Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................. 2
PHẦN II: NỘI DUNG .................................................................................... 6
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 6
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ .....................................................................7
1. Thuận lợi ................................................................................................ 7
2. Khó khăn ............................................................................................... 9
III.BIỆN PHÁP .......................................................................................... 9
PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .........................................................20
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO: .........................................................22
Người thực hiện:
1
Sáng kiến kinh nghiệm
..........................................................................................................................
PHẦN I
PHẦN MỞ ĐÂU
Nhân loại đã bước vào thập niên đầu của thế kỉ XXI với những bước chuyển
vô cùng to lớn. Những thành tựu quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học
công nghệ và nền kinh tế tri thức đang đóng vai trò quyết định trong sản xuất vật
chất. Con người sống trong xã hội mà khoảng cách về không gian được rút ngắn
hơn bao giờ hết nhờ những phương tiện thông tin đại chúng. Xu thế toàn cầu hoá
đã trở thành một xu thế không cưỡng lại được, con người phải có tầm nhìn rộng
lớn hơn thì mới bắt kịp những thay đổi nhanh chóng của nhân loại, mới thích
ứng và phát triển được.
Bối cảnh xã hội đó đã tác động rất lớn đến giáo dục và đào tạo ở tất cả các
nước trên thế giới, đến các môn học nói chung và đối với môn lịch sử nói riêng.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề hợp tác và hội nhập quốc tế đã trở
thành nhu cầu của tất cả các nước. Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu của cuộc
sống hiện tại và tương lai đặt ra cho toàn xã hội, ngành giáo dục, nhất là giáo
viên lịch sử nhiều nhiệm vụ cấp bách. Quá trình hội nhập đòi hỏi phải có những
con người năng động, sáng tạo, biết giao lưu và hội nhập có hiệu quả. Cùng với
các môn khoa học khác trong nhà trường phổ thông, môn lịch sử (trong đó có
lịch sử thế giới) đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giáo dục con
người mới xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc trang bị những hiểu biết về lịch sử thế
giới cho học sinh là rất cần thiết. Hiểu biết về lịch sử thế giới không chỉ “biết
người” mà còn để “biết mình”, hiểu người để hiểu mình đúng đắn và sâu sắc
hơn. Để đạt được mục đích toàn diện của việc dạy học lịch sử chúng ta cần khai
thác triệt để mối liên hệ mật thiết giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam để
làm cho việc dạy học lịch sử đạt được hiệu quả cao nhất. Đó là nhiệm vụ, mục
đích của người thầy trong sự nghiệp trồng người.
Người thực hiện:
2
Sáng kiến kinh nghiệm
Khi chứng kiến cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển như vũ
bão. Và nếu Rô-bin-xơn sống ở giữa thế kỉ 21 sẽ cảm thấy hối tiếc cuộc sống chỉ
có một mình trên đảo hoang suối 15 năm trong khi chất lượng cuộc sống cả về
vật chất và tinh thần đang ngày càng được cải thiện và nâng cao. Quả thật là như
vậy, cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX nhờ những phát minh đầu tiên của Anhxtanh cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất được bắt đầu đánh dấu một bước
phát triển vượt bậc của nhân loại. Song từ năm 1945 đến nay, cuộc cách mạng
khoa học – kĩ thuật – công nghệ mới thật sự được bắt đầu, khởi nguồn từ nước
Mĩ. Không thể kể hết những phát minh khoa học cùng tác dụng hữu ích của
chúng trong cuộc sống con người. Và cũng không một ai dám nói rằng tôi đang
sống mà không cần một ứng dụng nào của thành tựu khoa học – kĩ thuật. Bởi
một lẽ đơn giản, tất cả mọi người trên thế giới, mọi tầng lớp, mọi giai cấp, mọi
ngành nghề đều đang áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học –
kĩ thuật và công nghệ để nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính mình và mọi
người.
Vậy trách nhiệm của giáo viên dạy Sử nói chung và dạy bài 12, tiết 14:
“Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử cách mạng khoa học – kĩ thuật”
nói riêng là gì? Chúng ta phải làm thế nào để học sinh hiểu được cuộc cách
mạng lần thứ 2 này diễn ra trên mọi lĩnh vực của cuộc sống và đạt nhiều thành
tựu vô cùng to lớn, là cột mốc chói lọi cho lịch sử tiến hóa văn minh của lời
người, đem lại sự đổi thay to lớn trong cuộc sống kể của vật chất và tinh thần.
