Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

XÂY DỰNG LUẬN cứ KHOA học PHỤC vụ CÔNG tác lập QUI HOẠCH QUẢN lý CHẤT THẢI rắn CHO các đô THỊ VIỆT NAM NGHIÊN cứu điển HÌNH tại THÀNH PHỐ (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

TRẦN THỊ QUỲNH NHUNG

XÂY DỰNG LUẬN CỨ KHOA HỌC PHỤC VỤ CÔNG
TÁC LẬP QUI HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
CHO CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH
TẠI THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

TRẦN THỊ QUỲNH NHUNG

XÂY DỰNG LUẬN CỨ KHOA HỌC PHỤC VỤ CÔNG
TÁC LẬP QUI HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
CHO CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH
TẠI THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM
Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường
Mã số: 60 85 06

LuËn v¨n th¹c sü kü thuËt


C¸n bé híng dÉn: PGS.TS. NguyÔn ThÞ Kim Th¸i

HÀ NỘI, NĂM 2008


LỜI CÁM ƠN
Trong bốn năm học tập và nghiên cứu chuyên ngành công nghệ môi trường tại trường
Đại học xây dựng Hà nội, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng
luận cứ khoa học phục vụ công tác qui hoạch quản lý chất thải rắn cho các đô
thị Việt nam – Nghiên cứu điển hình tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm”.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô
giáo, các bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong
Viện Khoa học kỹ thuật môi trường – Bộ môn công nghệ và quản lý môi trường, các
thầy cô và các cán bộ của khoa Sau đại học trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội, các
chuyên gia của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp và các
đồng nghiệp tại công ty Cổ phần nước và môi trường Việt nam, gia đình bạn bè,
những người đã động viên và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Thị Kim
Thái, người đã hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ và có nhiều góp ý quý báu cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu.
Từ đáy lòng tôi xin cảm ơn người bạn đời và cũng là đồng nghiệp của tôi, người đã
luôn động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận
văn này.
Đề tài là kết quả của sự nỗ lực và tâm huyết của tôi trong suốt thời gian qua, nhưng
do thời gian thực hiện có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được các ý kiến đóng góp để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn,
Hà nội, tháng 6 năm 2007
Học viên


Trần Thị Quỳnh Nhung


-4-

DANH SÁCH CÁC BẢNG

DANH SÁCH CÁC HÌNH

MỤC LỤC

PHỤ LỤC 1: Các số liệu hiện trạng về chất thải rắn tại thành phố Phan Rang –
Tháp Chàm
PHỤ LỤC 2: Tính toán các giải pháp thu gom và vận chuyển chất thải rắn
tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm


-5-

BẢNG DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIÊT TẮT
ATVMT

: An toàn về môi trường

BOT

: Xây dựng - vận hành - chuyển giao

BTTN


: Bảo tồn tự nhiên

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BXD

: Bộ xây dựng

CNMT

: Công nghệ môi trường

CTR

: Chất thải rắn

KHCN & MT

: Khoa học công nghệ và môi trường

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

QCXDVN

: Qui chuẩn xây dựng Việt nam


QHLN

: Qui hoạch liên nghành

TCXDVN

: Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam

TN & MT

: Tài nguyên và Môi trường

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TP

: Thành phố

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSMT

: Vệ sinh môi trường


-6-


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Hàng năm Việt nam tạo ra hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó chất thải rắn sinh
hoạt đô thị và nông thôn vào khoảng 12.8 triệu tấn, chất thải rắn công nghiệp khoảng
2.7 triệu tấn. Ngoài chất thải rắn y Từ 2.1 vạn tấn, các chất thải độc hại ttrong công
nghiệp là 13 vạn tấn và trong nông nghiệp là khoảng 4.5 vạn tấn.
Lượng chất thải rắn trong đô thị ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số,
phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển về tính chất và trình độ tiêu dùng trong các
đô thị. Vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra bởi lượng chất thải rắn chưa được xử lý
hoặc được xử lý không đạt yêu cầu đang gây ra hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với
môi trường sống.
Trong 10 năm trở lại đây thông qua rất nhiều các dự án lớn về quản lý chất thải rắn
thải đô thị đã được triển khai ở Việt nam, công tác quản lý CTR đã đạt được rất nhiều
tiến bộ, tuy nhiên chủ yếu lại tập chung ở các đô thị lớn, còn các đô thị từ cấp tỉnh
(cấp III) trở xuống hay ở các làng nghề thì tình hình không có nhiều biến chuyển.
Việt nam đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp lý như nghị định 59/2007/NĐ-CP
về quản lý chất thải rắn, Qui chuẩn 01/2008 / BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
qui hoạch xây dựng... nhằm đưa ra các qui định chung mà công tác lập quy hoạch
quản lý chất thải rắn bắt buộc phải tuân thủ, nhưng thực tế công tác này vẫn còn tồn
tại rất nhiều bất cập, thiếu tính khoa học và đang chủ yếu dựa vào kiến thức chuyên
môn và kinh nghiệm của các nhà tư vấn. Điều này dẫn đến việc quy hoạch hệ thống
thu gom và xử lý chất thải rắn cho nhiều đô thị không đồng nhất, hình thức thu gom
chất thải rắn, vị trí và diện tích các khu xử lý, phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị
được quy hoạch và tính toán chưa đáp ứng được các tiêu chí về pháp luật, bảo vệ môi
trường, kỹ thuật công nghệ....
Xuất phát từ hiện trạng nêu trên, việc Xây dựng luận cứ khoa học phục vụ công tác

lập quy hoạch quản lý chất thải rắn cho các đô thị Việt nam là rất cần thiết. Trên cơ
sở những luận cứ này em đã tiến hành nghiên cứu điển hình: Lập quy hoạch quản
lý chất thải rắn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm thuộc Tỉnh Ninh Thuận.”
2.

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chung:


-7-

Thiết lập một hệ thống đồng bộ các tiêu chí cơ bản trong công tác qui hoạch thu gom
và xử lý chất thải rắn đô thị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại các đô
thị Việt nam.
Mục tiêu cụ thể :
Xây dựng các dữ liệu và phương pháp luận phục vụ cho việc lập qui hoạch quản lý
chất thải rắn đô thị cho thành phố Phan Rang – Tháp Chàm theo định hướng đến
2020, nhằm:
- Cải thiện và phát triển hệ thống thu gom, phân loại và vận chuyển chất thải rắn;
- Xây dựng các khu xử lý và chôn lấp chất thải rắn, áp dụng công nghệ xử lý phù
hợp;
- Nâng cao nhận thức và tự giác tham gia của cộng đồng;
- Khuyến khích các thành phân kinh tế, xã hội tham gia vào công tác quản lý chất
thải rắn;
- Thiết lập kế hoạch huy động các nguồn vốn để thực hiện các dự án theo qui hoạch
tổng thể.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Theo nghị định 72/2001/NĐ-CP về phân cấp đô thị và quản lý đô thị, các đô thị Việt
nam được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô
thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị của các đô thị loại III - áp dụng
nghiên cứu điển hình cho thành phố Phan Rang-Tháp Chàm thuộc tỉnh Ninh Thuận
4.

