Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa chất lượng cao cho vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng hiệu quả cao của tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.45 MB, 89 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THANH HÓA

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG
CAO CHO VÙNG LÚA THÂM CANH NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
HIỆU QUẢ CAO CỦA TỈNH THANH HÓA

Cơ quan chủ trì đề tài/dự án : Trung tâm Chuyển giao công nghệ
và Khuyến nông
Chủ nhiệm đề tài/dự án

: TS. Lê Quốc Thanh

Thanh Hóa - 2015


MỤC LỤC
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THANH HÓA..................................................................1

* Kết quả điều tra cho thấy diện tích gieo cấy lúa trong vụ xuân đạt 120.000 –
122.000 ha., chia làm 3 trà lúa chính đó là: Trà Xuân sớm; Trà Xuân chính vụ
và trà Xuân muộn chiếm 90% - 95% tổng diện tích. Trong đó diện tích lúa lai
chiếm 70 – 75% tổng diện tích gieo cấy; lúa chất lượng cao và các giống lúa
thuần 20 – 25 % tổng diện tích. Năng suất bình quân đạt 60 - 65 tạ/ha; trong đó
năng suất bình quân vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao
đạt cao nhất: 70-78 tạ/ha đối với lúa lai và 60-65 tạ/ha đối với lúa thuần chất
lượng; vùng miền núi năng suất bình quân đạt 50 - 55 tạ/ha, vùng đồng bằng
năng suất đạt 65 - 67 tạ/ha. Diện tích trồng lúa trong vụ mùa lớn hơn vụ xuân
với tổng diện tích gieo cấy đạt 133.000 – 135.000 ha, trong đó: diện tích gieo


cấy lúa lai chiếm khoảng 30% tổng diện tích; lúa chất lượng khoảng 20 - 25%
tổng diện tích, còn lại là các giống lúa thuần khác. Năng suất lúa trung bình đạt
khoảng 50 - 55 tạ/ha. Trà mùa sớm chiếm 70% tổng diện tích, tập trung chủ
yếu ở các huyện vùng đồng bằng, ven biển và vùng bán sơn địa trên chân đất
làm vụ đông, trà mùa chính vụ và mùa muộn chiếm 30% diện tích chủ yếu trên
đất 2 lúa không làm vụ đông, đất lúa nương và vùng sản xuất nhờ nước trời.. 18
3.3.1. Kết quả khảo nghiệm và tuyển chọn giống lúa chất lượng cao..................................26

3.3.1.1. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa tham gia thí nghiệm......26
3.3.1.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm..............28
3.3.1.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống..............................30
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống lúa triển vọng...................................................34

3.3.2.1. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa tham gia thí nghiệm......34
3.3.2.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa triển vọng...............34
4. Kết quả xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh theo hướng ICM cho các giống lúa
đã được tuyển chọn...............................................................................................................37

4.1. Nghiên cứu xác định thời vụ cho các giống được tuyển chọn....................38

4.1.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa triển vọng........38
4.1.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống lúa triển
vọng.........................................................................................................39
4.1.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống lúa triển
vọng.........................................................................................................42
4.3.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống lúa triển
vọng.........................................................................................................47
7. Tình hình sử dụng kinh phí năm 2013 (tổng hợp theo từng nội dung của đề tài).............56

4.5. Xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh theo hướng ICM cho các

giống lúa đã được tuyển chọn...............................................................................59


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL
TBKT
CLT - CTP
TB
TX
NS
NT
ĐC
TGST
NSLT
NSTT
KH
KHKT

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:

Đồng bằng sống cửa long
Tiến bộ kỹ thuật
Cây lương thực – cây thực phẩm
Trung bình
Thọ Xuân
Nga Sơn
Như Thanh
Đối chứng
Thời gian sinh trưởng
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Kế hoạch
Khoa học kỹ thuật


DANH MỤC BẢNG BIỂU
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THANH HÓA..................................................................1

* Kết quả điều tra cho thấy diện tích gieo cấy lúa trong vụ xuân đạt 120.000 –
122.000 ha., chia làm 3 trà lúa chính đó là: Trà Xuân sớm; Trà Xuân chính vụ
và trà Xuân muộn chiếm 90% - 95% tổng diện tích. Trong đó diện tích lúa lai
chiếm 70 – 75% tổng diện tích gieo cấy; lúa chất lượng cao và các giống lúa
thuần 20 – 25 % tổng diện tích. Năng suất bình quân đạt 60 - 65 tạ/ha; trong đó
năng suất bình quân vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao
đạt cao nhất: 70-78 tạ/ha đối với lúa lai và 60-65 tạ/ha đối với lúa thuần chất
lượng; vùng miền núi năng suất bình quân đạt 50 - 55 tạ/ha, vùng đồng bằng
năng suất đạt 65 - 67 tạ/ha. Diện tích trồng lúa trong vụ mùa lớn hơn vụ xuân
với tổng diện tích gieo cấy đạt 133.000 – 135.000 ha, trong đó: diện tích gieo

cấy lúa lai chiếm khoảng 30% tổng diện tích; lúa chất lượng khoảng 20 - 25%
tổng diện tích, còn lại là các giống lúa thuần khác. Năng suất lúa trung bình đạt
khoảng 50 - 55 tạ/ha. Trà mùa sớm chiếm 70% tổng diện tích, tập trung chủ
yếu ở các huyện vùng đồng bằng, ven biển và vùng bán sơn địa trên chân đất
làm vụ đông, trà mùa chính vụ và mùa muộn chiếm 30% diện tích chủ yếu trên
đất 2 lúa không làm vụ đông, đất lúa nương và vùng sản xuất nhờ nước trời.. 18
3.3.1. Kết quả khảo nghiệm và tuyển chọn giống lúa chất lượng cao..................................26

3.3.1.1. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa tham gia thí nghiệm......26
3.3.1.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm..............28
3.3.1.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống..............................30
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống lúa triển vọng...................................................34

3.3.2.1. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa tham gia thí nghiệm......34
3.3.2.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa triển vọng...............34
4. Kết quả xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh theo hướng ICM cho các giống lúa
đã được tuyển chọn...............................................................................................................37

4.1. Nghiên cứu xác định thời vụ cho các giống được tuyển chọn....................38

4.1.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa triển vọng........38
4.1.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống lúa triển
vọng.........................................................................................................39
4.1.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống lúa triển
vọng.........................................................................................................42
4.3.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống lúa triển
vọng.........................................................................................................47
7. Tình hình sử dụng kinh phí năm 2013 (tổng hợp theo từng nội dung của đề tài).............56

4.5. Xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh theo hướng ICM cho các

giống lúa đã được tuyển chọn...............................................................................59


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, thị trường thế giới đang chuyển hướng về lúa gạo có chất lượng tốt,
đặc biệt là các nước đã phát triển và Trung Đông. Chương trình chọn tạo giống ở Việt
Nam đã thu được những thành tựu lớn nhờ vận dụng tốt các kết quả nghiên cứu của
quốc tế về đánh giá nguồn tài nguyên di truyền cây lúa, tạo giống lúa chất lượng tốt
theo hướng cải tiến từ giống lúa cổ truyền đã được một số tác giả trong nước thực
hiện. Xu hướng sản xuất lúa gạo hàng hoá bằng các giống chất lượng cao đang diễn ra
mạnh mẽ tại một số địa phương ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Đối với tỉnh Thanh Hoá, lúa là cây lương thực chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp, với diện tích sản xuất lúa lớn, trung bình hàng năm diện tích gieo cấy trên 255
ngàn ha, trong đó vụ xuân là trên 118 ngàn ha, vụ mùa là trên 136 ngàn ha. Những năm gần
đây, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất thâm
canh, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ thích hợp, và đặc biệt là thay đổi cơ cấu giống hàng năm,
hàng vụ để thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của từng địa phương, đã tạo bước đột phá
trong sản xuất thâm canh lúa, góp phần quan trọng đưa sản lượng lương thực của tỉnh vượt
1,67 triệu tấn/năm. Với mục tiêu hình thành vùng sản xuất lúa tập trung, có diện tích
trồng lúa ổn định, lâu dài, bền vững, đạt năng suất cao, chất lượng tốt, tăng thu nhập
cho người trồng lúa và tạo ra sản lượng lương thực ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
hàng năm của nhân dân trong tỉnh. Năm 2009, đề án “Xây dựng vùng lúa thâm canh
năng suất chất lượng hiệu quả cao giai đoạn 2009-2013”. Sau 5 năm triển khai, tỉnh
Thanh Hoá đã xây dựng được vùng lúa với diện tích hơn 65.000 ha tại 12 huyện Đồng
bằng ven biển, năng suất trung bình đạt từ 70 tạ/ha trở lên.
Mặc dù gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo và khẳng
định xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng hiệu quả cao là hướng đi đúng
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu nâng cao năng suất chất
lượng và hiệu quả trong sản xuất lúa gạo mới chỉ giải quyết được một phần, mặc dù

năng suất lúa đã được tăng lên rõ rệt nhưng vẫn chưa đồng đều ở các vùng miền, các
giống lúa được sử dụng gieo cấy cơ bản là những giống lúa lai có năng suất và chất
lượng gạo khá, chiếm diện tích gieo cấy lớn, còn diện tích gieo trồng giống lúa thuần
chất lượng cao vẫn đang còn ít, một số giống chất lượng đã bị suy thoái, sâu bệnh

