Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Văn học việt nam vũ trọng phụng cá tính sáng tạo và đặc điểm tiểu thuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.16 KB, 11 trang )

Đại học sư phạm Hà Nội 2- Khoa Ngữ Văn.

TÁC GIA : VŨ TRỌNG PHỤNG
Cá tính sáng tạo và đặc điểm tiểu thuyết hiện thực của
Vũ Trọng Phụng.
I.

Cá tính sáng tạo của Vũ Trọng Phụng.
Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, Vũ Trọng Phụng là một
trong số ít những nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo, đây là cơ sở của
phong cách nghệ thuật Vũ Trọng Phụng.
Cá tính sáng tạo của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua cách nhìn nhận
hiện thực đời sống.
Cách nhìn nhận hiện thực đời sống của ông thể hiện qua khả năng nắm
bắt tinh nhạy, chính xác, khả năng nhìn thấy cái người khác khơng nhìn
thấy được, ơng ln lựa chọn những cái gì mà ơng coi là quan trọng nhất
nổi bật nhất và tiêu biểu nhất trong xã hội đương thời. Vũ Trọng Phụng
quan niệm rằng “ Tiểu thuyết là sự thực ở đời”, cái sự thực ấy qua con
mắt của ông chỉ toàn là những sự xấu xa tồi tệ dơ bẩn nhất. Trước cách
mạng, xã hội Việt Nam chỉ là một cái xã hội tập trung những cái ác, cái
dâm, cái bịp bợm, và cả những cái điêu toa giả dối nữa. Ông gọi cái xã
hội ấy là cái xã hội “chó đểu”,”khốn nạn”. Trong cái bối cảnh xã hội đầy
nghiệt ngã ấy, Vũ Trọng Phụng đã từng nhận xét rằng:
“ Một trận cuồng phong dữ dội thổi đến xứ ta. Cái phong trào vật chất
đến với ta bằng những danh từ điêu trá tiến bộ, duy tân, tân sinh hoạt...
nó có một sức mầu nhiệm là lường gạt nổi hầu hết mọi người. Bao nhiêu
lề thói, bao nhiêu nề nếp đã bị lôi cuốn đi theo trận cuồng phong. Một
trật tự xã hội thuần túy trọng tinh thần đã bị vật chất đảo lộn ngược cả...
Thanh niên khơng cịn lí tưởng nào mà thờ, nếu khơng cơng nhận cái lí
tưởng vật chất. Văn chương và mĩ thuật đã bị đem ra lợi dụng chỉ cốt để
tán dương cuộc phụng sự dâm thân.”




Cái nhìn hiện thực đời sống ấy thống nhất từ quan điểm nghệ thuật đến
những sáng tác văn học của ơng, có lẽ đây là cá tính sáng tạo mà ít nhà
văn nào có thể làm được. Sự thực đời sống qua những tác phẩm của ông
được nhất quán từ Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ...
Vũ Trọng Phụng tuyên bố dõng dạc rằng: “ Xã hội này tôi chỉ thấy là
khốn nạn: quan tham, lại nhũng,đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một
tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt, mà cái xa hoa chơi bời của bọn nhà giàu thì
thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền bị lầm
than, bóc lột.”
Quan điểm ấy được thể hiện rõ qua lời của Tú Anh trong Giông Tố: “
Văn chương sách vở khiêu dâm, phim ảnh khiêu dâm, phịng khiêu, nhà
săm, những phu xe bảo ơng lấy đi sự trinh tiết của mọi hạng phụ nữ bằng
năm ba đồng, âm nhạc cũng khiêu dâm, những mốt y phục càng khiêu
dâm, nói tóm lại thì bao nhiêu cái xơ đẩy người ta vào những vịng ln
thương bại lí.” Khơng chịu nổi cái sự dâm đãng của cha mình, Tú Anh
cũng đã thốt lên rằng: “ Thưa ơng, ông là cha tôi, điều đó tôi cũng nhớ
lắm. Tôi chịu ơn ông đã nhiều lắm, nhưng mà ông đã làm nhiều điều bì
ổi lắm. Ơng đẻ ra tơi ơng có quyền cho tơi sống hoặc bắt tơi chết... Thưa
ơng, xin ơng cho tơi chết. Ơng giết tơi đi.”
Khơng chỉ mình Tú Anh mà đến Minh trong Vỡ đê cũng phải cơng nhận
rằng :” Gớm, sao mà ăn chơi phóng đãng thế! Sao mà xa hoa đàng điếm
thế! Cứ như những cái tơi trong thấy ngày hơm nay thì thật là một triệu
chứng diệt vong! Hầu hết nam nữ thiếu niên người nào cũng vô lo, vô lự,
mặt mũi lại hí ha hí hửng , dương dương tự đắc lắm , đi chơi, đi nhảy mà
mặt mày vênh váo làm sao! Thật là một điều sỉ nhục cho một dân tộc mất
nước...”. Một lũ trưởng giả thành thị , một lơ một lốc những hạng người
có lối sống trụy lạc , bất nhân giả dối, bịp bợm được Vũ Trọng Phụng tái
hiện rõ nét qua Số đỏ. Trong tiểu thuyết "Số đỏ" lại hiện ra một xã hội