Nội dung nghiên cứu

a/
Thu thập các thông tin cơ sở phục vụ cho đề tài
- Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn thải rắn đô thị trên thế giới;
- Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn thải rắn đô thị ở Việt nam;
- Các thông tin về qui hoạch tổng thể, phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Phan
Rang – Tháp Chàm đến 2010 và 2020;
- Thực trạng thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn đang áp dụng tại thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm;
- Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn đô thị trên thế giới và ở Việt nam
- Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn thành phố;
- Tổng quan về phát triển thành phố đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Tổng quan và đánh giá các mặt tích cực và tồn tại của cơ chế, chính sách, các quy
định về quản lý chất thải rắn ở đô thị .


-8-

b/

Nghiên cứu, khảo sát lấy mẫu phân tích chất thải rắn sinh hoạt và công

nghiệp: Tổ chức các đợt thu gom để xác định tỷ trọng của chất thải rắn thải,
lấy mẫu phân tích thành phần và tính chất của chất thải rắn thải từ các nguồn
khác nhau tại một số khu vực được lựa chọn trong quá trình khảo sát. Các số
liệu này sẽ cơ sở cho việc đề xuất mô hình thu gom và xử lý trong quá trình lập
qui hoạch

c/

Đề xuất cơ sở lý luận, xây dựng các tiêu chí phục vụ cho công tác lập qui
hoạch quản lý chất thải rắn tại các đô thị Việt nam:
Tiêu chí phục vụ qui hoạch vị trí khu xử lý chất thải rắn
Phân tích lựa chọn phương án công nghệ thu gom và vận chuyển chất thải rắn
Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật – công nghệ khi qui hoạch các trạm trung
chuyển
Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật – công nghệ khi qui hoạch các khu xử lý
chất thải rắn tập trung.

-

d/
Ứng dụng nghiên cứu điển hình cho thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
- Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh tại thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm đến năm 2020.
- Đề xuất các giải pháp chiến lược trong qui hoạch và quản lý chất thải rắn tại thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm (không bao gồm qui hoạch vị trí khu xử lý chất thải
rắn)
5.

Phương pháp nghiên cứu
 Kế thừa các kết quả đã nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước : Toàn bộ

tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, các báo cáo đề tài nghiên cứu, các báo cáo có
liên quan tới quản lý chất thải rắn cho các khu dân cư, các nhà cao tầng, các
văn bản hướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn thải trong các đô
thị... ở trong nước và ngoài nước sẽ được thu thập, phân tích và rút ra các kinh
nghiệm để áp dụng thực hiện nhiệm vụ này.
 Phương pháp thống kê, lập phiếu điều tra : Trên cơ sở thu thập số liệu, các
thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm hạ tầng kỹ thuật và
hiện trạng quản lý chất thải rắn thải sinh hoạt ở một số khu đô thị điển hình sẽ
được tập hợp và thống kê.
 Khảo sát thực địa, tổng kết rút kinh nghiệm thực tế: Trên cơ sở thông tin ban
đầu về hiện trạng quản lý chất thải rắn, sẽ tiến hành khảo sát thực tế nhằm
đánh giá và và cập nhật các tài liệu khác có liên quan.


-9-

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
1.1 Khái niệm về quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị
Trong công tác quản lý chất thải ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt nam,
thường có hai vấn đề chủ yếu và cũng là thách thức lớn đặt ra là làm thế nào thu gom
hết chất thải rắn phát sinh và xử lý chúng một cách phù hợp với môi trường. Quản lý
tổng hợp chất thải là cách tiếp cận mới trong quản lý chất thải đưa những cách thức
quản lý khác nhau giúp giảm bớt đồng thời sức ép về thu gom và chôn lấp chất thải.
Cách tiếp cận này làm tăng tính bền vững cả về môi trường, cả về kinh tế và xã hội
của hệ thống quản lý chất thải nói chung.
Thuật ngữ “tổng hợp” có nghĩa là nối kết hay phối hợp với nhau. Quản lý tổng hợp
chất thải bao gồm ít nhất ba loại phối kết hợp sau:
1.


Phối kết hợp các chiến lược quản lý chất thải, bao gồm các chiến lược giảm
nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu hồi năng lượng
và chôn lấp.

Giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ và thu hồi năng lượng là các
chiến lược chuyển dòng vận động chất thải lệch hướng khỏi bãi chôn lấp mà nhờ đó
tăng tuổi thọ của bãi chôn lấp và giảm chi phí cả về kinh tế, cả về môi trường trong
quản lý chất thải. Phối kết hợp các chiến lược chuyển dòng này vào trong quy hoạch
quản lý chất thải là cái cốt lõi để xác định nhu cầu về năng lực thu gom chất thải và
tuổi thọ của bãi chôn lấp. Thu hồi năng lượng từ thiêu đốt chất thải không chỉ đơn
thuần là sản xuất năng lượng mà còn làm giảm bớt khối lượng chất thải phải chôn lấp
tới 90%. Tuy vậy, thu hồi năng lượng không phải là phương án khả thi về kinh tế và
về kỹ thuật khi mà còn có một tỷ lệ chất thải hữu cơ lớn trong nguồn thải. Bởi vì chất
thải hữu cơ có độ ẩm cao, gây khó khăn cho việc thiêu đốt.
2.

Phối kết hợp các khía cạnh xã hội, kinh tế, luật pháp, thể chế, môi trường và
công nghệ trong quản lý chất thải.

Trong thực tế phần lớn công tác quản lý chất thải bao gồm các quyết định về công
nghệ, tài chính, luật pháp hay cưỡng chế thi hành, phạt hành chính. Tất cả các yếu tố
này cần được phối kết hợp vào trong các quyết định về quản lý chất thải. Thí dụ, khi
lựa chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp, sẽ là không đầy đủ khi chỉ xác định địa
điểm này vì lý do ít tốn kém. Người quản lý chất thải cần xác định cả tác động môi
trường tiềm tàng của mỗi địa điểm, tác động xã hội đối với người dân địa phương và
cả sự ủng hộ của họ đối với địa điểm đề xuất lựa chọn. Các công nghệ chôn lấp cũng


- 10 -


phải là phù hợp cho vận hành và năng lực thể chế phải đủ để tiến hành đánh giá tác
động môi trường đối với bãi chôn lấp và để quan trắc và vận hành có hiệu quả.
3.

Phối kết hợp ý kiến và ưu tiên của các bên liên quan như chính quyền, nhà sản
xuất, công chúng, các tổ chức quần chúng, các tổ chức phi chính phủ, các tổ
chức cộng đồng và khu vực phi chính quy. Phối kết hợp việc cung cấp dịch vụ
của các nhóm liên quan.

