cơ khí của công ty
Bkest. Tại ngăn phản ứng bổ sung dung dịch kiềm để điều chỉnh pH và các hóa chất
đông keo tụ như phèn sắt, phèn nhôm để tách chủ yếu lượng màu và một phần các chất
ô nhiễm khác trong nước thải (Màu, COD, BOD5, kim loại nặng,...). Nước sau keo tụ
sẽ tự chảy sang ngăn lắng để tách bùn, sau đó thu về bể chứa để xử lý theo nhưng công
đoạn tiếp theo. Bùn từ đáy bể lắng của thiết bị hợp khối định kỳ được hút sang sân
phơi bùn, phần nước rích được tuần hoàn lại bể điều hòa. Nước thải sau khi thu về bể
chứa được bơm nước thải bơm qua thiết bị lọc nổi nhằm giữ lại các chất hữu cơ hoà
tan, các chất màu còn sót lại trong dòng thải. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn
QCVN24: 2009/BTNMT (loại B) theo sơ đồ hình 4 sẽ được thu vào bồn chứa nước
sạch để tái sử dụng cho sản xuất.
3. Cách khắc phục các sự cố
Khi phát hiện sự cố không nguy hiểm, người vận hành không cần phải dừng cả
hệ thống mà chỉ cần chuyển sang chế động hoạt động bằng tay, thiết bị nào không gặp
sự cố vẫn có thể bật để đảm bảo hoạt động liên tục. Lúc này người vận hành tiến hành
khắc phục sự cố, cần chú ý đảm bảo nguồn điện cấp cho thiết bị đang sửa chữa đã
18


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

được cắt một cách chắc chắn. Sự cố về điện là sự cố nguy hiểm, nghiêm trọng, nếu
phát hiện cần dừng hệ thống, cắt nguồn điện và báo cáo người có trách nhiệm. Với sự
cố về điện, người khắc phục phải là người có trình độ về điện. Trường hợp máy cấp
khí gặp sự cố, công ty cần nhanh chóng khắc phục để tránh trường hợp bể sinh học bị
hỏng.
Bảng các sự cố và các khắc phục sự cố
Sự cố, hiện tượng
Hơi dung môi toả ra ngoài.Quạt hút yếu

Bơm nước vẫn chạy, nước không lên
Nước rò rỉ tại chỗ nối hay rắc co
Các động cơ có tiếng kêu lạ
Các đèn báo đỏ sáng

Cách khắc phục
Kiểm tra các cửa thông gió
Ngừng quạt hút để kiểm tra cánh quạt
Kiểm tra các van, mồi lại, xả khí, kiểm
tra rắc co tại đầu hút của bơm
Nối lại ống hoặc xiết lại rắc co
Tiến hành bảo dưỡng
Có sự cố về điện, yêu cầu cán bộ KT
điện kiểm tra.

II.1.3. Dự trù và tính toán chi phí hóa chất cho hệ thống xử lý chất thải
1. Dự toán kinh phí xây dựng và thiết bị

TT Nội dung

a.

b.

Mô hình xử lý khí thải - hơi kiềm,
axit làng nghề Vân Chàng, xã Nam
Giang, Nam Trực, Nam Định
Chi phí vật tư
Mua nguyên vật liệu xây dựng bể chứa
dung dung dịch sau hấp thụ


Đơn vị

Số
lượng

Đơn vị: Nghìn đồng
Đơn
Thành tiền
giá
năm 2010
168,000
79,000

trọn bộ

1

Mua quạt hút: Q= 1-1.5kw

cái

1

Tháp hấp thụ khí loại màng nước

bộ

1


bộ

1

bộ

1

ca

3

Mua vật tư chụp hút khí, van, khớp nối
mềm, đường ống và phụ kiện…
Mua vật tư, điện động lực, phụ kiện…
(có tủ điện)
Các vật tư tiêu hao khác khi vận hành
thử nghiệm
Chi phí nhân công

Công

Chi phí thiết kế công nghệ

công

150

Chi phí khảo sát, lựa chọn vị trí và


Công

150

20,0
00
10,0
00
20,0
00
10,0
00
10,0
00
3,0
00

20,000
10,000
20,000
10,000
10,000
9,000
73,000

70

10,500
10,500
19



Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

c.

chuẩn bị mặt bằng
Chi phí lắp đặt thiết bị
Chi phí giám sát, theo dõi công trình
Chi phí vận hành chạy thử mô hình và
hiệu chỉnh công nghệ
Chi phí lấy mẫu, phân tích kiểm định
các thông số trước và sau xử lý (04
mẫu/lần x 03 lần)
Các chi phí khác
Chi phí vận chuyển thiết bị, đi lại
In ấn bản vẽ, tài liệu
TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN
(một trăm sáu mươi tám triệu đồng)

