Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.88 KB, 17 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***



NGUYỄN DIỆU HẠNH


ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS LÊ THỊ DỤC TÚ




HÀ NỘI –2011





MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………
3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………
4. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………….
5. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………
6. Cấu trúc của luận văn………………………………………………………
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: PHÁC THẢO BỨC TRANH CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT
ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM…………………………………………………
1.1 Bức tranh chung về tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986…………………
1.1.1 Đổi mới về thể loại tiểu thuyết…………………………………………….
1.1.2 Đổi mới về quan niệm hiện thực………………………………………….
1.1.3 Đổi mới quan niệm về con người…………………………………………
1.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng trong bức tranh chung của tiểu
thuyết Việt Nam đƣơng đại……………………………………………
1.2.1 Sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bình Phương.
1.2.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương………………………………………
CHƢƠNG 2: NHỮNG ĐỔI MỚI CƠ BẢN VỀ NỘI DUNG TIỂU
THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG………………………………………
2.1 Hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng……………………….
1
1
2
8
8
9
9



10
10
10
18
26

34
34
36

40
40
2.1.1 Hiện thực cuộc sống thường nhật- một hiện thực dị thường…………
2.1.2 Hiện thực trong cõi tâm linh, vô thức……………………………………
2.1.3 Hiện thực trong cõi âm giới địa phủ……………………………………
2.2 Con ngƣời trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng……………………
2.2.1Con người tha hóa – biến dạng…………………………………………
2.2.2 Con người cô đơn…………………………………………………………
2.2.3Con người đa chiều, lưỡng hóa…………………………………………
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG……………………
3.1 Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng………………………………
3.1.1 Kết cấu tiểu thuyết hiện thực – huyền thoại……………………………
3.1.2 Kết cấu tiểu thuyết trong tiểu thuyết……………………………………
3.1.3 Kết cấu tiểu thuyết – thơ…………………………………………………
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật…………………………………………….
3.2.1 Sự đan xen kiểu nhân vật ảo và thực…………………………………….
3.2.2 Mờ hóa nhân vật…………………………………………………………

3.3 Ngôn ngữ tiểu thuyết……………………………………………………….
3.3.1 Ngôn ngữ đậm chất kỳ ảo………………………………………………
3.3.2 Sự đan cài ngôn ngữ độc thoại và đối thoại……………………………
KẾT LUẬN……………………………………………………………………
THƢ MỤC THAM KHẢO………………………………………………
41
47
51
55
55
61
66

71
71
72
75
77
81
81
86
90
91
95
101
104





1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong “Những vấn đề lý thuyết về tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết”
M.Bakhtine nhận định: “Tiểu thuyết là thể loại chưa định hình và đang phát triển”.
Đúng vậy, trải qua thời gian với những biến cố, sóng gió, đến nay tiểu thuyết vẫn
giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn học của toàn nhân loại. Bởi nó có những ưu
thế mà không một thể loại nào có được (thể loại “năng động” nhất, là hình thức tự sự
cỡ lớn, có khả năng tái hiện sâu rộng bức tranh hiện thực đời sống và đi sâu khám
phá đời tư, tâm hồn con người một cách “tinh vi” nhất…)
Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 có những bước chuyển biến lớn lao, là
“thời của tiểu thuyết” (Nguyễn Huy Thiệp). Xuất hiện nhiều cây bút xuất sắc: Lê
Lựu, Chu Lai, Ma Văn Kháng, Nguyễn Xuân Khánh, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh
Từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI, văn học Việt Nam
xuất hiện một trào lưu tiểu thuyết mới với những thể nghiệm đáng ghi nhận như: Hồ
Anh Thái, Võ Thị Hảo, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương
Tiểu thuyết đương đại Việt Nam, như nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch nhận
định “Nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, ưu tiên số một chắc chắn là những sáng tác của Nguyễn Bình Phương.
Là sản phẩm thành công nhất của trường viết văn Nguyễn Du, kiên định trong
những ý tưởng nghệ thuật, các sáng tác của anh kết tụ nhiều vấn đề có ý nghĩa tiêu
biểu cho tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ hậu chiến cả trên bình diện mỹ học lẫn kỹ
thuật sáng tác và mô hình tiểu thuyết…”
Với tài năng và sự tự tin, Nguyễn Bình Phương đã khẳng định mình với một
lối đi riêng. Bằng những cách tân, sáng tạo độc đáo, anh đã thay đổi được quan niệm
tiếp cận của độc giả và tạo nét mới cho tiểu thuyết Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Từ những tài liệu nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương, có thể nhận thấy các tài
liệu quan tâm tới hai nội dung:


