Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

nguyên tắc phòng ngừa trong luật môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.06 KB, 8 trang )

Lời dẫn:
Như chúng ta đã biết trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có yếu tố phòng ngừa, như trong
lĩnh vực y tế thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Ở lĩnh vực môi trường nguyên
tắc này lại càng đặc biệt quan trọng hơn. Bởi vì môi trường được tạo thành từ vô số các
yếu tố tự nhiên khác nhau như đất, nước, không khí, sinh vật…Các yếu tố này tác động
qua lại và tạo nên mối quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh chúng ta, và có ảnh hưởng
quan trọng tới đời sống, hoạt động sản xuất cũng như sự tồn tại và phát triển cả con người
lẫn thiên nhiên. Một yếu tố bị ảnh hưởng chắc chắn sẽ gây nên những tác động tiêu cực
ảnh hưởng tới các yếu tố khác. Chính những điều này khiến cho khả năng khôi phục lại
hiện trạng ban đầu của môi trường khác với các hiện tượng xã hội khác. Một khi môi
trường bị tổn hại, hoặc là không thể khôi phục lại được hoặc rất khó khăn, tốn kém và
mất rất nhiều thời gian trong quá trình khôi phục lại.
Do đó, việc ngăn ngừa những hành vi gây hại cho môi trường cần được đặc biệt chú
trọng. Luật môi trường nước ta xem phòng ngừa là một trong những nguyên tắc chủ yếu.
Bằng cách này, việc ban hành cũng như áp dụng các quy định của pháp luật đều hướng
vào sự ngăn chặn các chủ thể thực hiện hành vi có thể gây nguy hại đến môi trường.
1. Khái niệm:
Vậy phòng ngừa là gì?
Phòng ngừa chính là việc chủ động ngăn chặn nhằm loại bỏ những nguyên nhân có thể
gây ra những rủi ro gây nguy hại đối với môi trường trước khi chúng xảy ra.
Các biện pháp ngăn chặn được áp dụng trong hoạt động bảo vệ môi trường rất đa dạng, ví
dụ như quy định tại Điều 108 Luật môi trường 2014 về việc thực hiện các biện pháp
phòng ngừa sự cố môi trường đối với chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương
tiện vận tải; hay quy định tại Điều 42 Luật này về việc quản lý các chất thải làm suy giảm
tầng ozon…


Mặc dù các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn được quy định rất đa dạng nhưng bản chất
chính của chúng là bằng việc kích thích lợi ích (như quy định tại khoản 2 Điều 154 Luật
môi trường 2014 có quy định như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc
trong bảo vệ môi trường được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen


thưởng; hoặc thông qua các hoạt động tuyên truyền để người dân thấy được những lợi ích
mà môi trường đem lại cũng như tầm quan trọng của môi trường) hoặc triệt tiêu các lợi
ích vốn là động lực của việc vi phạm pháp luật môi trường (ví dụ như nhằm ngăn chặn
hành vi săn bắn trái phép tê giác để lấy sừng, pháp luật nước ta nghiêm cấm việc mua bán
sừng tê giác, hình phạt được quy định cụ thể trong bộ luật hình sự 2015), nâng cao ý thức
tự giác của con người trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
2. Mục đích của nguyên tắc Phòng ngừa
-

Ngăn ngừa những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho môi

trường.
VD: Áp dụng rộng rãi các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: Xây dựng nhà
máy xử lí rác thải, tạo bể lắng và lọc nước thải.
-

Giảm thiểu chi phí bỏ ra để khắc phục hậu quả do việc tàn phá môi trường để lại:

vì chi phí bỏ ra cho việc khắc phục hậu quả và phục hồi môi trường rất lớn, lớn hơn nhiều
so với việc bỏ ra chi phí để thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
VD: sử dụng máy lọc nước thải tại các nhà máy có chi phí thấp hơn nhiều việc đầu tư
khắc phục hậu quả do ô nhiễm nguồn nước.
-

Thực hiện như một biện pháp để bảo vệ môi trường: Đối với một số hậu quả do ô

nhiễm môi trường thì không thể khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa.
VD: Tàn phá rừng nguyên sinh dẫn đến việc tuyệt chủng của một số giống loài động thực
vật quý hiếm.