Đồng thời, qua bài dạy của mình, giáo viên phải chỉ rõ những mặt tích cực và
tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật để học sinh nhận thức rõ cần
phát huy ưu điểm và khác phục tồn tại, hạn chế để những thành tựu khoa học chỉ
đem lại điều tốt đẹp cho con người mà thôi. Khi các em biết, hiểu và cảm thấy
hết ý nghĩa của cuộc khoa học cách mạng kĩ thuật thì sẽ chăm chỉ học tập, có ý
chí hoài bão vươn lên chiếm lĩnh thành tựu khoa học đáp ứng nhu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đưa nước này tiến lên” “Sánh
Người thực hiện:
3
Sáng kiến kinh nghiệm
vai các cường quốc năm châu…” như lời Bác Hồ dạy. Song thực trạng của học
sinh học lịch sử hiện nay quả là vấn đề đáng quan tâm.
Chủ quan là do bản thân các em không có ý thức học lịch sử, không nhận
thấy vai trò, vị trí, ý nghĩa của môn học. Các em không có hứng thú, say sưa tìm
tòi, nghiên cứu môn lịch sử. Có một điểm mà tôi nhận thấy rất rõ là: Một số em
cảm thấy nhàm chán khi học lịch sử. Hết ngày tháng năm này lại đến ngày tháng
năm khác, hết đời vua này lại đến đời vua khác và hết anh hùng này lại đến anh
hùng khác. Cứ thế và cứ thế nối tiếp nhau như những chuỗi thời gian và sự kiện
nhàm chán, vô vị. Học sinh không thấy ai ấn tượng hơn ai, anh hùng này khác
anh hùng kia ở điểm nào. Vì vậy, việc học lịch sử chỉ còn lại là thời gian và sự
kiện trống rộng mà thôi. Thêm vào nữa là do khách quan, xã hội cần cái gì thì
các em học cái ấy. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển và phổ biến, công
nghệ thông tin được ứng dụng ngày càng cao. Chính vì vậy, các em phải học
những gì xã hội đang cần để còn theo kịp với thời đại. Và do đó, học sinh ngày
càng xa rời với bộ môn Lịch sử hơn với ý nghĩ: “Học lịch sử chẳng để làm gì
cả”. Quan niệm như vậy thật đáng phê phán và sai lầm!
Đó là về phía học sinh về phía giáo viên thì sao? Đất nước ta còn nghèo,
đầu tư cho giáo dục còn khó khăn. Không phải giáo viên nào cũng có máy tính
xách tay, lớp học nào cũng có máy projector và không phải giáo viên nào cũng
có thể dạy giáo án điện tự tất cả các bài giảng của mình. Điều đó, chưa kích
thích được trí tò mò, ham khám phá lịch sử nơi học sinh.
Được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Lịch sử 9, tôi nhận thấy gần
4 năm học lịch sử ở cấp hai sắp trôi qua, học sinh đã học rất nhiều chương mỗi
chương ứng với từng thời kì của đất nước và song song với đó là những anh
hùng dân tộc. nhưng khi tôi kiểm tra lại kiến thức cũ thì các em không nhớ được
bao nhiêu, mà có em còn bị lẫn lộn giữa thời kì này với thời kì khác. Đứng trước
thực trạng xã hội và lớp 9 ở trường Trung học cơ sở An Bình như vậy, để góp
phần cải thiện tình trạng trên, để giúp cho việc giảng dạy và học bộ môn lịch sử
có hiệu quả, để hoàn thiện bộ giáo án điện tử của mình, tôi đã chuẩn bị một tiết
dạy lịch sử lớp 9, đó là tiết 14, bài 12: “Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch
Người thực hiện:
4
Sáng kiến kinh nghiệm
sử cách mạng khoa học – kĩ thuật” có sự trợ giúp của Power Point với hi vọng
rằng: Power Pointcùng những hình ảnh đẹp, sinh động, chân thực; những ví dụ,
dẫn chứng đặc sắc, tiêu biểu đã được chọn lọc kĩ; những đoạn phim hay, ấn
tượng, giàu sức gợi cảm; lời bài hát sôi động, vui tươi nhưng lắng đọng, chân
thành mà ấm áp tình người sẽ tăng sự hứng thú trong học sinh, kích thích trì tò
mò, niềm tự hào về những thành quả của nhân loại trong mỗi trái tim học sinh
nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng. Học bài 12 này, các em sẽ có ấn tượng về
cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai. Đặc biệt là ý nghĩa và tác động
của cuộc cách mạng đối với cuộc sống con người. Hơn tất cả là các em sẽ biết
phát huy những mặt tích cực của thành tựu khoa học, khắc phục những tồn tại,
hạn chế để cuộc sống tốt đẹp hơn, xây dựng đất nước Việt Nam sớm trở thành
“Con rồng châu Á” như nghị quyết của hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành TW
(khóa VII) nêu rõ: “Khoa học – công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”.
