Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho trẻ em nông thôn hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 99 trang )

1

Trường Đại học Công đoàn

Khoa Xã hội học

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới và
đồng thời là nước dẫn đầu khu vực và thế giới trong việc hoàn thành các Mục tiêu Phát
triển Thiên Niên Kỷ, thế nhưng phát triển kinh tế xã hội nhanh đi đôi với quá trình đô
thị hóa mãnh mẽ cũng đặt ra các vấn đề xã hội cũng như các thách thức mới.
Sự biến đổi tác động đến mọi mặt của đời sống, cấu trúc gia đình Việt Nam
đang thay đổi nhanh chóng. Tỷ lệ ly hôn tăng và di cư vì động cơ kinh tế về cơ bản
đã làm thay đổi cấu trúc gia đình truyền thống. Gánh nặng buộc phải kiếm đủ tiền
để nuôi gia đình dẫn đến hệ quả là năm 2006 có 7% các bà mẹ và 22% các ông bố
không có thời gian chăm sóc con cái hàng ngày [1] và tỉ lệ này không ngừng tăng
lên. Vai trò của nhà trường và xã hội đối với trẻ em ngày càng tăng thêm trong khi
hệ thống giáo dục cũng như chính sách xã hội cho trẻ em còn nhiều bất cập. Đó là
hệ quả của một vấn đề xã hội nhức nhối hiện nay: trẻ em vi phạm chuẩn mực đạo
đức, vi phạm pháp luật ngày càng tăng.
Bộ Công an báo cáo tổng kết 5 năm trở lại đây, mỗi năm có 16.000 - 18.000
trẻ em chưa thành niên phạm tội nghiêm trọng. Con số này chiếm 15 - 18% tội
phạm. Tức là với diễn biến như vậy chỉ sau 5 - 10 năm nữa đất nước chúng ta sẽ có
gần 1 triệu người có tiền án tiền sự, trong đó có 200.000 người dưới 30 tuổi.[2] Đó
là những vụ việc được thống kê với các đối tượng trẻ em đủ tuổi chịu trách nhiệm
pháp lý. Song trong thực tế xuất hiện ngày càng nhiều những hành vi lệch chuẩn từ
trẻ em như đánh nhau hội đồng, tụ tập bỏ nhà đi bụi, chia bè phái, lập hội tẩy chay
bạn. hay sử dụng các phương tiên giao thông chưa cho phép, vi phạm kỉ luật trường
học…vv còn chưa được thống kê!
Mặt khác, trẻ em hiện nay bị lạm dụng, bạo hành, bóc lột sức lao động, khả


năng tự bảo vệ kém cũng trở thành vấn đề bức thiết của xã hội. Tức là hiện nay
nước ta đang phải đối mặt với nguy cơ tội pham trẻ em và phạm tội trẻ em ngày
càng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng.

SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

2

Khoa Xã hội học

Ưu tiên cho trẻ em- tương lai của đất nước, Việt Nam là một trong số những
quốc gia có hệ thống các văn bản luật và chính sách cho trẻ em khá nhiều, là quốc
gia đầu tiên của châu Á công nhận quyền trẻ em trong công ước liên hợp quốc, và
pháp luật quốc gia: Luật bảo vệ, chăm sóc, và giáo dục trẻ em năm 2004 …vv thế
nhưng từng ngày những vấn đề trẻ em vẫn diễn ra ngày càng nghiêm trọng và giải
quyết vấn đề này trở thành cấp thiết. Đặc biệt trong thống kê của Tòa án nhân dân
các cấp cho biết giai đoạn từ năm 2005 đến nay có đến hơn 70% đối tượng phạm
pháp là trẻ em không nhận thức được hành phi phạm pháp của mình, không lường
trước được hậu quả. Hơn 60% các vụ việc nghiêm trọng do các đối tượng trẻ em ở
các vùng nông thôn vùng núi hải đảo thực hiện do thiếu hiểu biết pháp luật.[3]Tỉ lệ
trẻ em được thống kê bị lạm dụng, bóc lột sức lao động được thống kê có đến 78%
là trẻ em xuất than từ các vùng nông thôn, miền núi. [4]
Như vậy có thể nhận thấy rõ ràng giáo dục tuyên truyền pháp luật cho trẻ em
nói chung, trẻ em nông thôn nói riêng là điều vô cùng cần thiết cần thiết song việc
thực hiện vai trò này của gia đình, nhà trường và xã hội vẫn đang gặp nhiều vướng
mắc, khó khăn.

Do yêu cầu cấp thiết của vấn đề, trong những năm qua đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu khoa học của các nghành, bài viết, phóng sự đã đi vào nhận định
tình hình, đưa ra những phân tích về nguyên nhân , đồng thời đề ra những giải pháp
cho tình trạng đáng báo động của tội phạm trẻ em và phạm tội với trẻ hiện nay. Hay
theo một hướng nghiên cứu nhấn mạnh vai trò chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ em của
gia đình xã hội và hầu hết các nghiên cứu đều mang tính khái quát chung, cách thức
giải quyết vấn đề vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Chưa có một đề tài nào đi vào
nghiên cứu tại sao chúng ta có một hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em khá đầy đủ mà
tỉ lệ phạm pháp vẫn ở mức cao? Vấn đề thực sự nằm ở nhận thức pháp luật của trẻ
em hay công tác tuyên truyền giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội chưa thực
sự hiệu quả? Những yếu tố gì chi phối đến quá trình nhận thức, tuyên truyền giáo
dục và pháp luật cho trẻ em nông thôn?
Vì những thắc mắc trên với những vấn đề còn tồn tại, tác giả quyết định lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho trẻ em nông thôn
SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

3

Khoa Xã hội học

hiện nay.( Khảo sát tại xã Khánh Phú- huyện Yên Khánh- tỉnh Ninh Bình)”.
Nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức pháp luật của nhóm trẻ em nông thôn hiên nay
và các hoạt động cũng như hiệu quả tuyên truyền giáo dục pháp luật của các bộ
phận trong đời sống xung quanh các em. Đánh giá các yếu tố tác động nhận định
vấn đề tồn tại, đưa ra những khuyến nghị giải pháp hiệu quả cho vấn đề trẻ em vi
phạm pháp luật và ngăn chặn phạm tôi trẻ em ngày càng gia tăng.


