VIỆN HÀN LÂM KHOA
HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ
NHẬN THỨC XÃ HỘI CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY VỚI
HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI VÀ CHUYỂN ĐỐI GIỚI
TÍNH
( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI
Chuyên ngành: Xã Hội
Học
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ MẠNH
HÀ NỘI -
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Vũ Mạnh
Lợi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào trước đây. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập và xử lý cách chân thực và khách quan bởi người nghiên cứu.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng.
Tác giả
Nguyễn Thị Hiên
Nhìn lại chặng đường hai năm đào tạo trên giảng đường Cao học tại Học viện, với những hoa trái của tri thức, con
xin được chân thành bày tỏ tấm lòng tri ân đến Ba Mẹ, quý Thầy cô, quý Dì, quý ân nhân, đồng nghiệp và tất cả các học
viên đã cùng đồng hành trong suốt chặng đường vừa qua.
Trước hết con xin được cúi đầu tri ân đại gia đình mình, đặc biệt là Bố Mẹ và các em đã luôn ủng hộ, thương yêu
và hy sinh tất cả cho con đường học của con. Dù chặng đường có nhiều thử thách và khó khăn nhưng với sự đồng lòng, con
có thể đi đến cuối của chặng đường học thức này.
Tiếp đến, con cũng xin được chân thành tri ân quý Thầy cô tại Học viện đã không ngừng truyền đạt những kiến
thức và kỹ năng cần thiết làm hành trang cho sự nghiệp và cuộc sống của hiện tại và tương lai.
Đặc biệt, con xin hết lòng tri ân Thầy PGS.TS Vũ Mạnh Lợi, là người hướng dẫn khoa học, Thầy đã có những góp
ý và định hướng giá trị về mặt phương pháp luận và phương pháp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
Luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến các Anh/Chị đồng nghiệp, các Nghiên cứu viên của Viện IRED
đã đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện về mọi mặt để bản thân có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất có thể.
Con xin được chân thành tri ân Quý Dì trong ban điều hành quỹ Học bổng Xã Hội Học cùng quý ân nhân đã đón
nhận, yêu thương và nâng đỡ con trong suốt những ngày tháng qua.
Người đã luôn âm thầm động viên, giải đáp những thắc mắc, đưa ra lời khuyên cũng như giúp đỡ con trong việc
tiếp cận tài liệu trong quá trình thực hiện khóa luận - con xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Xuân Nghĩa, thầy Phạm Như
Hồ.
Nhân đây, xin được cám ơn anh Nguyễn Đức Huân, anh Trần Quốc Oai, bạn Thanh Lan, em Thùy Trang đã nhiệt
tình giúp đỡ cách này cách khác, đặc biệt trong quá trình khảo sát thực địa và phỏng vấn sâu. Tôi cũng xin được gửi lời
cám ơn đến các bạn trẻ là học sinh, sinh viên, nhân viên, công nhân trên khắp Tp. HCM đã nhiệt tình tham gia trả lời bảng
hỏi khảo sát và phỏng vấn sâu, cung cấp thông tin giúp tôi có đủ cơ sở dữ liệu một cách khách quan và hoàn thành khóa
luận một cách tốt nhất có thể.
Cuối cùng xin cám ơn tập thể lớp Cao học Xã Hội Học khóa 05 đợt 02 đã đồng hành cùng tôi trong suốt hai năm
học qua, cùng động viên và chia sẻ với nhau trong suốt quá trình học và thực hiện luận văn.
Xin mãi khắc sâu vào khối óc và con tim tình yêu thương và tấm lòng của mọi người dành cho tôi.
Tp. HCM, tháng 7, năm 2016 Học viên, Nguyễn Thị Hiên
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
CĐGT:
Chuyển Đổi Giới Tính
CĐ/ĐH:
Cao Đẳng/ Đại Học
GD:
Giáo Dục
HS:
Học Sinh
HNĐG:
Hôn Nhân Đồng Giới
Kqt:
LGBT:
Không quan tâm
Lessbian, Gay, Bisexual , Trangender (Đồng tính nữ, đồng tính nam,
NV:
lưỡng tính, chuyển giới)
Nhân Viên
SV:
Sinh Viên
SSM:
THPT:
Same sex Marriage (Hôn nhân cùng giới tính)
Trung Học Phổ Thông
TC:
Thiên Chúa
Tp. HCM:
VN:
Thành phố Hồ Chí Minh
Việt Nam
Bảng 1.23: Nguyên nhân CĐGT theo nhận định tác động xã hội của CĐGT (đơn vị:
Biểu đồ 1.16: Cảm nhận về hiện tượng các cặp đồng giới chung sống và kết hôn (đơn
Box 3.2: Minh họa quan điểm của người trong và ngoài cuộc về xu hướng tình yêu
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 26 tháng 06 năm 2015, nước Mỹ đã thông qua luật hôn nhân đồng giới ở toàn bộ 50 tiểu bang. Nhân dịp này,
tổng thống Obama đã phát biểu tại Nhà Trắng: “Đây là một thắng lợi của nước Mỹ" [2]. Có thể nói, sự kiện này không chỉ
là của riêng nước Mỹ mà còn đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình thay đổi nhận thức và thái độ của xã hội với các vấn
đề thuộc giới tính thứ ba trên toàn thế giới. Bằng chứng là có khoảng 26 triệu người dùng mạng xã hội facebook đã tạo ra
một xu hướng ủng hộ bằng cách dùng biểu tượng cờ lục sắc (hay còn gọi là cờ cầu vồng) làm hình ảnh đại diện. Bởi lẽ vấn
đề liên quan đến giới tính thứ ba là một vấn đề xã hội và hiện nay vẫn luôn tồn tại những xu hướng nhận định khác nhau. Ở
Việt Nam, gần đây nhất, ngày 24 tháng 11 năm 2015, bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua và hợp pháp hóa quyền
chuyển đổi giới tính. Đây cũng là một biểu hiện mang tính hội nhập ở Việt Nam theo xu hướng chung của thế giới. Như
vậy, vấn đề giới tính là một quá trình xã hội đã, đang và sẽ có những biến chuyển nhất định trong tương lai, điều này hợp lý
với sự lý giải của lý thuyết tương tác biểu tượng khi đặt xã hội trong trạng thái động.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender) không chỉ liên quan
đến đặc điểm sinh học, mà còn liên quan đến khía cạnh lối sống xã hội, văn hóa, đạo đức và truyền thống ở mỗi quốc gia và
khu vực khác nhau. Thay đổi giới tính và hình thức hôn nhân sẽ dẫn đến những biến chuyển về cơ cấu gia đình, vấn đề sinh
sản, giáo dục gia đình và chức năng của gia đình, qua đó, tác động đến xã hội ở nhiều khía cạnh như: giá trị, lối sống, văn
hóa, nghề nghiệp.
Vì là một hiện tượng xã hội, hôn nhân đồng giới và chuyển đổi giới tính cần phải được tìm hiểu và nghiên cứu một
cách nghiêm túc và khoa học, đặc biệt dưới nhãn quan và cách tiếp cận của Xã hội học. Điều cần thiết là định vị xem hiện
tượng đó đang được xã hội nhận định và đánh giá như thế nào. Vấn đề đồng tính và chuyển giới chỉ được biết rộng rãi ở
Việt Nam từ sau thời kỳ đổi mới (1986 cho đến nay), đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay (điều này không có nghĩa là trước
1986 ở Việt Nam không có người thuộc cộng đồng LGBT). Giới trẻ chính là nhóm dân số chịu tác động nhiều nhất của
hiện tượng này. Hơn nữa, nghiên cứu trên đối tượng giới trẻ cũng là nghiên cứu cho tương lai khi vừa mang lại hiểu biết
hiện tại vừa giúp dự báo tương lai.
Bối cảnh chung của đề tài cho thấy một phần tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, chuyển đổi giới
tính và hôn nhân đồng giới là một vấn đề xã hội không chỉ của Việt Nam mà của toàn thế giới. Nó đã và đang ảnh hưởng
lên các thiết chế khác của xã hội như: gia đình, giáo dục, nghề nghiệp... Vì vậy, nghiên cứu nhận thức và thái độ của giới
trẻ về chuyển đổi giới tính và hôn nhân đồng giới là cần thiết để định vị nhận thức của xã hội và xác định xu hướng thay
đổi của vấn đề. Bởi lẽ, một hiện tượng xã hội sẽ thay đổi dựa trên nhận thức và thái độ của xã hội về vấn đề đó.