Công
Công

150
100

Công

150


mẫu

12

ca
bộ

4
1

70
70
70
70

10,500
7,000
10,500

2,0
00

24,000

3,000
4,000

16,000
12,000

4,000
168,000

II.2. Mô hình thử nghiệm xử lý nước thải cơ sở sản xuất bánh đậu xanh Nguyên
Hương, Hải Dương;
II.2.1. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất bánh đậu xanh Nguyên
Hương, Hải Dương;
1. Hố gom kết hợp loại rác
Kích thước: Φ 1,0 m, H 0,8 m
Vật liệu: Bê tông ống cống hoặc xây bằng gạch
Lưới chắn rác: lồng thép bọc nhựa (400 x 400 x 400) mm, khe (2 x 2) mm
2. Bể xử lý
Ngăn lọc kỵ khí (một ngăn): 6,8 m3
Ngăn Aroten:
4,86 m3
Ngăn lắng:
3,048 m3
Ngăn tiêu hủy bùn:
1,68 m3
Ngăn khử trùng:
0,3 m3
Thiết bị: Vật liệu đệm plastic: 2,2 m3
Khung lưới đỡ vật liệu đệm, Ống phân phối nước, khí, Ống thu bùn
II.2.2. Hướng dẫn vân hành hệ thống nước thải
1. Công suất trạm xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt
Công suất trạm xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt cơ sở lựa chọn theo nhu cầu sử
dụng nước cho mục đích sản xuất và sinh hoạt của cơ sở là 10m 3/h.
2. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt
Cơ sở sẽ nhập hai dòng thải : Nước thải sinh hoạt sau bể phốt và nước thải sản xuất
được dẫn ống riêng tới khu xử lý.

Nước thải từ quá trình sản xuất được thu gom theo hệ thống cống dẫn về bể
20


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

gom để ổn định lưu lượng và tách một phần các chất ô nhiễm lơ lửng sau đó được bơm
vào bể UASB. Trước khi nước nấu mỡ được thu gom vào bể, sẽ được đi qua bể tách
mỡ mục đích để tách phần mỡ động vật tối đa ra khỏi nước thải. Nước thải từ bể thu
gom được đưa vào bể điều hòa cùng với nước bể phốt và cũng được bơm vào hệ thống
bể UASB cùng về nước thải sản xuất. Nước thải được đưa vào từ phía dưới của bể
UASB qua lớp bùn yếm khí. Bên trên lớp bùn là vùng đệm, giữ vi sinh vật, tại vùng
đệm xảy ra quá trình thuỷ phân chất hữu cơ và quá trình lên men các sản phẩm thuỷ
phân thành các axit dễ bay hơi, axeton, rượu... Sự lên men axit axetic và quá trình
metan hoá xẩy ra ở lớp nước trong, tuy nhiên sự phân vùng ở đây chỉ mang tính tương
đối. Biogas được tạo thành sẽ tạo ra hỗn hợp khí - lỏng - rắn (bùn) khiến cho bùn trở
thành những hạt lơ lửng có kích thước từ 1 – 3 mm.
Đồ đậu xanh

Nấu mỡ

Bể tách mỡ

Bể gom nước
thải sản xuất

Bể phốt
Hệ thống cống rãnh
UASB

30m3
Bể yếm khí có tấm
đệm nghiêng
4 m3
Bể hiếu khí có tấm
đệm nghiêng
6 m3

Bể tiêu hủy bùn
3 m3

Bể lắng
3 m3

Bể khử trùng

Cống thoát
nước
21


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

Hình 2. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt
Do vận tốc dòng chảy ngược và do một số bọt khí và hạt bùn có khí bám vào sẽ
nổi lên trên mặt hỗn hợp phía trên bể, khi va vào lớp lưới chắn phía trên các bọt khí bị
vỡ và hạt bùn được tách ra và lại lắng xuống dưới nằm lại trong thiết bị. Nồng độ của
sinh khối trong bể phản ứng có thể lên tới 50 g/l. Với quy trình này bùn tiếp xúc được
nhiều với chất hữu cơ có trong nước thải và qúa trình phân huỷ chất hữu cơ diễn ra