2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nuôi dưỡng, chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em luôn là vấn đề quan trọng
của bất kì quốc gia nào, không chỉ riêng Việt Nam. Song đi cùng với điều kiện cuộc
sống ngày càng nâng cao những biến đổi xã hội cũng kéo theo nhưng hệ lụy của
phát triển không đồng bộ, thiếu kiểm soát. Trẻ em đi cùng những cơ hội là những
nguy cơ phạm tội gia tăng, suy nghĩ hành động lệch chuẩn, bị lạm dụng…vv Do đó,
trong những năm gần đây nghiên cứu về các vấn đề trẻ em đang trở thành yêu cầu
cần thiết,cấp bách, đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu, công trình nổi tiếng của
nhiều tác giả có liên quan như:
Báo cáo “Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?- Xây dựng và áp dụng cách
tiếp cận đa chiều về trẻ em nghèo Việt Nam”tháng 11 năm 2008. Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội, UNICEF Việt Nam. Nhằm mục đích làm công cụ vận động
để nâng cao nhận thức của công chúng, mặt khác cũng được sử dụng trong quá trình
thiết kế và giám sát chính sách. Do đó, báo cáo đã vừa đưa ra số liệu thống kê tổng
hợp trực quan dễ hiểu, mặt khác cung cấp những thông tin chi tiết ở nhiều cấp độ và
phân tích khác nhau về các vấn đề trẻ em riêng ở Việt Nam. Báo cáo là một công
trình lớn khái quát được vấn đề trẻ em nghèo song cũng là chuẩn mực về các
phương pháp đo lưởng trong nghiên cứu trẻ em. Tuy không đi sâu hẳn vào một vấn
đề cụ thể mà tiếp cận đối tượng trẻ em theo nhiều chiều hướng, do đó khóa luận sẽ
sử dụng kết quả của báo cáo để làm rõ vấn đề nghiên cứu đồng thời tìm hiểu, tiếp
thu hiệu quả phương pháp đo lường, nghiên cứu phù hợp với đối tượng, khách thể
nghiên cứu của khóa luận.

SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn


4

Khoa Xã hội học

Đề tài nghiên cứu khoa học” Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” do
ThS. Đặng Bích Thủy làm chủ nhiệm, Viện Gia đình và Giới là cơ quan thực hiện.
( Năm 2009- 2010) Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm chỉ ra những vấn đề
xã hội mang tính gay gắt mà trẻ em đang phải đối mặt và lý giải, phân tích bối cảnh,
nguyên nhân của vấn đề từ góc độ chính sách đến nhận thức và hành động xã hội;
dự báo xu hướng, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2010-2020 nhằm góp phần hạn
chế và giải quyết các vấn đề của trẻ em. Đề tài đi vào tìm hiểu hệ thống pháp luật và
chính sách của Việt Nam những năm qua về những vấn đề chăm sóc, bảo vệ và giáo
dục trẻ em. Tìm hiểu thực trạng việc tiếp cận các cơ hội phát triển của trẻ em trong
các lĩnh vực y tế, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong những năm gần đây, chỉ ra những
vấn đề mang tính thách thức, nguyên nhân và các yếu tố tác động.
Bài viết: “Tăng cường giáo dục pháp luật và đạo đức trong các nhà
trường” tác giả Phan Hồng Dương đăng trên ngày 16
tháng 11 năm 2010. Bài viết đã chỉ thẳng vào thực tế đó là tình trạng đạo đức lối
sống của một bộ phận giới trẻ có nhiều bất ổn, từ thái độ học tập, ý thức chấp hành
nội quy, kỷ luật của nhà trường, chấp hành pháp luật đến những hành vi tiêu cực
trong học tập, thi cử của học sinh và sự xâm nhập các tệ nạn xã hội vào học đường.
Trong đó tác giả Hồng Dương có sử dụng dẫn chứng xác thực là kết quả khảo sát
của Viện Nghiên cứu và phát triển Giáo dục Việt Nam, tỉ lệ học sinh đi học muộn:
Tiểu học 20%, THCS 21%, THPT 58%, tỉ lệ quay cóp: tiểu học 8%, THCS 55%,
THPT 60%, tỉ lệ nói dối cha mẹ: Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 60%, tỉ lệ
không chấp hành an toàn giao thông: Tiểu học 4%, THCS 35%, THPT 70%: Những
con số cho thấy ý thức học sinh ngày càng đi xuống theo sự phát triền của độ tuổi.
Đồng thời từ thực trạng tác giả còn chỉ ra thực trạng đó đang tồn tại trong khi ở nhà
trường, chương trình giáo dục lại chưa thể hiệnđược vai trò giáo dục pháp luật nâng
cao đạo đức trong các môn học. Tuy mới đề cập vấn đề giáo dục trẻ em trong nhà

trường, chưa xem xét các yếu tố khác như môi trường gia đình, xã hội hay sự tổ
chức, lôi quấn của các tổ chức đoàn thể xã hội,mới chỉ thiên về phản ánh thực trạng
của vấn đề thiếu sót trong giáo dục pháp luật và đạo đức cho trẻ em. Song bài viết
là nguồn tư liệu quý giá đối với khóa luận, vì đã nói lên một phần thực trạng của
SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

5

Khoa Xã hội học

vấn đề và sự cần thiết phải giáo dục pháp luật, vừa kế thừa vừa phát triển thêm các
yếu tố để làm sang tỏ giải pháp cho vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trườngmột trong những nội dung trọng tâm mà khóa luận hướng đến.
Hội thảo: “ Quyền trẻ em trong pháp luật quốc gia và quốc tế- đánh giá
thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam” Do Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên,
thiếu niên và nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội phối hợp với Quỹ nhi
đồng Liên hợp quốc tại TP. HCM tổ chức, tháng 1 năm 2013, các chuyên gia về bảo
vệ trẻ em và chuyên gia Unicef trình bày các báo cáo: Về quyền trẻ em trong luật
pháp quốc gia; báo cáo về quyền trẻ em trong luật pháp quốc tế; một số nội dung
của Ban soạn thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em
(BVCSGDTE) năm 2004; báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện Công ước quyền
trẻ em giai đoạn 2008-2011; các khuyến nghị với Chính phủ Việt Nam của Ủy ban
Quyền trẻ em.Từ đó cung cấp cái nhìn tổng thể về tình hình thực hiện quyền trẻ em
tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đánh giá hệ thống chính sách,
pháp luật về quyền trẻ em của Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực của quốc tế; phân
tích những nội dung còn bất cập, chưa khả thi, chưa được quy định trong văn băn
pháp luật hiện nay của Việt Nam; thảo luận về tình hình và chia sẽ kinh nghiệm

trong việc thực hiện quyền trẻ em tại địa phương, đề xuất những nội dung phù hợp
cần đưa vào luật sửa đổi.
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Vai trò của gia đình đối với người chưa
thành niên vi phạm pháp luật hiện nay”. (Nghiên cứu tại trường giáo dưỡng số 2Ninh Bình) tác giả Phạm Thị Thùy Dung, tháng 5 năm 2012, đề tài là một công
trình nghiên cứu của chính tác giả về vai trò của gia đình đối với đối tượng là trẻ em
vi phạm pháp luật, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hoàn cảnh gia đình và thái độ của
cha mẹ đối với con cái chính là yếu tố quan trọng quy định hành vi cũng như cách
cư xử của con trẻ. Đối với trẻ em những quy định pháp luật chỉ được cụ thể hóa
trong từng hành vi cử chỉ thường ngày của mỗi người xung quanh, do đó khóa luận
sẽ là nghiên cứu bước tiếp của đề tài khi xem xét hiệu quả cũng như cách thức giáo
dục, tuyên truyền pháp luật đối với con cái của gia đình.

SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

6

Khoa Xã hội học

Ngoài ra còn có rất nhiều đề tài khác nghiên cứu khá sâu về các vấn đề trẻ
em. Trong vấn đề này, các tác giả đã cố gắng góp phần giải đáp các khía cạnh khác
nhau của vấn đề bằng những phương diện khác nhau, phân tích những tác nhân thúc
đẩy, những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến vấn đề chăm sóc, bảo vệ và giáo dục
trẻ em nói chung và theo các chế định pháp luật nói riêng một cách hiệu quả nhất
trước những tác động của biến đổi xã hội…
Tuy nhiên cho đến nay,nhận thấy chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào vấn
đề tuyên truyền giáo dục pháp luật cho trẻ em nói chung và đặc biệt là trẻ em nông

thôn. Tác giả nhận thấy có một vấn đề đang tồn tại rõ đó là dù có một hệ thống pháp
luật, chính sách cho trẻ em hoàn thiện đến mức nào mà khi chính bản thân các emgia đình các em- môi trường mà các em đang sống không hề có nhận thức hiểu biết
thì pháp luật- quy định đó cũng là sáo rỗng, hình thức, không có giá trị. Bởi vậy,
xây dựng luật trên cơ sở đời sống song phải đưa pháp luật trở lại cuộc sống thì luật
mới có ý nghĩa, điều này chỉ có được thông qua công tác tuyên truyền giáo dục. Do
đó đi sâu nghiên cứu vào thực trạng các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật
cho trẻ em nông thôn, vai trò của các bộ phận gia đình- nhà trường- xã hội tạo trong
việc tạo nên một môi trường sống lành mạnh có trật tự pháp luật được thể hiện như
thế nào, trẻ em cần gì ở những quy định pháp luật của nhà nước… là những vấn đề
mà khóa luận hướng đến. Vì vậy có thể khẳng định đây là đề tài đầu tiên đi vào
nghiên cứu về tuyên truyền giáo dục pháp luật cho trẻ em ở nông thôn hiện nay,
trong bối cảnh môi trường nông thôn Việt Nam đang đứng trước những biến đổi to
lớn của quá trình CNH- HĐH- ĐTH và khách thể là đối tượng trẻ em luôn cần sự
quan tâm, chăm sóc của toàn xã hội.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Việc tiến hành nghiên cứu đề tài chính là quá trình vận dụng một cách sáng
tạo những kiến thức của ngành Xã hội học vào một vấn đề cụ thể, một lĩnh vực cụ
thể để nghiên cứu một vấn đề thực tiễn. Từ đó có thể là tài liệu tham khảo bổ ích
cho các công trình nghiên cứu về sau với các vấn đề có liên quan.

SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

7


Khoa Xã hội học

- Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, khoa học, đánh giá
tương đối toàn diện thực trạng hiểu biết pháp luật của trẻ em nông thôn hiện nay, lý
giải những vấn đề suy thoái đạo đức và những hành vi lệch chuẩn mà trẻ em thực
hiện ngày càng phổ biến hiện nay.
- Thông qua nghiên cứu đề tài, phần nào làm sáng tỏ hệ thống khái niệm, lý
thuyết, phương pháp nghiên cứu. Trong đó, làm rõ các khái niệm: trẻ em, tuyên
truyền giáo dục, gia đình, trường học, tổ chức xã hội.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phân tích và làm rõ hơn về
thực trạng giáo dục và tuyên truyền pháp luật cho trẻ em nông thôn hiện nay. Qua
đó, giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách xã hội nói chung và các cấp
chính quyền địa phương nói riêng đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế
của việc tuyên truyền giáo dục trẻ em hiểu biết, phân biệt và có những hành vi đúng
với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Từ đó có những giải pháp thích hợp, để tạo lập
các chính sách cụ thể về vấn đề đưa các quy định pháp luật vào nhận thức của mọi
tầng lớp nhân dân nói chung và trẻ em nông thôn nói riêng, hướng đến xây dựng
một đất nước phát triển bền vững “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
và văn minh, với một thế hệ tương lai giàu cả về thể lực trí lực và đạo đức.

4. Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hi vọng sẽ là nghiên cứu mới về trẻ em trong vấn đề hiểu biết pháp
luật đi từ hoạt động tuyên truyền giáo dục trong môi trường sống của các em của
các em từ trong gia đình, đến nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội. Đánh giá
nhận thức về pháp luật và hành vi của trẻ em từ đó có thể đưa ra những biện pháp
để nâng cao nhận thức cho trẻ em đồng thời có những khuyến nghị để có những
điều chỉnh vai trò, chức năng của môi trường sống của trẻ em cho phù hợp với thực
tiễn phát triển.

Từ mục mục đích trên, tác giả xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

8

Khoa Xã hội học

4.2.Mục tiêu nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật
cho trẻ em nông thôn.
- Đánh giá nhận thức pháp luật thông qua hành vi của trẻ em.
- Làm rõ mối quan hệ giữa mức độ nhận thức đó với các hoạt động giáo dục
tuyên truyền pháp luật của gia đình nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội.
- Đánh giá vai trò của các bộ phận: GĐ- NT- XH trong tuyên truyền giáo dục
pháp luật cho trẻ em.
- Tìm ra các nguyên nhận ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động tuyên
truyền và chất lượng giáo dục pháp luật cho trẻ em.
- Đưa ra những khuyến nghị giải pháp cho những vấn đề nghiên cứu.
4.3.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thao tác hóa một số khái niệm cơ bản.
- Đánh giá thực trạng nhận thức của trẻ em nông thôn về pháp luật( các
quyền và nghĩa vụ cơ bản).
- Đánh giá việc thực hiện các chức năng giáo dục và tuyên truyền pháp luật
của : gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội. ( trong đó hoạt động
tuyên truyền tập trung vào các tổ chức đoàn thể, chính quyền; chức năng giáo dục

tập trung đến vai trò của gia đình và nhà trường)
- Tìm hiểu tác động và hiệu quả của việc giáo dục tuyên truyền đến trẻ em.
- Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật
cho các nhóm trẻ em nông thôn.
- Đưa ra được những khuyến nghị cho vấn đề nêu ra.

5. Đối tượng khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Tuyên truyền giáo dục pháp luật pháp luật cho trẻ em nông thôn hiện nay.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ em trên địa bàn xã đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông; gia đình của các em, nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã
SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

9

Khoa Xã hội học

hội có những hoạt động gần với trẻ em( như: Đội thiếu niên tiền phong. Đoàn
Thanh Niên, …)
5.3. Phạm vi nghiên cứu
-Thời gian nghiên cứu:
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2009- 2013
- Không gian nghiên cứu:
Trên địa bàn xã Khánh Phú – huyện Yên Khánh- Tỉnh Ninh Bình.