2
1. Về những bài đánh giá khái quát tiêu biểu: Trong bài Một số đặc điểm nổi
bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương – Tác giả Trương Thị Ngọc Hân; Tiểu
thuyết hậu hiện đại sự hội ngộ của các tư duy tiểu thuyết hiện đại trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương – Nguyễn Phước Bảo Nhân và tác giả Phùng Gia Thế trong loạt
bài :Cảm quan đời sống và những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương; Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương…
2. Đáng chú ý là những bài đánh giá cụ thể về từng tác phẩm của các nhà
nghiên cứu, phê bình Đoàn Cầm Thi, Thụy Khuê, Phạm Xuân Thạch nhưng chúng tôi
xin tập hợp lại những ý kiến đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình tập trung đặc biệt ở
những tiểu thuyết tiêu biểu như: Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Ngồi.
Với TS.Đoàn Cầm Thi trong Người đà bà nằm từ thiếu nữ ngủ ngày, đọc
Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương, tác giả chú ý nhiều đến khuynh hướng thể
hiện đời sống bản năng dục vọng và vô thức trong tác phẩm.
TS. Nguyễn Mạnh Hùng trong bài Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương
hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỉ, đánh giá tính chất lạ hóa, hiện đại trong nội
dung, hình thức biểu hiện và quan niệm thể loại tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.
Nguyễn Mạnh Hùng tập trung đánh giá những đổi mới của nhà văn ở phương diện nội
dung đặc biệt là ở kĩ thuật tiểu thuyết.
Được quan tâm và đánh giá cao nhất có lẽ phải kể đến tiểu thuyết Thoạt kỳ
thủy. Trong bài Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên (Đọc Thoạt kỳ thủy của Nguyễn
Bình Phương) tác giả Đoàn Cầm Thi đã có những lời bình luận sắc sảo, nhạy bén về
vấn đề tình dục, về đời sống bản năng vô thức và đã nhìn nhận vô thức như là thành
tố trung tâm trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Thụy Khuê trong bài viết Thoạt
kỳ thủy trong vùng đất Cậm Cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương đưa ra dẫn
chứng, những kiến giải của mình để chỉ ra những nét mới lạ độc đáo trong tác phẩm.
Trong Nguyễn Bình Phương – Lục đầu giang tiểu thuyết, Đoàn Ánh Dương
đánh giá cao Thoạt kỳ thủy: “Thoạt kỳ thủy xứng đáng được coi là đỉnh cao nhất, sự
hội tụ trọn vẹn và sung mãn của bút lực tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương…”


3
Tiểu thuyết Ngồi cũng nhận được không ít sự quan tâm, đánh giá khen chê của
giới phê bình, nghiên cứu và của nhiều bạn đọc. Lê Tự nhận định: “Ngồi là một cuốn
sách viết hỏng”. Bùi Công Thuấn trong Ngồi và những thể nghiệm thất bại thì đây là
tác phẩm không thành công. Cũng nhận định đây là tác phẩm khó đọc nhưng với tác
giả Nguyễn Phước Bảo Nhân trong bài Tràng tiếng mõ trong Ngồi lại đánh giá cao về
tác phẩm này. Đồng quan điểm với Nguyễn Phước Bảo Nhân khi cảm nhận Ngồi là
tác phẩm không dành cho độc giả ngây thơ, dễ tính, tác giả Phạm Xuân Thạch viết:
“…Nó là một tiểu thuyết bắt người ta phải suy tư và làm điều ấy, nó xứng đáng là
một tiểu thuyết và một tiểu thuyết xuất sắc”.
Những ý kiến đánh giá đã có ý nghĩa gợi mở để chúng tôi thực hiện đề tài luận văn.
3. Phạm vi nghiên cứu
7 cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương và một số tiểu thuyết khác của các
nhà văn trong nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại để đối chiếu so sánh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
-Phương pháp hệ thống, thống kê, khảo sát. Phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học.
5. Mục đích nghiên cứu
Những đặc điểm độc đáo, nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, khẳng
định đóng góp của tác giả trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
6. Cấu trúc của luận văn (Gồm 3 chương):
Chương 1: Phác thảo bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Chương 2: Những đổi mới cơ bản về nội dung tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương
Chương 3: Một số phương diện đổi mới về nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương.