Người thực hiện:
5
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN II
NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Các nhà sử học thời xưa có nói: “Sử để ghi chép việc, mà việc thì hay hoặc
dở đều làm gương để răn dạy cho đời sau. Các nước ngày xưa, nước nào cũng có
sử là vì vậy”
Đối với người giáo viên dạy lịch sử, điều khó nhất là tái hiện lại lịch sử
đúng với sự thật đã xảy ra trong khi bản thân người dạy lại chưa từng chứng
kiến sự thật ấy. Hơn nữa, nói mãi, tả mãi mà học sinh vẫn chưa hình dung ra
chính xác về quá khứ xa xưa. Vì vậy, việc sử dụng Power Point là biện pháp vô
cùng thiết thực, hiệu quả bởi bản thân các tranh ảnh, tư liệu, đoạn phim, lời bài
hát phù hợp … đã phản ánh chân thực sự thật lịch sử. học sinh học lịch sử để
biết vể cội nguồn dân tộc mình cũng là mở rộng tầm hiểu biết về các nước trên
thế giới. Ở bài: “Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử cách mạng khoa
học – kĩ thuật” học sinh sẽ nắm được nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý
nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai. Nắm được các thành tựu rực rỡ trên khắp các lĩnh
vực của cuộc sống, các em sẽ nhận thấy rõ cần có ý chí vươn lên cố gắng không
ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát triển không giới hạn của trí tuệ con
người nhằm phục vụ cuộc sống hàng ngày đòi hỏi cao của con người qua nhiều
thế hệ. các em sẽ tự hào về những gì mình đã và đang có, giữ gìn, phát huy nó
có hiệu quả. Đồng thời, học sinh dễ dàng nhận thấy cả thế giới đang ngày càng
phát triển và đi lên không ngừng bởi các thành tựu khoa học. Vậy Việt Nam
phải đi tắt, đón đầu công nghệ mới thì mới có thể theo kịp thế giới.
Từ ý thức về lòng tự hào dân tộc, tôi tin rằng: các em sẽ sống có ích cho
hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy
học bằng cách đưa bài học vào Power Point. Bảy lĩnh vực cơ bản của cuộc sống
đã được tôi chia thành 3 nhóm để học sinh sưu tầm thành tựu khoa học từ ở nhà.
Song, sau khi hai nhóm trình bày, tôi đã dùng tranh ảnh để chốt kiến thức. Mỗi
lĩnh vực đều có dẫn chứng cụ thể và tôi đã thuyết minh để các em có thể hiểu
Người thực hiện:
6
Sáng kiến kinh nghiệm
hơn về mọi thành tựu. Hình ảnh Ga-ga-rin mở đầu cho cuộc chinh phục vũ trụ
đang thực hiện chuyến bay của mình cùng bài hát Ca-chiu-sa của chính nước
Nga vang lên sôi động, rộn rã, tràn đầy niềm vui, niềm phấn khởi đã làm rung
động bao trái tim mỗi học sinh. Tôi tin chắc rằng, so với một bức tranh bằng
giấy ảnh chân dung Ga-ga-rin thì đoạn băng tư liệu của tôi đã để lại nhiều dấu
ấn tốt đẹp trong lòng học sinh hơn. Tôi đã đọc được trong ánh mắt các em sự tò
mò, hứng thú pha lẫn niềm tự hào, trân trọng dành cho Ga-ga-rin. Chắc hẳn các
em sẽ không hình dung ra những cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn
minh cùa nhân loại nếu không có những hình ảnh mà giáo viên sử dụng bằng
Power Point. Càng không thấy ra những mặt tích cực, hạn chế của khoa học – kĩ
thuật. Đoạn phim về nhiễm phóng xạ nguyên tử, nhiễm chất độc đi-ô-xin, chất
độc màu da cam ở Việt Nam đã khiến bao em học sinh phải rơi nước mắt, lời bài
hát như một bản án đanh thép tố cáo đế quốc Mĩ – kẻ đã gieo rắc đau thương
cho nhân dân Việt Nam. Điều đó chỉ có được trên Power Point mà thôi. Sẽ thật
mất thời gian biết bao nếu ta cứ phải treo từng bức tranh, từng tấm ảnh hay một
đoạn tư liệu quý về bài giảng lên bảng, mà số liệu, thông tin cung cấp thì nhiều.
Sử dụng Power Point, tôi có thể gạch chân những chi tiết quan trọng khiến nó
nổi bật gây sự chú ý bằng cách làm hiệu ứng cho thông tin đó. Màn hình nền đẹp
với nhiều màu sắc phong phú, đa dạng, đủ các màu chữ, cở chữ, kiểu chữ khác
nhau khiến cho bài giảng càng thêm sinh động. Power Point đã thật sự hấp dẫn
các em học sinh và giúp cho việc tiếp thu lịch sử trở nên nhẹ nhàng, cuốn hút và
dễ đi vào lòng người.