Quản lý tổng hợp chất thải tìm hiểu các ý kiến và ý tưởng của các bên liên quan bị
ảnh hưởng khi hoạch định và áp dụng các giải pháp chiến lược, hay các dự án về
quản lý chất thải rắn. Phương pháp tìm hiểu này rất đa dạng, có thể là các hội thảo,
các cuộc họp công khai, các cuộc điều tra nghiên cứu, phỏng vấn, hoạt động của các
ban thẩm định, ban tư vấn. Lắng nghe và hành động với các “đầu vào” như vậy
không chỉ giúp hoàn thiện thiết kế các chương trình hay dự án quản lý chất thải, mà
còn làm tăng nhận thức và tạo sự ủng hộ của mọi người bị tác động ảnh hưởng đối
với các chương trình hay dự án đó.
Nhìn chung những hợp phần và chức năng của một hệ thống quản lý chất thải rắn
được thể hiện ở hình 1.1

Hình 1.1 Hợp phần và chức năng cơ bản của một hệ thống quản lý chất thải rắn


- 11 -

1.2 Tổng quan về quản lý chất thải rắn trên thế giới
Quản lý chất thải rắn được coi là những vấn đề rất quan trọng trong công tác xử lý ô
nhiễm và bảo vệ môi trường. Ở các nước phát triển như Mỹ, các nước Tây Âu, Bắc
Âu, Nhật Bản... trình độ quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã đạt ở mức độ cao. Phương
thức quản lý chất thải rắn hiện đang áp dụng ở các nước tập trung vào:

Chôn lấp / Đổ thải cuối cùng
- Giảm thiểu chất thải rắn,
- Thu hồi, tái chế và tái sử dụng lại chất thải,
- Xử lý và thải bỏ chất thải an toàn, hợp vệ sinh,
Các công việc phân loại chất thải rắn thải tại nguồn, thu gom, xử lý và tái chế chất
thải rắn sinh hoạt ở hầu hết các nước phát triển đã được tổ chức đồng bộ từ chính
sách, pháp luật, công cụ kinh tế và có sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội.
Ở các nước đang phát triển, phương thức 3R (Reduce, Reuse, Recycle) hiện đang
được áp dụng rộng rãi trong việc hoạch định các chính sách về chất thải rắn. Đó là
phương thức: giảm thiểu-tái sử dụng-tái chế chất thải rắn.
Các khuynh hướng sau đang được cân nhắc và áp dụng trong điều kiện phát triển của
từng quốc gia:
Khuynh hướng thứ nhất: Gia tăng của các chương trình phân loại chất thải rắn ngay
tại nguồn. Việc phân loại tại nguồn sẽ giúp cho chính quyền thành phố thực hiện
được các việc sau:
- Áp đặt một hệ thống mới cho các loại thành phần khác nhau của chất thải rắn.
- Phân chia chi phí cho việc tái sinh từng loại chất thải rắn.
- Giáo dục cho các hộ gia đình về sự cần thiết của việc phân chia các loại chất thải
rắn có khả năng tái sinh được trong chất thải rắn sinh hoạt của gia đình.
Khuynh hướng thứ hai: Phát triển trên qui mô toàn thế giới của các chương trình xử
lý / chuyển hóa chất thải rắn thải thành năng lượng.
Chuyển đổi từ chất thải thành năng lượng là cách làm sạch và có hiệu quả nhất để xử
lý các loại chất thải có khả năng tái sinh được và có thể được chuyển đổi sang giá trị
thị trường một cách hợp lý. Mặc dù trong thập kỷ tới đây, việc đốt các loại chất thải
sẽ có thị phần riêng của nó, nhưng việc chuyển đổi từ chất thải rắn thải sang năng
lượng cũng sẽ phát triển ở rất nhiều nước do các nước đang phải tìm kiếm các nguồn
năng lượng sạch và rẻ tiền cho tương lai.
Khuynh hướng thứ ba: Thu hồi chi phí qua các hoạt động của chương trình quản lý
chất thải rắn.



- 12 -

Chỉ có rất ít các thành phố nắm rõ và thực sự hiểu một cách đúng đắn về các chi phí
của mình cho công tác quản lý chất thải rắn. Đa số các thành phố đều có ghi lại
những khoản mà họ sẽ sử dụng để vận hành các hệ thống quản lý chất thải rắn của
mình, nhưng chỉ có rất ít các thành phố biết được liệu họ có chi tiêu quá nhiều cho
các hoạt động này hay không. Tình trạng này sẽ được cải thiện trong thập kỷ tới khi
mà tất cả các cấp chính quyền phải chịu một sức ép ngày một lớn hơn để thu hẹp dần
khoảng cách giữa các khoản thu - chi của chính quyền trong công tác này.
Khuynh hướng thứ tư: gia tăng sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
Ngày càng có nhiều các công ty tư nhân tham gia đấu thầu cùng các công ty thuộc
khối kinh tế công cộng và thắng thầu. Giá cả của khối kinh tế tư nhân ngày càng trở
nên thoả đáng hơn, nên sự cạnh tranh trong các dịch vụ quản lý chất thải rắn sẽ càng
ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Tuy nhiên khuynh hướng này đang bị chịu ảnh hưởng
của lãnh đạo thành phố là những người quan liêu trong việc lựa chọn giữa các dịch vụ
có chi phí thấp, có hiệu quả cao của các công ty tư nhân hay của khối kinh tế công
cộng.
Khuynh hướng thứ năm: Phát triển của quan điểm "Bạn phải trả giá cho những gì
mình vứt bỏ đi"
Các chương trình thực hiện quan điểm "người thải chất thải rắn phải trả tiền để thải
chất thải rắn ra môi trường" là kết quả của nhận thức quần chúng cho rằng những hệ
thống chất thải ở địa phương cần phải thích hợp và thoả đáng hơn.
Các kinh nghiệm quản lý chất thải rắn của một số nước có thể được mô tả như
sau:
Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn của Singapore: Singapo có diện tích lãnh thổ là
619 km2 với 2,6 triệu dân. Luật BVMT tại Singapo chặt chẽ, chế tài xử phạt nghiêm
khắc. Hành vi vứt giấy kẹo, mẩu thuốc lá... ra đường phố sẽ bị phạt 150 đô la
Singapo, các công trình xây dựng nếu để ôtô vận chuyển đất cát làm bẩn đường phố
sẽ bị phạt tối thiểu là 20.000 đô la Singapo (tương đương 14.000 USD).

Tất cả chất thải rắn đều được phân loại ngay tại nguồn phát sinh và thu gom bằng túi
nilon. Chất thải rắn tại Singapore phát sinh từ các hộ gia đình, được thu gom theo
từng cụm khu vực và đưa tới các điểm tập trung để xử lý. Việc thu gom CTR do các
công ty tư nhân đảm nhiệm, nhà nước hỗ trợ tiền xây dựng các nhà máy tiêu hủy chất
thải. Bộ Môi trường giám sát chặt chẽ việc quản lý CTR trên phạm vi toàn quốc.
Hàng tháng, người dân có nghĩa vụ đóng góp phí thu gom chất thải, mỗi gia đình nộp
6 USD/tháng, nếu căn hộ có sân vườn nộp 11 USD/tháng.


- 13 -

Hoạt động của các nhà máy xử lý chất thải rắn ở Singapore hoàn toàn dưới sự điều
hành của nhà nước và chi phí hoạt động thu chi đều nộp vào ngân sách và do ngân
sách nhà nước cấp. Khi vận chuyển chất thải rắn tới các nhà máy để đốt, các công ty
tư nhân phải trả chi phí xử lý cho nhà máy. Chi phí này được tính vào giá thành thu
gom vận chuyển mà các hộ gia đình phải chi trả phí vận chuyển cho các công ty tư
nhân. Phí thu gom vận chuyển mà các hộ gia đình phải trả khác nhau tùy theo loại
nhà ở họ sử dụng. Loại nhà ở kiểu biệt thự mức chi phí thu gom cao nhất, sau đó đến
nhà ở chung cư của tư nhân và cuối cùng là nhà ở chung cư của nhà nước. Do phải
chịu các chi phí vận chuyển và xử lý cho từng chuyến xe chở chất thải rắn nên các
công ty tư nhân dịch vụ vệ sinh thường kết hợp với các công ty thu hồi và tái chế chất
thải rắn, thu hồi các loại chất thải rắn có khả năng tái chế, vừa hạn chế được lượng
chất thải rắn phải vận chuyển vừa thu được thêm lợi nhuận.
Tro đốt sau quá trình xử lý, gồm cả một số kim loại được đóng thành từng kiện và
được vận chuyển bằng tàu biển ra một nơi tập trung gần một hòn đảo khác của
Singapore, thực hiện quá trình lấn biển, mở rộng đất đai cho quốc gia này.
Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn của Mỹ: Quản lý chất thải rắn ở Mỹ sử dụng 4 “
công cụ cơ bản “. Tùy theo từng địa phương mà các công cụ này có thể được kết hợp
với nhau để giải quyết đáp ứng các yêu cầu riêng của mình. ở Mỹ lượng chất thải rắn
được tái chế chiếm 27% tổng lượng chất thải rắn hàng năm. Khoảng 16% chất thải