4
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: PHÁC THẢO BỨC TRANH CHUNG CỦA
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
1.1 Bức tranh chung về tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986
1.1.1 Đổi mới về thể loại tiểu thuyết
Nhìn từ góc độ thể loại, tiểu thuyết đã có những tìm tòi, cách tân ở một số
phương diện: cốt truyện, nghệ thuật trần thuật, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu.
Cốt truyện, có sự “phân rã”, “phân mảnh”: trở nên lỏng lẻo, cấu trúc là sự lắp
ghép rời rạc, lộn xộn (Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, Thuận…)
Trong văn học truyền thống, các tác phẩm văn học được xây dựng từ điểm nhìn
tương đối ổn định, đó là cái nhìn „„biết trước‟‟. Tới văn học sau đổi mới đáng chú ý là
ba hiện tượng: sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật (Thiên thần sám hối – Tạ Duy
Anh), luân chuyển điểm nhìn người trần thuật và nhân vật (Nỗi buồn chiến tranh –
Bảo Ninh), nhiều điểm nhìn (Cơ hội của chúa – Nguyễn Việt Hà)
Nhân vật: phi trung tâm, không có nhân vật lí tưởng, nhân vật có khi chỉ như
một cái bóng mờ ảo, dị biệt, kì ảo (T mất tích – Thuận; Trí nhớ suy tàn; Thoạt kỳ
thủy; Ngồi – Nguyễn Bình Phương; Bến ô sin, Tin thật lòng – Hồ Anh Thái )
Ngôn ngữ: gần với ngôn ngữ đời thường, đậm khẩu ngữ, ngôn ngữ độ thoại nội
tâm, sử dụng những giấc mơ thông qua kỹ thuật dòng ý thức để khai thác và khám
phá thế giới tâm linh của con người (Thời xa vắng của Lê Lựu, Cơ hội của chúa -
Nguyễn Việt Hà, Đi tìm nhân vật -Tạ Duy Anh, Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Người đi vắng –
Nguyễn Bình Phương, Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, Giàn thiêu – Võ Thị Hảo…)
Giọng điệu tiểu thuyết Việt Nam đương đại cũng rất đa dạng: giọng thương
cảm trữ tình, suồng sã, giọng chua chát, bi thương, giọng suy tưởng, triết lý, hài hước,
vô âm sắc…(Hồ Quý Ly – Nguyễn Xuân Khánh; Khải huyền muộn – Nguyễn Việt
Hà, T mất tích – Thuận, Thoạt kỳ thủy – Nguyễn Bình Phương)
1.1.2 Đổi mới quan niệm về hiện thực

