Tải bản đầy đủ (.doc) (214 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM TRONG các DOANH NGHIỆP NHÀ nước THUỘC LOẠI HÌNH xây DỰNG cầu ĐƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.96 KB, 214 trang )

5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
quản lý của Nhà nước, để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp cần
phải không ngừng cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
mới vào sản xuất, kinh doanh, không ngừng nâng cao, năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm lao
vụ. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phản ánh toàn diện các mặt hoạt
động của doanh nghiệp: trình độ trang bị kỹ thuật, năng suất lao động và sử
dụng vật tư, tiền vốn, lao động. Vì vậy tăng cường quản lý chi phí sản xuất,
phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm không chỉ là trách nhiệm, mà
còn là quyền lợi sống còn, đòi hỏi sự quan tâm của các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp xây dựng cầu đường là đơn vị kinh tế thuộc ngành sản
xuất vật chất. Nếu doanh nghiệp xây dựng cầu đường sử dụng vốn tiết kiệm
làm cho giá thành sản phẩm không ngừng hạ thấp thì không những có ý nghĩa
to lớn trong phạm vi ngành, mà còn tác dụng không nhỏ đến các ngành khác
và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện hiện nay, việc quản lý và
hạch toán kinh tế ở các doanh nghiệp xây lắp nói chung và doanh nghiệp xây
dựng cầu đường nói riêng chưa được tốt, vật tư, lao động, tiền vốn còn nhiều
lãng phí, càng cần thiết phải tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát,
quản lý chặt chẽ các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách hợp
lý. Thực tế việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở các
doanh nghiệp xây dựng cầu đường chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu quản
lý. Số liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chưa thực sự là cơ sở tin
cậy để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn của quản lý sản xuất kinh doanh, yêu
cầu đặt ra cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm



6

của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường trong cơ chế quản lý kinh tế hiện
nay, chúng tôi chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc loại hình
xây dựng cầu đường".
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Luận án hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận về bản chất
của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, xem
xét chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên khía cạnh kế toán tài chính và
khía cạnh kế toán quản trị.
- Trình bày những đặc điểm đặc thù của ngành xây dựng cầu, đường,
trên cơ sở đó phân tích được những tác động lớn của sản phẩm, sản xuất và cơ
chế quản lý kinh tế, tài chính đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc loại hình xây dựng cầu, đường.
- Khái quát và phân tích được những hạn chế cơ bản về hạch toán chi
phí và giá thành trong các doanh nghiệp nhà nước xây dựng cầu đường trong
điều kiện hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu mới.
- Qua trình bày về lý luận và thực tiễn, luận án phân tích và đưa ra
một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc loại
hình xây dựng cầu đường.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nội dung nghiên cứu của luận án nhằm đạt mục đích: Hệ thống hóa và
phân tích các vấn đề lý luận về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Đồng
thời xem xét và đánh giá một cách khoa học thực tiễn. Trên cơ sở đó, đề xuất
các giải pháp nghiệp vụ và tổ chức để hoàn thiện việc tổ chức kế toán chi phí



7

sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng cầu
đường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với mục đích đã xác định, luận án chủ yếu trình bày hệ thống hóa và
phân tích những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các
doanh nghiệp xây dựng cầu, đường bộ.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, các bảng, biểu, sơ đồ, phụ lục và danh
mục tài liệu tham khảo, luận án gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường
ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp nhà nước loại hình xây dựng cầu đường
hiện nay.


8

Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Kế toán có lịch sử phát triển khá lâu đời, xuất hiện cùng với sản xuất

hàng hóa, và dần dần phát triển thành một nghề, một lĩnh vực chuyên môn.
Khái niệm kế toán có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ hết sức khác nhau:
nhà nghiên cứu lý luận, người học tập, nhà quản lý vĩ mô, nhà quản trị doanh
nghiệp, hội nghề nghiệp kế toán, người sử dụng thông tin kế toán liên quan...
cho nên cách trình bày có thể khác nhau:
- Giáo sư tiến sĩ Robert Anthony [5] - Trường Đại học Haward của
Mỹ cho rằng: "Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh".
- Trong cuốn: "Từ điển thuật ngữ kế toán" PSG.TS Đặng Văn Thanh
[40], thì: "Kế toán là quy trình ghi chép, đánh giá, chuyển đổi và thông tin về
các số liệu tài chính".
- Theo Ronanld. J. Thacker trình bày trong cuốn "Nguyên lý kế toán
Mỹ" [8], thì: "Kế toán là một phương pháp cung cấp thông tin cần thiết cho
quản lý có hiệu quả và để đánh giá hoạt động của mọi tổ chức".
- Trong Điều lệ tổ chức kế toán ban hành theo NĐ số 25-HĐBT ngày
18/03/1989 [68]: "Kế toán là công cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và
kiểm tra việc chấp hành quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra
việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo việc chủ động
trong sản xuất, kinh doanh và chủ động tài chính của tổ chức, xí nghiệp....".
- Hoặc trong cuốn "Kế toán- cơ sở của các quyết định kinh doanh" của
các tác giả Walter. B. Meisg, Robert F.Meigs [7], thì: "Kế toán là nghệ thuật
đo lường, phản ánh truyền đạt và giải thích hoạt động tài chính kế toán".