trưởng giả, bịp bợm và lố lăng, với những cô "gái mới" ăn mặc hở hang
tự hào vì giữ được "một nửa chữ trinh", phụ nữ "tiết hạnh khả phong"
thủ tiết với hai đời chồng, mọt thằng ma cà bông nhặt ban quần trở
thành nhà cải cách, anh hùng cứu quốc...


Biệt tài của nhà văn là phát hiện ra cái chân thực mặt trái của xã hội và
khắc họa nó một cách rõ nét qua các tác phẩm của mình. Ông phê phán
sâu sắc cái xã hội đương thời thối nát ấy, và đứng về phía những con
người nghèo khổ, cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của đông đảo
nhân dân lao động.
Cái nhìn độc đáo của Vũ Trọng Phụng còn nổi cộm lên, gây dị ứng
mạnh mẽ ở chỗ ơng nhìn đâu cũng thấy dâm của lồi người.
Ơng ln bị ám ảnh bởi những cái nhìn và trường liên tưởng , bị cám dỗ
bởi vấn đề tính dục, ám ảnh của bản năng tính dục đã trở thành ma lực
dẫn lối cho trưởng liên tưởng của ông.
VD: - Cái rặng lưới sân quần của bà Phó Đoan (Số đỏ ) vào hơm khánh
thành qua cái nhìn liên tưởng của ơng khơng những chỉ mới mà cịn mới
như một cơ gái cịn tân.
-Cái đĩa chả rươi của nàng dâu để giành cho chồng chẳng may bị
bố trồng đụng đũa mà bị xem là món mĩ vị bị thất tiết. ( Cơm thầy cơm
cô ).
Các nhân vật của Vũ Trọng Phụng hình như ai cũng dâm hết, Nghị Hách
dâm, Thị Mịch dâm, bà Phó Đoan dâm, Xuân Tóc đỏ dâm, cậu Phước em
cũng dâm... ông cho rằng :” cái nhơ bẩn khơng khiêu dâm, khiêu dâm là
sự nửa kín nửa hở”.Vũ Trọng Phụng tơ đậm thói dâm dãng của con
người nhất là những hạng người có tiền và có quyền trong cái xã hội ung
nhọt nhức nhối lúc bấy giờ. Có nhiều khi Vũ Trọng Phụng bị quá tin ở
chủ nghĩa tính dục nên , quá nhấn mạnh, cường điệu q quắt vai trị của
tính dục trong đời sống tâm lí của con người nên ngịi bút của ơng trở nên

chông chênh, chao đảo, lệch ra khỏi lập trường của chủ nghĩa hiện thực.
Ơng bộc lộ rõ cái nhìn cay nghiệt , quan điểm bảo thủ , những thành
kiến , định kiến khắt khe, hẹp hòi, đầy ác cảm đối với xã hội trưởng giả
thành thị.
VD: - “ Cái tính ăn gian ăn cắp là tính của lồi người”
- Lồi người là một lũ ăn cắp và hiếp dâm.
-Đã là người thì ai cũng dâm
-Đã là đàn bà thì ai cũng hư hỏng ráo, cũng đáng khinh ghét hết.
- Khi nói về bọn trưởng giả: “ Nếu khơng được chim chuột nhau tự do,
khơng được ơm nhau mà nhảy, thì cái bọn người này không bao giờ lại
nghĩ đến đồng bào lụt. Mỗi khi có một tai họa gì cho xã hội thì cái bọn
đáng thương này lại có một dịp để ăn chơi và dâm”. ( Vỡ đê )