- Nội dung nghiên cứu:
Đề tài hướng đến 3 nội dung lớn:
Một là, Đánh giá thực trạng nhận của trẻ em nông thôn về pháp luật, trong đó
quan tâm đến mối quan hệ giữ nhận thức và hành vi thể hiện trong thực tế.
Hai là, Đánh giá vai trò của GĐ, NT, và TCĐT trong giáo dục tuyên truyền
pháp luật cho trẻ, trong đó hoạt động giáo dục của Gia đình, nhà trường được xem
là trọng tâm nghiên cứu, TCXH sẽ được xem xét như các môi trường tác động.
Ba là, Tìm ra các yếu tố tác động đến hiệu quả giáo dục tuyên truyền pháp
luật ở nông thôn cho trẻ em.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.Phương pháp luận
Với đề tài này, nhóm em lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mac- Lênin để làm cơ sở cho vệc nghiên cứu đề tài của
mình. Thông qua đó, các hành động cũng như sự kiện, hiện tượng sảy ra được nhìn
nhận và đánh giá một cách khách quan, khoa học và chính xác.
Thứ nhất, các sự vật hiện tượng trên thế giới, chỉ biều hiện sự tồn tại của
mình thông qua các mối quan hệ, vận động, tác động qua lại lẫn nhau. Chúng có
mối quan hệ mật thiết với nhau, một nguyên nhân có thể mang lại nhiều kết quả
khác nhau, hay cùng có thể chỉ một kết quả do một nguyên nhân. Do đó, việc xác
định đánh giá hiệu quả cũng như vai trò của các bộ phận gia đình nhà trường hay xã

SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

10


Khoa Xã hội học

hội trong việc giáo dục tuyên cho truyền giáo dục pháp luật cho trẻ em cũng có mối
quan hệ gắn bó với nhau không tách rời.
Thứ hai, các sự kiện, sự vật sảy ra, tồn tai luôn gắn liền với thực tiễn đời
sống, do đó quá trình nghiên cứu luôn phải gắn với thực tiền đời sống, điều kiện
kinh tế xã hội, bối cảnh xã hội trong thời điểm nghiên cứu.
Như vậy, với việc sử dụng các phương pháp luận khoa học nói trên sẽ cho
chúng ta có một quan điểm đúng đắn khi tiến hành lập luận, cũng như giải thích các
đặc điểm cơ bản của quá trình nhận thức khi tiến hành nghiên cứu này.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Để có được những nguồn thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên
cứu, nhóm em sử dụng các tài liệu:
+ Kết quả của những nghiên cứu trước
+ Thông tin từ sách báo,internet và các phương tiện truyền thông.
+ Báo cáo của địa phương, nhà trường và các đoàn thể xã hội về các hoạt
động tuyên truyền giáo dục pháp luật.
Đặc biệt, tác giả sử dụng nguồn tài liệu là các Video clip, báo tường của
chính các em học sinh khi tham gia các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật
để làm rõ thêm các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu quả giáo dục đạo đức pháp luật cho
trẻ em nông thôn.
Phân tích, đánh giá kết quả, chọn lọc, kế thừa và vận dụng vào đề tài.
6.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Tiến hành phương pháp điều tra bảng hỏi với hai nhóm đối tượng:
- Nhóm một: Trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến dưới 18 tuổi. Điều tra bẳng bảng
hỏi tự ghi,cho 90 mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
- Nhóm hai: Người dân xã Khánh Phú( phụ huynh học sinh, thầy cô, cán bộ
địa phương...)
Trưng cầu ý kiến 90 mẫu theo phương pháp chon mẫu ngẫu nhiên đơn giản.


SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

11

Khoa Xã hội học

6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu 10 đối tượng thuộc các nhóm: Học sinh, phụ huynh học sinh,
thầy cô, cán bộ đoàn thể.
Phỏng vấn sâu kết hợp với phương pháp phỏng vấn cấu trúc để bổ sung, lý
giải cho những con số thống kê thu thập được.
6.2.4. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp nhằm bổ trợ cho tất cả các phương pháp trên. Thông
qua quá trình tri giác trực tiếp để thu thập được những thông tin cần thiết liên quan
đến đề tài, bao gồm hoạt động quan sát công khai và quan sát bí mật ghi chép nhanh
chóng các nội dung, phương thức, tính chất, quy mô, hiệu quả tuyên truyền giáo dục
pháp luật.

7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
7.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Nhận thức về pháp luật của trẻ em nông thôn hiện nay còn
thấp.
Giả thuyết 2: Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho trẻ em nông thôn còn
nặng tính hình thức, giáo điều, chưa đạt được hiệu quả.
Giả thuyết 3: Đối với trẻ em vai trò giáo dục pháp luật trong gia đình đóng

vai trò quan trọng và hiệu quả nhất.

SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


12

Trường Đại học Công đoàn

Khoa Xã hội học

7.2. Khung lý thuyết

Điều kiện KT- VH- CT- XH

Đặc điểm
Đặckhẩu
điểm
nhân
nhân khẩu

Pháp
luậtQuy
phạm
pháp
luật
của
NN


Gia đình
Gia đình

Nhà
Nhà
trường
trường

Các tổ chức
Các tổ chức
đoàn thể XH
đoàn thể XH
Hình thức

Tuyên truyền
giáo dục pháp
luật cho trẻ em.

Nội dung

Hiệu quả
Nhận thức

Trẻ em
nông thôn

Hành vi

SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B



Trường Đại học Công đoàn

13

Khoa Xã hội học

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI TUYÊN TRUYỀN GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT CHO TRẺ EM NÔNG THÔN HIỆN NAY
1.1. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu
1.1.1. Lý thuyết vai trò
Vai trò là mô hình hành vi gần như chức năng xã hội, được xác lập một các
khách quan, bởi vị thế xã hội của cá nhân trong hệ thống các quan hệ xã hội hoặc hệ
thống quan hệ giữa các cá nhân.
Vai trò là một khái niệm then chốt trong lý thuyết xã hội học. Nó nhấn mạnh
những kì vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó
phân tích sự kì vọng ấy.
Tiếp cận phát triển nhân học xã hội của Ralph Linton đưa ra một giải thích
cấu trúc về các vai trò trong hệ thống xã hội. Ở đây vai trò trở thành các nhóm
quyền lợi và nghĩa vụ được quy chuẩn, được thiết chế hóa nghiêm ngặt
Các giải thích cấu trúc về vai trò tìm cách xác định một vị thế trong xã hội.
Do đó lý thuyết vai trò cho rằng mỗi vị thế trong xã hội sẽ đi kèm với một loại
quyền lợi và trách nhiệm chuẩn mực gắn với một loại kiểu lý tưởng của vị trí này.
Và sự kì vọng của xã hội trong việc thực thực thi quyền lợi và trách nhiệm đó cấu
thành vai trò. Bất cứ ai cũng sẽ giữ một loạt vị thế( như làm mẹ, làm giáo viên…)
và chúng tạo nên các vị thế, với mỗi vị thế đều chứa đựng một vai trò riêng của nó.
Mỗi một vai trò gắn với một đối tác khác nhau, và mỗi nhóm lại có hệ kì vọng riêng
của họ.