rắn được đốt ở các nhà máy biến chất thải rắn thành năng lượng. Phần còn lại (57%)
được chôn lấp ở các bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Hầu hết trong số 113 nhà máy chuyển
chất thải rắn thành năng lượng ở Mỹ nằm ở những đô thị có mật độ dân số cao hoặc ở
những nơi gặp khó khăn trong việc xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn. các nhà
máy này có công suất trung bình khoảng 1000 tấn/ngày.
Cũng như các nhà máy chế biến chất thải rắn thành năng lượng, các bãi chôn lấp chất
thải rắn được quy hoạch trên toàn nước Mỹ nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi
trường. Hiện nay ở Mỹ có khoảng 2900 bãi chôn lấp chất thải rắn đang hoạt động, ít
hơn nhiều so với nhiều năm trước. Các số liệu khảo sát năm 1995, chỉ ra rằng toàn bộ
các bang của nước Mỹ đã tham gia nhập hoặc xuất chất thải rắn không nguy hại. Việc
đóng cửa các bãi chôn lấp cũ vì lý do môi trường đã chỉ rõ xu hướng trong tương lai
là càng nhiều chất thải rắn phát sinh thì cự ly vận chuyển từ nguồn thải tới bãi chôn
lấp ngày càng xa. Chẳng hạn như việc đóng cửa bãi chôn lấp Fresh Kills, bãi chứa
chất thải rắn sinh hoạt duy nhất của dân thành phố New York (thuộc bang New York)
được đóng vào ngày 31/12/2001, là việc vận chuyển 13.000 tấn/ngày chất thải rắn
không nguy hại sang các vùng khác, cả trong và ngoài bang New York.


- 14 -

Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn ở Thụy Điển: Thụy Điển là một nước phát triển ở
khu vực Bắc Âu, với diện tích 449.964 km 2, dân số 8,8 triệu người (1998). Chiến
lược quản lý chất thải rắn ở Thụy Điển là giảm thiểu chất thải rắn, thu hồi phế liệu có
thể tái chế. Hiện nay Thụy Điển đã áp dụng phương pháp và công nghệ tiên tiến để
phân loại và thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (phương pháp hút chân
không tự động để thu gom và chất thải rắn được tự động chuyển đến xe vận chuyển).
Theo số liệu thống kê năm 1997, trong tổng số 3.678.000 tấn chất thải rắn đô thị phát
sinh ở Thụy Điển, có tới 923.000 tấn được thu hồi tái chế sử dụng lại (chiếm 25%
tổng số chất thải rắn phát sinh), trong đó đồ dùng sạch là 50000 tấn, giấy loại 437.000
tấn, bao bì hộp cat-tong 436.000 tấn, phân hữu cơ 275.000 tấn và 1.330.000 tấn được

xử lý bằng phương pháp đốt thu hồi nhiệt lượng, phần còn lại 1.150.000 tấn cộng với
331.000 tấn tro xỉ thải từ các lò đốt là được xử lý ở khâu cuối cùng tại các bãi chôn
lấp hợp vệ sinh.
Hiện nay ở Thụy Điển có tổng số 282 bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh với công
suất từ 10.000 tấn/năm đến 100.000 tấn/năm với tổng cộng 4,75 triệu tấn chất thải rắn
được chôn lấp. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến để quản
lý chất thải rắn , ở Thụy Điển, sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư trong việc
phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh là trách nhiệm rất lớn từ các cấp
chính quyền thành phố đến các nhà sản xuất, cùng với các chính sách thích hợp của
chính phủ và nhà nước Thụy Điển.
Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn ở Nhật Bản: Xử lý chất thải rắn ở Nhật Bản không
chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan đến các yếu tố chính trị, kinh tế và văn hóa.
Do diện tích lãnh thổ bé, Nhật Bản đang áp dụng phương pháp thiêu đốt để xử lý chất
thải rắn. Hiện nay, Nhật Bản có 1.915 xí nghiệp thiêu đốt chất thải rắn đang hoạt
động, công suất của xí nghiệp lớn nhất là 1.980 tấn/ngày đêm. Sau khi phân loại, 68%
CTR sinh hoạt được chuyển đến các xí nghiệp này. Việc thiêu đốt chất thải rắn ở
Nhật Bản hiện đang đạt hiệu quả kinh tế nhất thế giới. Phần lớn các xí nghiệp có các
lò thiêu hủy nhỏ, hoạt động theo chu kỳ, bên cạnh đó có các lò đốt lớn, hoạt động liên
tục.
Tại Nhật Bản, quy mô những xí nghiệp tiêu hủy chất thải rắn lớn nhất cũng nhỏ hơn
so với đa số những xí nghiệp tương tự ở Mỹ, song kỹ thuật tiêu hủy ở Nhật Bản hiện
đại hơn ở Mỹ.
Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn ở Ai Cập: Cai-rô, thủ đô Ai Cập có 12 triệu dân,
hàng ngày thải ra khoảng 6.000 tấn chất thải rắn thải. Hiện nay, thủ đô Cai-rô đang
ngổn ngang với các công trình xây dựng. Để làm sạch thủ đô có nhiều nguồn thải như


- 15 -

vậy, thủ đô Cai-rô đã thành lập các đội công nhân vệ sinh biên chế lên đến 45.000