II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1/ Thuận lợi:
Là giáo viên dạy môn lịch sử ở trường trung học cơ sở Định Công nhiều
năm qua, tôi gặp rất nhiều thuận lợi trong quá trình giảng dạy. Ở địa phương có
rất nhiều người bị ảnh hường, di chứng của chất độc màu da cam do cuộc chiến
tranh Mĩ gây ra. Nhờ sự giúp đỡ của ủy ban nhân dân phường, tôi đã được gặp
gỡ và trao đổi, thu băng hình một số nạn nhân làm tư liệu sống động cho bài dạy
của mình. Các em học sinh càng xúc động hơn, càng thấy rõ tội ác, căm thù thực
Người thực hiện:
7
Sáng kiến kinh nghiệm
dân Mĩ hơn khi trông thấy những người thân yêu bên cạnh mình phải chịu khổ
đau do chất độc Đi-ô-xin gây ra. Những con số, số liệu chính xác về nạn nhân
nhiễm chất độc nàu da cam; những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng
khoa học – kĩ thuật lần thứ hai trên cả nước mà tôi có được là nhờ các thông tin
đại chúng như: Ti vi, báo, đài đưa tin … . Điều đó giúp cho bài giảng của tôi
thành công và cũng là giúp các em có cái nhìn đúng về địa phương đang sống để
phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu xây dựng địa phương vững mạnh.
Được sự giúp đỡ rất lớn của Ban giám hiệu nhà trường. Từ việc giảng dạy,
dự giờ, các chuyên đề cho đến các đồ dùng dạy học trực quan tự làm. Các đồng
nghiệp luôn luôn thân thiện, chan hòa, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống
cũng như chuyên môn để việc giảng dạy lịch sử đạt kết quả tốt nhất. Các em học
sinh lớp 9 yêu mến, say mê môn lịch sử, hứng thú thật sự với những câu chuyện
có thật xảy ra trong quá khứ. Bên cạnh đó, tôi còn nhận được sự quan tâm của
các bậc phụ huynh. Họ nhắc nhở, động viên con em học lịch sử, kể những câu
chuyện có ý nghĩa về truyền thống địa phương cho con em mình. Như: Làng
nghề Gốm sứ, Sơn mài của tỉnh Bình Dương… và những câu ca dao truyền
miệng:
“Ai về chợ thủ bán hủ, bán ve
Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu”
Đâu chỉ có vậy, thành công của tôi trong mỗi tiết dạy nói chung và dạy bài
12 này nói riêng cũng có một phần đóng góp không nhỏ của các em học sinh.
Khi chia thành hai nhóm để sưu tầm tư liệu, chính các em đã tìm tòi, nghiên cứu,
lên mạng tra cứu thông tin, tranh ảnh với số lượng vô cùng phong phú rồi đóng
thành tập san lớn trên giấy A 0 chia làm từng mảng nhỏ, mỗi mảng là một lĩnh
vực khoa học – kĩ thuật có thuyết minh, số liệu rõ ràng.
“Một cây làm chảng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
Quả thật, cả lớp cùng bắt tay vào sưu tầm nên số lượng tranh đa dạng
phong phú vượt ra ngoài sức tưởng tượng của tôi. Không phải ai khác, mà chính
các em cũng là nguồn cổ vũ, động viên để tôi càng ngày càng phải dạy tốt hơn
Người thực hiện:
8
Sáng kiến kinh nghiệm
bải giảng của mình, phải hoàn thành thật xuất sắc nhiệm vụ “vì lợi ích trăm năm
trồng người” mà tôi đã chọn.
2/ Khó khăn:
Trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử khối 9, tôi cũng gặp phải những
khó khăn. Một số học sinh không thích học môn lịch sử, các em lười học bài và
ghi bài. Có những em học lịch sử như học vẹt để có điểm cao, học xong là quên
ngay lúc học, vì sưu tầm theo nhóm nên một số em còn ỉ lại cho tổ, chưa thực sự
bắt tay vào công việc. cũng có những em học sinh không học, khi kiểm tra là
quay cóp hoặc nhìn bài bạn. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc
học tập của con em mình. Họ chỉ quan tâm đến môn Văn, Toán, Tiếng Anh hay
Tin học … Nếu những môn này có điểm kém thì họ sẽ phê bình, nhắc nhở, thậm
chí trách phạt con mình, còn điểm lịch sử kém thì cũng không sao. Bên cạnh đó,
cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử chưa thật đầy đủ. Hiện
nay, ở trường còn thiếu một số tranh ảnh, lược đồ, đồ dùng trực quan, vì vậy
giáo viên gặp khó khăn trong việc tái hiện các sự kiện lịch sử. Các phương tiện
dạy học chưa được trang bị đầy đủ ở mỗi lớp 9. Mỗi lần dạy giáo án điện tử phải
bê và lắp máy rất lâu trong khi thời gian nghỉ ngơi của mỗi tiết chỉ có 5 phút.
III/ BIỆN PHÁP:
Để chuẩn bị cho tiết 14, bài 12: “Những thành tự chủ yếu và ý nghĩa lịch sử
cách mạng khoa học – kĩ thuật”, tôi đã tiến hành rất nhiều bước:
- Bước 1: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy.