-

Phát triển nền kinh tế bền vững: nguyên tắc phòng ngừa trong luật môi trường là

nhằm đến mục đích bảo vệ môi trường, mà khi bảo vệ tốt được môi trường thì nền kinh tế
mới phát triển.
3. Cơ sở của nguyên tắc
Vậy, việc xây dựng nguyên tắc này dựa trên những cơ sở nào? Có hai cơ sở cơ bản như
sau:
Thứ nhất, chi phí phòng ngừa bao giờ cũng nhỏ hơn chi phí khắc phục.
Thứ hai, có những tổn hại gây ra cho MT là không thể khắc phục được mà chỉ có thể
phòng ngừa.
Tại sao nói: Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng nhỏ hơn chi phí khắc phục?
Như ta đã biết. môi trường tự nhiên là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội có sự tác
động qua lại lẫn nhau. Và nếu như có sự tác động tiêu cực đến môi trường thì các yếu tố
tồn tại trong môi trường cũng bị ảnh hưởng. Trong khi đó, những tác động tiêu cực ấy có
thể dẫn đến tình trạng môi trường không thể khôi phục, khó khôi phục hoặc có thể khôi
phục được nhưng chi phí, thời gian và sức lực để khôi phục là không hề nhỏ. Việc chặt
phá rừng bừa bãi đã kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng: hạn hán, sạt lở, lũ quét…và
thiệt hại rất lớn đến người và của. Chỉ tính riêng trong đầu năm 2016, thiên tai đã làm 11
người chết, 41 người bị thương; 475.580 hộ dân bị thiếu nước; 290.368 ha lúa, hoa màu
và 161.365 ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị thiệt hại; 19.804 con gia súc và 44.272 gia
cầm bị chết; 7.145 ha thủy sản bị thiệt hại. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 9.735 tỷ đồng.
Trong khi đó, hàng năm, Nhà nước chi hàng chục ngàn tỷ cho việc phủ xanh đồi trọc,
trồng rừng thay thế. Tuy nhiên, phải tốn thời gian rất dài và chi phí để cây có thể lớn lên
và đáp ứng được vai trò của nó. Rồi hàng chục ngàn tỷ đồng chi phí cho việc xây dựng
lại cơ sở hạ tầng, nhà máy, nhà ở, chuồng trại... Đó chỉ là những chi phí có thể tính được
bằng tiền cho việc khắc phục hậu quả. Còn những thiệt hại về tính mạng con người liệu
có khắc phục được không? Không những thế, chúng ta đã phải bỏ biết bao nhiêu là chi



phí, sức lực, nghiên cứu khoa học- công nghệ cho việc cải tạo môi trường đang ngày
càng bị suy thoái. Trước những chi phí quá lớn cho việc khắc phục hậu quả vậy thì tại sao
chúng ta lại không sử dụng chi phí cho việc phòng ngừa các hệ lụy xấu mà môi trường
phải gánh chịu mà có thể dự liệu trước trên thực tế? Các số liệu thống kê cho thấy, tính
riêng trong năm 2015, Nhà nước chi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở mức
11.400 tỷ đồng, chiếm 1% trong tổng chi Ngân sách nhà nước. Người ta nói “Phòng bệnh
hơn chữa bệnh” quả là một điều chí lý. Bởi “phòng bệnh” là sự chuẩn bị, ứng phó trước
để ngăn ngừa hoặc không bị động trước những tình huống xấu có thể xảy ra. Còn việc
“chữa bệnh” là khi hậu quả đã xảy ra và lúc đó “chữa bệnh” chỉ là biện pháp cuối cùng
nhằm khắc phục lại hậu quả. Đối với môi trường cũng không phải là một ngoại lệ. Bằng
việc so sánh chi phí cho việc phòng ngừa các tác động xấu đối với môi trường, chi phí
dành cho việc bảo vệ môi trường và chi phí để khắc phục hậu quả đối với môi trường, ta
có thể một lần nữa khẳng định rằng: chi phí phòng ngừa bao giờ cũng nhỏ hơn chi phí
khắc phục.
Có những tốn thất gây ra cho môi trường là không thể khắc phục được mà chỉ có thể
phòng ngừa.
Cùng với sự phát triển hiện đại của xã hội loài người ,con người nghiễm nhiên coi môi
trường như là một vật sở hữu , phụ thuộc vào con người mà quên mất rằng môi trường
không là nhân tố duy nhất khiến con người tồn tại nhưng nó là nhân tố quan trọng để con
người có thể sinh tồn. Từ đó, cũng chính con người đang dần dần phá hủy môi trường
sống của chính mình. Chính vì vậy mà giờ đây, con người đang phải hứng chịu những tổn
thất rất lớn do chính hành vi của họ gây ra cho môi trường. Dưới những tổn thất đó, con
người chỉ biết chống trả yếu ớt bằng những hành vi khắc phục, nhưng liệu những hành vi
đó có khắc phục hoàn toàn hậu quả ? Câu trả lời chắc chắn là không .”Gương đã vỡ thì
khó mà lành lại được như trước ” đó là điều hiển nhiên. Câu hỏi đặt ra là còn biện pháp
nào khác để con người có thể hành động để bảo vệ chính họ, hạn chế bớt những tác động
cấu tới môi trường hay không ? Đáp án là có, đó là phòng ngừa. Với sự phát triển vượt
bật về khoa học kĩ thuật, đó là lợi thế rất lớn giúp con người có thể đưa ra những dự đoán