1


nhiều. Vùng lúa chất lượng quy hoạch còn chưa tập trung, sản xuất mang tính tự phát,
chưa mang tính sản xuất hàng hoá lớn, do vậy mà sản phẩm gắn liền với thương hiệu
gạo Thanh Hoá vẫn chưa nhiều, chưa đáp ứng được mục tiêu xây dựng vùng lúa hàng
hoá chất lượng cao của tỉnh.
Vì vậy, nghiên cứu, tuyển chọn và xây dựng các vùng sản xuất lúa, gạo hàng hóa
chất lượng cao, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho nông dân, từng bước đáp ứng
được nhu cầu sử dụng gạo ngon, sạch, an toàn của cầu thị trường là đòi hỏi có tính cấp
bách của ngành nông nghiệp Thanh Hóa trong giai đoạn phát triển mới.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
tuyển chọn một số giống lúa chất lượng cao cho vùng lúa thâm canh năng suất
chất lượng hiệu quả cao của tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Tuyển chọn được các giống lúa năng suất, chất lượng cao chống chịu một số sâu bệnh
hại chính phù hợp vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng và hiệu quả cao của tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Tuyển chọn được 2-3 giống lúa năng suất đạt 5,8-6,5 tấn/ha, chất lượng cao,
chống chịu với một số sâu bệnh hại chính phù hợp với điều kiện Thanh Hoá
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật theo hướng ICM cho 2-3 giống lúa được
tuyển chọn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả của đề tài giúp củng cố thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển sản
xuất các giống lúa chất lượng cao cho tỉnh Thanh Hóa, giúp tỉnh Thanh Hóa định
hướng sản xuất lúa gạo theo hướng sản phẩm hàng hóa một cách tổng thể, bền vững
lâu dài, ngoài ra đề tài còn góp phần thúc đẩy công tác nghiên cứu, tuyển chọn và phát
triển giống lúa mới cho tỉnh nhà trong giai đoạn hiện nay
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn có giá trị, phục vụ cho công tác
tuyên truyền, đào tạo tập huấn trong ngành khuyến nông của tỉnh.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài thành công sẽ góp phần hoàn thiện quy trình canh tác tổng hợp cho các
giống lúa chất lượng cao mới, triển vọng dự kiến phát triển mạnh trong thời gian tới

2


trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đồng thời khuyến khích được bà con nông dân tại các địa
phương tiếp thu thêm các TBKT mới, các biện pháp canh tác mới góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất lúa/1ha đất canh tác, nâng cao thu nhập cho nông dân
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn có giá trị, phục vụ cho công tác
tuyên truyền, đào tạo tập huấn trong ngành khuyến nông của tỉnh.
- Tạo được lòng tin, phấn khởi cho cán bộ, nông dân về chủ trương, chính sách
ưu đãi đầu tư phát triển Nông thôn - Nông dân - Nông thôn của Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các dòng và giống ( 15 dòng, giống) lúa thuần chất lượng cao do Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam, Công ty giống cây trồng Trung ương lai tạo, chọn lọc theo
hướng năng suất, chất lượng và chống chịu (phụ lục 1)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các huyện đại diện cho 3 vùng trồng lúa chính của tỉnh Thanh Hóa : Vùng núi và
Trung du (huyện Như Thanh), Vùng đồng bằng (huyện Thọ Xuân), vùng ven
biển( huyện Nga Sơn)

5. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 07 năm 2012 đến tháng 07 năm 2014 (thời gian: 24 tháng)

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế gới
- Trên thế giới hiện nay có hơn một trăm nước đưa cây lúa vào làm cây trồng và tập
chung chủ yếu ở Châu Á và Châu Mỹ La tinh. Vùng trồng lúa phân bố rộng, có thể trồng
ở những vùng có vĩ độ cao như Hắc Long Giang (Trung Quốc) 530B, Tiệp 490B, Nhật,
Italia, Nga (Kransnodar) 450C Bắc đến Nam bán cầu: New South Wales (Úc) 35 0N,… Nó
phân bố tập trung chủ yếu ở Châu Á từ 300B đến 100N.
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế và Tổ chức Nông Lương Liên
Hiệp Quốc nhận ra 1990 - 2005, tốc độ tăng trưởng của sản lượng và năng suất lúa trên thế
giới có chiều hướng giảm và tốc độ tăng trưởng của sản lượng thấp hơn nhu cầu gia tăng
tiêu thụ gạo. Các chuyên gia dự đoán 2015, nhu cầu tiêu thụ gạo tăng 11% ở Đông Nam Á,
13% ở Nam Á, 52% ở Châu Phi (Nguyen và Ferreo, 2006; Zeigler, 2007) . Xóa đói giảm
nghèo và tăng thu nhập cho người trồng lúa là một trong 8 mục tiêu thiên niên kỉ của Liên
Hợp quốc.
- Theo FAO, sản xuất lúa của thế giới trong năm 2013 ước đạt 746 triệu tấn
(tương đương 497 triện tấn gạo) và trao đổi thương mại gạo tăng lên 37,5 triệu tấn, chủ
yếu khoảng 60-70% là gạo trắng, hạt dài, chất lượng cao; thị phần gạo thơm khoảng 23 triệu tấn, chiếm 10%, trong đó gạo thơm Thái Lan chiếm khoảng 1,6-1,8 triệu tấn,
gạo Basmati Ấn độ chiếm khoảng 300 ngàn tấn…
Sử dụng lúa gạo thế giới 2011- 2012 đạt 470 triệu tấn gạo, tăng 9,7 triệu tấn hay
2% so với năm trước, trong đó 397 triệu tấn làm lương thực cho người, 12 triệu tấn
cho chăn nuôi, làm giống, chế biến và thất thoát sau thu hoạch khoảng 61 triệu tấn
(khoảng 3%). Bình quân lượng thực tăng từ 56,5 kg/người/năm trong 2010 lên 56,8 kg
2011; riêng tại các nước đang phát triển, tăng thêm 0,4 đến 67,8 kg, các nước phát

triển giảm 1% còn 12,2 kg mỗi năm.
Giá gạo thế giới thay đổi rất thất thường trong thời gian qua. Cụ thể đối với gạo
25% tấm có giá khoảng 250 USD/tấn vào năm 2005, tăng dần lên 300 USD/tấn vào
2007, đạt đỉnh 950 USD/tấn vào 2008 và hiện nay dao động từ 350-550 USD/tấn. Đối
với gạo thơm như Thai Hom Mali A có giá khoảng 410 USD/tấn vào năm 2005, tăng
dần lên 1.200 USD/tấn vào 2008, sau đó giảm xuống còn 850 USD/tấn và hiện nay

4


đang tăng dần lên mức 1.100 USD/tấn (Nguồn: FAO GIEWS Food Price Data and
Analysis Tools, 2013).
Hiện nay, thị trường thế giới đang chuyển hướng về lúa gạo có chất lượng tốt,
đặc biệt là các nước đã phát triển và Trung Đông. Loại gạo chất lượng tốt như Basmati
của Ấn Độ, Pakistan; Jasmine 85 và Khao Dawk Mali 105 của Thái Lan; Malagkit,
Sungsong của Philippines; Badshahog của Banglades được ưa chuộng nhất. Nhu cầu
về loại gạo Japonica, Basmati, Jasmine cũng tăng lên đáng kể ở Bắc Triều Tiên, Ấn
Độ, Pakistan, các nước Trung Đông, Châu Âu, Châu Mỹ.... loại gạo nếp, gạo dẻo,
thơm cũng là loại có nhu cầu ngày càng tăng.
Theo Oryza.com, ở thời điểm hiện tại (10/2013), loại gạo có giá cao nhất là gạo
thơm hạt dài, trong đó gạo basmati 2% tấm của Ấn Độ có giá 1.515-1.525 USD/tấn,
gạo Thai Hommali 92% có giá 1.075-1.085 USD/tấn, còn gạo Jasmine của Việt Nam
có giá từ 530-540 USD/tấn. Đối với gạo trắng, hạt dài, chất lượng cao chiếm phần lớn
thị trường có giá biến đồng từ 380-625 USD/tấn, cao nhất là gạo 4-5% tấm của Mỹ,
Uruguay và Argentina, thấp nhất là gạo 5% tấm của Việt Nam và Pakistan, trong khi
đó gạo nguyên 100% của Thái Lan và 5% tấm của Ấn độ là 415- 425 USD/tấn và 5 %
tấm của Campuchia là 445-455 USD.
Thị hiếu về lúa gạo trên thế giới khác nhau cả về giống, chất lượng và quy trình
chế biến. Chính vì vậy, khi sản xuất gạo hàng hóa cho xuất khẩu, việc đa dạng hóa sản
phẩm là điều cần quan tâm.