9

Cho dù có những nhận thức quan điểm về kế toán ở những phạm vi,
góc độ khác nhau, nhưng về bản chất thì cơ bản là không có sự khác biệt, tựu
chung lại đều thừa nhận kế toán vừa là một khoa học quản lý, vừa là một nghệ
thuật tổ chức thông tin, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống
công cụ quản lý kinh tế, tài chính. Kế toán có những phương pháp riêng, độc

lập và có những ngôn ngữ nghề nghiệp mang nhiều màu sắc riêng biệt, dựa
trên những nguyên lý làm nền tảng lý luận, là đạo lý quan trọng để xây dựng
chế độ kế toán của từng quốc gia, cũng như việc hành nghề kế toán ở các đơn
vị tổ chức kế toán. Do vậy, theo chúng tôi, kế toán là khoa học thu nhận xử lý
và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản, các hoạt
động kinh tế tài chính trong các đơn vị, nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt
động kinh tế tài chính của đơn vị.
Kế toán bao gồm việc thiết kế và tổ chức các hệ thống thông tin kinh
tế tài chính, chuẩn bị các báo cáo tài chính, nghiên cứu chi phí, phát triển các
dự báo, áp dụng máy tính vào xử lý kế toán, phân tích và lý giải các thông tin
kế toán trong việc ra các quyết định kinh doanh. Trong điều kiện mới, xu
hướng khu vực hoá, quốc tế hoá kinh tế đã tạo ra một xu hướng vừa hợp tác,
vừa cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, điều đó làm tăng
thêm nhu cầu thông tin của các nhà quản lý. Kế toán vượt khỏi giới hạn của
quy trình tạo lập sổ ghi chép và lập báo cáo, người ta tìm kiếm mối quan hệ
giữa các sự kiện kinh doanh và các kết quả tài chính, nghiên cứu tác dụng của
các phương án thay thế khác nhau và tìm kiếm các xu hướng quan trọng giả
thiết những điều gì có thể xảy ra trong tương lai.
Nghiên cứu việc thực hành kế toán (quá khứ và hiện tại) của các nước
khác nhau trên thế giới, cho phép phân biệt 6 loại hình kế toán cơ bản:
- Kế toán trên cơ sở tiền mặt (còn gọi là kế toán quỹ).
- Kế toán tĩnh.
- Kế toán động.


10

- Kế toán phục vụ mục đích thuế.
- Kế toán vĩ mô.
- Kế toán hiện tại hóa.

Trong 6 loại hình kế toán cơ bản nêu trên, theo PGS.TS. Vương Đình
Huệ [27]: "Kế toán tĩnh và kế toán động thường được coi là cốt lõi để xây
dựng mô hình kế toán doanh nghiệp của các quốc gia trong quan hệ kết hợp
với các đặc điểm của kế toán thuế và kế toán vĩ mô". Kế toán tĩnh đặt doanh
nghiệp trong tình huống giả định có thể bị phá sản, do đó chỉ có những tài sản
thuộc quyền sở hữu doanh nghiệp mới được ghi nhận và phản ánh trên bảng
cân đối kế toán, kế toán tổng hợp không cho phép đánh giá đúng kết quả của
hoạt động kinh doanh trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động liên tục.
Trong khi đó, kế toán động nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ trên cơ sở các tài sản doanh nghiệp
đang sử dụng, các khả năng mang lại lợi ích kinh tế doanh nghiệp, bất kể đó
là tài sản hữu hình hay vô hình, bất kể tài sản đó thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp hay chưa có quyền sở hữu nhưng có quyền kiểm soát và sử dụng
lâu dài.
Tuy vậy, kế toán quản trị (tương ứng với kế toán tài chính thiết kế
theo loại hình kế toán động), và kế toán phân tích (tương ứng với kế toán tổng
quát thiết kế theo loại hình kế toán tĩnh), đều là kiểu kế toán động và thuộc
thẩm quyền của doanh nghiệp.
Kế toán động thiên về mục đích phục vụ cho các nhà đầu tư vào doanh
nghiệp, thiên về thị trường vốn và thị trường chứng khoán. Quan điểm của kế
toán động được áp dụng khá phổ biến trong kế toán chính thống của từng
quốc gia trên thế giới. Các mô hình kế toán khác nhau cho phép thiết lập hệ
thống kế toán khác nhau. "Kế toán doanh nghiệp Việt Nam từ lần cải cách
1995 đến nay cơ bản được thiết kế theo loại hình kế toán động" [27], tuân
theo các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (như: đơn vị kế toán,