mạnh mẽ. Các khí tạo thành trong quá trình phân huỷ yếm khí chủ yếu là CH 4 và CO2
sẽ tạo thành một dòng tuần hoàn cục bộ giúp cho việc hình thành dễ dàng các hạt bùn
hoạt tính và giữ cho chúng ổn định. Sau khi đã được xử lý tại bể UASB, nước thải
được bơm sang bể lọc yếm khí. Tại bể yếm khí, nước thải được bổ sung vi sinh vật có
hoạt lực cao nhằm xử lý triệt để các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Sau khi nước thải qua bể
lọc yếm khí sẽ được chảy sang bể lọc sinh học hiếu khí. Tại đây, nước thải tiếp tục
được bổ sung thêm Vi Sinh Vật mục đích để giảm tải lượng COD/BOD. Hệ thống
phân phối khí cung cấp không khí cho vi sinh vật hoạt động (được đặt dưới đáy bể).
Nước thải sau đó tự chảy sang bể lắng để khử các chất hữu cơ cũng như cặn lơ lửng.
Nước thải cuối được chảy sang bể khử trừng trước khi xả ra cống thoát nước chung
thành phố (sau khi đã xin cơ quan chức năng giấy phép xả thải). Bùn từ bể lắng được
bơm sang bể tiêu hủy bùn một phần được tuần hoàn lại bể hiếu khí.

II.2.3. Dự trù và tính toán chi phí hóa chất cho hệ thống xử lý

Bảng 2: Dự trù kinh phí xây dựng và vận hành hệ thống

22


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

II.3. Mô hình thử nghiệm xử lý khí bụi chà gỗ làng nghề chế biến gỗ mỹ nghệ
xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội;
Áp dụng thử nghiệm xử lý nước thải làng nghề bánh
đậu xanh Nguyên Hương- Hải Dương

270,00
0


3,50
0
60,00
0
5,00
0
10,00
0
7,00
0
7,00
0

173,00
0
7,0
00
60,0
00
10,0
00
10,0
00
7,0
00
7,0
00

Chi phí vật tư

Xây bể điều hòa, tách rác (xây gạch thẻ)

m3

2

Hệ thống bể xử lý sinh học (yếm khí, hiếu khí)

bộ

1

Thùng pha hóa chất (nhựa đúc) V= 200lít

cái

2

Các vật tư tiêu hao khác: ván khuôn, que hàn….

1

Bơm nước thải: Q=2-3 m3/h, H=8-10mH2O

cái

1

Bơm bùn cánh hở: Q=2-3 m3/h, H=8-10mH2O


cái

1

Đường ống công nghệ, phụ kiện: Van, tê, cút, keo dán,
doăng, bu lông… (nhựa PVC)

bộ

1

15,00
0

15,0
00

Vật tư điện: Dây điện (2x4mm;100m), tủ điều khiển,
van tự động (theo mức, thời gian)

bộ

1

15,00
0

15,0
00


Hệ thống cấp khí

bộ

1

Bộ tách dầu mỡ

cái

1

Chi phí hóa chất, năng lượng vận hành thử nghiệm

ca

3

20,00
0
10,00
0
4,00
0

20,0
00
10,0
00
12,0

00
97,00
0
10,50
0
10,5
00
10,5
00

Chi phí nhân công

Công

Chi phí thiết kế công nghệ

công

150

Chi phí khảo sát, lựa chọn vị trí và san lấp mặt bằng

Công

150

Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị

Công


150

70

Chi phí giám sát, theo dõi công trình

Công

150

70

10,500

Chi phí lấy mẫu, phân tích kiểm định các thông số
trước và sau xử lý (02 mẫu/lần x 03 lần)