1.2. Tình hình sản xuất gạo trong nước
Chương trình chọn tạo giống ở Việt Nam đã thu được những thành tựu lớn nhờ
vận dụng tốt các kết quả nghiên cứu của màng lưới quốc tế về đánh giá nguồn tài
nguyên di truyền cây lúa. Tạo giống lúa chất lượng tốt theo hướng cải tiến từ giống lúa
cổ truyền đã được một số tác giả phía Bắc thực hiện. Đến nay đã có những giống lúa
kiểu này được đưa ra sản xuất như: Tám thơm đột biến, TK106, TX1, TX2.... Tuy
nhiên chất lượng của các giống này đều kém hơn giống gốc và hầu hết không giữ được
mùi thơm.
Việc chọn tạo các giống lúa thâm canh, có hàm lượng protein cao là một công
việc khó khăn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chọn tạo giống lúa có hàm lượng protein
cao của Viện Cây lương thực và cây thực phẩm trong những năm qua đã thu được một
số thành quả nhất định: đã tạo ra ba giống lúa P1, P4, P6 cho năng suất trung bình 50 -

5


60 tạ/ha, hàm lượng protein 10 - 11%. Ngoài ra, Viện Cây lương thực và cây thực
phẩm cũng có rất nhiều các giống lúa có năng suất cao, chất lượng khá được công
nhận quốc gia và đưa vào sản xuất trên diện rộng như: AYT77, X21, Xi23...
Trong những năm qua, nhiều giống lúa chất lượng cổ truyền cũng đã được chọn
lọc, phục tráng và mở rộng trong sản xuất ở Việt Nam. Các giống: Tám thơm Hải Hậu,
Tám ấp bẹ Xuân Đài, Tám xoan Trực Thái, Tám xoan Thái Bình, Dự, Nếp Hoa
vàng.... đang dần được phục hồi trong sản xuất và một số giống lúa chất lượng tốt khác
cũng đang được sản xuất chấp nhận.
Sản lượng lúa năm 2012 của Việt Nam tiếp tục gia tăng và đạt mức kỷ lục là 43,7
triệu tấn, tăng thêm 1,26 triệu tấn so với năm 2011, năng suất bình quân đạt 5,63
tấn/ha. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước chiếm khoảng 55%
tổng sản lượng và cung cấp khoảng 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Nhờ
gia tăng diện tích gieo trồng ở mức 4,1 triệu ha và được mùa ở cả ba vụ nên sản lượng
lúa của vùng ĐBSCL năm 2012 tiếp tục gia tăng và đạt mức kỷ lục là 24,6 triệu tấn,

tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2011.
Năm 2012, Việt Nam có lượng gạo xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn, là nước xuất
khẩu lúa gạo lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ. 8 tháng đầu năm 2013, lượng gạo xuất
khẩu của Việt Nam đạt gần 4,7 triệu tấn, trị giá xuất khẩu FOB đạt 2,005 tỷ USD. Nếu
so với cùng kỳ năm ngoái thì số lượng giảm 7,86%, trị giá FOB giảm gần 11% và giá
bình quân giảm khoảng 15 USD/tấn. Mặc dù xuất khẩu gạo có tăng về lượng nhưng
giá FOB lại giảm sút.
Theo đánh giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thị trường xuất khẩu lúa gạo
Việt Nam bị lệ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Chính phủ Thái Lan do gạo tồn
kho vượt khả năng lưu trữ nên đã hạ giá bán gạo cho cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn
doanh nghiệp trong nước. Năm 2012 Ấn Độ lại được mùa, giá gạo xuất khẩu sụt giảm.
Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam không có khả năng dự trữ lúa gạo lâu dài, lại
phải chịu áp lực từ lãi suất ngân hàng nên phải bán nhanh, dẫn đến giá giảm. Cộng
thêm những biến động từ thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản làm lượng gạo xuất khẩu
Việt Nam giảm liên tục trong thời gian qua.
Các thị trường xuất khẩu gạo chính của VN trong 15 năm qua thứ nhất là các
quốc gia Đông Nam Á (chiếm khoảng 40-50% lượng gạo xuất khẩu, thứ hai là các
quốc gia Châu Phi (chiếm khoảng 20-30%, một thị trường khá ổn định. Các thị trường

6


khác là Trung Đông và Bắc Mỹ, nhưng lượng gạo xuất khẩu sang các nước này không
ổn định, đặc biệt là trong giai đoạn 2001-2004. Trong những năm qua, gạo xuất khẩu
của VN tăng trưởng về số lượng và chất lượng cũng như mở rộng thị trường. Đến năm
2003, ngoài các thị trường truyền thống của VN như là Philipines), VN đã mở rộng và
phát triển thêm một số thị trường tiềm năng như Châu Phi, Mỹ Latinh và EU Yếu tố
quan trọng ảnh hưởng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam là ít kinh nghiệm
nên thiếu khả năng duy trì và khai thác các thị trường nhiều biến động. Nếu có mối
liên kết tốt hơn và tổ chức thị trường tốt, họ sẽ nâng cấp hạng ngạch và giá trị xuất

khẩu gạo của Việt Nam.
Ở nước ta có nhiều giống lúa thơm đặc sản. Đồng bằng sông Hồng nổi tiếng với
nhiều giống lúa đặc sản như nếp cái hoa vàng, tám xoan, tám ấp bẹ, dự hương, Dự
Hương,Nếp cẩm,Nếp Tú Lệ , Tám Xoan Rice... Tuy nhiên, diện tích cấy lúa đặc sản ở
các địa phương hiện đã giảm đáng kể. Các giống lúa đặc sản nổi tiếng như Nàng thơm
Chợ Đào, Nàng Nhen thơm, Tài nguyên, Một bụi đỏ, Huyết rồng ở ĐBSCL cũng đang
ở tình trạng tương tự. Trong thời gian gần đây, tại thị trường lúa gạo trong nước
thường gặp các giống lúa Japonica có nguồn gốc Nhật Bản với giá bán cao gấp 2 đến 3
lần giá gạo indica. Sự gia tăng nhu cầu đối với lúa gạo chất lượng cao ở trong nước,
cộng với lượng người nước ngoài làm ăn ngày càng đông ở nước ta đã là nguyên nhân
trực tiếp cho việc mở rộng sản xuất và thương mại một loại gạo chất lượng cao mới,
gạo hạt tròn Japonica.
1.3. Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Thanh Hóa
Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bà con nông dân chủ yếu
chú trọng đến các giống lúa lai và chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển các giống
lúa thuần ngắn ngày, năng suất, chất lượng để bổ sung vào cơ cấu giống lúa, dẫn đến
bộ giống lúa thuần không tăng, chủ yếu vẫn là các giống Khang dân 18, Q5, Ải Mai
Hương, Hương thơm số 1, Bắc thơm số 7,...được du nhập từ thập kỷ 90 do được gieo
trồng nhiều năm nên có những biểu hiện thoái hoá như: Nhiễm nhiều loại sâu bệnh,
năng suất, phẩm chất có xu hướng giảm không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng.
Theo báo cáo kết quả điều tra của đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm nông hóa, xác
định chế độ canh tác thích hợp cho từng loại đất vùng thâm canh lúa năng suất, chất
lượng hiệu quả cao tại Thanh Hóa” cho thấy :

7


- Diện tích trồng lúa lai chiếm diện tích lớn trong cơ cấu sản xuất của toàn tỉnh
chiếm 60 – 65 % tổng diện tích, chủ yếu trồng các giống: Nhị ưu 838, Syn 6, BIO404,