Đặc điểm nổi bật trong cá tính sáng tạo của Vũ Trọng Phụng là trí
tưởng tượng phong phú sáng tạo, mãnh liệt, độc đáo.
Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước cách mạng, Vũ Trọng
Phụng đã thành công trong việc biếm họa nên bức tranh hiện thực xã hội
lúc bấy giờ, đã tạo ra một cuộc triển lãm trưng bày văn học một thời vàng
của cái xã hội ung nhọt như Giống tố, Số đỏ, Vỡ đê. Ông khai thác hiện
thực một cách gián tiếp, khai thác mức độ tối đa và đầy hiệu quả.Vũ
Trọng Phụng có một sức sáng tạo độc đáo, phi thường, ông khai thác
những nguồn thông tin từ sách báo, từ cuộc sống và thăng hoa cảm xúc,
nâng chúng thành các mảng hiện thực lớn, những bức tranh u tối và trần
trụi. Chỉ khi nào nhà văn thực sự quan tâm đến những vấn đề trong tư
liệu đó, bị thu hút, ám ảnh thực sự, có sự dao động trước những tư liệu ấy
thì mới tạo nên sự bùng cháy bên trong và trở thành nguồn cảm hứng cho
sự sáng tạo nghệ thuật. Những tư liệu qua ngòi bút của Vũ Trọng Phụng
như cất cánh qua trí tưởng tượng của ơng.
Sự tưởng tượng đã hướng ngòi bút của Vũ Trọng Phụng khai thác tối

đa những cái bất thường, sử dụng nó để làm nổi bật bản chất thối
nát của xã hội và sự đảo điên chìm nổi của những số phận.
Nhân vật trong tiểu thuyết của ơng có liên quan đến những ngun mẫu
ngồi đời, những qua ngịi bút của ơng thì nhân vật dường như trở nên
phóng đại. Trí tưởng tượng của nhà văn luôn bám sát nhằm khám phá bản
chất của hiện thực đời sống. . Các nhân vật của Vũ Trọng Phụng có
ngun mẫu ngồi đời nhưng ơng khơng sao chép lại ngun mẫu đó mà
phóng đại, tơ đậm, biểu hiện những khuynh hướng mang ý nghĩa chung
mà chúng chứa đựng. Cho nên ơng mới tạo ra được những điển hình
nghệ thuật sống động, đầy sức sống như những Nghị Hách, những Vạn
tóc mai trong Giơng tố, những Xn Tóc đỏ, Phó Đoan, cụ Cố
Hồng...Mỗi nhân vật điển hình trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng đều
thể hiện rất rõ trí tưởng tượng sáng tạo độc đáo của nhà văn. Ông đã phát
triển hình tượng phù hợp với quy luật và logic đời sống.. Trí tưởng tượng
của Vũ Trọng Phụng cũng tuân thủ triệt để nguyên tắc hiện thực.
II.

Đặc điểm tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.


Vũ Trọng Phụng là cây bút lớn của văn học Việt Nam, ít người thành cơng trên
cả 2 thể loại : tiểu thuyết và phóng sự như ơng. Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
gây ấn tượng mạnh với độc giả bằng phong cách viết hiện đại, đầy cái nhìn
thực tế, có khả năng phanh phui những góc khuất của cuộc sống và thể hiện
một hoạt động nghệ thuật nghiêm túc khi quan sát hiện thực ở cả bề rộng lẫn
bề sâu rồi mới tích hợp thành những trang viết có giá trị.
II.1 Nội dung, đề tài, cảm hứng :
a. Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng có khả năng bao quát hiện thực rộng lớn .
- Vũ Trọng Phụng đưa vào tác phẩm những không gian mang tầm vĩ mô
rộng lớn, tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng không dồn nén không gian, thời gian