- Bước 2: Soạn chi tiết, cẩn thận giáo án có tham khảo các sách nghiên
cứu và đồng nghiệp của tổ chuyên môn.
- Bước 3: Chia nhóm cho học sinh tự sưu tầm:
+ Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho tiết dạy.
+ Vào mạng Internet để sưu tầm tài liệu, thông tin, tranh ảnh.
+ Đến thư viện của trường để tìm sách tham khảo.
+ Soạn giáo án trên Word và Power Point.
Song song với quá trình chuẩn bị của các thầy cô, để tiết học đạt được hiệu
quả tốt nhất cũng cần có sự chuẩn bị của học sinh.
Người thực hiện:
9
Sáng kiến kinh nghiệm
- Bước 1: Các em đọc trước bài ở nhà.
- Bước 2: Soạn phần câu hỏi có trong nội dung bài học.
- Bước 3: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về những thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật theo nhóm.
- Bước 4: Tổ chức – triển khai thực hiện.
- Tiến trình giảng dạy (có kèm theo giáo án điện tử).
Người thực hiện:
10
Sáng kiến kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHƯƠNG V
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 12:
NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài, học sinh cần:
1/ Kiến thức:
Hiểu được nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác
động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai.
2/ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, so sánh, đối chiếu.
3/ Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Giúp học sinh nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt
mỏi, sự phát triển không giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống
hàng ngày đòi hỏi cao của con người qua các thế hệ.
- Giáo dục học sinh ý thức chăm chỉ học tập, có ý chí hoài bão vươn lên
chiếm lĩnh thành tựu khoa học đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:
* Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, SGK.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm. Thực hiện kĩ thuật dạy học theo dự án.
Người thực hiện:
11
Sáng kiến kinh nghiệm
- Máy tính, máy projecter, giáo án điện tử.
* Học sinh:
- Sưu tầm tranh, tư liệu theo nhóm.
- Đọc và tìm hiểu trước bài 12.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Chuẩn bị tư liệu (các nhóm trưởng báo cáo)
- Giáo viên phân loại tư liệu, nhận xét, đánh giá.
3/ Khởi động:
- Em hãy nhớ lại và kể tên những thành tựu trong cách mạng công nghệ thế
kỉ XVIII?
- Lịch sử loài người đã trải qua nhiều cuộc cách mạng. Cách mạng là sự
thay đổi, lật đổ, … nhưng cuộc cách mạng mà chúng ta học hôm nay là cuộc
cách mạng trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật. Lịch sử đã có một cuộc cách
mạng là cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII. Nhưng sau chiến tranh, Mĩ đã đi
đầu trong lĩnh vực kinh tế - tài chính. Cuộc cách mạng không chỉ … công
nghiệp mà ở tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống … chúng ta cùng tìm hiểu bài 12.
4/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động
của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh
I/ Những thành tựu chủ
tìm hiểu mục I.
yếu của cách mạng khoa
1/ Mục tiêu cần đạt: Học sinh biết
học – kĩ thuật.
những thành tựu chủ yếu của khoa
1/ Nguồn gốc
học – kĩ thuật trên mọi lĩnh vực.
2/ Phương pháp thực hiện:
Cuộc sống: Vật chất và
- Đặt câu hỏi.
tinh thần ngày càng cao
- Quan sát.
Người thực hiện:
12
Sáng kiến kinh nghiệm
- Khai thác thông tin.
- Thảo luận nhóm.
Sản xuất: Năng suất, chất
lượng, hiệu quả.
3/ Trình tự tiến hành:
Em hãy cho biết tình hình thế giới
Hoạt động
hiện nay về dân số, nhu cầu trong
độc lập.
cuộc sống, tài nguyên thiên nhiên?
Quan sát.
GV giải thích lí do.
Lắng nghe,
ghi vở
Giáo viên chốt kiến thức và chuyển
ý.
- Qua tìm hiểu sách giáo khoa, sưu
tầm và thực tế cuộc sống, em hãy
cho biết cuộc cách mạng khoa học
– kĩ thuật lần thứ hai đã diễn ra
Hoạt động
trên những lĩnh vực nào?
độc lập
2/ Nội dung và thành tựu:
- Khoa học cơ bản
- Công cụ mới.
- Năng lượng mới.
- vật liệu mới.
- Cuộc “cách mạng xanh”
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình
Người thực hiện:
trong nông nghiệp.
13
Sáng kiến kinh nghiệm
bày kết quả sưu tầm.
- GTVT và TTLL.
* Nhóm 1:
- Chinh phục vũ trụ.
1. Khoa học cơ bản.
Lắng nghe,
2. Công cụ mới.
gạch chân
* Nhóm 2:
3. Năng lượng mới.
sách giáo
khoa.
4. Vật liệu mới.
* Nhóm 3:
5. Cuộc “cách mạng xanh”
trong nông nghiệp.