11

doanh nghiệp liên tục hoạt động, đơn vị tính toán, kỳ kế toán, nguyên tắc giá

phí, nguyên tắc doanh thu thực hiện, phù hợp, khách quan, nhất quán, thận
trọng, thực chất,...). Trên cơ sở các giả thiết cơ bản về kế toán, các nguyên tắc
kế toán cơ bản để hình thành nên một hệ thống kế toán phản ánh nguyên tắc
kế toán nghiệp vụ cụ thể có cấp độ rành mạch, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Chính vì vậy, toàn bộ các nội dung được trình bày trong luận án,
chúng tôi sẽ phân tích dựa trên quan điểm của kế toán động.
Để thực hiện nhiệm vụ hoạch định và kiểm soát, các nhà quản trị cần
nhiều thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Trên góc độ kế toán, các
thông tin mà các nhà quản trị cần đa số thường có liên quan tới các chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm là trách nhiệm của cả kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Trong đó kế toán tài chính phải hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm để soạn thảo các chỉ tiêu liên quan trên báo cáo tài chính chính xác
theo yêu cầu của các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận. Còn kế toán
quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành để giúp ban quản lý ra những quyết
định khác nhau mà những quyết định đó phụ thuộc vào sự ước lượng giá
thành sản phẩm. Do vậy mọi nội dung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm đều được xem như một công cụ phục vụ cung cấp thông tin
cho các đối tượng sử dụng thông tin cả bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.
1.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

Xét về bản chất, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
hao phí về lao động sống và hao phí lao động vật hoá cần thiết thực tế mà
doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
Để tiến hành sản xuất các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) phải sử
dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đó là: tư liệu lao động, đối


12


tượng lao động và sức lao động. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình
sản xuất hình thành các khoản chi phí tương ứng. Bản chất của chi phí sản
xuất là sự dịch chuyển giá trị các yếu tố của quá trình sản xuất trong kỳ vào
giá trị sản phẩm. Ngoài các khoản thuộc về bản chất của chi phí sản xuất, theo
qui chế tài chính ở từng quốc gia, từng thời kỳ chi phí sản xuất còn bao gồm
một số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra như: các khoản
trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, một
số loại thuế không được hoàn trả lại...
Vì vậy, khái niệm đầy đủ nhất, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền
của tổng số hao phí lao động sống cần thiết, hao phí lao động vật hóa và các
chi phí khác liên quan đến quá trình sản xuất mà doanh nghiệp phải chi ra
trong một thời kỳ nhất định.
Xét theo tính chất cá biệt thì chi phí sản xuất bao gồm tất cả các chi
phí mà doanh nghiệp phải chi ra để tồn tại và tiến hành các hoạt động sản xuất,
bất kể đó là chi phí cần thiết hay không cần thiết, khách quan hay chủ quan.
Tuy nhiên, trong cùng một thời kỳ, ở cùng một doanh nghiệp chi phí
và chi tiêu không hoàn toàn giống nhau cả về định lượng và định tính, có
trường hợp chi phí nhưng không phải là chi tiêu, ngược lại có khoản chi tiêu
nhưng chưa hoặc không phải là chi phí.
Chi phí của doanh nghiệp bao gồm phần tài sản hao mòn hoặc tiêu
dùng hết cho quá trình sản xuất trong kỳ, bao gồm cả các khoản chi tiêu ở các
kỳ trước nhưng chưa được phân bổ vào các chi phí trong kỳ, cả các khoản chi
phí trích trước vào trong kỳ (chưa phải là chi tiêu).
Chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp gắn liền với khái niệm sử dụng
tiền tệ,bao gồm chi tiêu cho các quá trình mua hàng, quá trình sản xuất kinh
doanh. Các khoản chi tiêu đó làm tăng tài sản của doanh nghiệp hoặc làm cho


13


các khoản tiêu dùng cho sản xuất kinh doanh tăng lên và làm giảm quỹ tiền tệ,
tăng công nợ của doanh nghiệp.
Có một số trường hợp chi tiêu là chi phí ví dụ như mua nguyên vật
liệu dùng ngay cho sản xuất sản phẩm chi trả lao vụ, dịch vụ dùng ngay cho
sản xuất kinh doanh, chi trả lãi tiền vay, tiền phạt...
Độ lớn của chi phí sản xuất là một đại lượng xác định và phụ thuộc
vào hai nhân tố chủ yếu:
- Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất
trong một thời kỳ nhất định.
- Giá cả các tư liệu sản xuất và tiền công của một đơn vị lao động đã
hao phí.
Chi phí sản xuất là chi phí chế tạo sản phẩm. Chi phí sản phẩm không
phải là các phí tổn, nếu sản phẩm chưa được bán ra thì đó là các chi phí tạo
nên hàng tồn kho. Vì vậy chi phí sản phẩm được coi là tài sản lưu động cho
đến khi các sản phẩm tương ứng được bán đi, vào thời điểm đó chúng được
tính như là chi phí hàng bán ra.
1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT

Chi phí sản xuất do nhiều yếu tố của quá trình sản xuất cấu thành. Mỗi
yếu tố của quá trình sản xuất tác động vào quá trình sản xuất khác nhau. Mỗi
loại chi phí có đặc điểm, nội dung, công dụng khác nhau đòi hỏi yêu cầu và
cách thức quản lý thích hợp. Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, phục
vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin, hoạch định và kiểm soát
của các đối tượng cần sử dụng thông tin về chi phí sản xuất, đòi hỏi phải phân
loại chi phí một cách khoa học theo những tiêu chuẩn nhất định.
Phân loại chi phí sản xuất là việc xắp xếp các chi phí sản xuất khác
nhau vào từng loại, từng khoản theo những tiêu chuẩn phân loại nhất định.



14

Trong kinh tế thị trường, hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nhiều
lĩnh vực khác nhau. Tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp gồm: Chi phí
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính, và chi
phí nghiệp vụ bất thường. Trong đó, chi phí quá trình sản xuất kinh doanh bao
gồm: Chi phí quá trình mua hàng (mua vật tư), chi phí quá trình sản xuất, chi
phí quá trình bán hàng. Ở đây, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu chi phí của quá
trình sản xuất, song xét từ góc độ quản lý chi phí, có nhiều cách phân loại chi
phí không thể tách chi phí sản xuất một cách hoàn toàn khỏi mối quan hệ với
các chi phí khác của quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, luận án trình bày đề cập tới phân loại
chi phí sản xuất kinh doanh.
Có nhiều quan điểm khác nhau khi trình bày phân loại chi phí, như tác
giả Phạm Văn Được [20], hay tác giả Trần Đình Phụng [33] thì trình bày phân
loại chi phí theo các cặp chi phí cơ bản như:
- Chi phí xác định và chi phí cơ hội.
- Chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp.
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Tổng chi phí, chi phí trung bình, chi phí biên.
- Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
Cách trình bày như trên phù hợp với cách trình bày của các tác giả là
chuyên gia kế toán của nhiều nước. Tuy nhiên, theo chúng tôi, để khai thác
theo truyền thống và xu hướng phát triển của kế toán Việt Nam, phù hợp với
lịch sử nhận thức về chi phí, thì phân loại chi phí sản xuất kinh doanh được
trình bày như dưới đây:
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong kế toán tài chính


15


1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
theo nội dung, tính chất kinh tế
Theo cách phân loại này người ta căn cứ vào, tính chất kinh tế ban đầu
của chi phí để phân loại. Những chi phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế
được xếp vào cùng một yếu tố chi phí, không phân biệt mục đích, công dụng
của chi phí đó. Cách phân loại này chỉ quan tâm tới chi phí phát sinh lần đầu
không kể các chi phí luân chuyển nội bộ. Xét về mặt bản chất, toàn bộ chi phí
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố chi phí sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu.
- Chi phí nhân công.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí khác.
Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng giai đoạn, có thể chia làm các
yếu tố chi phí với số lượng các yếu tố khác nhau. Chẳng hạn, theo chế độ kế
toán hiện hành, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 5 yếu tố
chi phí lớn như sau:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại
đối tượng lao động như nguyên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ dùng
cho sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền công và các khoản trích
theo tiền lương theo quy định của công nhân viên trong doanh nghiệp.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số khấu hao tài sản cố định
trích trong kỳ của tất cả các loại tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí về các loại dịch vụ
thuê ngoài, mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.


16


+ Chi phí khác bằng tiền: là các chi phí khác phát sinh phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa được phản ánh ở các yếu tố chi phí đã
nói trên.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất kinh tế
của chi phí cho biết trong một kỳ doanh nghiệp đã chi ra bao nhiêu, cho biết
kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, là căn cứ số liệu
cung cấp để lập thuyết minh báo cáo tài chính, cung cấp thông tin cho quản trị
doanh nghiệp, phục vụ cho việc lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh và
phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí.
1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
theo mục đích công dụng của chi phí
Căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí để phân loại, những chi
phí có cùng mục đích, công dụng kinh tế được xếp vào cùng một khoản mục
chi phí. Theo cách phân loại này, chia chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp thành:
- Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm: là toàn bộ chi phí liên quan đến
sản xuất, chế tạo sản phẩm và các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý,
phục vụ sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận,
đội sản xuất. Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm lại chia thành các khoản mục
chi phí:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về các loại
nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... sử dụng trực tiếp vào
việc sản xuất, chế tạo sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền công, phụ cấp
phải trả và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
trên tiền lương theo quy định của công nhân trực tiếp sản xuất.