5

Văn học trước 1986 là khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, phục vụ cách
mạng, nhiệm vụ chiến đấu (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi, Đất nước đứng lên –
Nguyên Ngọc). Văn học sau 1986 chuyển sang cảm hứng thế sự - đời tư, đặt ra vấn đề
đời sống từ góc độ đạo đức – sinh hoạt (Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng,
Thời xa vắng - Lê Lựu, Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai, Thiên sứ - Phạm Thị Hoài…)
Tiểu thuyết đổi mới nhìn thẳng vào sự thật với cái nhìn trung thực, công bằng
hơn: (Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc Trường, Những thiên đường mù -
Dương Thu Hương, Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). Văn học sau 1986
đặc biệt chú ý đến nông thôn : Bến không chồng – Dương Hướng, Thời Xa vắng – Lê
Lựu, Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra – Nguyễn Minh Châu, Mảnh đất lắm người
nhiều ma – Nguyễn Khắc Trường )
Viết về chiến tranh và con người sau chiến tranh, đặc biệt là hình ảnh người
lính và người phụ nữ với cái nhìn nhân văn: (Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, Chim
én bay – Nguyễn Trí Huân, Bến không chồng – Dương Hướng )
Chú ý đến sự chi phối mạnh mẽ của đồng tiền đối với đạo đức, làm băng hoại
những giá trị đạo đức (Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp, Mùa trái cóc ở miền Nam
- Nguyễn Minh Châu…)
1.1.3 Đổi mới quan niệm về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố chi phối các yếu tố khác của nghệ
thuật thể hiện, gắn với đời sống văn học của mỗi giai đoạn lịch sử.
Nếu văn học trước đổi mới, các nhà văn coi nhẹ con người cá thể thì văn học
sau đổi mới đã quan tâm đến con người ở tư cách cá nhân đời thường từ nhiều phía,
nhiều góc độ như (Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng, đặt vấn đề về các mối
quan hệ trong gia đình : cha và con, vợ và chồng, anh và em Thời Xa Vắng - Lê Lựu
xây dựng nhân vật Giang Minh Sài từ góc độ đời tư, “sống hộ ý định người khác”)
Khai thác con người tự nhiên, bản năng, tâm linh trước nhu cầu hạnh phúc đời
thường, cuộc sống riêng tư, miêu tả con người tự nhiên, tình yêu nhục dục, với nhiều
tác phẩm của Dương Hướng, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà….

6

Trong mỗi con người đều tồn tại nhiều con người khác nhau, thậm chí đối lập
nhau (Ngồi - Nguyễn Bình Phương, Chinatown, Pari 11.8 - Thuận, Cơ hội của Chúa,
Khải huyền muộn - Nguyễn Việt Hà…).
1.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng trong bức tranh chung của tiểu
thuyết Việt Nam đƣơng đại.
1.2.1 Sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bình Phương
Nguyễn Bình Phương tên khai sinh là Nguyễn Văn Bình sinh ngày 29-12 -1965
tại thị xã Thái Nguyên. Năm 1989, Nguyễn Bình Phương thi vào trường viết văn
Nguyễn Du. Hiện nay, là trưởng ban thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội
Bắt đầu viết văn từ năm 1986 – 1987, những sáng tác đầu tay là những tập thơ
Khách của trần gian, Lam chướng , Xa than Thành công của Nguyễn Bình Phương
phải kể đến tiểu thuyết: Vào Còi, Thoạt kỳ thủy, Người đi vắng, Ngồi
1.2.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Nguyễn Bình Phương là nhà văn có sức sáng tác dồi dào. Mỗi khi nhà văn cho
ra đời một tác phẩm mới lại được đón nhận nồng nhiệt và tạo nên sức hút đặc biệt với
bạn đọc. Sức hấp dẫn từ những cuốn tiểu thuyết không chỉ được tính bằng số lượng
độc giả mà còn được đông đảo giới nghiên cứu, phê bình, báo chí, dư luận quan tâm
tìm hiểu.
Từ Bả giời, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy đến Ngồi – là sự
hoàn tất một phong cách mới. Sự trưởng thành trong ngòi bút qua từng tác phẩm gắn
với thời gian lịch sử đất nước, Nguyễn Bình Phương đã mang đến cho người đọc
những cảm quan mới mẻ và phong phú. Nhà văn luôn có ý thức tiếp thu cái mới và đã
táo bạo đặt những dấu ấn đầu tiên trên hành trình khai mở vùng đất mới với những
cách tân độc đáo cả về mặt nội dung và phương thức thể hiện. Đó là những đóng góp
đáng ghi nhận của một nhà văn luôn nỗ lực sáng tạo, làm mới tiểu thuyết Việt Nam.