TH3-3, DƯU 527, NƯu 69. Các giống lúa thuần chiếm 20 % tổng diện tích, chủ yếu
sử dụng các giống như: Q5, Khang dân 18, nếp 97, Xi23…còn lại các giống lúa chất
lượng chiếm 10-15% chủ yếu trồng các giống: BT7, LT2, HT1, BC15, SH2
- Hiện nay, nhu cầu lúa gạo chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ lúa gạo
chất lượng cao ở trong và ngoài nước là rất lớn (chủ trương của Bộ nông nghiệp là mỗi
năm sản xuất 1 triệu tấn lúa chất lượng cao). Xu hướng sản xuất lúa gạo hàng hoá
bằng các giống chất lượng cao đang diễn ra mạnh mẽ tại một số địa phương ở các tỉnh
Bắc Trung Bộ . Thực hiện Quyết định số 1034/2009/QĐ - UBND ngày 29/4/2009 của
UBND tỉnh thanh Hóa về việc “ Ban hành quy chế chính sách xây dựng vùng thâm
canh lúa năng suất, chất lượng hiệu quả cao của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009
-2013”. Qua 3 vụ sản xuất, diện tích sản xuất vùng lúa chất lượng cao ở 12 huyện của
tỉnh Thanh Hóa đạt trên 30 ngàn ha (tăng hơn 8 ngàn ha so với KH). Năng suất bình
quân vụ mùa 2009 đạt 61,3 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so với bình quân chung toàn tỉnh; năm
2010 đạt 64 tạ/ha. Tổng sản lượng đạt 404.805 tấn chiếm 26% sản lượng lúa toàn tỉnh
trong khi diện tích gieo cấy chỉ chiếm 18% diện tích lúa của toàn tỉnh. Tuy nhiên
khách quan mà nói những kết quả bước đầu đạt được trong việc thực hiện đề án vùng
thâm canh lúa mà tỉnh Thanh Hóa đặt ra thì đến nay chỉ mới dừng lại được ở chỉ tiêu
là năng suất tăng hơn hẳn so với trước còn chỉ số chất lượng cao mới chỉ là mục tiêu
đang hướng tới. Ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn chưa xây dựng được cho mình một
thương hiệu gạo phù hợp với điều kiện sinh thái để chú trọng thâm canh và phát triển.
Hiện nay, nhờ những thành tựu trong công tác chọn tạo giống chúng ta có một
tập đoàn dòng giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày khá phong phú, đa dạng cả về số
lượng chủng loại và các tính trạng, có khả năng thích ứng rộng và cho hiệu quả kinh tế cao.
Đây là vật liệu quan trọng cho việc khai thác, mở rộng diện tích gieo trồng nâng cao hiệu
quả kinh tế trong sản xuất lúa. Tuy nhiên việc mở rộng các giống trên vào sản xuất dựa trên
khả năng thích ứng, tính chống chịu và phù hợp với tập quán, thị trường tiêu thụ.
Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng ta nhận thấy việc thu thập, tuyển chọn bổ xung
các giống lúa mới năng suất, chất lượng, ngắn ngày, hiệu quả cao thay thế dần các giống lúa
cũ chất lượng chưa cao là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh
tác, tăng khả năng cạnh tranh cho nghành sản xuất lúa gạo của tỉnh Thanh Hóa


8


CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu của đề tài cụ thể gồm: 15 dòng, giống lúa thuần chất lượng
cao do Viện khoa học nông nghiệp Việt nam và công ty giống cây trồng trung ương
chọn tạo và phát triển theo hướng sản xuất lúa gạo hàng hóa:
TT

Tên giống

1

HT9

2

HT13

3

HT18

4

XT27
(SH2)


5

SH8

6
7
8
9
10
11

Nguồn gốc
Viện CLT-CTP
Chọn tạo từ tổ hợp lai
HT1/D177
Viện CLT-CTP Chọn tạo từ
tổ hợp lai HT1/M88
Viện CLT-CTP
Chọn tạo từ tổ hợp lai
HT1/Japonica
Viện CLT-CTP
Chọn tạo từ tổ hợp lai
KD18/HT1
Công ty giống cây trồng
Trung ương

Tám dự đột
Viện Cây lương thực
biến

SH4
Viện Cây lương thực
Viện Cây lương thực - Cây
LTh31
thực phẩm
Viện Cây lương thực - Cây
LTh34
thực phẩm
Viện Cây lương thực - Cây
M15
thực phẩm
Viện Cây lương thực - Cây
M14
thực phẩm

Thời gian sinh
trưởng (ngày)
Xuân
Mùa

Cao cây
(cm)

P 1000
(g)

Chân đất

130-135


100-110

95-105

22-23

Vàn-Vàn cao

130-135

110-115

100-110

22-23

Vàn-Vàn cao

130-135

105-110

105-110

22-23

Vàn-Vàn cao

125-135


105-110

95-105

21-22

Vàn-Vàn cao

130-135

105-110

95-105

22-23

Vàn-Vàn cao

130-135

105-110

95-105

22-23

Vàn-Vàn cao

130-135


105-110

95-105

22 -23

Vàn-Vàn cao

130-135

105-110

95-105

22 -23

Vàn-Vàn cao

130-135

105-110

95-105

22 -23

Vàn-Vàn cao

130-135


105-110

95-105

22 -23

Vàn-Vàn cao

130-135

105-110

95-105

22 -23

Vàn-Vàn cao

MT6

GS. TS Hoàng Tuyết Minh
Viện Di truyền Nông
nghiệp Việt nam

130-135

105-110

95-105


22 -23

Vàn-Vàn cao

13

MT7

GS. TS Hoàng Tuyết Minh
Viện Di truyền Nông
nghiệp Việt nam

130-135

105-110

95-105

22 -23

Vàn-Vàn cao

14

BT7 (đ/c)

125-130

110-115


100-110

21-22

Vàn-Vàn cao

15

Nếp 98

135-140

110-115

100 -110

24-25

Vàn-Vàn cao

16

Nếp N100

130-135

110-115

95-105


24-25

Vàn-Vàn cao

125-130

105-110

90-100

24-25

Vàn-Vàn cao

12

17

Nếp N97

Nhập nội từ Trung Quốc
Viện CLT-CTP
Chọn tạo từ tổ hợp
Yunshin//I.316/IR26
Viện Cây lương thực - Cây
thực phẩm
Viện Cây lương thực - Cây
thực phẩm

9



Ghi chú:
- Nhóm lúa giống thuần chất lượng cao: HT18, HT13, HT9, XT27, LTh31,
Lth34, SH8, SH4, MT7, MT6, M14, M15, Tám dự đột biến. Giống đối chứng BT7
- Nhóm lúa nếp chất lượng cao: N98, N100. Giống đối chứng Nếp N97
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài thực hiện gồm 04 nội dung chính:
2.2.1. Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng lúa chất lượng cao và nghiên cứu cơ
sở khoa học lựa chọn các giống lúa chất lượng cao phù hợp với vùng thâm canh
năng suất, chất lượng và hiệu quả của tỉnh.
Nội dung 1.1. Điều tra thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao tại
ba vùng thâm canh lúa tỉnh Thanh Hóa.
- Tiến hành điều tra tại 3 huyện (huyện Nga Sơn, Thọ Xuân, Như Thanh) đại
diện cho ba vùng thâm canh lúa của tỉnh Thanh Hóa. Mỗi huyện điều tra tại hai xã.
+ Huyện Nga Sơn điều tra tại xã: Nga Yên và Nga Hải
+ Huyện Thọ Xuân điều tra tại hai xã: Xuân Thành và Tây Hồ
+ Huyện Như Thanh điều tra tại hai xã Hải Vân và xã Yên Thọ
- Sử dụng bộ phiếu điều tra < 30 chỉ tiêu. Gồm 600 phiếu ( 3 huyện x 2 xã/huyện
x 100 phiếu/xã = 600 phiếu)
Nội dung 1.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học lựa chọn các giống lúa chất lượng cao
phù hợp với vùng thâm canh năng suất, chất lượng và hiệu quả của tỉnh Thanh Hoá
- Xây dựng chuyên đề: “Cơ sở khoa học lựa chọn các giống lúa chất lượng cao
phù hợp với vùng thâm canh năng suất, chất lượng và hiệu quả của tỉnh Thanh Hoá.
2.2.2. Nội dung 2: Thử nghiệm giống lúa chất lượng
Nội dung 2.1:Khảo nghiệm và tuyển chọn các giống lúa chất lượng cao
- Khảo nghiệm và tuyển chọn bộ giống gồm 15 giống/1huyện;
- Thí nghiệm tiến hành trong vụ xuân và vụ mùa 2013;
- Tuyển chọn được 02 - 03 giống triển vọng tại mỗi huyện để hoàn thiện quy
trình canh tác cho từng giống triển vọng trước khi khyến cáo mở rộng sản xuất.