17


+ Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho phục vụ và quản
lý sản xuất tại các bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung gồm nhiều loại
chi phí có nội dung kinh tế khác nhau như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi
phí vật liệu dùng cho nhu cầu chung của phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ
sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí khác bằng tiền.
Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng thời kỳ mà có thể quy định
các các khoản mục chi phí có số lượng khác nhau, hoặc theo yêu cầu quản lý
của chính doanh nghiệp các khoản mục chi phí này còn có thể được phân chia
chi tiết hơn.
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc
tiêu thụ, cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí quản lý và phục vụ
chung các hoạt động sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp như các chi phí
về quản lý kinh doanh, quản lý hành chính chung khác.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng gồm nhiều chi
phí có nội dung kinh tế khác nhau tương tự như chi phí sản xuất chung.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích, công dụng của
chi phí là cơ sở để xác định số chi phí đã chi ra cho từng khâu, từng lĩnh vực,
từng mục đích cụ thể, là căn cứ để tính giá thành theo khoản mục, xây dựng
kế hoạch giá thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hai cách trên đây liên quan
trực tiếp đến việc tổ chức kế toán tài chính tập hợp chi phí sản xuất trong các
doanh nghiệp sản xuất, hai cách phân loại này được thể hiện khái quát trên hệ
thống tài khoản kế toán thống nhất hiện hành.
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong kế toán quản trị


18


Khác với kế toán tài chính, trong kế toán quản trị, chi phí được sử
dụng theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo nhu cầu của quản lý. Ở đây việc
phân loại chi phí sản xuất kinh doanh xoay quanh các câu hỏi:
+ Những chi phí nào thuộc về quyết định đang xem xét?
+ Ta từ bỏ gì nếu được chọn giải pháp này, thay vì chọn giải pháp khác?
+ Những chi phí đi kèm với giải pháp được chọn sẽ như thế nào?
+ Ta có thể tác động đến các các chi phí như thế nào?
Vì vậy, theo chúng tôi trong kế toán quản trị cần quan tâm tới một số
cách phân loại theo các tiêu thức khác:
- Theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo kế toán

Theo tiêu thức này chi phí sản xuất, kinh doanh được phân chia thành
như sau:
+ Chi phí sản phẩm.
+ Chi phí thời kỳ: là những chi phí để hoạt động kinh doanh trong kỳ,
không tạo nên hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của
kỳ mà chúng phát sinh.
Chi phí thời kỳ phát sinh ở thời kỳ nào được tính ngay vào kỳ đó và
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của kỳ mà chúng phát sinh. Còn nếu sản
phẩm chưa được bán ra thì chi phí sản phẩm sẽ nằm trong giá thành hàng tồn
kho trên bảng cân đối kế toán, khi sản phẩm được bán ra thì chi phí sản phẩm
sẽ trở thành chi phí "giá vốn hàng bán" trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Theo chúng tôi, tùy thuộc vào quan niệm của nhà quản trị doanh
nghiệp, xét chi phí trong mối quan hệ với các chỉ tiêu trên loại báo cáo kế
toán nào mà phạm vi tính vào chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ khác nhau:


19


+ Nếu báo cáo kế toán xem xét là báo cáo tài chính (phù hợp với kế
toán tài chính), thì theo chế độ hiện hành, chi phí sản phẩm bao gồm: chi phí
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Còn
chi phí thời kỳ bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có thể thể hiện quá trình vận động của chi phí sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp sản xuất, qua các giai đoạn khác nhau, được thể hiện
trong bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh như sau: (Sơ đồ
1.1).


20

Chi phí sản phẩm

Chi phí nguyên liệu,
vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công
trực tiếp

Chi phí sản xuất
dở dang

Tiêu thụ
Thành phẩm

Chi phí
sản xuất chung

Doanh thu bán hàng

(-)
Giá vốn hàng bán
(=)
Lợi nhuận gộp
(-)

Chi phí
thời kỳ

Chi phí bán hàng,
chi phí quản lý
doanh nghiệp
(=)
Lợi nhuận thuần

Sơ đồ 1.1: Mô hình vận động của chi phí trong doanh nghiệp sản xuất

+ Nếu xem xét mối quan hệ chi phí với báo cáo kế toán quản trị: Tùy
thuộc vào quan niệm kế toán doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu giá thành nào.
Trong trường hợp tính giá thành sản xuất theo biến phí, thì chỉ tính vào chi
phí sản phẩm phần biến phí sản xuất. Còn trong trường hợp tính giá thành


21

được chuẩn hóa định phí, thì tính vào chi phí sản phẩm phần biến phí sản xuất
và một phần định phí phân bổ theo mức độ hoạt động chuẩn.
- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào mối quan hệ của
chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm.