7

CHƢƠNG 2: NHỮNG ĐỔI MỚI CƠ BẢN VỀ NỘI DUNG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG
2.1 Hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng.
2.1.1 Hiện thực cuộc sống thường nhật – một hiện thực dị thường.
Ngòi bút của Nguyễn Bình Phương lại tìm đến hiện thực phân mảnh, hiện thực
thường nhật bị xé lẻ với cái nhìn sắc lạnh, chân thực, tái hiện hiện thực cuộc sống với
sự trần trụi, bản năng dục tính và tội ác như nó vốn có, vốn tồn tại
Thoạt kỳ thủy: một hiện thực đẫm máu và nước mắt, đầy tang thương của
những con người phải sống trong môi trường thường trực kích động, u mê, chém giết.
Ngồi: là cuộc sống của những công chức thành thị chìm đắm trong những ham
mê u tối đầy bản năng dục vọng
2.1.2 Hiện thực trong cõi tâm linh, vô thức.
Đi vào cõi tâm linh, vô thức như con đường chiếm lĩnh hiện thực, một mảng
hiện thực khổng thể trông, nhìn trực tiếp mà chỉ có thể cảm nhận…
Người đi vắng: hoài niệm về ấu thơ, trong dục vọng âm thầm và bản năng.
Thoạt kỳ thủy: là viễn cảnh của cuộc sống âm u, lạnh lẽo hoang vắng thời tiền
sử, mù mịt, mê man như người hấp hối với những con người không bình thường.
Trí nhớ suy tàn: hiện thực được cảm nhận qua tâm tưởng, những trải nghiệm cá
nhân, thể hiện qua ảo giác, nằm trong trí nhớ, trong tưởng tượng của nhân vật Em.
Ngồi: là khát khao ước mơ thánh thiện, trong sáng, dịu ngọt, đáng yêu.
2.1.3 Hiện thực trong cõi âm giới, địa phủ.
Cuộc sống không phải chỉ có một cõi dương mà còn tồn tại cõi âm. Ở đó cõi
dương và cõi âm luôn luôn có sự liên hệ bền chặt nhiều khi khó tách biệt rõ ràng.
Người đi vắng: là sự tồn tại của những linh hồn trên bãi tha ma, kể về cuộc
sống mà họ đã trải qua. Những đứa trẻ chết già: hiện thực được tái hiện ở bãi tha ma
với những ngôi mộ gắn liền với định mệnh về kho báu của một dòng họ. Hiện thực
cõi âm còn hiện lên qua hình ảnh chiếc xe trâu.

8
Nguyễn Bình Phương đã mượn yếu tố huyền thoại, kỳ ảo đưa người đọc đến

một miền hiện thực kỳ lạ, huyền bí ma quái qua đó có cái nhìn sâu sắc toàn diện hơn
về hiện thực cuộc sống và có những điều người ta không thể nói hết ở cõi dương gian
sẽ được thể hiện một cách rành mạch, rõ ràng trong cõi âm.
2.2 Con ngƣời trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng.
2.2.1 Con người tha hóa – biến dạng.
Sự tha hóa của con người trước hết từ tác động của môi trường làm cho con
người biến đổi. Con người tha hóa, theo tác giả là người mang khuyết tật về tâm hồn,
về đạo đức so với quan niệm truyền thống, biến chất đi gần đến bản năng sinh vật.
Ngồi: xây dựng chân dung những công chức nhà nước tha hóa, biến chất đánh
mất nhân cách và lí tưởng của mình. Trong Những đứa trẻ chết già, mặt trái khác của
con người được bóc tách, tha hóa biến chất vì vật chất vì tiền bạc.
Thoạt kỳ thủy ngoài những con người tha hóa về tâm hồn còn có những người
bị biến dạng, khiếm khuyết về mặt hình thể (Bồi què, Bình cụt, thương binh, Bào mù,
Lan lác, Xuân toét, Xuân điếc …).Báo động hơn là tha hóa về mặt thần kinh, những
người điên bị tước đi phần ý thức thực chất không còn là con người nữa, chỉ còn phần
hình hài nhưng đã mất đi bản chất và bị sinh vật hóa (Tính; Hưng).
Tiểu thuyết Người đi vắng: con người tự đánh mất đi phần người để quỷ lên
ngôi, một xã hội vắng vẻ, lạnh lẽo và ảm đạm. Con người tha hóa ta cũng bắt gặp
trong Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh với nhân vật Phương.
2.2.2 Con người cô đơn
Con người không chỉ sống một mình mới cô đơn mà sống giữa “thế giới người”
vẫn cô đơn, dường như cô đơn đã trở thành tự thân. Con người cô đơn không chỉ có
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mà còn có trong một số tiểu thuyết của các tác
giả Bảo Ninh, Thuận, Tạ Duy Anh…Ở Nguyễn Bình Phương phần lớn con người cô
đơn do tác động của hoàn cảnh nhưng cũng có con người “bị cô đơn – tự cô đơn”.
Trong Thoạt kỳ thủy: Hiền là người cô đơn do sự sắp đặt nghiệt ngã của số
phận, nỗi niềm cô đơn của Hiền bắt nguồn từ nghịch cảnh của đời sống. Đó là nhân