như tiểu thuyết của Ngô Tất Tố, Nam Cao mà lựa chọn tái hiện những
mảng hiện thực lớn của đời sống, từ nông thôn đến thành thị, con người từ
những kẻ nắm quyền hành đến tầng lớp dưới đáy xã hội
Ví dụ: Trong "Giơng tố"
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồnh Khung khẳng định: "Qua giông tố, Vũ Trọng
Phụng muốn dựng lên bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam đương thời".
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cũng đồng ý với quan điểm trên: "Đọc
giơng tố, thấy gần như tồn bộ xã hội Việt Nam thời Pháp thu nhỏ lại, thu hình
lại"
Khơng gian phạm vi rộng lớn : Đó là khơng gian trải dài từ nông thôn tới thành
thị, từ đồng bằng đến vùng rừng núi. Các cảnh không chỉ giới hạn trong cái ấp
Trường thành của Nghị Hách và những chuyện sâu mọt trong huyện đường và
sau nghị trường, cảnh "xôi thịt ở làng Quỳnh Thôn", cuộc sống lay lắt sau lũy
tre làng của những người dân nghèo khổ, khơng khí tởm lợm của những nhà
chứa, những tiệm hút
Nhân vật: Khá đông nhân vật, đủ các tầng lớp khác nhau trong xã hội
+ Những người nông dân : dân chúng làng Quỳnh Thôn
+ Quan lại : Quan huyện Liên, quan tổng đốc, nghị viên
+ Bọn thương nhân giàu có, ăn chơi, trác táng:
Nghị Hách: Ơng chủ sịng mà sở liêm phóng khơng thương hại, mấy cậu học trị
vừa ra khỏi lớp đã ốn giận xã hội khơng trọng nhân tài, cụ phán già không


được cưới thêm vợ lẽ, ơng nhà văn có sách mới bị cấm,tay chủ báo bị kiện vì tội
phỉ báng, tay phóng viên thiếu đầu đề, cơ gái nhảy vừa đánh mất nhân tình, nhà
tài tử cả lương khơng có người bao trong "Làng bẹp" trên tiệm hút mã tây "Một
xã hội thất vọng, trụy lạc, muốn làm cho những điều thất vọng phải tan ra
thành khói". Đám khách của Nghị Hách "Bọn người mà bề ngoài đủ tỏ ra vẻ
doanh nghiệp, vẻ sắc xảo, gian dùng..... trong bọn đấy coi đời như canh bạc
lớn, làm việc thiện là để quảng cáo cho mình, làm điều ác mà bắt mọi người

phải nhớ ơn, đọc đủ các thứ báo chí mà khơng biết gì về văn chương hay mĩ
thuật"
+ Bọn thượng lưu trí thức, trưởng giả quý phái
Các quan chứ Pháp- Nam trong tỉnh, đám thực khách sang trọng trong bữa tiệc
linh đình ở phịng đại sảnh Tiểu vạn trường thành lập vào dịp chủ nhân nhận
thưởng bộ tinh
Hội ăn chơi trong một trầu hát xóm khâm thiên, gồm tồn nhưng thiếu niên trí
thức, cử nhân, tú tài, giáo sư..mà lăn lóc trong "1 cuộc cuồng dâm dữ dội, một
bữa dạ yến long trời lở đất"
+ Những con người có chí hướng, mục tiêu, lí tưởng cao đẹp
Ơng già Hải Vân ,Tú Anh
- Hiện thực trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng còn bao quát được các mối
quan hệ trong xã hội, trên mọi bình diện : trong và ngồi mỗi gia đình để
thấy được sự phi lí, đảo điên, vơ ln của nó : đó là mỗi quan hệ chủ tớ, vợ
chồng, cha con đang ngày một một tha hóa,đầy những lừa gạt, loạn luân.
Và đó cũng là mối quan hệ đầy mâu thuẫn giữa tầng lớp thống trị với nhân
dân lao động.
Vụ kiện giữa Thị Mịch, gia đình và làng Quỳnh Thơn (Nghèo khó, yếu thế) với
Nghị Hách (luồn cửa nọ, xoay cửa kia, dùng mưu kế làm hại đối phương). Cuối
cùng dù gia đình Thị Mịch được quan tổng đốc giúp đỡ thì Nghị Hách vẫn
khơng sao và Thị Mịch phải về làm vợ lẽ nhà Nghị Hách
Gia đình Nghị Hách: 1 gia đình loạn luân. Cha hiếp dâm vợ chưa cưới của con,
con thông dâm với vợ lẽ của cha, anh trai lấy em gái, bà chủ thông dâm với
thằng cung văn...
Xây dựng 1 thế giới nhân vật với những mối quan hệ phức tạp cùng 1 không
gian rộng lớn, VTP vạch trần sự thối nát, chó đểu của xã hội đương thời. Thơng
qua các tình huống truyện đặc sắc VTP đã tố các sự nhố khăng, khốn nạn của
tầng lớp trưởng giả thượng lưu, và những áp bức bất công sâu sắc trong xã hội



