Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Quan điểm hồ chí minh về vận động tôn giáo và những định hướng trong công tác tôn giáo ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 230 trang )

VIN HN LM
KHOA HC X HI VIT NAM
HC VIN KHOA HC X HI

ON TH THU H

QUAN ĐIểM Hồ CHí MINH Về VậN Động
tín đồ tôn giáo và những định h-ớng trong
công tác tôn giáo ở n-ớc ta hiện nay
Chuyờn ngnh : Tụn giỏo hc
Mó s

: 62.22.03.09

LUN N TIN S TễN GIO HC

NGI HNG DN KHOA HC:
1. PGS.TS. Ngụ Hu Tho
2. PGS.TS. Chu Vn Tun

H NI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận án đều được
khai thác từ các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng; những
phát hiện, đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu
của tác giả luận án.
Tác giả luận án


Đoàn Thị Thu Hà


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
1.3. Khung lý thuyết của luận án
1.4. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án

7
7
20
23
24

Chƣơng 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG QUAN ĐIỂM HỒ
CHÍ MINH VỀ VẬN ĐỘNG TÍN ĐỒ TÔN GIÁO

2.1. Cơ sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo
2.2. Nội dung quan điểm và phương pháp của Hồ Chí Minh về vận
động tín đồ tôn giáo


29
29
38

Chƣơng 3: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG QUAN
ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VẬN ĐỘNG TÍN ĐỒ TÔN GIÁO

3.1. Các nhân tố tác động và chủ thể vận dụng quan điểm của Hồ Chí
Minh về vận động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
3.2. Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo
từ phương diện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước từ năm 1990 đến nay
3.3. Kết quả việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về vận động tín
đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

69
69

80
88

Chƣơng 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ ĐỊNH HƢỚNG TRONG
VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VẬN
ĐỘNG TÍN ĐỒ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Những vấn đề đặt ra từ việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh
về vận động tín đồ tôn giáo
4.2. Những định hướng trong vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về
vận động tín đồ tôn giáo hiện nay
KẾT LUẬN

DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

119
119
125
148
151
152
164


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

Ban Chấp hành

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CS

Cộng sản

KT-XH

Kinh tế - xã hội


Nxb

Nhà xuất bản

TW

Trung ương

UBMTTQ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người anh hùng giải phóng dân
tộc, nhà tư tưởng, danh nhân văn hoá lớn của thế giới. Người đã để lại cho
dân tộc những di sản tư tưởng quý báu, trong đó có quan điểm tín ngưỡng, tôn
giáo. Tư tưởng của Người về tôn giáo, quan điểm vận động tín đồ tôn giáo đã
được Đảng ta quán triệt bằng quan điểm: nội dung cốt lõi của công tác tôn
giáo là công tác vận động quần chúng.
Tín đồ tôn giáo là một bộ phận quần chúng nhân dân, nhưng đây là một
bộ phận có tính đặc thù ở chỗ họ có tình cảm và đức tin tôn giáo. Từ khi nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
lãnh đạo cách mạng và đề ra đường lối, chính sách đối với tín ngưỡng, tôn

giáo phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng nên đã vận động được đông
đảo quần chúng có tôn giáo tích cực tham gia vào sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc và xây dựng đất nước đi theo con đường XHCN.
Trải qua 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, đời sống kinh tế, xã hội có
nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, việc đổi mới chính sách, tín ngưỡng,
tôn giáo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, đã từng bước đáp ứng được
nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của đồng bào tôn giáo; tạo cho tín
đồ, chức sắc tôn giáo phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo, quản lý của Đảng,
Nhà nước và tích cực góp phần to lớn vào phát triển kinh tế, xã hội.
Cùng với chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta tiến hành đổi
mới trên lĩnh vực công tác tôn giáo, tín ngưỡng. Nghị quyết số 24-NQ/TW
ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị khoá VI về tăng cường công tác tôn giáo
trong tình hình mới là dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt phát triển về nhận thức
vấn đề tôn giáo ở nước ta. Có thể thấy, Nghị quyết số 24-NQ/TW có hai luận
điểm mang “tính đột phá” là: (i) tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân; (ii) tôn giáo có những giá trị văn hoá, đạo đức phù hợp
với chế độ mới.

1


Trên cơ sở đổi mới nhận thức của Nghị quyết 24/NQ-TW, sự đổi mới tư
duy về tôn giáo của Đảng một lần nữa tiếp tục được khẳng định và phát triển
cao hơn nữa trong Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 12-3-2003 của BCH TW
lần thứ Bảy khóa IX. Nghị quyết tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của Chủ
nghĩa Mác - Lênin và quan điểm Hồ Chí Minh về tôn giáo. Ngoài ra, Nghị
quyết số 25/NQ-TW đã bổ sung và làm rõ hơn nhiều nội dung đã chỉ ra trước
đó. Nghị quyết xác định tôn giáo không chỉ tồn tại lâu dài mà sẽ tiếp tục đồng
hành cùng dân tộc, đặc biệt là đồng hành với chế độ XHCN mà nhân dân ta
đang xây dựng. Trên cơ sở những nội dung cơ bản của hai nghị quyết này, các

kỳ đại hội của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò của tôn giáo và đảm bảo
quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào. Những đường lối, chủ trương
của Đảng, Nhà nước về cơ bản kế thừa và thống nhất với quan điểm của Hồ
Chí Minh.
Tuy nhiên, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta những năm qua
cũng có những diễn biến phức tạp, không ít những hoạt động tôn giáo vi
phạm chính sách, pháp luật. Tình hình trên có liên quan trực tiếp tới công tác
vận động tín đồ tôn giáo, mặc dù công tác này đã có những chuyển biến rất tích
cực, song vẫn còn không ít thiếu sót cả về nội dung và phương pháp vận động.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức về quan điểm, chính sách, pháp luật về
tôn giáo chưa đúng, hoặc chưa đạt tới độ sâu sắc cần thiết; đặc biệt là cách nhìn
nhận và đánh giá chưa thật khách quan đối với tín đồ, chức sắc tôn giáo. Từ đó,
trong công tác vận động tín đồ tôn giáo, họ đã có những cách làm và phương
pháp xử lý thiếu tế nhị, thậm chí thô bạo gây nên tâm trạng búc xúc của tín đồ,
chức sắc tôn giáo.
Việc phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế, yếu kém
trong công tác vận động tín đồ tôn giáo, theo quan điểm toàn diện và phát
triển, có ý nghĩa thúc đẩy không chỉ cho sự thành công của công tác tôn giáo
mà còn cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước hiện nay. Muốn vậy, trong công tác vận động tín đồ tôn giáo hiện nay,
không những phải bám sát, nắm vững thực tiễn đang diễn ra của tồn tại xã hội
2