Có thể nói, giới trẻ là khách thể nghiên cứu chính của chuyển đổi giới tính và hôn nhân đồng giới vì phần lớn sự
phát hiện, chấp nhận, công khai (come out) về giới tính rõ ràng nhất và đưa ra quyết định chuyển đổi giới tính hay hôn
nhân cũng thuộc giai đoạn tuổi từ 15-30.
Khi thông qua bất kỳ một điều luật nào cũng cần có nghiên cứu đánh giá nhận thức và thái độ của cộng đồng. Theo
đó, luật hôn nhân đồng giới được thông qua ở Mỹ và luật chuyển đổi giới tính có hiệu lực ở Việt Nam không phải ngoại lệ.
Việc tìm hiểu nhận thức và thái độ của giới trẻ Việt Nam về những luật trên là một việc làm cần thiết nhằm định hướng và
dự báo xu hướng của vấn đề trong tương lai vì đề tài thuộc nhóm nghiên cứu khám phá và mang tính thực tiễn cao. Ngoài
ra, đề tài cũng là mối quan tâm của bản thân tôi, quá trình quan sát cho tôi thấy tầm quan trọng của đề tài.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Khi hôn nhân đồng giới và chuyển đổi giới tính trở thành vấn đề xã hội, nó được các nhà nghiên cứu trên thế giới ở
nhiều chuyên ngành quan tâm nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận và hướng nhìn khác nhau. Ở Việt Nam, vấn đề này chỉ
mới thực sự nổi lên như một vấn đề xã hội trong những năm gần đây, vì vậy chúng tôi cũng tìm được một số tài liệu liên
quan được xuất bản trong những năm gần đây. Mặc dù có rất nhiều tài liệu xung quanh các vấn đề liên quan đến giới tính
thứ ba, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ chú trọng đến những đề tài liên quan trực tiếp về mặt nội
dung, phương pháp, cách tiếp cận và đặc biệt tài liệu đó được đánh giá là có giá trị và có tính khoa học.
Nhóm tài liệu nước ngoài
Chúng tôi tìm thấy khá nhiều các nghiên cứu về thái độ đối với các vấn đề của cộng đồng LGBT, chúng tôi không
có điều kiện để tổng quan tất cả, dưới đây là một số nghiên cứu nổi bật với các luận điểm và kết quả có ý nghĩa.
Về chủ đề nghiên cứu. Về chủ đề này có Barry & Charmie (2011) đã nghiên cứu SSM (Same-Sex Marriage) ở thế
kỷ 21 trong bối cảnh sự gia tăng về số lượng các nước bắt đầu hợp thức hóa luật hôn nhân đồng giới [31]. Tiếp theo,
Gregory (1984) một nghiên cứu tâm lý về quan điểm xã hội đối với người đồng tính nữ và đồng tính nam [44]. Một nghiên
cứu khác liên quan trực tiếp của Brinson (2009) trả lời cho câu hỏi tại sao xã hội ủng hộ hình thức kết hợp dân sự nhưng lại
phản đối hôn nhân đồng giới [35]. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xã hội học của Ghoshal (2005) về cấu trúc, sự thuyết
phục và thái độ đối với hôn nhân đồng giới, trong đó yếu tố tác động được nhấn mạnh [43] và một loạt các nghiên cứu khác
như của Yang (1997) nghiên cứu thái độ của người dân với người đồng tính ở Mỹ [56], Stangor (1991) và Bowman (2004)
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xã hội phản đối hôn nhân đồng giới [54] [36], tác giả Herek (1999) [47], Cullen
(2002) nghiên cứu về các tác động đến những người ủng hộ hôn nhân đồng giới và một số nghiên cứu khác cùng chủ đề
[55].
Về phương pháp và cách tiếp cận. Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng: một vài nghiên cứu
đại diện như Barry & Charmie (2011) đã nghiên cứu thống kê để đưa ra những bằng chứng liên quan đến vấn đề SSM trên
toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ [31]. Nghiên cứu thực nghiệm cũng được Gregory (1984) áp dụng khi tìm hiểu về thái độ
đối với người đồng tính, bằng mô hình phân biệt ba loại thái độ theo chức năng tâm lý học xã hội; kinh nghiệm mà họ
tương tác với người đồng tính trong quá khứ; sự phòng thủ và đối phó với sự xung đột nội tâm hoặc lo âu bằng cách bảo vệ
người đồng tính; các biểu tượng, miêu tả các khái niệm trừu tượng được liên kết chặt chẽ giữa bản thân và các nhóm mạng
xã hội trở thành nơi tham khảo [44]. Nghiên cứu định lượng và tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa được Brinson (2009) sử
dụng trong phân tích của mình để đo lường thái độ và niềm tin xã hội đối với hôn nhân đồng giới và hình thức kết hợp dân
sự [35]. Tác giả Ghoshal (2005) nghiên cứu trên 12 lớp xã hội học với 6 gói khảo sát khác nhau về đặc điểm nhân khẩu và
ý kiến về hôn nhân đồng giới [43].
Về những kết quả nghiên cứu. Theo Barry & Charmie (2011), SSM có sự khác biệt về số lượng, mức độ và khuynh
hướng giữa các cặp nam và nữ. Nghiên cứu cũng đi đến kết luận về sự đồng ý và phản đối SSM dựa trên sự thay đổi về luật
và chính sách có thể xảy ra. Tác giả cũng đi đến kết luận hậu quả và tác động của SSM đã vượt ra khỏi giới hạn của quốc
gia và khu vực, SSM cũng được dự đoán là vấn đề gây tranh cãi về khía cạnh hợp pháp, chính trị và văn hóa của mỗi quốc
gia và trên toàn thế giới [31].
về hướng nghiên cứu thái độ đối với người đồng tính nữ và đồng tính nam, Gregory (1984) cho rằng có nhiều cái
nhìn phức tạp về mặt tâm lý về thái độ tích cực và tiêu cực đối với người đồng tính. Tác giả cũng đề xuất chiến lược thay
đổi thái độ dựa trên chức năng truyền thông [38]. Bên cạnh đó Brinson (2009) cung cấp những bằng chứng sống động để
chứng minh và giải thích dưới góc độ văn hóa về việc xã hội ủng hộ hình thức kết hợp dân sự nhưng chưa ủng hộ hôn nhân
đồng giới, sự khác nhau về nhận thức giữa các nhóm có đặc điểm nhân khẩu và văn hóa được chứng minh [35]. Tác giả
Bowman (2004) trình bày một phân tích về thái độ của các nhóm khác nhau, cụ thể là nữ, da trắng, trẻ, học thức cao, không
tôn giáo, đảng dân chủ... có tỷ lệ ủng hộ hôn nhân đồng giới cao hơn so với nam giới, da đen, lớn tuổi, ít học, có tôn giáo,
thu nhập thấp, đảng bảo thủ [36]. Tương tự, trong nghiên cứu của mình, Herek (1999) tìm ra rằng phụ nữ có nhiều đặc điểm
khoan dung hơn nam giới và ngược lại, nam giới có nhiều khinh miệt hơn nữ về vấn đề hôn nhân đồng giới [44]. Bên cạnh
đó, tác giả Cullen (2002) chứng minh biến số “cởi mở để trải nghiệm” là yếu tố dự báo quan trọng ảnh hưởng đến thái độ
đối với cộng đồng LGBT [55].
Tác giả Catherine (2010) nghiên cứu thái độ của người trưởng thành về hôn nhân đồng giới trên mẫu là 814 sinh
viên thuộc các trường đại học với đặc điểm mẫu là những người ủng hộ và phản đối hôn nhân đồng giới và nhóm đa thê. So
sánh giữa các nhóm ủng hộ và phản đối, tác giả cho thấy nhóm phản đối thường ít tiếp xúc với những người đồng giới,
đồng thời họ cũng thuộc nhóm văn hóa thiểu số và ít tự chủ hơn. Nhóm sinh viên chống đa thê cũng phản đối mạnh mẽ hôn
nhân đồng giới và có xu hướng lý tưởng hóa gia đình truyền thống, họ thuộc nhóm gia trưởng, có tôn giáo, ít tự chủ trong
suy nghĩ.. .Kết quả cũng chỉ ra rằng nhóm đa thê và hôn nhân đồng giới được dự báo bởi các biến khác nhau, đối với hôn
nhân đồng giới bị ràng buộc mạnh mẽ hơn với thành kiến chống lại người đồng tính, đối với hôn nhân đa thê thì bị ràng
buộc mạnh hơn với niềm tin về đạo đức đã được quy ước trong các gia đình truyền thống [37].