Trong hệ thống lý thuyết xã hội của Parson, những khuôn mẫu vai trò được
xác định thông qua cái gọi là các biến số khuôn mẫu, hay sự lựa chọn giữa các cặp
chuẩn mực loại trừ nhau. Song vai trò là sự kết hợp của khuôn mẫu tác phong bên
ngoài (hành động) và tác phong tinh thần( kiến thức, sự suy nghĩ). Nó không phải
bao giờ cũng là những cơ chế tác phong độc đoán, cứng rắn, thụ động( như các vai
trò trong một số nghi thức tôn giáo) mà chỉ có tính co dãn, chủ yếu chịu tác động từ
SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

14

Khoa Xã hội học

phía chủ thể, phong cách thực hiện vai trò, mức độ tích cực, và mức độ nhận thức
về vai trò đó.
Trong đề tài này, tác giả muốn hướng đến xem xét các bộ phận trong môi
trường sống của trẻ em nông thôn: gồm gia đình nhà trường và các tổ chức chính
trị- xã hội đoàn thể đã và đang đảm nhận vai trò trong tuyên truyền và giáo dục
pháp luật cho trẻ em như thế nào. Những phương thức để các bộ phận đó thực hiện
được các chức năng của mình một cách hiệu quả nhất song hiệu quả đạt được có
đưa pháp luật vào bảo vệ trẻ em.
Mặt khác, sự khác biệt về tầm quan trọng của các vai trò và việc xác định các
loại vai trò sẽ tạo nên sự khác biệt trong việc thực hiện vai trò của từng thành phần
trong môi trường xã hội hóa.

1.1.2. Lý thuyết tương tác xã hội
Lý thuyết tương tác nổi lên từ cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX ở Mỹ. người

ta coi Gerber Mead là nhà sáng lập ra thuyết tương tác nhưng chính Herber Blumer
là người đấu tranh cho những công lao và tính khả dụng của lý thuyết này đối với
phân tích xã hội học. Ba tiền đề được Blumer phát biểu gồm:
Tiền đề 1. “Con người hành động hướng về những sự vật trên cơ sở của
những nghĩa mà sự vật ấy có đối với họ”
Tiền đề 2. “Nghĩa của những sự vật ấy được phát sinh, hay nảy sinh từ những
sự tương tác xã hội của con người ta với những người đồng hội của mình”
Tiền đề 3. “Những nghĩa này được xử lý, được trao đổi trong một tiến trình
lý giải của ai đó khi xử lý những sự vật mà mình gặp phải”
Con người là những hữu thể có ý thức, luôn chủ động định hướng hành vi
của mình, tuy nhiên chính sự tương tác xã hội làm cho con người trở thành những
đối tượng phản ứng lại với những tác động kích thích bên ngoài hay hành động theo
nhu cầu tâm lý hoặc những mong đợi xã hộ. Các nhà tương tác luận cũng cho rằng
phải tìm hiểu cách tương tác của các cá nhân hay nhóm xã hội như thế nào, đánh giá
các tác nhân xã hội đã kiến tạo, tác động đến quyết định, hành động của cá nhân,
nhóm trong đời sống hàng ngày.
SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

15

Khoa Xã hội học

Do đó đối với vấn đề “ tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho trẻ em nông thôn
ta phải xem xét hành động hành vi của trẻ em thông qua sự tác động của môi trường
sống, cách thức giáo dục và định hướng hành vi của GĐ, NT, hay XH, qua sự tương
tác hai chiều của các yếu tố. Hành vi ứng xử của trẻ em bản chất là sự tương tác với

môi trường sống bao gồm cả: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

1.1.3. Lý thuyết cấu trúc chức năng
Lý thuyết này nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ các bộ phận cấu thành nên
một chính thể, mà mỗi bộ phận đều có một chức năng nhất định, góp phần đảm bảo
sự tồn tại của một chính thể đó với tư các là một cấu trúc tương đối ổn định bền
vững. Thuyết cấu trúc chức năng nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả năng
thích nghi của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau đảm bảo sự công bằng chung của
cấu trúc, bất kì sự thay đổi nào ở thành phần này cũng kéo theo sự thay đổi ở thành
phần khác.
Những người theo lý thuyết cấu trúc chức năng vi mô nhấn mạnh đến mối
quan hệ của thành viên xã hội trong nghĩa của một cấu trúc và các vai trò thực hiện
những hành động mà thành viên trong xã hội phải thực hiện cho phù hợp với vai trò
của họ đóng góp.
Nghiên cứu tuyên truyền giáo dục pháp luật cho trẻ em theo lý thuyết cấu
chúc chức năng nhấn mạnh đến yếu tố môi trường xã hội hóa với mỗi bộ phận trong
cả một tổng thể, yêu cầu của cả một hệ thống để đảm bảo cho hệ thống đó hoạt
động ổn định, và làm “tròn vai” mà xã hội quy định. Gia đình, nhà trường định
hướng giáo dục không thể hiệu quả nếu thiếu tấm gương xã hội phản ảnh hiện thực
nhân rộng bằng công tác tuyên truyền, truyền thông.

1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1.Trẻ em
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể thống nhất về trẻ
em cũng như độ tuổi xác định trẻ em.
Điều 1, Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc
thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa
SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B



Trường Đại học Công đoàn

16

Khoa Xã hội học

là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định
tuổi thành niên sớm hơn”.[5]
Theo Điều 1-Luật về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Quốc hội
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 15 tháng 6 năm 2004: “Trẻ em là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.[6]
Là thành viên của Công ước quốc tế về quyền trẻ em Việt Nam đã có những
đề nghị sửa đổi luật quốc gia về độ tuổi trẻ em để có những quy định chính sách
phù hợp với tình hình thực tiễn, nhưng trên thực tiễn vẫn chưa được sửa đổi.
Song trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này , trẻ em được xác định là người
dưới 18 tuổi. Đồng thời trẻ em có đặc điểm là những người chưa hoàn toàn phát triển
đầy đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân.
Nhằm nghiên cứu về tác động của pháp luật với trẻ em nên cách định nghĩa
trẻ em của đề tài có sự trùng hợp với người chưa thành niên. Ở Việt Nam, độ tuổi
người chưa thành niên được xác định thống nhất trong Hiến Pháp năm 1992, Bộ
luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ
luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp
luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành
niên là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa
thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể.

1.2.2. Nông thôn
Theo từ điển Xã hội học: “Nông thôn là phần lãnh thổ của một nước hay của
một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn

cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm
nông nghiệp.”
Nghĩa hẹp: nông thôn là khu vực hay địa bàn mà ở đó dân cư tập trung chủ
yếu là nghề nông.
Nghĩa rộng: nông thôn bao gồm cả những khu vực mà ở đó dân cư không
nhất thiết phải làm nông nghiệp song sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc vào
nông nghiệp và thực hiện các dịch vụ cần thiết cho dân cư nông thôn và nông
nghiệp.
SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

17

Khoa Xã hội học

Vậy khu vực nông thôn có thể hiểu là khu vực mà việc làm ở đây chủ yếu là
nông nghiệp, việc làm phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ.
Nông thôn cũng là nơi cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
của các ngành kinh tế, an ninh, quốc phòng. Là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của
các ngành kinh tế khác: công nghiệp, xây dựng cơ bản…
Dân cư nông thôn chủ yếu là nông dân sống cùng gia đình của họ. ngoài ra
cùng một số người làm việc ở nông thôn sống ở đô thị và một số người làm việc ở
đô thị nhưng sinh sống ở nông thôn.[7]
Từ đây có thể xác định, trẻ em nông thôn là người dưới 18 tuổi đang sống
cùng gia đình ở các vùng nông thôn.