người, chia làm 3 ca quét dọn, thu gom chất thải rắn thải. Thành phố đã xây dựng nhà
máy chế biến phân bón hữu cơ, công suất 200 tấn/ngày, sản phẩm chủ yếu để cải tạo
sa mạc. ở Cai-rô, nhiều công ty tư nhân tham gia vào lĩnh vực thu gom và xử lý chất
thải rắn . Các công ty này phát túi nilong đến các hộ gia đình, các gia đình bỏ chất
thải rắn vào túi, sau đó các công ty cho xe đến chở đi và thu lệ phí hàng tháng. Các
công ty này còn có quyền kinh doanh chất thải và tái chế thành sản phẩm. Hiện nay,
thủ đô Cai-rô có tới 44 công ty tư nhân thu gom và xử lý chất thải rắn như vậy.
Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn của Thái Lan: quản lý chất thải rắn thải sinh hoạt
của các khu đô thị ở thủ đô Bangkok được thực hiện trong tổng thể chung toàn thành
phố. Việc quản lý chất thải rắn thải do cơ quan Vệ sinh Công cộng (PCD) trực thuộc
Toà thị chính (MBA) đảm nhận. PCD đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý chất thải
rắn thải một cách hiệu quả thông qua thu gom và phân loại trước thu gom theo thành
phần chất thải rắn thải, thu gom theo cụm dân cư tại 50 quận trong thành phố và tại
các khu trung tâm như chợ, nơi công cộng bằng xe container.
Thái Lan coi vấn đề mấu chốt trong việc gìn giữ vệ sinh môi trường là từ người dân
nên việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng được đặc biệt quan tâm. Việc giáo dục
trẻ em về ý thức vệ sinh môi trường từ khi còn nhỏ nhưu từ việc ý thức phân loại chất
thải rắn thải ngay từ gia đình, tạo thói quen bỏ chất thải rắn đúng nơi quy định, hạn
chế chất thải rắn thải... cũng có tác động không nhỏ đến những người lớn trong gia
đình. Mặt khác, Thái Lan cũng áp dụng các quy định luật pháp để làm mọi người phải
tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường.
Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn của Indonexia: Indonexia: ở nước này, chính
quyền địa phương chịu trách nhiệm cải thiện cơ sở hạ tầng ở đô thị theo qui định của
tổng thống và có trách nhiệm về việc quản lý phế thải theo các thông tư của Chính
phủ. Không có luật quản lý phế thải nào cho toàn quốc gia nhưng một số thành phố
lớn có những thông tư riêng qui định về công tác quản lý chất thải rắn. Các chính
quyền tỉnh được xếp loại như chính quyền địa phương đầu tiên có trách nhiệm thi
hành những luật lệ và hướng dẫn ở cấp tỉnh cùng với chính quyền Trung ương. Thành
phố và quận huyện là chính quyền địa phương thứ hai chịu trách nhiệm về quản lý
chất thải rắn ( dich vụ lập chương trình và làm vệ sinh các cơ sở).



- 16 -

1.3 Tổng quan về quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt nam
1.3.1 Khái quát về cấp đô thị ở Việt nam
Hiện nay, dân số đô thị khoảng hơn 15 triệu người, chiếm trên 20% dân số cả nước
(tỷ lệ này là 15% năm 1960). Đô thị hóa sẽ làm tăng dân số và tăng quy mô sản xuất,
tăng lượng hàng tiêu dùng dẫn tới làm tăng khối lượng chất thải rắn.
Theo nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 Về việc phân loại đô thị và cấp
quản lý đô thị thì các đô thị Việt nam được phân loại như sau:
Loại

Tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp

Dân số
người

Mật độ dân số
bình quân
người/km2

Đô thị loại đặc biệt

≥ 90%

≥ 1.500.000

≥ 15.000


Đô thị loại I

≥ 85%

≥ 500.000

≥ 12.000

Đô thị loại II

≥ 80%

≥ 250.000

≥ 10.000

Đô thị loại III

≥ 75%

≥ 100.000

≥ 8.000

Đô thị loại IV

≥ 70%

≥ 50.000


≥ 6.000

Đô thị loại V

≥ 65%

≥ 40.000

≥ 2.000

Ngày 08 tháng 02 năm 2007 Chính phủ đã ban hành nghị định 21/2007/NĐ-CP Về
việc thành lập thành phố Phan Rang - Tháp Chàm thuộc tỉnh Ninh Thuận (đô thị loại
III). Theo nghị định này thì thành phố Phan Rang - Tháp Chàm sẽ gồm toàn bộ diện
tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Phan Rang - Tháp
Chàm. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có 7.937,56 ha diện tích tự nhiên,dân số
162.941 người, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc.
1.3.2 Thực trạng về hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị
Về quản lý hành chính và chuyên ngành: Ở các đô thị từ loại đặc biệt đến loại V
đều đã có Công ty Môi trường đô thị. Đối với các đô thị lớn như Hà nội, TP Hồ Chí
Minh, Hải phòng, Công ty Môi trường đô thị trực thuộc Sở Giao thông Công chính.
Riêng đối với các đô thị nhỏ, Công ty do Uỷ ban Nhân dân Thị xã quản lý. Về chuyên
ngành, Công ty Môi trường đô thị trực thuộc Sở Giao thông Công chính đối với đô
thị lớn hoặc Sở Xây dựng đối với đô thị lớn nhỏ.
Chức năng hoạt động chính của Công ty Môi trường đô thị: Các đô thị lớn như
Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng,…Công ty môi trường đô thị có chức
năng thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn cơ quan, trường học, đường phố,
chất thải rắn công nghiệp, chất thải không nguy hại bệnh viện, vận chuyển và xử lý



- 17 -

chất thải rắn, dịch vụ tang lễ. Các đô thị khác gồm loại II, III, IV: hoạt động chính
của công ty Môi trường đô thị là: thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, dịch vụ
tang lễ, quản lý hệ thống thoát nước, hút bể phốt, quản lý hệ thống cây xanh, đèn
đường, tưới cây, rửa đường.
Tính chất hoạt động của Công ty Môi trường đô thị: Đối các đô thị loại I, loại II,
loại III các công ty môi trường chủ yếu đã chuyển sang công ty hoạt động công ích,
các đô thị loại IV một số đã chuyển sang công ích, còn lại phần lớn là bao cấp. Hiện
nay, trên toàn quốc, có một công ty trách nhiệm hữu hạn làm công tác dịch vụ thu
gom và vận chuyển chất thải rắn cho thị xã Lạng Sơn.
1.3.3 Phát sinh chất thải rắn đô thị
Chất thải rắn sinh hoạt: Trong những năm vừa qua, sự phát triển của nền kinh tế xã
hội đã làm cho lượng chất thải rắn tăng lên rõ rệt. Hiện nay, tổng lượng chất thải rắn
phát sinh hàng năm khoảng hơn 15 triệu tấn, trong đó khoảng 80% là chất thải sinh
hoạt.
Theo thống kê, trong mấy năm gần đây hàng năm lượng chất thải rắn bình quân đầu
người tăng khoảng 1.3 lần đối với tất cả các loại độ thị lớn nhỏ. Đến năm 2004, tỷ lệ
phát sinh chất thải rắn đã tăng tới 0,9 đến 1,2 kg/người - ngày ở các thành phố lớn và
0,5 - 0,65 kg/người-ngày tại các đô thị nhỏ. Xem lượng chất thải rắn bình quân tăng
hàng năm trong Hình 1.2.
Hình 1.2 Lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt nam qua các năm 2002-2004

Thành phần các chất có trong chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: chất hữu cơ, cao su,
nhựa, giấy, bìa carton, giẻ vụn, kim loại, thuỷ tinh, gốm sứ, đất đá, gạch, cát. Tỷ lệ
phần trăm các chất có trong chất thải rắn thải không ổn định, rất biến động theo mỗi
địa điểm thu gom chất thải rắn, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất. Tỷ lệ thành
phần các chất hữu cơ chiếm 40% - 65% tổng lượng chất thải rắn.
Chất thải rắn công nghiệp: Chất thải công nghiệp tập trung chủ yếu ở các vùng kinh
tế trọng điểm, khu công nghiệp, đô thị phát triển. Khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn

chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền
Bắc và miền Nam. Cỡ 50% lượng chất thải công nghiệp phát sinh ở thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh lân cận và 30% phát sinh ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc
Trung Bộ. Thêm vào đó, 1.500 làng nghề mà chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn
miền Bắc mỗi năm phát sinh khoảng 774.000 tấn chất thải công nghiệp không nguy
hại.