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu theo hướng giải pháp tác động đến nhận thức và thái độ đối với hôn nhân đồng
tính. Điển hình như Edwards (1990) [39] và Edwards K (1995) [40] cho rằng những thái độ bắt nguồn chủ yếu từ ảnh
hưởng có thể được thay đổi bằng tình cảm, cảm xúc. Trong khi những thái độ bắt nguồn từ nhận thức có thể được thay đổi
bằng nhận thức. Tác giả Stangor (1991) nhận thấy rằng thái độ đối với các nhóm dân tộc thiểu số, bao gồm cả đồng tính
nam và đồng tính nữ có xu hướng tốt hơn dự đoán bởi cảm xúc của người trả lời đối với nhóm hơn là những đánh giá nhận
thức của nhóm. Hai phát hiện đều cho rằng sự kêu gọi về cảm xúc có thể thành công hơn trong việc thay đổi thái độ tiêu
cực về đồng tính [54].
Những kết quả nghiên cứu này, đặc biệt các kết quả liên quan đến các xu hướng nhận thức và đặc điểm của nhóm
ủng hộ và phản đối SSM đã gợi ý cho nghiên cứu chúng tôi đang thực hiện với sự khác biệt về các xu hướng nhận thức và
mối quan hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu mà chúng tôi đã đặt ra trong phần giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu.
Như vậy, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu định lượng với quy mô và mức độ khác nhau, chủ yếu
là các tiếp cận từ góc độ xã hội học, tâm lý học và văn hóa với các so sánh về đặc điểm nhân khẩu xã hội, văn hóa và mô
hình nhận thức. Mặt khác, các tài liệu mặc dù bị hạn chế bằng ngôn ngữ (chúng tôi chỉ tổng quan những nghiên cứu được
xuất bản bằng tiếng anh) nhưng có giá trị tham khảo và so sánh khi đề tài này được thực hiện. Đặt trong bối cảnh kinh tế,
văn hóa, xã hội khác nhau ở mỗi quốc gia và khu vực sẽ có những nghiên cứu phù hợp và cách tiếp cận phù hợp.
Nhóm tài liệu trong nước
Về chủ đề nghiên cứu, ở Việt Nam, các vấn đề thuộc cộng đồng LGBT được nghiên cứu trong những năm gần đây
như Vũ Mạnh Lợi và các cộng sự (2009) nghiên cứu về tình dục đồng giới nam (MSM) tại VN, sự kỳ thị và hệ quả xã hội
[14]. Sau đó một năm, tác giả này cũng công bố báo cáo nghiên cứu về MSM bán dâm tại Hà Nội: Hành vi nguy cơ cao và
các rào cản trong dự phòng HIV cũng nhằm mô tả thực trạng của nhóm MSM, tìm hiểu các hành vi nguy cơ, các rào cản và
xác định nhu cầu của MSM về dự phòng HIV [13]. Tiếp đến, phải kể đến nghiên cứu của Viện iSEE (2010), một nghiên
cứu khảo sát đánh giá về mức độ và nguyên nhân kỳ thị đồng tính luyến ái trong một số nhóm xã hội ở Việt Nam. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng phân tích các cản trở và cơ hội trong việc thay đổi thái độ [27]. Tiếp đến, công bố của Viện iSEE &
IOS với kết quả trưng cầu ý kiến người dân về hôn nhân cùng giới (2013) [28]. Một nghiên cứu khác về sự kỳ thị của Trần
Thành Nam & Đặng Thị Việt Phương (2011) trong nghiên cứu về sự kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế qua cung
cấp dịch vụ y tế cho nam quan hệ tình dục đồng giới [16]. Liên quan trực tiếp hơn, một nghiên cứu khoa học cấp bộ của
sinh viên Nguyễn Hồ Phương Trâm (2011) trong đề tài nghiên cứu về nhận diện quan điểm của giới trẻ tại Tp.HCM về hôn
nhân đồng giới [24].
Về mặt phương pháp luận, nghiên cứu của Vũ Mạnh Lợi và các cộng sự (2009) sử dụng phương pháp hỗn hợp
(Mix Method) giữa định lượng và định tính với lượng mẫu khảo sát là 813 người đồng tính nam (ĐTN) và 900 người dân,
600 cán bộ đoàn thể, 45 cuộc thảo luận nhóm, 196 phỏng vấn sâu [14]. Trong nghiên cứu năm 2010, tác giả cũng kết hợp
phương pháp định lượng (150 bảng hỏi) và định tính (12 trường hợp phỏng vấn sâu) [12]. Đới với nghiên cứu của Viện
iSEE (2010), bằng việc kết hợp các nghiên cứu định tính và định lượng dựa tên khung lý thuyết kỳ thị của Link và Phelan,
iSEE đã phát triển thang đo kỳ thị xã hội đối với đồng tính và đưa vào bảng hỏi điều tra trên 650 người ở độ tuổi 18-60
bằng các câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu học xã hội, mức độ trải nghiệm, tiếp cận thông tin về đồng tính và tác động nhận
thức của gia đình và cộng đồng về đồng tính lên cá nhân... [27] [28]. Nghiên cứu của Trần Thành Nam & Đặng Thị Việt
Phương, 2011) sử dụng cách tiếp cận định tính với mẫu là 82 trường hợp qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm [16]. Tiếp
tục là nghiên cứu định lượng, Nguyễn Hồ Phương Trâm (2011) sử dụng cách tiếp cận định lượng và áp dụng lý thuyết cơ
cấu chức năng, khảo sát bảng câu hỏi trên 190 mẫu là sinh viên, công nhân và nhân viên theo phương pháp chọn mẫu tình
cờ tiện lợi [24].
Về mặt kết quả nghiên cứu, nghiên cứu Vũ Mạnh Lợi và các cộng sự (2009) cho biết nguyên nhân lớn nhất dẫn đến
kỳ thị ĐTN là do gia đình và cộng đồng thiếu thông tin và kiến thức về MSM, nhận thức và thái độ không dựa trên kinh
nghiệm thực tế tiếp xúc mà dựa trên những thông tin không trực tiếp từ dư luận. Bên cạnh đó, các định kiến tiêu cực về giới
và vai trò giới còn tồn tại khá phổ biến. Ngoài ra, người trong cuộc tự kỳ thị và cam chịu sự kỳ thị của cộng đồng và một số
kết quả nghiên cứu khác [14]. Kết quả nghiên cứu của tác giả này năm 2010 đi đến kết luận hiểu biết về HIV của thanh
niên chỉ dừng lại ở mức cơ bản về cách lây nhiễm và một vài bệnh phổ biến, học vấn cao thường có hiểu biết hơn và một số
biểu hiện khác xung quanh vấn đề MSM, từ đó nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị thiết thực cho việc dự phòng HIV
[12]. Nghiên cứu Viện iSEE & IOS (2010) đưa ra khái niệm và công cụ đo lường mức độ kỳ thị đồng tính với mục đích,
nghiên cứu nhằm tìm kiếm những kết quả để xây dựng các can thiệp truyền thông xã hội nhằm cổ vũ cho một xã hội công
bằng, tôn trọng và đa dạng tính dục [27]. Trong công bố của Viện iSEE & IOS (2013) khảo sát cho thấy, người dân khá
quan tâm đến vấn đề hôn nhân cùng giới, số lượng người cùng giới sống chung như vợ chồng tăng lên. Truyền thông vẫn là
nguồn thông tin chính về người đồng tính (62%), xu thế người đồng tính sống công khai ở miền nam, người dân cũng cho
rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới không ảnh hưởng đến gia đình hay cá nhân, nhóm tuổi trẻ, có học vấn cao đánh
giá tích cực hơn. Có 33.7% người dân ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới và một số kết quả khác. Báo cáo cũng
đưa ra một số gợi ý về mặt pháp luật [28]. Trần Thành Nam & Đặng Thị Việt Phương (2011) đưa ra kết luận chung về sự
kỳ thị và phân biệt không thật sự rõ ràng trong nhận thức và hành vi mà chủ yếu dưới một số hình thức kỳ thị mà bản thân
nhân viên y tế không ý thức được [16]. Nguyễn Hồ Phương Trâm (2011) cũng đưa ra một số kết quả khảo sát như: tỷ lệ
không ủng hộ hôn nhân đồng giới (52.6%) cao hơn tỷ lệ ủng hộ (33.7%), nhận định tích cực (61.3%) cao hơn nhận định
tiêu cực. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố tác động đến quan niệm của giới trẻ như: gia đình, cộng đồng, bạn bè,
truyền thông. Khác với nghiên cứu trên, giới trẻ cho rằng hôn nhân đồng giới ảnh hưởng không ít đến cá nhân [24].