Việt Nam và thế giới, mà còn phải dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc
nghiên cứu, vận dụng, phát triển quan điểm Hồ Chí Minh về vận động tín đồ
tôn giáo trong công tác tôn giáo ở nước ta để có hiệu quả hơn.
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quan điểm Hồ Chí Minh
về vận động tín đồ tôn giáo và những định hướng trong công tác tôn giáo ở
nước ta hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ tôn giáo học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu một cách hệ thống các quan điểm và phương pháp
vận động tín đồ tôn giáo của Hồ Chí Minh; xem xét và phân tích thực trạng
vận dụng các quan điểm đó trong công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, từ
đó đề xuất một số định hướng cơ bản đối với công tác vận động tín đồ tôn
giáo ở nước ta trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ những cơ sở hình thành, nội dung quan điểm và phương
pháp của Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo.
Hai là, phân tích thực trạng vận dụng quan điểm vận động tín đồ tôn
giáo của Hồ Chí Minh ở Việt Nam thời gian qua (chỉ ra những thành tựu, hạn
chế), đồng thời nêu rõ những vấn đề đặt ra.
Ba là, đưa ra những định hướng của công tác vận động tín đồ tôn giáo
theo quan điểm Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: là quan điểm và phương pháp vận động tín
đồ tôn giáo của Hồ Chí Minh; việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh vào
công tác tôn giáo, công tác vận động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu những bài nói, bài
viết của Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo và việc vận dụng quan
điểm Hồ Chí Minh về công tác vận động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam qua
3


nghiên cứu thực tế tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh
Bình, Yên Bái, v.v..
- Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu những quá trình vận

dụng quan điểm Hồ Chí Minh về công tác vận động tín đồ tôn giáo từ năm
1990 đến nay, khi có Nghị quyết 24/NQ-TW của Bộ Chính trị về tăng cường
công tác tôn giáo trong tình hình mới.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài luận án được triển khai dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của
chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác vận động
tín đồ tôn giáo; đồng thời có tham khảo và vận dụng một số quan điểm lý luận
về tôn giáo của xã hội học tôn giáo, nhân học tôn giáo và chính trị học,...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, nghiên cứu sinh sử dụng xuyên suốt những phương
pháp luận chung nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử để luận giải cơ sở thực tiễn, lịch sử, xã hội… của việc hình thành quan
điểm Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo, cũng như việc vận dụng quan
điểm đó của Người trong thực tiễn công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.
Bên cạnh phương pháp luận, tác giả luận án sử dụng một số phương
pháp tiếp cận chuyên ngành và liên ngành. Đó là:
Cách tiếp cận sử học: Để nghiên cứu, làm rõ bối cảnh lịch sử - xã hội
và các nguồn gốc hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn
giáo, luận án sử dụng cách tiếp cận sử học để nghiên cứu theo lát cắt dọc và
lát cắt ngang nhằm đánh giá khách quan bối cảnh, điều kiện, hoàn cảnh lịch
sử, các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến việc hình thành quan
điểm của Hồ Chí Minh. Cách tiếp cận này được sử dụng để giải quyết các nội
dung ở chương 2 của luận án.
Cách tiếp cận chính trị học: Luận án sử dụng cách tiếp cận này để làm
rõ quá trình nhận thức và nội dung quan điểm của Đảng, Nhà nước, các cấp,
ngành về công tác tôn giáo và vận động tín đồ tôn giáo trong thời gian qua.
4



Cách tiếp cận chính trị học giúp luận án làm rõ công tác tôn giáo là một nội
dung công tác quan trọng do Đảng lãnh đạo, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính
trị. Đây là cách tiếp cận được vận dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận án.
Cách tiếp cận xã hội học tôn giáo: Luận án sử dụng cách tiếp cận này
nhằm nghiên cứu về thực trạng việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về công
tác vận động tín đồ tôn giáo trong thực tế hiện nay ở một số địa phương. Từ đó,
rút ra những đánh giá về thành tựu, hạn chế của việc vận dụng quan điểm Hồ
Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo, đưa ra một số định hướng cơ bản trong
việc vận động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp cụ thể sau đây:
Phương pháp phân tích và tổng hợp; Phương pháp khái quát hóa; Phương
pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp lịch sử và lôgic.
Trong đó, phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện, với 20 phiếu
phỏng vấn sâu tới đối tượng gồm: cán bộ quản lý, phụ trách mảng tôn giáo ở
một số tỉnh, thành phố, một số chức sắc, tín đồ các tôn giáo nhằm làm rõ hơn
những nội dung của chương 3, 4 về thực trạng vận dụng quan điểm Hồ Chí
Minh và định hướng trong công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến công tác vận động tín đồ tôn giáo và quan điểm Hồ Chí
Minh về vận động tín đồ tôn giáo.
Thứ hai, luận án góp phần đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác vận
động tín đồ tôn giáo của Đảng, Nhà nước theo quan điểm của Hồ Chí Minh từ
năm 1990 đến nay và làm rõ một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết khi vận
dụng quan điểm Hồ Chí Minh vào vận động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, luận án đã nêu ra một số một số định hướng trong việc vận dụng
quan điểm Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận: Luận án phân tích, làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về
vận động tín đồ tôn giáo. Đồng thời, đánh giá thực trạng và đưa ra một số định

5


hướng trong công tác vận động tín đồ tôn giáo của Đảng, Nhà nước theo quan
điểm của Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
* Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ
nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo học và một số ngành khoa học xã hội và nhân
văn. Kết quả luận án còn gợi mở cho thực tiễn công tác tôn giáo, công tác vận
động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được kết cấu thành 04 chương, 11 tiết.