9
vật Em trong Trí nhớ suy tàn: không thể hòa nhập với cuộc sống. Khẩn trong Ngồi lại

là một con người cô đơn trước cuộc đời đầy bon chen, thủ đoạn. Vang trong Vào Cõi:
ước mong không được thỏa nguyện nên cô rơi vào cô đơn, không biết tỏ nỗi niềm
cùng ai.
Người đi vắng: xây dựng hàng loạt nhân vật cô đơn, cô đơn như là một định
mệnh đối với con người (Hoàn, cô đơn là một bản năng bẩm sinh - “tự cô đơn”,
Thắng cô đơn như một định mệnh ) Cũng mang tâm trạng buồn, cô đơn và luôn ám
ảnh về chiến tranh nhưng khác với Thắng, trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh,
hai chữ “thân phận” luôn luôn ám ảnh tâm trí Kiên.
Quan niệm về con người cô đơn cũng là cảm quan chung của văn học đương
đại và của những nhà văn luôn tâm huyết, có trách nhiệm với đối với cuộc sống.
2.2.3 Con người đa chiều, lưỡng hóa
Trong mỗi con người đều tồn tại nhiều con người khác nhau, thậm chí đối lập
nhau của ý thức với tiềm thức và vô thức. Đây là kiểu nhân vật sống giữa ranh giới
thiện – ác, ánh sáng – bóng tối. Khẩn trong Ngồi là sự “phân thân”của một Khẩn lay
lắt trì trệ với cuộc mưu sinh trần tục, một Khẩn thánh thiện với giấc mơ về mối tình
đầu trong sáng trong tiềm thức); Hiền trong Thoạt kỳ thủy xuất phát là một cô gái
xinh đẹp, hiền lành trong sáng hồn nhiên, khát khao hạnh phúc nhưng cuộc đời oan
trái, bất hạnh, nhưng đã có lúc trong lòng Hiền dậy sóng tình cảm với ông Phùng, ở
cấp độ cao hơn là đã có “dắp tâm” giết Tính để mong được giải thoát.
Trong Người đi vắng, Hoàn vừa yêu Thắng vừa tìm đến Cương để thỏa mãn
những dục vọng của mình, nhưng chính trong sự thỏa mãn dục vọng ấy đã đưa đến
những cuộc đấu tranh trong nội tâm với sự mặc cảm tội lỗi.





10
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG

3.1 Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng.
3.1.1 Kết cấu tiểu thuyết hiện thực - huyền thoại.
Kiểu kết cấu hiện thực - huyền thoại là kiểu kết cấu xét theo tiêu chí nội dung,
kiểu kết cấu này hay xuất hiện trong tất cả các sáng tác của Nguyễn Bình Phương.
Trong mỗi tiểu thuyết luôn luôn tồn tại yếu tố huyền thoại song song với yếu tố
hiện thực. Bả giời: Yếu tố hoang đường tạo cho người đọc liên tưởng về một thời
mộng mị, mông muội của con người trước thiên nhiên hoang sơ. Ngồi là một huyền
thoại về tinh rồng ở Hồ Tây. Những đứa trẻ chết già: Đưa vào tác phẩm những đoạn
Vô thanh đã thể hiện một cách tiếp cận trực diện vào huyền ảo.
Người đi vắng: triển khai song song giữa cuộc binh biến của Đội Cấn ở Thái
Nguyên đầu thế kỷ XX với một bộ phận người thời hiện tại.
3.1.2 Kết cấu tiểu thuyết trong tiểu thuyết.
Xét trên bình diện hình thức, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có kiểu kết
cấu tiểu thuyết trong tiểu thuyết, là lối kết cấu theo kiểu truyện xen trong tiểu thuyết.
Đây là một kiểu kết cấu phổ biến trong tiểu thuyết đương đại như: Cơ hội của
chúa – Nguyễn Việt Hà, Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, Chinatown – Thuận.
Vào cõi là một thể nghiệm đan lồng tiểu thuyết, gồm hai câu chuyện song hành
đan xen nhau (câu chuyện về Tuấn, của hai chị em Vang, Vọng, “về Hắn”). Trong Bả
giời (cõi thực là sự loạn luân của anh em Tượng và truyện ảo của thế hệ đi trước là
cha Tượng với mẹ của Thủy). Những đứa trẻ chết già (truyện về truy tìm kho báu và
truyện về chiếc xe trâu với những hồn ma trở về làng).
Tiểu thuyết Người đi vắng là sự hợp thành của những tiểu thuyết nhỏ, đó là câu
chuyện về những con người của hiện tại, câu chuyện của những linh hồn trong bãi tha
ma, câu chuyện của quá khứ với những anh hùng chiến đấu anh dũng.
3.1.3 Kết cấu tiểu thuyết – thơ.