Nhìn chung, các tài liệu liên quan trực tiếp tìm được chủ yếu trong phạm vi trong nước được tiếp cận bằng phương
pháp định lượng, bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu có sự kết hợp của phương pháp định tính. Tuy nhiên, vì là khảo
sát thăm dò nên kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đặt vấn đề và gợi mở về mặt chính sách. Bên cạnh đó, nghiên cứu về nhận
thức và thái độ xã hội đối với hôn nhân đồng giới đã bước đầu được chú trọng, có ý nghĩa trong thực tế. Các kết quả đa
phần dừng lại ở việc mô tả và so sánh giữa các nhóm nhân khẩu xã hội (điểm chung trong các nghiên cứu xã hội). Chúng
tôi cũng dựa trên các kết quả nghiên cứu này để có những tham khảo và gợi ý trong việc đưa ra câu hỏi, giả thuyết nghiên
cứu và cụ thể hơn là giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi khảo sát như đã và sẽ trình bày.
Như vậy, đề tài nghiên cứu đặt trong bối cảnh tình hình nghiên cứu này, vừa như một nghiên cứu lặp lại để tiến
hành mô tả, so sánh và cập nhật, mặt khác đề tài có những điểm mới như đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, tiếp
cận dưới góc nhìn xã hội học với cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu (sự kết hợp của hai trường phái lý thuyết chức
năng luận và cá nhân luận, phương pháp nghiên cứu hỗn hơp (mix method) nhằm cố gắng đóng góp cả về mặt lý luận và
thực tiễn).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đich:
Đề tài được tiến hành nhằm nhận diện xu hướng nhận thức của giới trẻ hiện nay về hai vấn đề của cộng đồng
LGBT là vấn đề HNĐG và CĐGT. Bên cạnh đó, việc giải thích sự hình thành của quá trình nhận thức ấy cũng là một mục
tiêu của đề tài, qua đó giúp nhận diện khái quát nhận thức chung của xã hội về hai vấn đề này.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu tài liệu về vấn đề hôn nhân đồng giới và chuyển đổi giới tính trên thế giới và ở Việt Nam. Khảo sát
quan điểm của giới trẻ về việc Mỹ thông qua luật hôn nhân đồng tính và Việt Nam hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính.
Mô tả và phân tích cách chân thực và khách quan về nhận thức và thái độ của giới trẻ về hôn nhân đồng giới và
chuyển đổi giới tính đặt trong bối cạnh xã hội hiện nay.
Phân tích xu hướng nhận thức và đo lường thái độ thông qua việc đi tìm các mối tương quan giữa các biến độc lập
về nhân khẩu xã hội và các biến phụ thuộc trong nội hàm nhận thức, thái độ khi được thao tác hóa.
Nhận biết và phân tích các nhóm yếu tố tác động đến tiến trình nhận thức và thái độ của giới trẻ đối với vấn đề đã
nêu.
Giải thích vấn đề nghiên cứu bằng quan điểm lý thuyết đã lựa chọn.
Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên bối cảnh của vấn đề nghiên cứu, quá trình tổng quan tư liệu và từ những gợi ý của cơ sở lý thuyết, đề tài
nhằm đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Giới trẻ nói chung hiện nay có xu hướng nhận thức và thái độ như thế nào về vấn đề chuyển đổi giới tính và hôn nhân
đồng giới?
- Bằng cách nào mà nhận thức về CĐGT và HNDG được hình thành, lưu giữ và thay
đổi đối với một cá nhân và với cả một tập thể (xã hội Việt Nam) như hiện nay?
Giả thuyết nghiên cứu
Việc đặt các câu hỏi nghiên cứu và đi tìm câu trả lời thông qua hoạt động nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng về cả
mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, việc thực hiện nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi dưới sự gợi ý và soi sáng
bởi cơ sở lý thuyết là hoạt động cần thiết của nghiên cứu khoa học. Một mặt giúp khẳng định lý thuyết, kiểm định lý thuyết
và mặt khác giúp chứng minh thực tế. Về mặt thực tiễn, nhiệm vụ quan trọng là nối kết giữa thực tiễn và lý luận nhằm cung
cấp tri thức, gợi mở vấn đề và đề xuất các giải pháp thực tế cho vấn đề nghiên cứu. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra các
giả thuyết (câu trả lời mang tính giả định) như sau:
-
Giả thuyết 1 : Giới trẻ hiện nay có xu hướng quan tâm nhưng chưa đầy đủ về vấn đề nghiên cứu, thái độ với vấn đề
này còn nhiều định kiến khác nhau. Vì thế, có các xu hướng nhận thức khác nhau về chuyển đổi giới tính và hôn
nhân đồng giới.
Giả thuyết này được đưa ra dựa trên tư liệu nghiên cứu cho thấy vấn đề giới tính thứ ba trở nên phổ biến ở VN từ sau
đổi mới (1986), do vậy còn tồn tại nhiều định kiến từ xã hội truyền thống. Bên cạnh đó một số nghiên cứu chỉ ra việc quan
tâm đến vấn đề do tính thời sự của vấn đề cũng như kiến thức chỉ dừng lại ở những thông tin chung chung và phổ biến mà
không có kiến thức theo chiều sâu của vấn đề. Bên cạnh đó, lý thuyết xã hội học cũng có các gợi ý về mặt chức năng, tương
tác và mâu thuẫn khi nhìn dưới các lăng kính khác nhau tùy thuộc vào môi tường xã hội hóa và các yếu tố tác động.
-
Giả thuyết 2: Có mối quan hệ giữa các đặc điểm xã hội với vấn đề nghiên cứu như: Giới tính nữ, không có tôn giáo,
học vấn cao, tuổi còn trẻ, xuất thân tại đô thị có mức độ quan tâm và nhận thức tích cực hơn về HNĐG và CĐGT.
Giả thuyết này được đặt ra dựa trên ba cơ sở chính: thứ nhất, sự gợi ý từ lý thuyết kiến tạo xã hội về thực tại (Berger và
Luckmann); thứ hai, quá trình tổng quan tư liệu
từ các kết quả của các nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước, hai cơ sở này sẽ được trình bày ở phần sau; thứ ba, việc
quan sát trong thực tế cho thấy nữ giới thường cởi mở hơn trong cảm xúc, người không có tôn giáo cũng cởi mở hơn trong
quan điểm về giới tính thứ ba, học vấn cao có nhận thức tốt hơn, có điều kiện tiếp cận thông tin nhiều hơn, tuổi trẻ có nhiều
trải nghiệm thực tế về giới tính nhiều hơn, cởi mở hơn và người xuất thân ở đô thị có cơ hội tiếp xúc với nhóm đối tượng
nghiên cứu hơn.
-
Giả thuyết 3: Truyền thông và nhóm bạn là các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nhận thức và thái độ của giới trẻ
về hôn nhân đồng tính và chuyển đổi giới tính.
Giả thuyết được đưa ra dựa trên quá trình tổng quan dữ liệu, từ việc tham khảo các kết quả nghiên cứu và cũng từ quan
sát trên thực tế, qua các diễn đàn của truyền thông qua Internet.
-
Giả thuyết 4: Các yếu tố như văn hóa xã hội, tôn giáo, gia đình và cộng đồng LGBT có tác động đến quá trình hình
thành và làm thay đổi các quan điểm nhận thức và thái độ đối với HNĐG và CĐGT.
Giả thuyết 4 dựa trên logic của lý thuyết Sự kiến tạo xã hội về thực tại của hai tác giả Berger và Luckman. Đây cũng
chính là cơ sở lý thuyết chính của nghiên cứu này. Đây là góc nhìn để giải thích và trả lời cho câu hỏi bằng cách nào mà
nhận thức về CĐGT và HNDG được hình thành, lưu giữ và thay đổi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Nhận thức xã hội và thái độ của giới trẻ về hôn nhân đồng giới và chuyển đổi
giới tính.
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu bao gồm các nhóm giới trẻ VN (tuổi từ 15 đến 35) bao gồm các nhóm giới tính: nam, nữ;
nhóm nghề: học sinh-sinh viên, nhóm đã đi làm; độ tuổi, quê quán, thời gian sống tại Tp.HCM...
Mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất bằng phương pháp định ngạch phân tầng theo các phân nhóm:
độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, học vấn và một số đặc điểm khác. Các yếu tố như kinh nghiệm, trải nghiệm sống
cũng là những yếu tố được quan tâm. Tuy nhiên, sau khi làm sách dữ liệu và loại bỏ các phiếu không đáng tin cậy, mẫu hợp
lệ là 301.