Nội dung 2.2. Thử nghiệm sản xuất giống lúa triển vọng:
- Khảo nghiệm 03 giống triển vọng/ 1 huyện;
- Thí nghiệm tiến hành trong vụ mùa 2013 và vụ xuân 2014;
- Đánh giá tiềm năng năng suất và tính ổn định của các giống lúa triển vọng
2.2.3. Nội dung 3: Xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh theo hướng
ICM cho giống lúa đã được tuyển chọn
Nội dung 3.1. Nghiên cứu xác định thời vụ cho giống lúa được tuyển chọn

10


- Thí nghiệm xác định thời vụ 03 giống triển vọng/ 1 huyện;
- Thí nghiệm tiến hành trong vụ mùa 2013 và vụ xuân 2014;
- Xác định thời vụ gieo trồng thích hợp cho giống triển vọng.
Nội dung 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ cấy đến giống lúa được tuyển chọn
- Thí nghiệm xác định mật độ thích hợp cho giống triển vọng/ 3 huyện;
- Thí nghiệm tiến hành trong vụ mùa 2013 và vụ xuân 2014;
- Xác định mật độ gieo trồng thích hợp cho giống triển vọng.
Nội dung 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng mức bón phân đến năng suất, chất lượng
của giống lúa được tuyển chọn;
- Thí nghiệm xác định liều lượng phân bón thích hợp cho giống triển vọng/ 3 huyện;
- Thí nghiệm tiến hành trong vụ mùa 2013 và vụ xuân 2014;
- Xác định lượng phân bón thích hợp cho giống triển vọng.
2.2.4. Nội dung 4: Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất lúa chất lượng theo
hướng ICM cho giống lúa được tuyển chọn
- Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất giống lúa triển vọng theo hướng ICM
cho giống lúa được tuyển chọn/3 huyện
- Thời gian: vụ xuân năm 2014
- Quy mô: 18ha gồm có (2 ha/vụ x 1 vụ x 3 điểm x 3 giống = 18 ha )
2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nội dung 1: Điều tra thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chất
lượng cao tại ba vùng thâm canh lúa tỉnh Thanh Hóa
Nội dung 1.1 Điều tra thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao tại
các vùng thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao của tỉnh Thanh Hóa


Phương pháp thu thập số liệu, điều tra đánh giá tại vùng nghiên cứu:

Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất lúa nói chung và lúa chất lượng nói riêng
tại các vùng thí nghiệm theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn PRA.
- Tiến hành điều tra tại 3 huyện (huyện Nga Sơn, Thọ Xuân, Như Thanh) đại
diện cho ba vùng thâm canh lúa của tỉnh Thanh Hóa. Mỗi huyện điều tra tại hai xã.
+ Sử dụng bộ phiếu điều tra < 30 chỉ tiêu. Gồm 600 phiếu ( 3 huyện x 2
xã/huyện x 100 phiếu/xã = 600 phiếu)
- Phương pháp thu thập, đánh giá tài liệu liên quan của các cấp: huyện, xã.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn nông dân (PRA):
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ở các cấp, sử dụng số liệu thống kê.
- Tổng hợp số liệu điều tra
- Báo cáo phân tích: “Thực trạng sản xuất lúa chất lượng cao, thuận lợi và khó

11


khăn phát triển lúa chất lượng cao tại Thanh Hoá”
Nội dung 1.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học lựa chọn các giống lúa chất lượng cao
phù hợp với vùng thâm canh năng suất, chất lượng và hiệu quả của tỉnh Thanh Hoá
- Cơ sở lý luận lựa chọn giống lúa chất lượng cao.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn sản xuất lúa chất lượng cao.
- Thu thập, lựa chọn các giống lúa chất lượng cao đưa vào thử nghiệm tại
Thanh Hoá:

+ Kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước;
+ Thu thập các giống hiện có của Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông;
+Thu thập các giống từ các Viện nghiên cứu thuộc Viện khoa học nông nghiệp
Việt Nam;
+ Thu thập giống từ các đơn vị gửi khảo nghiệm giống ( các trường Đại học, các
công ty ..).
- Xây dựng chuyên đề: “Cơ sở khoa học lựa chọn các giống lúa chất lượng cao
phù hợp với vùng thâm canh năng suất, chất lượng và hiệu quả của tỉnh Thanh Hoá.
2.3.2. Nội dung 2: Thử nghiệm giống lúa chất lượng
- Phương pháp khảo nghiệm giống cây trồng (chính quy và diện rộng): Sử dụng
các phương pháp quy chuẩn trong công tác khảo nghiệm giống cây trồng (10TCN
558-2002);
- Xử lý số liệu trên máy vi tính bằng chương trình MS.EXCEL 2003 và
IRRISTAS FOR WINDOWS VER. 5.0
Nội dung 2.1:Khảo nghiệm và tuyển chọn các giống lúa chất lượng cao
- Địa điểm khảo nghiệm: Nga Sơn, Thọ Xuân, Thạch Thành
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), 3 lần nhắc lại,
diện tích mỗi ô 30 m2, khoảng cách cấy 20 x 10 cm, cấy 1 cây/khóm.
- Giống sử dụng: nhóm giống lúa chất lượng cao tham gia từ 15 giống : Các
dòng, giống lúa: HT9, HT18, HT13, BM125, Gia Lộc 102, P26, BT09, Việt thơm 4
(SH4), Việt thơm 8 (Trân châu Hương), J01, LT25, BT7 (ĐC), nếp N98, nếp N100,
Nếp 97( ĐC)
- Mức thâm canh: 1tấn phân Hữu cơ vi sinh + (80N + 90P2O5 + 90 K2O)kg/ha
Tương ứng: (174 kg Đạm Ure + 450 kg lân Lâm thao + 152 kg kaliclorua)/ha
- Thời gian: từ tháng 1/2013 đến tháng 7 năm 2014, cấy ở cả vụ Xuân, vụ Mùa;
- Quy mô : 30 m2/CT x 15 CT (giống) x 3 lần nhắc x 3 điểm x 2 vụ = 8.100 m2
* Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của các giống: Các phương pháp theo
dõi đặc điểm sinh trưởng phát triển từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch, các chỉ số cấu

12



thành năng suất theo phương pháp chuẩn của IRRI.
Nội dung 2.2. Thử nghiệm sản xuất giống lúa triển vọng:
- Địa điểm thử nghiệm: Nga Sơn, Thọ Xuân, Như Thanh
- Diện tích thử nghiệm của mỗi giống 1000 m2 không nhắc lại
- Số lượng: 3 giống ( giống triển vọng )
- Quy mô: 1000m2/điểm/vụ /giống x 3 điểm x 2 vụ x 3 giống = 18.000 m2
- Mức thâm canh: 1tấn phân Hữu cơ vi sinh + (80N + 90P2O5 + 90 K2O)kg/ha
Tương ứng: (174 kg Đạm Ure + 450 kg lân Lâm thao + 152 kg kaliclorua)/ha
- Thời gian: từ tháng 06/2013 đến tháng 06/2014, cấy ở cả vụ Xuân, vụ Mùa;
* Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của các giống: Các phương pháp theo
dõi đặc điểm sinh trưởng phát triển từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch, các chỉ số cấu
thành năng suất theo phương pháp chuẩn của IRRI.
2.3.3. Nội dung 3: Xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh theo hướng
ICM cho giống lúa đã được tuyển chọn
Nội dung 3.1. Nghiên cứu xác định thời vụ cho giống lúa được tuyển chọn
- Địa điểm thực nghiệm: Nga Sơn, Thọ Xuân, Như Thanh
Thí nghiệm gồm 5 công thức và các công thức thí nghiệm được bố trí theo khối
ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 50 m 2.( Randomized
complete blok design).
CT1: Thời vụ của địa phương (Đ/C).
CT2: Sớm hơn đối chứng 7 ngày.
CT3: Muộn hơn đối chứng 7 ngày.
- Mức thâm canh: 1tấn phân Hữu cơ vi sinh + ((80N + 90P2O5 + 90 K2O)kg)/ha
Tương ứng: (174 kg Đạm Ure + 450 kg lân Lâm thao + 152 kg kaliclorua)/ha
- Thời gian: vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014.
- Quy mô: 8.100 m2, trong đó: 50m2/công thức/vụ x 3 công thức x 3 lần nhắc x 3
điểm x 2 vụ x 3 giống = 8.100 m2
* Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của các giống: Các phương pháp theo

dõi đặc điểm sinh trưởng phát triển từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch, các chỉ số cấu
thành năng suất theo phương pháp chuẩn của IRRI.
Nội dung 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ cấy đến giống lúa được tuyển chọn
- Địa điểm thực nghiệm: Nga Sơn, Thọ Xuân, Như Thanh
- Thí nghiệm gồm 4 công thức và các công thức thí nghiệm được bố trí theo khối
ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 50 m2
+ Công thức 1: cấy 30 khóm/m2 ;