6. GTVT và TTLL.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Quan sát, lắng
- Giáo viên chốt kiến thức bằng 6
nghe.
tranh tương ứng với 6 lĩnh vực tiêu
biểu. Giới thiệu kĩ về bản đồ gen
người.
Quan sát, lắng
- Giáo viên cho học sinh xem phim
nghe
về Gagarin và giới thiệu lĩnh vực
chinh phục vũ trụ.
- GV cho học sinh xem tranh về vũ
khí quân sự và giới thiệu về quân
sự.
- Qua phần cô trò mình vừa tìm
Hoạt động
hiểu, em hãy nêu nhận xét chung
độc lập
- Quân sự:
về nội dung và thành tựu của cuộc
cách mạng khoa học – kĩ thuật lần
→ Trên mọi lĩnh vực,
thứ 2.
thành tựu rực rỡ.
* Chuyển ý:
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh
Người thực hiện:
14
Sáng kiến kinh nghiệm
tìm hiểu mục II.
II/ Ý nghĩa và tác động
1/Mục tiêu cần đạt: Học sinh biết
của cuộc cáh mạng khoa
ý nghĩa và tác động (tích cực và
học – kĩ thuật:
tiêu cực của cuộc cách mạng khoa
1/ Ý nghĩa:
học – kĩ thuật)
2/ Phương pháp thực hiện:
- Đặt câu hỏi.
- Quan sát.
- Khai thác thông tin.
- Thảo luận nhóm.
3/ Trình tự tiến hành:
- Học sinh đọc nhẩm đoạn đầu tiên
và gạch chân.
Hoạt động
- Cho biết ý nghĩa của cuộc cách
độc lập.
mạng – khoa học – kĩ thuật lần thứ
2?
- Cột mốc chói lọi cho lịch
sử tiến hóa văn minh của
loài người.
Giáo viên phân tích những cột mốc
- Sự thay đổi to lớn trong
lịch sử và sự đổi thay trong cuộc
Quan sát, lắng cuộc sống.
sống bằng tranh: lửa, máy hơi
nghe
nước, người máy Asimo.
Giáo viên chốt kiến thức và chuyển
ý.
Hoạt động
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc:
độc lập
“Cách mạng khoa học – kĩ thuật …
hết” và gạch chân.
Người thực hiện:
2/ Tác động:
15
Sáng kiến kinh nghiệm
- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ
Hoạt động
thuật hiện nay đã và đang tác động
độc lập
thế nào đối với cuộc sống của con
người?
* Tích cực:
- Tạo bước nhảy vọt trong
sản xuất và năng suất lao
động.
- Nâng cao mức sống và
- Em hiểu như thế nào về ý nghĩa
Suy nghĩ, trả
chất lượng cuộc sống.
lời.
- Thay đổi lớn về cơ cấu
của những tích cực này?
dân cư lao động.
- Giáo viên nhận xét và gọi học
sinh bổ sung.
Lắng nghe
- Giáo viên bổ sung và giải thích ý
4 của tích cực.
Lắng nghe
Giáo viên phân tích tiêu cực: Đe
- Giúp cho một số nước
dọa về đạo đức và an ninh thế giới.
Thảo luận
phát triển nhanh chóng.
* Thảo luận: (nhóm đôi – 1 phút)
nhóm
* Tiêu cực:
- Trong số các tiêu cực trên, tiêu
- Chế tạo vũ khí có sức tàn
cực nào là đáng lưu ý nhất? Nêu
phá lớn.
biện pháp khắc phục tiêu cực ấy?
Quan sát, trả
- Nạn ô nhiễm môi trường.
- GV cho học sinh xem phim về
lời, bổ sung
- Nhiễm phóng xã nguyên
chất độc màu da cam, tìm biện
tử, dịch bệnh mới.
pháp khắc phục.
- Tai nạn lao động, giao
Người thực hiện:
16
Sáng kiến kinh nghiệm
- GV liên hệ về dịch cúm ở thế
Lắng nghe
thông.
giới, Việt Nam và công tác phòng
chống dịch.
- Trong 4 tiêu cực trên, vấn đề nào
Hoạt động
là vấn đề toàn cầu, nghiêm trọng
độc lập.
được các phương tiện thông tin đại
đúng hay đề cập nhất?
Quan sát, trả
- Học sinh xem 2 tranh và nêu biện
lời, bổ sung
pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi
trường.
Suy nghĩ trả
- Tháng 8/2008 Việt Nam có sự
lời.
việc gì gây bất bình trong dư luận
về ô nhiệm môi trường?
Quan sát, hoạt
- GV giới thiệu tranh về ô nhiệm
động độc lập.
nguồn nước ở sông Thị Vải.
- GV chốt kiến thức và liên hệ.
Quan sát, trả
lời, bổ sung.
Quan sát hoạt
động độc lập.
Hoạt động 3: Sơ kết
Hoạt động 4: Củng cố
Trong bài học ngày hôm nay, phần nào là em thích nhất? vì sao?