Mẫu định lượng được chọn theo tiêu chí sau: Trong 301 phiếu hợp lệ thu về, 190 phiếu được thực hiện bằng hình
thức online qua công cụ của google và 111 phiếu được phát trực tiếp. Trước tiên, chúng tôi xác định khu vực chọn mẫu đều
là các bạn giới trẻ đang sống và làm việc tại Tp. HCM; nhóm thực hiện trực tiếp chủ yếu thuộc nhóm nhân viên, tu sĩ, nhân
viên nhà nước và nhóm nghề tự do; nhóm thực hiện online tại Tp.HCMchủ yếu thuộc nhóm học sinh, sinh viên và một
phần nhóm nhân viên. Tiếp đến chúng tôi chia số lượng các đặc điểm mẫu thành các nhóm có các đặc điểm nhân khẩu như:
giới tính, nhóm nghề, độ tuổi, tôn giáo. Đối với nhóm khảo sát online, chúng tôi cũng làm theo một cách tương tự, thống kê
các thông tin theo đặc điểm nhân khẩu và gửi thư mời tham gia khảo sát. Các kết quả thu về tự động được gửi đến một
đường link của google.
Mẫu định tính được tiến hành với 06 trường hợp phỏng vấn sâu chính thức trong giai đoạn thu thập dữ liệu. Bên
cạnh đó, các phỏng vấn ngắn qua mạng xã hội (facebook, skype) và email bổ sung trong quá trình viết báo cáo cũng được
tiến hành. Vì tính đặc thù của nghiên cứu định tính, các phỏng vấn được tiến hành trong khoảng 02 tháng, mỗi trường hợp
sau khi phỏng vấn, được gỡ băng và từ đó có những đúc rút và kinh nghiệm cho các trường hợp sau, đảm bảo các file ghi
âm đều được gỡ trước khi thực hiện trường hợp phỏng vấn tiếp theo.
Mẫu phỏng vấn sâu được lựa chọn thông qua quá trình khảo sát bảng hỏi. Tức ở cuối bảng hỏi, chúng tôi có để “sau
cuộc khảo sát này, chúng tôi của thực hiện một số phỏng vấn trực tiếp, nếu bạn muốn tham gia xin để lại thông tin liên hệ”.
Sau quá trình khảo sát, chúng tôi có được 30 trường hợp để lại thông tin. Từ 30 mẫu phiếu đó, chúng tôi lựa chọn ngẫu
nhiên các trường hợp theo sự cân bằng về giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, học vấn và độ tuổi. Số lượng các trường hợp
tham gia phỏng vấn sâu chính thức là 06 (không kể các dữ liệu thăm dò và các phỏng vấn ngăn qua mạng xã hội và email).
Điều này phụ thuộc vào quá trình phát hiện thông tin và độ bão hòa của thông tin.
Kỹ thuật thu thập dữ liệu dự kiến là khảo sát: Khảo sát thăm dò và khảo sát thử được thực hiện ở hai cấp độ với hai
lần khảo sát. Lần thứ nhất bằng bảng câu hỏi thăm dò được thiết kế dưới dạng liệt kê, mô tả nhằm mục tiêu đi tìm đầy đủ
các giá trị của các biến số. Kết hợp với các cuộc phỏng vấn ngắn, việc quan sát thông tin và phản hồi từ dư luận qua các
trang báo mạng, báo dành cho giới trẻ cũng giúp chúng tôi có những nguồn thông tin thứ cấp khá phong phú để phục vụ
cho việc thiết kế bảng hỏi chính thức. Lần thứ hai, phát bảng hỏi trực tiếp với hai nhóm chính là sinh viên và học sinh với
50 phiếu, đây là bảng hỏi được thiết kế hoàn thiện với mục đích kiểm tra các thang đo, công cụ đo lường và tính đáng tin
cậy của dữ liệu. Sau khi khảo sát thử hoàn thành, chúng tôi nhập dữ liệu và kiểm tra trên phần mềm SPSS, sau đó chỉnh sửa
lại bảng câu hỏi lần cuối trước khi tiến hành khảo sát chính thức.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý thuyết
Quan điểm lý thuyết sự kiến tạo xã hội về thực tại, khảo luận về xã hội học nhận thức
Xuyên suốt quan điểm lý thuyết này, Berger và Luckmann [21] tiến hành truy tìm cách thức mà thực tại xã hội
được kiến tạo nên. Theo tác giả, thực tại mà mỗi người chúng ta chứng kiến và trải nghiệm trong đời sống hàng ngày chính
là thực tại được kiến tạo về mặt xã hội (reality is socially constructer). Nếu thực tại là thực tại được kiến tạo về mặt xã hội
thì cái mà người ta biết trong đời sống thường nhật, tức là kiến thức đời thường cũng là cái được kiến tạo về mặt xã hội,
chính thứ kiến thức đời thường ấy cấu tạo nên thực tại của đời sống thường nhật.
- Xã hội xét như là một thực tại khách quan: Tác giả phân tích những nguồn gốc hình thành các thành tố của thực tại
này (như các định chế, các vai trò, truyền thông...) vốn xuất phát từ các tiến trình khách thể hóa của ý thức chủ
quan của các cá nhân trong một thế giới liên chủ thể (nói cách khác, thực tại khách quan là sản phẩm của sự khách
thể hóa của những tiến trình chủ quan); thực tại xã hội ấy được các cá nhân coi là thực tại mang tính chất khách
quan (họ lãnh hội nó như cái gì có thực, tự nó hiển nhiên, nằm bên ngoài ý thức của mình).
- Xã hội xét như là một thực tại chủ quan: Phân tích những tiến trình nội tâm hóa cái thực tại khách quan ấy nơi ý thức
cá nhân, tức là tiến trình biến những ý nghĩa đã được khách thể hóa về mặt xã hội thành ý nghĩa của cuộc đời chính
mình; đây cũng chính là những tiến trình xã hội hóa của từng cá nhân.
Tác giả cho rằng, đây không phải là hai thực tại khác nhau, mà là hai mặt của một thực tại, xét dưới hai góc nhìn
khác nhau. Nhằm tìm hiểu đặc trưng của mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, một lối tiếp cận độc đáo xuất phát từ cả quan
điểm của Durkheim lẫn quan điểm của Weber để có thể giải thích được tính chất lưỡng diện của xã hội về mặt kiện tính
khách quan và về mặt ý nghĩa chủ quan”. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào mà những ý nghĩa chủ quan có thể trở thành
những kiện tính khách quan? hay làm thế nào mà hoạt động của con người lại có thể sản xuất ra được một thế giới đồ vật?
Thực tại đời sống thường nhật là thực tại của một thế giới liên chủ thể (intersubjective world), là một thế giới mà
tôi sống cùng với tha nhân: tôi biết là tôi sống với họ trong một thế giới chung. Điều quan trọng nhất là tôi biết rằng có
một sự tương ứng đang diễn ra giữa các ý nghĩa của tôi và các ý nghĩa của họ trong thế giới này, rằng chúng tôi có cùng
một ý thức thông thường về thực tại của thế giới này.
Con người luôn nhìn nhận tha nhân thông qua những lược đồ điển hình hóa (typification), nghĩa là nhìn người khác
dưới lăng kính của những cái mẫu điển hình (types) mà tôi đã có sẵn trong đầu (thực ra là cách nhìn điển hình mà cộng
đồng xã hội đã đưa vào trong đầu tôi). Chính cách điển hình hóa này định đoạt cách xử sự và hành động của tôi đối với
những người khác.
Khi biểu lộ suy nghĩ hoặc cảm xúc của mình, con người khách thể hóa cái chủ quan của mình ra bên ngoài
(objectivation), nghĩa là tự thể hiện ra trong những sản phẩm của hoạt động con người vốn hiện diện trước mắt cả những
người sản xuất ra chúng lẫn trước mắt tha nhân như những yếu tố của một thế giới chung
Trong quá trình tương giao của con người, mỗi cá nhân tiến hành việc điển hình hóa cách xử sự của người khác, và
người khác cũng làm như thế đối với cá nhân. Những sự điển hình hóa hỗ tương này được tích lũy dần dần vào trong kho
kiến thức chung. Đây chính là lúc mà định chế bắt đầu hình thành.