13


+ Công thức 2: cấy 40 khóm/m2 ;
+ Công thức 3: cấy 50 khóm/m2;
+ Công thức 4: cấy 60 khóm/m2
- Mức thâm canh: 1tấn phân Hữu cơ vi sinh + ((80N + 90P2O5 + 90 K2O)kg}/ha
Tương ứng: (174 kg Đạm Ure + 450 kg lân Lâm thao + 152 kg kaliclorua)/ha
- Thời gian: Vụ mùa năm 2013, vụ xuân 2014.
- Thực hiện ở 2 vụ Xuân và Mùa, được thí nghiệm gieo trồng ở 3 vùng sinh thái
của Thanh Hóa.
- Quy mô: 10.800m2, trong đó:(50m2/công thức/vụ x 4 công thức x 3 lần nhắc x 3
điểm x 2 vụ x 3 giống = 10.800 m2
* Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của các giống: Các phương pháp theo
dõi đặc điểm sinh trưởng phát triển từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch, các chỉ số cấu
thành năng suất theo phương pháp chuẩn của IRRI.
Nội dung 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng mức bón phân đến năng suất, chất lượng
của giống lúa được tuyển chọn;
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại
CT1: 1tấn phân Hữu cơ vi sinh + (80N + 90P2O5 + 80 K2O)kg}/ha (Đ/C).
Tương ứng: (174 kg Đạm Ure + 450 kg lân Lâm thao + 135 kg kaliclorua)/ha
CT2: 1tấn phân Hữu cơ vi sinh + (80N + 90P2O5 + 90 K2O)kg}/ha

Tương ứng: (174 kg Đạm Ure + 450 kg lân Lâm thao + 152 kg kaliclorua)/ha
CT3: 1tấn phân Hữu cơ vi sinh + (80N + 90P2O5 + 100 K2O)kg}/ha
Tương ứng: (174 kg Đạm Ure + 450 kg lân Lâm thao + 170 kg kaliclorua)/ha
CT4: 1tấn phân Hữu cơ vi sinh + (80N + 90P2O5 + 110 K2O)kg}/ha
Tương ứng: (174 kg Đạm Ure + 450 kg lân Lâm thao + 186 kg kaliclorua)/ha
- Địa điểm thực nghiệm: Nga Sơn, Thọ Xuân, Như Thanh
- Thời gian: Vụ mùa năm 2013, vụ xuân 2014.
- Quy mô: 10.800 m2, trong đó 50m2/công thức x 4 công thức x 3 lần nhắc x 2
vụ/điểm x 3 điểm x 3 giống = 10.800 m2
+ Đánh giá ảnh hưởng của các mức bón khác nhau đến khả năng sinh trưởng và
phát triển, năng suất, chất lượng gạo của các giống khác nhau được gieo trồng ở 3
vùng sinh thái của Thanh Hóa ;
+ Đánh giá ảnh hưởng của các mức bón khác nhau đến khả năng chống chịu sâu
bệnh được gieo trồng ở 3 vùng sinh thái của Thanh Hóa ;
* Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của các giống: Các phương pháp theo

14


dõi đặc điểm sinh trưởng phát triển từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch, các chỉ số cấu
thành năng suất theo phương pháp chuẩn của IRRI.
2.3.4. Nội dung 4: Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất lúa chất lượng theo
hướng ICM cho giống lúa được tuyển chọn
- Địa điểm thực nghiệm: Nga Sơn, Thọ Xuân, Như Thanh
- Thời gian: vụ xuân năm 2014
- Quy mô: 18ha gồm có (2 ha/vụ x 1 vụ x 3 điểm x 3 giống = 18 ha )
- Đánh giá hiệu quả các giống lúa được tuyển chọn
- Hội nghị đầu bờ mô hình sản xuất trình diễn các giống lúa đã tuyển chọn được
Tổ chức hội nghị đầu bờ 3 điểm (3 huyện) x 50 người/ điểm
- Hội thảo đánh giá các giống lúa đã tuyển chọn được( 50 người/hội thảo)

- Theo dõi các chỉ tiêu KT-KT:
• Áp dụng phương pháp xây dựng các mô hình thử nghiệm trình diễn trên đồng
ruộng (Onfarm research )
- Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất trên diện tích 02 ha cho giống triển vọng.
- Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thu thống kê các mô hình.
- Các phương pháp đánh giá sâu bệnh theo phương pháp chuẩn của IRRI.
* Các chỉ tiêu theo dõi: về khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống trên
đồng ruộng:
- Các đặc điểm hình thái: Ngày gieo; Ngày trỗ 10%; Ngày trỗ 80 % (trỗ thoát);
Chiều cao cây.
- Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận: đánh giá theo thang điểm
của IRRI:
- Mức độ phản ứng đối với một số sâu hại chính: Đục thân, cuốn lá.
- Mức độ phản ứng đối với một số bệnh hại chính: Đạo ôn, Khô vằn, Bạc lá,
- Khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận: Chống đổ, chịu rét.
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
- Năng suất lý thuyết: Xác định qua các chỉ tiêu số bông/m 2, tổng số hạt/ bông, tỷ
lệ lép, khối lượng 1000 hạt.
- Năng suất thực thu: Thu tại ô thí nghiệm của điểm nghiên cứu

15


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao
tại ba vùng thâm canh lúa tỉnh Thanh Hóa
3.1.1.Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa gạo trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa
a. Thuận lợi:
- Sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với nông nghiệp; nhất là Nghị quyết

02 của Tỉnh uỷ về cải thiện môi trường đầu tư, các cơ chế, chính sách của nhà nước từ Trung
ương, tỉnh, huyện đã và đang được triển khai là những nguồn động lực mới cho phát triển của
ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm gần đây tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều cơ
chế chính sách ưu đãi thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như : chính sách vay vốn ưu đãi,
nhất là cho hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn có vốn để phát triển nông nghiệp. Chính sách giao
quyền sử dụng đất nông nghiệp để giúp nông dân mạnh dạn đầu tư để sản xuất có hiệu quả lâu
dài. Hỗ trợ đầu tư mua vật tư, giống trả chậm. Liên kết 3 nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà
nông trong chuyển giao tiến bộ KHKT và thu mua sản phẩm cho bà con. Chính sách nghiên
cứu chọn tạo giống năng suất chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Chính sách ổn định
về giá. Đầu tư xây dựng giao thông nội đồng, kiên cố hoá kênh mương nội đồng. Tăng cường
dồn điền đổi thửa, hỗ trợ máy móc để đưa cơ giới hoá đồng bộ vào sản xuất.. trong đó phải kể
đến Chương trình xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng hiệu quả cao giai đoạn
2009-2013 của tỉnh đã có tác động thiết thực đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh, bước đầu hình
thành các vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa nâng cao thu nhập cho người dân .Sau 5 năm triển
khai, tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng được vùng lúa với diện tích hơn 65.000 ha tại 12 huyện
Đồng bằng ven biển, năng suất trung bình đạt từ 70 tạ/ha trở lên. Chính vì vậy đã tạo điều kiện
thuận lợi để nông dân yên tâm sản xuất, mạnh dạn đầu tư để sản xuất nông nghiệp theo hướng
an toàn, hiệu quả và bền vững.
b. Khó khăn
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho thời tiết diễn biến phức tạp, khó
lường; lao động thiếu gây khó khăn cho sản xuất;
- Nguy cơ lạm phát tiếp tục tiềm ẩn dẫn đến việc đầu tư cho Nông nghiệp giảm;
giá cả đầu vào các loại vật tư nông nghiệp tăng làm cho khả năng đầu tư thâm canh
của nông dân hạn chế;
- Sâu bệnh phát sinh, gây hại ngày càng đa dạng, phức tạp; trong khi năng lực
phòng trừ của nông dân còn hạn chế có nguy cơ gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và
chất lượng cây trồng.
- Vùng sản xuất lúa chưa ổn định. Nhiều nông dân còn lúng túng trong việc áp dụng