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Sưu tầm những thành tựu chủ yếu và nổi bật của cuộc cách mạng khoa
học – kĩ thuật lần thừ 2 từ 1945 đến nay.
- Học bài, học kĩ phần II: ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa
học kĩ thuật.
Hoạt động 6: Dặn dò.
Người thực hiện:
17
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Học bài cũ.
+ Trả lời câu hỏi và bài tập phần cuối bài học.
+ Soạn tiết 15, bài 13: “Tổng kết lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay”.
IV/ KẾT QUẢ:
Trong khi dạy bài 12: “Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử cách
mạng khoa học – kĩ thuật”, tôi cảm thấy rất rõ sự hào hứng, phấn khởi, sôi nổi
của các em học sinh. Các em học tập với tinh thần vô cùng hăng say, nhiều cánh
tay giơ lên xin trả lời câu hỏi, sự tiếc nuối khi không được trả lời, sự nhiệt tình,
sôi nổi khi thảo luận nhóm, sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng khi xem tranh ảnh
bằng tư liệu … Quả thật, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, say mê hơn. Người
giáo viên có thể giới thiệu rất nhiều tranh ảnh để học sinh hình dung ra cuộc
cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai này không chỉ diễn ra trong một lĩnh
vực mà ở tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống, những thành tự này rất đa dạng và
phong phú. Mỗi lần bấm máy, tôi cảm thấy rõ sự ngỡ ngàng, ngưỡng mộ trong
mắt học trò xen vào đó là cả niềm tự hào dân tộc, tự hào về loài người trên thế
giới với những phát minh vô cùng vĩ đại, kì diệu. Khắc phục mặt hạn chế, tồn
tại, phát huy mặt mạnh và nhiệm vụ mà mỗi học sinh cảm nhận trước và sau tiết
dạy. Kết thúc bài giảng của mình, tôi đã kiểm tra quá trình nắm bài của học sinh
bằng một phiếu học tập như sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên: …………………………. Lớp:……………….
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất?
1. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã diễn ra trên các lĩnh
vực nào?
a. Khoa học cơ bản, công cụ mới, năng lượng mới.
b. Vật liệu mới, cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, chinh phục vũ
trụ.
c. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
d. Cả ba câu trên đều đúng.
Người thực hiện:
18
Sáng kiến kinh nghiệm
2. Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với đời sống xã hội
loài người là:
a. Tích cực
b. Tiêu cực
c. Cả tích cực và tiêu cực
3. Câu nào không phải là tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học –
kĩ thuật lần thứ hai?
a. Tạo bước nhảy vọt trong sản xuất và năng suất lao động.
b. Nhiễm phóng xã nguyên tử, dịch bệnh mới.
c. Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống.
d. Thay đổi lớn về cơ cấu cư dân lao động.
Tôi vô cùng kinh ngạc vì chỉ sau 3 phút các em đã nộp phiếu học tập của
mình. Kết quả chấm phiếu học tập cho thấy:
STT
Lớp
1
2
3
4
5
9A1
9A2
9A3
9A4
9A5
Trước khi sử dụng Power
Sau khi sử dụng Power
Point năm học 2009-2010
25/34 học sinh = 73%
27/36 học sinh = 75%
27/35 học sinh = 77%
26/33 học sinh = 78%
27/34học sinh = 79%
Point năm học 2010-2011
33/33 học sinh = 100%
30/30 học sinh = 100%
29/29 học sinh = 100%
31/31 học sinh = 100%
32/32 học sinh = 100%
Đặc biệt trước khi dạy bài 13, tiết 14: “Tổng kết lịch sử thế giới từ sau
1945 đến nay”, tôi có kiểm tra bài cũ lúc đầu giờ. Các em học bài, nắm bài rất
nhanh bản thân các em đã thuộc bài này ngay từ trên lớp và những sự kiện lịch
sử đã gắn với hình ảnh trên các slide được chiếu bởi Power Point. Đây là kết quả
đáng mừng, là dấu hiệu tốt sáng lên trên thực trạng học sinh học lịch sử trong xã
hội hiện nay.
+
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Người thực hiện:
19
Sáng kiến kinh nghiệm
Trong một đại hội quốc tế về giáo dục lịch sử, vai trò của bộ môn lịch sử
được khẳng định, vì “Con người tương lai phải nắm vững kiến thức lịch sử dân
tộc và lịch sử thế giới để có thể trở thành người chủ có ý thức trên hành tinh
chúng ta nghĩa là hiểu: sống và lao động để làm gì, cần phải đấu tranh chống tệ
nạn gì, nhằm bảo vệ và xây dựng một xã hội mới tốt đẹp như thế nào…” ý thức
được vai trò của người giáo viên dạy bộ môn lịch sử trong trường THCS, thông
qua quá trình dạy bộ môn lịch sử ở lớp 9 trường THCS An Bình, đặc biệt qua
quá trình dạy tiết 14 bài 12: “Những thành tự chủ yếu và ý nghĩa lịch sử cách
mạng khoa học – kĩ thuật” có sự trợ giúp của Power Point tôi nhận thấy tác dụng
to lớn của Power Point trong việc dạy và học lịch sử. Giáo viên sẽ chủ động hơn
trong mỗi giờ lên lớp. Tiết học qua đó trở nên sinh động và thú vị hơn rất nhiều.