Sử dụng những luận điểm lý thuyết trên đây giúp chúng tôi có những gợi ý để xây dựng khung lý thuyết, đưa ra các
câu trả lời mang tính giả thuyết (giả thuyết nghiên cứu) để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, thao tác hóa khái niệm và thiết kế
bảng câu hỏi. Khung lý thuyết được trình bày bên dưới xuất phát từ quan điểm lý thuyết này; sự kiến tạo xã hội về nhận
thức được phân tích bằng luận điểm xã hội xét như một thực thể khách quan với quá trình khách thể hóa, điển hình hóa bởi
các đặc điểm xã hội như: gia đình, truyền thông xã hội, văn hóa truyền thống...; tương tự, sự kiến tạo xã hội về nhận thức
được phân tích bằng luận điểm xã hội xét như một thực thể chủ quan với quá trình nội tâm hóa (gần với quá trình xã hội
hóa cá nhân) bởi sự tác động của các đặc điểm nhân khẩu như: giới tính, tôn giáo, học vấn, tuổi, nghề nghiệp. Như vậy, lý
thuyết cũng giúp chúng tôi phân tích và diễn giải những xu hướng nhận thức và thái độ của giới trẻ đối với vấn đề chuyển
đổi giới tính và hôn nhân đồng giới như một hiện tượng xã hội dưới góc nhìn của quan điểm lý thuyết như đã trình bày.
Ngoài ra, đây cũng là một quan điểm lý thuyết có sự cố gắng để hòa hợp hai quan điểm chính trong lý thuyết xã hội
học là tính khách quan (đại diện là Durkheim) và tính chủ quan (đại diện là Weber). Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng
nỗ lực đi tìm điểm kết nối giữa hai quan điểm trong phân tích về nhận thức xã hội đối với một hiện tượng xã hội. Ngoài ra,
điều này như một nỗ lực hòa hợp giữa hai trường phái lý thuyết chính của xã hội học) như một cách tiếp cận hỗn hợp (mix
method).
Một số khái niệm liên quan
Khái niệm nhận thức (cognition/ perception)
Theo Từ điển Xã hội học [5]: Nhận thức là quá trình của sự biết (suy nghĩ), đôi khi được dùng để phân biệt với cảm
nhận (cảm xúc) và ý chí (ý muốn) trong một cặp ba các quá trình tinh thần của con người. Tâm lý học nhận thưc, tập trung
vào việc sử dụng và xử lý thông tin (thường sử dụng các mô hình máy tính), hiện là tiếp cận chiếm ưu thế trong tâm lý học
hàn lâm, và nó đã thay thế cho những tiếp cận hành vi trước đây.
-
Sự nhất quán nhận thức (cognitive consistency) là sự trải nghiệm về những suy nghĩ, những thái độ hay hành động
theo những cách thức không mâu thuẫn nhau. Sự nhất quán của nhận thức đối lập với không nhất quán và cân bằng
đối lập với bất cân bằng, là những mặt đối lập đã được các nhà tâm lý học khai thác rộng rãi trong các phân tích về
sự thay đổi thái độ. Các lý thuyết gia giả thuyết con người luôn muốn có sự nhất quán trong nhận thức của mình, họ
lập luận rằng sự không nhất quán trong nhận thức là sự kết hợp sai lệch giữa các nhận thức- sẽ khiến người ta
không thấy thoải mái, và có thể gây ra sự thay đổi thái độ. Tuy nhiên, kết quả của sự thay đổi thái độ đó có thể bị
phủ nhận mà cũng có thể được biện minh.
-
Sự không hòa hợp trong nhận thức (cognitive dissonance): là một lý thuyết nhận thức quan trọng do Leon Festinger
đề xướng trong tác phẩm A theory of Cognitive Dissonance (Một lý thuyết về sự không hòa hợp trong nhận thức)
(1957). Lý thuyết này đưa ra những yếu tố cạnh tranh, mâu thuẫn hay đối lập nhau trong nhận thức và hành vi. Ông
cho rằng các cá nhân không tin tưởng vào những gì xuất phát từ nhu cầu logic bằng những gì xuất phát từ nhu cầu
tâm lý. Ông lập luận, trong khi cố đạt đến sự hài hòa và cân bằng, con người có bản năng hướng đến sự hòa hợp
giữa các nhận thức. Việc giảm bớt sự không hài hòa có thể diễn ra hoặc qua sự thay đổi trong hành vi hoặc qua sự
thay đổi trong thái độ. Lý thuyết này gần như mang tính lặp lại trong việc thừa nhận phải có nhu cầu bên trong nào
đó về sự hài hòa, và bị phê phán là quá mơ hồ, nhưng lại có ảnh hưởng hết sức to lớn.
Trong khảo sát này, chúng tôi sử dụng khái niệm nhận thức theo Từ điển Xã hội học, vì đây là khái niệm có nội
hàm phù hợp với nội dung khảo sát và nghiên cứu. Bên cạnh đó, hai khái niệm Sự nhất quán nhận thức và Sự không hòa
hợp trong nhận thức được áp dụng để thao tác hóa và giải thích cho kết quả nghiên cứu về xu hướng nhận thức của giới trẻ
về vấn đề nghiên cứu.
Khái niệm thái độ (attitudes)
Theo quan điểm của Xã hội học [26]: Trong mọi quan hệ xã hội, con người bao giờ cũng biểu hiện thái độ của
mình, hữu thức hoặc vô thức, ngấm ngầm hoặc công khai. Là nền tảng ứng xử xã hội của các cá nhân, là một hoạt động tâm
lý của cá nhân bao hàm sự lý giải và biến đổi các khuôn mẫu xã hội qua kinh nghiệm cá nhân.
J. Stoetzel nêu ra bốn yếu tố hợp thành thái độ:
-
Một biến số nằm ở chiều sâu, không thể quan sát được
-
Một sự chuẩn bị cho hành vi, bền vững hơn và có tính chất chung
-
Một sự lưỡng phân về xúc cảm
-
Thái độ của các tập thể, đó là những định hướng thúc đẩy các nhóm, “chúng ta” ở bên trong các nhóm và các xã
hội, cùng phản ứng chung theo một cách giống nhau. Ông coi những thái độ tập thể là những tập hợp xã hội có thể
giải thích tâm lý, những hành vi ưa thích hoặc ghét bỏ, những định hướng hành vi và phản ứng, những xu hướng
bảo đảm các vai trò cụ thể.
Theo từ điển Xã hội học, thuật ngữ Thái độ được định nghĩa theo nhiều cách là sự định hướng tới một cá nhân, tình
huống, thiết chế hay một quá trình xã hội. Điều đó để biểu thị một giá trị hay niềm tin tiềm ẩn; hoặc đối với những người
cho rằng chỉ có thể phỏng đoán được thái độ thông qua hành vi quan sát được, thái độ là một xu hướng hành động theo một
cách thức nhất định (ít nhiều nhất quán) hướng tới các cá nhân và tình huống. Bao quát cả hai xu hướng này mô tả thái độ
là “một tổ chức niềm tin tương đối bền bỉ xung quanh một đối tượng hay một tình huống khiến người ta phản ứng lại theo
một kiểu ưu tiên nào đó” [5]
Quan hệ giữa thái độ và hành động là một trong những vấn đề gây tranh cãi lâu dài nhất trong nghiên cứu khoa học
xã hội. Có những hành vi nào ẩn chứa dưới những thái độ nhất định? Tranh luận này thường diễn ra giữa các nhà tâm lý
học xã hội và nó đã lên đến cực điểm trong sự “nhất trí chung rằng thái độ, dù được đánh giá như thế nào cũng chỉ là một
trong những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi” [42]. Tuy nhiên, Jean Nizet kết luận rằng “nói tóm lại, thái độ có những hàm ý
những hành vi đặc thù nào còn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, và vì thế đó là một vấn đề thực nghiệm”.
Định nghĩa hôn nhân đồng tính (same-sex marriage)
Theo Từ điển Tiếng Anh (Oxford English Dictionary/ Oxford University Press): Hôn nhân đồng tính (same-sex
marriage) là hôn nhân giữa hai người cùng giới tính được pháp luật và xã hội công nhận. Trong nghiên cứu này, khái niệm
HNĐG trong tiếng việt được hiểu như là Hôn nhân đồng tính.
Theo (An, 2015), hiện nay trên thế giới có 22 nước đã thông qua luật hôn nhân đồng tính, chúng tôi liệt kê theo
trình tự thời gian sớm nhất đến nay: Hà Lan (2001), Canada (2005), Tây Ban Nha (2005), Nam Phi (2006), Na Uy (2009),
Thụy Điển (2009), Bồ Đào Nha (2010), Iceland (2010), Argentina (2010), Đan Mạch (2012), Bỉ (2013), New Zealand
(2013), Uruquay (2013), Brazil (2013), Anh (2013), Pháp (2013), Scotland (2014), Luxembourg (2014), Slovenia (2015),
Phần Lan (2015), Ireland (2015) và Mỹ (2015) [1].