trong tương lai gần để họ phòng ngừa những tổn thất có thể xảy ra. Có những tổn thất gây
ra cho môi trường mà con người có thể sử dụng công nghệ hiện đại để khắc phục như:
những vùng đất bị xói mòn ngập mặn, chúng ta có thể cải tạo chúng bằng các chất kích
thích tự nhiên hóa học khiến chúng trù phú hơn, một cái ao, cái hồ bị ô nhiễm nguồn
nước có thể lọc sạch nó hay môi trường không khí bị ô nhiễm khí quyển chúng ta có thể
trồng cây xây để làm dịu lại khí quyển… Nhưng liệu rằng có khắc phục, có thể giải quyết
mọi tổn thất không ? Câu trả lời là không. Khắc phục cũng chỉ có mức độ .Vùng đất khi
mới bị xâm thực chúng ta có thể khắc phục hậu quả đó, nhưng hiện tượng đó không thể
chấm dứt. Bởi vậy, chúng ta chỉ có thể phòng ngừa nhằm làm cho quá trình xâm thực
diễn ra chậm lại hay như sự biến đổi khí hậu khiến toàn cầu bị ảnh hưởng, áp thấp nhiệt
đới, gió bão, có thể khiến cho một vùng đất nào đó bị nhấn chìm trong biển. Đó là hậu
quả mà con người chắc chắn không thể khắc phục hết được vì lúc đó họ không biết là họ
có thể còn tồn tại để mà khắc phục hậu quả gây ra cho môi trường được hay không. Hay
đối với những cảnh báo đỏ về động thực vật bị tuyệt chủng do môi trường sống của
chúng bị tàn phá, cũng như sự săn bắt tàn nhẫn của con người, liệu chúng ta có thể khắc
phục hậu quả của việc tuyệt chủng giống loài hay không? Thế nên, dưới những cảnh báo
đó, chúng ta chỉ có thể phòng ngừa bằng cách bảo tồn, bảo vệ chúng khỏi nguy cơ bị biến
mất. Chính vì vậy, phòng ngừa là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn hậu quả, làm giảm
thiệt hại đến mức tối thiểu nhất. Những điều nói trên để khẳng định lại rằng: Có những
tốn thất gây ra cho môi trường là không thể khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa.
Phòng ngừa chính là bảo vệ con người, cải tạo lại mối quan hệ với môi trường.
4. Yêu cầu của nguyên tắc:
Nguyên tắc 15 của Tuyên bố Rio về Môi trường và phát triển: “Để bảo vệ môi trường,
tiếp cận phòng ngừa nên được các quốc gia áp dụng rộng rãi tùy thuộc vào khả năng của
mình. Trong trường hợp có các mối đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng hoặc không thể sửa
chữa thì việc thiếu các bằng chứng khoa học không thể là lý do để trì hoãn các biện pháp
hiệu quả về chi phí nhằm ngăn chặn suy thoái môi trường.”



Trong khoảng 5 điều 4 Luật bảo vệ môi trường 2014 có quy định rằng hoạt động bảo vệ
môi trường phải tiến hành thường xuyên, ưu tiên các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, sự
cố, suy thoái môi trường. Bằng ngôn từ, Luật đã chỉ rõ ràng việc phòng ngừa là một hoạt
động cần phải ưu tiên, nó cho thấy tầm quan trọng của nguyên tắc phòng ngừa trong công
tác bảo vệ môi trường.
Để nguyên tắc này đạt hiệu quả, có 2 yêu cầu:
- Thứ nhất, phải lường trước những rủi ro mà môi trường và thiên nhiên có thể gây ra cho
môi trường. Có thể nói việc lường trước rủi ro có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của
nguyên tắc phòng ngừa, lường trước những tác hại xấu giúp chúng ta xác định được sớm
những biện pháp loại trừ và chuẩn bị đối phó.
Vd1: có 2 công trình thủy điện Sơn La: Sơn La cao và Sơn la thấp; và quốc hội phải chọn
1 trong 2 để thi công, thực hiện.
Quốc hội đã chọn công trình Sơn La thấp. Vì: nếu có rủi ro về chất lượng xảy ra đối với
đập thủy điện Sơn La cao có thể gây vỡ đập thì sẽ dẫn tới việc thủy điện Hòa Bình vỡ
theo, và khi đó Hà Nội sẽ bị dìm trong bể nước (hiệu ứng domino).
Như vậy, ta có thể thấy quốc hội đã lường trước được những rủi ro có thể xảy ra khiến
thiên nhiên bị tàn phá; và lựa chọn thực hiện công trình thi công có ít trủi ro hơn nhằm
bảo vệ môi trường.
Vd2: Sông Hồng khi nước dâng lên có thể lên tới 13m, nếu vỡ đê thì Hà Nội có thể chìm
ít nhất 10m.
Cách xử lý: cho gia cố đê sông Hồng để bảo vệ Hà Nội; áp dụng biện pháp “phân lũ”, “xả
lũ” qua các tỉnh lân cận nhằm giảm thiểu thiệt hại.
=> Lường trước việc vỡ đê gập ngập lụt Hà Nội và đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu
quả.