Nếu không có sự trợ giúp của Power Point, giáo viên phải mất thời gian miêu tả
lại từng thành tựu khoa học kĩ thuật bằng lời nói và như vậy sẽ thật vất vả biết
bao! Mà nói rồi thì cũng không chắc học sinh hiểu được. Hiểu được liệu các em
có nhớ được hay không? Power Point hấp dẫn được các em học sinh bởi hình
ảnh sống động như thật, màu sắc phong phú, âm thanh chân thực. Trong mỗi bài
dạy nếu sử dụng Power Point giáo viên sẽ có thể cung cấp rất nhiều kiến thức
mới, tổng hợp các kiến thức cũ, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử rất nhanh,
rõ ràng, chính xác mà lại không mất nhiều thời gian. Đặc biệt là hiệu quả của
mỗi tiết học có sự trợ giúp của Power Point là tinh thần học tập sôi nổi, hăng hái
của mỗi học sinh. Sau tiết học các em nhớ lại bài, hiểu bài và ngày càng yêu
mến bộ môn lịch sử hơn, sống tốt hơn và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp
hơn. Đó chẳng phải là điều mong ước cuối cùng của những thầy cô giáo trực
tiếp đứng trên bục giảng hay sao? Nhất là khi, trong sự nghiệp công nghiệp hóa
– hiện đại hóa hiện nay, khoa học công nghệ đang chiếm một vị trí đặc biệt quan
trọng. Bởi vì, nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ,
lao động thủ công là phổ biến. Cái thiếu thốn của chúng ta là một nền đại công
nghiệp. Chính vì vậy, chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Công
nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ
Người thực hiện:
20
Sáng kiến kinh nghiệm
nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ tiến lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
Để có được một giờ dạy lịch sử có sự trợ giúp của Power Point thành công,
theo tôi cũng cần có một số kĩ năng nhất định: Người giáo viên cần nhanh nhẹn
nhận thức rõ tác dụng của Power Point trong dạy học lịch sử, biết kiên trì, nhẫn
nại, học hỏi để soạn được giáo án trên máy vi tính. Ngoài ra, người giáo viên
cần biết linh hoạt xử lí mọi tình huống trong mỗi giờ dạy vì trong quá trình
giảng bài không thể tránh khỏi những tình huống bất ngờ do máy móc đem lại
… và vướt qua tất cả mọi khó khăn, bằng tình yêu nghề nghiệp, bằng sự nỗ lực
không ngừng của bản thân, người giáo viên dạy lịch sử sẽ cải thiện được thực
trạng học sinh học lịch sử bằng ý thức, bằng trái tim, bằng tình yêu trong mỗi
con người Việt.
Power Point đã được đưa vào sử dụng trong dạy và học lịch sử song vẫn
còn là một lĩnh vực mới mẻ, đòi hỏi cần khám phá, sáng tạo. Trên đây chỉ là một
vài biện pháp cho nhỏ của riêng tôi về dạy bài 12: “Những thành tựu chủ yếu và
ý nghĩa lịch sử cách mạng khoa học – kĩ thuật” có sự trợ giúp của Power Point.
Hình thức, phương pháp tổ chức, thực hiện chỉ là những ý kiến cá nhân nên
không tránh khỏi những hạn chế cần được bổ sung, sửa chữa.
Rất mong sự ủng hộ giúp đỡ, hướng dẫn của các cấp lãnh đạo và sự góp ý
của đồng nghiệp để bài dạy của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết
Nguyễn Thanh Thọ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 8 (tập 1) – NXB Giáo dục Hà Nội.
Người thực hiện:
21
Sáng kiến kinh nghiệm
2. Sách giáo khoa lịch sử 9 - NXB Giáo dục Hà Nội.
3. Sách giáo viên lịch sử 9 - NXB Giáo dục Hà Nội.
4. Thiết kế bài giảng Lịch sử - NXB Hà Nội.
5. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử THCS (phần
lịch sử Thế giới) NXB Hà Nội.
6. 1001 câu trắc nghiệm lịch sử 9 – NXB tổng hợp TP.HCM.
7. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 – NXB đại học sư phạm.
8. Hỏi đáp lịch sử - NXB giáo dục.
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
...............................................................................................................................
Người thực hiện:
22
Sáng kiến kinh nghiệm
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Người thực hiện:
23
Sáng kiến kinh nghiệm
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Người thực hiện:
24