- 18 -

Thông tin chung về tình hình phát sinh CTR ở Việt nam được thể hiện ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Thông tin chung về tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt nam
TT

Loại chất thải

Đơn vị

Số lượng

1

Chất thải sinh hoạt

tấn/năm

12.800.000

1.1


Các vùng đô thị

tấn/năm

6.400.000

1.2. Các vùng nông thôn

tấn/năm

6.400.000

2

Chất thải công nghiệp

tấn/năm

2.638.400

2.1

Chất thải công nghiệp nguy hại

Tấn/năm

128.400

2.2


Chất thải công nghiệp không nguy hại

tấn/năm

2.510.000

3

Chất thải y tế nguy hại

tấn/năm

21.000

4

Chất thải nông nghiệp nguy hại

tấn/năm

8.600

Tổng cộng

tấn/năm

15.468.000

Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt nam năm 2004- Chất thải rắn ( WB – MONRE)


Nhìn chung, chất thải công nghiệp ở các đô thị nước ta chưa được thu gom và xử lý
riêng. Mặc dù Nhà nước đã ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại ngày 16
tháng 7 năm 1999 nhưng hiệu lực của quy chế này vẫn còn chưa được phát huy.
Nhiều cơ sở chưa tiến hành kiểm kê và đăng ký chất thải công nghiệp nguy hại, còn
thiếu các số liệu cụ thể về khối lượng và tính chất của chất thải công nghiệp nguy hại
trong đô thị, do đó không định hướng tốt cho việc thu gom xử lý tiếp theo.
Chất thải rắn y tế : Chất thải rắn y tế chiếm tỉ lệ nhỏ nhất so với chất thải rắn sinh
hoạt và công nghiệp. Lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh cần phải xử lý ước
tính khoảng 34 tấn ngày đêm. Trong đó nếu phân chia địa bàn thì 1/3 lượng chất thải
y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 2/3 còn lại ở các tỉnh,
thành khác. Nếu phân theo khu vực của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y tế
nguy hại tập trung ở các thành phố, thị xã thuộc các đô thị; 30% ở các huyện, xã nông


- 19 -

thôn, miền núi. Khối lượng chất thải rắn y tế ở các bệnh viện của một số tỉnh, thành
phố trong năm 2002 và cho đến năm 2004 vẫn không có sự gia tăng.
Vấn đế chất thải bệnh viện cũng đang là một trong những nguồn ô nhiễm và lây
truyền bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của cộng đồng dân cư. Hiện
vẫn chưa có bệnh viện nào được trang bị các phương tiện xử lý các phế thải độc hại
một cách hoàn chỉnh. Hệ thống lò thiêu chất thải rắn y tế ở hầu hết các bệnh viện
trong cả nước đều ít hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.
1.3.4 Thu gom chất thải rắn đô thị
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trung bình tại các thành phố đã tăng lên song vẫn còn đạt
mức thấp. Tỷ thu gom chất thải sinh hoạt trung bình cho cả đất nước chỉ tăng từ 65%
đến 71% trong giai đoạn 2000 - 2003. Tại các thành phố lớn, tỷ lệ thu gom chất thải
cũng cao hơn, năm 2003 tỷ lệ này dao động từ mức thấp nhất là 45% ở Long An đến
mức cao nhất là 95% ở thành phố Huế. Tính trung bình, các thành phố có dân số lớn
hơn 500.000 dân có tỷ lệ thu gom trung bình đạt 76%, trong đó tỷ lệ này giảm xuống

còn 70% ở các thành phố có số dân từ 100.000 đến 350.000 người. Ở các vùng nông
thôn, tỷ lệ thu gom chất thải rắn thải rất thấp. Do xa xôi và các dịch vụ thu gom
không đến được các vùng nông thôn nên chỉ có khoảng 20% nhóm các hộ gia đình có
mức thu nhập cao nhất ở các vùng nông thôn được thu gom chất thải rắn thải. ở các
vùng đô thị, dịch vụ thu gom chất thải cũng chưa cung cấp được cho các khu định cư,
các khu nhà ở tạm và ngoại ô thành phố là nơi sống chủ yếu của các hộ dân có mức
thu nhập thấp.
1.3.5 Xử lý chất thải rắn đô thị
Chôn lấp hợp vệ sinh: Công nghệ này hiện nay đang được sử dụng rộng rãi tại Việt
nam. Chỉ có 12 trong số 64 tỉnh thành hiện có bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh hoặc vận
hành đúng kỹ thuật, phần lớn các bãi chôn lấp này được xây dựng trong vòng 4 năm
qua và chỉ có 17 trong số tổng cộng 91bãi chôn lấp hiện nay của cả nước là bãi chôn
lấp hợp vệ sinh.
Theo Bộ TN&MT, trong số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên
toàn quốc thì có 49 bãi rác lộ thiên hoặc các khu chôn lấp vận hành không hợp vệ
sinh có nguy cơ gây rủi ro cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Theo Quyết định
số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/4/2003 về Kế hoạch xử lý
triệt để các cơ sở gây nhiễm môi trường nghiêm trọng thì đến năm 2007, các cơ sở
này phải tiến hành xử lý triệt để.


- 20 -

Thiêu đốt: Tại Việt nam, lò đốt chất thải mới được áp dụng trong phạm vi rất hẹp để
xử lý chất thải rắn thải y tế nguy hại và đang thử nghiệm cho ngành sản xuất giầy
xuất khẩu. Mặt dù số lượng lò đốt chưa nhiều nhưng khá đa dạng về chủng loại,
nguồn gốc, công suất đốt và khả năng xử lý khí thải. Theo số liệu thống kê của Bộ Y
tế, tính đến 2005 thì Việt nam có 35 tỉnh/thành phố đã được trang bị lò đốt y tế (chủ
yếu là loại HOVAL), riêng Thủ đô Hà Nội có 5 lò đốt, còn lại mỗi tỉnh/thành trung
bình có 1 lò. Đặc điểm một số lò đốt chất thải rắn đang hoạt động tại Việt nam được

tóm tắt trong bảng 1.2
Bảng 1.2 Đặc điểm một số lò đốt chất thải rắn tại Việt nam
T
T

Đặc tính kỹ thuật

Đơn vị

Lò đốt Del
Monego 200

1
2
3
4
5
6

Công suất
Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp
Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp
Tiêu hao dầu
Lưu lượng không khí tại buồng đốt thứ cấp
Kich thước cơ bản
- Dài
- Rộng
- Cao
Đường kính ống khói
Chiều cao ống khói


kg/h
o
C
o
C
kg/h
m3/h

200
1.000
1.100
10 - 20
2.000

Lò đốt chất thải
rắn y tế Hoval
MZ 2
80
500 - 800
>1.000
7 - 16
1.800

mm
mm
mm
mm
m


9.050
2.210
3.990
500
15

600
10-15

7
8

Nguồn: Báo cáo hiện trạng quản lý chất thải y tế tại Việt nam

Tái sử dụng và tái chế : Tái sử dụng và tái chế là phương pháp phổ biến ở các hộ gia
đình. Theo các kết quả nghiên cứu về các hộ gia đình thì người dân thường có thói
quen tích trữ lại và bán lại cho những người đồng nát, hoặc bán trực tiếp cho các gia
đình thu mua đồng nát trong vùng các loại chất thải rắn thải có khả năng tái chế hoặc
tái sử dụng được (nhựa, giấy, nilon, kim loại...). Các chất thải có khả năng tái chế sẽ
được những người nhặt rác phân loại và bán cho các cơ sở tái chế. Tiềm năng tái chế
chất thải của Việt nam khá lớn. ít nhất có 80% chất thải công nghiệp không nguy hại
có khả năng tái chế được và sẽ có khả năng tiết kiệm chi phí khá lớn.
Các cở sở chế biến phân bón hữu cơ tập trung thường được xây dựng gần các khu đô
thị, là nơi cung cấp chất thải rắn hữu cơ làm nguyên liệu đầu vào. Hiện nay, ở Việt
nam đã có một vài cơ sở hoạt động nhưng hiện tại chưa có số liệu đánh giá về chi phí
- hiệu quả. Phân bón hữu cơ được sản xuất từ các nhà máy này thường lẫn nhiều
mảnh vụn thủy tinh, sành sứ…. và khó tiêu thụ. Để có được thành công, điều kiện