Ở Việt Nam hiện nay chưa có luật hôn nhân đồng tính, tuy nhiên hình thức sống chung như vợ chồng của các cặp
đồng tính đã xuất hiện trong những năm gần đây. Bên cạnh đó là có những đám cưới đồng tính cũng đã được tổ chức. Vì
vậy, khái niệm hôn nhân đồng giới ở Việt Nam được hiểu là quan hệ chung sống như vợ chồng giữa các cặp đồng giới tính.
Đây cũng là định nghĩa được đề tài sử dụng khi khảo sát và nghiên cứu.
Định nghĩa chuyển đổi giới tính (Transgender )
Hiện nay có nhiều định nghĩa về chuyển đổi giới tính và chưa có sự thống nhất. Trong đề tài này, định nghĩa chuyển
đổi giới tính được trích dẫn theo sự mô tả phân biệt với xác định lại giới tính của Viện iSEE (Phân tích chính sách: Pháp
luật về người chuyến giới, 2014). Theo đó, chuyển đổi giới tính được xác định khi các đặc điểm giới tính trên cơ thế phát
triển điển hình (rõ nam hay nữ) nhưng giới tính mong muốn so với giới tính khi sinh ra là không giống nhau (sinh ra cơ thể
nam và nghĩ mình là nữ, sinh ra cơ thể nữ và nghĩ mình là nam) và có sự can thiệp của phẫu thuật thay đổi giới tính.
Định nghĩa giới trẻ/ thanh niên (youth)
Theo khoản 2 điều 1 của Luật Thanh niên quy định: Thanh niên là công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam tuổi từ 16-35 tuổi”.
Theo Từ điển Xã hội học [5], Thanh niên là thuật ngữ được đề cập đến trong xã hội học như là một điển hình về vị
thế quy gán, hay một cái nhãn được đặt ra về mặt xã hội, chứ không chỉ đơn giản là điều kiện sinh học của thời tuổi trẻ.
Thuật ngữ này được sử dụng theo ba cách: một cách rất chung thì nó bao hàm toàn bộ các giai đoạn trong vòng đời, từ lúc
còn thơ ấu đến khi bắt đầu thành người trưởng thành; một cách hay dùng thay cho thuật ngữ vị thành niên vốn chưa hợp lý
lắm, để chỉ lý thuyết và nghiên cứu về thanh thiếu niên (tuổi từ 13-19) và quá trình chuyển thành người lớn; và cách sử
dụng hiện nay ít phổ biến hơn để chỉ một tập hợp những vấn đề giả định về tình cảm và xã hội gắn với việc lớn lên trong xã
hội công nghiệp đô thị.
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi dùng thuật ngữ này theo cách hiểu thứ nhất: bao hàm toàn bộ các giai đoạn
trong vòng đời, từ lúc còn thơ ấu đến khi bắt đầu thành người trưởng thành. Bên cạnh đó, chúng tôi giới hạn độ tuổi khảo
sát từ 16-35 tuổi. Vì khung tuổi này cũng nằm trong khung tuổi quy định về tuổi thanh niên. Họ vừa là dân số chính của địa
bàn khảo sát, vừa đại diện cho dân số chính của vấn đề nghiên cứu. Trong nhóm tuổi này, bao gồm các phân lớp: học sinh,
sinh viên, công nhân, nhân viên, công chức, tự do.
Phương pháp luận
Nghiên cứu sử dụng phương pháp Phát hiện kế tiếp (Sequential Explanatory), trong đó, các dữ kiện định tính sẽ
được thu thập trước, dựa trên các thông tin định tính này, bảng hỏi sẽ được thiết kế. Tất cả các thông tin thu thập được bằng
các phương pháp của nghiên cứu định tính và định lượng được kết hợp trong quá trình phân tích và lý giải.
Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (mix method) giữa định lượng (quantitative) và định tính
(qualitative) với phương pháp thu thập thông tin luân phiên. Trước tiên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tài liệu (ducuments
analysis) và phỏng vấn thăm dò - phương pháp định tính, dữ liệu định tính như một nghiên cứu thăm dò hỗ trợ cho nghiên
cứu định lượng. Sau đó, tiến hành nghiên cứu định lượng bằng công cụ là bảng hỏi điều tra/khảo sát (survey research) xã
hội học để tìm hiểu, mô tả nhận thức và đo lường thái độ. Cuối cùng, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu (depth- interview)
một số trường hợp đại diện cho các nhóm giới trẻ VN. Dữ liệu định tính này không chỉ có ý nghĩa phân tích sâu, mà còn
giúp bổ sung và giải thích dữ liệu định lượng.
Trong quá trình tổng hợp và phân tích dữ liệu nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để đưa ra kết quả
thống kê mô tả, thống kê suy diễn và mô hình thống kê cao cấp như mô hì nh phân tích nhân tố (EFA -Exploratory Factor
Analysis). Đối với các dữ liệu định tính, chúng tôi sử dụng phần mền Transana (Là phần mềm chuyên dùng hỗ trợ cho hoạt
động nghiên cứu trong nghiên cứu định tính với một số lượng lớn văn bản, hình ảnh, video hay các tập tin ghi âm, vui lòng
tham khảo thêm tại để hỗ trợ trong việc quản lý, tổng hợp và phân tích dữ liệu.
Khung phân tích
Qua việc thao tác hóa khái niệm, dựa trên cơ sở lý thuyết của đề tài và phương pháp nghiên cứu, khung phân tích
bên dưới được thiết kế dựa trên cơ sở lý thuyết và được giải thích như sau: Nhận thức và thái độ của giới trẻ về vấn đề
HNĐG và CĐGT được nghiên cứu đặt trong bối cảnh văn hóa, kinh tế xã hội nói chung và của VN nói riêng. Các yếu tố
tác động được chia làm hai nhóm, nhóm thứ nhất là các đặc điểm nhân khẩu, nhóm thứ hai là các đặc điểm xã hội, đây vừa
là các biến độc lập khi mô tả và phân tích tương quan, vừa là các đặc điểm nằm trong các yếu tố tác động đến nhận thức và
thái độ của giới trẻ đối với đối tượng nghiên cứu.
Hình 1.1: Khung phân tích
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Một mặt, đề tài vận dụng lý thuyết xã hội học và cách tiếp cận xã hội học để nghiên cứu khảo sát một vấn
đề thực tiễn trong xã hội. Trong đó, trường
phái lý thuyết về sự kiến tạo xã hội về thực tại trong khảo luận về xã hội học nhận thức cũng được áp dụng để lý giải các
nhóm yếu tố tác động đến việc hình thành nhận thức xã hội về vấn đề nghiên cứu. Mặt khác, đề tài cũng giúp kiểm chứng
lý thuyết trong bối cảnh xã hội Việt Nam cụ thể, từ đó góp phần phản biện, củng cố và mở rộng lý thuyết.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài khi được thực hiện có ý nghĩa trong việc tăng nhận thức cho xã hội về vấn đề nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cung cấp những dữ liệu khách quan và khoa học giúp phác họa những nét vẽ rõ ràng hơn cho bức tranh
nhận thức và thái độ của xã hội đối với vấn đề CĐGT và HNĐG. Qua đó, nhận diện nhận thức và thái độ của xã hội về vấn
đề nghiên cứu, khám phá các yếu tố mới, xác định các yếu tố tác động. Khái quát hóa vấn đề sẽ giúp dự báo về xu hướng
thay đổi của vấn đề trong tương lai. Kết quả của luận văn cũng đưa ra những gợi ý cho các nhà làm chính sách và các can
thiệp thực tiễn nhằm hoàn thiện thể chế quản lý hôn nhân và thúc đẩy sự hiểu biết và thái độ khách quan đối với vấn đề
nghiên cứu. Luận văn cũng được kỳ vọng có đóng góp cho các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này.
Giới hạn đề tài
Đề tài được giới hạn ở những điểm sau
- Đối tượng nghiên cứu: Mặc dù cộng đồng LGBT bao gồm bốn nhóm đối tượng, tuy nhiên đề tài chỉ tập trung khảo sát ở
hai nhóm đối tượng với hai nhóm vấn đề là: chuyển đổi giới tính và hôn nhân đồng tính.