11
Nguyễn Bình Phương đã tạo ra một kiểu kết cấu đặc sắc với nội dung tiểu
thuyết xen lẫn những bài thơ, đoạn thơ, những câu văn đậm chất trữ tình dịu nhẹ. Sử
dụng những đoạn thơ xen vào tác phẩm nhằm khắc họa những khoảnh khắc trữ tình

của nhân vật như tiểu thuyết Ngồi, Vào Cõi, Những đứa trẻ chết già; đặc biệt là Trí
nhớ suy tàn - một áng văn xuôi đẫm chất thơ.
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.1 Sự đan xen kiểu nhân vật ảo và thực
Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương xuất hiện nhiều nhân vật vừa thực vừa
ảo, đó có thể là một công chức hành chính, một diễn viên, một người bình thường
trong xã hội…nhưng có một đời sống bí ẩn, kỳ dị.
Người đi vắng: Nhân vật Hoàn được tác giả tái hiện chủ yếu qua những giấc
mơ sau khi bị tai nạn, rơi vào trạng thái thực vật. Ngồi: Khẩn luôn sống trong giấc
mộng với mối tình đầu không biết là có thực hay không đối với cô gái tên Kim. Kim,
một nhân vật thực - ảo trong tác phẩm, xuất hiện một cách “ảo hóa”, ma quái.
Dạng nhân vật vừa ảo vừa thực cũng xuất hiện khá đậm đặc trong những tác
phẩm văn xuôi đương đại như Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tư, T mất tích,
Chinatown - Thuận
3.2.2 Mờ hóa nhân vật
Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương: nhân vật thường ít được miêu tả với
hình thức hoàn chỉnh, đẹp đẽ trừ một số ít nhân vật nữ nhưng đó cũng không phải là
điểm nhấn tác giả muốn tạo ra, có những nhân vật không có tên mà chỉ là những cách
gọi, cách kí hiệu “thằng trí thức”, “hai mươi bảy vết thương”…, nghề nghiệp cũng
không cụ thể rõ ràng…Thậm chí những nhân vật có tên, được miêu tả cụ thể rõ ràng
cũng bị “mờ hóa” ( Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Ngồi )
Trong tiểu thuyết T mất tích của Thuận, tác giả cũng sử dụng thủ pháp nghệ
thuật “mờ hóa nhân vật”, Hồ Anh Thái cũng thường gây ấn tượng bởi những cái tên
không ra tên: Chín Triệu, Ba Triệu, Hai Triệu, Cá Sấu 1, Cá Sấu 2… số hóa, kí hiệu
hóa nhân vật: ông Số Một, bà Số Hai, cô Nhị, cô Tam, cô Tứ .