mẫu

12

2,000

24,000

Chi phí vận hành chạy thử mô hình và hiệu chỉnh công
nghệ

công


200

70

14,000

Chi phí vận chuyển thiết bị, đi lại

ca

4

3,000

12,000

In ấn bản vẽ, tài liệu hoàn công

bộ

1

5,000

5,000

7
0
7
0


23


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

II.3.1. Thiết kế hệ thống xử lý bụi chà gỗ tại làng nghề
Thiết bị hút và thu gom bụi gỗ bao gồm:
Xe đẩy di động: Kích thước: 900x600x1800mm; Vật liệu: thép
Vải lọc: polyeste, D400mm, L1500mm
Quạt hút: Q:1500m3/h, N:1,5kW, 3pha, H: 250mmH2O
Đường ống hút khí – bụi: ống nhựa, D120 có gân tăng bền.
Tủ điện điều khiển
Chụp hút di động: Thép mạ kẽm, tiết diện hút: 200x1000mm
II.3.2. Hướng dẫn vân hành hệ thống xử lý bụi chà gỗ tại làng nghề
1. Công suất thiết bị hút và thu hồi bụi gỗ
Công suất thiết bị hút và thu hồi bụi gỗ của cơ sở lựa chọn theo kết quả khảo sát và
mục đích sử dụng thực tế của công nhân thao tác sản xuất. Thiết bị lắp đặt cho cơ sở
có công suất là 1500m3/h.
2. Công nghệ hút và thu hồi bụi
Tại cơ sở sản xuất gia công chế biến gỗ: Thiết bị được lắp đặt với chức năng
hút và thu hồi bụi từ quá trình chà bề mặt tấm hoặc các sản phẩm gỗ, đây là các hạt bụi
có kích thước nhỏ, phát tán và lơ lửng trong không khí môi trường làm việc, các bụi
này dễ dàng xâm nhập và tích tụ vào phổi của công nhân lao động. Đồng thời thiết bị
này cũng làm nhiệm vụ vệ sinh nhà xưởng sau khi kết thúc ngày sản xuất của cơ sở.
Chụp hút bụi di động được tính toán thiết kế theo thực tế thao tác và nhu cầu
của công nhân sản xuất, như khoảng đưa tay khi di chuyển máy chà, kích thước của
tấm gỗ... sao cho ít ảnh hưởng nhất tới quá trình sản xuất và tối ưu khả năng hút của
thiết bị.

Quá trình làm việc của thiết bị hút và thu hồi bụi đối với thao tác chà gỗ: Hỗn
hợp khí - bụi phát sinh từ quá trình chà được chụp hút di động thu gom vào đường ống
dẫn khí bằng quạt hút, sau đó quạt hút thổi hỗn hợp này vào túi vải lọc bụi, các hạt bụi
được giữ lại trong lòng túi vải, khí sạch sau khi đã tách triệt để các hạt bụi thoát ra
ngoài túi vải lọc và trở lại môi trường làm việc. Sau một thời gian làm việc bụi trong
túi nhiều được lấy ra đưa đi xử lý bằng cách mở khóa nằm ở phần đáy túi vải xả bỏ
bụi, sau đó đóng khóa lại và làm việc bình thường.
Quá trình làm việc của thiết bị hút và thu hồi bụi đối với thao tác vệ sinh nhà
xưởng: qua trình này cần tháo bỏ chụp hút bụi di động, sau đó di chuyển đầu ống hút
khí đến các vị trí cần vệ sinh, hỗn hợp khí bụi được thu gom vào đường ống dẫn khí
bằng quạt hút, sau đó quạt hút thổi hỗn hợp này vào túi vải lọc bụi, các hạt bụi được
giữ lại trong lòng túi vải, khí sạch sau khi đã tách triệt để các hạt bụi thoát ra ngoài túi
vải lọc và trở lại môi trường làm việc. Sau một thời gian làm việc bụi trong túi nhiều
24


Xây dựng và triển khai các mô hình về xử lý khí thải, nước thải làng nghề nhằm xây dựng các quy định, hướng
dẫn về xử lý khí thải và nước thải các loại hình làng nghề đặc thù của Việt Nam

được lấy ra đưa đi xử lý bằng cách mở khóa nằm ở phần đáy túi vải xả bỏ bụi, sau đó
đóng khóa lại và làm việc bình thường.
Tủ điện điều
khiển

Hỗn hợp
khí – bụi

Chụp hút di
động


Đường ống
thu gom

Quạt hút

Khí sạch sau
tách bụi

Túi vải lọc
bụi

Bụi thu gom
đưa đi xử lý

Hình II-3. Sơ đồ công nghệ thiết bị hút và thu hồi bụi

II.3.3. Dự trù và tính toán chi phí hóa chất cho hệ thống xử lý bụi
Bảng 3: Dự trù kinh phí chế tạo và vận hành thiết bị xử lý bụi
STT

Tên công việc và chi tiết

a

Chi phí thiết bị
Mua nguyên vật liệu chuẩn bị mặt
bằng
Mua quạt hút: Q: 1000m3/h, N:
1,5kW
Gia công thiết bị lọc bụi túi vải

Mua vật tư chụp hút, van, khớp nối
mềm, đường ống hút và phụ
kiện…
Mua vật tư điện động lực và phụ

Đơn vị
tính

Số
lượng

Đơn giá
(1000 VNĐ)

Thành tiền
(1000 VNĐ)

Trọn bộ

01

5.000

64.000
5.000

cái

01


10.000

10.000

Bộ
Bộ

01
01

20.000
10.000

20.000
10.000

Bộ

01

10.000

10.000
25


×