+ Chi phí cơ bản: là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình
công nghệ sản xuất sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất, chế
tạo sản phẩm.
+ Chi phí chung: là các chi phí dùng vào tổ chức, quản lý và phục vụ
sản xuất có tính chất chung.
Cách phân loại này giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được
phương hướng và các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Không thể cắt bỏ một loại chi phí cơ bản nào mà phải phấn đấu giảm thấp các
định mức tiêu hao vật liệu, lao động, hoặc cải tiến công nghệ, hợp lý hóa sản
xuất, tìm kiếm vật liệu thay thế... Còn đối với chi phí chung cần phải triệt để
tiết kiệm, hạn chế và thậm chí loại trừ các chi phí không cần thiết, tăng cường
quản lý chi phí chung theo dự toán tiêu chuẩn và chế độ chi tiêu...
- Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các
đối tượng kế toán chi phí, theo tiêu thức này cần phân biệt:
+ Chi phí trực tiếp: là những chi phí quan hệ trực tiếp đến từng đối
tượng chi phí (từng loại sản phẩm, công việc...) và được hạch toán trực tiếp
vào đối tượng chịu chi phí đó.
+ Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan với nhiều đối tượng
chịu chi phí, để xác định chi phí cho từng đối tượng cần phải dùng phương
pháp phân bổ gián tiếp theo tiêu thức phân bổ thích hợp.


22

Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập
hợp và phân bổ nguồn lực đã tiêu dùng (chi phí) cho các đối tượng chịu chi
phí, song chỉ thuần túy là kỹ thuật hạch toán. Đối với chi phí liên quan đến
nhiều đối tượng cần phải tiến hành phân bổ có thể cho phép đạt được mục tiêu
xác định giá thành của một loại sản phẩm nhất định, nhưng khó có thể đạt

được mục tiêu kiểm soát chi phí.
Cần phân biệt cặp chi phí cơ bản - chi phí chung với cặp chi phí trực
tiếp- chi phí gián tiếp. Các chi phí cơ bản thường là chi phí trực tiếp, nhưng
chi phí cơ bản cũng có thể là chi phí gián tiếp khi có liên quan đến nhiều đối
tượng khác nhau. Chi phí chung thường là chi phí gián tiếp nhưng cũng có thể
là chi phí trực tiếp nếu chỉ liên quan tới một đối tượng.
- Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí, chi phí
được chia thành:
+ Chi phí đơn nhất.
+ Chi phí tổng hợp.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp tổ chức kế toán tập hợp chi
phí sản xuất thích hợp với từng loại chi phí. Các chi phí đơn nhất sử dụng tài
khoản cấp 1 để tập hợp và kết chuyển, còn các chi phí tổng hợp vừa tập hợp trên
tài khoản cấp 1 vừa phải mở các tài khoản cấp 2 để tập hợp theo từng yếu tố chi
phí.
- Phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động:
Trên quan điểm ngắn hạn, theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động,
chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm:
+ Chi phí biến đổi (biến phí) là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với
sự thay đổi của mức độ hoạt động. Khối lượng (mức độ) hoạt động có thể là số
lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động, doanh thu bán hàng thực
hiện...


23

Về phương diện lý thuyết, sự biến động của chi phí trong mối quan hệ
với khối lượng hoạt động có thể xảy ra ba trường hợp, tương ứng sẽ có ba loại
chi phí biến đổi:
Trường hợp 1: Tổng biến phí quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với khối

lượng hoạt động thực hiện, biến phí trung bình của một đơn vị khối lượng
hoạt động thì không thay đổi.
Trường hợp 2: Tổng biến phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng khối lượng
hoạt động, vì vậy biến phí trung bình một đơn vị khối lượng cũng tăng lên.
Xảy ra trường hợp này khi cường độ lao động vượt quá mức bình thường,
hiệu lực của các yếu tố sản xuất sẽ giảm đi, hoặc khi có sự tăng thêm khối
lượng sản phẩm, đòi hỏi phải tăng cường nhiều hơn các chi phí sản xuất.
Trường hợp 3: Tổng biến phí tăng chậm hơn khối lượng hoạt động, do
đó biến phí trung bình của một đơn vị khối lượng hoạt động giảm xuống.
Trường hợp này xảy ra khi tăng khối lượng hoạt động đã tạo nên các điều
kiện để sử dụng có hiệu quả hơn các yếu tố của quá trình sản xuất.
+ Chi phí cố định (định phí): Là các chi phí không chịu tác động của
sự thay đổi khối lượng hoạt động, các chi phí cố định còn được gọi là chi phí
công suất vì chúng chi ra để có được một khả năng sản xuất với một số điều
kiện hoạt động đặc thù nào đó. Cần phân biệt rõ định phí tuyệt đối, định phí
tương đối, định phí bắt buộc và định phí tùy ý.
Định phí tuyệt đối là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự
thay đổi khối lượng hoạt động, còn định phí trung bình của một đơn vị khối
lượng hoạt động thì giảm đi.
Định phí tương đối (định phí cấp bậc): trong trường hợp khả năng của
các yếu tố sản xuất tiềm tàng đã khai thác hết, muốn tăng khối lượng hoạt
động cần phải bổ sung đầu tư các khả năng sản xuất tiềm tàng mới. Trong
trường hợp này, khối lượng sản xuất sản phẩm không phải là nhân tố trực tiếp