"Giông tố", "Vỡ đê", "Số đỏ" - là ba tác phảm có khả năng bao quát hiện thực
một cách khủng khiếp . Mỗi tác phẩm tập trung vào một mảng hiện thực khác
nhau gộp thành bức tranh liên hoàn về toàn cảnh xã hội Việt Nam đương thời.
Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng có cách nhìn nhận hiện thực độc đáo, phát
hiện mặt trái của xã hội với trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo :
Vũ Trọng Phụng ln nhìn thấy cái dâm ở mọi đối tượng trong xã hội và miêu
tả nó bằng nét bút méo mó, đặc tả : Nghị Hách dâm, sẵn sàng cưỡng bức con
gái trên xe, trước mặt tài xế, Thị Mịch dâm, bà Phó Đoan ("số đỏ") thì phát sốt
lên trước tin đồn về một bác sĩ cưỡng bức bệnh nhân, ra sức ve vãn khêu gợi
Xn Tóc đỏ, thậm chí ơng nhìn thấy cái dâm ở một đứa trẻ lên mười là cậu
Phước....
Ông bị ám ảnh bởi những vẫn đề tính dục. Cái nhìn của ông bị chi phối bởi
quan điểm: "định mệnh sinh lý", coi cái đó là quyền của tạo hóa, đến cả đạo lý
nhân phẩm cũng khơng có giá trị gì trước những địi hỏi của bản năng. Cái nhìn
này có thể lí giải từ mơi trường sống và thể trạng của nhà văn.
Vũ Trọng Phụng khi miêu tả sự dâm dật như một căn tính, phù hợp với đối
tượng xã hội là tầng lớp trưởng giả thì ơng đã tạo ra những điển hình bất hủ :
như Tuyết với bộ áo "Ngây thơ" với những cử chỉ sỗ sang cùng Xn, bà Phó
Đoan, Xn tóc đỏ... Tuy nhiên đơi khi q đề cao tính dục, ơng trở nên xa rịi
hiện thực, có những kết luận tiêu cực, bảo thủ, một chiều về con người : "Cái
tính ăn gian ăn cắp là cái tính của lồi người". "Đã là người thì ai cũng dâm",
"đã là đàn bà thì ai cũng hư hỏng ráo, cũng đáng ghét đáng khinh hết". Ơng có
cái nhìn quá khắt khe, nghiệt ngã với xã hội trưởng giả thành thị.

b. Cảm hứng phê phán và tính chiến đấu mạnh mẽ :
- Cảm hứng phê phán trước hết thể hiện ở việc xây dựng nhân vật của Vũ
Trọng Phụng : những nhân vật chính, có sức sống trong tác phẩm của ông
đều là nhân vật phản diện, ông đã dụng cơng nghệ thuật,, dùng ngịi bút