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công tác tôn giáo và công tác
vận động tín đồ tôn giáo
Ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị ra nghị quyết 24/NQ - TW về tăng cường
công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nghị quyết này được xem như dấu mốc
thể hiện sự đổi mới nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và
công tác tôn giáo. Nghị quyết 25 - NQ/TW ngày 12/3/2003 được quán triệt cụ
thể và sâu sắc hơn về công tác tôn giáo: Nội dung cốt lõi của công tác tôn
giáo là công tác vận động quần chúng. Dưới ánh sáng của nghị quyết, đã có
nhiều tác giả nghiên cứu và khai thác đến công tác tôn giáo và công tác vận

động tín đồ tôn giáo ở dưới nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau.
Luận án tiến sĩ Công tác vận động giáo dân của tổ chức Đảng (cấp xã) ở
đồng bằng Bắc bộ nước ta hiện nay của tác giả Hoàng Mạnh Đoàn (2002),
luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung
của luận án tác giả đã chỉ ra chất lượng của công tác vận động tín đồ Công
giáo của tổ chức Đảng (cấp xã) ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời tác giả cũng
đưa ra những biện pháp để nâng cao công tác vận động tín đồ Công giáo
nhằm tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; tổ chức hướng dẫn đồng bào Công giáo nâng cao nhận thức, trình
độ văn hóa, khoa học, vận động giáo dân tích cực tham gia các phong trào ở
khu dân cư, cảnh giác và đấu tranh các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo
của các thế lực thù địch.
Luận án tiến sĩ lịch sử Công tác vận động đồng bào công giáo của Đảng
bộ ở một số tỉnh ở miền Đông Nam Bộ từ năm 1986 đến năm 2006 của tác giả
Đặng Mạnh Trung (Học viện Hành chính - Quốc gia Hồ Chí Minh, 2011).
Nội dung luận án tác giả đã tập trung nghiên cứu những thành công và hạn
7


chế trong công tác vận động đồng bào công giáo của đảng bộ một số tỉnh
miền Đông Nam Bộ ở hai giai đoạn lịch sử: Từ 1986 đến 1996 và từ 1996 đến
2006; làm rõ sự vận dụng sáng tạo về chính sách tôn giáo của Đảng trong thời
kỳ đổi mới. Qua đó rút ra những kinh nghiệm trong công tác vận động đồng
bào Công giáo nói chung và đồng bào Công giáo ở một số tỉnh miền Đông
Nam Bộ nói riêng
Công tác tôn giáo hiện nay - một số vấn đề đặt ra từ hệ thống chính trị
ở nước ta của tác giả Ngô Hữu Thảo (Websile Ban Tôn Giao Chính Phủ
http:// btgcp.gov.vn) đã đưa ra nhận định những thành tựu trong công tác tôn
giáo của các tổ chức chính trị, tuy nhiên từ thực tiễn công cuộc đổi mới công
tác tôn giáo nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc tạo động lực phát

triển đất nước thì hệ thống chính trị phải đổi làm sâu sắc hơn nữa quan điểm
của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác
tôn giáo, công tác lý luận cần phải có những căn cứ lý luận chỉ dẫn chính xác,
phải đi vào chiều sâu và phải được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn công tác
tôn giáo của cả hệ thống chính trị; Hạn chế tình trạng chồng chéo, lấn sân,
phải xây dựng, quy định chức năng, nhiệm vụ làm công tác tôn giáo của các
cấp, các tổ chức để tạo ra sự phối hợp thống nhất hơn nữa trong công tác tôn
giáo; Xây dựng đội ngũ chuyên trách làm về công tác tôn giáo, tác giả cho
rằng các cấp ủy phải quan tâm bố trí đúng người làm công tác tôn giáo, phải
được bồi dưỡng về kiến thức tôn giáo và công tác tôn giáo. Bên cạnh đó phải
có chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần; Công tác đối ngoại tôn giáo có vai
trò quan trọng đảm bảo sự thành công của công tác tôn giáo; Công tác tôn
giáo phải gắn liền với công tác dân tộc.
Bài viết Tiếp tục đổi mới công tác tôn giáo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới của tác giả Phạm Dũng (www.tapchicongsan.org.vn, ngày
3/12/2013). Trong bài viết tác giả phân tích tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở
Việt Nam, chỉ ra sự đa dạng và những vấn đề phức tạp nảy sinh trong tín
ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay như: Tình trạng chuyển nhượng, hiến
tặng đất, mở rộng cơ sở thờ tự, xây dựng nhà thờ, nhà nguyện trái pháp luật
8


diễn ra ở nhiều địa phương; Các hoạt động tôn giáo trái pháp luật; mâu thuẫn
nội bộ ở một số tổ chức tôn giáo; Hoạt động phức tạp của các tôn giáo trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Hoạt động chống đối chính quyền của các
phần tử phản động trong các tôn giáo; Các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo
mới, đạo lạ và tà đạo. Từ đó, tác giả đã chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với
công tác tôn giáo trong tình hình mới.
Tác giả Nguyễn Hồng Dương trong cuốn Tiếp tục đổi mới chính sách về
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận cơ bản (Nxb Văn hóa

Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội, 2014) đã tập trung trình bày đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới chính sách tôn giáo ở Việt
Nam trong những năm gần đây. Ngoài ra, cuốn sách tác giả còn nêu ra yêu cầu
của việc đổi mới chính sách tôn giáo trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, cuốn sách cũng chỉ ra một số thành tựu đạt được trên nhiều lĩnh vực
của các tôn giáo trong thời gian qua. Có thể khẳng định, cuốn sách là tài liệu
tham khảo có giá trị cao đối với việc nghiên cứu về tôn giáo và vận động tín đồ
tôn giáo trong bối cảnh hiện nay.
Trong cuốn Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Đảng và
chính sách của Nhà nước về tôn giáo và Công giáo - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn ở Việt Nam hiện nay của tác giả Hoàng Minh Đô và Đỗ Lan Hiền
(Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2015) bao gồm bốn chương. Trong đó,
chương 1 và chương 2 tác giả đã đi sâu nghiên cứu một số quan điểm cơ bản
của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, Công giáo và
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và Công
giáo qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1930 đến nay. Từ đó, tác giả đã đánh
giá thực trạng việc thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo và công giáo ở
Việt Nam trên những mặt kết quả và hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân.
Đến chương 3, cuốn sách đã đưa ra kinh nghiệm của một số nước trong việc
thực hiện chính sách đối với Công giáo và rút ra bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam. Trên cơ sở đó, trong chương 4, tác giả đã chỉ rõ những vấn đề đặt
ra trong việc vận động, động viên tín đồ Công giáo và đưa ra những giải pháp,
9


kiến nghị nhằm vận động tín đồ Công giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.
Đây là tài liệu rất cần thiết cho việc nghiên cứu và kế thừa, tuy nhiên cuốn
sách chỉ tập chung chủ yếu về việc thực hiện chính sách pháp luật với đạo
Công giáo.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về tôn

giáo, công tác tôn giáo và công tác vận động tín đồ tôn giáo
Trong bài Quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo của tác giả
Nguyễn Đức Lữ (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3, 1995), tác giả đã chỉ ra quan
điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo, nhằm phục vụ cho mục tiêu
giải phóng giải phóng dân tộc, giai cấp. Bài viết có giá trị lý luận và thực tiễn
sâu sắc, chỉ ra những điểm mới, là cơ sở để Đảng, Nhà nước nghiên cứu,
hoạch định những chính sách phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế
hiện nay, đặc biệt là hoạch định xây dựng biện pháp nhằm vận dụng sáng tạo
quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo ở Việt Nam hiện nay.
Cuốn Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam của tác giả Phùng Hữu Phú
- Đại Đức Thích Minh Trí (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997), tác giả
cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố tích cực, tiến bộ của
Phật giáo để làm phong phú thêm hành trang tư tưởng của Người về tôn giáo.
Ngoài ra, cuốn sách là tài liệu quý đã chỉ ra những quan điểm, chính sách
trong tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Phật giáo. Có thể nói, đây là cuốn sách
có nhiều ý nghĩa, giá trị khi nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về Phật giáo.
Cuốn sách Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng của Trung tâm
Khoa học xã hội và Nhân văn - Viện nghiên cứu tôn giáo (Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1998). Đây là công trình của một tập thể tác giả gồm bài viết của
Ngô Bá Phương: Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng; Sưu tầm và
tuyển chọn những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng
của tập thể tác giả; Biên niên sự kiện Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng và
bảng tra cứu. Đặc biệt, trong cuốn sách đã hệ thống các sắc lệnh của Hồ Chí
Minh về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ dừng ở việc sưu tầm
những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng mà
10


chưa đi sâu phân tích, đánh giá những luận điểm, quan điểm của Hồ Chí Minh
về tôn giáo, công tác tôn giáo và công tác vận động tín đồ tôn giáo.

Trong bài viết Vấn đề tôn giáo tín ngưỡng trong tư tưởng Hồ Chí Minh
của tác giả Đỗ Quang Hưng (tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/1999) đã tập
trung nghiên cứu, làm rõ ba vấn đề quan trọng: vấn đề tôn giáo sinh thời
Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh; nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
tôn giáo tín ngưỡng; có một lí thuyết cơ bản của Hồ CHí Minh về tôn giáo tín
ngưỡng. Có thể thấy, bài báo của tác giả đóng vai trò là bài báo nguyên thủy
mang tính chất định hướng, gợi mở ra các hướng nghiên cứu mới cho các nhà
khoa học, học giả có thể đi sâu tiếp cận các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng trong
tư tưởng Hồ Chí Minh dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trong bài Hồ Chí Minh và vấn đề tôn giáo của Đặng Nghiêm Vạn (Tạp
chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2, 2000). Bài viết đã khẳng định Hồ Chí Minh về
vấn đề tôn giáo là phải cần thấy mục đích cả cuộc đời của Người là toàn tâm,
toàn ý vì cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng cho những người cùng
khổ. Vì vậy, phải đấu tranh xóa bỏ nỗi nhục mất nước, nỗi nhục của sự nghèo
nàn, lạc hậu, phải thức tỉnh lương tri mọi tín đồ tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết.
Hồ Chí Minh kiên quyết đấu tranh chống những kẻ chia rẽ đoàn kết dân tộc.
Với bài Về cơ sở đoàn kết lương giáo và cách ứng xử với tôn giáo
trong quan điểm Hồ Chí Minh của tác giả Phạm Hữu Xuyên (Tạp chí Lý luận
Chính trị, số 5, 2002) đã phân tích cơ sở đoàn kết lương giáo trong quan điểm
Hồ Chí Minh bắt nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam, từ phẩm chất đạo đức cá nhân Hồ chí Minh và từ sự vận dụng lý luận
Mác - Lênin về tôn giáo và lý giải cách ứng xử với các tôn giáo trên cở sở
đoàn kết dân tộc, khoan dung, vị tha, khôn khéo, tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Cuốn sách có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng giúp
cho người quản lý, người nghiên cứu có biện pháp hiệu quả trong tiếp cận và
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn tôn giáo hiện nay.
Trong bài Ý nghĩa quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo của
Nguyễn Đức Lữ (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 9, 2002), tác giả đã trình bày một số
11