12
3.3 Ngôn ngữ tiểu thuyết
3.3.1 Ngôn ngữ đậm chất kỳ ảo
Bản thân ngôn ngữ không mang chất kỳ ảo nhưng dưới bàn tay sáng tạo nhào

nặn, tinh luyện của tác giả đã tạo nên chất kỳ ảo thông qua ngôn ngữ.
Nguyễn Bình Phương đã sử dụng với tần số cao các từ ngữ không xác định
được cụ thể, những phó từ gợi tả sự kỳ ảo, biểu hiện sự bất thường, kỳ bí, hiện tượng
lạ : bỗng nhiên, đột nhiên, bỗng chốc , tự nhiên, đồn rằng (Người đi vắng, Những
đứa trẻ chết già, Ngồi)
Bên cạnh đó tác giả còn làm tăng tính kỳ ảo của ngôn ngữ bằng cách dùng thủ
pháp “tẩy trắng” ngôn ngữ, nhại ngôn ngữ, tạo ra những kí hiệu ngôn ngữ lạ (Những
đứa trẻ chết già : lọc cọc, Ngồi: cốc, cốc )
3.3.2 Sự đan cài ngôn ngữ độc thoại và đối thoại.
Nguyễn Bình Phương đã nỗ lực tìm kiếm và sáng tạo ngôn ngữ: kết hợp đan cài
ngôn ngữ độc thoại và đối thoại, nhằm đáp ứng yêu cầu tái hiện đời sống đa tầng
phức tạp, đời sống tâm lí bên trong của con người.
Xây dựng những đối thoại đơn tuyến, đối thoại không có lời đáp, đối thoại mà
như đang độc thoại nội tâm, những câu cộc lốc, không đầu cuối, không nhằm thiết lập
mối quan hệ, sự giao tiếp giữa hai người với nhau mà đó là sự phi lô gic, lạc lõng bơ
vơ, lời nhân vật phát ra nhưng lại là lời gián tiếp (Người đi vắng, Những đứa trẻ chết
già, Thoạt kỳ thủy, Ngồi)








13
KẾT LUẬN
Trên văn đàn Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình Phương được đánh giá là một
trong những nhà văn đi tiên phong trong hiện đại hóa và cách tân thể loại tiểu thuyết,
nỗ lực, tìm tòi sáng tạo, bắt đúng dòng mạch đổi mới văn học. Nguyễn Bình Phương

đã có những thể nghiệm độc đáo và gặt hái được nhiều thành công trên cả hai phương
diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, từ đó góp phần đổi mới thể loại tiểu
thuyết trong nền văn học Việt Nam đương đại.
Trên phương diện nội dung: không chỉ phản ánh chân thực và sinh động, độc
đáo về đời sống hiện thực mà còn có nhiều khám phá mang tính bước ngoặt về đời
sống tâm linh và đời sống bản năng của con người. Về hiện thực: đi sâu vào những
mảng hiện thực của cuộc sống thường nhật – một hiện thực dị biệt, hiện thực trong
cõi tâm linh, vô thức và hiện thực trong cõi âm giới, địa phủ. Về con người: đi sâu
khám phá con người tha hóa, con người cô đơn và con người lưỡng hóa, đa chiều.
Qua đó thấy được vấn đề thân phận con người và ý nghĩa, giá trị đích thực cho sự tồn
tại của con người.
Nhà văn đã sáng tạo ra một hình thức nghệ thuật độc đáo. Về kết cấu tiểu
thuyết: kết cấu tiểu thuyết hiện thực - huyền thoại, tiểu thuyết trong tiểu thuyết, kết
cấu tiểu thuyết thơ. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết hợp sự đan xen kiểu nhân
vật ảo và thực và mờ hóa nhân vật. Về ngôn ngữ, tác giả phá vỡ những chuẩn mực
truyền thống để thực hiện một cuộc thăm dò táo bạo đối với câu chữ, sử dụng hiệu
quả ngôn ngữ miêu tả đậm chất kỳ ảo, sáng tạo nên kiểu ngôn ngữ độc thoại đan cài
ngôn ngữ đối thoại tạo nên những màu sắc mới mẻ, in đậm dấu ấn cá tính của nhà
văn.
Đi vào tìm hiểu đề tài luận văn, đã cho chúng tôi thấy một cái nhìn toàn diện
hơn về toàn bộ hệ thống tiểu thuyết cũng như những nét độc đáo mới lạ của nhà văn
trong việc tạo lập nên phong cách của mình. Qua đó cũng thấy được vị trí cũng như
những đóng góp của nhà văn vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại./.


14


×