Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Sự hình thành và phát triển của xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.89 KB, 4 trang )

Xã hội học, sự ra đời và chức năng của Xã hội học
Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc
thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là
khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó
trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.
Xã hội học là môn khoa học xã hội còn rất non trẻ, mặc dù vậy nó cũng có
một lịch sử phát triển riêng biệt. Trước thế kỷ 19, xã hội học chưa tồn tại như một
môn khoa học độc lập mà bị hòa tan vào trong các khoa học khác như nhân chủng
học, dân tộc học, nhân học, tâm lý học, tâm lý học xã hội và đặc biệt là triết học môn khoa học của mọi khoa học.chínhh vì vậy nên xã hội học chưa được xem là 1
nghàh khoa học riêng biệt, đây là lý do chính để xã hội học ra đời muộn
Xã hội học xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử
xã hội. Tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện
và tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xã hội. Các biến động to lớn trong đời
sống kinh tế, chính trị và xã hội châu Âu vào thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XIX đã
đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức xã hội.
Bắt đầu từ thế kỷ 18, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu trở nên hết sức
phức tạp. Cuộc cách mạng công nghiệp 1750 đã đưa đến những đảo lộn ghê
gớm. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây nên những
làn sóng chuyển dịch dân cư lớn, kèm theo đó là những mâu thuẫn giai cấp, mâu
thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hội ngày càng thêm
đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động không ngừng: chiến
tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thoái đạo đức, phân hoá giàu
nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt các thiết chế cổ truyền,... Trước tình hình
như thế, phải có 1 mộn khoa học để chỉ ra trạng thái thật của xã hội đó, phát hiện ra
những vấn đề xã hội, dự báo khuynh hướng phát triển của xã hội, và chỉ ra những
giải pháp có tính khả thi.
Emile Durkheim - một trong các bậc tiền bối của khoa học xã hội học đã
phát biểu rằng: cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đoán xem xã hội ở trong tình
trạng "khỏe mạnh" hay "bệnh tật" và sau đó nhà xã hội học phải kê đơn những loại
thuốc cần cho sức khỏe của xã hội. Và mãi cho đến nửa sau của thế kỷ XIX, xã hội
học mới xuất hiện với tư cách là một môn khoa học độc lập có đối tượng, chức


năng và phương pháp riêng biệt. đó là sự xuất hiện muộn màng nhưng lại có tác
dụng to lớn.


Bối cảnh Kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn
Nguồn gốc trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước đó.
Hình thái kinh tế xã hội kiểu phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sự bành
trướng của thương mại và công nghiệp. Sự tác động của tự do hóa thương mại, tự
do hóa sản xuất và đặc biệt là tự do hóa lao động; hệ thống tổ chức quản lý kinh tế
theo kiểu truyền thống đã bị thay thế bằng cách tổ chức xã hội hiện đại. Do vậy, thị
trường đã được mở rộng, hàng loạt nhà máy, xưởng và tập đoàn kinh tế đã ra đời
thu hút nhiều lao động từ nông thôn ra thành thị làm thuê. Của cải, đất đai, tư bản
không còn tập trung trong tay tầng lớp phong kiến mà rơi vào tay giai cấp tư sản.
Sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự
xã hội phong kiến gây những xáo trộn và biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội của
các tầng lớp, giai cấp và các nhóm xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn phải
lập lại trật tự, ổn định xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vấn đề mới
mẻ nảy sinh từ cuộc sống đang biến động đó. Trong bối cảnh đó, Xã hội học đã ra
đời để đáp ứng nhu cầu nhận thức các biến đổi xã hội và lập lại trật tự xã hội.
Bối cảnh Chính trị xã hội và tư tưởng
Cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789, làm biến đổi chính trị, xã hội quan
trọng góp phần làm thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế
xã hội châu Âu thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng này đã không chỉ mở đầu cho thời
kỳ tan rã chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ mà còn thay thế trật tự cũ đó bằng
một trật tự chính trị xã hội mới là nhà nước tư sản.
Công xã Paris năm 1871 - Mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các tầng lớp xã
hội và nhất là giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản đã lên đến đỉnh điểm làm
bùng nổ cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vào cuối thế kỷ XIX; và sau
này là cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Những biến đổi chính trị, xã hội ở châu Âu đã đặt ra câu hỏi lý luận cơ bản

của xã hội học. Đó là vấn đề làm thế nào phát hiện và sử dụng các quy luật tổ chức
xã hội để góp phần tạo ra trật tự và tiến bộ xã hội.
Bối cảnh về Lý luận và nghiên cứu
Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh xã hội học bắt nguồn từ
những tư tưởng khoa học và văn hóa thời đại Phục Hưng thế kỷ XVIII
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên
cứu khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời xã hội học. Các cuộc cách


mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ XVI, XVII và đặc biệt là thế kỷ XVIII đã làm thay
đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học.
Các nhà triết học, các nhà khoa học xã hội thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX khát
khao nghiên cứu các hiện tượng, quá trình xã hội để phát hiện ra các quy luật tự
nhiên của tổ chức xã hội, đặc biệt là"các quy luật của sự phát triển, tiến bộ xã hội"