thành tựu, hạn chế của tình hình tôn giáo hiện nay ở Việt Nam. Trên cơ sở đó,
tác giả chỉ ra vai trò của tôn giáo trong đời sống tinh thần của nhân dân và tầm
quan trọng của việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo vào
giải quyết tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Tác giả Nguyễn Đức Lữ với bài Hồ Chí Minh về mối quan hệ tôn giáo với
một số lĩnh vực của đời sống xã hội (Tạp chí Công tác tôn giáo, số 6, 2002) đã
phân tích và làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về tôn giáo và mối quan hệ giữa tôn
giáo với dân tộc, giữa đạo với đời, với văn hóa, với đạo đức, với chính trị. Bài viết
thể hiện sự sắc sảo và sâu sắc trong tư duy, đã cung cấp tư duy lý luận quan trọng
cho những người nghiên cứu về tôn giáo. Đặc biệt, là những công trình nghiên
cứu về sự tác động của các yếu tố khách quan đến tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Trong cuốn Quan điểm Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo
của tác giả Lê Hữu Nghĩa - Nguyễn Đức Lữ (NxbTôn giáo, Hà Nội, 2003) đã
tổng hợp lại những bài viết tham gia tại hội thảo với nội dung cơ bản trong
quan điểm Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo do Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Nội dung cuốn sách chia làm hai phần,
Phần thứ nhất: Hồ chí Minh về tôn giáo; Phần thứ hai: Hồ Chí Minh với công
tác tôn giáo. Trong hai phần này đã tập hợp những bài viết của các tác giả viết
về Quan điểm Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo như bài của tác
giả Đặng Nghiêm Vạn: “Hồ Chí Minh với đặc trưng tôn giáo Việt Nam”; Lê
quang Vinh: “Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý Nhà nước đối với tôn
giáo”; Hồ Trọng Hoài: “Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc”;
Phạm Như Cương nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam: “Các
Mác-Ph.Ăngghen, Hồ Chí Minh về tôn giáo - một số vấn đề có ý nghĩa phương
pháp luận và quan điểm”; Nguyễn Xuân Oánh Viện trưởng Viện CNXH khoa
học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: “Hồ Chí Minh về mối quan hệ
giữa tôn giáo với CNXH”; Đỗ Quang Hưng : “Hồ Chí Minh và nền tảng luật
pháp tôn giáo ở nước ta”.
Trong cuốn Về công tác tôn giáo của Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, 2003), các tác giả đã tuyển chọn một số bài nói và viết của
12


Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo từ bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập
và được sắp xếp theo trình tự thời gian. Cuốn tài liệu giúp cho việc nghiên
cứu, tra cứu dễ dàng hơn, hệ thống hơn.
Bài viết Hồ Chí Minh về công tác vận động đồng bào có đạo tham gia
cách mạng của tác giả Nguyễn Đức Lữ, Báo điện tử Đảng CS Việt Nam,
(Website Đảng CS Việt Nam , ngày 20/5/2005) đã phân
tích những quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác vận động đồng bào có đạo:
Thứ nhất, đoàn kết tôn giáo trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. Thứ hai, muốn vận động quần chúng
có đạo tham gia cách mạng phải giải quyết một số vấn đề về vướng mắc về tư
tưởng. Thứ ba, muốn vận động quần chúng có tôn giáo phải tìm ra mẫu số
chung, điểm tương đồng. Hồ Chí Minh cho rằng muốn làm tốt công tác tôn giáo
thì phải kiên nhẫn và phải thực sự “ba cùng” (cùng sống, cùng ăn, cùng làm
việc) với nhân dân và phải có phẩm chất nhẫn nại trong mọi công việc.
Trong bài Quan điểm Hồ Chí Minh về tôn giáo của tác giả Trần Đăng
Sinh, (Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 5, 2006), tác giả đã tổng hợp
quan điểm Hồ Chí Minh về tôn giáo, công tác vận động tín đồ tôn giáo một cách
khoa học, logic. Phần đầu của bài viết, tác giả đã trình bày cơ sở khách quan
hình thành tôn giáo và chính sách tôn giáo, trên cơ sở tư tưởng về chính sách tôn
giáo. Bài viết đi sâu phân tích những quan điểm Hồ Chí Minh khi đưa ra những
quan điểm, giải pháp đúng đắn để thực hiện thành công vấn đề đoàn kết các tôn
giáo mà trọng tâm là đoàn kết Lương - Giáo. Hồ Chí Minh luôn coi trọng công
tác vận động đối với các chức sắc tôn giáo và đồng bào tôn giáo. Bài viết thể
hiện sự nghiêm túc, công phu của tác giả trong quá trình nghiên cứu về vấn đề
tôn giáo theo quan điểm Hồ Chí Minh, là cơ sở lý luận quan trọng để cho các cơ
quan quản lý và người nghiên cứu tiếp cận và kế thừa trong quá trình nghiên

cứu, vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh vào thực tiễn hiện nay.
Luận án tiến sĩ của Phạm Hữu Xuyên (2007) với chủ đề Quan điểm của
Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo gồm 189 trang, tác giả đã phân tích cơ
sở hình thành và quá trình phát triển quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo của Hồ
13