- 21 -


tiên quyết đối với công nghệ tái chế này là phải có sự phân loại chất thải rắn tại
nguồn phát sinh. Hình 1.3 thể hiện phân loại chất thải rắn bằng tay tại nhà máy chế
biến rác thành phân bón hữu cơ.

Hình 1.3 Phân loại chất thải rắn bằng tay tại nhà máy chế biến chất thải rắn thải
thành phân bón hữu cơ

1.3.6 Định hướng về quản lý chất thải rắn tại Việt nam
Việt nam đã xây dựng một khung pháp lý phù hợp cho các hoạt động BVMT, trong
đó có các hướng dẫn về quản lý và xử lý chất thải rắn. Khung pháp lý này còn được
hỗ trợ bởi 2 chiến lược bao gồm Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu
công nghiệp ở Việt nam (ban hành năm 1999) và Chiến lược Bảo vệ môi trường
Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (ban hành năm 2003).Gần đây
nhất, ngày 3 tháng 4 năm 2008, Qui chuẩn Việt nam "QCXDVN: 01/2008/BXD Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng" chính thức có hiệu lực. Sau đây là
tóm tắt của các định hướng và nội dung chính của qui chuẩn trên:
Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và KCN đến năm 2020
Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và KCN Việt nam đến năm 2020 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày
10/7/1999. Đây là chiến lược đầu tiên của Việt nam nêu lên những hành động mà các
cơ quan Chính phủ và ở địa phương phải thực hiện đến năm 2020, nhằm áp dụng một
phương pháp quản lý tổng thể chất thải rắn. Các hoạt động chính của Chiến lược bao
gồm:
- Cải cách hệ thống pháp lý,
- Đào tạo và nâng cao nhận thức,
- Thúc đẩy tư nhân hóa và thu hồi chi phí,
- Áp dụng công nghệ hiện đại, phù hợp vào Việt nam
- Cơ quan chủ trì là Bộ Xây dựng và cơ quan phối hợp là Bộ KHCN&MT (nay
là Bộ TN&MT).



- 22 -

Bảng 1.3 Định hướng các phương pháp xử lý chất thải rắn tại Việt nam
Tỉ lệ phần trăm tính theo lượng CTR phát sinh (%)
TT

Các phương pháp xử lý

Đô thị

Đô thị

Các đô thị

cấp quốc gia

cấp vùng, tỉnh

còn lại

1

Chôn lấp tự nhiên

0

0


0

2

Chôn lấp hợp vệ sinh

40 - 50

60 - 65

55 - 60

3

Chế biến làm phân bón

10 - 15

20 - 25

25 - 30

4

Đốt

15 - 20

4-8


4-5

5

Các kỹ thuật khác

5 - 15

2

5

Nguồn: Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN Việt nam đến năm 2020

Qui chuẩn Việt nam: 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch
Xây dựng :
Qui chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 01: 2008/BXD đã được Bộ Xây dựng
ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3 tháng 4 năm 2008. Quy chuẩn
này được soát xét và thay thế phần II, tập I, Quy chuẩn xây dựng Việt nam được ban
hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng. Quy chuẩn này là những quy định bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình
lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng. Đối với công tác lập qui
hoạch quản lý chất thải rắn, các nội dung chính được nêu trong qui chuẩn bao gồm:
- Quy định chung về công tác qui hoạch quản lý chất thải rắn
- Quy định về lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn
- Công nghệ xử lý chất thải rắn
- Thu gom chất thải rắn: Tỷ lệ thu gom chất thải rắn , yêu cầu đối với trạm trung
chuyển chất thải rắn
- Quy định khoảng cách ATVMT của cơ sở xử lý chất thải rắn
- Chất thải rắn nguy hại phải được phân loại, thu gom và xử lý riêng.

Kết luận: Thực trạng quản lý chất thải rắn của các đô thị Việt nam cần phải có sự cải
thiện để nâng cao chất lượng môi trường sống, cải thiện sức khỏe cho người dân. Vì
vậy, Việc “Xây dựng luận cứ khoa học phục vụ cho việc lập qui hoạch quản lý chất thải rắn tại
các đô thị Việt nam” là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết đã nêu ở trên.


- 23 -

CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG LUẬN CỨ KHOA HỌC PHỤC VỤ CHO VIỆC LẬP QUI
HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM
2.1 Cở sở lý luận và cách tiếp cận
Nhận thức sâu sắc về vai trò và tiềm năng phát triển kinh tế, trong những năm gần
đây, nhiều đô thị cấp III đã chú trọng đầu tư cho việc lập các qui hoạch phát triển
ngành giai đoạn 1999-2010 và 2001-2010 (gồm qui hoạch sử dụng đất, phát triển
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp), nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, thương mại,
dịch vụ, văn hóa - thông tin, thể dục-thể thao, y tế, giáo dục - đào tạo, phát triển khoa
học công nghệ và bảo vệ môi trường, phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông
thôn…). Hầu hết các qui hoạch và kế hoạch này đã được Thủ tướng Chính phủ,
UBND các tỉnh phê duyệt, đã và đang từng bước đưa vào thực tế. Tuy vậy, một thực
tiễn cho thấy hiện nay, sự phát triển kinh tế gắn liền với đô thị hóa (ở các mức độ
khác nhau), cùng với sự kiểm soát không đúng mức về vệ sinh môi trường của các
tỉnh, đặc biệt là ở các đô thị vẫn là nguyên nhân chính làm suy kiệt các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường do việc gây ô nhiễm (chất thải rắn thải,
khí thải, nước thải…). Trong quá trình xây dựng qui hoạch và kế hoạch, để có thể
đảm bảo cho các đô thị của các tỉnh phát triển toàn diện một cách ổn định và bền
vững một qui hoạch tổng hợp môi trường cũng cần được xem xét để định hướng cho
việc quyết định các vấn đề :
- Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả?
- Quản lý và bảo vệ môi trường có hiệu quả nhất trong phạm vi toàn tỉnh;

Các yêu cầu trên cần có sự thống nhất chung nhằm đạt được những mục tiêu có tính
hệ thống cao, làm cơ sở để bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, đồng thời có thể
khai thác và phát triển bền vững các tiềm năng thiên nhiên của từng địa phương trong
tỉnh. Từ những quan điểm như trên, việc qui hoạch tổng thể không gian, trong đó có
qui hoạch bảo vệ môi trường cho tỉnh có thể đưa ra một số các tiêu chí quan trọng
thông qua việc xem xét những vấn đề sau:
- Các ưu tiên đầu tư và cách thực hiện các ưu tiên đó trong các đô thị như thế nào?
- Chính sách định giá kinh tế tài nguyên của quốc gia và chính sách hoàn vốn áp
dụng đối với các tỉnh phía Nam hay các tiểu vùng như thế nào?
- Kế hoạch BVMT trong qui hoạch các đô thị cũ và mới, các cụm tuyến dân cư vượt
lũ phải được thực hiện bằng các biện pháp triệt để như thế nào?
- Thực hiện xã hội hóa BVMT tại các đô thị bằng phương pháp hay biện pháp nào
thích hợp nhất cho từng địa phương?