sắc sảo linh hoạt để thể hiện nhân vật trong sự tương tác với hồn cảnh
sống.
Theo cái nhìn của Vũ Trọng Phụng, những ông chủ, bà chủ sống trong môi
trường trưởng giả đều bất nhân, độc ác, giả dối, lừa bịp (như Nghị Hách, Phó
Đoan,Xuân tóc đỏ...) và những người lao động nghèo, những con người ở tầng
lớp thấp khi sa vào cái môi trường ấy cũng trở nên đánh mất cái tính thiện trong
mình .
- Vũ Trọng Phụng cũng thể hiện sự thương xót đồng cảm trước số phận
những con người nhỏ bé . Trong các tác phẩm của mình, khơng phải ơng
cũng xây dựng được các nhân vật có tính cách tốt đẹp. Ơng già Hải Vânngười đại diện cho tư tưởng chính trị. Tú Anh - nhà cách mạng đại diện cho
phát ngôn về quan điểm đạo đức, ln lí của VTP. Thị Mịch - cơ gái xinh đẹp,
nết na.
Tuy cảm thông nhưng không tin vào bản chất tốt đẹp của tầng lớp hạ lưu dưới
đáy xã hội này. Nhưng những con người ấy khơng thể thốt ra được những
vịng xốy của tiền bạc, của xã hội đen tối tăm. Dù mang trong mình những lí
tưởng cao đẹp, vì Đảng vì giai cấp vơ sản tồn thế giới được VTP xây dựng
theo bút pháp lãng mạn chủ nghĩa nhưng rồi cuối cùng trong kết chuyện, ông
vẫn chưa thể làm gì để thay đổi xã hội. Kết chuyện mở bởi hình ảnh ơng Hải
Vân lên tàu ra đi. Có lẽ, đó vẫn chỉ là 1 ước mơ thay đổi mà thôi. Những con
người như Thị Mịch, Tú Anh Long .Tuy ơng xây dựng họ là những con người
có bản chất đẹp đẽ. Nhưng 1 cô Mịch con gái ông đồ, hiền lành ngây thơ, quê
mùa, đã hứa hôn với Long - 1 thanh niên trí thức. Sau khi bị Nghị Hách hiếp
dâm và phải làm vợ lẽ của hắn thì Mịch thay đổi. Một bước lên bà lớn, Mịch
cảnh vẻ, quát tháo con ở, ngoại tình với Long, dâm đãng như 1 người đàn bà có
tiền, có thế lực. Ông bà đồ, Cha mẹ Mịch ngày trước thanh bần trong sạch, tôn
trọng đạo đức thánh hiền, nay vênh váo trong chiếc xe hơi Nghị Hách, dạo phố
Hà Nội, như những kẻ giàu mới phất, mặt mũi phởn phơ, khơng kém gì hạng
người ngày trước ơng bà từng khinh bỉ
Đối với Vũ Trọng Phụng, cái xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỉ không
chỉ là mảnh đất phát triển của cái xấu, cái ác mà còn là mảnh đất làm thui chột

đi tính thiện, phẩm chất của con người.Tuy nhiên, ơng đã tuyệt đối hóa vai trị
của hồn cảnh mà xóa nhịa đi vai trị của ý thức con người trong cuộc sống,
vừa lên án đanh thép cái ác, lại vừa bào chữa, biện hộ cho cái ác.


- Vũ Trọng Phụng tìm tịi mặt trái xã hội , phê phán nó kịch liệt, từ đó
chiến đấu với cái xấu, cái ác. Tiểu thuyết của ông luôn giàu chất phóng sự,
người ta gọi đó là những tiểu thuyết phóng sự, do sự mở cửa chào đón hiện
thực nóng hổi của đời sống, phanh phui cái xâu xa, cái tồi tệ cũng là biểu
hiện của việc ủng hộ cái tốt đẹp, đấu tranh cho tiến bộ xã hội - tiếng nói
phù hợp với nguyện vọng thời đại.
II.2 Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng :
a. Nghệ thuật xây dựng nhân vật :
- Nét hấp dẫn nhất trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng có lẽ là nghệ thuật xây
dựng nhân vật. Các nhân vật của ơng mang tính chất điển hình rõ rệt : Nghị
Hách là đại diện cho tầng lớp đại tư sản hiện đại, hắn vừa có nét giống với một
lãnh chúa, vừa có nét tiêu biểu của một gã tư sản : từ việc sống xa hoa trụy lạc
trong tòa "lâu đài" nguy nga Tiểu vạn trường thành, đến việc nuôi mười một
nàng hầu trong nhà, việc ăn chơi phóng túng và ngơng ngạo, nhân vật này vượt
xa hơn hẳn đẳng cấp của những Nghị Quế, Nghị Lại, Bá Kiến... Xn tóc đỏ thì
được miêu tả như điển hình của bọn lưu manh từng bước tiến lên địa vị cao
trong xã hội thượng lưu.
- Khi miêu tả nhân vật, Vũ Trọng Phụng sử dụng nhiều bút pháp ngoại hiện :
nhân vật không mấy khi hiện lên qua nội tâm, dòng suy nghĩ mà qua của chỉ,
hành động... để bật lên tính chất lố lắng, kệch cỡm. Bà phó Đoan lúc nào cũng
rêu rao về việc thủ tiết, nhưng không bỏ qua cơ hội "dâm", luôn muốn tiếp xúc
với phường cưỡng bức, dâm loạn như tay bác sĩ cưỡng hiếp bệnh nhân, Xuân
tóc đỏ... đến cách phục sức của bà cũng mang tính chất hài hước : sự hở hang
thái quá đối với một góa phụ thượng lưu, những trang phục Âu hóa kệch cỡm
khơng phù hợp... Hay Xuân tóc đỏ đã bước chân vào thế giới trưởng giả nhưng