Chí Minh và đưa ra quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn
giáo; Nội dung trọng tâm của luận án, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng
việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam từ
1969 đến nay. Chương cuối của luận án, trên cơ sở phân tích thực trạng và
nêu ra một số vấn đề đặt rạ, luận án đi sâu phân tích và chỉ ra phương hướng
và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh
về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian tới.
Trong bài viết Quan điểm Hồ Chí Minh về vận động quần chúng tín đồ
tôn giáo và một số yêu cầu đặt ra đối với công tác tôn giáo của Ngô Hữu
Thảo (Tạp chí Công tác tôn giáo, số 5, 2008), tác giả đã phân tích những quan
điểm của Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo như:
Vấn đề tiên quyết quyết định sự thành công của công tác vận động quần
chúng tín đồ tôn giáo là phải tực sự tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; Phải biết khai thác những giá trị nhân bản,
tích cực của tôn giáo; Nội dung phải thiết thực và phải quan tâm đến việc xây
dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng tín đồ tôn
giáo. Từ đó rút ra một số kết luận chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về công tác vận
động quần chúng tín đồ tôn giáo.
Đức khoan dung tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiêu đề bài
nghiên cứu của tác giả Lê Đại Nghĩa (Tạp chí Lý luận Chính trị, số 4 /2011),
tác giả đã luận giải, khoan dung Hồ Chí Minh trên lĩnh vực tôn giáo là thái độ
ứng xử khoan dung đối với tôn giáo có những nội dung độc đáo, sáng tạo
được thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản: Một là, Hồ Chí Minh chấp nhận sự đa

dạng phong phú của các tôn giáo, tôn trọng các giá trị của các tôn giáo khác,
mong muốn giao lưu, đối thoại tìm ra cái chung nhằm đạt tới sự hòa đồng cùng
phát triển giữa các cộng đồng tôn giáo trên đất nước Việt Nam; hai là, tôn trọng
đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo nhằm
đem đến tự do, độc lập, hạnh phúc cho mọi người. Từ đó, tác giả liên hệ việc
Đảng, Nhà nước quán triệt vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và
quan điểm Hồ Chí Minh.
14


Cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo của Giáo hội Phật Việt
Nam - Ban Văn hóa TW (Nxb Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2011) là
cuốn sách của nhiều tác giả, đã tập hợp 31 nhận định, cảm niệm về Hồ Chí
Minh với Phật Giáo mà các tác giả đã được trải nghiệm trong cuộc sống tu
học, sinh hoạt tôn giáo, và qua những lần vinh dự được gặp Bác Hồ. Cuốn
sách không phân thành các chương, mục theo cách bố cục quen thuộc mà tập
hợp những bài viết theo chủ đề như: Quan điểm Hồ Chí Minh với Phật giáo;
Chính sách của Đảng, Nhà nước và Hồ Chủ Tịch về Phật giáo; Chủ tịch Hồ
Chí Minh với công tác vận động tăng ni, tín đồ Phật giáo; nhân cách Hồ Chí
Minh… Qua Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo cho thấy cái nhìn tổng quát
về quan điểm Hồ Chí Minh đối với Phật giáo, những hiểu biết sâu sắc của
Người về tôn giáo truyền thống của dân tộc, những quan điểm, chủ trương,
chính sách thực tế, cùng nhãn quan chính trị tài tình và sáng suốt, đã biến
thành những nội dung ưu việt trong Hiến pháp, trong Sắc lệnh và trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
Tác giả Cao Văn Thanh và Đậu Tuấn Nam (đồng chủ biên) với cuốn
Một số vấn đề về tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011). Đây là cuốn sách tập
hợp những bài viết của các tác giả về tôn giáo; Chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước về tôn giáo; Công tác vận động tín đồ chức sắc tôn giáo;

Và một số tôn giáo chính ở Việt Nam... Trong đó, từ trang 49 - 65 có bài
viết của tác giả Cao Văn Thanh: Quan điểm Hồ Chí Minh về tôn giáo. Tác
giả đã phân tích quá trình hình thành, phát triển và những nội dung cơ bản
của quan điểm Hồ Chí Minh về tôn giáo. Từ trang 90 - 122 trong bài viết:
Công tác vận động tín đồ chức sắc tôn giáo của tác giả Đậu Tuấn Nam, đã
làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vận động tín đồ, chức sắc tôn
giáo. Đồng thời, tác giả đã phân tích nội dung, hình thức, phương pháp vận
động tín đồ, chức sắc tôn giáo. Từ đó, đưa ra một số giải pháp vận động, tranh
thủ chức sắc tôn giáo trong tình hình mới. Như vậy, với nhiều cách tiếp cận
khác nhau, các nhà khoa học đã chỉ ra sự hợp lý của việc đổi mới chính sách
15


tôn giáo ở Việt Nam trong những năm qua. Ngoài ra, nhiều định hướng, giải
pháp đưa ra nhằm thực hiện công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước ở một số
địa phương, vùng trong cả nước.
Luận án tiến sĩ Triết học Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
lương giáo trong thực hiện chính sách tôn ở Việt Nam hiện nay của tác giả
Nguyễn Văn Siu (2011) đã phân tích cơ sở hình thành và phát triển nội dung
quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết lương giáo và đánh
giá đúng thực trạng sự vận dụng vào vấn đề đoàn kết tôn giáo trong xây dựng
khối đại đoàn kết tộc; Chỉ rõ những vấn đề đặt ra, từ đó tác giả đề xuất giải
pháp để nâng cao chất lượng thực hiện chính sách tôn giáo theo quan điểm Hồ
Chí Minh. Có thể thấy, một trong những điểm mấu chốt của luận án đã chỉ ra
những phương pháp cụ thể trong việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về
đoàn kết tôn giáo vào công tác vận động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Trong bài Quan điểm Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo và sự vận dụng
của Đảng trong thời kỳ đổi mới của Đinh Văn Thành (Tạp chí Lịch sử Đảng,
số 4/2012). Tác giả đã làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo
trên cơ sở vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt

Nam: Thực hiện đoàn kết lương giáo; Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của
nhân dân; Công tác tôn giáo phải quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần
của đồng bào có đạo; Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc, đức
tin và lòng yêu nước. Từ đó Đảng đã vận dụng vào thực tiễn công tác tôn giáo
được thể hiện trong sự nhất quán việc xác định quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc
chỉ đaọ, chính sách và nhiệm vụ cụ thể trong công tác tôn giáo của Đảng.
Cuốn sách Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn
Việt Nam của tác giả Ngô Hữu Thảo (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội,
2012). Nội dung cuốn sách có ba nội dung lớn: (i) nghiên cứu quan điểm của
các nhà kinh điển Mác - Lênin về công tác tôn giáo; (ii) quan điểm Hồ Chí
Minh về tín ngưỡng, tôn giáo - một số vấn đề lý luận và thực tiễn; (iii) chỉ ra
công tác tôn giáo là của cả hệ thống chính trị. Trong đó cả chương 2 tác giả
viết về quan điểm Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo - một số vấn đề lý
16


luận và thực tiễn. Trong chương 2 tác giả chia ra làm 3 mục lớn: Quan điểm
Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quan điểm Hồ Chí Minh
về đoàn kết lương giáo; Quan điểm Hồ Chí Minh về công tác vận động quần
chúng tín đồ tôn giáo. Với ba nội dung lớn này tác giả đưa ra những gợi ý cho
nhận thức và thực tiễn của công tác tôn giáo nói chung và công tác vận động
quần chúng tín đồ tôn giáo nói riêng trong khi vận dụng tư tưởng của Người.
Tác giả Đỗ Quang Hưng với bài Hồ Chí Minh và đạo Tin lành đăng
trên Tạp chí Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, T. 5, S. 177 (2013).
Trong bài viết tác giả tập trung lý giải lúc sinh thời Hồ Chí Minh có quan hệ trực
tiếp với nhiều chức sắc các tôn giáo ở nước ta và cả nước ngoài. Thậm chí mối
quan hệ này còn được xác lập ngay ở đầu thập niên 1920, khi Người còn hoạt
động trong Đảng Cộng sản Pháp. Tuy thế, mối quan hệ của Người với đạo Tin
Lành thì còn rất ít được biết đến. Bài viết chỉ ra vào năm 2011, trong dịp công
tác ở Pháp, với sự giúp đỡ của PGS Pascal Bourdeaux, Trường Cao đẳng Thực

hành Paris, tác giả đã có dịp làm việc ở Kho Lưu trữ Hội Truyền giáo Phúc Âm
Paris, số 102 Arago, Quận 14. Tại đây tác giả đã thu thập được nhiều tài liệu lưu
trữ mới liên quan đến mối quan hệ giữa Tin Lành Pháp và Việt Nam. Trong số
đó, đặc biệt đáng quý là lá thư của Nguyễn Ái Quốc gửi Mục sư U. Soulier,
người của Hội này, đề ngày 8/9/1921, 3 trang (đánh máy, tiếng Pháp). Vì thế,
trong bài viết này tác giả đã đưa ra một cái nhìn bao quát trên cơ sở những tài
liệu chọn lọc đã có ở trong và ngoài nước để dựng lại mối quan hệ này một cách
cụ thể, nhưng lại có ý nghĩa sâu rộng.
Trong bài Quan điểm Hồ Chí Minh về người cán bộ làm công tác vận động
chức sắc, tín đồ tôn giáo (Sở nội vụ thành phố Đà Nẵng, Website xuanha.gov.vn,
ngày 23/2/2013) đã đề cập đến tư tưởng Quan điểm Hồ Chí Minh về công tác của
người cán bộ làm công tác vận động quần chúng, tín đồ tôn giáo với ba quan
điểm: Phải nắm vững chính sách, pháp luật nói chung và chính sách, pháp luật về
tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước nói riêng; phải có những kiến thức
nhất định về tín ngưỡng, tôn giáo, trong nội dung cũng như cách thức vận động
quần chúng tín đồ tôn giáo cần phải phù hợp với từng đối tượng.
17


1.1.3. Các công trình nghiên cứu về quan điểm, sự vận dụng quan
điểm của Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo và công tác vận động tín đồ
tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc
Cuốn Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng CS Việt Nam,
tài liệu lưu hành nội bộ của Ban tư tưởng - Văn hóa TW, (Nxb Giáo dục,
2000). Nội dung cuốn sách chia thành bốn chuyên đề: Chuyên đề 1: Tôn giáo
trong đời sống xã hội, những vấn đề cơ bản của chuyên đề là chỉ ra bản chất của
tôn giáo và sự hình thành tôn giáo, phân tích một số vấn đề tôn giáo trên thế giới
hiện nay, đưa ra bức tranh phác họa tôn giáo trong đời sống xã hội; Chuyên đề 2:
Phân tích tình hình tôn giáo ở Việt Nam trên cơ sở chỉ ra những nét chung về
tình hình tôn giáo ở Việt Nam và các tôn giáo cụ thể; Chuyên đề 3: Chính sách

tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, chuyên đề vạch ra quan điểm của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, quan điểm Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề tôn giáo, đưa ra quan
điểm chỉ đạo, nguyên tắc và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo,
đồng thời chỉ ra nhiệm vụ của công tác tôn giáo và những chính sách cụ thể đối
với tôn giáo hiện nay; Chuyên đề 4: Đảng viên với tín ngưỡng, tôn giáo, nội
dung chuyên đề đã khẳng định vai trò của cán bộ Đảng viên ở cơ sở với việc
thực hiện chính sách tôn giáo, nêu cao thái độ và nhiệm vụ của đảng viên đối
với tín ngưỡng, tôn giáo.
Cuốn Tôn giáo - quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
hiện nay của Nguyễn Đức Lữ, (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009), tác
giả đã trình bày những vấn đề cơ bản trong 4 chương: Trong chương 1: Cơ sở lý
luận và thực tiễn của chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, tác
giả đã phân tích Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo,
trong đó tác giả đã làm rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân …Đến chương 2 và chương 3 tác giả đã
đưa ra quan điểm, chính sách đối trong tiến trình cách mạng Việt Nam trước và
sau đổi mới. Trong chương 4: Tác giả đi sâu nghiên cứu làm rõ một số phương
pháp, định hướng cơ bản về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; về vai trò quản lý
Nhà nước đối với tôn giáo hiện nay.
18


Cuốn sách Tôn giáo và quan hệ quốc tế của tác giả Lê Thanh Bình và
Đỗ Thanh Hải (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012), các tác giả khẳng
định chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta hiện nay cần chủ động
đối thoại. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng mối quan hệ của các tổ chức tôn
giáo ở Việt Nam với quốc tế trong thời gian qua. Tác giả đi sâu phân tích định
hướng chính sách, giải pháp cơ bản về tôn giáo của Đảng và Nhà nước nhằm
hướng tới xây dựng một mô hình xã hội hài hòa đa tôn giáo trên cơ sở luật
pháp Việt Nam và Công ước quốc tế.