24

ảnh hưởng đến độ lớn của định phí mà quy mô sản xuất cần thiết phải thay
đổi khả năng, trữ lượng và năng lực sản xuất.
Định phí bắt buộc: là định phí không thể thay đổi được một cách

nhanh chóng vì chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ
chức cơ bản của một doanh nghiệp. Định phí bắt buộc có bản chất sử dụng lâu
dài, nên khi quyết định đầu tư vào tài sản cố định, các nhà quản trị cần cân
nhắc kỹ lưỡng vì một khi đã quyết định thì doanh nghiệp buộc phải gắn chặt
với quyết định đó trong một thời gian lâu dài. Hơn nữa định phí bắt buộc
không thể tuỳ tiện cắt giảm, dù chỉ cho một thời gian ngắn vì nó sẽ ảnh hưởng
đến quá trình sinh lợi và mục đích lâu dài của doanh nghiệp. Do đó, dù mức
độ hoạt động có bị suy giảm hoặc đình đốn ở một thời kỳ nào đó, nhà quản trị
vẫn phải giữ nguyên định phí bắt buộc không được thay đổi, nếu vẫn muốn
theo đuổi và đạt được mục đích lâu dài của doanh nghiệp.
Định phí tùy ý (định phí không bắt buộc) là các định phí có thể được
thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp.
Kế hoạch của định phí tùy ý là ngắn hạn, thường là một năm, các chi phí này
có thể sẽ được cắt giảm trong những trường hợp đặc biệt cần thiết.
Khái niệm định phí bắt buộc và định phí tùy ý chỉ là khái niệm tương
đối, tùy thuộc vào nhận thức chủ quan của nhà quản trị doanh nghiệp. Nhà
quản trị nhìn nhận khoản định phí nào đó là định phí bắt buộc sẽ rất ngần ngại
khi phải điều chỉnh, ngược lại nhìn nhận là định phí tùy ý sẽ thường xuyên
xem xét lại và điều chỉnh khi có điều kiện.
+ Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm có cả các yếu
tố định phí và biến phí (như: Chi phí điện thoại, Fax) nhằm phục vụ cho việc
lập kế hoạch kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí, các nhà quản trị doanh
nghiệp cần phải phân tích chi phí hỗn hợp thành định phí và biến phí. Các
phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thường được áp dụng là phương pháp
cực đại, cực tiểu và phương pháp bình phương bé nhất.


25

Đây là cách phân loại đặc biệt chú ý trong việc phục vụ cho các nhà

quản trị doanh nghiệp hoạch định, kiểm tra và ra quyết định. Cách phân loại
này quan tâm tới cách ứng xử chi phí, dựa vào đó để nghiên cứu mối quan hệ
giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc ra
quyết định ngắn hạn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Việc phân biệt định phí, biến
phí giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp xác định đúng đắn phương hướng để
nâng cao hiệu quả của chi phí:
+ Đối với biến phí: Phương hướng chính là tiết kiệm tổng biến phí và
biến phí đơn vị.
+ Đối với định phí: Cần phấn đấu để nâng cao hiệu lực của định phí
trong sản xuất - kinh doanh.
Nhà quản trị doanh nghiệp cần xác định một kết cấu chi phí định phí,
biến phí phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các cách phân loại chi phí khác liên quan đến việc ra các quyết định:
+ Phân loại theo thẩm quyền ra quyết định, cần phân biệt: chi phí
kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. Chi phí kiểm soát được ở
một cấp quản lý nào đó là chi phí mà cấp đó có thẩm quyền ra quyết định.
Việc xem xét chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được có ý
nghĩa thực tế khi đặt nó ở phạm vi một cấp quản lý nào đó và được các nhà
quản trị ứng dụng để lập báo cáo kết quả của từng bộ phận trong doanh nghiệp.
- Các chi phí được sử dụng trong lựa chọn các phương án:
Chi phí cơ hội là lợi ích lớn nhất mà doanh nghiệp phải từ bỏ khi chọn
phương án và hành động này thay vì chọn phương án và hành động khác.
Ngoài các chi phí sản xuất kinh doanh đã được tập hợp, phản ánh trên hệ
thống sổ kế toán, trước khi lựa chọn các phương án, nhà quản trị còn phải
xem xét chi phí cơ hội phát sinh do những yếu tố kinh doanh đó có thể được
sử dụng theo cách khác nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho họ.