- 24 -

- Qui hoạch các vị trí chôn lấp và xử lý chất thải rắn ở các đô thị đáp ứng các tiêu
chuẩn kỹ thuật Việt nam về VSMT có phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã
hội của từng khu vực, địa phương theo hướng lâu dài không?
- Các công nghệ nào thích hợp cần được áp dụng để xử lý chất thải theo phương
châm đơn giản dễ sử dụng với giá thành thấp?
- Các lệ phí BVMT phải được xác định và có biện pháp thi hành cụ thể và hiệu quả?
- Công tác tuyên truyền vận động nhân dân từ bỏ thói quen gây ô nhiễm môi trường
và nhằm hình thành thói quen tự giác thực hiện BVMT?
Cách tiếp cận sau đây cần được xem xét và vận dụng trong quá trình qui hoạch tổng
thể phục vụ phát triển bền vững cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm :
Tiếp cận hướng đến sự phát triển bền vững: Phát triển bền vững có các mục tiêu và
yêu cầu vượt xa so với các dạng qui hoạch và quản lý môi trường thông thường, nó
nhấn mạnh các vấn đề xã hội - văn hóa, kinh tế và hệ tự nhiên-môi trường là các vấn

đề cần giải quyết để nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại nhưng không hạn chế tiềm
năng để đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai. Sự bền vững là một quá trình
đòi hỏi sự chú ý và nỗ lực không ngừng, nó ảnh hưởng tới các quyết định qui hoạch
của tất cả các cấp và các ngành. Tiêu điểm bền vững đòi hỏi phải quan tâm đến tầm
nhìn dài hạn trong các qui hoạch.
Tiếp cận tổng hợp: Sự cần thiết đối với cách tiếp cận tổng hợp là một trong những
vấn đề rất phổ biến trong các nghiên cứu về môi trường và qui hoạch môi trường.
Điều này có nghĩa là việc qui hoạch môi trường của các tỉnh bao gồm một dải rộng
lớn các yếu tố cân nhắc lồng ghép về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, kinh
tế, xã hội, thể chế, chính sách của toàn tỉnh và các tiểu vùng trong phạm vi không
gian qui hoạch. Hơn thế nữa, khi đã thấu hiểu về chức năng của hệ sinh thái thì sẽ
hiểu rộng hơn các mối quan hệ qua lại giữa đất-nước-thảm thực vật-hệ động vật. Vì
vậy, các hệ môi trường sinh thái học, ví dụ như các lưu vực sông phải được quản lý
như phức hệ tổng thể, các hệ tương tác; không được đánh giá riêng lẻ các cấu phần.
Tiếp cận cộng đồng: Xu thế gần đây trong chính sách bảo vệ môi trường và quản lý
môi trường tập trung nhấn mạnh đến vai trò của các bên liên quan chính (trong đó có
cộng đồng) và trong một vài trường hợp có nhấn mạnh đến vai trò của công chúng.
Kinh nghiệm các nước đã chỉ cho chúng ta thấy rằng, để cho công tác bảo vệ môi
trường đạt được những kết quả mong muốn, cần có một số yêu cầu cơ bản về mặt tổ
chức như sau: (1) cam kết của lãnh đạo địa phương đối với quá trình lập và thực hiện
qui hoạch; (2) cam kết của các chủ thể địa phương sẽ tham gia vào tiến trình lập qui
hoạch môi trường; (3) một nhóm cán bộ qui hoạch liên ngành (gồm những chuyên


- 25 -

gia trong một số lĩnh vực có năng lực) xúc tiến quá trình, phân tích kỹ thuật và đánh
giá. Sự tham gia của đại diện cộng đồng địa phương trong quá trình qui hoạch môi
trường là rất cần thiết để đảm bảo tính thực tế và khả thi của bản qui hoạch. Việc tăng
thêm sự tham gia và ảnh hưởng của những đối tác phi chính phủ trong quá trình qui

hoạch có thể giúp cải thiện thủ tục của các quyết định.
Tiếp cận định hướng theo mục tiêu: Qui hoạch môi trường các tỉnh đòi hỏi phải thống
nhất các mục tiêu chung giữa các cơ quan và các bên có liên quan trong quá trình qui
hoạch và thực hiện qui hoạch. Điều này thường đòi hỏi những nỗ lực to lớn do tính đa
dạng của các lợi ích khác nhau và những khó khăn trong việc giải quyết hài hòa các
bất đồng, mâu thuẫn và xung đột giữa các nhóm quyền lợi trong xã hội. Tuy nhiên
việc xác định các mục tiêu chung là rất quan trọng đối với việc tăng cường nhận thức
và hình thành định hướng chung. Khi các mục tiêu chung và các hoạt động đã được
xác định, các thành phần tham gia có thể xem xét việc họ có thể đóng góp tích cực
nhất cho các mục tiêu đó như thế nào. Ngược lại, nếu không có sự thiết lập các mục
tiêu và mục đích chung, quá trình qui hoạch môi trường rất có thể dễ dàng trở thành
một diễn đàn để thảo luận và điều phối các hoạt động qui hoạch. Kết quả là qui hoạch
môi trường sẽ không gây được ảnh hưởng tới những quyết định qui hoạch tổng thể và
chi tiết.
Tiếp cận dựa vào các căn cứ chiến lược và ưu tiên: Các vấn đề qui hoạch môi trường
cần phải được giải quyết trên cơ sở các ưu tiên, sử dụng quá trình mà bản chất có tính
chiến lược đối với (1) phức hợp các vấn đề, và (2) việc qui hoạch diễn ra trong hoàn
cảnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị suy kiệt và ô nhiễm môi trường đang
bộc phát ở nhiều nơi. Hơn nữa, cách tiếp cận chiến lược có thể giúp cho quá trình qui
hoạch môi trường thêm thích ứng, có tính dự báo, và phù hợp với thực tế của quá
trình ra quyết định.
Tiếp cận theo phạm vi hoạt động qui hoạch: Thông thường, việc lập qui hoạch môi
trường cho một tỉnh sẽ do một nhóm qui hoạch liên ngành (QHLN) đảm nhận. Như
vậy, QHLN sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức lập qui hoạch môi trường tỉnh,
còn các cơ quan khác có vai trò tham gia. Những nhiệm vụ qui hoạch khác trong tỉnh,
chẳng hạn như Qui hoạch sử dụng đất, Qui hoạch phát triển công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông, thủy lợi, thương mại, dịch vụ, văn hóa - thông tin, thể dục - thể
thao, y tế, giáo dục - đào tạo, phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường,
phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn v.v… sẽ vẫn thuộc trách nhiệm
của các Sở, Ban ngành và Chính quyền địa phương, sau khi đã thỏa thuận phù hợp

với qui hoạch tổng thể môi trường.


×