Trong cuốn sách Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những
vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Hồng Dương (Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2012), tác giả đã làm rõ quá trình nhận thức của Đảng về
công tác tôn giáo và chính sách tôn giáo thông qua các cương lĩnh, văn kiện,
nghị quyết của Đảng từ đổi mới đến nay. Từ đó, tác giả đi đến kết luận trong
thời kỳ quá độ lên CNXH, tín ngưỡng, tôn giáo sẽ vẫn tồn tại cùng dân tộc.
Chính vì vậy, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tiếp tục đổi mới các quan điểm,
chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo để cho các chức sắc, tín đồ tôn giáo yên
tâm hành đạo, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân “sống tốt đời, đẹp đạo” góp
phần vào quá trình đổi mới và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Trong luận án tiến sĩ Triết học Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn
giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Xuân Trung (2014, Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), tác giả đã nghiên cứu hệ
thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo một cách khoa học, logic với
nhiều luận điểm mới. Trong chương 3 của luận án, tác giả đã đi sâu đánh giá
thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo của Đảng và
Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo Việt Nam trong
những năm qua. Ngoài ra, luận án đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm vận
dụng tưởng Hồ Chí Minh vào củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết
dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Tuy nhiên, trong luận án chưa thực
sự đưa ra được những giải pháp cụ thể mang tính chất phù hợp với điều kiện
19


thực tiễn của từng địa phương trong quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh;
các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chưa thực
sự được làm rõ, nhất là điều kiện KT-XH của Việt Nam hiện nay.
Tác giả Ngô Minh Thuận với luận án tiến sĩ Triết học (2015, Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) Giá trị

nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng
vào xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình hiện nay. Trong luận
án, tác giả đã đi sâu phân tích, làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến
luận án, trong đó rất đáng chú ý đó là khái niệm mang tính chất cốt lõi của
luận án “giá trị nhân văn tư tưởng Hồ Chí Minh”, “tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết tôn giáo”. Trên cơ sở đánh giá những nhân tố tác động, luận án đã
chỉ ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong việc vận dụng
giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác xây dựng
khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình từ những năm 2004 đến nay. Đây là
phần trọng tâm của luận án, tác giả đã có những đóng góp có giá trị lý luận và
thực tiễn về công tác vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào địa phương, là cơ sở
để hoạch định chủ trương, chính sách xây dựng khối đoàn kết toàn dân ở tỉnh
Thái Bình. Đây có thể coi là bức tranh tổng kết tình hình đoàn kết của tỉnh Thái
Bình. Chương 4 của luận án, tác giả đã chỉ ra những phương hướng chủ đạo và
giải pháp mang tính chất khả thi nhằm phát huy tốt giá trị nhân văn trong tư
tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình trong
những năm đổi mới. Tuy nhiên, trong luận án tác giả bóc tách rõ hơn nội dung
thực trạng với kết quả đạt được thì giá trị nghiên cứu của luận án cao hơn.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Một số đánh giá chung
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã đề cập và phân tích nguồn gốc
hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về tôn giáo, công tác vận động tín đồ tôn
giáo dưới hai nguồn gốc chủ yếu (khách quan và chủ quan). Ngoài ra, cũng đề
cập đến bối cảnh lịch sử, KT-XH tác động đến việc hình thành và phát triển
quan điểm Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo.
20


Thứ hai, một số công trình nghiên cứu đã làm rõ khái niệm quan điểm

Hồ Chí Minh về tôn giáo, công tác tôn giáo và về vận động tín đồ tôn giáo
dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Một số tác giả nghiên cứu đã phân tích
làm rõ nội hàm cơ bản của về tôn giáo, công tác tôn giáo và về công tác vận
động tín đồ tôn giáo. Việc xây dựng được khái niệm và nội hàm khái niệm có
ý nghĩa quan trọng cho tác giả tiếp tục tiếp cận, nghiên cứu làm rõ hơn vấn đề
này trong luận án.
Thứ ba, nghiên cứu về nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về tôn giáo,
công tác tôn giáo và về công tác vận động tín đồ tôn giáo, đa số các tác giả đều
thống nhất ở một số nội dung cơ bản: Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; giá trị nhân văn của tôn giáo trong đời sống xã
hội; tôn giáo tín ngưỡng với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vận động tín đồ
tôn giáo phải trên trên cơ sở khối đại đoàn kết dân tộc, phải linh hoạt, phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng địa phương và đất nước; tầm
quan trọng của đội ngũ cán bộ và việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận
động tín đồ tôn giáo; vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính
trị - xã hội với công tác tôn giáo và vận động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam.
Thứ tư, dưới góc độ nghiên cứu chuyên môn, đối tượng, phương pháp
nghiên cứu và cách tiếp cập khác nhau. Các công trình nghiên cứu đều đưa ra
những luận cứ, luận chứng thuyết phục về thực trạng tôn giáo và vận động tín
đồ tôn giáo ở Việt Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh. Thực trạng chủ yếu đi
vào làm rõ những nội dung: Làm rõ thực trạng về chủ trương của Đảng, Nhà
nước vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo, vận động tín đồ
tôn giáo; Thực trạng việc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của nhân dân theo quan điểm Hồ Chí Minh; Thực trạng việc đoàn kết
lương giáo, xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo” trong đồng bào tôn giáo;
Thực trạng việc tuyên truyền, vận động tín đồ tôn giáo theo quan điểm Hồ
Chí Minh ở Việt Nam hiện nay.
Thứ năm, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, các công trình khoa học trên
đã tìm hiểu những nguyên nhân (khách quan, chủ quan) tác động đến quá trình
21



×