vẫn nói tục "mẹ kiếp", "thế thì được nước mẹ gì?"... với những hành động của
một thằng lưu manh, nhìn trộm bác gái tắm, phụ nữ thay đồ, "sờ soạng", "ơm
xốc lấy", "phóng tay"...Nghị Hách thì nhà văn lần theo dấu vết của từng bước
tính tốn của hắn, những hành động và lừoi nói tráo trở, hắn sẵn sang làm bất
cứ việc gì mà hắn thích, có lợi cho hắn như cướp của, vu khống, giết người...


- Vũ Trọng Phụng thường xuyên sử dụng thủ pháp phóng đại, tơ đạm nhân vật,
làm cho nhân vật mới lạ so với nguyên mẫu, tuy nhiên đó là sự phóng đại hợp lí
để khái qt lên bản chất của những nhóm người, lớp người có chung hồn
cảnh, tư tưởng, lối sống.
b. Nghệ thuật lựa chọn chi tiết, xây dựng cốt truyện :
- Vũ Trọng Phụng thành công trong việc lựa chọn chi tiết và xây dựng cốt
truyện giàu kịch tính, hài hước, châm biếm sắc sảo, ơng hay lấy từ cuộc sống
những yếu tố ngẫu nhiên, bất thường để thể hiện cái lố lăng mà đơi khi chính
người văn khơng giải thích được,nên đã mượn tới lời phán của các thày bói,
thày tướng dự báo số phận con người : như Xuân tóc đỏ xuất thân chỉ là một
thằng bán thuốc lậu, nhặt ban quần, vậy mà từ cuộc gặp gỡ với bà phó Đoan
dâm đãng, nó tham gia vào thế giới thượng lưu, hại danh tiếng của Tuyết và
đàng hồng thành rể của cụ cố Hồng, vo tình giết cụ cố cha của cụ cố Hồng mà
trở thành ân nhân với gia đình, đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" đã tạo
nên tình huống độc đáo để lần kượt từng nhân vật trong gia đình Văn Minh bộc
lộ sự xấu xa,toan tính của mình.
- Các chi tiết Vũ Trọng Phụng chọn đều rất toàn diện, tự nhiên, phù hợp với
nhân vật : vừa có yếu tố ngoại hình, vừa có cử chỉ, hành động, lời nói. Thể hiện
tài quan sát, tưởng tượng vượt trội
c. Khả năng tổng hợp lớn về mặt thể loại và các sắc thái thẩm mĩ :
+ Về mặt thể loại :
- Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng trọng giàu kịch tính và chất phóng sự : kịch
tính ở chỗ xây dựng được tình huống nghệ thuật, sự kiện này chưa qua, sự kiện

khác đã tới, gây căng thẳng cho người đọc. Vũ Trọng Phụng tạo sự thu hút tới
độc giả bằng nhiều cách, nhiều ngón nghề, đơi khi pha tạp cả chất trinh thám.
- Ơng là người có ý thức trong việc : đưa thờ sự vào tiểu thuyết và tiểu thuyết
hóa các sự kiện chính trọ, xã hội đương thời. Đây khơng phải thời sự của tin


tức, sự việc àm là thời sự của tình cảm, thời đại, thời sự kết tinh thành tâm tính,
tâm trạng phẫn uất mãnh liệt của tác giả.Ông đã tạo nên kiểu tiểu thuyết- phóng
sự độc đáo, đưa vào nghệ thuật hiện thực xã hội nóng hổi.
+ Về sự tổng hợp các sắc thái thẩm mĩ :
Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng có sự kết hợp các sắc thái bi - hài một cách hài
hịa.Trong "Giơng tố", "Vỡ đê" tác giả nói lên tấn bi kịch nhân sinh sâu sắc mà
vẫn phảng phất yếu tố hài hước. Vũ Trọng Phụng có biệt tài trong viết tiểu
thuyết trào phúng, tiếng cười của ông đa cung bậc, khi hài hước, nhẹ nhàng, khi
sâu cay, đả kích. Từ đó, ơng xây dựng nhân vật trào phúng điển hình có sức
sống lâu bền trong văn học.



×