Chức năng của xã hội học
A. Chức năng nhận thức. Xã hội học cũng giống như các môn khoa học khác
là trang bị cho người nghiên cứu môn học những tri thức khoa học mới, nhờ đó mà
chúng ta có được nhãn quan mới mẻ hơn khi tiếp cận tới các hiện tượng xã hội, sự
kiện xã hội và quá trình xã hội vốn rất gần gũi rất quen thuộc quanh chúng ta, và
như thế xã hội hiện ra dưới mắt chúng ta sáng rõ hơn mà trước đó chúng ta chưa
bao giờ được biết đến hoăc biết đến rất ít.
B. Chức năng tư tưởng. Xã hội học giúp chúng ta nhận thức đầy đủ sức
mạnh và vị trí của con người trong hệ thống xã hội, góp phần nâng cao tính tích
cực xã hội của cá nhân và hình thành nên tư duy khoa học trong khi xem xét, phân
tích, nhận định, dự báo về các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội.
C. Chức năng dự báo. Trên cơ sở nhận diện được hiện trạng xã hội thực tại
và sử dụng các lý thuyết dự báo, các nhà xã hội học sẽ mô tả được triển vọng vận
động của xã hội trong tương lai gần cũng như tương lai xa hơn. Dự báo xã hội là
một thế mạnh của xã hội học. Có thể nói trong tất cả các môn khoa học xã hội thì

xã hội học có chức năng dự báo mạnh nhất và hiệu qủa nhất.
D. Chức năng quản lý. Trước hết cần phải nói rõ ngay rằng xã hội học không
phải là khoa học quản lý, nhưng có một điều chắc chắn rằng tất cả các hoạt động
quản lý kể cả quản lý kinh tế, hành chính hay nhân sự chỉ trở nên tối ưu khi mà
biết sử dụng tốt các kết luận, nhận định và dự báo của xã hội học.
E. Chức năng công cụ. Các phương pháp, các kỹ thuật thao tác, các cách
thức tiếp cận xã hội của xã hội học được các ngành khoa học khác nhau cũng như
các lĩnh vực khác nhau của kinh tế, chính trị, văn hóa,... sử dụng như một công cụ
hữu ích và hết sức cần thiết trong quá trình hoạt động. Chúng ta có thể thấy rõ điều
đó qua các cuộc thăm dò dư luận xã hội trước các cuộc tranh cử, hay các phương


pháp điều tra của xã hội học được ứng dụng vào việc thăm dò nhu cầu, thị hiếu
khách hàng trong marketing. Do vậy "xã hội học sẽ làm một công cụ hữu hiệu để
cho con người có thể xây dựng cho mình một xã hội tốt đẹp hơn ".
F. Chức năng cải tạo thực tiễn. Xã hội học không phải nghiên cứu xã hội để
biết cho vui mà thực sự nó góp một phần hết sức quan trọng vào việc cải biến hiện
thực. Auguste Comte cha đẻ của ngành khoa học này ngay từ lúc sơ khai đã nhấn
mạnh chức năng cải tạo xã hội của nó mà ông tóm tắt trong mệnh đề rất nổi tiếng
"Biết dự đoán, biết kiểm soát". Còn các nhà xã hội học Anh cũng đã khẳng định
"Xã hội học không chỉ đơn thuần là một ngành khoa học lý giải và phân tích đời
sống xã hội, mà còn là phương tiện thay đổi xã hội". Các nhà xã hội học cho rằng
nếu như họ kém cỏi đến mức không làm được cái gì cả thì chí ít "những dữ liệu
của họ cũng thường được sử dụng để xây dựng các chính sách"
Những lý do này chỉ rõ những sự phát triển cua xã hội học, tuy xuất hiện muộn,
phát triển chậm ở giai đoạn đầu, nhưng ở trong giai đoạn này nó đang phát triển
mạnh. Do những chức năng hiện nay cua nó




×