1.2.3.Tuyên truyền- Giáo dục

Tuyên truyền (propaganda) là một dạng đặc biệt của truyền thông và có lịch
sử nhiều ngàn năm. Khái niệm tuyên truyền biến đổi với thời gian và thời cuộc.
Theo Từ điển Tiếng Việt-2009, Nhà xuất bản Đà Nẵng: “Tuyên truyền là
phổ biến, giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo".
Theo R. A. Nelson, tuyên truyền được định nghĩa một cách trung tính
“như một dạng truyền thông có hệ thống, có chủ ý nhằm tác động đến cảm xúc,
thái độ, ý kiến và hành động của một nhóm người xác định vì các mục đích tư
tưởng, chính trị hay thương mại thông qua việc truyền các thông điệp một chiều,
được kiểm soát trên các phương tiện truyền thông”[8].
Theo cách tiếp cận của xã hội học, tuyên truyền là một hình thức lan rộng
thông tin qua các PTTTĐC nhằm mục đích truyền bá thông tin một cách rộng rãi
đến bộ phận đông đảo dân chúng.
- Giáo dục
Giáo dục là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, xuất hiện cùng với sự xuất
hiện của xã hội loài người. Lúc đầu, giáo dục mang tính tự phát, giản đơn theo lối
quan sát – bắt trước, càng về sau giáo dục càng hoàn thiện, trở thành một hoạt động
có ý thức. Ngày nay giáo dục đã trở thành một hoạt động được tổ chức đặc biệt, đạt
tới trình độ cao, có chương trình, kế hoạch, có nội dung, phương pháp hiện đại trở
thành yếu tó quyết định cho sự phát triển của xã hội.
SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

18

Khoa Xã hội học

Như vậy, “Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự

truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có
giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân
loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng phát
triển lên”.
Theo cách tiếp cận của xã hội học, khái niệm giáo dục được sử dụng theo
nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp: “Giáo dục được hiểu là một quá trình tác
động có định hướng đến con người từ phía chủ thể giáo dục nhất định nhằm mục
đích truyền đạt cho người nhận hệ thống xác định của khái niệm, chuẩn mực, kinh
nghiệm xã hội”. ; Theo nghĩa rộng, “Giáo dục được hiểu là sự tác động đến con
người của toàn bộ hệ thống các mối quan hệ xã hội với mục đích truyền tải các kinh
nghiệm xã hội. Do đó các cá nhân có thể thu nhận các kinh nghiệm này ở mọi nơi,
trong mọi nhóm xã hội khác nhau. Giáo dục ở đây đồng nghĩa với quá trình xã hội
hóa con người”.
Trong quá trình hình thành nhân cách con người, giáo dục có vai trò quyết
định nhất, nó là con đường ngắn nhất giúp thế hệ trẻ phát triển, bỏ qua những mò
mẫm, vấp váp không cần thiết trong cuộc đời. Trong ba loại hình giáo dục cơ bản
(gia đình, nhà trường và xã hội) giáo dục gia đình là sự tác động đầu tiên và xuyên
suốt cuộc đời con người, là cơ sở để giáo dục nhà trường và xã hội tiếp tục tác
động. Với đặc điểm chủ yếu là quan hệ tình yêu, pháp lý và huyết thống. Giáo dục
gia đình được xây dựng trên cơ sở tình cảm có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của mỗi con người. Ngày nay, các nhà khoa học đã quan tâm đến mối quan hệ
tương tác chặt chẽ đến các bộ phận tạo nên một cơ chế giáo dục hoàn thiện nhất đó
là sự kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội.

1.2.4.Gia đình, Nhà trường, tổ chức đoàn thể xã hội
- Gia đình
Theo Từ điển xã hội học Oxford ( Oxford Dictionary of Sociology) “Gia
đình là một nhóm thân thuộc hợp thành từ những người có mối liên hệ với nhau
bằng những ràng buộc dòng máu, bạn tình hay những ràng buộc về pháp luật. Nó là
một đơn vị xã hội rất dẻo dai đã tồn tại và thích nghi theo thời gian.”[9]

SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

19

Khoa Xã hội học

Ngày càng có nhiều nghiên cứu vượt ra ngoài ranh giới của các bộ môn, đi
vào xem xét các mối quan hệ lẫn nhau giữa đời sống gia đình và lao động, xem xét
những qua hệ gia đình vi mô bị ảnh hưởng như thế nào bởi các thay đổi kinh tế và
xã hội vĩ mô. Đặc biệt trong những năm gần đây, đã có sự đánh giá lại mang tính
cấp tiến về tình trạng của gia đình hiện đại và về mức độ mong muốn đối với sự tồn
tại của nó. Vì thực tế cho thấy gia đình chính là môi trường xã hội hóa cá nhân đầu
tiên và quan trọng nhất của mỗi con người.
Trong đề tài này, gia đình sẽ được xem như một bộ phận tạo nên môi trường
sống cho trẻ em, trong đó để cao vai trò giáo dục định hướng của gia đình trong
việc giáo dục con cái của họ có những hành vi đúng, không vi phạm các quy định
của xã hội.
- Nhà trường
Khái niệm trường học được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất dung để chỉ trường
học, nghĩa thứ hai để chỉ những người làm công tác quản lý giảng dạy ở trường học.
Ở Việt Nam hiện nay, nhà trường được chia làm hai hình thức: Nhà trường
trong hệ thống giáo dục quốc dân và nhà trường của các cơ quan hành chính nhà
nước, của tổ chứ chính trị, tổ chức chính trị xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân.
Trong đề tài này , chỉ sử dụng khái niệm nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc
dân như sau: “ Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo
quy hoạch kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ

chức theo loại hình công lập, dân lập, tư thục” ( Trích Điều 48, Luật giáo dục Việt
Nam, 2005)
Nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn: tổ chức giảng dạy học tập và các hoạt
động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình giáo dục, tuyển sinh và quản lý
người học, phối hợp với gia đình người họ, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo
dục”- Trích khoản 1, 3,6 Điều 58 Luật giáo dục Việt Nam, 2006)
Nhà trường cũng có vai trò riêng của nó và không thay thế được. Vấn đề là
mỗi nhà trường khác nhau sẽ có những sứ mệnh cụ thể khác nhau, từ bậc tiểu học,
phổ thông, đại học hay đào tạo nghề. Nhưng có một sứ mệnh chung nhất cho các
nhà trường: tập hợp các nhà giáo, nhà nghiên cứu, chuyên gia… lại để tạo ra môi
SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

20

Khoa Xã hội học

trường tốt nhất, điều kiện tốt nhất cho người học làm chủ sự học của họ. Và đồng
thời nhà trường cũng là nơi xác lập những chuẩn mực về đạo đức và lương tâm của
xã hội. Đây cũng chính là nơi sáng tạo, chia sẻ và truyền bá tri thức...[10]
- Các tổ chức đoàn thể xã hội
Tổ chức xã hội là khái niệm thường dùng trong xã hội học, và có thể được
hiểu theo nghĩa hẹp hoặc rộng. Theo nghĩa rộng, tổ chức xã hội để chỉ bất kể tổ
chức nào trong xã hội. Theo nghĩa hẹp, thì tổ chức xã hội chính là một tiểu hệ thống
xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó.
Khái niệm tổ chức xã hội được dùng với nhiều nghĩa khác nhau trong các
ngành khoa học khác nhau và trong tư duy đời thường. Tổ chức xã hội có thể được

hiểu hoặc là một thành tố của cơ cấu xã hội, hoặc là một dạng hoạt động, hay là
mức độ trật tự nội tại, sự hài hòa giữa các thành phần của một chỉnh thể. Khái niệm
tổ chức xã hội được xem như là một thành tố của cơ cấu xã hội; với ý nghĩa này, tổ
chức xã hội chính là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cá nhân nào đó để
đạt được một mục đích nhất định. Như vậy, định nghĩa này nhấn mạnh đến hệ thống
các quan hệ liên kết cá nhân chứ không phải chính tập hợp cá nhân trong các tổ
chức và các quan hệ ở đây là các quan hệ xã hội. Nếu như giữa tập hợp các cá nhân
không có những quan hệ xã hội thì họ chưa thể được coi là thành viên của một tổ
chức xã hội nào đó. Những quan hệ này sẽ liên kết các cá nhân vào một nhóm để họ
cùng thực hiện một hoạt động chung nào đó nhằm đạt được những lợi ích nhất định.

1.2.5. Pháp luật
Theo cách hiểu luật học: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà
nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã
hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”.[11]
Theo cách hiểu xã hội học: “Luật- những nguyên tắc của hành động hay các
đạo luật được thiết lập bởi các nhà cầm quyền như nhà nước- là một đối tượng trung
tâm của mối quan hệ lý thuyết cũng như thực tiễn đối với các nhà sáng lập xã hội
học.”[12]
Trong đề tài này pháp luật được hiểu: là các hệ thống các quy định, quy tắc
xử sự bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi người khi cư xử với trẻ em, và các quy tắc
SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

21

Khoa Xã hội học


ứng xử mà trẻ em phải thực hiện tuân theo. Pháp luật trong đề tài này có thể hiểu
theo một nghĩa rộng hơn bảo trùng các quy định, quy chế của nhà trường, địa
phương nhằm định hướng những hành vi cho trẻ em và vì trẻ em.

1.2.6. Hành vi và hành vi vi phạm pháp luật
- Hành vi là phản ứng, cách cư xử được biểu hiện ra bên ngoài của con người
trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định.[13]
- Hành vi vi phạm pháp luật là những hành vi phản ứng tiêu cực của một số
cá nhân hoặc tổ chức đi ngược lại ý chí Nhà nước được thể hiện trong các quy phạm
pháp luật. Nó là một hiện tượng mang tính tiêu cực, một tệ nạn trong xã hội. Những
phản ứng có tính chất tiêu cực đó luân gây hại cho Nhà nước, xã hội và công dân,
do vậy chúng luôn bị Nhà nước, xã hội và công dân lên án đấu tranh đòi hỏi phải
loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội[14].
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đên các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Những dấu hiệu của vi phạm pháp luật :
Là hành vi nguy hiểm cho xã hội
Trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và
bảo vệ.
Có lỗi của chủ thể
Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên là hành vi vi phạm
pháp luật do chủ thể là người dưới 18 tuổi thực hiện.[15]

SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn


22

Khoa Xã hội học

CHƯƠNG 2
TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO TRẺ EM
NÔNG THÔN HIỆN NAY
2.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội xã Khánh Phú- Huyện Yên
Khánh- Tỉnh Ninh Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- chính trị- xã hội xã Khánh Phú
Khánh Phú là một trong số 18 xã thuộc huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Với diện tích tự nhiên 553,53ha, trong đó diện tích đất canh tác 382ha, Dân số:
5464 người Mật độ dân số: 923 người/km². Địa giới hành chính, xã nằm trên trục
đường quốc lộ số 10, phía tây giáp xã Khánh Hòa, Ninh Phúc (thành phố Ninh
Bình), phía Đông bắc giáp song Đáy, phía Đông Nam giáp Khánh An. Năm 2004

nhà nước thu hồi 269,4ha làm đất khu công nghiệp, do vậy nghề chính của
nhân dân địa phương từ làm ruộng sang làm nghề tiều thủ công nghiệp và
dịch vụ. Nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 5Km về phía Đông Nam, Khánh
Phú là một xã có điều kiện giao thông thuận lợi và kinh tế phát triển nhanh chóng.
Khánh Phú có 1356 hộ/ 5961 nhân khẩu, trong đó có 1250 nhân khẩu theo đạo thiên
chúa (chiếm 21% dân số toàn xã). Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt
24,97%, trong đó ngành nông lâm thủy sản đạt 7,3%, công nghiệp TTCN đạt
32.5%, ngành dịch vụ đạt 28.1%. Cơ cấu kinh tế năm 2012 (theo giá hiện hành)
gồm ngành nông lâm, thủy sản đạt 20.17%, công nghiệp thủ công nghiệp đạt
41,47%, nghành dịch vụ đạt 38,35%. Tổng sản phẩm ước thưch hiện 105,60 tỷ
đồng. [16]
Trên nền tảng là một xã phát triển nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp của xã
tiếp tục được duy trì và phát triển theo hướng tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học

kĩ thuật vào sản xuất . Bình quân giá trị trên một đơn vị diện tích dất nông nghiệp
2012 đạt 89 triệu đông một ha. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 21,3 tỷ đồng.
Song trong lộ trình phát triển Khánh Phú đang hướng tới trở thành một trung
tâm công nghiệp với sự phát triển của khu công nghiệp Khánh Phú, đường giao
thông thuận lợi nối liền các khu công nhiệp Khánh An và cầu cảng Ninh Phúc, đưa
SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

23

Khoa Xã hội học

công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đưa giá trị ngành công nghiệp ước đạt lên đến
44 tỉ đồng (năm 2012). Ngoài hoạt động công nghiệp kinh tế thủ công nghiệp tiếp
tục được duy trì và phát triển, tạo việc lầm ổn định cho hàng trăm lao động, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CN-TTCN một cách tích cực.
Về thương mại dịch vụ: Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ ước đạt 40,5 tỷ
đồng tăng 28.1% so với năm 2011.Các hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng mạnh về quy
mô và chất lượng, đa dạng các loại hình kinh doanh dịch vụ. Một số nghành dịch vụ
có tốc độ tăng trưởng khá là dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thương nghiệp, dịch vụ tín
dụng, nhà hàng nhà trọ tăng nhanh.
Về lĩnh vực văn hóa xã hội: Trong giáo dục đào đạo xã có 3 cơ sở giáo dục
công lập là trường Mầm non, Trường tiểu học và trường THCS, với tỉ lệ phổ cập
giáo dục tiểu học hoàn thành và lộ trình phổ cập giáo dục THCS. Với tổng số trên
một nghìn trẻ em đang trong độ tuổi đi học, Khánh Phú là một trong những lá cờ
đầu trong giáo dục đào tạo toàn tỉnh.
Trong công tác DS- GĐ- TE, tập trung chỉ đạo tuyên truyền về chính sách về

gia đình, pháp luật trẻ em, cũng như các hoạt động văn hóa thông tin thể thao tập
trung chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ.
Khánh Phú là địa phương nông thôn có địa hình thuận lời tcho phát triển
kinh tế, là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh về mọi mặt đời
sống, là khu vững nông thô đang diễn ra mạh mẽ của quá trình đô thị hóa hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn. Sự chuyển dịc cơ cấu lao động, sản xuất nhanh chóng
đã tác động không nhỏ đến đời sống, lối sống của người dân nơi đây.

2.1.2. Khái quát đặc điểm của trẻ em vùng nông thôn xã Khánh Phú
Trẻ em xã Khánh Phú là nhóm đối tượng mang tính đặc thù của nhóm trẻ em
nông thôn.
Trước hết trẻ em nông thôn mang đầy đủ đặc điểm lứa tuổi nhận thức chưa
chín chắn, hành động nông nổi, và có nhiều nhu cầu đặc thù: nhu cầu tình cảm, tự
lập, khẳng định mình, thích khám phá, thích vượt qua thử thách… Đây là giai đoạn
sảy ra nhiều thay đổi nhất của một con người cả mặt thể chất, đến tâm lý và các mối
SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

24

Khoa Xã hội học

quan hệ xã hội. Tuy nhiên có thể nhận thấy các đặc điểm riêng biệt của trẻ em nông
thôn và trẻ em thành thị:
Trẻ nông thôn hầu hết đều biết giúp cha mẹ làm việc nhà” và “thói quen ứng
xử có đạo đức và tinh thần tập thể đối với bạn bè đồng trang lứa” của trẻ nông thôn
chiếm tỷ lệ cao hơn. Bởi trẻ ở nông thôn có điều kiện để tự lập hơn vì hoàn cảnh

gia đình thường gắn những công việc lao động chân tay. Chính sự tự trải nghiệm
của trẻ nông thôn làm cho các em có khả năng hình thành các kỹ năng cần thiết.
Tinh thần tập thể với bạn bè ở trẻ nông thôn cũng được hình thành từ rất
sớm, bởi khi còn nhỏ, các em cùng chơi với nhau các trò dân gian đòi hỏi có sự
tham gia của nhiều người. Các em sống trong cộng đồng tình làng, nghĩa xóm, khi
“tối lửa tắt đèn có nhau”. Chính vì vậy, hầu hết trẻ ở nông thôn hay quan tâm nhiều
đến bạn bè xung quanh, các em cũng hình thành thái độ, trách nhiệm với cộng đồng
(phương châm 5 cùng: cùng đi, cùng học, cùng chơi, cùng làm việc, cùng chia sẻ
khó khăn).
Tuy nhiên với những biến đổi trong bối cảnh kinh tế xã hội, từ hoạt động
chuyển đổi phương thức sản xuất kinh tế nông nghiệp gia đình sang thủ công
nghiệp- công nghiệp và dịch vụ, nhiều gia đình bỗng chốc có một khoản tiền lớn từ
đền bù đất, mặt khác là thời gian lao động của các thành viên đổi thành các ca làm
trong nhàn máy công nghiệp, hay đi xuất khẩu lao động hay chuyển dịch sang kinh
doanh các ngành dịch vụ, một số không nhỏ trẻ em trong các gia đình trên địa bàn
có những biểu hiện lệch hướng thích hưởng thụ, lười lao động, tụ tập đi bụi…vv
Lối sống đô thi du nhập vào môi trường sống nông thôn mang theo những yếu tố
tiêu cực tác động lên trẻ em nông thôn một cách nhanh chóng.
Từ thực tiễn, tác giả nhận thấy trẻ em nông thôn Khánh Phú cần được trang
bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết, những hiểu biết pháp luật căn bản để
thích nghi được với những biến đổi trong xã hội. Do đó các em xã Khánh phú được
lựa chọn là khách thể nghiên cứ của đề tài.

SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


Trường Đại học Công đoàn

25


Khoa Xã hội học

2.2. Nhận thức của trẻ em nông thôn hiện nay về quy định pháp luật
2.2.1. Thực trạng nhận thức về quyền và nghĩa vụ của trẻ em
Việt Nam được thế giới biết đến là đất nước đầu tiên trong khu vực châu Á
và là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ
em,trong đó phòng ngừa tuyên truyền, giáo dục vận động XH được coi là biện pháp
đầu tiên quan trọng trong hệ thống bảo vệ trẻ em. Song hiệu quả của công tác đó
hiện nay như thế nào và nhận thức của trẻ em nông thôn về các hệ thống pháp luật
bảo vệ đó ra sao là vấn đề cần được phản ánh? Để làm rõ vấn đề tuyên truyền giáo
dục pháp luật cho trẻ em nông thôn, qua quá trình tiếp cận địa bàn nghiên cứu xã
Khánh Phú, tác giả đã tiến hành đánh giá về nhận thức cũng như hành vi của trẻ em
về việc thực hiện các nội quy quy đinh hành ngày trong các hành vi đơn thuần
thường ngày.
Quá trình lớn lên của một đứa trẻ là quá trình nhận thức liên tục về thế giới
xung quanh. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng cá thể, mỗi em nhỏ có một cách nhìn
riêng để từ đó nó soi chiếu, suy tư và hiểu về thế giới. Nói cách khác, tư tưởng và
tình cảm của trẻ là yếu tố quan trọng nhất trong việc định hình cách thức chúng tiếp
nhận thông tin từ thế giới xung quanh, suy nghĩ về những kinh nghiệm xảy ra cho
mình và từ đó lựa chọn một cách thức phản ứng lại với những sự việc đó.
Một số trẻ sở hữu một cơ chế tư duy có tính chất xây dựng, giúp chúng chỉ
chú tâm vào việc lọc ra những mặt tốt của một sự vật hiện tượng, nhờ vậy mà thấm
nhuần niềm tin tích cực để có những hành động đúng đắn trong tư thế chủ động. Ví
dụ, nếu mắc lỗi trong giờ học, chúng sẽ cho đó là bài học quý báu giúp chúng tự sửa
mình để ngày một tốt hơn. Nếu được giao một công việc khó khăn hơn các bạn,
chúng sẽ nghĩ đó là cơ hội để thử thách mình, giúp mình tiến bộ hơn các bạn, và
ngược lại.
Pháp luật đối với trẻ em ban đầu được thể hiện ở những quyền mà trẻ em
được hưởng, cao hơn là những nghĩa vụ, những quy chuẩn đạo đức, ngững nguyên

tắc cộng đồng chung các em phải tuân theo.
Trước hết tác giả, tiến hành đo lường về nhận thức của các em bằng cách để
chính các em đánh giá về ý thức của bản thân mình.
SV:Phạm Thị Thùy Dung
Lớp XH12B


×