16



quy trình sản xuất những loại giống lúa mới. Có địa phương chưa đầu tư nguồn vốn thích
đáng, sản xuất lúa có tính tự phát. Bộ lúa giống thiếu, không đa dạng chủng loại nên bố trí
cơ cấu giống trong từng vụ sản xuất thường gặp trở ngại. Nhiều vụ sản xuất chính vẫn thiếu
giống lúa chất lượng cao. Vấn đề chế biến và bao tiêu sản phẩm lúa, gạo cho nông dân còn
khó khăn. Hiện nhiều doanh nghiệp ngại đầu tư trong lĩnh vực chế biến hàng nông sản, nhất
là mặt hàng gạo xuất khẩu, vì còn nhiều trở ngại về giá cả, thị trường.
- Bước đầu đã hình thành sự liên kết "4 nhà" tuy nhiên mối liên kết này vẫn
chưa thực sự chặt chẽ và còn đang lỏng lẻo dẫn đến giá trị kinh tế không cao (bởi chưa
có lối ra cho khâu chế biến và đầu ra sản phẩm)...
3.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo tại tỉnh Thanh Hóa
Kết quả điều tình hình sản xuất lúa gạo tại tỉnh Thanh Hóa chúng tôi thu được ở
bảng 1, bảng 2:
Bảng 1: Diện tích sản xuất cây lúa năm 2011- 2012
Vụ xuân
TT

Đơn vị

Toàn tỉnh
Miền núi
1
Mường Lát
2
Quan Hoá
3
Quan Sơn
4
Bá Thước

5
Lang Chánh
6
Thường Xuân
7
Ngọc Lặc
8
Thạch Thành
9
Như Xuân
10 Như Thanh
11 Cẩm Thuỷ
Đồng bằng
12 Yên Định
13 Thọ Xuân
14 Thiệu Hoá
15 Đông Sơn
16 Triệu Sơn
17 Vĩnh Lộc
18 Bỉm Sơn
19 Nông Cống
20 Hà Trung
21 TP Thanh Hoá
Ven biển
22 Nga Sơn
23 Hậu Lộc
24 Hoằng Hoá
25 Tĩnh Gia
26 Quảng Xương
27 TX Sầm Sơn


Tổng
diện tích
118.000
21.650
300
650
600
2.200
1.100
2.200
2.700
4.100
1.700
2.800
3.300
66.000
9.600
7.500
8.900
5.600
10.200
4.600
800
10.200
6.900
1.700
30.350
3.800
5.000

7.500
4.000
9.800
250

Vụ mùa

Lúa lai

Lúa thuần

76.000
11.050

42.000
10.600
300
500
450
1.200
600
1.500
1.100
1.700
700
1.200
1.350
20.600
2.100
1.100

2.200
2.000
3.200
1.100
400
4.200
3.700
600
10.800
1.100
1.500
2.900
1.800
3.300
200

150
150
1.000
500
700
1.600
2.400
1.000
1.600
1.950
45.400
7.500
6.400
6.700

3.600
7.000
3.500
400
6.000
3200
1.100
19.550
2.700
3.500
4.600
2.200
6.500
50

Tổng
diện tích
132.000
31.100
3.250
1.750
1.300
3.000
1.400
2.400
3.600
5.100
1.800
3.300
4.200

64.700
9.100
8.100
9.000
5.800
10.000
4.300
800
10.000
5.700
1.900
36.200
5.000
6.000
8.800
6.100
10.000
300

Lúa lai

Lúa thuần

46.200
7.400

85.800
23.700
3.250
1.500

1.050
2.300
1.000
1.700
2.850
3.650
1.100
2.300
3.000
39.250
5.150
4.300
5.200
3.800
5.900
2.750
550
6.200
4.100
1.300
22.850
3.150
3.800
5.500
4.200
6.000
200

250
250

700
400
700
750
1.450
700
1.000
1.200
25.450
3.950
3.800
3.800
2.000
4.100
1.550
250
3.800
1.600
600
13.350
1.850
2.200
3.300
1.900
4.000
100

Nguồn: Số liệu điều tra

17



Bảng 2: Cơ cấu giống và thời vụ vụ mùa năm 2012
Cây lúa
Chia theo trà
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

24
25
26
27

Đơn vị

Tổng
diện tích
(ha)

Sớm
(ha)
89.194,
3
1.390,0
3.500,0

Chính
vụ
(ha)
32.927,
0
3.910,0
1.300,0
4.200,0
1.700,0
1.000,0

T. Tỉnh


133.219,3

T. Thành
Hà Trung
Nga Sơn
Hoàng Hoá
Vĩnh Lộc
Nông Cống
Như Thanh
Thường
Xuân
Ngọc Lặc
Thọ Xuân
Đông Sơn
Như Xuân
Cẩm Thuỷ
Quan Sơn
Bỉm Sơn
Thành phố
Tĩnh Gia
Q. Xương
Hậu Lộc
Triệu Sơn
Thiệu Hoá
Mường Lát
Quan Hoá
Yên Đinh
Sầm Sơn
Bá Thước

Lang Chánh

5.300,0
5.800,0
4.200,0
8.700,0
4.600,0
10.500,0
3.470,0

7.000,0
3.600,0
10.500,0
2.770,0

2.400,0

300,0

1.950,0

4.200,0
8.100,0
5.774,0
2.490,0
4.281,0
1.401,0
623,3
1.680,0
6.200,0

9.800,0
5.900,0
10.100,0
8.935,0
3.300,0
765,0
9.800,0
300,0
3.200,0
1.400,0

2.730,0
6.500,0
4.042,0
1.992,0
1.382,0

1.470,0
1.600,0
1.732,0
498,0
1.869,0
683,0
15,0

608,3
1.680,0
4.500,0
9.800,0
5.900,0

7.800,0
5.500,0
6.860,0

Muộn
(ha)
11.098,
0
1.000,0
0,0

700,0
150,0

1.030,0
718,0
0,0
1.700,0
0,0

2.300,0
3.435,0
765,0
2.940,0
300,0

0,0
3.300,0
0,0
3.200,0


840,0

560,0

Chia theo nhóm giống
Lúa
Lúa lai Lúa CL
thuần
DT
(ha)
43.193,
0
1.450,0
1.800,0
1.000,0
4.250,0
1.380,0
3.000,0
2.100,0

DT
(ha)

DT
(ha)

27.853,0 62.173,3
1.250,0
1.200,0

800,0
1.600,0
1.000,0
1.800,0
364,0

2.600,0
2.800,0
2.400,0
2.850,0
2.220,0
5.700,0
1.006,0

1.200,0

500,0

700,0

1.000,0
3.240,0
1.143,0
400,0
1.700,0
170,0
230,0
200,0
2.500,0
2.000,0

1.200,0
4.600,0
3.200,0

50,0
4.860,0
2.021,0

3.150,0
0,0
2.610,0
2.090,0
120,0
2.461,0
1.231,0
200,0
193,3
1.200,0
280,0
400,0
3.300,0
1.000,0 6.800,0
2.537,0 2.163,0
2.500,0 3.000,0
1.500,0 4.235,0
3.300,0
480,0
285,0
3.500,0 2.500,0 3.800,0
19,0

281,0
800,0
400,0
2.000,0
650,0
32,0
718,0
Nguồn: Sở Nông nghiệp

* Kết quả điều tra cho thấy diện tích gieo cấy lúa trong vụ xuân đạt 120.000 –
122.000 ha., chia làm 3 trà lúa chính đó là: Trà Xuân sớm; Trà Xuân chính vụ và trà
Xuân muộn chiếm 90% - 95% tổng diện tích. Trong đó diện tích lúa lai chiếm 70 –
75% tổng diện tích gieo cấy; lúa chất lượng cao và các giống lúa thuần 20 – 25 % tổng
diện tích. Năng suất bình quân đạt 60 - 65 tạ/ha; trong đó năng suất bình quân vùng lúa