26


Chi phí chênh lệch: là những khoản chi phí có ở phương án này nhưng
không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác, chi phí chênh lệch là một căn
cứ quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh.
Chi phí chìm: là loại chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu bất kể
đã lựa chọn phương án nào hoặc hành động nào. Do chi phí chìm có ở mọi
phương án nên không có tính chênh lệnh và không phải xét đến khi so sánh
lựa chọn phương án, hành động tối ưu.
Có thể khái quát các cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo
mô hình sau: (Sơ đồ 1.2).


27
Tổng chi phí
sản xuất kinh doanh

Phân loại
trong
kế toán
tài chính

Theo nội dung kinh tế
của chi phí

Các yếu tố
chi phí

Chi phí sản xuất
Theo công dụng
kinh tế của chi phí


Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN

Phân loại trong
kế toán quản trị

Theo MQH chi phí với
quy trình công nghệ
sản xuất sản phẩm

Chi phí

Chi phí

cơ bản

chung

MQH chi phí với các
khoản mục trên
Báo cáo kế toán

Chi phí
sản
phẩm

Mối quan hệ chi phí
với khối lượng hoạt
động


Chi phí
thời kỳ

Khả năng quy
nạp chi phí

Chi phí
trực tiếp

Chi phí
gián tiếp

Các loại chi phí trong việc
lựa chọn phương án

Định
Chi phí
Chi phí Chi phí
Chi phí
chênh
phí
hỗn hợp
cơ hội
chìm
Sơ đồ 1.2: Các cách phân loại chi phí sản xuấtlệch
kinh doanh

Biến
phí



28

1.3. GIÁ THÀNH VÀ CÁC LOẠI GIÁ THÀNH

1.3.1. Khái niệm giá thành
Giá thành sản xuất của sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối
lượng hoặc đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất
hoàn thành.
Giá thành sản xuất sản phẩm và chi phí sản xuất giống nhau về bản
chất là hao phí lao động sống cần thiết và hao phí lao động vật hóa. Song, chi
phí sản xuất và giá thành sản xuất lại khác nhau về phạm vi và giới hạn. Chi
phí sản xuất chỉ tính những chi phí doanh nghiệp đã chi ra cho quá trình sản
xuất trong một thời kỳ nhất định không phân biệt chi phí đó có liên quan tới
sản phẩm đã hoàn thành hay chưa hoàn thành, không gắn liền với chủng loại
và khối lượng sản phẩm lao vụ đã hoàn thành, còn giá thành sản xuất sản
phẩm là số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ dịch
vụ đã hoàn thành trong kỳ. Mặt khác, chi phí sản xuất chỉ tính cho một thời
kỳ nhất định, còn giá thành sản xuất sản phẩm xác định trên cơ sở chi phí sản
xuất phát sinh trong kỳ và gồm cả chi phí sản xuất phát sinh kỳ trước chuyển
sang kỳ này, không bao gồm chi phí tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ
chuyển sang kỳ sau.
Chi phí sản xuất và giá thành sản xuất có mối quan hệ rất mật thiết,
chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản xuất.
Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá
thành sản xuất, đòi hỏi quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng
hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các nguồn lực trong quá trình
sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực

hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều nhất với
chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành, đồng thời cung cấp thông tin phục
vụ cho quản trị doanh nghiệp.


29

1.3.2. Các loại giá thành sản phẩm
Để quản lý tốt giá thành sản phẩm, kế toán cần phân biệt các loại giá
thành khác nhau.
1.3.2.1. Theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành
Giá thành sản phẩm chia làm ba loại: Giá thành kế hoạch, giá thành
định mức và giá thành thực tế.
- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí
sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế
hoạch của doanh nghiệp tiến hành xác định trước khi bắt đầu sản xuất, chế tạo sản
phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để
so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh
nghiệp.
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở
các định mức kinh tế kỹ thuật và chi phí hiện hành, chỉ tính cho đơn vị sản
phẩm. Giá thành định mức được tính toán trước khi tiến hành sản xuất, chế
tạo sản phẩm, là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo
chuẩn để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất,
giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp
đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu
chi phí thực tế đã phát sinh và tập hợp trong kỳ, và số lượng sản phẩm thực tế.
Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế

tạo sản phẩm được tính toán cho cả tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá
thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh
nghiệp trong việc tổ chức và công nghệ để thực hiện quá trình sản xuất kinh
doanh, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.


×