- Thứ hai, trên cơ sở lường trước rủi ro sẽ xác định những biện pháp loại trừ và chuẩn bị
đối phó với đầy đủ các phương án, lực lượng, phương tiện để sẵn sàng ứng phó với
những tác động nghiêm trọng đến môi trường.

Vd: - Như 2 ví dụ ở phần trên, thông qua việc dự đoán, Quốc hội đã đưa ra phương án
phòng ngừa cụ thể như xây đập thủy điện ở dưới thấp để tránh việc vỡ đập, xây dựng các
biện pháp xả lũ, phân lũ nhằm giảm thiểu tối đa mức thiệt hại xảy đến.
-

Biện pháp sống chung với lũ tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.

(Phần này không biết có nên đưa vào hay không. Bởi vì chúng ta đang thuyết minh
về nguyên tắc, nói lên những vai trò của nguyên tắc và chứng minh tại sao nó lại là
một nguyên tắc quan trọng của LMT thì chỉ nên nêu những mặt tốt. Còn những mặt
trái liệu có nên đưa vào hay không? Bởi các nguyên tắc của LMT không đứng riêng
lẻ, mà có sự hậu thuẫn, bổ sung của các nguyên tắc khác thì mới đủ để làm tốt vai
trò, ý nghĩa của LMT. Phần dưới có thể làm để dẫn cho Nguyên tắc khác thì rất hay
nhưng có lẽ đặt ở đây không phù hợp ?????
Phát sinh của phương pháp phòng ngừa:
Phương pháp phòng ngừa được đặt ra giống như một tấm lá chắn bảo vệ môi trường
trước những tác động của thiên nhiên của con người có thể dự đoán trước, tuy nhiên liệu
phương pháp này có được áp dụng một cách triệt để hay không khi gần đây chúng ta càng
phát hiện thêm nhiều hiện tượng tác động một cách mạnh mẽ đến môi trường như vụ
Fomorsa và gần đây nhất là hiện tượng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Nếu nói
hiện tượng ngập mặn là hiện tượng tự nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của cong người
vậy còn vụ Fomorsa? Liệu khi phát triển kinh tế người ta có thể dự đoán được tác động
của nó đến môi trường như thế nào không, nếu không thì nguyên tắc phòng ngừa đặt ra
để làm gì còn nếu có thì tại sao lại có việc cá chết hàng loạt như vậy? Phương pháp
phòng ngừa đặt ra kéo thêm sự phát sinh của các nguyên tắc khác như dự đoán trước
được những hiện tượng thiên nhiên cũng như hành vi của con người kèm theo đó là
phương pháp giải quyết. Tuy nhiên liệu một bên là sự biến đổi khôn lường của thiên


nhiên và một bên là mọi cách để luồn lách pháp luật nhằm đạt được những món lợi nhuận

khổng lồ thì phương pháp phòng ngừa có phát huy được vai trò của mình không?)
Kết thúc:
Tóm lại, nguyên tắc phòng ngừa hay phương pháp tiếp cận phòng ngừa xuất hiện trong
vài thập kỷ gần đây và ngày càng được chấp nhận rộng rãi như một nguyên tắc chung của
chính sách, luật pháp và quản lý môi trường. Nguyên tắc này là cách tiếp cận với các bất
trắc, đề ra các hành động nhằm tránh , hạn chế các tổn hại cho môi trường. Từ đó, nguyên
tắc phòng ngừa trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản, là “nguyên tắc vàng trong
bảo vệ môi trường”, đặc biệt quan trọng và được thể hiện xuyên suốt trong nội dung các
quy định của pháp luật về lĩnh vực môi trường; góp phần định hướng quan trọng trong
việc ban hành cũng như áp dụng các quy định của pháp luật đều nhằm hướng đến sự ngăn
chặn các chủ thể thực hiện hành vi có thể gây nguy hại đến môi trường.



×