18


thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đạt cao nhất: 70-78 tạ/ha đối với lúa lai
và 60-65 tạ/ha đối với lúa thuần chất lượng; vùng miền núi năng suất bình quân đạt 50
- 55 tạ/ha, vùng đồng bằng năng suất đạt 65 - 67 tạ/ha. Diện tích trồng lúa trong vụ
mùa lớn hơn vụ xuân với tổng diện tích gieo cấy đạt 133.000 – 135.000 ha, trong đó:
diện tích gieo cấy lúa lai chiếm khoảng 30% tổng diện tích; lúa chất lượng khoảng 20 25% tổng diện tích, còn lại là các giống lúa thuần khác. Năng suất lúa trung bình đạt khoảng
50 - 55 tạ/ha. Trà mùa sớm chiếm 70% tổng diện tích, tập trung chủ yếu ở các huyện
vùng đồng bằng, ven biển và vùng bán sơn địa trên chân đất làm vụ đông, trà mùa
chính vụ và mùa muộn chiếm 30% diện tích chủ yếu trên đất 2 lúa không làm vụ đông,
đất lúa nương và vùng sản xuất nhờ nước trời.
3.1.3. Kết quả điều tra diện tích, năng suất và sản lượng của 3 huyện Nga
Sơn, Như Thanh, Thọ Xuân và của tỉnh Thanh Hóa.
Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng của 3 huyện Nga Sơn, Như Thanh,

Thọ Xuân và của tỉnh Thanh Hóa năm 2012
Chỉ tiêu
Địa điểm
Tỉnh Thanh Hóa
Huyện Nga Sơn
Huyện Như Thanh
Huyện Thọ Xuân

Vụ sản
xuất
Vụ Xuân
Vụ Mùa
Vụ Xuân
Vụ Mùa
Vụ Xuân
Vụ Mùa
Vụ Xuân
Vụ Mùa

Sản lượng
Diện tích trồng lúa Năng suất
(Ha)
TB (tấn/ha)
(tấn)
118.000
6,30
743.4.00
132.000
5,50
726.000

3.800
6,50
24.700
5.000
5,74
28.700
2.800
5,90
16.520
3.300
4,85
16.005
7.500
7,00
52.500
8.100
6,50
52.650
Nguồn: số liệu điều tra

Kết quả điều tra ở bảng 1 cho thấy: Năng suất trung bình trong cả vụ xuân và vụ
mùa tại huyện Thọ Xuân đều cao hơn huyện Như Thanh và huyện Nga Sơn và so với
năng suất bình quân toàn tỉnh cao hơn khoảng 0,7 - 1,0 tấn/ha. Kết quả điều tra cũng
đã khảng định trình độ thâm canh cũng như điều kiện đất đai tại huyện Thọ Xuân tốt
hơn hai huyện Nga Sơn và Như Thanh.
• Kết quả điều tra huyện Nga Sơn
Nga Sơn là huyện thuộc đồng bằng ven biển nằm ở cực đông bắc tỉnh Thanh
Hóa, Do quá trình bồi đắp của phù sa sông, biển, toàn huyện có dạng địa hình lượn
sóng, tạo ra những dải đất cao thấp xen kẽ nhau và có hướng nghiêng dần từ tây bắc


19


xuống đông nam, có thể chia thành 3 tiểu vùng:
a, Vùng phía tây: có địa hình tương đối bằng phẳng, tưới tiêu chủ động. Đất đai
chủ yếu là đất phù sa, có điều kiện trở thành vùng thâm canh lúa cao sản. Tiểu vùng
này có diện tích 4573,3 ha, chiếm 28,9% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là vùng
chuyên canh lúa của huyện.
b, Vùng giữa: nằm trên dải đất cao hơn của huyện, thoải dần về hai phía nên
thường không bị ngập úng, thoát nước nhanh. Đất đai chủ yếu là đất cát biển. Đây là
vùng chuyên canh màu, cây công nghiệp ngắn ngày, có khả năng phát triển tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ. Tiểu vùng này có diện tích 5058,06 ha, chiếm 32,0% tổng
diện tích toàn huyện
c, Vùng ven biển: là vùng đất được hình thành do quá trình bồi đắp, lấn biển hiện
đang được trồng cói, nuôi trồng thủy sản. Tiểu vùng này có địa hình thấp hơn so với
các vùng khác, nghiêng dần về phía biển. Đây là vùng chuyên canh cói cho năng suất
và chất lượng cao
Tóm lại, địa hình Nga Sơn chia thành 3 tiểu vùng rõ rệt, được hình thành một
cách tự nhiên và thích hợp với 3 chế độ, tập quán canh tác khác nhau tạo thành thế
mạnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa
sản phẩm và mang tính hàng hóa cao.
- Tình hình sản xuất nông nghiệp.
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2007, Nga Sơn có diện tích tự nhiên 15.829,15
ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 9.221,36 ha (chiếm 58,26%), đất phi nông
nghiệp là 4.874,49 ha (chiếm 30,79%), đất chưa sử dụng là 1.733,30 ha (chiếm
10,95%).
Trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm là 8094,17 ha, chiếm
99,66% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; trong đó đất lúa là 5273,02 ha, chiếm
65,15% và diện tích đất bằng trồng cây hàng năm khác là 2820,91 ha, chiếm 34,85%
diện tích đất trồng cây hàng năm. Diện tích đất trồng cây lâu năm là 27,66% chiếm

0,34% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Tổng diện tích gieo trồng cả năm 17.781 ha. Trong đó cây lúa 9.376 ha, cây ngô
1.233 ha, cây cói 2.922,4 ha, cây lạc 1.519 ha, còn lại là các cây trồng khác.
Năng suất lúa bình quân đạt 57,4 tạ/ha, cây ngô 40,1 tạ/ha, cây lạc 20,6 tạ/ha, cây
cói 77,5tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 58.359 tấn. Sản lượng lúa 53.274

20


tấn; ngô 5.085 tấn; lạc 3.094 tấn. Sản lượng cói khô 21.980 tấn.
Tập quán canh tác lúa ở huyện Nga Sơn
Nga Sơn là một huyện đại diện cho vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh
Hóa. Qua quá trình điều tra và thu thập thông tin từ các phòng ban quản lý và chuyên
môn, chúng tôi chọn hai xã Nga Yên và Nga Hải là hai xã có diện tích trồng lúa nước
2 vụ/năm lớn nhất trong huyện làm trọng tâm nghiên cứu. Quá trình điều tra cho kết
quả như sau:
Chỉ tiêu

Xã Nga Yên

Xã Nga Hải
Làm bằng trâu và dùng máy
- Kỹ thuật làm đất Sử dụng máy cày
cày
- Kỹ thuật làm mạ Mạ dược là chủ yếu
Mạ dược
- Khung thời vụ
2 vụ/năm
2 vụ/năm
2 - 3 giống/vụ/hộ

2 - 3 giống
+ Vụ Xuân: Nếp 97, BT7, + Vụ Xuân: Nếp 97, BT7,
- Giống lúa/ 1 vụ
HT1,
HT1,
+ Vụ mùa: Nhị Ưu 838, + Vụ mùa: Nhị Ưu 838,
BC15...
BC15...
+ Phân NPK
+ Bón lót bằng NPK
- Phân bón
+ Bón thúc bằng Đạm, một số
+ Bón thúc bằng phân đạm.
ít hộ sử dụng Kali.
Rầy nâu, rầy lưng trắng, đục Sâu năn, rầy nâu, rầy lưng
- Sâu bệnh
than, cuốn lá, sâu năn.
trắng.
Bệnh khô vằn, đạo ôn, vàng lùn. Bệnh vàng lá, bạc lá, đạo ôn.
- Thuốc BVTV

Sử dụng các loại thuốc như: Conphai,
Bassa, Trebon, …
Ofatox.

Bassa,

Basurin,

- Năng suất


+ Vụ Xuân: 6 - 7 tấn/ha
+ Vụ mùa: 4,5 - 5 tấn/ha

+ Vụ chiêm: 6 - 7tấn/ha
+ Vụ mùa: 4 – 4.5 tấn/ha

- Tiêu thụ

Dùng để ăn, bán.

Dùng để ăn, một số ít hộ
bán.

Kết quả điều tra nông hộ tại xã Nga Hải và xã Nga Yên huyện Nga Sơn cho thấy:
sản xuất lúa gạo tại địa bàn huyện đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ, diện tích và sản
lượng trồng các giống lúa chất lượng ngày một tăng, trong quá trình tiến hành điều tra
có tới 97% số hộ yêu cầu tỉnh và huyện nên có cơ chế hỗ trợ giống lúa chất lượng phục
vụ cho sản xuất. Hiện nay, các giống lúa chất lượng: HT9, BC15, BT7, lúa lai chất
lượng cao.. đang được các địa phương trên địa bàn huyện mở rộng sản xuất với
diện tích chiểm trên 60% , những giống lúa này tiêu thụ dễ, giá bán thường cao hơn
1000 đồng đến 1500 đồng/kg so với lúa thường. Đây là một trong yếu tố quan trọng

21


×