- Khía cạnh nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung khảo sát, mô tả và phân tích về nhận thức và thái độ của giới trẻ về hai vấn
đề trên, tức một khảo sát mang tính xã hội và không đi sâu vào tìm hiểu về cộng đồng LGBT với các góc nhìn sinh học
hay tâm
lý- Đề tài chỉ khảo sát và nghiên cứu tại khu vực Tp. HCM mà không mở rộng ra cả nước vì những khó khăn và hạn
chế khách quan nhất định. Vì vậy, kết quả nghiên cứu không có tham vọng mang tính đại diện cho giới trẻ Việt Nam tuy
nhiên, chúng tôi trong phạm vi có thể, cố gắng để đưa ra những kết quả nghiên cứu khách
quan và mang tính khoa học nhằm cung cấp những nhận diện ban đầu cho nhận thức xã hội nói chung và các nghiên
cứu khoa học khác.
7. Cơ cấu của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Nhận thức xã hội của giới trẻ về hôn nhân đồng giới và chuyển đổi giới tính
Chương 2: Những yếu tố tác động đến nhận thức xã hội của giới trẻ về hôn nhân đồng giới và chuyển đổi giới tính
Chương 3: Tiến trình nhận thức xã hội và sự kiến tạo xã hội về nhận thức Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
Chương 1
NHẬN THỨC XÃ HỘI CỦA GIỚI TRẺ VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI VÀ
CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
HNĐG và CĐGT không chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là một tiến trình xã hội trên thế giới cũng như ở
VN. Vì vậy việc tìm hiểu nhận thức xã hội về vấn đề này là việc làm cần thiết. Trong phạm vi của nghiên cứu này,
chương này chúng tôi trình bày những mô tả, phân tích và kết quả nghiên cứu từ dữ liệu thu thập được về nhận thức xã
hội của giới trẻ đối với HNĐG và CĐGT. Tiếp đến là phần tiểu kết nhằm đúc rút lại những nôi dung quan trọng, những
kết luận có ý nghĩa.
Bố cục trình bày được chia làm ba phần: đặc điểm mẫu nghiên cứu; những vấn đề nhận thức khái quát về vấn đề
nghiên cứu; nhận thức về một số vấn đề cụ thể xung quanh vấn đề nghiên cứu. Xuyên suốt các phần trình bày ở chương
2, có một số các nhận định từ dữ liệu định tính được đưa vào nhằm minh họa và giải thích thêm cho các xu hướng được
kết luận từ dữ liệu định lượng, tuy nhiên các dữ liệu định tính này chỉ mang tính chất bổ sung thông tin.
Vì các bảng, biểu được trình bày trong luận văn hầu hết là các dữ liệu sơ cấp do chính người nghiên cứu thực
hiện điều tra trong năm 2016, vì thế chúng tôi không để nguồn ở mỗi bảng biểu, chúng tôi chỉ để nguồn đối với các
bảng biểu nào thuộc dữ liệu thứ cấp được tham khảo từ các nguồn tài liệu khác.
1.1.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Đặc điểm mẫu định lượng
Nhìn chung, có sự cân bằng nhất định về tỷ lệ giữa các giá trị trong các biến giới tính, nhóm nghề, xuất thân, niềm
tin và số năm sống tại Tp.HCM. Bên cạnh đó, vì những đặc điểm khách quan cũng như chủ quan đã dẫn đến có sự chênh
lệch tỷ lệ ở một số giá trị thuộc một vài biến số. Qua đó, bảng mô tả mẫu cho phép hình dung một bức tranh tổng thể về
mẫu nghiên cứu theo phương pháp định lượng của đề tài. Đây cũng đồng thời là các biến độc lập cho phép so sánh và đi
tìm mối tương quan với các biến phụ thuộc trong phạm vi nghiên cứu.
Bảng 1.1: Bảng mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu định lưựng
N % Tổn*%
Đặc điểm
Giới tính
Nam
Nữ
Khác
148 49,5
138 46,2
13 4,3
Từ dưới 20 Từ 21-29 Từ trên 30
Sinh viên
129 44,0 139 47,4 25
8,5
99 33,1
Nhóm tuổi
Nhóm nghề
Xuất thân
Tôn giáo
(N*)
Học sinh
Nhân viên
Đi tu
Tp, HCM
Các tỉnh thành khác
Có tôn giáo
Không tôn giáo
67 22,4
101 33,8
32 10,7
117 39,1 182 60,9
203 68,8
92 31,2
Số năm sống Dưới 5 năm Từ 5-10 năm Trên 10 94 33,1 60 21,1 130
tại Tp, HCM năm
45,8
Độc thân/chưa từng kết hôn
100,0
(299)
100,0
(293)
100,0
(299)
100,0
(299)
100,0
(295)
100,0
(284)
273 91,3
Tình trạng hôn Có vợ/chồng
nhân gia đình Ly thân/ly hôn
23 7,7
2 ,7
Khác (sống chung...)
1 ,3
Phổ thông Cao đẳng-đại học Trên 86 29,0 198 66,7 13
Trình độ học
đại học
4,4
vấn
100,0
(299)
100,0
(297)
*Lưu ý: Một số biến số có trường hợp không cung cấp thông tin về các đặc
trưng kể trên nên số tuyệt đối (N) không bằng nhau giữa các biến số khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm mẫu định tính
Bảng dưới cho biết một số đặc điểm của mẫu trong dữ liệu định tính. Số thứ tự phỏng vấn cũng là số thứ tự được
mã hóa cho mỗi trường hợp phỏng vấn, trong các trích dẫn từ nguồn dữ liệu này chúng tôi sử dụng các mã hóa này mà
không nêu tên và một số đặc điểm khác của mẫu. về mặt giới tính, có sự cân bằng giữa giới tính được chọn phỏng vấn, loại
nghề bao gồm: học sinh, sinh viên, nhân viên và cả nghề tự do.
Quê quán cũng đảm bảo cân bằng giữa quê quán tại Tp.HCM và từ các tỉnh thành khác. Khía cạnh tôn giáo khá phong phú,
bao gồm có tôn giáo (tin TC, tin Phật) và không tôn giáo. Tình trạng hôn nhân chủ yếu là độc thân, cũng có trường hợp có
gia đình và tình trạng sống chung không hôn thú. về học vấn thuộc đủ các nhóm: THPT, CĐ/ĐH và sau đại học. Đặc biệt,
trong mẫu nghiên cứu có một trường hợp là người trong cuộc, từ đó giúp chúng tôi mở rộng hơn dữ liệu và có cái nhìn so
sánh đối chiếu ở một số khía cạnh nhất định. Nhìn chung, đặc thù của nghiên cứu định tính thể hiện rất rõ qua mẫu nghiên
cứu (tính chủ quan trong chọn mẫu, số lượng mẫu hạn chế...), tuy thế chúng tôi cố gắng đi tìm ý nghĩa và giải thích cho vấn
đề nghiên cứu ở những khía cạnh và góc nhìn khác nhau.
STT
PV1
Giới
tính
Nam
PV2
Nam
PV3
PV4
PV5
Nữ
Nữ
Nam
Bảng 1.2: Bảng mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu định tính
Nghề
Xuất thân
Niềm tin Trình trạng hôn
nhân
Tự do
Phật
Độc thân
Tỉnh thành khác
Nhân
viên
văn phòng Tỉnh thành khác
Nhân viên Tp. HCM
Tp.HCM
Sinh viên
Nhân viên Tỉnh thành khác
Phật
TC
TC
Tin lành
PV6 Nữ
Học sinh
Tp.HCM
Không
1.2. Nhận thức khái quát của giới trẻ về HNĐG và CĐGT
1.2.1.
Trình độ học
vấn
Thạc sĩ
Sống chung
không hôn thú
Có gia đình
Độc thân
Độc thân
Đại học
Độc thân
THPT
Trung cấp
Đại học
Thạc sĩ
Sự quan tâm của giới trẻ
Nhìn chung, giới trẻ quan tâm đến HNĐG và CĐGT (N HNĐG =299; NCĐGT =300), điều này thể hiện qua tỷ lệ quan
tâm lớn hơn tỷ lệ không quan tâm. Đối với HNĐG, tỷ lệ có và không quan tâm 61,9% và 38,1% tương ứng. Đối với CĐGT,
các tỷ lệ lần lượt là 57,3% và 42,7%. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy giới trẻ quan tâm đến HNĐG hơn CĐGT, điều
này thể hiện qua tỷ lệ có quan tâm đến HNĐG cao hơn CĐGT (61,9% và 57,3% tương ứng). Đặt sự so sánh với các biến
độc lập, chúng tôi tìm thấy sự khác biệt giữa các cặp biến sau: