Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Thiết bị TN4T CQ 40Gbits NT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.71 KB, 52 trang )

Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT

Chương 1
1.1

Giới Thiệu Thiết Bị TN-4T

Giới thiệu chung.
Phần tử mạng TN-4T là thiết bị ghép kênh mở rộng cung cấp 2 card giao

tiếp quang (card liên giá) tốc độ STM-4 và tối đa 8 card giao tiếp I/O 2Mbps
cho phép kết nối 252 luồng số tốc độ 2Mbit/s, kết nối các tín hiệu 2Mbit/s vào
tín hiệu STM-4 quang (thiết bị OM4150), hoặc STM-16 quang (thiết bị
OM4200).
Hình 1 mô tả chức năng của thiết bị TN-4T trong vòng Ring tốc độ STM16 có sử dụng thiết bị OM4200.

Hình 1. Thiết bị TN-4T trong mạng Ring STM-16o với OM4200
Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 4


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT
Một Subrack TN-4T (Hình 2) bao gồm các Card sau :


Card giao tiếp 2Mbps (2Mbit I/O Card) : được gắn tại các Slot 1, 3, 4, 6, 10,
12, 13, 15. Mỗi card cung cấp 32 luồng E1.




Card 2Mbit Mapper : gắn tại Slot 2, 5, 11, 14. Có nhiệm vụ giao tiếp 2 card
giao tiếp 2Mbps lân cận nó (ví dụ : Card 2Mbit Mapper ở Slot 2 sẽ giao tiếp
với 2 card 2Mbps I/O ở Slot 1 và 3) với card liên giá (intershelf card). Ngoài
ra Card 2Mbit Mapper còn được gắn ở Slot 8, dùng làm card bảo vệ 1:N
cho 4 Card Mapper ở trên.



Card giao tiếp quang STM-4 (card liên giá :STM-4o Intershelf Card) :cung
cấp giao tiếp quang STM-64.



Card nguồn (Power Supply Unit) : trang bị ở Slot 16A và Slot 16B có nhiệm
vụ cấp nguồn cho subrack.



SIM card NTEU6006 : làm nhiệm vụ cung cấp địa chỉ Ethernet cho
Subrack, lưu giữ Serial Number của các card tổng hợp được cài đặt và
giao tiếp với các card này thông qua SPI bus.

Hình 2. Subrack thiết bị TN-4T

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 5


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT


Ngoài ra, TN-4T cung cấp các cổng giao tiếp ngoài như sau (hình 3) :


1 Cổng giao tiếp quang STM-4 trên mỗi card giao tiếp liên giá.



Tối đa 8 card I/O 2Mbps, mỗi card hỗ trợ 32 cổng 2Mbps.



Giao tiếp F (Local Terminal) : trên mỗi card liên giá có 1 socket TIA/EIA232 - gọi là CAT - ở mặt trước cho phép kết nối vào máy tính để điều khiển
phần tử mạng. Khi có đủ 2 card liên giá, CAT của card đang ở trạng thái
Active sẽ được chỉ thị bằng trạng thái của đèn CAT (sáng).



Cổng nguồn : TN-4T có 2 card nguồn (Slot 16A, 16B), trên mỗi card có 1
connector nhận nguồn DC từ Rack.

Hình 3. Các giao tiếp ngoài.

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 6


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT
1.2


Rack thiết bị TN-4T.
Subrack TN-4T (bao gồm backplane) NTEU75AA cung cấp 13 khe cắm

(Slot) 25mm, 2 khe 77,5mm và 1 khe đôi 25mm (dùng cho card nguồn) được
gắn vào Rack ETSI
Một Rack TN-4T đầy đủ bao gồm 3 Subrack TN-4T ( có hệ thống quạt)
như hình 4.
Không khí được hút ở đáy Rack và thoát ra ở đỉnh Rack. Các khay quạt
sẽ hướng luồng không khí qua các Subrack thông qua các ống dẫn khí (air
duct)
Mỗi khay quạt có 3 quạt mát, các đèn chỉ thị cảnh báo và mạch điều
khiển. Bình thường, cả 3 quạt quay một nửa tốc độ (1625 rpm). Khi có 1 quạt
hỏng hoặc khi đầu vào cảnh báo nhiệt độ là active thì quạt quay với tốc độ gấp
đôi (3250 rpm).
Trên khay quạt có 2 đèn LED được gắn trên mặt trước và 3 đèn LED
bên trong. Các màu đèn như sau :
- Đèn Tray Fail (Màu đỏ: tắt) :chỉ thị nguồn cung cấp thứ 2 bên trong hỏng,
quạt hỏng hoặc nhiệt độ cao.
- Đèn Power Good (Xanh: sáng) : Nguồn tốt. Khi đèn tắt chỉ thị hỏng 1 trong 2
nguồn nuôi 48V hoặc nguồn cung cấp thứ 1 bên trong hỏng.
- Đèn quạt (Vàng:tắt):

Khi sáng chỉ thị cho biết quạt bị hỏng (vị trí đèn này

nằm trong khay quạt).

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 7



Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT

Hình 4. Rack thiết bị TN-4T

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 8


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT
1.3

Phân phối nguồn điện cho thiết bị.
Việc bảo vệ và phân phối nguồn điện từ panel cầu chì của Rack đến

Subrack và khay quạt được minh họa ở hình 5. Rack phân phối nguồn cho 3
Subrack và 2 khay quạt.

Hình 5. Phân phối nguồn TN-4T

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 9


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT
Hai nguồn đầu vào A và B ( Nguồn A, nguồn B : -48V -60V) được phân
phối từ panel cầu chì ở đỉnh Rack. Từ panel cầu chì, nguồn được chia thành

các nguồn có bảo vệ một cách riêng lẻ đi đến Subrack và khay quạt.

Hình 6. Phân phối nguồn bên trong Subrack

Mỗi Subrack và khay quạt được cung cấp 2 nguồn riêng biệt ( bất kỳ
nguồn nào cũng cấp nguồn đầy đủ cho Subrack, khay quạt ). Nguồn A cấp cho
card nguồn ở trên (Slot 16A), nguồn B cấp cho card nguồn ở dưới ( Slot 16B).

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 10


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT
Thiết bị TN-4T hoạt động trong dải điện áp từ - 38V đến -75V DC (đo tại
đầu connector gắn vào card nguồn). Trong trường hợp 1 card nguồn nhận
được điện áp thấp hơn –38V DC thì sẽ xuất hiện cảnh báo. Các card I/O, card
quang, card 2Mbit/s Mapper có module PUPS cung cấp các mức điện áp thấp
DC (được cách ly với điện áp –48V/-60V) cho các khối mạch trong card. Phần
cứng của các card nguồn nhận điện áp thấp DC từ các card tổng hợp (hình 6).
Các card nguồn, card quang, card 2M I/O và card 2Mbit/s Mapper có bộ điều
khiển dòng inrush nhằm giới hạn dòng ban đầu đột biến khi card được gắn
vào.
Khi subrack TN-4T được gắn đầy đủ 2 card quang, 8 card I/O, 5 card 2M
Mapper và 2 card nguồn, công suất yêu cầu max của subrack là 265 W. Công
suất vào cho khay quạt là 38 W trong điều kiện bình thường và 57 W trong
điều kiện thử quạt. Công suất vào tối đa khi một quạt hỏng là 90 W.
Giá trị dòng điện vào subrack lớn nhất khi áp vào thấp nhất –38V DC. Với
công suất 265 W, dòng vào có giá trị 7A. Vì vậy tại đỉnh của subrack, sử dụng
cầu chì 10A (thực tế sử dụng cầu chì 10A).

Giá trị dòng điện vào khay quạt lớn nhất tại áp thấp nhất –38V DC là
2,4A. Vì vậy cầu chì cho khay quạt là loại 5A. (thực tế sử dụng 5A).

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 11


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT

Chương 2
2.1

Card thiết bị TN-4T.

Card 1:N Intershelf (NTEU85AA).

a. Chức năng.
Card liên giá giao tiếp quang STM-4 có các chức năng :


Cung cấp cổng giao tiếp quang STM-4



Kết cuối/Tạo mào đầu VC-4, SOH của tín hiệu tổng hợp.



Tạo kết nối trực tiếp giữa các VC-4 từ Card 2Mbit Mapper đến đường line.




Định tuyến 4 VC-4 từ đường line đến 4 Card 2Mbit Mapper và sao chép 1
trong số 4 VC-4 này đến Card 2Mbit Mapper bảo vệ.



Quản lý phần tử mạng và giao tiếp truyền thông với người quản lý đầu xa.



Nguồn đồng bộ cho thiết bị.
Trong card liên giá lưu giữ phần mềm SEMF (Synchronous Equipment

Management Fuction) điều khiển chính bên trong cho bộ ghép kênh. Cả 2 card
liên giá chính và dự phòng đều có phần mềm này nhưng chỉ có phần mềm
SEMF trên card chính là active mà thôi (thể hiện bằng đèn CAT trên card).
Mặc định card quang ở Slot 7 là active.
Chuyển mạch SEMF là chuyển mạch non-revertive (không tự trả lại được).
Trước khi chuyển mạch SEMF, card liên giá dự phòng được kiểm tra, nếu
có lỗi trên card này thì không có chuyển mạch.
Trước khi rút card liên giá chính, quyền điều khiển phải được chuyển sang
card còn lại. Hoạt động chuyển SEMF tương đương với việc reset nóng card
liên giá active mới. Phần tử mạng sẽ không có chức năng quản lý trong thời
gian chuyển đổi SEMF.

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 12



Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT

b. Sơ đồ khối

Hình 7. Sơ đồ khối Card STM-4

Hình 7 mô tả sơ đồ khối Card quang STM-4.


Giao tiếp quang điện EOI (Electro-Optical Interface) (hình 8).

Hình 8. KhốI EOI

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 13


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT
Cung cấp bộ thu-phát bước sóng 1310 nm. Tín hiệu quang 622,08Mhz
được chuyển đổi thành tín hiệu điện 8 bit song song tốc độ 77,76MHz. User có
thể loopback (remote hoặc local) trên đường thu-phát. Lazer được tắt bởi phần
mềm thông qua lệnh shutdown lazer khi chức năng automatic lazer shutdown
là enable.
Khi có sự sai hỏng, ở phần thu tạo ra chỉ thị : Loss of signal ( mất tín hiệu )
và Recovered clock out of limits ( xung tái tạo vượt quá giới hạn), còn ở phần
phát là chỉ thị Lazer high power ( Công suất lazer cao ).



Module OHP TU-SYNC (hình 9).
Module này chuyển đổi tín hiệu điện 8 bit tốc độ 77,76MHz thành tín hiệu

10 bit tốc độ 19,44Mhz.
Bộ xử lý mào đầu OHP (OverHead Processor) có nhiệm vụ :
- Kiểm tra parity của luồng dữ liệu vào, phần mào đầu được giải ngẫu nhiên
hóa, được loại bỏ và khung tín hiệu sẽ được đồng bộ với tín hiệu đồng bộ của
Subrack.
- Tách lấy tín hiệu 8 Khz làm đồng bộ.
- Ở hướng phát sẽ kiểm tra parity , thêm phần mào đầu và ngẫu nhiên hóa
luồng dữ liệu.
TU-SYNC có nhiệm vụ :
- Sắp xếp payload thu được để chuẩn bị chuyển mạch xen kẻ các khe thời
gian trong module chuyển mạch.
- Giải mã và tái tạo các con trỏ bậc thấp và cao.
- Phân chia tải trọng vào các kênh thành phần của nó và gắn với con trỏ mới.
- Chọn các kênh TU phát từ 1 trong 2 luồng dữ liệu ( từ khối chuyển mạch).
Thêm tín hiệu chỉ thị cảnh báo AIS-nếu được yêu cầu vào các kênh, chèn con
trỏ khung và thông tin mào đầu đường.
Module chuyển mạch TSI được thiết lập cho các kết nối chéo cố định cho các
kênh TU-12.


Hệ thống điều khiển lưu lượng TCS (Traffic Control System) (hình 10)

Cung cấp chức năng điều khiển lưu lượng. Khối mạch chính gồm có :

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng


Trang 14


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT

Hình 9. Khối OHP-TU SYNC

- Bộ vi điều khiển MC860 tốc độ 33Mhz tích hợp nhân vi xử lý 32 bit cho phép
điều khiển 7 kênh thông tin nối tiếp.
- Phần ghép và tái tạo được dùng cho bản tin DCC và các bản tin điều khiển
hệ thống bên trong giữa các card liên giá.
- Giao tiếp TIA/EIA 232 cung cấp CAT cho phép giao tiếp máy tính.
- Bộ nhớ Flash 128 được sử dụng sau thao tác reset card nhằm đưa card vào
trạng thái hoạt động tối thiểu
- Bộ nhớ Flash 16M và DRAM 16M.


PUPS (Point of Use Power Supply).
Card liên giá có khối PUPS chuyển đổi điện áp DC thành các cấp điện áp

DC cần thiết cho các khốI mạch bên trong. Các mức điện áp cung cấp là 5V;
3,3V; -4,5V và 12V.


ALS (Automatic Lazer Shutdown).
Hệ thống mạch điện này cho phép tự động tắt nguồn phát lazer khi phát

hiện thấy cảnh báo Loss of signal xảy ra trong khoảng thời gian lớn hơn
Trạm Viễn Thông Đà Nẵng


Trang 15


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT
550ms (sai số 50ms). Nếu cảnh báo được xóa, nguồn Lazer được tự động bật
lại.


Mạch chuyển mạch ( Switching Circuit).

Khối chuyển mạch cho phép khi có sai hỏng xảy ra ở card 2Mbit Mapper đang
hoạt động thì lưu lượng được chuyển sang card 2Mbit Mapper dự phòng (gắn
tại Slot 8). Thao tác này được thực hiện tự động hoặc nhân công.

Hình 10.Khối TSC

c. Hình dạng,vị trí gắn card và trạng thái các đèn.
Hình dạng của card STM-4 được mô tả ở hình 11. Chú ý rằng Card
quang hoạt động ở bước sóng 1310nm với công suất phát cực đại, cực tiểu
tương ứng là –8dBm và –15dBm. Độ nhạy thu là –31dBm. Mức công suất thu
quá tải là 0dBm và mức phá hủy là +1dBm. Card STM-4 được gắn ở Slot 7 và
Slot 9.
Trên card có 4 đèn :
Tên đèn

Màu

Ý Nghĩa

Fail


Đỏ

Thiết bị hỏng
Nguồn 5 V hỏng
Hỏng mạch Watchdog

LOS

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Vàng

Mất tín hiệu quang

Trang 16


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT
Active

Xanh

Card đang In-Service

CAT

Xanh

Card đang active


CAT

Xanh

Card tổng hợp active

Hình 11. Card liên giá STM-4

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 17


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT
2.2

Card 2Mbit/s Mapper (NTEU86AA.)

a. Chức năng.
Card 2Mbit/s Mapper có chức năng :


Giao tiếp với 2 card 2Mbit/s I/O.



Mapping và Demapping các tín hiệu PDH từ/đến 63 VC-12.




Kết nối lưu lượng đến card liên giá và cung cấp khả năng lựa chọn 1 kênh.

VC-4 từ 1 trong 2 card tổng hợp cho mục đích MSP (bảo vệ đoạn ghép kênh).


Kết nối song hướng cho mỗi cổng VC-12 đến card tổng hợp.

Đối với Card 2Mbit/s Mapper bảo vệ (Slot 8), bình thường sẽ không mang lưu
lượng. Khi có chuyển mạch xảy ra, card bảo vệ mang sẽ mạng lưu lượng.

b. Sơ đồ khối.
Card 2Mbit/s Mapper có sơ đồ khối như hình 12.

Hình 12. Sơ đồ khối Card 2Mbit/s Mapper

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 18


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT


Khối 2Mbit/s ASIC (Application Specific Intergrated Circuit ).
Card 2Mbit/s Mapper có 16 khối Mapper ASIC. Mỗi ASIC có thể sắp xếp

(map) đến 4 luồng tín hiệu HDB3 vào sang khuôn dạng VC-12 và ngược lại.



Khối FPGA ( Field Programmabe Gate Array).
FPGA kết nối 4 nhóm (mỗi nhóm 4 Q2M ASIC ) với nhau thành 63 VC-12

đưa đến card liên giá.


PUPS (Point of Use Power Supply).
Chuyển đổi điện áp DC được cung cấp thành các mức điện áp +5V và

+3,3V cho từng mạch điện trong card.

c. Hoạt động bảo vệ của Card 2Mbit/s Mapper.

Hình 13. Hoạt động bảo vệ của Card 2Mbit/s Mapper.
Trong Subrack TN-4T, Card 2Mbit/s Mapper được trang bị ở Slot 8 có
chức năng bảo vệ cho 1 trong 4 card 2Mbit/s Mapper còn lại. Hình 13 cho biết
hoạt động bảo vệ của card.

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 19


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT
Khi có sai hỏng xảy ra tại trong 4 card hoạt động, lưu lượng lập tức
được chuyển sang card dự phòng. Khi khắc phục xong, lưu lượng được
chuyển trả về lại card ban đầu. Hoạt động chuyển mạch sang card dự phòng
có thể tự động hoặc nhân công.
Nguyên lý hoạt động như sau :



Chuyển mạch A được đóng để lưu lượng rớt (drop) trên card hoạt động
được sao chép sang card bảo vệ. Card hoạt động sẽ giám sát lưu lượng
phòng khi điều kiện lỗi được xóa.



Chuyển mạch B được đóng cho phép lưu lượng xen (add) được sao chép
sang card hoạt động và card bảo vệ. Card hoạt động sẽ giám sát lưu lượng
phòng khi điều kiện lỗi được xóa.



Chuyển mạch C được đóng cho phép lưu lượng xen được định tuyến từ
card bảo vệ sang card quang (Lưu ý : lưu lượng xen từ card hoạt động
không được định tuyến đến card quang).



Chuyển mạch D được mở cho phép lưu lượng rớt được định tuyến từ card
bảo vệ sang đường line 2M (Lưu ý: lưu lượng rớt từ card hoạt động không
được định tuyến sang đường line 2M).

d. Hình dạng, vị trí gắn card và trạng thái các đèn.
Hình dạng Card 2Mbit/s Mapper như hình 14.
Card 2Mbit/s Mapper được gắn ở Slot 2, 5, 8, 11 và 14.
Trên Card có 3 đèn :
Tên đèn

Màu


Ý Nghĩa

Fail

Đỏ

Hỏng card
Nguồn 5V hỏng
Hỏng mạch Watchdog

LOS

Vàng

Hỏng tín hiệu quang

Acitve

Xanh

Card ở trạng thái In-service

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 20


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT


Hình 14. Hình dạng Card 2Mbit/s Mapper

2.3

Card 2 Mbit/s I/O (NTEU87BA).
Card I/O 2 Mbit/s có 2 loại :
- Loại có trở kháng 120 Ohm ( ký hiệu NTEU87BA )
- Loại có trở kháng 75 Ohm (ký hiệu NTEU87AA).
Ở đây chỉ xét Card có trở kháng 120 Ohm (NTEU87BA).

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 21


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT

a. Chức năng.
Card 2 Mbit/s I/O có chức năng cung cấp 32 cổng giao tiếp 2M HDB3
(G703 CCITT ). Lưu lượng tốc độ 2 Mbit/s từ 32 cổng này được sắp xếp vào
32 VC-12 đầu tiên trong khung STM-1.

b. Sơ đồ khối.
Hình 15 mô tả sơ đồ khối của Card 2Mbit/s I/O.
Khối giao tiếp đường line (LIU : Line Interface Unit).
Card I/O có khối ASIC phát-thu lưu lượng 2,048Kbit/s mã HDB3 đến cáp.
LIU ASIC định tuyến lưu lượng PDH và giám sát các mức tín hiệu.
PUPS.
Cung cấp điện áp 5V DC cho mạch điện trong card.


Hình 15. Sơ đồ khối Card 2Mbit/s I/O

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 22


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT


Mạch chuyển mạch (Switching Circuit).

Có chức năng bảo vệ 1:N. Khi có sai hỏng xảy ra ở 1 trong 4 card 2 Mbit/s
Mapper (card hoạt động), lưu lượng được chuyển sang card bảo vệ.

c. Hình dạng, vị trí gắn card.
Hình dạng card I/O như hình 16.

Hình 16. Hình dạng Card 2Mbit/s I/O

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 23


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT
Card I/O được gắn ở Slot 1, 3, 4, 6, 10, 12, 13 và 15.
2.4

Card Power Supply Unit( NTEU88AA).


a. Chức năng.
Card nguồn có chức năng cấp nguồn điện áp DC thích hợp cho các card
trong Subrack.

b. Sơ đồ khối.
Sơ đồ khối của Card nguồn được cho ở hình 17.

Hình 17. Sơ đồ khối card nguồn
Card nguồn cung cấp giap tiếp nguồn DC 48V (B) qua connector 3 chân
(BT237). Nguồn này được lọc, và gởi đến tất cả các card trong subrack thông
qua backplane.
Mạch LV Fail giám sát nguồn DC (B) và khối PUPS, đồng thời thông báo các
sai hỏng qua đèn trên card.
Card nguồn cung cấp điện áp 12 V dự phòng đến các Card 2Mbit/s I/O.
KhốI PUPS trên Card nguồn chuyển đổI điện áp DC thành các cấp điện áp 5V
cho các mạch trong card.
Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 24


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT

c. Hình dạng, vị trí gắn card và chức năng các đèn.
Hình dạng Card nguồn như hình 18.
Card được gắn ở Slot 16A và 16B.
Trên Card có 1 đèn :
Tên đèn


Màu

Ý nghĩa

Đỏ

Hỏng điện áp thấp

FAIL

Hỏng xung
Vàng

Nguồn DC cung cấp

Hình 18. Hình dạng card nguồn

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 25


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT

Chương 3
3.1

Đồng bộ thiết bị TN-4T.

Giới thiệu.

Thiết bị TN-4T có thể đồng bộ từ bất cứ tín hiệu ngoài nào bám theo

đồng hồ tham chiếu chủ PRC (Primary Reference Clock) hoặc từ nguồn dao
động nội. Nguồn đồng bộ PRC có thể phát đến cho một chuỗi tối đa 20 phần
tử mạng.
Việc lựa chọn nguồn đồng bộ có thể tự động dưới sự điều khiển của
phần mềm hoặc do người quản lý lựa chọn.
Chức năng SETS (Synchronization Equipment Timing Source) tồn tại trong
mỗi card liên giá. Khi xảy ra sự cố ở card liên giá chính, chức năng này được
tự động chuyển sang card dự phòng1.
Nguồn tín hiệu đồng bộ có thể được chọn trên cổng STM-4 của card quang và
nguồn dự phòng là từ dao động nội.
Sự lựa chọn nguồn đồng bộ có thể do người quản lý điều khiển hoặc tự động.
Khi khởi động (start-up) hoặc sau khi reset nguội thì bộ ghép kênh mặc định

Hình 19. Mạch đồng bộ
1

Chức năng SETS theo sau chức năng quản lý bộ ghép kênh SEMF nên khi SEMF chuyển mạch

sang card liên giá dự phòng thì SETS cũng chuyển mạch theo.

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 26


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT
dùng nguồn dao động nội của nó làm nguồn đồng bộ.
Mạch điều khiển đồng bộ thiết bị TN-4T, gọi là SETG (Synchronization

Equipment Timing Generator) dùng cho định thời nội (hình 19).
Trong chế độ lựa chọn tự động, bộ ghép kênh lựa chọn nguồn đồng bộ từ 2
cổng (entry) trong danh sách phân cấp đồng bộ (được cấu hình bởi người
quản lý thông qua CAT hoặc EC và cấu hình mặc định là danh sách rỗng).
Danh sách phân cấp đồng bộ cho SETG gồm 2 nguồn đồng bộ theo trật tự ưu
tiên. Ngoài ra, nguồn đồng bộ dự phòng là dao động nội cũng có sẵn cho
SETG trong trường hợp không có cổng vào nào trong dach sách phân cấp
đồng bộ là hữu dụng.
Quá trình SSM (Synchronization Status Messaging) là sự phát đi bản tin
quản lý đồng bộ giữa các phần tử mạng. Các bản tin này được phát trong
phần mào đầu đoạn của tất cả các tín hiệu STM-N (byte S1) và chỉ thị mức
chất lượng nguồn đồng bộ.
Thiết bị TN-4T không có ngỏ ra ESO (External Synchronisation Out : ngỏ
ra đồng bộ ngoài).
3.2

Lựa chọn nguồn đồng bộ theo danh sách phân cấp.
Hình 20 mô tả quá trình lựa chọn nguồn đồng bộ từ danh sách phân

cấp.
Như đã nói ở trên mạch lựa chọn SETG có 1 danh sách phân cấp đồng
bộ gồm 2 nguồn đồng bộ. Khi người quản lý muốn sửa đổi danh sách phân
cấp này thì tất cả các entry phải được nhập lại. Nếu tất cả các nguồn đồng bộ
trong danh sách đều hỏng, nguồn dao động nội trong chế độ Holdover được
sử dụng.
Nguồn đồng bộ sẽ được chuyển mạch khi :
- Nguồn hiện thời không sẵn sàng và hết thời gian holdoff. Thời gian
holdoff là khoảng thời gian được tính từ khi hỏng nguồn đồng bộ đến lúc bước
vào chế độ holdover, thường cài đặt từ 0 15 giây (lấy giá trị nguyên) và mặc
định là 0 giây. Chế độ holdover được cài đặt tối đa 48 giờ và việc thoát khỏi

chế độ này xảy ra khi 1 nguồn đồng bộ trong danh sách phân cấp chuyển sang

Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 27


Thiết bị TN-4T CQ 40Gbit/s NT
trạng thái sẵn sàng hoặc chuyển mạch nhân công được áp dụng (danh sách
phân cấp được sử dụng để lựa chọn đồng bộ).
- Hoặc có sự thay đổi trong chế độ lựa chọn đồng bộ (chẳng hạn trong
trường hợp sử dụng lệnh chuyển mạch nhân công nguồn đồng bộ)
- Có sự thay đổi trong bảng phân cấp đồng bộ.

Nguồn Đồng Bộ
Ổn Định

Hỏng Nguồn Đồng Bộ
Hiện Tại
Thời gian
Holdoff
Chế độ
Holdover
Hết thời gian
holdover

Thoát Chế độ Holdover

Điều kiện lỗi
còn tồn tại ?

Chế độ Holdover tiếp
tục
Nguồn
ĐB cuối
?
Chọn Nguồn kế tiếp từ
danh sách

Hình 20. Lựa chọn nguồn đồng bộ

3.3

Lỗi nguồn đồng bộ.

Nguồn đồng bộ được xem là lỗi khi có các cảnh báo sau :
Ở cổng STM-N :
-RS-LOS (Loss of signal)
Trạm Viễn Thông Đà Nẵng

Trang 28


×